You are on page 1of 29

2/19/24

Quá trình Lọc tách Vật lý

Chương 2: Quá trình chưng cất, hấp thụ,


stripping trong NMLD

TS. Nguyễn Thanh Bình


Bộ môn Công nghệ Hóa học – Dầu và Khí
thb.nguyen@dut.udn.vn

Đà Na" ng, 2024

Nội dung

2.1. Sản phẩm của quá trình chưng cất


2.2. Lý thuyết chưng cất
2.3. Tháp chưng cất khí quyển
2.4. Tháp chưng cất chân không cặn khí quyển
2.5. Tháp tách xăng và xử lý khí
2.6. Thiết bị tháp chưng cất

1
2/19/24

Giới thiệu chung

Các quá trình chưng cất trong nhà máy lọc dầu có các điều kiện làm việc
rất đa dạng:
● Áp suất trải dài trong khoảng từ áp suất chân không khoảng 1,33 kPa
trong các tháp sản xuất asphalt (chưng chân không bán ướt sản xuất
bitume) cho đến vài chục bar trong phân xưởng xử lý khí.
● Nhiệt độ từ dưới 0°C trong phân xưởng có thu hồi khí hóa lỏng và
trên 500°C ở đầu vào các tháp phân đoạn của quá trình cracking xúc
tác.
Về cấu tạo của thiết bị: chỉ cần vài đĩa lý thuyết trong các thiết bị stripper
trong phân xưởng chưng cất khí quyển, nhưng cũng có thể đạt đến hàng
trăm đĩa lý thuyết trong các công đoạn thu hồi propylene trong các hỗn
hợp khí bị cracking.
3

Giới thiệu chung

Đối với vật liệu sử dụng chế tạo thiết bị: các sản phẩm hầu như là
hydrocarbon, nhưng sự có mặt của 1 số tạp chất như H2S, axít cặn đến
từ quá trình alkyl hóa hay điều kiện vận hành khắt khe dẫn đến việc cần
thiết phải sử dụng các hợp kim đặc biệt để chống lại sự ăn mòn.
Việc chọn lựa các vật liệu chế tạo có vai trò rất quan trọng, đặc biệt với
các kết cấu bên trong tháp như là các loại đệm cấu trúc có bề dày nhỏ
khoảng chừng 1/10-2/10 mm. Các loại vật liệu thường được dùng là
thép thông thường, thép hợp kim có 11-13% Cr, các loại thép không bị
oxy hóa có Ni, Cr (304, 316 316 Ti...); Hợp kim monel cũng được dùng
trong vài trường hợp đặc biệt, khi có mặt các ion Clorua trong môi
trường axít thì không được phép dùng các hợp kim không bị oxi hóa cổ
điển.
4

2
2/19/24

Khái niệm về hiệu suất, năng suất, và mức độ linh động

Hiệu suất (Efficiency)

Đối với đĩa, quá trình truyền chất xảy ra trong khu vực hoạt động được
xác định rõ ràng, hiệu suất đĩa là sự so sánh giữa hiệu quả truyền chất
xảy ra trên đĩa thật sự và hiệu quả truyền chất trên 1 đĩa lý thuyết. Hiệu
suất đĩa phụ thuộc vào cấu tạo của đĩa, hỗn hợp cần xử lý và điều kiện
vận hành.
Đối với

Các loại đĩa

Tùy theo sự lưu thông của các pha,


phân biệt 3 nhóm đĩa chính:
● Đĩa loại chảy ngược dòng
● Đĩa vách ngăn hay đĩa loại chảy
màng
● Đĩa loại chảy chéo dòng có ống
chảy chuyền, được sử dụng
rộng rãi nhất

3
2/19/24

Các loại đĩa

Đĩa có ống chảy chuyền

Sự tiếp xúc pha được thực hiện chéo


dòng giữa pha lỏng chuyển động ngang
qua bề mặt khu vực hoạt động và pha hơi
đi từ dưới lên xuyên qua các lỗ đĩa. Lỏng
sau khi được tiếp xúc với hơi sẽ chảy
xuống ống chảy chuyền, ống này có hai
chức năng:
● Bảo đảm sự giải phóng pha hơi tiếp
tục di chuyển lên đĩa phía trên
● Hướng pha lỏng xuống đĩa phía dưới
và bảo đảm nhập liệu đều đặn cho đĩa
tiếp theo
7

