You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA MÁY TÀU BIỂN

BÀI TẬP LỚN

NỒI HƠI - TUA BIN HƠI TÀU THỦY


Họ và tên sinh viên: Mai Đăng Đảng
Phạm Văn Thắng
Nguyễn Minh Quang
Lớp: MKT57DH
Nhóm: 09
Giáo viên hướng dẫn : PGS,TS. Nguyễn Đại An

Hải Phòng - 2019

1
NỒI HƠI ỐNG NƯỚC THẲNG ĐỨNG (MIURA)

2
NỒI HƠI ỐNG NƯỚC THẲNG ĐỨNG (MIURA)

3
MỤC LỤC
NỒI HƠI ỐNG NƯỚC THẲNG ĐỨNG (MIURA).................................................................... 2
NỒI HƠI ỐNG NƯỚC THẲNG ĐỨNG (MIURA).................................................................... 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 5
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................... 6
1.1 Đặc điểm kết cấu của nồi hơi ..................................................................................... 6
1.2 Nguyên lý hoạt động của nồi hơi................................................................................ 7
1.3 Ưu, nhược điểm và công dụng của nồi hơi ................................................................. 7
1.3 Các bộ phận chính và các thiết bị phụ, hệ thống phục vụ............................................ 8
1.5 Các thiết bị phụ, hệ thống phục vụ .......................................................................... 14
Chương II: QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI ................................................................... 23
2.1. Chuẩn bị khởi động nồi hơi ..................................................................................... 23
2.2. Khởi động nồi hơi ................................................................................................... 24
2.3. Ủ lò ........................................................................................................................ 28
2.4. Tắt nồi hơi ............................................................................................................. 29
Chương III: QUY TRÌNH KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG NỒI HƠI ......................................... 31
3.1. Quy trình tẩy rửa cáu cặn ....................................................................................... 31
3.2. Kiểm tra chất lượng nước nồi ................................................................................. 33
3.3. Xử lý nước nồi ........................................................................................................ 34
3.4. Thử thủy lực nồi hơi ............................................................................................... 37
3.5. Thử nóng nồi hơi .................................................................................................... 39
3.6. Niêm phong nồi hơi ................................................................................................ 39
CHƯƠNG IV: CÁC HƯ HỎNG, SỰ CỐ THƯỜNG GẶP ..................................................... 41
4.1. Những sự cố thường gặp đối với nồi hơi .................................................................. 41
4.2. Những sự cố đối với thiết bị buồng đốt .................................................................... 45
4.3. Các hiện tượng biến dạng của thép nồi hơi .............................................................. 46
Kết luận .............................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 50

4
MỞ ĐẦU
Hiện nay, hơi nước là một trong những ngồn năng lượng được sử dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp và dịch vụ và đặc biệt là tàu thủy. Sở dĩ
hơi nước phổ biến như vậy là do nó có rất nhiều ưu điểm như: tính kinh tế, sẵn
có, không độc hại, có khả năng giãn nở lớn, sinh công lớn...

Ngày nay hệ động lực Diesel gần như đã được trang bị cho toàn bộ đội tàu
thế giới nhưng hơi nước vẫn được sử dụng cho nhiều mục đích cần thiết dưới
tàu như: sinh công trong các máy phụ, phục vụ sinh hoạt của thuyền viên, là chất
công tác trong các thiết bị trao đổi nhiệt...

Nồi hơi là thiết bị sinh hơi chính trong hệ động lực hơi nước. Với hệ động
lực hơi nước ở trên bờ, hơi nước được cấp cho tua bin hơi để lai máy phát điện.
Với hệ động lực hơi nước dưới tàu biển, hơi nước được cấp cho tua bin hơi để
lai chân vịt tàu thủy. Hiện nay, ở những tàu sử dụng hệ động lực Diesel, khi mà
động cơ Diesel là thiết bị động lực chính lai chân vịt tàu thủy thì nồi hơi được sử
dụng như một thiết bị phụ phục vụ cho những mục đích như: hâm dầu, sấy
không khí...
Nói chung, nồi hơi là một trong những thiết bị năng lượng quan trọng dưới
tàu thủy. Để có thể hoàn thành tốt công việc thì cần phải hiểu và nắm vững
nguyên lý hoạt động cũng như cách thức khai thác vận hành thiết bị này.

Mục đích môn học

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nồi hơi
- Cách phân loại nồi hơi
- Nguyên lý hoạt động của nồi hơi
- Biết được tầm quan trọng của nồi hơi đối với hệ động lực tàu thủy

5
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặc điểm kết cấu của nồi hơi

1.1.1 Hình vẽ kết cấu

1.1.2 Chú thích các chi tiết

1. ĐỘNG CƠ ĐIỆN QUẠT GIÓ 2. BIẾN ÁP ĐÁNH LỬA 3. BƯỚM GIÓ. 4. QUẠT GIÓ. 5. HỘP GIÓ

6. LOA GIÓ. 7. THÂN NỒI 8. LỚP CÁCH NHIỆT. 9. ỐNG NƯỚC. 10. KHOANG KHÍ LÒ.

11. TRỐNG NƯỚC. 12. TRỐNG HƠI. 13. HỘP ỐNG KHÓI. 14. NẮP TRÊN.

15. NẮP DƯỚI. 16. BUỒNG ĐỐT. 17. MẶT SÀNG. 18. ĐÁY NỒI.

19. THIẾT BỊ ĐỐT

6
1.2 Nguyên lý hoạt động của nồi hơi

1.2.1 Phía khí lò:

Nguyên liệu và không khí được đưa vào trong buồng đốt nồi hơi bởi súng
phun và quạt gió từ phía trên, tạo nên thông gió cưỡng bức cho nồi hơi. Nguyên
liệu cháy trong buồng đốt tạo thành khói lò có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho
nước ở trong vòng ống trong. Sau đó khói lò bị đẩy ra cung hở của vòng ống
trong và đi trong khe hở giữa hai vòng ống đồng thời truyền nhiệt cho nước ở cả
hai vòng ống. Khói lò đi ra qua cung hở của vòng ống ngoài để vào hộp khói rồi
thoát ra mồi trường qua đường ống khói.

1.2.2 Phía nước:

Nước ở vòng ống trong và một phần của vòng ống ngoài chỗ cung khuyết
của vòng ống trong nhận nhiệt nhiều hơn nước ở vòng ống ngoài nên sôi và bốc
hơi. Hỗn hợp nước – hơi có tỷ trọng nhỏ hơn bị đẩy lên bầu hơi nên là các ống
lên. Các ống còn lại của vòng ống phía ngoài nhận nhiệt ít hơn nên chưa sôi có
tỷ trọng lớn hơn chảy xuống, dẫn nước từ bầu hơi xuống bầu nước rồi bổ sung
cho phần nước đã bay hơi của các ống lên tạo nên vòng tuần hoàn tự nhiên của
nước trong nồi hơi. Nước từ két nước cấp được bơm vào bầu hơi bổ sung cho
phần nước đã hóa hơi và và hao hụt do gạn mặt và xả đáy.

1.3 Ưu, nhược điểm và công dụng của nồi hơi

1.3.1 Ưu điểm

- Có các ưu điểm của NHOL và NHON


- Cấu tạo đơn giản, các ống thẳng lên nên dễ vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa
- Không đòi hỏi chất lượng nước cao do tuần hoàn đơn giản, điều này có lợi cho
tàu có hệ đông lực là máy hơi nước và nồi hơi phụ cho tàu dầu.
- Thời gian nhóm lò lấy hơi nhanh, nổ vỡ ít nguy hiểm
- Ống thẳng đứng → khả năng tuần hoàn tốt
- Độ khô hơi cao do chiều cao không gian hơi lớn.
7
1.3.2 Nhược điểm

- Sản lượng hơi nhỏ, thông số thấp → nồi hơi phụ tàu vừa và nhỏ
1.3.3. Công dụng
- Được sử dụng làm nồi hơi phụ cho các tàu trang bị máy chính là động cơ diesel
1.3 Các bộ phận chính và các thiết bị phụ, hệ thống phục vụ

1.4.1 Các bộ phận chính

1. Bầu hơi

Bầu hơi tạo nên không gian chứa nước và hơi bão hòa. Kích thước bầu hơi
phải đủ lớn để nắp các ống nước và đảm bảo độ khô của hơi nước. Nếu bầu hơi
có kích thước bé, chiều cao không gian hơi nhỏ thì độ khô hơi thấp. Với nồi hơi
chính để tránh hiện tượng hơi nước khi tách khỏi mặt tách hơi có lưu tốc lớn
cuốn nước vào bộ sấy hơi, người ta thường nắp đặt bộ khô hơi ở trong hoặc
ngoài bầu hơi, để đảm bảo sự tuần hoàn của nước trong nồi thì các lỗ lắp ống
nước sôi phải bố trí không cao hơn mặt thoáng của nước trong bầu hơi. Để thỏa
mãn các yêu cầu trên đường kính bầu hơi không nhỏ hơn 1000mm, các nồi hơi
có sản lượng hơi bé đường kính bầu hơi khoảng 750 ÷ 800 mm.

A-A: Mặt cắt ngang của bầu

ở nồi hơi bé.

B-B: Mặt cắt ngang của bầu

ở nồi hơi lớn

Hình 1.1 Kết cấu bầu hơi

Bầu hơi (hình 1) có dạng hình trụ tròn, hai đầu có nắp, nắp bầu thường làm
lồi hình bầu dục bằng một tấm thép để bảo đảm độ bền cho bầu nồi, trong đó có
một nắp có cửa để cho người chui vào. Thân và nắp bầu làm bằng thép tấm (loại

8
20k hoặc 50k) ghép lại với nhau bằng phương pháp hàn hoặc rèn nguyên khối
hoặc ống thép không hàn.

Bầu trên của những nồi hơi bé, độ dày ở phần có lỗ lắp ống nước sôi (mặt
sàng) bằng với phần không có lỗ, còn bầu trên của những nồi hơi lớn thì độ dày
bầu hơi ở phần có lỗ lắp ống nước sôi dày hơn phần không có lỗ để đảm bảo độ
bveenf cho thành bầu bị khoét lỗ và ứng suất do nong ống (hình 1.1). Chỗ tiếp
giáp của thành bầu có độ dày khác nhau được vát mỏng dần về phía ngoài hoặc
cả trong lẫn ngoài.

Cửa chui thường được bố trí ở nắp trước để cho người vào kiểm tra và sửa
chữa. Các mối hàn dọc bầu hơi không nằm trên một đường thẳng (đường sinh)
để chống xé dọc, không nằm ở vùng mức nước để tránh ứng suất nhiệt và hiện
tượng mỏi. Các mối hàn phải nằm xa vùng khoan lỗ lắp ống nước sôi nếu không
sẽ gây ra sự không đồng đều về tính dẻo của thép quoanh chu vi ống dẫn đến
nong ống không kín.

2. Bầu nước

Bầu nước hay bầu dưới dùng để chứa nước và bổ sung nước choi csca ống
nước sôi để bù vào lượng nước đã bay hơi. Bầu nước có kết cấu giống bầu hơi.
Đường kính bầu nước cần đủ lớn để bố trí được cửa chui và nắp được các ống
nước sôi ở cửa trên chu vi bầu trong một cung dài 3/8 đường tròn nhằm đảm bảo
tuần hoàn ổn định cho nồi hơi. Do đó đường kính bầu nước thường bằng nửa
đường kính bầu trên và không nhỏ hơn 450mm. chiều dài bầu nước cần đủ lớn
để nắp các ống nước sôi. Nửa trên của chu vi bầu nước cũng cần được làm dày
hơn để đảm bảo độ bền khi nong ống.

3. Bầu góp

Bầu góp hay hộp góp là nơi tập trung nước hoặc hơi. Bầu góp nước tập
trung nước trước khi chia vào các ống. Bầu góp hơi gom hỗn hợp nước – hơi từ
các ống nước sôi để đưa về bầu hơi.

