You are on page 1of 35

CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP GIỮA KỲ

MÔN: QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRUYỀN KHỐI

Tổng hợp bởi: Lê Minh Trung, HC17KSTN

CHƯƠNG 05 – THIẾT BỊ TRUYỀN KHỐI

Câu 1. Nêu những yêu cầu chung với thiết bị truyền khối ?

Quan trọng: Diện tích bề mặt tiếp xúc (trao đổi) pha lớn và có trở lực thấp.

Yêu cầu khác: Hiệu suất cao, năng suất cao, hoạt động ổn định.

Dễ chế tạo, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, thay thế, vệ sinh.

Câu 2. Nêu những thiết bị truyền khối thường được sử dụng để phân tán pha khí vào
pha lỏng và ngược lại.

Gồm có 6 tháp truyền khối: Tháp màng, tháp phun, tháp bọt, tháp venturi, tháp đệm,

tháp mâm

Câu 3. Câu hỏi chung với các thiết bị truyền khối ở câu 2. Gồm 4 ý chính:

a) Trình bày sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tháp.

b) Nguyên lý làm việc của tháp như thế nào để đáp ứng những yêu cầu ở câu 1 ?

c) Nêu ưu, nhược điểm của tháp và các phương án khắc phục.

d) Phạm vi sử dụng, ứng dụng của tháp ?

1. Tháp màng

a) Cấu tạo

Đối với tháp màng dạng ống, cấu tạo của tháp gồm có:

- Thân tháp hình trụ, bên trong có các ống tạo màng được giữ bằng hai vỉ ống ở hai

đầu, vỏ thiết bị để tách khi cần thiết

Trang 1
Các ống dẫn pha khí và pha lỏng vào và ra thiết bị được thiết kế ở các vị trí thích

hợp.

Đối với tháp màng dạng tấm phẳng, cấu tạo của tháp tương tự tháp màng dạng

ống. Tuy nhiên, các ống tạo màng ở thân tháp được thay bằng các tấm đệm đặt ở

dạng thẳng đứng được làm bằng những vật liệu khác nhau (kim loại, nhựa, vải

căng treo trên khung).

Sơ đồ cấu tạo tháp màng dạng ống Sơ đồ cấu tạo tháp màng dạng tấm phẳng

b) Nguyên lý hoạt động

Pha lỏng chảy từ trên xuống tạo thành màng phim (trong ống, ngoài ống hoặc trên

về mặt tấm phẳng), pha hơi có thể thổi ngược từ dưới lên (ngược chiều) hoặc từ

trên xuống (cùng chiều). Cấu tử sẽ được truyền xuyên pha trên bề mặt tiếp xúc

pha.

c) Ưu - Nhược điểm

Ưu điểm:

Với các quá trình tỏa nhiều nhiệt có thể giải nhiệt liên tục bằng cách thêm các chất

tải nhiệt vào tháp → Phù hợp với những lưu chất nhạy cảm với nhiệt.

Đòi hỏi áp lực thấp, thời gian lưu thấp → Trở lực truyền khối thấp.

Dễ vệ sinh.

Trang 2
Nhược điểm:

Khó kiểm soát chế độ màng film.

Có thể xảy ra hiện tượng bốc hơi.

Phải kiểm soát lưu lượng lỏng đều đặn.

d) Ứng dụng

Trong phòng thí nghiệm

Trong trường hợp có năng suất thấp

Trong những hệ thống cần trở lực thấp (hệ thống hút chân không, …)

Ví dụ: Hệ thống chưng dầu vỏ hạt điều, tái sinh dầu nhờn, chưng cất tinh dầu, cô

đặc nước trái cây.

2. Tháp phun

a) Cấu tạo

Cấu tạo của tháp gồm có thân tháp rỗng có hình trụ được làm bằng thép hoặc

nhựa, bên trong là các vòi phun dùng để phun trực tiếp chất lỏng vào tháp. Dòng

khí được thổi từ dưới lên qua đường ống dẫn khí lắp đặt ở đáy tháp.

b) Nguyên lý hoạt động

Pha lỏng được phun vào tháp từ trên xuống, pha hơi có thể thổi ngược từ dưới lên

(ngược chiều) hoặc từ trên xuống (xuôi chiều). Pha lỏng có thể được phun tạo

nhiều vị trí khác nhau trong tháp.

c) Ưu – Nhược điểm

Ưu điểm

Tháp rỗng, nhẹ → Thi công, lắp đặt và vận hành đơn giản

Trở lực thấp

Nhược điểm:

Đòi hỏi áp lực bơm lớn nên chi phí cao

Dễ mất mát pha lỏng

Trang 3
Khả năng truyền khối thấp

Thời gian lưu thấp → Thời gian tiếp xúc pha thấp

Số bậc truyền khối ít

Hạt hình thành có thể kết khối

Sơ đồ cấu tạo của tháp phun

d) Ứng dụng

Xử lý khí thải, đặc biệt khi trong khí thải có cấu tử dễ hòa tan vào pha lỏng ở các

lò đốt rác, lò nung, cơ sở luyện kim … ở quy mô công nghiệp

Phân tách hỗn hợp trong các quá trình hóa học (phân tách bụi và aerosols, …)

Trang 4
3. Tháp bọt

a) Cấu tạo

Cấu tạo của tháp gồm có thân tháp có hình trụ được làm bằng thép hoặc nhựa,

bên trong chất lỏng được bơm vào tháp bằng ống dẫn, bên dưới tháp có lắp đặt hệ

thống phun khí dưới áp suất cao.

Sơ đồ cấu tạo tháp phun

b) Nguyên lý hoạt động

Trong tháp bọt, pha liên tục là pha lỏng, pha phân tán là pha khí. Pha lỏng được

bơm vào tháp từ trên xuống (ngược chiều) hoặc từ dưới lên (cùng chiều), pha hơi

được phun vào đáy tháp.

c) Ưu – Nhược điểm

Ưu điểm

Ổn định nhiệt

Khuấy trộn tốt

Chi phí đầu tư và chi phí năng lượng cho vận hành thấp

Thời gian lưu của pha lỏng cao

Diện tích bề mặt truyền khối lớn

Trang 5
Nhược điểm

Trở lực của pha hơi lớn

Thời gian lưu của pha hơi thấp

d) Ứng dụng

Có thể được sử dụng để thay thế cho cánh khuấy chất lỏng nhờ quá trình sục khí

trơ vào pha lỏng trong tháp

Xử lý khí thải, đặc biệt khi trong khí thải có cấu tử dễ hòa tan vào pha lỏng ở các

lò đốt rác, lò nung, cơ sở luyện kim … ở quy mô công nghiệp

Xử lý nước thải trong công nghiệp

Điều chế dung dịch hoặc thu hồi cấu tử dễ tan trong pha lỏng (như NH3, HCl,

ethanol, …).

