You are on page 1of 10

Chöông 15.

Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

CHƯƠNG 15. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NỒI HƠI TỰ ĐỘNG

1. Khái niệm chung


Chức năng
Nồi hơi là thiết bị tạo ra nguồn năng lượng hơi để cung cấp cho các phụ tải tiêu thụ hơi. Trên
các tàu sử dụng hệ thống động lực đẩy tua-bin thì nồi hơi cung cấp hơi quay tua-bin lai chân
vịt. Với các trạm phát điện tua-bin thì nồi hơi cung cấp hơi quay tua-bin lai máy phát điện.
Trên một số tàu sử dụng các tua-bin lai các máy phụ như bơm, tời neo, … Ngoài ra nồi hơi
còn cung cấp hơi nóng để sấy dầu (trên các tàu dầu), sấy máy, vệ sinh két, đường ống, đun
nước sinh hoạt và sưởi ấm, …
Yêu cầu về việc điều khiển hệ thống nồi hơi
- Hoạt động tin cậy, chính xác, hiệu suất cháy nhiên liệu cao (điều khiển tỷ lệ dầu/gió tối
ưu).
- Tính tự động hóa cao: vì nồi nơi hoạt động đốt và dừng nhiều lần nên quá trình đốt và
dừng lò phải xảy ra tự động.
- Phải có khả năng bảo vệ chính xác khi mức nước trong nồi thấp, áp suất hơi trong nồi
cao, ...
Phân loại
a) Nồi hơi chính: nhiên liệu đốt cháy làm nóng nước tạo hơi, chức năng chính là cung cấp
hơi quay tua-bin lai chân vịt, ngoài ra cung cấp hơi cho các máy phụ chạy tua-bin (bơm,
tời), sấy dầu, … Nồi hơi chính được lắp đặt trên các tàu có tua-bin lai chân vịt.
b) Nồi hơi phụ: tương tự nồi hơi chính nhưng kích thước nhỏ hơn, chỉ sử dụng hạn chế để
sấy dầu, hâm máy, vệ sinh két ống, phục vụ sinh hoạt, … Nồi hơi phụ được lắp đặt trên
các tàu có hệ động lực đẩy là diesel chạy bằng dầu nặng, cần hâm máy và sấy dầu.
Nhược điểm của nồi hơi phụ là năng lượng làm nóng nước được tạo ra từ việc đốt nhiên
liệu.
c) Nồi hơi kinh tế: sử dụng năng lượng khí xả của diesel để đun nóng nước tạo hơi phục vụ
hâm máy sấy dầu, vệ sinh két ống, phục vụ sinh hoạt, … Ưu điểm của nồi hơi kinh tế là
không tiêu hao nhiên liệu nhưng nhược điểm là chỉ khi máy diesel chạy ổn định mới hoạt
động được.
d) Nồi hơi phụ kinh tế: kết hợp nồi hơi phụ và nồi hơi kinh tế, lúc đầu hoạt động như một nồi
hơi phụ, năng lượng được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu, sau khi có dủ hơi nóng để sấy
máy (diesel), hâm dầu, … và động cơ diesel hoạt động ổn định với nhiệt độ khí xả
khoảng trên 2000C thì nồi hơi chuyên sang hoạt động với nguồn năng lượng thu từ khí
xả của động cơ, lúc này nồi hơi hoạt động như một nồi hơi kinh tế.
Thuật toán
a) Thuật toán cấp nước tự động: tự động duy trì mức nước trong nồi trong giới hạn hmin –
hmax. Nếu mức nước trong nồi h > hmax thì năng suất sinh hơi kém, nếu h < hmin làm
cho thành nồi nóng và thậm chí cháy nồi.
b) Thuật toán tự động sấy dầu nặng: để dầu cháy hoàn toàn thì vòi phun phải phun dầu ở
dạng sương, với dầu nặng thì phải sấy dầu lên đến nhiệt độ 70 – 900C.
c) Thuật toán đốt lò: quá trình đốt lò có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động. Ở chế độ hoạt
động bình thường thì quá trình đốt lò là tự động hoàn toàn.
d) Thuật toán tự động giữ áp suất trong nồi trong khoảng cho phép: nếu áp súât hơi thấp
quá thì không đủ cấp cho phụ tải và các nhu cầu khác, nếu áp suất hơi cao quá giá trị
định mức thì nguy hiểm, do đó phải duy trì áp suất hơi trong khoảng giới hạn cho phép.
e) Thuật toán dừng lò: có 3 trường hợp dừng lò, dừng bằng tay, dừng tự động (khi đủ áp
suất hơi), và dừng sự cố (do nước trong nồi quá thấp, áp suất hơi quá cao, …).
Cấu trúc tổng thể

224
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

Hình 15-1 Sơ đồ tổng thể hệ thống nồi hơi tàu thủy


1- nồi hơi; 2- vòi phun; 3- biến áp đánh lửa; 4- van dầu nhiên liệu;
5- quạt gió; 6- bộ sấy dầu nặng; 7- bơm bánh răng; 8- bơm cấp nước cho nồi; 9- cửa gió

Bộ đo mức nước điều khiển bơm cấp nước nồi, bộ đo nhiệt độ dầu điều khiển sấy dầu nặng,
bộ đo áp suất hơi điều khiển quá trình đốt và dừng lò (điều khiển cấp dầu, biến áp đánh lửa
và cửa gió).