9
Hình 1.2. Hộp góp trước và hộp góp sau

Với nồi hơi ống nước nằm, tùy theo lượng sinh hơi mà người ta lắp đặt số
lượng dàn ống ít hay nhiều, thông thường có từ 8 ÷ 22 dàn, mỗi dàn ống có một
bầu góp trước (hộp góp trước) và một bầu góp sau(hộp góp sau) và các ống nối
hai hộp ống với nhau (hình 1.2). Bầu góp trước chia nước vào các ống nước sôi.
Bầu góp sau là thu gom hỗn hợp nước và hơi tù các ống nước sôi rồi dẫn về bầu
hơi nên có kich thước lớn hơn nhiều so với đường kính ống. Bầu góp dược chế
tạo bằng ống thép, có thể rèn hoặc đúc, không hàn. Bầu góp làm việc với áp suất
nhỏ hơn 450 kG/𝑐𝑚2 có tiết diện hình vuông, nếu áp suất lớn hơn thì có tiết diện
hình tròn để chịu lực tốt hơn. Trên thành của bầu góp ở phía đối diện với các lỗ
nắp ống có khoét các cửa để nong ống, có thể vài ống hoặc mỗi ống có một cửa.
Phía đáy bầu góp có nút xả cặn, trường hợp bầu góp có các tấm ngăn ngang thì
mỗi ngăn đều phải có nút xả.

4. Nắp cửa

Hình dạng của nắp phụ thuộc vào hình dạng của các cửa. Nắp cửa của nồi
hơi ống nước cũng giống như ở nồi hơi ống lửa.

5. Ống nước

Ống nước là bộ phận trao đổi nhiệt chính giữa nước và khói là ở nồi hơi.
Một mặt nó tạo nên mạch tuần hoàn của nồi hơi ống nước, mặt khác nó còn làm

10
giá đỡ cho bầu trên và một số bộ phận của nồi hơi như bộ sấy khô, ống thổi
muội. Ống nước bố trí trong buồng đốt cho phép thay đổi nhiệt tải dung tích
buồng đốt cũng như chiều dày lớp cách nhiệt của buồng đốt.

a) Hình dạng của ống nước

Hình dạng của mỗi loại nồi hơi, mối liên kết giữa bầu hơi và bầu nước sẽ
quyết định ống thẳng hoặc ống cong. Tiết diện ống nước là hình tròn.

Ống thẳng tiện cho việc chế tạo, vệ sinh, sửa chữa, yêu cầu chất lượng
nước nồi cũng thấp hơn ống cong nhưng có nhược điểm là:

Không khử được giãn nở nhiệt, dễ bị rò ở đầu mút ống nếu thời gian nhóm
lò lên hơi quá nhanh, nhất là khi đốt nồi hơi ở trạng thái nguội lạnh.

Nếu bầu trên và bầu dưới có dạng hình trụ thì dùng ống thẳng thành bầu sẽ
bị khoan lệch (không hướng vào tâm bầu) dẫn đến làm giảm độ bền của bầu. Do
vậy ống thẳng chỉ sử dụng cho nồi hơi ống nước đứng với bầu trên và bầu dưới
có dạng hình vành khăn, nhưng ở nồi hơi này hai đầu ống vẫn phải thu nhỏ lại
để các ống bố trí được sát nhau.

Ống cong ở hai đầu sẽ hạn chế được những nhược điểm của ống thẳng
nhưng khó khăn cho việc chế tạo, vệ sinh và đòi hỏi chất lượng nước nồi cao
hơn. Độ cong ở hai đầu ống đảm bào cho lỗ khoan trên thành bầu nồi theo
hướng bán kính, việc khoan lỗ dễ dàng và đảm bảo độ bền của bầu nồi. Mặt
khác có thể nắn ống để bố trí bộ sấy hơi giữa hai cụm ống nước sôi.

b) Đường kính ống và bước ống

Đường kính ống và bước ống cần phải đảm bảo yêu cầu sao cho nồi hơi có
diện tích mặt hấp nhiệt lớn, sức cản khói lò nhỏ, dễ thổi muội, cạo cáu và độ bền
ống cao.

11
Đường kính ống nước được chế tạo nhiều kích thước khác nhau tùy vào áp
suất nồi hơi và vị trí của ống trong nồi hơi. Kích thước ống được tra theo bảng
1.1.

Nếu dùng đường kính ống quá nhỏ nồi hơi sẽ rất gọn song ống chóng cháy
hỏng nhất là khi chất lượng nước thấp. Nếu dùng đường kính ống quá lớn nồi
hơi sẽ to, khó khăn cho chế tạo hộp ống và có thể gây lên hiện tượng phân lớp
nước-hơi phá hủy tuần hoàn.

Nếu bước ống ngắn cường độ trao nhiệt sẽ mạnh nhưng làm tăng sức cản
khói lò, phải tăng độ dảy thành bầu và thổi muội kém hiệu quả. Thông thường
bước ống được tính theo công thức:

S = d + 15mm

Trong đó:

d: Đường kính ống, mm.

S: Bước ống, mm.

c) Bố trí ống

Cụm ống bố trí so le có lợi rất nhiều về truyền nhiệt, cụm ống bố trí song
song có lợi về tháo nắp, vệ sinh, thổi muội. Việc bố trí cụm ống song song hay
so le tùy theo kích thước của mặt hấp nhiệt, sức cản khói lò và hiệu quả thổi
muội. Ngoài ra cách bố trí cụm ống còn phụ thuộc vào kiểu nồi hơi, loại nhiên
liệu được sử dụng và chất lượng nước nồi hơi.

d) Số lớp ống

Trong một cụm ống nước có nhiều ống, các ống bố trính thành từng lớp
(hình 1.3.). Số lớp ống của cụm ống nước sôi số I(6) lafcumj ống nước đầu tiên
được khói lò quét qua quyết định sản lượng của nồi hơi và sự tuần hoàn tự nhiên
12
của nước. Số lớp ống phải đảm bảo nhiệt độ khói lò vào bộ sấy hơi thích hợp để
bộ sấy hơi nhỏ gọn và không bị chgays. Số lớp ống của cụm ống nước sôi số
II(2) là cụm ống nước số 2 mà khói lò quét qua cần phải đảm bảo cho nhiệt độ
khói lò ra khỏi cụm này cao hơn nhiệt đội bão hòa trong nồi hơi khoảng 76 ÷
78˚C và nhiệt độ khói lò giảm khi qua mỗi lớp ống từ 15÷ 20˚C.

1- Bầu nước
2- Cụm ống nước sôi số II
3- Bộ sấy hơi
4- Miệng ống khói
5- Bầu hơi
6- Cụm ống nước sôi số I
7- Vị trí nắp thiết bị buồng
đốt

Hình 1.3. bố trí các cụm ống nước sôi trong nồi hơi

e) Vách ống

Vách ống gồm có ống góp nước vào, ống góp hơi ra, các ống nước sôi, các
ống dẫn hỗn hợp nước – hơi từ ống góp hơi về bầu hơi. Vách ống đặt trong
buồng đốt để tăng diện tích mặt hấp nhiệt bốc hơi, tăng hiệu suất và giảm trọng
lượng nồi hơi. Các ống nước sôi đặt đứng sát tường buồng đốt (gọi là màn vách
ống), ống góp nước vào đặt nằm ngang dưới đáy buồng đốt, ống fops hơi ra đặt
nghiêng và song song với đầu các ống nước sôi, ống dẫn hỗn hợp nước – hơi từ
ống góp hơi ra đặt đứng. Vách ống do nằm trong buồng đốt nhận nhiệt bức xạ
nên tùy vào nhiệt tải dung tích buồng đốtmà các ống nước sôi có thể đặt sát nhau
hoặc cách nhau. Vách ống tạo nên vòng tuần hoàn độc lập để trống cháy hỏng
khi nồi hơi nhẹ tải, các ống xuống dẫn nước từ bầu hơi tới các ống góp nước có
thể hấp nhiệt (đặt ngay sau hàng ống nước sôi) nhưng thường là ống xuống
không hấp nhiệt nằm ngoài buồng đốt.

6. Tấm dẫn khói lò


13
Ở các nồi hơi ống nước nằm khói lò đi hình chữ Z, nồi hơi chữ D và nồi
hơi ba bầu đối xứng người ta thường bố trí các ống dẫn khí để đảm bảo cho khói
lò quét khắp qua các bề mặt trao đổi nhiệt và tăng lưu tốc khói lò nhằm nâng cao
cường độ trao đổi nhiệt. Lưu tốc khói lò tăng cũng làm giảm khả năng muội bám
vào các ống. Tấm dãn khói lò có thể chế tạo bằng gang hoặc thép chịu nhiệt,
cũng có thể được xây bằng gạch chịu lửa hay chế tạo các ống có gai và chát vữa
chịu nhiệt.

7. Buồng đốt

Buồng đốt của nồi hơi ống nước thường được xây bằng gạch chịu lửa, một
phần hoặc toàn bộ mặt xung quanh trong buồng đốt được bố trí màn vách ống.
Màn vách ống làm tăng hiệu suất cuản nồi hơi và giảm độ dày lớp cách nhiệt
cho buồng đốt.

1.5 Các thiết bị phụ, hệ thống phục vụ


1.5.1. Các thiết bị phụ
1. Thiết bị cấp gió
Nhiệm vụ của thiết bị cấp gió là tạo dòng không khí xoáy lốc để nhiên liệu và
không khí hòa trộn vào nhau, đồng thời điều chỉnh lượng không khí cấp vào
buồng đốt phù hợp với lượng nhiên liệu. Kết cấu của ống dẫn gió có các cánh
hướng, ngoài việc tạo xoáy còn khống chế được hình dáng ngọn lửa để không
cháy hỏng màn vách ống và tường buồng đốt. Không khí được thổi qua súng
phun để vào buồng đốt nên nó bảo vệ súng phun không bị cháy, nhất là đối với
nồi hơi có thiết bị buồng đốt ở phía trên. Sự hoạt động của thiết bị cấp gió còn
phụ thuộc vào sự điều chỉnh quá trình cháy. Thiết bị cấp gió tạo nên thông gió
cưỡng bức cho nồi hơi. Quạt gió khắc phục sức cản ở đường dẫn không khí vào
và ra khói lò để tạo ra lưu tốc của khói lò, đông thời tạo ra áp suất cao trong
bồng đốt làm quá trình cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

 Quạt gió
Quạt ly tâm thường được dùng làm quạt gió cho nồi hơi, được lai trực tiếp
bởi động cơ điện. Quạt gió đẩy không khí vào buồng đốt qua 2 đường ống dẫn
riêng biệt tạo ra gió cấp 1 và cấp 2.

 Bướm gió

14
Mỗi thiết bị buồng đốt có 1 – 2 bướm gió và được bố trí trước hoặc sau quạt
gió. Bướm gió là 1 cánh van nằm trên đường dẫn gió, việc đóng mở bướm gió
có thể bằng tay hoặc tự động. Bướm gió được đóng lại trong thời gian mồi lửa
và mở trong suốt thời gian đốt nồi. Độ mở của bướm gió làm thay đổi lượng
không khí cấp vào buồng đốt nên nó phụ thuộc vào chế độ đốt của nồi hơi để
lượng không khí phù hợp với lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt.

 ống dẫn gió


Ống dẫn gió cấu tạo là 2 ống hình trọ lồng nhau, liên kết 2 ống là các cánh
hướng gió. ống trong có kích thước nhỏ và ngắn hơn so với ống ngoài, trong
lòng có đặt súng phun có chiều dài gần bằng chiều dài ống. Đầu trong của súng
phun cũng lắp cánh hướng gió để tạo xoáy. Gió đi trong ống là gió cấp 1. ống
phía ngoài dài hơn nhiều ống phía trong. Khoảng không giữa 2 ống tạo lối đi
cho gió cấp 2 đưa sâu vào trong buồng đốt.