4. Tháp venturi

a. Cấu tạo

Tháp venturi gồm hai bộ phận chính:

Một đoạn ống có đoạn co hẹp đột ngột (tương tự ống venturi) để dẫn khí vào có

gắn với vòi phun ở đỉnh ống để phun pha lỏng vào thiết bị. Đoạn ống này được

gắn vào thân tháp có hình trụ sao cho dòng khí – lỏng chuyển động vuông góc với

thành ống

Thân tháp hình trụ, bên trong là thiết bị tách ly tâm để tách dòng khí – lỏng khỏi

nhau

b. Nguyên lý hoạt động

Pha lỏng và hơi được phun trực tiếp vào đỉnh venturi. Khi đi qua khe venture, giọt

lỏng được tán nhỏ thành sương mù làm tăng tốc độ truyền khối. Hỗn hợp sau

venture được tách thành hai pha lỏng hơi nhờ lực ly tâm của cyclone.

Trang 6
Sơ đồ cấu tạo tháp venturi

c. Ưu – Nhược điểm

Ưu điểm

- Sự phân tán pha tốt

Nhược điểm

- Đòi hỏi công suất bơm lớn

- Trở lực pha hơi lớn

- Chi phí năng lượng cho vận hành cao

- Chỉ cho tiếp xúc pha cùng chiều

- Tổn thất áp suất trước và sau khi vào khe venturi

d. Ứng dụng

Trang 7
5. Tháp mâm (tháp đĩa)

a. Cấu tạo

Tháp mâm gồm:

- Thân tháp hình trụ thẳng đứng có vật liệu và bề dày phụ thuộc tốc độ ăn mòn của môi

trường làm việc.

- Trong tháp có các mâm được cố định phẳng, có cấu tạo khác nhau và trên đó pha lỏng

và pha hơi được cho tiếp xúc với nhau.

- Trên mỗi mâm có gờ chảy tràn để duy trì mực chất lỏng trên mâm.

- Giữa các mâm có ống chảy chuyền để chuyển dòng lỏng từ mâm trên xuống mâm dưới.

Ống chảy chuyền được gắn gần sát mâm dưới, thấp hơn gờ chảy tràn của mâm dưới

nhằm tránh pha khí thổi tắt vào ống

- Pha khí hoặc hơi đi từ dưới lên thông qua các khe hở trên mâm có hình dạng khác nhau.

- Pha lỏng đi vào ở đỉnh hoặc tại một mâm thích hợp nào đó, chảy xuống nhờ trọng lực

Sơ đồ cấu tạo tháp mâm

Trang 8
Tùy theo hình dạng của khe hở trên mâm, tháp mâm chia làm ba loại:

- Tháp mâm chóp: Trên mâm có gắn chóp (có thể hình tròn hoặc hình dạng khác).

Ở chóp có rãnh xung quanh để pha khí đi qua, rãnh có thể hình chữ nhật, tam giác

hay tròn. Hình dạng rãnh ảnh hưởng không nhiều đến quá trình truyền khối.

- Tháp mâm xuyên lỗ: Trên mâm có nhiều lỗ hay rãnh, đường kính lỗ từ 3 – 12 mm

- Tháp mâm van: Trên mâm được gắn các van có dạng hình trụ, có nắp đỡ (van) ở

trên. Tùy theo chuyển động dòng khí mà van di chuyển lên xuống cho dòng khí

đi qua các rãnh trên nắp đỡ.

Trang 9
b. Nguyên lý hoạt động

- Pha lỏng được bơm vào đỉnh tháp, pha hơi được thổi ngược từ dưới lên (ngược

chiều). Hai pha tiếp xúc nhau trên từng mâm và thực hiện quá trình truyền khối.

- Quá trình truyền khối được xem là nghịch dòng dù sự tiếp xúc trên mâm là giao

dòng (hai dòng chuyển động vuông góc nhau)

c. Ưu – Nhược điểm

Ưu điểm:

- Hiệu quả truyền khối tốt hơn tháp đệm

- Sử dụng được với cả lưu lượng cao hay thấp

- Sử dụng được khi có lẫn hạt rắn

- Đáp ứng được nhiều yêu cầu đặc biệt

Mâm xuyên lỗ Mâm chóp Mâm van

Chế tạo đơn giản Hiệu suất truyền khối cao Hạn chế hiện tượng chảy

Vệ sinh dễ dàng, trở lực hơn mâm xuyên lỗ rò. Khi lưu lượng khí (áp

thấp hơn mâm chóp Ổn định, ít tiêu hao năng suất khí) hấp, van tự động

Ít tốn kém nguyên vật liệu lượng nên cần số mâm ít đóng lại không cho pha

(kim loại) hơn mâm chóp hơn lỏng chảy rò xuống.

Có thể thay đổi diện tích

tiếp xúc pha theo áp lực

dòng khí → Hiệu suất lớn

nhất

Nhược điểm

- Trở lực cao hơn tháp đệm, không phù hợp khi có quá nhiều cặn

- Mâm xuyên lỗ:

Yêu cầu lắp đặt cao: mâm phải rất phẳng

Đối với các tháp có đường kính quá lớn (> 2,4m) ít dùng mâm xuyên lỗ vì chất

lỏng phân phối không đều trên mâm

Trang 10
- Mâm chóp: Chế tạo phức tạp, trở lực lớn

- Mâm van: Kết cấu phức tạp, trở lực lớn. tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu

d. Ứng dụng

- Thu hồi cấu tử trong pha khí (thu hồi NH3 trong dòng khí sản xuất phân ure để

tái sử dụng NH3 vì hiệu suất phản ứng thấp)

- Làm sạch pha khí (xử lý CO2, SO2, NOx trong khí thải trước khi thải ra môi trường;

xử lý khí biogas có lẫn H2S và NOx trong quá trình ủ để thu được biogas tinh khiết)

- Tách hỗn hợp khí

- Tạo dung dịch sản phẩm (sản xuất các acid như HNO3, H2SO4, H3PO4, …)

6. Tháp đệm

a. Cấu tạo

Cấu tạo tháp gồm:

- Thân tháp hình trụ gồm nhiều bậc nối với nhau

bằng mặt bích hay hàn.