2. Các phần tử điện, tự động trong hệ thống nồi hơi


Cảm biến mức
Cảm biến mức nước nồi có thể dùng rơ-le phao như đã trình bày ở chương 12, ngoài ra còn
sử dụng các loại như tiếp điểm từ, điện cực, rơ-le khí nén.

225
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

a) Kiểu từ b) Kiểu điện cực


1- Tiếp điểm mức nước quá thấp, dừng lò 1- Điện cực chung
2- Tiếp điểm mức nước thấp, chạy bơm 2- Điện cực ứng với mức nước quá thấp, dừng lò
3- Tiếp điểm mức nước cao, dừng bơm 3- Điện cực ứng với mức nước thấp, chạy bơm
4- Tiếp điểm mức nước quá cao, dừng lò 4- Điện cực ứng với mức nước cao, dừng bơm
5- Ống trượt phi từ chứa tiếp điểm từ, kín nước 5- Điện cực ứng với mức nước quá cao, dừng lò
6- Nam châm vĩnh cửu
7- Dây ra
8- Nồi hơi
9- Ống đặt cảm biến, thông với nồi

Hình 15-2 Các kiểu cảm biến mức nước nồi hơi

226
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

Hình 15-3 Bộ đo, chỉ báo mức nước nồi sử dụng van khí

Thiết bị đánh lửa

Hình 15-4 Thiết bị đánh lửa

Thiết bị đánh lửa có chức năng mồi lửa để đốt lò, bao gồm biến áp đánh lửa 220V/2500V,
dây cáp cap áp và ống sứ, bu-gi đánh lửa. Việc đánh lửa dựa trên nguyên tắc tạo ra hồ
quang điện khi hai điện cực đặt gần nhau.
Cảm biến ngọn lửa

Hình 15-5 Thiết bị cảm biến ngọn lửa

Thiết bị đánh lửa làm việc ở chế độ ngắn hạn, do đó khi đốt lò thành công thì phải có thiết bị
cảm biến ngọn lửa để đưa tín hiệu đến ngắt biến áp đánh lửa ra khỏi mạch điện. Để thực
hiện chức năng này, người ta sử dụng tế bào quang điện hoặc điện trở quang, có đặc điểm

227
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

là dòng điện qua nó tăng nhanh khi có ánh sáng chiếu vào. Dòng điện này qua bộ khuếch
đại đưa đến điều khiển tiếp điểm ngắt biến áp đánh lửa.
Thiết bị cung cấp đầu đốt

Hình 15-6a Hệ thống cung cấp dầu đốt không sử dụng bơm

Hình 15-6b Hệ thống cung cấp dầu đốt sử dụng bơm

Để quá trình đốt được dễ dàng thì thường lúc đầu người ta đốt lò bằng dầu nhẹ, sau khi đốt
thành công thì chuyển sang dầu nặng nhờ van 3 ngã. Kho két dầu đặt cao hơn vòi phun (tối
thiểu 300mm) thì không cần bơm, còn khi két dầu đặt thấp hơn vòi phun thì sử dụng bơm để
chuyển dầu và tạo áp lực, lúc này sử dụng thêm van điều chỉnh áp suất dầu và thường đặt
giá trị 0.05kg/cm2. Lưu ý trong trường hợp này thì đường ống cấp dầu đến vòi phun cũng
đặt cao hơn vòi phun tối thiểu 300mm.
Để quá trình cháy xảy ra tốt hơn (dầu được đốt hết hoàn toàn) thì dầu phải được phun ra
khỏi vòi phun ở dạng sương, tức là dầu phải loãng, để đạt được điều này người ta sử dụng
bộ sấy dầu (tốt nhất trong khoảng 70-900C)
Cam chương trình
Để điều khiển quá trình đốt lò theo một tuần tự logic nhất định, người ta dùng cam chương
trình. Cam chương trình có cấu tạo bao gồm một động cơ đồng bộ công suất nhỏ (vài oat)
quay một hệ thống cam đóng mở các tiếp điểm. Tổng thời gian của chương trình thường
khoảng 120 giây.