1- Quạt gió
2- Bướm gió
3- Lưới lọc
4- Gió thứ cấp
5- Gió sơ cấp
6- Súng phun nhiên liệu
7- Cánh hướng gió

Hình 1.4. sơ đồ nguyên lý cấp gió

2. Thiết bị phun nhiên liệu


Thiết bị phun nhiên liệu dùng cho nồi hơi trên tàu gồm các súng phun kiểu
hơi nươc, súng phun kiểu không khí nén, súng phun kiểu quay và phổ biến nhất
là súng phun kiểu áp lực. Súng phun kiểu áp lực còn được gọi là súng phun ly
tâm cơ học hoặc súng phun ly tâm không quay, hoặc súng phun kiểu ly tâm. Kết
cấu của súng phun gồm 2 phần cơ bản là thân súng phun và đầu phun.

Súng phun nhiên liệu có tác dụng phun nhiên liệu vào trong buồng đốt dưới
dạng các hạt sương mịn vào đúng thời điểm.

Chất lượng phun sương chủ yếu quyết định bởi cột áp của dầu, trạng thái bề
mặt rãnh tiếp tuyến, buồng xoáy lốc và lỗ phun. Áp suất dầu càng cao chất
lượng phun sương càng tốt.

15
Hình dáng ngọn lửa chủ yếu phụ thuộc vào tỷ số tổng diện tích mặt cắt các
rãnh tiếp tuyền ft trên diện tích lỗ phun f0. Nếu tỉ số ft/ f0 bé thì sẽ tạo ra ngọn lửa
ngắn có gọc phun lớn.

Súng phun nồi hơi là dạng súng phun hở nếu van điện tử chỉ lắp cho đường
dầu hồi của hệ thống nhiên liệu nồi hơi thì súng phun cần lắp thêm van tuần
hoàn dầu súng phun để tránh rò dầu vào buồng đốt.

1. Đầu súng
phun
2. Rãnh dẫn dầu
3. Thân súng
phun

3. Thiết bị đánh lửa


Thiết bị đánh lửa là thiết bi tạo ra tia lửa điện để đốt mồi nhiên liệu khi khởi
động nồi hơi. Thiết bị đánh lửa gồm 2 điện cực đánh lửa, biến áp đánh lửa, dây
dẫn và các trụ đấu dây và được nối với biến áp đánh lửa có điện áp cao.

4. Thiết bị chỉ báo nước nồi ( ống thủy )


Có 2 loại ống thủy được lắp trên nồi hơi là ống thủy sáng và ống thủy tối. ống
thủy sáng hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau. ống thủy tối hay ống thủy
đặt thấp dùng để quan sát mực nươc trong nồi từ xa.

5. Thiết bị cảm ứng mực nước nồi


Là thiết bị cảm ứng mức nước trong nồi và cảnh báo nhằm tránh tình trạng
nồi bị cạn nước.

 Thiết bị cảm ứng mức nước nồi kiểu điện

16
Hình 2.6 sơ đồ bố trí các bầu cảm ứng mức nước kiểu điện

Để cảm ứng chính xác mức nước nồi và không bị tín hiệu giả do tàu nghiêng
lăc, người ta lắp 2 bầu cảm ứng ở 2 bên bầu nồi phía 2 mạn tàu. Thiết bị cảm
ứng mức nước nồi kiêu điện hoạt động theo nguyên lý bình thông nhau.

 Thiết bị cảm ứng mức nước kiểu quả phao

Hình 2.7 thiết bị cảm ứng kiểu quả phao

1- Bầu hơi 2- Van thông với khoang hơi


3- Bầu cảm ứng 4- Hộp chứa tiếp điểm
5- Quả phao 6- Van thông với khoang nước

17
Thiết bị cảm ứng mức nước kiểu quả phao được đặt bên cạnh bầu nồi, bầu
cảm biến (3) được thông với khoang hơi nhờ van (2), với khoang nước nhờ van
(6). Mưc nước trong bầu cảm ứng bằng mức nước trong bầu nồi theo nguyên lý
bình thông nhau.

6. Thiết bị bảo vệ nồi hơi


Khi hoạt động nồi hơi sản sinh ra hơi nước có nhiệt độ cao, vì vậy khi nổ vỡ
thì rất nguy hiểm cho con người và thiết bị xung quanh và kinh tế. Để bảo vệ nồi
hơi không bị nổ vỡ do áp suất hơi quá cao người ta sử dụng các thiết bị như van
an toàn, rơle áp suât. Để bảo vệ nồi hơi không bị cháy nổ do cạn nước người ta
sử dụng các thiết bị như thiết bị cảm ức mức nước để tự động cảm ứng mức
nước và báo động. Để bảo vệ nồi hơi không bị kích nổ do hơi dầu người ta sử
dụng tế bào quang điện để giám sát quá trình cháy.

7. Một số thiết bị phụ khác


Ngoài các thiết bị trên còn có các thiết bị phục vụ nồi hơi như: thiết bị xả cặn
(gạn mặt, xả đáy), thiết bị thổi muội, thiết bị khô hơi, bầu hâm dầu, bộ sấy hơi,
bộ giảm sấy, bộ hâm nước tiết kiệm, bộ sưởi không khí tiết kiệm, rơle áp suất,
rơle nhiệt độ...

1.5.2. Các hệ thống phục vụ nồi hơi

1. Hệ thống cấp nước nồi hơi


Két nước cấp của nồi hơi tàu thủy là nơi chứa nước ngưng tụ và xử lý nươc
trước khi cấp vào nồi hơi. Nhiệt độ nước trong két nươc cấp thường duy trì từ
40-60oC bằng cách điều chỉnh nhiệt độ nước ngưng hoặc cho hơi đi tắt từ đường
hơi hồi về két quan sát mà không đi qua bình ngưng. Lượng nước trong két nước
cấp phải thường xuyên bổ sung thêm được thực hiện bằng tay hoặc tự động.
Lượng nước bị hao hụt là do gạn mặt, xả đáy và rò rỉ...

18
Hình 2.8 sơ đồ hệ thống cấp nước nồi hơi

1- Két nước cấp 2- Van cửa hút

3,10 –Phin lọc 4- Bơm cấp nước

5- Đồng hồ áp suất 6- Van cửa đẩy

7- Van cấp nước 1 chiều 8- ống thủy

9- Van hơi chính 11- Van tự động xả hơi thừa

12- Van đi tắt 13- Bình ngưng

14- Két quan sát 15- Két hóa chất

2. Hệ thống nhiên liệu nồi hơi

Hệ thống nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho nồi hơi tàu thủy hiện nay là
hệ thống nhiên liệu 1 vòng tuần hoàn và 2 vòng tuần hoàn.

 Hệ thống nhiên liệu 1 vòng tuần hoàn


Hệ thống nhiên liệu 1 vòng tuần hoàn thường sử dụng cho các nồi hơi mà
đáy két dầu trực nhật FO đặt cao hơn cửa hút của bơm dầu cấp cho súng phun.

19
Hình 2.9 hệ thống nhiên liệu 1 vòng tuần hoàn

1- két dầu DO 7- Nhiệt kế

2- két dầu FO 8- Rơle nhiệt

3- Van 3 ngả 9- Bầu hâm dầu

4- Phin lọc dầu 10- Súng phun

5- Bơm dầu 11- Van điện tử

6- Áp kế và rơle áp suất 12- Van an toàn

Hệ thống nhiên liệu 1 vòng tuần hoàn gồm két chứa dầu nặng FO, két chứa
dầu nhẹ DO, bơm bánh răng cấp nhiên liệu cho súng phun, bầu hâm nhiên liệu
FO, súng phun kiểu áp lực phun nhiên liệu, các phin lọc dầu, rơle áp suất, rơle
nhiệt độ, áp kế và nhiệt kế.

 Hệ thống nhiên liệu 2 vòng tuần hoàn


Hệ thống nhiên liệu 2 vòng tuần hoàn thường sử dụng cho các nồi hơi mà đáy
két dầu trực nhật FO đặt thấp hơn cửa hút của bơm dầu cấp cho súng phun.

20
Hình 2.10 Hệ thống nhiên liệu 2 vòng tuần hoàn

Chú thích các chi tiết ( hình 2.10 )

FCV: van tràn điều chỉnh áp suất phun dầu

21
TC-1: rơle nhiệt độ điều khiển điện trở sấy

TS-1: rơle nhiệt độ báo động nhiệt độ dầu thấp

TS-2: rơle nhiệt độ báo động nhiệt độ dầu cao

TS-3: rơle nhiệt độ bảo vệ nhiệt độ dầu quá cao

SV1: van điện từ dùng cho chế độ đốt thấp

SV2: van điện từ dùng cho chế độ đốt cao

SV3: van điện từ dùng tăng độ kín

SV4: các van điện từ dùng cho chế độ đốt mồi

M-1, M-4: phin lọc dầu

M-3, M-6, M-9: mô tơ điện

M-2: bơm dầu dùng cho đốt chính

M-5: bơm dầu dùng cho đốt mồi

M-10: bơm dầu dùng cho vòng tuần hoàn thứ nhất

M-7, M-8: các phin lọc chữ Y

P: áp kế; PS: rơle áp suất

CI: đường dầu tuần hoàn vào

CO: đường dầu tuần hoàn ra

L: đốt thấp; H: đốt cao

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11: các van chặn

Hệ thống nhiên liệu 2 vòng tuần hoàn gồm có: két trực nhật dầu nặng FO,
két trực nhật dầu nhẹ DO, các bơm bánh răng để cấp dầu cho đầu phun đốt mồi,
súng phun đốt chính và tuần hoàn dầu, bầu hâm dầu bằng điện, các phin lọc dầu,
rơle áp suât, các rơle nhiệt độ, các van điện từ, van tràn và súng phun kiểu áp
lực. Súng phun này có ba đầu phun, một đầu phun dùng để đốt mồi và 2 đầu
phun dùng cho chế độ đốt thấp và đốt cao.

22
Chương II: QUY TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI
2.1.Chuẩn bị khởi động nồi hơi

Khi khai thác nồi hơi phải tuân theo chỉ dẫn của hãng chế tạo. Trước khi
đốt nồi hơi lần đầu, sau kỳ sửa chữa hoặc rửa nồi thì cần phải kiểm tra kỹ nồi
hơi và các thiết bị phục vụ nó.

1) Kiểm tra xung quanh nồi hơi


Kiểm tra, xem xét xung quanh nồi hơi có sạch sẽ không đặc biệt là dầu và
giẻ có thể gây hỏa hoạn. Kiểm tra xem có bất kỳ vật gì cản trở trên sàn nồi hơi
không? Việc thông gió xung quanh nồi hơi có đảm bảo không và có bố trí các
thiết bị cứu hỏa ở khu vực nồi hơi không?
2) Kiểm tra nồi hơi và các thiết bị lắp trên nôì hơi
Nồi hơi sau sửa chữa cần kiểm tra kỹ càng đặc biệt là các thiết bị lắp trên
nó như: Tất cả các van có ở trạng thái phù hợp không, van an toàn nồi hơi có bị
kẹt không? Tình trạng của các ống thủy, các áp kế và nhiệt kế. Mở van xả khí
của nồi hơi. Đóng van hơi chính và mở ra 1/8 vòng để tránh kẹt do giãn nở
nhiệt.
3) Kiểm tra hệ thống nước cấp nồi hơi
Chuẩn bị két nước cấp nồi trước khi kiểm tra toàn bộ hệ thống. Mở van
nước bổ sung tự động cho két nước cấp, quan sát tình trạng của nước trong két
như màu nước hay váng dầu. Mở tất cả các van trong hệ thống từ két nước cấp
đến nồi hơi để kiểm tra tình trạng các van, tình trạng của đường ống có bị tắc
hay rò rỉ không? Kiểm tra và chạy thử các bơm cấp nước nồi, xem chỉ báo của
các đồng hồ áp suất ở cửa hút và cửa đấy mà từ đó có thể phải xả khí hoặc vệ
sinh phin lọc.
4) Kiểm tra hệ thống nhiên liệu nồi hơi
Các két trực nhật dầu nhẹ và dầu nặng phuvj vụ cho nồi hơi cần kiểm tra
nhiệt độ, mức dầu và xả nước, xả cặn. Các van từ két nhiên liệu đến nồi hơi cần
23
mở và đóng phù hợp cho hệ thống hoạt động. Đường ống dẫn nhiên liệu không
bị rò rỉ và cách nhiệt tốt. Kiểm tra các bơm dầu có bị kẹt không rồi chạy thử,
xem chỉ báo của các áp kế, nhiệt kế để điều chỉnh.
Đối với thiết bị buồng đốt trước khi đốt nồi hơi luôn phải vệ sinh kính của
tế bào quang điện, kiểm tra dây dẫn từ biến áp đánh lửa đến điện cực đánh lửa,
kiểm tra rò dầu tại các van xả của bầu hâm, các van điện từ và các mối nối ống.
Kiểm tra tình trạng của mô tơ và quạt gió, bướm gió và các vít khống ché độ mở
của bướm gió.