- Vật chêm được đổ đầy trong tháp theo phương

pháp ngẫu nhiên hoặc xếp thứ tự.

- Toàn bộ vật chêm đặt trên bộ phận đỡ vật chêm

là bộ phận phân phối khí nhằm tăng diện tích tự

do – diện tích tiếp xúc pha khí và pha lỏng

- Ngoài ra còn có bộ phận phân phối lỏng ở đỉnh

tháp để đảm bảo chất lỏng thấm ướt toàn bộ vật

chêm.

- Do hiệu ứng thành (pha lỏng có xu hướng chảy

ra hai bên tháp, làm sự phân bố pha không đều,

vật chêm thường được chia thành từng đoạn, giữa mỗi đoạn có bộ phận phân phối

lại chất lỏng để tập trung pha lỏng vào tâm tháp, thấm ướt đều vật chêm.

Trang 11
b. Nguyên lý hoạt động

- Pha lỏng được bơm vào từ đỉnh tháp, pha khí được đưa vào từ dưới lên. Pha lỏng

và pha khí sẽ tiếp xúc với nhau trong khe hở của của tầng đệm (trên bề mặt của

vật chêm) và thực hiện quá trình truyền khối xuyên pha.

c. Ưu – nhược điểm

Ưu điểm

- Chế tạo đơn giản, trở lực thấp

- Có thể làm việc với chất lỏng bẩn nếu dùng đệm cầu có    liquid

Nhược điểm

- Kém ổn định do sự phân bố pha theo tiết diện tháp không đều.

- Không kiểm soát được quá trình chưng cất theo không gian

- Khó chế tạo ở kích thước lớn theo quy mô công nghiệp

- Do có hiệu ứng thành → Hiệu suất truyền khối thấp và khó tăng năng suất thiết bị

(Hiệu ứng thành: Chất lỏng có xu hướng chuyển động từ tâm ra thành của thiết bị, dẫn đến sự

phân bố pha không đều)

d. Ứng dụng

- Không nên dùng khi đường kính thiết bị quá lớn

- Dùng trong hầu hết các lĩnh vực: hấp thụ, chưng cất, trích ly lỏng lỏng

Câu 4. Tính toán thiết bị truyền khối là tính toán những đại lượng nào ? Các đại lượng

này đặc trưng cho thông số gì của thiết bị ? Để tính toán các đại lượng đó cần những

thông số nào ?

Là những đại lượng:

- Đường kính: Đặc trưng cho năng suất

Trang 12
- Chiều cao: Đặc trưng cho hiệu suất hoặc độ tinh khiết của sản phẩm

- Các thông số về kết cấu của thiết bị (Ví dụ: Đối với tháp mâm là số lượng mâm,

khoảng cách giữa hai mâm gần nhất, chiều cao gờ chảy tràn, …)

- Các thông số hóa lý của nguyên liệu, sản phẩm, chất trung gian

- Các thông số, hệ số thực nghiệm

Ta cần biết các số liệu về năng suất, về yêu cầu chế biến, về nồng độ pha lỏng, pha

khí đầu vào, các thông số vật lý của pha lỏng, pha khí và các điều kiện bền về mặt

cơ học (khả năng ăn mòn, chịu lực của vật liệu, …)

Câu 5. Nêu các quá trình xảy ra trên 1 đĩa (mâm) của tháp mâm khi tháp trong quá trình

hoạt động.

Quá trình xảy ra phụ thuộc vào vận tốc dòng khí:

- Vận tốc bé: Khí qua lỏng dưới dạng bong bóng riêng rẽ, tháp làm việc ở chế độ

sủi bong bóng. Chất lỏng lúc này vừa đi qua ống chảy chuyền, vừa cùng bọt qua

khe trên đĩa.

- Vận tốc lớn: Khí đi qua lỏng tạo thành tia liên tục, tháp làm việc ở chế độ dòng,

chất lỏng không đi qua khe trên đĩa được → Tháp làm việc đều đặn.

- Tăng vận tốc khí lên nữa, tháp chuyển sang chế độ bọt. Ở lớp chất lỏng trên địa

có bọt linh động xoáy mạnh, hiệu suất làm việc của đĩa là tốt nhất.

- Nếu tiếp tục tăng vận tốc lên, trong tháp sẽ có hiện tượng bắn chất lỏng.

Câu 6. Có mấy loại vật chêm ? Chúng được chế tạo từ vật liệu gì ?

- Vật chêm là vật rắn trơ có hình dạng khác nhau (trụ, cầu, tấm, yên ngựa, lò xo,

…) và được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (gỗ, nhựa, kim loại, gốm sứ, …).

- Có 3 loại vật chêm phổ biến nhất:

Vòng Raschig: Hình trụ rỗng bằng sứ hoặc kim loại, nhựa

Trang 13
Vật chêm hình yên ngựa: Bằng sứ

Vật chêm vòng xoắn

- Vật chêm được đặc trưng bởi kích thước hình học: Đường kính d, chiều cao h và

bề dày  .

Câu 7. Vật chêm trong tháp chêm cần thỏa những yêu cầu gì ?

- Phải có diện tích bề mặt riêng (diện tích bề mặt vật chêm trong một đơn vị thể tích tầng

đệm) lớn → Có diện tích tiếp xúc pha lớn

- Độ rỗng (hay thể tích tự do, m3/m3) lớn → Giảm trở lực

- Vật liệu chế tạo phải có khối lượng riêng nhỏ, đủ độ bền hóa học và cơ học để

làm việc với tải trọng lớn của pha lỏng và khí

- Có thể chịu ăn mòn cao, thấm ướt tốt chất lỏng

- Có thể phân phối đều chất lỏng

- Dễ gia công, rẻ, dễ kiếm

→ Rất ít vật chêm thỏa tất cả các tiêu chí trên. Nếu phải lựa chọn, tiêu chí quan trọng
nhất là các tiêu chí được in nghiêng ở trên.

Câu 8. Nêu các quá trình xảy ra của tháp chêm khi tháp trong quá trình hoạt động.

Quá trình xảy ra phụ thuộc vận tốc khí và lỏng.