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa chóp Đĩa đục lỗ Đĩa van

4
2/19/24

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa chóp:

Các ống hơi được cố định trên khu


vực hoạt động. Phía trên mỗi ống hơi
được phủ một chóp mà thân chóp
chìm trong lỏng. Điều này khiến cho
hơi đi qua đĩa phải sục vào trong
lỏng. Sự tiếp xúc này được bảo đảm
bởi chiều cao của miệng ống chảy
chuyền phía trên so với chân của
thân chóp. Ngay cả chân chóp cũng ở
dưới miệng của ống hơi. Việc thiết kế
như vậy cho phép bảo đảm sự tiếp
xúc lỏng hơi ngay cả khi lưu lượng
hơi nhỏ và hệ kín giữa các ống hơi và
khu vực hoạt động của đĩa cho phép
làm việc với lưu lượng lỏng thấp.
9

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa chóp:
● Các đĩa loại này được ưa chuộng vì có mức độ linh động lớn cho
phép sử dụng không gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, do có cấu trúc ống
hơi-chóp, nên khu vực hoạt động khá cồng kềnh dẫn đến khả năng
giảm công suất do phải tăng vận tốc dòng khi đi qua bề mặt đĩa.
● Độ phức tạp của khu vực hoạt động này làm cho giá cả chế tạo cao
hơn nhiều so với các loại đĩa cổ điển (mắc hơn 70-100%, song vẫn rẻ
hơn đĩa đệm cấu trúc). Do vậy ngày nay các đĩa chóp chỉ được dành
riêng sử dụng cho các khu vực rất đặc biệt mà luôn cần phải bảo đảm
được tính thường xuyên của quá trình tiếp xúc lỏng-hơi.

10

10

5
2/19/24

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa đục lỗ:


● Đĩa là 1 tập hợp các lỗ đục ở khu vực hoạt động.
● Là loại đơn giản nhất, dễ làm sạch nhất, đồng thời cũng là loại rẻ
nhất. Tuy nhiên, độ linh động của nó lại rất thấp, do dễ bị rò chất lỏng
qua các lỗ, dẫn đến sự ngập lụt nhất là khi lưu lượng hơi giảm. Hơn
nữa, hướng vận tốc của dòng hơi đi lên thẳng nên dễ kéo theo lỏng
hơn so với các loai đĩa có ống chảy chuyền khác.
● Ngày nay các đĩa này thường được sử dụng trong các công đoạn
không yêu cầu độ linh động cao.

11

11

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa đục lỗ:


● Ở chế độ nguyên liệu ít (lưu
lượng hơi nhỏ), lỏng có xu
hướng chảy trực tiếp qua lỗ đục
mà không lưu lại trên bề mặt đĩa
➜ giảm thời gian tiếp xúc giữa
các pha ➜ giảm hiệu suất đĩa.
● Ở chế độ nguyên liệu nhiều (lưu
lượng hơi lớn), lỏng có mặt ở bề
mặt đĩa bị thổi đi và không thể
chảy qua lỗ đục được nữa ➜
hiện tượng ngập lụt tháp.
12

12

6
2/19/24

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa van:
● Đĩa có cấu tạo nhằm giữ các ưu điểm của đĩa đục lỗ, đặc biệt ưu
điểm có năng suất cao và hiệu quả tốt, đồng thời khắc phục tính linh
động kém của đĩa đục lỗ. Đĩa này có các bộ phận làm bít các lỗ khi
lưu lượng hơi không còn đủ để tránh hiện tượng rò rỉ lỏng qua lỗ ở
chế độ thấp.

13

13

Các loại đĩa

Có 3 loại đĩa có ống chảy chuyền

Đĩa van:
● Có hai loại đĩa van: Đĩa van có chân và đĩa van có hộp

Sự di chuyển của chúng bị khống chế, giới hạn bởi các


vấu hay bởi hình dạng mấu, móc ở rìa các chân nằm trong
lỗ. Đĩa chỉ có một chi tiết lắp trên mỗi lỗ, điều này khiến giá
thành giảm.

Nắp lỗ chỉ di chuyển ở bên trong 1 cái hộp được giữ cố


định. Có ưu điểm hơn vì hạn chế được sự ma sát của các
chi tiết (chân hay vấu ma sát với lỗ đĩa) nên tránh được sự
biến dạng của lỗ, nhưng giá thành đắt hơn loại có chân do
có 2 chi tiết cần lắp ráp. Với năng suất như nhau, các đĩa
van thường có giá đắt hơn 20-50% so với đĩa đục lỗ.