2.2.Khởi động nồi hơi


1) Nguyên tắc khởi động nồi hơi
Việc đốt nồi hơi phải luôn tuân thủ theo một nguyên tắc dù ở chế độ bằng
tay hay chế độ tự động
Đầu tiên phải thông gió buồng đốt để thổi sạch khói lò và hơi dầu (nếu có)
còn sót trong buồng đốt ở lần đốt trước để tránh kích nổ. Thời gian thông gió
khoảng 30 giây đén 6 phút tính từ khi quạt chạy đến khi đánh lửa tùy thuộc vào
loại nồi hơi, kết cấu buồng đốt và cách đốt.
Đánh lửa để đốt mồi, trong thời gian đánh lửa bướm gió được đóng lại để
thuận lợi cho sự bén cháy. Thời gian đánh lửa từ 10 ÷ 12 giây tùy thuộc vào loại
nhiên liệu, chất lượng phun sương và loại buồng đốt.
Phun dầu để thực hiện đốt nồi khi trong buồng đốt đã có tia lửa. Bơm cấp
dầu cho súng phun có thể chạy trước, sau hay đồng thời với quạt gió tùy vào loại
thiết bị buồng đốt và kết cấu của hệ thống nhiên liệu.
Điều chỉnh bướm gió để lượng không khí phù hợp với lượng nhien liệu
được phun vào buồng đốt.
Lưu ý, lúc dừng đốt nồi hơi thì sau khi ngừng cấp dầu, quạt gió vẫn còn
chạy thêm thừ 35 giây đến 2 phút, như vậy buồng đốt được thông gió cả trước
và sau khi đốt.
2) Khởi động nồi hơi
a) Khởi động nồi hơi ở chế độ bằng tay
24
Sau khi đã hoàn thành các công việc chuẩn bị đốt nồi, thao tác đốt nồi hơi
bằng tay sẽ được thực hiện theo trình tự sau:
- Tắt nguồn điện cấp cho bảng điện nồi hơi và chuyển tất cả các công tắc thao tác
đốt nồi hơi bằng tay về vị trí tắt (OFF).
- Chuyển một bơm cấp nước nopoif hoạt động ở chế độ tự động, bơm còn lại ở
chế độ sẵn sàng
- Chuyển công tắc đốt về vị trí đốt bằng tay ( MANU)
- Chuyển công tắc hâm dầu sang vị trí (A oil) đối với dầu DO hoặc vị trí (C oil)
đối với dầu FO.
- Chuyển công tắc chế độ đốt về chế độ đốt thấp (LOW COMB). Nếu nồi hơi có
chế độ đốt thấp và đốt cao.
- Cấp điện nguồn cho bảng điện điều khiển nồi hơi.
- Khởi động bơm tuần hoàn dầu (vòng 1) nếu hệ thống nhiên liệu có hai vòng tuần
hoàn, điều chỉnh áp suất đẩy của bơm trong khoảng 1 ÷ 3 kG/𝑐𝑚2 .
- Khởi động bơm cấp dầu cho súng phun để tuần hoàn hâm dầu và sấy nóng toàn
bộ hệ thống nhiên liệu đặc biệt là súng phun trong hệ thống dầu FO.
- Khởi động quạt thông gió, có trường hợp quạt gió khởi động đồng thời với bơm
cấp dầu (bơm dầu và quạt gió dồng trục).
- Bật công tắc đánh lửa sau khi quạt gió đã chạt được khoảng 30 giây đến 2 phút,
lúc này bướm gió sẽ đóng lại.
- Bật công tắc van điện từ để cấp dầu cho súng phun sau khi đánh lửa được 3 ÷ 5
giây. Khi nhiên liệu cháy thì mở bướm gió ra.
- Sau khoảng 15 giây tiếp theo thì tắt mồi lửa.
- Chú ý, khi đèn báo cháy bị tắt thì ngay lập tức tắt công tắc van điện từ (dừng
phun dầu), chờ quạt thông gió cho buồng đót khoảng 1 phút hoặc lâu hơn rồi
mới đốt lại. Nếu nồi hơi được bảo vệ thì phải ấn nút hoàn nguyên (REST) trước
khi thực hiện các bước tiếp theo. Nếu nồi hơi không được thông gió đầy đủ thì
có thể gây ra kích nổ buồng đốt.
- Khi nồi hơi đã cháy ổn định, chuyển chế độ đốt sang đốt cao (HIGH COMB).
Nếu nồi hơi có hai chế độ đốt. Kiểm tra rò rỉ và sự làm việc của các thiết bị,
25
đóng van xả khí khi thấy hơi thoát ra. Khi áp suất hơi gần tới chế độ đặt thì
chuyển chế dộ đốt sang đốt thấp rồi mở từ từ van hơi chính và sấy đường ống
hơi. Thao tác này cần lưu ý tiếng lưu động của hơi và độ ồn của ống. Khi áp suất
hơi đạt giá trị đặt thì dừng đốt hoặc chuyển nồi hơi sang chế độ tự động.
b) Khởi động nồi hơi ở chế độ tự động
Sau khi đã hoàn thành các công việc chuẩn bị đốt nồi thì việc đốt nồi hơi tự
động sẽ được thực hiện như sau:
- Chuyển tất cả các công tắc thao tác đốt nồi về vị trí tắt (OFF) hoặc từ
(MANU sang AUTO).
- Chuyển công tắc chế độ đốt về chế dộ đốt thấp (LOW COMB). Nếu nồi
hơi có chế độ đốt thấp và chế độ đốt cao.
- Cấp điện nguồn cho bảng điện điều khiển nồi hơi.
- Chuyển một bơm cấp nước nồi sang chế độ tự động, bơm còn lại ở chế độ
sẵn sàng.
- ấn nút khởi động “START BUTTON or COMBUSTION BUTTON”
- Theo dõi và kiểm tra sự làm việc của các thiết bị phục vụ thông qua tiếng
ồn của quạt gió, bơm dầu và bơm nước. Xem mà khói. Màu ngọn lửa và nồi hơi
cháy có ổn định không?
- Kiểm tra xem có bị rò hở của dầu, nước và khói lò không?
- Khi áp suất nồi hơi tăng lên cần kiểm tra sự rò rỉ của hơi và dóng van xả
khí.
- Cần theo dõi áp suất hơi, khi áp suất tăng đến giá trị đặt thì nồi hơi phải tự
động dừng đốt.
- Từ từ mở van hơi chính và tiến hành sấy đường ống hơi.
- Nếu đốt nồi hơi 2 ÷ 3 lần không thành công hoặc có bất kì hiện tượng
không bình thường nào thì phải dừng đốt để kiểm tra và khắc phục.
c) Những chú ý khi đốt nồi hơi ở trạng thái nguội lạnh
Nồi hơi nguội lạnh là nồi hơi có trạng thái nhiệt bằng với môi trường. Đốt
nồi hơi ở trạng thái này dầu trong hệ thống sẽ là dầu nhẹ. Khi đưa nồi hơi nguội
lạnh vào hoạt động cần chú ý:
26
- Không được tăng áp suất nồi hơi quá nhanh khi toàn bộ nồi hơi đang ở
trạng thái lạnh. Tăng áp suất nòi hơi đến 1 kG/𝑐𝑚2 bằng cách cứ đốt 1 phút thì
dừng 4 phút để thông gió. Khi áp suất hơi đạt 1 kG/𝑐𝑚2 thì duy trì áp suất này
trong khoảng 10 phút. Sau đó tăng áp suất hơi từ 1 kG/𝑐𝑚2 dến 2 kG/𝑐𝑚2 bằng
cách đốt 2 phút rồi dừng 3 phút để thông gió.
- Khi áp suất hơi đạt 2 kG/𝑐𝑚2 thì dừng đốt để xiết chặt lại các bulông bắt
giữ các bích van với nồi hơi, các cửa kiểm tra, thông rửa ống thủy và xả khí.
- Khi đã hoàn thành các công việc trên thì đốt lại nồi hơi và tăng áp suất hơi
đến giá trị làm việc cao nhất để kiểm tra sự rò rỉ, mở van hơi chính, sấy đường
ống và đưa nồi hơi vào làm việc ở chế độ tự động.
3) Đổi dầu cho nồi hơi
a) Đổi từ dầu nhẹ DO sang dầu nặng FO
Trước khi đổi dầu sử dụng sang dầu nặng ta tiến hành hâm két trực nhật
dầu FO lên đến 80 ÷ 90˚C, mở các van hơi sấy đường ống dẫn dầu của nồi hơi.
Lưu ý rằng đường kính ống hơi sấy này nhỏ chỉ khoảng 10 mm nê phải xả nước
để đảm bảo sấy tốt, đồng thời theo dõi nhiệt độ dầu trước súng phun.
Khi nhiệt độ dầu trước súng phun đạt khoảng 50 ÷65˚C thì tiến hành đổi
dầu bằng việc mở van dầu FO và đóng van dầu DO vào hệ thống. Nếu hệ thống
nhiên liệu có bơm tuần hoàn thì phải mở van dầu hồi về két trực nhật FO, đồng
thời điều chỉnh áp lực cho bơm.
Chuyển công tắc hâm dầu sang vị trí (A/C) hoặc (C oil), bầu hâm bắt đầu
làm việc.
Theo dõi nhiệt độ và áp suất của dầu trước súng phun. Nhiệt độ dầu sẽ tăng
dần, áp suất dầu không giảm là bình thường. Nếu áp suất dầu giảm mà nhiệt độ
dầu chưa đạt giá trị đặt thì tạm thời cắt hâm. Áp suất giảm mà nồi hơi đang dừng
đốt là trong mạch tuần hoàn chưa có dầu FO. Khi nồi hơi đốt, dầu FO vào mạch
tuần hoàn làm áp suất dầu tăng trở lại thì tiếp tục hâm dầu.
Kiểm tra xem khi nhiệt độ của dầu tăng đến giá trị đặt thì áp suất dầu có đạt
giá trị yêu cầu không? Điều này cần một khoảng thời gian để nồi hơi đốt hết dầu
DO trong đường ống, lúc đó nhiệt độ dầu FO đã ổn định ở giá trị nhiệt độ phù
27
hợp với độ nhớt yêu cầu thì chuyển công tắc hâm dầu sang vị trí dầu nặng (C
oil).
Kiểm tra xem khi nồi hơi chuyển sang hoạt động bằng dầu FO có bị khói
đen không?
Lưu ý, trước khi đổi dầu sử dungjta có thể tạm thời dừng nồi hơi để thao
tác đổi dầu an toàn hơn nhưng sẽ lâu hơn. Mọi trường hợp dừng đốt đều phải
thông gió, nếu bơm dầu và quạt chạy đồng thời thì sau khoảng 60 giây đến 2
phút mới được tắt bơm cấp dầu.
b) Đổi từ dầu nặng sang dầu nhẹ
Trước khi đổi dầu sử dụng sang DO ta đóng các van hơi sấy đường ống dẫn
dầu của nồi hơi, đồng thời chuyển công tắc hâm dầu sang vị trí (A oil) để cắt
nguồn điện cho diện trở hâm cho bầu hâm.
Tiến hành đổi dầu bằng việc mở van dầu DO và đóng van dầu FO vào hệ
thống. Nếu hệ thống nhiên liệu có bơm tuần hoàn thì phải mở van hồi dầu về két
trực nhật DO, đồng thời điểm chỉnh áp lực cho bơm tuần hoàn. Một số trường
hợp do nồi hơi đặt thấp nên dầu từ két trực nhật DO tới thẳng bơm cấp dầu mà
không cần qua bơm tuần hoàn.
Theo dõi nhiệt độ và áp suất dầu trước súng phun.
Kiểm tra xem khi nồi hơi chuyển sang hoạt động bằng dầu DO có bị khói
đen không?
2.3. Ủ lò

- Trường hợp cần ngưng cung cấp hơi dưới 1-2 ngày nên ủ lò, như vậy không
những đỡ tốn công sức lại làm tăng thêm độ bền của nồi hơi.