- Chế độ chảy màng: Khi mật độ tưới nhỏ và tốc độ khí nhỏ, chất lỏng chảy thành

màng trên bề mặt vật chêm, khí đi qua khe giữa màng và tiếp xúc với pha lỏng.

- Chế độ hãm: Khi tăng tốc độ khí, ma sát dòng khí với dòng lỏng tăng lên làm kiềm

hãm sự chảy của pha lỏng. Điều này làm cho bề dày màng lỏng tăng, lượng lỏng

giữ lại trong tầng đệm tăng, tăng sự xoáy đảo màng.

Trang 14
- Chế độ nhũ tương: Khi tiếp tục tăng tốc độ khí sẽ tạo hệ nhũ tương không bền, hai

pha liên tục – gián đoạn của khí – lỏng liên tục đổi vai trò cho nhau. Giai đoạn này

diện tích tiếp xúc pha là cực đại, hiệu suất cực đại nhưng trở lực cũng rất lớn nên

khó duy trì.

- Chế độ cuốn theo: Khi tốc độ khí tăng vượt quá tốc độ sặc, toàn bộ chất lỏng sẽ bị

cuốn theo dòng khí.

Câu 9. Mâm lý thuyết là gì ? Nêu các xác định số mâm lý thuyết.

- Trong quá trình tiếp xúc pha từng bậc, một bậc (đĩa / mâm) lý thuyết là một đoạn

thiết bị xảy ra quá trình truyền khối sao cho các pha đạt cân bằng với nhau →

Nồng độ đi ra của mỗi pha bằng nồng độ cân bằng với nồng độ đầu vào của pha.

- Số mâm lý thuyết có thể được xác định

N Chính xác: Bằng cách giải đồng thời phương

trình cân bằng pha và cân bằng vật chất của quá

trình.

N Gần đúng: Bằng phương pháp đồ thị:


+ Xây dựng đường cân bằng và đường làm việc

+ Vẽ số bậc thang giữa đường làm việc và đường cân bằng

trong khoảng giới hạn làm việc của quá trình

+ Số đĩa lý thuyết chính là số bậc thang xác định được

Câu 10. Mâm thực là gì ? Hiệu suất mâm là gì ? Nêu các loại hiệu suất mâm.

- Mâm lý thuyết chỉ đạt được khi mâm hoàn toàn lý tưởng. Trong thực tế, do sự tiếp

xúc pha không tốt, thời gian tiếp xúc pha không đủ nên quá trình cân bằng không

Trang 15
đạt được. Số mâm thực là số mâm cần thiết để có thể thực hiện quá trình có hiệu

quả bằng số với mâm lý thuyết.

- Hiệu suất mâm cho biết sự sai lệch giữa trạng thái thực (mâm thực) và trạng thái

lý tưởng (số mâm lý thuyết).

- Có ba loại hiệu suất mâm:

N Hiệu suất mâm tổng quát:

Tính trung bình trên toàn tháp = Số mâm LT / Số mâm thực → Cho biết 1 mâm

thực tương đương bao nhiêu % mâm lý thuyết

N Hiệu suất mâm Murphee:

Hiệu suất tính theo một mâm = Sự biến đổi nồng độ thực trên 1 mâm cụ thể / Sự

biến đổi nồng độ cực đại có thể đạt được khi pha hơi rời mâm cân bằng pha lỏng

N Hiệu suất mâm cục bộ:

Hiệu suất tính theo vị trí cụ thể trên mâm = Sự biến đổi nồng độ pha hơi 1 vị trí

thể / Sự biến đổi nồng độ pha hơi cân bằng tại vị trí đó

- Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất mâm:

N Sự tạo bọt, lôi cuốn chất lỏng

N Sự chảy tắt, chảy rò, phân bố pha kém

N Lưu lượng pha hơi, lỏng; diện tích tiếp xúc pha

Trang 16
CHƯƠNG 04 – TRUYỀN KHỐI GIỮA HAI PHA

Câu 1. Nêu khái niệm, động lực và cơ chế của quá trình truyền khối xuyên pha.

Khái niệm: Truyền khối xuyên pha là sự dịch chuyển vật chất từ pha này sang

pha khác thông qua sự tiếp xúc pha.

Ví dụ: Chưng cất, hấp thu, trích ly, sấy, …

Động lực của quá trình truyền khối xuyên pha là sự chênh lệch về hóa thế của

dung chất trong hai pha.

Cơ chế chính: Khuếch tán và đối lưu và có 5 giai đoạn chính (Cấu tử truyền khối

từ pha X vào pha Y)

Giai đoạn 1: Cấu tử di chuyển từ nội bộ pha X đến bề mặt lớp phim của pha đó.

Giai đoạn 2: Cấu tử di chuyển xuyên pha lớp phim X đến bề mặt phân chia pha.

Giai đoạn 3: Cấu tử di chuyển xuyên qua bề mặt phân chia pha đến lớp phim của pha Y.

Giai đoạn 4: Cấu tử di chuyển từ lớp phim Y xuyên qua bề mặt lớp phim.

Giai đoạn 5: Cấu tử di chuyển xuyên qua lớp phim vào nội bộ của pha Y.

Câu 2. Cân bằng pha là gì ? Vì sao nói giới hạn của quá trình truyền khối là khi hệ đạt

trạng thái cân bằng ?

Tại mỗi điều kiện xác định sẽ tồn tại một mối quan hệ cân bằng giữa nồng độ của

cấu tử trong hai pha và được biểu diễn bằng đường cân bằng. Tại cân bằng, hóa

thế của dung chất trong hai pha là bằng nhau.

Khi chưa cân bằng, sẽ xảy ra quá trình khuếch tán của cấu tử giữa hai pha để đưa

hệ về trạng thái cân bằng

Trang 17
Giới hạn của quá trình truyền khối là khi hệ đạt trạng thái cân bằng vì khi cân

bằng thì sự khuếch tán tổng cộng của hai pha bằng 0, quá trình truyền khối tổng

quát ngừng lại.

Câu 3. Nêu khái niệm và đặc điểm của đường cân bằng pha. Nêu phương pháp xác

định chiều khuếch tán của cấu tử khi có sự truyền khối giữa hai pha X và Y.

Đường cân bằng pha là tập hợp những điểm mà tọa độ của nó là nồng độ của

dung chất trong hai pha ở trạng thái cân bằng.

Đường cân bằng không phụ thuộc vào lượng chất tan và dung môi ban đầu mà

chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất tác động lên hệ.