14

14

7
2/19/24

Các loại đĩa

Hiệu quả của đĩa

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của đĩa
● Đường kính tháp: tỷ lệ thuận với công suất của đĩa
● Khoảng cách giữa các đĩa: công suất tăng theo khoảng cách giữa các đĩa.
Mức tăng này không đáng kể khi khoảng cách này > 1.2 m. Trong thực tế,
khoảng cách giữa các đĩa từ 0.35 đến 0.6m.
● Số pass (số dòng chảy): Sử dụng nhiều dòng chảy chỉ được xem xét khi
đường kính tháp lớn. Thực tế, thường dùng số pass là 1 - 3 và tránh dùng số
pass là 3 vì việc thiết kế không đối xứng gây mất ổn định trong vận hành.
● Đường kính lỗ: có thể tăng công suất của đĩa lỗ với các lỗ có đường kính nhỏ
(< 6 mm). Điều này làm giảm tổn thất áp suất pha hơi nhưng làm giảm nhẹ
hiệu suất đĩa. Khả năng bị ăn mòn và đóng cặn có nguy cơ tăng tùy vào loại
lưu chất.

15

15

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa


Mô hình dòng chảy trên đĩa

16

16

8
2/19/24

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa

Các chế độ dòng chảy hai pha lỏng – hơi trên đĩa

17

17

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa

𝑀! 𝜌" #.%
𝐹𝑃 =
𝑀" 𝜌!

18

18

9
2/19/24

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / flooding

Hiện tượng ngập lụt (flooding) là gì?


● Vapor bubbles up through the sieve holes,
or valve caps, on the tray deck, where the
vapor comes into intimate contact with the
liquid. More precisely, the fluid on the tray
is a froth or foam that is, a mixture of
vapor and liquid. In this sense, the
function of a tray is to mix the vapor and
liquid together to form a foam. This foam
should separate back into a vapor and a
liquid in the downcomer. If the foam
cannot drain quickly from a downcomer
onto the tray below, then the foamy liquid
or froth will back up onto the tray above.
This is called flooding.
19

19

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / Flooding

Có hai dạng “ngập lụt” trong tháp điển hình: Ngập lụt ống chảy chuyền
(downcomer flooding) và ngập lụt lỏng kéo theo (entraining/jet flooding).
● Downcomer flooding thường xảy ra tại giá trị FP cao, khi lưu lượng
lỏng tăng và khoảng cách giữa hai đĩa quá nhỏ, khiến cho bọt trong
ống chảy chuyền ngập vách ngăn của đĩa phía trên.
● Jet flooding thường xảy ra tại giá trị FP thấp hơn, và được bắt đầu
bằng sự kéo theo lỏng quá mức. Việc này làm gia tăng trở lực qua
đĩa. Kết hợp với lượng lỏng dư do chất lỏngkhông thể chảy xuống đĩa
dưới qua ống chảy truyền, j gia tăng trở lực qua đĩa làm gia ưng lớp
bọt trong ống chảy chuyền.

20

20

10
2/19/24

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / flooding

What is flooding?
Loss of downcomer seal Inadequate downcomer clearance

21

21

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / flooding

Trở lực pha hơi (Vapor flow pressure drop)

o Chất lỏng chảy từ đĩa trên


xuống đĩa bên dưới nhờ vào
trọng lực (áp suất cột áp) →
chiều cao của chất lỏng trong
???
ống chảy chuyền.

o Trong thực tế, chỉ có chất lỏng


có lẫn bọt trong ống chảy
chuyền.
o Hệ số 50%

22

22

11
2/19/24

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / flooding

Jet flood

o High vapor velocities, combined


with high foam levels, will cause the
spray height to hit the underside of
the tray above. This causes mixing
of the liquid from a lower tray with
the liquid on the upper tray. This
backmixing of liquid reduces the
separation, or tray efficiency, of a
distillation tower.
o When the spray height from the tray
below hits the tray above, this is
called the incipient flood point, or
the initiation of jet flooding.
23

23

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / weeping

Vai trò của vách chảy tràn (weir)