-Nồi hơi đốt dầu ủ lò bằng cách chỉ giữ lại ống phun ở chính giữa, hoặc giảm
lượng dầu phun.

-Trước khi ủ lò, nước phải được cấp đến mực cao nhất vì rằng khi ngưng cung
cấp sẽ phát sinh hiện tượng sôi bồng, làm sụt mực nước nồi.

-Trước khi tắt lò cũng phải cấp thêm nước để xả cặn nồi. Phải theo đúng thời
gian tắt lò đã quy định. Phải cho nồi hơi nguội dần, phải đóng tất cả các bướm

28
khí và các van trừ van xả đáy đến khi áp suất hơi nước còn từ 0,5-1 atm. Tiến
hành xả cặn đáy.

2.4. Tắt nồi hơi


1) Tắt nồi hơi khi đang ở chế độ đốt bằng tay
Khi tắt nồi hơi đồng nghĩa với việc dừng cấp hơi hâm nhiên liệu, trừ các
tàu có nhiều nồi hơi hoặc có nồi hơi khí xả đang làm việc thì tất cả các máy móc
đang sử dụng dầu FO đều phải chuyển sang dầu DO. Như vậy trước khi tắt nồi
hơi phải tiến hành đổi dầu sử dụng sang dầu DO để tránh hiện tượng dầu bị đông
đặc trong hệ thống.
Khi dầu trong hệ thống đã là dầu DO thì chuyển công tắc chế độ đốt sang
chế độ đốt thấp.
Tắt công tắc van điện từ cấp dầu cho súng phun.
Tắt bơm cấp dầu và quạt gió sau khi đã thông gió xong.
Đóng van hơi chính.
Tiến hành gạn mặt, xả đáy cho nồi hơi, thông rửa bộ cảm biến mức nước và
ống thủy.
Kiểm tra lượng dầu trong két trực nhật, đóng van cấp dầu DO.
Kiểm tra lượng nước trong két nước cấp nồi và đóng van cấp nước.
Khi áp suất hơi giảm đến “0” thì mở van xả khí.
Chú ý rằng, việc tắt nồi hơi phụ trên các tàu diesel khi tàu hanh trình trong
thời gian ngắn, có thể không cần phải đổi dầu nhưng phải duy trì việc hâm dầu
và vẫn để cho bơm tuần hoàn dầu hoạt động. Nồi hơi phụ được chuyển sang chế
độ sẵn sàng làm việc.
2) Tắt nồi hơi khi đang ở chế độ đốt tự động
Để tắt nồi hơi đang đốt tự động ta chỉ việc nhấn nút “COMBUSTION
STOP”, khi quạt gió dừng thì chuyển công tắc đốt nồi đến vị trí tắt (OFF).
Đóng van hơi chính.
Tiến hành gạn mặt, xả đáy cho nồi hơi, thông rửa bộ cảm biến mức nước và
ống thủy.
Kiểm tra lượng dầu trong két trực nhật, đóng van cấp dầu DO.
29
Kiểm tra lượng nước trong két nước cấp nồi và đóng van cấp nước.
Khi áp suất hơi giảm đến “0” thì mở van xả khí.

30
Chương III: QUY TRÌNH KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG NỒI HƠI
Để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả kinh tế cao, nồi hơi tàu thủy cần
phải định kỳ vệ sinh tẩy rửa cáu cặn cho các bề mặt hấp nhiệt cả phía nước và
phía khói lò.
3.1. Quy trình tẩy rửa cáu cặn
1) Chu kỳ vệ sinh các bề mặt hấp nhiệt phía nước
Chu kỳ vệ sinh tùy thuộc vào phẩm chất nước cấp, nước nồi và loại nồi hơi.
Nồi hơi ống nước cần vệ sinh sau 1000 ÷ 1500 giờ, nếu nước xấu có thể
chưa tới 700 giờ hoạt động. Giờ hoạt động của nồi hơi được tính bằng thời gian
tàu chạy hết tốc độ, thời gian tàu chạy chậm hay làm hàng tính 60%, thời gian
nồi hơi giữ hơi tính 30% còn không đốt lò không tính.
Việc vệ sinh cần làm liên tục gấp rút trong 10 ÷ 12 giờ và tiến hành ngay
sau khi xả nước nồi (lúc ấy nhiệt độ nước nồi là 50 ÷ 60˚C) không lên để cho
cáu khô cứng lại. Vệ sinh xong cần kiểm tra bằng cách soi ánh sáng hoặc thả
viên bi có đường kính bằng 0,9 đường kính trong của ống. Bôi một lớp graphit
bảo vệ lên mặt hấp nhiệt rồi đốt nhỏ lửa hong khô trong vòng 2 ÷ 6 giờ.
Công việc vệ sinh có thể tiến hành theo ba phương pháp:
Tẩy rửa bằng axit là dùng axit để phá lớp cáu kể cả cáu dày xong không thể
dùng cho nồi hơi có chỗ nứt rạn, mục rỉ.
Tẩy rửa bằng kiềm là dùng kiềm để làm mềm lớp cáu rồi vệ sinh cơ học.
Vệ sinh cơ học chỉ dùng dụng cụ để cạo.
2) Các phương pháp vệ sinh cáu nồi hơi
a) Tẩy rừa bằng axit
Trước khi tẩy rửa bằng axit phải bịt tất cả các van chỉ trừ van xả nước. Nếu
có vết dầu trong cáu phải tiến hành khử dầu trước bằng cách pha 10kg hyđrôxit
canxi và 25kg keo thủy tinh cho 1𝑚3 nước nồi rồi đun nước nồi trong 24 giờ ở
áp suất 0,5 ÷ 0,8 kG/𝑐𝑚2 .
Rửa nồi bằng axit crômic hoặc sulfuric 3% (rất tốt xong đắt tiền), nếu là
cáu 𝐶𝑎𝐶𝑂3 hoặc 𝑀𝑔𝐶𝑂3 cần đun nước nồi đén 20 ÷ 40˚C, là cáu silicát hoặc
cáu sun phát cần đun đến 70˚C. Có thể rửa nồi bằng axit HCl với nồng độ 2% và
31
cứ 0,5mm chiều dày cáu cần tăng nồng độ axit HCl thêm 2 ÷ 3% nhưng không
qua 10%. Nồi hơi có cáu silicát hoặc cáu sun phát có thể rửa nồi bằng axit HCl
nồng độ 5 ÷ 7%. Cáu sun phát nếu thử đun nóng trong dung dịch axit HCl 10%
mà không tan thì dùng dung dịch axit HCl 2% có pha thêm NaF hoặc 𝑁𝐻4 𝐹
theo tỉ lệ từ 20 ÷ 30 kg/tấn nước nồi.
Rửa nồi bằng hóa chất phải tuần hoàn cưỡng bức để cho nồng độ dung dịch
ở các nơi được đều nhauvaf hâm nóng dung dịch bằng đốt nồi hơi nhỏ lửa.
Thời gia rửa nồi bằng axit từ 6 ÷ 20 giờ tùy theo độ dày lớp cáu và đặc tính
của cáu. Trong thời gia rửa nồi phải bổ sung thêm axit để khôi phục nồng độ.
Khi nồng độ axit không giảm, tức là cáu đã tan hết. Sau khi xả dung dịch axit thì
cho kiềm (NAOH hoặc 𝑁𝑎2 𝐶𝑂3 ) nồng độ 2 ÷ 3% vào để trung hòa trong vòng 6
÷ 8 giờ rồi dùng nước nóng để rửa lại. Bộ sấy hơi nên xối rửa bằng nước ngưng
nóng hoặc nước chưng cất.
b) Tẩy rửa bằng kiềm
Trường hợp cáu dày và không cho phép rửa bằng axit thì nấu kiềm rồi cạo
cáu. Trước khi nấu kiềm cần tháo các van bằng đồng rồi bịt bằng bích để chống
ăn mòn.
Đốt nồi hơi để nấu kiềm, khi áp suất nồi hơi bằng 1/4 ÷ 1/3 áp suất làm
việc thì dùng hệ thống cấp nước đưa dung dịch kiềm vào nồi. Sau đó, cứ sau hai
giờ thì giảm áp suất về “0” rồi tăng lại ¼ ÷ 1/3 áp suất làm việc để làm bong
cáu. Lúc áp suất nồi hơi bằng 1 kG/𝑐𝑚2 thì xả cặn nồi và bổ sung nước. Cứ cách
½ ÷ 1 giờ thì thử độ phốt phát và độ kiềm của nước nồi cho đếm khi nồng độ
kiềm không giảm nữa là xong. Cho nồi hơi nguội dần, xả cặng đáy ở áp suất 0,5
÷ 1 kG/𝑐𝑚2 , kiểm tra cáu và lập tức cạo ngay để tránh hóa cứng. lượng kiềm
cho vào nước, nếu là cáu sunphat cần 1,5 ÷ 2 kg 𝑁𝑎3 𝑃𝑂4 cho 1 𝑚3 nước nồi,
sau đó pha thêm 0,75 ÷ 1 kg cho 1 𝑚3 nước. Nếu cáu dày cần pha thêm 8 ÷ 12
kg 𝑁𝑎2 𝐶𝑂3 và 0,4 ÷ 0,6 NaOH (số lớn dùng cho cáu dày trên 5mm) hoặc 15 ÷
20 kg thuốc chống cáu.
c) Phương pháp cơ học