Chiều khuếch tán của cấu tử sẽ tuân theo quy luật:

Nếu y < ycb: Vật chất sẽ chuyển từ pha X vào pha Y

Nếu y > ycb: Vật chất sẽ chuyển từ pha Y vào pha X

Với: y là nồng độ của cấu tử trong pha Y, ycb là nồng độ của cấu tử trong pha Y nằm cân bằng

với pha X (khi pha X có nồng độ cấu tử là x)

→ Chất phân bố sẽ đi vào pha có nồng độ làm việc thấp hơn nồng độ cân bằng.

Câu 4. Phát biểu quy tắc pha và ý nghĩa của nó. Áp dụng quy tắc pha với các quá trình

truyền khối thường gặp.

Quy tắc pha cho phép xác định số nhỏ nhất các thông số độc lập mà khi thay đổi

chúng sẽ làm thay đổi cân bằng pha (làm thay đổi số pha của hệ hay làm cấu tử

khuếch tán từ pha này vào pha khác).

Quy tắc pha Gibbs: F = C – P + N

Trong đó: F: bậc tự do = số biến số cần có để xác định trạng thái hệ, P: số pha, N: số yếu tố bên

ngoài ảnh hưởng lên cân bằng pha (thường chỉ xét nhiệt độ, áp suất nên N = 2)

Trang 18
Quá trình Giả sử đặc điểm Bậc tự do Biến số

Chưng cất C = 2, P = 2 F=2 T, P, xA, yA

C = 3 (cấu tử hòa tan, cấu tử trơ, dung

Hấp thu môi) F=3 T, P, xA, yA

P=2

C = 3 (cấu tử A, cấu tử trơ, chất hấp phụ)


Hấp phụ F=3 T, P, xA, yA
P=2

T, P, xA, yA, xB,

C = 3 (chất tan A trong dung dịch với B, yB (trong hai


Trích ly
dung môi C không hòa tan) F=3 pha đều có hiện
chất lỏng
P=2 diện của 3 cấu

tử)

C = 3 (dung môi dư để hòa tan hết chất rắn

A, chất rắn không tan) F=3 T, P, xA

P = 2 (pha rắn và pha lỏng / dung dịch)


Trích ly
C = 3 (dung môi không đủ để hòa tan chất
chất rắn
rắn A, chất rắn không tan)
F=2 T, P, xA bão hòa
P = 3 (pha rắn, pha rắn cân bằng với dung

dịch)

C = 3 (hơi nước, tác nhân sấy và chất rắn)


F=2 T, P, xnước / khí
P = 2 (khí, rắn và lỏng – nước tự do)

Sấy C = 3 (hơi nước, tác nhân sấy và chất rắn)


T, P,
P = 2 (khí, chất rắn liên kết với nước nên F=3
xnước / rắn, xnước / khí
không có nước tự do)

Trang 19
Câu 5. Phát biểu định luật Raoult và Henry về cân bằng pha.

Định luật Raoult:

- Áp suất riêng phần của cấu tử i trên dung dịch (pi) bằng tích áp suất hơi bão hòa

của cấu tử đó (ở cùng nồng độ, pibh ) và nồng độ phân mol của nó trong dung dịch.

pi = pibh  x i

Định luật Henry

- Áp suất riêng phần của khí trên bề mặt chất lỏng tỷ lệ với nồng độ phân mol của

nó trong dung dịch.

pi = H  x i

Với H là hằng số Henry, phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu 6. Hệ số truyền khối tổng quát là gì ? Biểu thức tính thông lượng truyền khối giữa

hai pha ? Các biểu thức tính hệ số truyền khối tổng quát.

Hệ số truyền khối tổng quát là lượng vật chất truyền qua 1 đơn vị diện tích bề mặt

tiếp xúc pha trong một đơn vị thời gian khi sai biệt nồng độ là một đơn vị.

Hệ số truyền khối tổng quát biểu diễn hiệu ứng tổng quát của quá trình truyền

khối giữa hai pha. Thông lượng truyền khối:

( ) (
N A = K y y A − y *A = K x x *A − x A )
Với K x , K y : hệ số truyền khối tổng quát tính theo pha lỏng và pha khí

x A , y A : nồng độ A trong pha lỏng và pha khí

y *A : nồng độ A trong pha khí cân bằng với x A

Trang 20
x *A : nồng độ A trong pha lỏng cân bằng với y A

Tính hệ số truyền khối tổng quát

1 1
Theo pha khí: K y = Theo pha lỏng: K x =
1 m 1 1
+ +
ky kx m'k y k x

Với k x ,k y : hệ số truyền khối của pha lỏng và pha khí

m, m’: Hệ số góc, được tính bằng đồ thị theo phương trình đường cân bằng

Câu 7. Biểu thức tính trở lực truyền khối tổng quát.

ry
Trong pha khí: R y = ry + mrx Trong pha lỏng: R x = + rx
m'

1 1
Với: rx = , ry = : Trở lực của pha lỏng và pha khí
kx ky

1 1
Rx = , Ry = : Trở lực truyền khối tổng quát theo pha lỏng và pha khí
Kx Ky

Câu 8. Vì sao khi tính toán phải sử dụng động lực trung bình ? Nêu cách xác định động

lực trung bình.

Động lực quá trình thay đổi liên tục từ đầu đến cuối, do đó để tính toán ta phải sử

dụng động lực trung bình.

Động lực trung bình tích phân: Khi đường cân bằng là đường cong

Trang 21
yd − y c
y tb = yd
dy
 y−y
yc cb

Với yd, yc: nồng độ của cấu tử trong pha khí ở trạng thái đầu và trạng thái cuối

Động lực trung bình logarith: Khi đường cân bằng là đường thẳng:

y c − yd
y tb =
y
ln c
yd

Với yd = yd − y cb , y c = y c − y cb

Trang 22
CHƯƠNG 03 – TRUYỀN KHỐI TRONG MỘT PHA & KHUẾCH TÁN ĐỐI LƯU

Câu 1. Khuếch tán đối lưu là gì ? Khác biệt cơ bản giữa khuếch tán đối lưu là khuếch tán

phân tử là gì ? Có bao giờ khuếch tán đối lưu tồn tại độc lập hay không ?

Khuếch tán đối lưu là quá trình di chuyển vật chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi

có nồng độ thấp do sự chuyển động đối lưu của môi trường.