24

24

12
2/19/24

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa / weeping

Trở lực của đĩa


● Trở lực đĩa khô:
𝜌* -
∆P&'( = K V
𝜌+ ,
● Trở lực đĩa ướt (hydraulic tray): ∆P)(&
● Khi ∆P&'( ≪ ∆P)(& → start to weep
● Khi ∆P&'( ≫ ∆P)(& → liquid can blow off

25

25

Các loại đĩa

Giới hạn hoạt động của đĩa

26

26

13
2/19/24

Các loại đệm

Đệm

Nhằm giảm tổn thất áp suất bên trong tháp và tăng bề mặt trao đổi giữa
pha lỏng và pha hơi ➜ đệm được chú ý sử dụng
Đệm làm việc chỉ có hiệu quả trong phạm vi giữa lượng nguyên liệu tối
thiếu và tối đa (mức độ linh động nằm giữa 2 giá trị này):
● Lượng nguyên liệu tối thiểu: Nếu dưới giá trị này hiệu suất sẽ giảm, vì
sự chảy rối yếu sẽ không đủ để bảo đảm tốt hiệu quả quá trình truyền
chất.
● Lượng nguyên liệu tối đa: Khi vượt quá giá trị này, đệm sẽ không để
cho lượng lỏng tự chảy được nữa, điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến
hiện tượng ngập lụt tháp.

27

27

Các loại đệm

Đệm

Đệm được chia thành 2 loại:


● Đệm ngẫu nhiên, sắp xếp ngẫu nhiên trong tháp
● Đệm cấu trúc, sắp xếp trật tự theo thiết kế

28

28

14
2/19/24

Các loại đệm

Đệm

Đệm ngẫu nhiên: đệm vòng và đệm yên ngựa:


● Loại đệm vòng thông thường nhất là đệm Raschig, vật liệu bằng kim
loại, không khoét lỗ rãnh, dạng hình trụ có đường kính bằng với chiều
cao. Nhược điểm chính của đệm này là sự phân bố kém pha lỏng và
pha hơi giữa các bề mặt trong và ngoài.

CMR Ring

29

29

Các loại đệm

Đệm

Đệm ngẫu nhiên: đệm vòng và đệm yên ngựa:


● Loại đệm yên ngựa Berl và nhất là đệm yên ngựa Flexisadle đôi khi
cũng được sử dụng. Vật liệu chế tạo chúng là gốm, điều đó sẽ làm
tăng phần rỗng của đệm, nghĩa là vừa làm tăng bề mặt tiếp xúc lại
vừa làm giảm khối lượng đệm, dẫn đến tăng hiệu suất trao đổi pha.
Hình dạng thông thường của loại đệm yên ngựa còn được cải tiến
thành các loại đệm yên ngựa kim loại (đệm IMTP).

30

30

15
2/19/24

Các loại đệm

Đệm

Đệm có cấu trúc:


● Thường được cấu tạo từ các lá kim loại nổi, uốn nếp gợn, gồ có bề
mặt được xử lý sao cho tăng được tính thấm ướt. Điều này làm tăng
bề mặt tiếp xúc và sự chảy rối của pha lỏng và hơi, cho phép đạt hệ
số chuyển khối tốt hơn. Chiều dày của chúng rất nhỏ (0.1-0.2 mm)
khiến chúng rất dễ bị ăn mòn nếu vật liệu chế tạo không tốt.
● Nhược điểm chính là hầu như không có khả năng chùi rửa và đặc
biệt là không khử cốc được cho chúng. Đối với tháp loại đĩa người ta
có thể dùng tác động cơ học, hóa học hay dùng việc đốt để chùi rửa,
làm sạch đĩa, nhưng các ứng dụng này lại không dùng được cho đệm
cấu trúc vì cấu tạo và độ mỏng của các lá kim loại của chúng không
cho phép.
31

31

Các loại đệm

Đệm

Đệm có cấu trúc:

32

32

16
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Việc thiết kế, chế tạo và vận


hành của nhà máy đối với thiết
bị phải có độ linh động cao.
Các loại tháp chưng cất khí
quyển thông thường có từ 30
đến 50 tầng đĩa và cấu tạo
thân của chúng thường có 5
vùng

33

33

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng tách hơi đáy tháp (Stripping):