32
Phương pháp cơ học dùng cho trường hợp cáu mỏng hoặc cáu dày khi đã
nấu kiềm. Phương pháp thủ công cạo cáu là dùng dây cáp nhỏ buộc vào bàn chải
thép rồi kéo qua lại trong ống. Phương pháp cơ giới cạo cáu, dùng dao cạo cáu
bằng thép ít cacbon thấm than. Lúc đầu cạo bằng dao có đường kính bé để dễ
luồn vào trong ống, về sau thay bằng dao có dường kính lớn hơn. Dao nối với
trục mềm và được truyền động bằng mô tơ điện 12V, nếu ống rất cong có thể lấy
thêm khớp các dạng. Dao cũng có thể được truyền động bằng khí nén, hoặc
truyền động bằng thủy lực nhờ bơm chữa cháy hoặc bơm nước dằn tàu có áp
suất khoảng 7 kG/𝑐𝑚2 . Dao truyền động thủy lực rất tốt, vì nước xả ra có tác
dụng làm nguội và chống bụi.
Chú ý, dao ở trong ống mới được cho quay, tuy nhiên vãn phải cẩn thận để
tránh tai nạn và bảo vệ đầu dụng cụ vệ sinh ống.
3) Đối với bề mặt hấp nhiệt phía khói lò
Trước khi vệ sinh muội nồi hơi nồi hơi cần được thổi muội kỹ càng. Cách
thức vệ sinh muội tùy vào kết cấu của nồi hơi mà tiến hành.
Đối với nồi hơi ống nước, việc vệ sinh muội bám thực hiện ngay khi ống
còn nóng bằng cách phun nước.
Đối với nồi hơi ống lửa, việc vệ sinh muội cần được thổi bằng khí nén
trước, sau đó dùng dây buộc chổi sắt hoặc chổi nilon chuyên dùng rồi kéo qua
lại trong ống. Phương pháp cơ giới có thể sử dụng là nắp chổi vào trục mềm của
mô tơ điện hoặc phun bi sắt. Phương pháp phun bi rất sạch tuy nhiên chỉ phù
hợp với ống đứng và cần lưu ý đến độ bền ống lửa.
3.2. Kiểm tra chất lượng nước nồi
Mục đích của việc sử lý nước nồi hơi thực chất là đưa hàm lượng của một
số chất trong nước nồi hơi về giá trị cho phép như: độ pH; hàm lượng kiềm
(điều chỉnh hàm lượng lượng kiềm cũng là gián tiếp điều chỉnh độ pH); hàm
lượng ion chloride; hàm lượng silica… Để làm được điều này trước hết cần hóa
nghiệm nước nồi hay thử nước nồi nhằm xác định hàm lượng các chất trong
nước, từ đó quyết định phương án sử lý nước, chu kỳ gạn mặt xả đáy hay thay
nước nồi.
33
Do nồng độ các chất trong nước luôn thay đổi trong quá trình nồi hơi hoạt
động nên hàng ngày cần phải hóa nghiệm nước nồi để xử lý nước được kịp thời
cũng như phát hiện một số sự cố như: ống của bình ngưng thủng, ống hơi hâm bị
rò,…
So sánh giá trị nồng độ các chất (mg/l hay ppm) của kết quả hóa nghiệm
với khoảng giá trị cho phép của nhà chế tạo hay hướng dẫn sử dụng của hãng
hóa chất dùng để sử lý nước nồi. Thông thường các hãng hóa chất đều đưa ra
cách sử lý theo hóa chất của họ, tuy nhiên khi xử lý nước cần quan tâm đến áp
suất nồi hơi đang làm việc và loại nồi hơi đang sử dụng, nước lấy từ bờ hay
nước trưng cất.
Để đánh giá được tình trạng nước nồi hơi đang sử dụng cần phải hóa
nghiệm mẫu nước từ các vị trí là: nước trong bầu trên( lấy ở van lấy nước mẫu),
nước ngưng tụ ( lấy nước sau khi ngưng), nước sau khi ra khỏi thiết bị làm mềm
nước (nước bổ sung) và nước trong két nước cấp nồi.
3.3. Xử lý nước nồi
Xử lý nước là công việc loại bỏ hoặc làm thay đổi tính chất hóa học của tạp
chất trong nước nồi hơi. Công việc xử lý nước bao gồm lọc cặn, lọc dầu, khử
muối cứng và khử khí nhằm đưa hàm lượng các chất trong nước phù hợp yêu
cầu của mỗi loại nồi hơi. Có thể tiến hành xử lý nước trong nồi hoặc ngoài nồi.
Trong thực tế nước nồi được xử lý đồng thời cả trong và ngoài nồi nhằm lợi
dụng ưu điểm của mỗi phương pháp
3.3.1. Xử lý nước ngoài nồi
1) Lọc cặn
Nước ngưng và nước bổ sung khi đi qua hai vách ngăn đầu tiên các cặn nổi
và cặn chìm đã được giữ lại, khi nước đi qua các ngăn chứa lưới lọc, ngăn chứa
than cốc thì tạp chất dạn nhũ tương và huyền phù được giữ lại. Bể lọc cặn ở các
tàu diesel thường là két nước cấp nồi.
2) Lọc dầu
Nước ngưng từ hơi nước sau khi làm việc với máy hơi có lượng dầu
khoảng 50mg/l, với tua bin hơi khoảng 5mg/l. Tùy vào lượng dầu trong nước mà
34
bể lọc có bố trí nhiều hay ít ngăn lọc dầu. Nước ngưng từ hơi hâm, sấy trên các
tàu diesel không cần lọc dầu. Khi có váng dầu trong nước ngưng chứng tỏ
đường ống hơi hâm két dầu đã bị thủng.
Vật liệu lọc dầu thường dùng là vải bông, vải gai, than cốc, than hoạt tính,
gỗ, dạ bột antaxit. Năng lực hấp thụ (chứa) dầu của chúng như sau: với than cốc
cỡ 20 ÷ 25 mm là 5g/kg, than cốc cỡ 10 ÷ 12 mm là 9g/kg, than cốc cỡ 5 ÷ 6
mm là 20g/kg, than hoạt tính là 250g/kg, vải bông là 200g/kg, vải dạ thường là
160 ÷ 170 g/kg.
Dầu mỏ lẫn trong nước nồi ở ba trạng thái. Màng nổi, giọt dầu lơ lửng
trong nước và nhũ tương. Ở trạng thái màng nổi, dầu bị loại bỏ khi nước thay
đổi hướng đi qua các vách ngăn. Ở trạng thái giọt lơ lửng, dầu bị các bộ lọc cơ
học (lưới lọc) giữ lại. Dầu ở trạng thái nhũ tương thì kích thước các hạt dầu rất
nhỏ (< 0,0001 𝑚𝑚) và mang điện tích cùng dấu không cho chúng kết lại thành
hạt dầu to, chúng hầu như không bị bộ lọc cơ học giữ lại. Muốn tách dầu ra khỏi
nước, trước hết phải khử nhũ tương hoặc dùng bộ lọc dầu kiểu kết tụ. Vật liệu
lọc dầu ở trong các ngăn của bể lọc. Tốc độ nước chảy qua bể càng chậm thì lọc
càng tốt.
Khi vật liệu lọc đã no dầu, phải thay hoặc rửa ngay. Khả năng chứa dầu của
bể lọc phụ thuộc vào vật liệu lọc và cấu tạo của bể lọc, có bể chỉ chứa được 0,1
g/ml, có bể đạt tới 14 ÷ 15 g/ml. dung tích của bể lọc tính theo mỗi mã lực chỉ
thị nên vào khoảng 1,5 ÷ 2,5 lít/mã lực.
3) Khử khí
Chất khí hòa tan trong nước nồi gây ăn mòn nồi hơi chủ yếu là oxy và
cacbon dioxit. Nồi hơi áp suất dưới 20kG/𝑐𝑚2 thường tiến hành khử khi trong
nước cấp tại bể nước nóng hay két nước cấp nồi và bình ngưng. Nồi hơi áp suất
cao cần có thêm thiết bị khử khí hòa tan. Khử khí có nhiều phương pháp.
Kiểu đung sôi, cho nước vào bầu khử khí và đun sôi hoặc hâm két nước
cấp. Đây là phương pháp hay dùng nhất vì đơn giản, tuy rằng nó không khử
được hết hoàn toàn chất khí.

35
Kiểu hóa học, cho nước vào các chất hấp thụ oxy như 𝑁2 𝐻4 , 𝑁𝑎2 𝑆𝑂3 , phoi
sắt. Phương pháp này có thể khử khí hoàn toàn.
Kiểu nhiệt hóa, nước đi qua bầu khử khí kiểu đun sôi và kết hợp với than
hoạt tính hấp thụ chất khí.
Kiểu điện học, cho dòng điện đi qua nước làm oxy trong nước bị ion hóa
mang điện tích âm và chạy đến cực dương tụ tập thành bóng hơi bay đi.
Ngoài ra, đẻ giảm lượng khí hòa tan trong nước thì độ quá lạnh của nước
ngưng nên bé, độ lạnh tăng 1˚C thì lượng oxy tăng 0,006mg/l. bể lọc cần hâm
nóng đến 50 ÷ 60 ˚C, cần theo dõi tình hình làm việc của vòi thoát khí ở bầu
hâm nước.
Đối với các nồi hơi cao áp, nhất thiết phải dùng hệ thống kín cấp nước có
bộ khử khí kiểu đun sôi. Đối với nồi hơi phụ trên các tàu diesel nhiệt độ nước
cấp duy trì không nhỏ hơn 40˚C.
4) Khử muối cứng
Các phương pháp khử muối cứng được dùng trên tàu thủy như phương
pháp trao đổi ion dương, phương pháp trao đổi ion âm, phương pháp điện từ,
phương pháp điện hóa và phương pháp trưng cất nước.
3.3.2. Xử lý nước trong nồi
Cho trực tiếp hóa chất chống đóng cáu vào trong nước nồi hơi là phương
pháp thường dùng đối với nồi hơi, nhất là loại vừa và nhỏ. Đối với các nồi hơi
phụ trên tàu, hóa chất thường được đổ trực tiếp vào két nước cấp hoặc két hóa
chất có ống dẫn đến cửa hút của bơm cấp nước.
Khi cho hóa chất chống đóng cáu như xút, kali cacbonat, natri phốt phát
vào trong nước nồi hơi thì chúng phản ứng hóa học với các muối cứng trong
nước làm cho muối cứng nắng thành cáu bùn để xả ra ngoài được.
Phương pháp chống cáu này dựa trên nguyên lý chuyển hóa cân bằng hóa
học tạo điều kiện thuận lợi thành cáu bùn (𝐶𝑎𝐶𝑂3 , 𝐶𝑎3 (𝑃𝑂4 )2 , 𝑀𝑔(𝑃𝑂4 )2 … )
lắng xuống tức là tạo ra những điều kiện lý hóa thuận lợi cho các muối cacbonat,
các muối phốt phát của canxi và magie chóng đạt tới giới hạn hòa tan khi nồng
độ canxi và magie vẫn giữ nguyên.
36
Thuốc chống cáu tốt nhất là 𝑁𝑎3 𝑃𝑂4 vì cáu bunf phốt phát rất ít hòa tan
trong nước và chống đóng cáu silic có hiệu quả. Song vì 𝑁𝑎3 𝑃𝑂4 đắt tiền nên
chỉ dùng cho nồi hơi cáo áp (𝑃𝑛 > 60 𝑘𝐺/𝑐𝑚2 ). Có thể dùng 𝑁𝑎4 𝑃2 𝑂7 để thay
thế nhưng phải thêm xút để không sinh ra cáu 𝑁𝑎𝐹𝑒𝑃𝑂4 . Có thể cho thêm
𝐶𝑎𝑁𝑂3 làm thành màng bảo vệ mặt hấp nhiệt không bị mục rỉ. Lượng 𝐶𝑎𝑁𝑂3
trong nước nên vào khoảng 35 ÷ 40% độ cứng chung.
Các nồi hơi áp suất vừa và thấp còn dùng các loại hóa chất rẻ tiền như
NaOH, 𝑁𝑎2 𝐶𝑂3 thay cho một phần 𝑁𝑎3 𝑃𝑂4 .12𝐻2 𝑂 như thế giảm được chi phí
về hóa chất chống cáu vì 1kg NaOH chống cáu tương đương 3 ÷ 4 kg
𝑁𝑎3 𝑃𝑂4 .12𝐻2 𝑂 song như vậy không thể đạt độ mềm cao nhất, vì cáu lắng và
tan nhiều trong nước nhất là 𝐶𝑎𝐶𝑂3 .
Hóa chất ở dạng lỏng có thể dùng bơm trực tiếp và nồi hơi, cách này không
đóng cáu trên đường đưa hóa chất vào nhưng phức tạp. Thông thường hóa chất
đóng cáu thường pha trong bể lọc, cũng có thể đặt bình hóa chất trước đường
ống hút hoặc trên đường ống đẩy của bơm cấp nước thì đơn giản hơn. Hóa chất
đưa vào nồi hơi không liên tục dẫn đến độ kiềm của nước kém ổn định. Muốn
pha liên tục cần dùng thiết bị đặc biệt điều chỉnh lượng dung dịch hóa chất vào
nồi.
Ngoài các phương pháp sử lý bằng hóa chất có thể dùng siêu âm chống
đóng cáu cho các nồi hơi ống lửa và nồi hơi liên hợp ống lửa ống nước. Sóng
siêu am phá huye quá trình kết tinh của muối lên mặt hấp nhiệt, làm cho các tinh
thể của chúng vỡ nhỏ thành cáu bùn. Sóng siêu âm còn có thể phá vỡ cáu cũ, vì
rằng mô đun của thép và của cáu khác nhau.