Được đặc trưng bởi mật độ dòng khuếch tán đối lưu: J dl = − Dx  gradC

Khác biệt cơ bản giữa KTĐL và KTPT

- KTĐL: Có kèm theo tốc độ chuyển động của môi trường, chỉ xảy ra trong môi

trường chuyển động

- KTPT: Đều xảy ra trong môi trường chuyển động và đứng yên

→ Không tồn tại KTĐL độc lập vì KTĐL luôn đi cùng với KTPT.

Câu 2. Truyền khối trong một pha (cấp khối) là gì ? Hệ số truyền khối (cấp khối) là gì ?

Đặc điểm của hệ số truyền khối. Ý nghĩa của phương trình truyền khối.

• Truyền khối trong một pha là quá trình di chuyển vật chất từ trong một pha đến

bề mặt phân chia pha hoặc ngược lại bằng KTPT và KTĐL.

- Hệ số truyền khối là lượng vật chất di chuyển từ trong một pha đến bề mặt phân

pha hoặc ngược lại qua một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian khi sai biệt

động lực của quá trình là một đơn vị.

• Hệ số truyền khối là một đại lượng phức tạp, phụ thuộc vào

- Tính chất vật lý của pha: hệ số khuếch tán, độ nhớt, khối lượng riêng

- Điều kiện bên ngoài: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng

Trang 23
- Thiết bị thực hiện truyền khối: kích thước hình học đặc trưng và cấu tạo của thiết

truyền khối.

• Tùy theo động lực của quá trình mà ta có các dạng khác nhau của hệ số truyền khối:

A truyền qua B không truyền khối

Pha Động lực HSTK Đơn vị

NA mol
Phần mol kx =
x A − x AS ST
Lỏng
mol L
NA =
Nồng độ mol kL = mol T
C A − C AS ST
V

NA mol
Phần mol ky =
y A − y AS ST

mol L
NA =
Khí Nồng độ mol kC = mol T
CA − CAS ST
V

Áp suất riêng NA mol


kG =
phần pA − pAS STp

Truyền khối đẳng mol nghịch dòng: Biểu thức tương tự như trên, thay:

- Pha lỏng: k'x ,k'L

- Pha khí: k'y ,k'C ,k'G

• Phương trình truyền khối: dG = k    dF  d cho biết lượng vật chất truyền khối

trong một pha tỷ lệ với diện tích bề mặt, thời gian và động lực của quá trình khuếch

tán.

Trang 24
Câu 3. Nêu các phương pháp xác định hệ số truyền khối. Việc xác định HSTK phụ thuộc

vào những đại lượng nào ?

dG
• Theo định nghĩa: k = → Để xác định HSTK, ta cần biết: động lực
dF  d  
(chênh lệch nồng độ), kích thước hình học (diện tích tiếp xúc) của dòng pha,

thời gian.

• Có 6 phương pháp chính để xác định hệ số truyền khối:

Sử dụng định nghĩa, kết hợp thực nghiệm để xác định động lực, kích thức hình

học (diện tích tiếp xúc pha) để tìm hệ số truyền khối k.

Phân tích thứ nguyên kết hợp với thực nghiệm: Sử dụng phương trình chuẩn

số trong các trường hợp nhất định (truyền khối của dòng chảy trong ống, chảy

thẳng góc với ống, chảy qua hạt đơn hình cầu, chảy qua tầng chêm, …)

Nguyên tắc chung:

kC  D Sh  DAB
Sử dụng phương trình chuẩn số Sh = f ( Re,Sc ) → Sh = → kC =
DAB D

Sử dụng các thuyết về truyền khối:

D
- Thuyết màng của Withman: k = a

D
- Thuyết thẩm thấu của Higbie: k = 1.13 

Phân tích chính xác lớp – biên

Phân tích gần đúng lớp biên

Sử dụng tương tự giữa truyền nhiệt, truyền khối và truyền moment: Tương

tự Reynolds, tương tự Chilton – Colburn

Trang 25
Câu 4. Trình bày các thuyết về truyền khối.

1. Thuyết màng

a) Giả thiết cơ bản:

- Ở gần bề mặt phân pha có hình thành lớp màng chảy tầng hay đứng yên, nồng độ

khuếch tán chỉ thay đổi trong lớp màng này bằng khuếch tán phân tử ổn định, đẳng

hướng và chỉ có một cấu tử tham gia (theo quy luật gradient):

J=
dGA
dF  d
(
= k y Abg − y A )
- Trở lực khuếch tán chỉ tồn tại trong màng, còn trên bề mặt phân pha không có, tức

cân bằng thiết lập nhanh

D
b) Biểu thức tính hệ số truyền khối: k = a

Với: D là hệ số khuếch tán trong màng,  là bề dày lớp màng, a là hệ số thực nghiệm

c) Ứng dụng:

- Dự đoán được sự ảnh hưởng của các quá trình truyền khối lưu lượng lớn cũng như

ảnh hưởng hưởng của truyền khối lên quá trình truyền nhiệt

- Dự đoán được ảnh hưởng của tốc độ phản ứng lên quá trình truyền khối

- Cho thấy rằng để tăng k, ta có thể khuấy trộn dòng pha (tăng Re) do khuấy trộn

làm bề dày màng  giảm làm tăng k. Điều này cũng phù hợp với thực tế

d) Hạn chế

- k tỉ lệ với D bậc 1 không phù hợp với thực nghiệm, thực chất k tỷ lệ với D mũ từ

0.5 đến 0.8

- Không đưa ra biểu thức xác định  nên không dùng để tính toán trong thực tế

- Trong thực tế, có nhiều quá trình mà thời gian tiếp xúc pha là không đủ để tạo

thành lớp màng với chênh lệch gradient như giả thuyết (đặc biệt là trong công

nghiệp với các thiết bị truyền khối lớn).

e) Biện pháp khắc phục: Áp dụng với một số trường hợp giới hạn và để dự đoán lý thuyết.

Trang 26
2. Thuyết thẩm thấu của Higbie

a) Giả thuyết cơ bản

- Higbie cho rằng trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian tiếp xúc pha không lớn

đủ để tạo thành lớp màng với chênh lệch gradient nồng độ như thuyết màng của

Whitman.

- Khi nghiên cứu sự khuếch tán của các phân tử qua lớp chất lỏng gần bề mặt phân

pha, ông cho rằng ban đầu nồng độ chất khuếch tán là như nhau trong toàn lớp. Sự

khuếch tán của khí vào lỏng là giả ổn định và các phân tử khí chuyển động không

định hướng tạo thành các xung xoáy. Đồng thời, thời gian tiếp xúc với bề mặt phân

pha của các phân tử lỏng là như nhau.