● Có chức năng loại bỏ triệt để các
thành phần nhẹ có trong phần
cặn chưng cất khí quyển.
● Dòng lỏng vào vùng stripping
chủ yếu từ phần không hóa hơi
của nguyên liệu, thêm vào đó là
phần dầu cặn (slop cut hay
overflash) đi xuống từ vùng rửa.
● Hiệu suất của vùng stripping là
rất quan trọng để vận hành tốt
quá trình chưng cất chân không.
34

34

17
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng tách hơi đáy tháp (Stripping)


● Vùng này hoạt động theo nguyên
tắc giảm áp suất riêng phần của
hydrocarbon bằng cách bơm hơi
nước quá nhiệt vào
● Vùng stripping thường được
trang bị 3-6 đĩa
● Trong tất cả trường hợp, cần lưu
ý sử dụng hơi nước stripping
khô, để tránh sự bốc hơi đột ngột
có thể làm hỏng cấu trúc bên
trong tháp.
35

35

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng nhập liệu


● Được thiết kế sao cho quá trình
phân tách 2 pha là tốt nhất với
sự giảm áp suất là ít nhất.
● Vùng này thường tận dụng năng
lượng động học của chính dòng
nguyên liệu bằng cách tạo dòng
xoáy cho nguyên liệu (theo
phương tiếp tuyến với thân tháp)
● Cần phải sử dụng kết cấu vững
chắc, bền với sự va đập, mài
mòn, rung lắc
36

36

18
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng rửa
● Được thiết kế để thu hồi lại vào
pha lỏng chứa các HC nặng bị
kéo theo pha hơi khi nạp liệu vào
vùng nhập liệu.
● Nhiệm vụ này được thực hiện
bởi sự tiếp xúc giữa dầu rửa là
phần cất khí quyển (phân đoạn
gasoil nặng) trích từ đĩa phía
trên vùng nạp liệu với pha hơi đi
lên từ vùng nhập liệu.

37

37

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng rửa
● Cần sử dụng ít nhất lưu lượng
lỏng để rửa, đồng thời đạt hiệu
quả tách lỏng bị kéo theo tốt
nhất.
● Vì vậy, yêu cầu của thiết bị là
phải hoạt động tốt với lưu lượng
lỏng ít và chịu được sự tạo cặn.
● Ngày nay, đệm cấu trúc kiểu lưới
là sự chọn lựa tốt nhất vì nó đảm
bảo số đĩa lý thuyết lớn với chiều
cao thấp, lượng lỏng lưu thấp.
38

38

19
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng phân tách


● Tính năng của tháp phụ thuộc rất
nhiều vào cấu trúc của các vùng
phân tách.
● Đệm cấu trúc được sử dụng
nhiều vì hiệu năng trao đổi pha
của đệm rất tốt. Khi tân trang lại
1 tháp chưng cất khí quyển bằng
cách sử dụng đệm, năng suất
của 1 số vùng phân đoạn có thể
tăng lên tới 20-50%.

39

39

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng hồi lưu tuần hoàn


● Trong vùng này cần phải chú ý
chọn điểm trích dòng hồi lưu
tuần hoàn trung gian giữa một
vài dòng trích sản phẩm tại khu
vực có nhiệt độ cao để thu hồi
nhiệt lượng có hiệu quả nhất.
● Các vùng được đặc trưng bởi
các lượng lỏng rất lớn và sự
biến đổi lớn về dòng hơi: giảm
mạnh từ vị trí thấp lên cao. Vùng
này có thể gọi là vùng ngưng tụ.
40

40

20
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Vùng hồi lưu tuần hoàn


● Các vùng này thông thường có
số lượng đĩa lý thuyết nhỏ (2 đến
3) và có khoảng cách giữa các
đĩa rất lớn (0.65-0.90m).
● Việc lắp đặt đệm trong vùng này
không dễ dàng để đáp ứng số
đĩa lý thuyết nhỏ và lưu lượng
lỏng lớn. Vùng này là khu vực lý
tưởng để sử dụng các đĩa có
năng suất lớn.

41

41

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp chưng cất khí quyển

Thiết bị tách hơi trích dòng


● Các thiết bị stripper thường là các tháp có kích thước nhỏ có 4-6 đĩa.
Chức năng của chúng là hiệu chỉnh điểm chớp cháy của sản phẩm
trích dòng.
● Ngoại trừ thiết bị stripper kerosine, được tái đun sôi bằng hơi nước
gián tiếp do sản phẩm dễ bị nhiễm nước nếu đun trực tiếp (vì nhiệt độ
sôi của chúng là gần nhau hơn so với các sản phẩm nặng khác). Các
thiết bị stripper khác thường được cấp nhiệt trực tiếp bằng hơi, điều
đó làm cho hiệu suất tách chỉ tương đối trung bình do có thể lẫn nước
trong sản phẩm.