3.4.Thử thủy lực nồi hơi


1) Mục đích và chu kỳ thử
Nồi hơi phải được thử thủy lực để kiểm tra độ kín và độ bền sau một thời
gian khai thác. Theo quy định thì nồi hơi phải được thử thủy lực định kỳ hoặc
sau sửa chữa lớn, sau sự cố hay hoán cải nồi hơi.

37
Áp suất thử thủy lực do đăng kiểm quy định, thông thường áp suất thử thủy
lực như sau:
Nồi hơi làm việc với áp suất 𝑝𝑁 < 5 kG/𝑐𝑚2 , áp suất thử 𝑝𝑡 = 2𝑝𝑁

Nồi hơi làm việc với áp suất từ 5 ÷ 20 kG/𝑐𝑚2 , áp suất thử 𝑝𝑡 = 𝑝𝑁 + 5

Nồi hơi làm việc với áp suất 𝑝𝑁 > 20 5 kG/𝑐𝑚2 , áp suất thử 𝑝𝑡 = 1,25𝑝𝑁 .
Các giá trị thử được coi như thông số kỹ thuật của nồi hơi nên cần lập hội
đồng thử bao gồm đại diện chủ tàu, đăng kiểm viên và máy trưởng.
Dựa vào kết quả thử, đăng kiểm cho phép nồi hơi hoạt động bình thường
hoặc yêu cầu giảm áp suất làm việc cho phép của nồi hơi, rút ngắn thời gian
kiểm tra nồi hơi làn sau…
2) Điều kiện tiến hành thử thủy lực
Thử thủy lực chỉ tiến hành sau khi đã kiểm tra kỹ bên trong nồi hơi.
Khi thử thủy lực không ép van an toàn mà phải tháo ra và bịt lại bằng mặt
bích.
Khi bơm nước vào nồi phải xả hết khí ra khỏi nồi hơi.
Kiểm tra áp suất bằng hai áp kế.
Nâng áp suất thử lên từ từ.
Trong thời gian duy trì áp suất thử không được phép bơm.
Nếu khi thử có phát hiện xì rò, hỏng hóc phải ngừng thử để khắc phục xong
mới thử lại
3) Quy trình thử thủy lực
Tháo tất cả các đường ống nối với khoang nồi hơi rồi bịt lại để cô lập nồi
hơi, chỉ để lại một van cấp nước.
Tháo tất cả các cơ cấu chằng giữ nồi hơi, lắp các thiết bị để đo giãn nở,
chuyển vị tại một số nơi xung quanh nồi hơi như buồng đốt, các phía của nồi
hơi.
Cấp nước vào đầy nồi hơi, sử dụng nước nóng nếu có thể.

38
Lắp ống đẩy của nồi hơi thử thủy lực có áp suất cao, lưu lượng nhỏ vào van
cấp nước.
Ghi lại giá trị của các đồng hồ chỉ báo chuyển vị trước khi bơm.
Nâng dần áp suất thử nên giá trị quy định. Cần chắc chắn áp suất thử sẽ
tăng đều và nhanh. Nếu áp suất thay đổi theo động tác bơm có nghĩa là trong hệ
thống còn không khí. Trong thời gian tăng áp suất, cần chú ý theo dõi toàn bộ
nồi hơi để kịp thời phát hiện rò rỉ hoặc biến dạng nồi hơi.
Khi đã đạt giá trị áp suất thử thì dùng bơm, đóng van nước cấp ngâm nồi để
kiểm tra, thời gian thử không quá 5 phút.
Xả nước nồi hơi và ghi lại giá trị chuyển vị. Cần chắc chắn rằng các giá trị
chuyển vị này trở về đúng trạng thái trước khi thử.
Lập biên bản thử thủy lực.
3.5. Thử nóng nồi hơi
Sau khi thử thủy lực ta tiến hành thử nóng nồi hơi. Khi thử nóng thì nồi hơi
được đốt lên và theo dõi độ kín trong suốt quá trình tăng áp suất hơi. Duy trì áp
suất hơi ở áp suất làm việc trong thời gian từ 8 ÷ 24 giờ để tiếp tục theo dõi và
kiểm tra tỉ mỉ nồi hơi.
Đối với nồi hơi phụ thì trong thời gian thử nóng đồng thời thử hoạt động
của tất cả các thiết bioj phục vụ khác như: việc đốt tự động của nồi hơi, giá trị
đặt của rơle áp suất hơi và sự làm việc của van an toàn…
3.6. Niêm phong nồi hơi
Nồi hơi ngừng đốt lâu ngày cần niêm phong để giảm bớt ăn mòn. Co thể
dùng cách niêm phong khô, niêm phong ướt hoặc nửa khô nửa ướt.
1) Phương pháp niêm phong ướt
Áp dụng cho nồi hơi dừng đốt từ 10 ÷ 15 ngày bằng cách đưa chất chống
ăn mòn vào nước nồi, mở van xả khí rồi bơm cấp đầy nước vào nồi hơi. Loại và
lượng hóa chất đưa vào nồi hơi phải theo hướng dẫn của nhà chế tạo và phù hợp
với quy định của đăng kiểm. Thông thường người ta dùng NaOH theo tỉ lệ
2kg/1𝑚3 nước nồi. Sau khi cho hóa chất vào nước nồi thì hâm nhẹ nồi hơi để

39
khử khí, khi hơi nước thoát ra ở van thoát khí thì đóng lại. Sau vài ngày thì kiểm
tra nước nồi, bổ sung hóa chất và hâm lại.
2) Phương pháp niêm phong khô
Dùng cho nồi hơi dừng đốt trong một tháng. Trước hết cần làm sạch hai
phía của bề mặt hấp nhiệt, xả hết nước, hong khô nồi hơi. Hong khô tự nhiên
bằng cách mở cửa bầu nồi ngay khi trong buồng đốt chưa nguội hẳn hoặc bằng
phương pháp đốt nửa hoặc đặt các chậu đựng chất hút ẩm như 𝐶𝑎𝐶𝑙2 khô (0,3 kg
𝐶𝑎𝐶𝑙2 /1𝑚3 nồi hơi) hoặc silicat đã được nung ở 170 ÷ 180 ˚C trong vòng 3 ÷ 4
giờ (3kg/1𝑚3 )hoặc vôi sống (2kg/1𝑚3 ).
Sau khi nồi hơi khô thì bịt kín tất cả các cửa, các van để không cho oxy lọt
vào. Sau 1 tháng thì kiểm tra và tiếp theo cứ 2 ÷ 3 tháng kiểm tra lại một lần,
nếu chất chống ẩm đã ướt phải sấy khô hoặc thay mới. Riêng đối với bộ sấy hơi
và bộ hâm nước tiết kiệm nên dùng nước nóng làm tan muộ, rồi dùng không khí
nén thổi khô hoặc đun nhỏ lửa.
Chú ý, trước khi vào nồi hơi phải thông gió kỹ để tránh ngộ độc. Nếu
ngừng đốt trên ba tháng, các phụ tùng nên tháo rời để niêm phong riêng.

40
CHƯƠNG IV: CÁC HƯ HỎNG, SỰ CỐ THƯỜNG GẶP
4.1. Những sự cố thường gặp đối với nồi hơi
1) Cạn nước nồi chưa nghiêm trọng
a) Hiện tượng
Mức nước trong ống thủy thấp
Báo động mức nước thấp
b) Nguyên nhân
Két nước cấp cho nồi hơi bị cạn hoặc phin lọc hút của bơm bị tắc bẩn.
Bơm bị hỏng hoặc có khí trong bơm (bị “e”) nếu bơm đặt ở chế độ tự
động
Không khởi động bơm (nếu bơm đặt ở chế độ bằng tay).
Thiết bị cảm ứng mức nước nồi hoạt động không chính xác
c) Biện pháp khắc phục
Giảm lượng nhiên liệu cấp cho nồi hơi.
Kiểm tra két nước cấp, nếu thiếu phải bổ sung.
Sủa chữa bơm, xả khí trong bơm (xả “e”), vệ sinh phin lọc hút.
Khởi động bơm và chuyển sang chế độ tự động.
Kiểm tra vệ sinh các thanh cảm ứng.
2) Cạn nước nồi nghiêm trọng
a) Hiện tượng
Không nhìn thấy mức nước trong ống thủy.
Nếu mở van xả của ống thủy sẽ thấy hơi phụt ra.
Báo động mức nước quá thấp
Nếu nồi hơi đang chay sẽ dừng sự cố.
b) Nguyên nhân

Ống bị thủng, vỡ.

Két nước cấp cho nồi hơi bị cạn.


Bơm bị hỏng hoặc có không khí trong bơm. Phin lọc trước của hút của
bơm bị tắc bẩn.

41
Thiết bị cảm ứng mức nước nồi hoạt động không chính xác.
c) Biện pháp khắc phục
Tắt nồi hơi (nếu đang hoạt động ở chế độ bằng tay)
Tuyệt đối không được cấp nước, tắt quạt gió và quạt hút khói (nếu có).
Giật van an toàn để áp suất nồi hơi giảm dần về không. Khi nhiệt độ nồi
hơi giảm còn 60 ÷ 70 ˚C thì xả nước rồi kiểm tra kỹ bên trong nồi hơi.
Nếu phát hiện có chỗ kim loại bị quá nhiệt (khác màu) thì không được cho
nồi hơi làm việc lại khi đăng kiểm chưa kiểm tra.
3) Mức nước nồi hơi quá cao
a) Hiện tượng
Mức nước trong ống thủy quá cao
Báo động mức nước quá cao.
b) Nguyên nhân
Do van nối thông giữa bộ cảm biến mức nước và nồi hơi bị tắc.
Thiết bị cảm ứng mức nước nồi hoạt động không chính xác.
Do đặt bơm hoạt động ở chế độ hoạt động bằng tay.
Do hiện tượng “trương nước nồi” khi đốt nồi hơi ở trạng thái nguội lạnh.
Do hiện tượng bùng sôi khi phụ tải của nồi hơi thay đổi đột ngột.
Do hiện tượng sôi trào bởi chất lượng nước nồi quá xấu hoặc có váng dầu
trong nước.
c) Biện pháp khắc phục
Kiểm tra, thông rửa bộ cảm ứng mức nước nồi và ống thủy.
Đặt bơm ở chế độ tự động, tiến hành xả đáy.
Đốt nồi ở trạng thái nguội lạnh có mức nước cao nên tiến hành xả đáy.
Kiểm tra, vệ sinh cảm ứng mức nước nồi
Không nên thay đổi tải nồi hơi một cách đột ngột.
Kiểm tra, xử lý nước nồi, tăng cường gạn mặt, xả đáy.
4) Cháy hỏng mặt hấp nhiệt
a) Hiện tượng