- Sau đó, nồng độ này bắt đầu tăng do các xung xoáy đã đưa đến gần bề mặt phân

pha những phân tử mới. Quá trình truyền khối thực hiện nhờ sự thay đổi luân

phiên của các phần tử với bề mặt

b) Biểu thức tính hệ số truyền khối

D
k = 1,13

Với k là hệ số truyền khối, D là hệ số khuếch tán,  =  là thời gian thẩm thấu

c) Ứng dụng

- HSTK k tỉ lệ với D mũ 0,5 là phù hợp với thực nghiệm và tỉ lệ với căn bậc 2 của thời

gian khuếch tán.

- Khi tăng nhiệt độ (tăng D) hoặc khuấy trộn (giảm l), quá trình truyền khối xảy ra

nhanh hơn.

- Mô tả định lượng quá trình khuếch tán trong khoảng thời gian quá độ từ khi bắt

đầu tiếp xúc pha đến khi quá trình đạt ổn định.

Trang 27
- Có ý nghĩa trong công nghiệp khi các thiết bị công nghiệp có khoảng thời gian tiếp

xúc pha không lớn

d) Hạn chế

- Thuyết bỏ qua sự phân bố vận tốc ở lớp biên

- Chỉ dùng để tính hệ số truyền khối bên ngoài bọt, giọt, hạt, không tính được hệ số

truyền khối ở bên trong.

Câu 5. Xác định thời gian hòa tan vật rắn trong chất lỏng (đường trong nước, …).
o
o2
Thời gian hòa tan  =  2k ( C
0
*
−C )
d

Trong đó: o : Đường kính hạt (m)

k: Hệ số truyền khối từ bề mặt hạt vào nước, m/s

C*, C: nồng độ trên bề mặt và trong nước, kg/m3

 : Khối lượng riêng của hạt, kg/m3

 : thời gian hòa tan (s)


Với hạt nằm bất động, không khuấy trộn, pha lỏng ban đầu tinh khiết không lẫn

Sh o2
cấu tử: Sh = 2 → k = → =
D 4  Sh  D  C*

Câu 6. Nêu các chuẩn số đồng dạng, biểu thức, ý nghĩa ?

1. Sherwood: Sh = Trở lực truyền khối do đối lưu / Trở lực truyền khối khuếch tán

kC  L
→ Sh = → Đặc trưng cho quá trình truyền khối ở bề mặt phân pha
D
2. Reynold: Re = Lực quán tính / Lực ma sát
v  L vL
→ Re = = → Đặc trưng cho chế độ thủy động lực học của dòng chảy
 

Trang 28
3. Schmidt: Sc = Hệ số khuếch tán moment / Hệ số khuếch tán vật chất

= Trường tốc độ / trường nồng độ

 
→ Sc = = → Đặc trưng cho tính chất vật lý của hệ khuếch tán (dòng pha)
D D

4. Grashof: Gr = Lực đẩy Archimedes / Lực ma sát do độ nhớt


2
g  L2     
→ Gr =   → Đặc trưng cho sự kiểm soát của khuếch tán tự nhiên
 
trong quá trình truyền khối

5. Peclet: Pe = Thông lượng dòng đối lưu / Thông lượng dòng khuếch tán

Lv
→ Pe = Re Sc = → Đặc trưng cho sự khuấy trộn của dòng pha
D
6. Fourier: Fo = Thông lượng dòng khuếch tán / Thông lượng lưu trữ

D 
→ Fo = → Đặc trưng cho tính không ổn định của quá trình
L2
7. Biot: Bi = Dòng cấp ngoài / Dòng cấp trong

hm  L
→ Bi = → Đặc trưng cho quá trình vận chuyển qua bề mặt phân pha
D

Trang 29
CHƯƠNG 02 – KHUẾCH TÁN PHÂN TỬ

Câu 1. Khuếch tán phân tử là gì ? Hệ số khuếch tán phân tử là gì ? Hệ số này đặc trưng

cho điều gì ? Nêu các phương pháp xác định hệ số khuếch tán phân tử.

- Khuếch tán phân tử là quá trình di chuyển vật chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi

có nồng độ thấp do sự chuyển động nhiệt của phân tử.

- Đặc trưng cho khuếch tán phân tử là thông lượng khuếch tán: J = − DAB  gradC

- Hệ số khuếch tán phân tử là lượng vật chất di chuyển qua một đơn vị diện tích

trong một đơn vị thời gian nếu sai biệt nồng độ là một đơn vị trên một đơn vị chiều

dài theo phương khuếch tán.

- Hệ số khuếch tán phân tử là thông số đặc trưng cho tính chất vật lý của chất đó và

môi trường xung quanh, thể hiện khả năng khuếch tán của một chất trong môi

trường ở điều kiện nhiệt độ, áp suất đã cho và phụ thuộc vào:

Bản chất của chất và môi trường khuếch tán

Điều kiện khuếch tán (nhiệt độ, áp suất)

- Cách xác định hệ số khuếch tán phân tử D:


1/ 2
4.3  10 −3  T 3/ 2  1 1  cm 2
Trong pha khí: D= 2 
+ 
( )
P VA1/ 3 + VB1/ 3  M A M B 
s

Với T, P: Nhiệt độ tuyệt đối (K) và áp suất (atm) ở điều kiện khuếch tán

VA, VB: Thể tích mol của chất khuếch tán và môi trường (cm3/mol)

MA, MB: Khối lượng phân tử của chất khuếch tán và môi trường (g/mol)

7.4  10 −8  (   M B )  T
0.5

Trong pha lỏng: D= cm 2


V 0.6
A
s

1/ 2
10 −6  1 1 
Ở 20oC: D=  + 
( )
2
AB 1/ 2 VA1/ 3 + VB1/ 3  MA MB 

Trang 30
Với T, P: Nhiệt độ tuyệt đối (K) và áp suất (atm) ở điều kiện khuếch tán

VA: Thể tích mol của chất khuếch tán (cm3/mol)

MB: Khối lượng phân tử của môi trường (g/mol)

 : Độ nhớt của dung môi (cP)

 : Hệ số kết hợp cho dung môi (Với H2O là 2.6, methanol là 1.9, ethanol là

1.5, các dung môi không kết hợp là 1.0)

Trong nước, áp dụng cho dung chất sinh học (M > 1000):

9.4  10 −10  T cm 2
D=
  M1/A 3 s

Trong chất rắn:

- Chất rắn kín, đặc khít: Hầu như không khuếch tán

- Chất rắn xốp: Chất lỏng và chất khí khuếch tán qua khe hở của chất rắn xốp, áp

dụng các phương trình ở trên và sử dụng hệ số khuếch tán hiệu dụng:

 2
DA = DAB cm
 s

Với  : độ rỗng của chất rắn


 : Hệ số hiệu chỉnh đoạn đường khuếch tán, vào khoảng 1.5 – 5

Trang 31
CHƯƠNG 01 – ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC QUÁ TRÌNH TRUYỀN KHỐI

Câu 1. Truyền khối (cấp khối) là gì ? Động lực của quá trình truyền khối là gì ?