42

42

21
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Tháp chưng cất chân không có thể


nhận biết dễ dàng trong nhà máy lọc
dầu, đó là các tháp có đường kính
lớn nhất, thường từ 6-11m ở giữa
thân tháp và nhỏ đi ở đỉnh và đáy.
Ngoại trừ các phân xưởng sản xuất
dầu nhờn cơ sở, mục đích của tháp
chưng cất chân không thông thường
là thu được tối đa các phần cất trung
từ phần cặn chưng cất khí quyển để
làm nguyên liệu cho các phân xưởng
cracking xúc tác.
43

43

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Các tháp chân không thường có


nhiều bộ phận trích dòng. Các bộ
phận này trước hết là nhằm tối ưu
hóa việc thu hồi nhiệt năng của các
dòng hồi lưu tuần hoàn hơn là nhằm
thu được các sản phẩm riêng biệt.
Chất lượng phân đoạn các sản
phẩm trong tháp này không đòi hỏi
nghiêm ngặt hơn so với trong chưng
cất khí quyển và trong chưng cất
chân không sản xuất dầu nhờn.

44

44

22
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Vùng tách hơi đáy tháp


● Khá giống như trong tháp chưng cất
khí quyển.
● Cần lưu ý đến chất lượng của hơi
stripping (hơi nước quá nhiệt) vì áp
suất nhỏ trong vùng hoá hơi sẽ làm
tăng hiện tượng hóa hơi đột ngột
nếu có nhiều nước trong hơi
stripping.
● Sử dụng loại đĩa van có trang bị các
bẫy nổi lật, bập bênh cho phép đi
qua 1 lượng hơi lớn bất thường.
45

45

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Vùng tách hơi đáy tháp


● Nguy cơ về đóng cáu rất cao do
nhiệt độ đáy rất cao, do vậy vùng
stripping đôi khi cũng được trang bị
một bơm tuần hoàn bơm trực tiếp
cặn đáy tháp vào vùng này nhằm
giữ nhiệt độ ở 340°C để hạn chế
hiện tượng cracking nhiệt.
● Thời gian lưu ở đáy tháp phải được
hạn chế. Lưu lượng hơi stripping
thường trong khoảng 0.15 đến 0.20
kg hơi cho 1kg cặn CCCK
46

46

23
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Vùng nhập liệu


● Cũng như các tháp chưng cất khí
quyển, ta cần phải dự kiến một bộ
phận tăng cường quá trình phân
tách pha lỏng và hơi. Tuy nhiên tổn
thất áp suất gây nên bởi bộ phận
này phải càng nhỏ càng tốt nhằm
tránh tăng cao áp suất dẫn đến tăng
nhiệt độ trong vùng này tạo nguy cơ
thúc đẩy quá trình cốc hóa trong
tháp.

47

47

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Vùng rửa
● Điều kiện vận hành của vùng này là
khá nghiêm ngặt vì nguy cơ tạo cốc
là rất dễ xảy ra.
● Đây là vùng có tổn thất áp suất thấp
nhất. Chất lượng của phần cất chân
không sẽ phụ thuộc vào tính năng
của vùng này, đặc biệt hàm lượng
kim loại (Ni, V), nếu bị kéo theo
phần cất chân không sẽ ảnh hưởng
đến sự lão hóa của xúc tác của
công đoạn FCC.
48

48

24
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Vùng rửa
● Sử dụng loại đệm cấu trúc kiểu lưới
cho vùng này nhờ vào khả năng lưu
giữ chất lỏng kém của chúng (lượng
dầu rửa luôn phải đảm bảo làm ướt
đều đệm nhưng nó phải chảy nhanh),
để thời gian lưu của chất lỏng trên đệm
là thấp nhất, điều đó sẽ hạn chế được
quá trình tạo cốc (cốc tạo thành chủ
yếu là do sự có mặt của các
hydrocarbon nặng có trong pha lỏng bị
cháy).
● Chiều cao tầng đệm: 0.6 – 1.5 m
49

49

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp CCCK để sản xuất nguyên liệu cho FCC