42
Khi ống, bầu, buồng đốt bị quá nóng gây nên võng, nứt, vỡ. Khi bị vỡ thì
áp suất nồi hơi giảm, khói có màu trắng, hơi nước và ngọn lửa từ buồng
đốt phụt ra ngoài.
b) Nguyên nhân
Do bị ăn mòn, bị xâm thực.
Do cạn nước nồi nghiêm trọng.
Do cáu cặn, muội bám dày vào các bề mặt trao đổi nhiệt bị quá nhiệt.
c) Biện pháp khắc phục
Trường hợp ống hoặc buồng đốt bị võng hoặc bị lún, phải lập tức tắt nồi
hơi, ngừng cấp nước, để cho nồi hơi nguội dần rồi kiểm tra.
Buồng đốt cháy hỏng có thể sửa chữa bằng phương pháp hàn. Ống vỡ có
thể hàn đắp hoặc thay thế, nếu số ống hỏng nhỏ hơn 15% cho phép nút
ống (lớn hơn 15% vẫn cho phép nút ống nếu tàu đang hành trình).
5) Vách buồng đốt bị hư hỏng
a) Hiện tượng
Gạch, vữa chịu nhiệt bị đổ sạt.
Nhiệt độ vách chỗ bị đổ sạt nóng hơn bình thường.
Vách bị ẩm ướt.
b) Nguyên nhân
Do buồng đốt bị quá nhiệt.
Do nứt vỡ ống hoặc rò rỉ hơi thổi muội dẫn đến vách bị ẩm ướt.
c) Biện pháp khắc phục
Khắc phục nguyên nhân gây hư hỏng vách buồng đốt.
Nếu gạch, vữa bị đổ sạt phải dừng lò ngay để sửa chữa, nếu cần có thể
tạm thời tiếp tục đốt lò thì phải giảm ngọn lửa ở gần chỗ sạt lở.
Nếu vách gạch bị ẩm ướt do vỡ ống thì phải sấy khô trước khi nhóm lò.
Đốt nồi hơi khi vách gạch bị ẩm dẫn đến nứt tường buồng đốt và sạt lở.
6) Áp suất nồi hơi quá cao
a) Hiện tượng
Đồng hồ áp suất hơi chỉ áp suất quá cao
43
Báo động áp suất hơi quá cao
Van xả hơi thừa đã mở và có thể van an toàn cũng mở.
b) Nguyên nhân
Do rơle áp suất hơi điều khiển sự hoạt động của nồi hơi bị liệt hoặc hoạt
động không chính xác.
Đối với nồi hơi phụ - khí xả thì có thể năng lượng của khí xả cung cấp
cho nồi hơi lớn nhưng lượng nhiệt tiêu thụ hơi ít.
c) Biện pháp khắc phục
Tạm thời tắt nồi hơi sau đó điều chỉnh hoặc thay mới rơle áp suất
Đối với nồi hơi phụ - khí xả khi áp suất hơi quá cao ta có thể xả hơi vào
hâm các két, hoặc mở van đi tắt cho hơi vè bình ngưng.
7) Áp suất nồi hơi quá thấp
a) Hiện tượng
Đồng hồ áp suất hơi chỉ áp suất quá thấp.
Có báo động áp suất hơi quá thấp
b) Nguyên nhân
Do quá trình cháy trong buồng đốt diễn ra không tốt
Lắp nhầm đầu phun có sản lượng thấp
Có thể do ống hơi bị thủng, hoặc bị cáu cặn, muội bám dày.
Do rơle áp suất hơi điều khiển sự hoạt động của nồi hơi ở chế độ tự động
bị liệt hoặc hoạt động không chính xác.
Đối với nồi hơi phụ - khí xả có thể năng lượng của khí xả không đủ để
cung cấp cho nồi hơi khí xả nhưng lượng hơi tiêu thụ nhiều.
c) Biện pháp khắc phục.
Tạm dừng nồi hơi, tháo kiểm tra buồng đốt.
Nếu ống hơi bị thủng phải dừng lại để sửa chữa, nếu cáu cặn, muội bám
dày phải vệ sinh ống.
Hiệu chỉnh hoặc thay mới rơle áp suất hơi.

44
Đối với nồi hơi liên hợp phụ - khí xả: khi nồi hơi khí xả đang làm việc mà
áp suất hơi quá thấp ta có thể đốt thêm nồi hơi phụ hoặc cắt hâm một số
két dầu chưa cần thiết và tăng nhiệt độ nước cấp.
4.2. Những sự cố đối với thiết bị buồng đốt
1) Quạt gió không chạy
a) Hiện tượng
Mô tơ lai quạt gió không chạy
b) Nguyên nhân
Do cháy mô tơ điện, mất nguồn, hoặc hỏng vòng bi
Cánh quạt bị tỳ vào vỏ làm mô tơ quá tải dẫn đến rơle bảo vệ quá tải làm việc.
c) Biện pháp khắc phục
Thay vòng bi, quấn lại mô tơ điện hoặc thay mới.
Kiểm tra lại mạch điện cho mô tơ điện lai quạt
Sửa chữa lại quạt hoặc thay mới cánh.
2) Mồi lửa không thành công
a) Hiện tượng
Nồi hơi không cháy
Đèn báo hiệu nồi hơi đang hoạt động không sáng
Đèn báo đánh lửa không thành công “Ignition-failure” sáng nhấp nháy, chuông
báo động kêu.
b) Nguyên nhân
Hỏng tế bào quang điện hoặc kính bảo vệ bị bẩn
Điều chỉnh độ mở của bướm gió không đúng
Hỏng van điện từ, tắc súng phun, áp suất dầu quá thấp.
c) Biện pháp khắc phục
Kiểm tra, vệ sinh kính tế bào quang điện.
Hiệu chỉnh lại độ mở của bướm gió cho đúng
Kiểm tra van điện từ cấp dầu, nếu hỏng phải thay mới
Kiểm tra lại hệ thống nhiên liệu, đầu tiên là súng phun sau đó đến bơm…
3) Nồi hơi đang cháy bị tắt
45
a) Hiện tượng
Nồi hơi đang cháy bỗng tắt, mặc dù áp suất nồi hơi chưa đạt đến giá trị ngắt của
rơleáp suất hơi
Chuông báo động kêu, đèn báo cháy không thành công “fire-failute” sáng nhấp
nháy, đèn báo hiệu nồi hơi đang hoạt động tắt.
b) Nguyên nhân
Do hỏng tế bào quang điện hoặc kính bị bẩn.
Tắc súng phun
Quạt gió hoặc bướm gió bị sự cố.
Các thiết bị bảo vệ làm việc ngắt không cho nồi hơi hoạt động.
c) Biện pháp khắc phục
Kiểm tra, vệ sinh kính của tế bào quang điện.
Tháo kiểm tra và vệ sinh đầu phun.
Kiểm tra sửa chữa quạt gió, bướm gió.
Khắc phục sự cố theo đèn chỉ báo rồi hoàn nguyên thiết bị bảo vệ.
4) Cháy không ổn định
a) Hiện tượng
Quá trình cháy diễn ra trong buồng đốt không ổn định.
b) Nguyên nhân
Do nhiên liệu bị lẫn không khí, nhiệt độ dầu quá cao hoặc quá thấp.
Dùng loại đầu phun không phù hợp với lượng không khí cấp lò.
Dầu tính tụ nhiều trong buồng đốt và cháy.
Rò dầu tại đầu súng phun do van tuần hoàn hoặc van điện từ.
Lượng không khí cấp lò không đủ.
c) Biện pháp khắc phục
Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, đầu tiên là súng phun sau đó đến bơm…
Kiểm tra, chỉnh đặt lại nhiệt độ hâm daaufcho phù hợp.
Lựa chọn sử dụng đầu phun cho phù hợp với sản lượng quạt gió.
Kiểm tra quạt gió và độ mở của bướm gió.
4.3. Các hiện tượng biến dạng của thép nồi hơi
46
1) Hiện tượng biến cứng
Biến cứng là hiện tượng làm giảm độ dẻo của thép do làm việc lâu ngày ở
nhiệt độ cao.
Thép bị biến cứng thì độ bền kéo đứt tăng nhưng dộ giãn dài giảm, độ bền
va đập giảm và tăng độ ăn mòn, già hóa.
2) Hiện tượng già hóa
Già hóa là sự thay đổi tính chất kim loại do cacbon, nitơ, oxy không tan
vào trong ferit nữa. Tốc độ già hóa cao ở nhiệt độ 200 ÷ 300 ˚C và nhất là sau
khi thép bị biến cứng (với thép có hàm lượng cacbon < 0,18% và hàm lượng
oxy lớn). Vì vậy để giảm già hóa thép nooig hơi phải dùng thép có hàm lượng
C > 0,18% và hàm lượng oxy càng thấp càng tốt.
3) Hiện tượng kết tinh lại
Kết tinh lại là hiện tượng thép cacbon khi làm việc ở nhiệt độ cao (600
÷800 ˚C) sẽ sinh ra các hạt ferit, làm giảm độ dẻo và độ va đập. Vì vậy khi nhiệt
độ làm việc cao thì nên chọn théo có hàm lượng C > 0,18%.
4) Biến dạng rão
Biến dạng rão là hiện tượng thép ngày càng bị biến dạng vĩnh cửu ngay cả
trong điều kiện ứng suất của kim loại nhỏ hơn độ bền tới hạn dàn hồi. Biến dạng
rão dẫn đến các bulông, vít cấy, đinh tán bị nới lỏng. Hậu quả là làm rò nước,
phá hỏng các chi tiết của nồi hơi.
5) Hiện tượng nới lỏng
Hiện tượng nới lỏng là hiện tượng các chi tiết liên kết như bu lông, thanh
chằng, vít cấy… làm việc ở nhiệt độ cao bị biến dạng rão, biến dạng vĩnh cửu
dẫn đến sức căng của mối liên kết ngày càng giảm, các chi tiết bị nới lỏng. Vì
vậy định kỳ phải xiết chặt lại các mối liên kết để tránh rò lọt.
6) Hiện tượng graphit hóa.
Graphit hóa là hiện tượng thép cacbon và thép molipden sau khi ủ xong các
hạt tinh thể bố trí hình mạng không ổn định nên sau thời gian dài làm việc ở
nhiệt độ cao bố trí hình mạng biến thành hình cầu. Graphit hóa làm giảm độ bền,
nhất là độ bền biến dạng rão.
47
7) Hiện tượng giòn kiềm
Giòn kiềm là hiện tượng thép hóa giòn do làm việc lâu ngày ở môi trường
nước có độ kiềm cao. Khi thép bị giòn kiềm sinh ra các vết nứt giữa các tinh thể
dẫn đến giảm độ bền va đập. Hiện tượng này thường xảy ra ở các mối tán đinh,
những tấm đệm lót, tại đây thường có một ít nước bị rò rỉ rồi bay hơi để lại hàm
lượng kiềm cao.
Giòn kiềm là lý do tránh không dùng búa gõ len nồi hơi trong quá trình
khai thác.
8) Hiện tượng giòn ram
Giòn ram là hiện tượng thép giảm độ dẻo khi nguội dần từ nhiệt độ khoảng
500 ÷ 650 ˚C. Vì vậy để giảm giòn ram thường dùng thép hợp kim crom –
molipden – vanadi.
9) Hiện tượng giòn nóng
Giòn nóng là hiện tượng thép hợp kim crom – niken – mangan bị giòn khi
làm việc lâu ngày ở nhiệt độ 400 ÷ 500 ˚C.
Để giảm giòn nóng thì thép dùng cho nồi hơi cần pha thêm vanadi và tăng
hàm lượng mangan.
10) Hiện tượng mục rỉ thép nồi hơi
Hiện tượng mục rỉ thép nồi hơi là sự phá hủy thép do tác dụng hóa học và
điện hóa gây nên.

48
Kết luận
Sau 1 thời gian tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về nồi hơi tàu thủy nói chung và
liên hiệp phụ khí xả nói riêng, em đã làm rõ 1 số vấn đề về nồi hơi tàu thủy gồm:

Giới thiệu được cơ bản về nồi hơi và các thiết bị, hệ thông phục vụ nồi hơi.

Biết được nguyên lý hoạt động của nồi hơi liên hiệp phụ khí xả

Biết được ưu điểm, nhược điểm và đặc điểm của nồi hơi liên hiệp phụ khí xả

Hiểu được quy trình vận hành nồi hơi.

Hiểu được quy trình khai thác và bảo dưỡng nồi hơi tàu thủy.

Biết được nguyên nhân của các hư hỏng và sự cố thường gặp đối với nồi hơi tàu
thủy, từ đó đưa ra phương pháp để khắc phục sự cố.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đại An, Hoàng Anh Dũng (2008), Nồi hơi tàu thủy, Nhà xuất bản Hải
Phòng
2. Nguyễn Sĩ Mão(2006), Lò hơi, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
3. Nguyễn Hồng Phúc (2000), Hệ động lực hơi nước, NXB Trường Đại học hàng
hải Việt Nam

50

You might also like