Truyền khối là quá trình di chuyển vật chất trên quy mô phân tử từ pha này sang pha

khác khi hai pha tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Động lực thực sự của quá trình truyền khối là sự sai biệt hóa thế làm cho chất khuếch

tán di chuyển từ nơi có hóa thế cao sang nơi có hóa thế thấp.

Câu 2. Trình bày các tính chất của quá trình truyền khối.

Không có phản ứng hóa học xảy ra (phân riêng dựa trên sự khác biệt về các tính chất

hóa lý)

Có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các pha.

Không có quá trình truyền khối nào có thể phân tách hoàn toàn cấu tử A khỏi hỗn hợp

(hiệu suất quá trình truyền khối luôn < 100%).

Câu 3. So sánh hai quá trình truyền nhiệt và truyền khối.

Giống nhau: Đều là quá trình di chuyển dựa trên động lực là sự sai biệt về một

đại lượng nào đó.

Khác nhau:

Truyền nhiệt: Truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp thông qua

gradient nhiệt độ. Vận tốc dòng nhiệt không có ý nghĩa,

Truyền khối: Truyền từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc nhau thông

qua gradient nồng độ. Vận tốc dòng vật chất xác định.

Trang 32
Câu 4. Trình bày khái niệm, lấy ví dụ về các quá trình: hấp thu, nhả khí, chưng cất, trích

ly, sấy, hấp phụ và trao đổi ion, giải hấp, hòa tan, kết tinh, thăng hoa, màng.

STT Quá trình Định nghĩa Ví dụ

Hấp thu NH3 từ

Là quá trình hòa tan có chọn lọc hỗn hợp với


1 Hấp thụ K→L
khí vào lỏng không khí vào

H2O

Tách NH3 ra khỏi


Quá trình tách khí đã hòa tan ra
2 Nhả khí L→K dung dịch với
khỏi lỏng
H2O

Quá trình tách 1 hay nhiều cấu


Chưng cất rượu,
3 Chưng cất tử của hỗn hợp lỏng dựa trên L→H
tinh dầu, …
độ bay hơi tương đối khác nhau

Tách dầu ra khỏi


Trích ly Quá trình tách 1 hay nhiều cấu
4 R→L đậu tương bằng
chất rắn tử từ pha rắn bằng dung môi
hexan

Quá trình tách 1 hay nhiều cấu Tách CH3COOH


Trích ly
5 tử từ hỗn hợp lỏng bằng dung L→L ra khỏi nước
chất lỏng
môi không tan bằng benzene

Quá trình tách ẩm ra khỏi vật


6 Sấy R (L) → K Sấy nông sản
liệu bằng nhiệt

Hấp phụ Là quá trình tách 1 hay nhiều Hấp phụ khí thải

7 và trao cấu tử từ khí, lỏng, hơi bằng K (L, H) → R bằng than hoạt

đổi ion chất rắn xốp tính

Trang 33
Tách ethanol ra

Quá trình tách chất đã bị hấp khỏi màng PVA


8 Giải hấp R → K (L, R)
phụ bằng áp suất chân

không

Quá trình phân bố chất rắn vào


9 Hòa tan R→L Hòa tan muối
trong chất lỏng

Quá trình tách các chất dưới


10 Kết tinh L→R Kết tinh đường
tinh thể từ chất lỏng

Thăng Quá trình bốc hơi trực tiếp từ Sấy dược phẩm ở
11 R→H
hoa pha rắn nhiệt độ thấp

Quá trình tách các chất bằng K1 → M → K2 Tách nước ngọt


12 Màng
màng bán thấm L1 → M → L2 từ nước biển

Câu 5. Quá trình truyền khối gián đoạn, liên tục và bán liên tục là gì ? Trình bày ưu và

nhược điểm của từng quá trình.

➢ Quá trình liên tục

- Là quá trình mà nguyên liệu được cho vào liên tục, sản phẩm được lấy ra liên tục

nhằm duy trì nồng độ tại một điểm bất kỳ trong thiết bị là không đổi theo thời gian.

Các giai đoạn khác nhau xảy ra đồng thời ở những vị trí khác nhau của thiết bị

Ưu điểm

- Các thông số quá trình tại mỗi vị trí trong thiết bị không thay đổi theo thời gian

- Sản phẩm thu được đồng đều, năng suất, hiệu suất cao

- Có khả năng cơ giới hóa, tự động hóa cao

Nhược điểm

- Vốn đầu tư lớn, cần kỹ thuật và trình độ cao

Trang 34
- Chỉ phù hợp với năng suất lớn

➢ Quá trình gián đoạn

- Là quá trình mà nguyên liệu được đưa vào và sản phẩm được lấy ra khỏi thiết bị

sau một khoảng thời gian nhất định (theo mẻ), làm nồng độ tại một điểm bất kỳ

trong thiết bị thay đổi theo thời gian.

Ưu điểm

- Dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, công nghệ linh động

Nhược điểm

- Các thông số quá trình thay đổi theo thời gian

- Chất lượng sản phẩm không đều, tốn nhiều nhân công, năng lượng, thời gian và

cho năng suất, hiệu suất thấp

➢ Quá trình bán liên tục

- Là quá trình nguyên liệu cho vào liên tục, sản phẩm tháo ra gián đoạn theo chu kỳ

và ngược lại, nguyên liệu cho vào theo chu kỳ, sản phẩm tháo ra liên tục

- Các thiết bị gián đoạn làm việc so le nhau về thời gian để có dòng sản phẩm liên

tục.

Trang 35

You might also like