Vùng hồi lưu tuần hoàn


● Các vùng hồi lưu tuần hoàn luôn
luôn được trang bị đệm nhằm hạn
chế tổn thất áp suất.
● Các tầng đệm có kết cấu kết hợp:
lớp lưới ở bên dưới rồi đến lớp
đệm vòng ở bên trên

50

50

25
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp phân đoạn cơ sở của quá trình FCC

Tương tư tháp CCKQ dầu thô nhưng


có 2 điểm khác biệt chủ yếu:
● Nhập liệu được hóa hơi hoàn toàn,
quá nhiệt ở 480-540oC, đến trực
tiếp từ thiết bị phản ứng FCC
● Một phân đoạn khí lớn đi qua tháp
cùng với xăng chưa ngưng tụ
Các sản phẩm: khí, xăng nhẹ, xăng
nặng (Heavy naphtha), LCO (Light
cycle oil), HCO (Heavy cycle oil), cặn
dầu slurry

51

51

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp phân đoạn cơ sở của quá trình FCC

Tuy chất lượng quá trình phân đoạn


này không đòi hỏi nghiêm ngặt nhưng
sự tổn thất áp suất trong tháp lại là
một tiêu chuẩn quan trọng khi mà sự
tổn thất này có ảnh hưởng đến áp
suất của thiết bị phản ứng FCC và do
đó ảnh hưởng đến độ chọn lọc của
phản ứng.
Việc giảm áp suất của tháp sẽ ảnh
hưởng đến công suất làm việc của
máy nén khí đi ra từ thiết bị phản ứng

52

52

26
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp phân đoạn cơ sở của quá trình FCC

Vùng nạp liệu


● Kiểu nạp liệu hướng trục thường
được sử dụng. Trong trường hợp
nạp liệu kiểu tiếp tuyến, phải lắp
đặt vật liệu 410 với độ mài mòn từ
10 đến 15 mm.

53

53

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp phân đoạn cơ sở của quá trình FCC

Vùng khử quá nhiệt


● Tháp này có điểm đặc biệt là sử
dụng vùng khử quá nhiệt hay vùng
làm lạnh nhanh. Nguyên liệu đã
hóa hơi được làm lạnh nhanh bằng
cách cho tiếp xúc với dòng dầu quá
lạnh có lưu lượng lớn để làm lạnh.
● Vùng này sử dụng 1 tầng lưới (độ
dày nhỏ nhất là 1.5 mm) được tưới
bằng thiết bị phân bố trọng lực
chắc chắn, có ưu điểm là tổn thất
áp suất sẽ nhỏ.
54

54

27
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Tháp phân đoạn cơ sở của quá trình FCC

Vùng nhập liệu, vùng rửa, vùng phân


đoạn, và vùng hồi lưu tuần hoàn
● Về cơ bản, các chức năng, nhiệm
vụ và các yêu cầu về vận hành của
các vùng này cũng giống như các
vùng tương tự trong tháp chưng
cất khí quyển.
● Các vùng phân đoạn, vùng rửa và
vùng hồi lưu tuần hoàn của các
tháp hiện đại hoặc đã cải tiến, ngày
càng được trang bị toàn bộ bằng
đệm.
55

55

Ứng dụng quá trình chưng cất

Phân xưởng xử lý khí của quá trình FCC


Phân riêng các phân
đoạn khí nhẹ và xăng
nhẹ sinh ra từ quá
trình FCC

56

56

28
2/19/24

Ứng dụng quá trình chưng cất

Phân xưởng xử lý khí của quá trình FCC

Phân xưởng này thường gồm có các thiết bị sau: máy nén, tháp tách
ethane, tháp hấp thụ cơ sở/tháp stripper, tháp tách butane, tháp phân
đoạn C3/C4.
Các tháp này làm việc dưới áp suất tương đối cao (1 đến 2 MPa). So với
lưu lượng lỏng, lượng hơi khá lớn. Hơn nữa, do ở áp suất cao, tỷ trọng
pha hơi khá cao trong khi tỉ trọng pha lỏng do bản chất của chúng khá
nhỏ. Các điều kiện làm việc trong tháp là phù hợp với tháp đĩa vì nó cho
hiệu suất cao. Đệm cấu trúc có nhiều nhược điểm trong ứng dụng này
(do lá đệm mỏng lại làm việc ở P cao).

57

57

Thank you!

Questions?

58

29

You might also like