228
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

Hình 15-7a Sơ đồ điều khiển tự động nồi hơi sử dụng cam chương trình

Hình 15-7b Biểu đồ thời gian cam chương trình


Hình 5-7 là sơ đồ nguyên lý đơn giản điều khiển một nồi hơi tự động sử dụng cam chương
trình. Trong sơ đồ này cam chương trình là động cơ đồng bộ SM lai các cam tiếp điểm I, II,
…, VIII. Khoảng thời gian đóng mở của các tiếp điểm này được biểu diễn ở biểu đồ thời gian
(hình 15-7b).

3. Thuật toán điều khiển


Tự động cấp nước nồi

229
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

Nước trong nồi phải luôn được giữ trong khoảng giới hạn qui định hmin = h = hmax. Nếu
mức nước trong nồi thấp quá sẽ có nguy cơ cháy nồi, còn nếu mức nước cao quá sẽ làm
giảm năng suất sinh hơi. Các cảm biến mức nước sẽ điều khiển cho bơm hoặc hệ thống
van cấp nước tự động duy trì mức nước nồi.
Thuật toán cấp nước nồi như sau:
1/ Nếu h = hmin, cấp nước
2/ hmin = h = hmax, tiếp tục cấp nước
3/ h = hmax, ngừng cấp nước
4/ hmin = h = hmax, không cấp nước
5/ Quay về 1/
Hình 15-8 là sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước nồi tự động sử dụng bơm.

Hình 15-8 Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự động cấp nước nồi


Trong sơ đồ trên, M là động cơ lai bơm nước; BA là biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
380V/220V; C là công tắc tơ điều khiển động cơ M; KĐ là nút khởi động; D là nút dừng; RN
là rơ-le nhiệt bảo vệ quá tải động cơ; F1 – F4 là các cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch
điều khiển; L là cảm biến mức nước nồi thấp; H là cảm biến mức nước nồi cao; S là công
tắc chọn chế độ hoạt động có hai vị trí, điều khiển bằng tay M và điều khiển tự động A. GL là
đèn anh báo hệ thống đang hoạt động, YL là đèn vàng báo hệ thống đang nghỉ.
Tự động sấy dầu

230
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

Hình 15-8 Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy dầu tự động

Thuật toán sấy dầu như sau:


1/ Nếu ( = (min , sấy dầu
2/ (min = ( = (max, tiếp tục sấy
3/ ( = (max, ngừng sấy
4/ (min = ( = (max, không sấy
5/ Quay về 1/
Với (min ~ 700C và (max~ 900C, và dầu được tự động giữ ở khoảng nhiệt độ (70 – 90)0C.
Hình 15-8 là sơ đồ nguyên lý mạch dấy dầu tự động, điện trở sấy được đặt cách điện trong
ống kim loại không gỉ, bố trí trong bầu sấy, dầu chạy qua bầu sấy và được duy trì nhiệt độ
trong giá trị yêu cầu. S là công tắc chuyển mạch cho hệ thống làm việc (ON) hoặc nghỉ
(OFF). L, H, T là 3 cảm biến nhiệt, L cảm biến nhiệt độ (min, H cảm biến nhiệt độ (max, T
cảm biến nhiệt độ quá cao dừng hệ thống, cảm biến T có núm reset, nghĩa là muốn hệ thống
hoạt động trở lại phải ấn nút reset này.
Thuật toán đốt và dừng lò
Đốt lò có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động, thuật toán đốt lò như sau:
1/ Chạy quạt gió, mở hết cửa gió thông lò (thổi lượng khí CO, CO2, … còn lưu lại trong
lò ra ngoài).
2/ Mở hạn chế cửa gió, phun dầu nhẹ, đánh lửa.
3/ Nếu đốt thành công, xuất hiện ngọn lửa, tế bào quang điện cảm nhận ngọn lửa và
đưa tín hiệu đến cắt biến áp đánh lửa.
4/ Phun dầu nặng, cắt dầu nhẹ, dừng cam chương trình.
Nếu đốt không thành công, cam chương trình sẽ tiếp tục quay hết hành trình về vị trí đầu, và
có thể thực hiện đốt thêm lần nữa (tùy thuộc vào từng hệ thống cụ thể). Nếu vẫn đốt không
thành công thì gửi tín hiệu báo động.
Thuật toán dừng lò như sau:
1/ Cắt nhiên liệu vào buồng đốt, tiếp tục chạy quạt gió thông lò.
2/ Tắt quạt gió.
3/ Cam chương trình chạy về vị trí ban đầu.
Có 3 khả năng dừng lò:

231
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

- Dừng lò do điều khiển.


- Dừng lò do người vận hành chủ động dừng lò.
- Dừng lò do sự cố (mức nước trong nồi quá thấp, quạt gió bị quá tải, áp lực dầu đốt
thấp, …)
Tự động duy trì áp suất hơi trong nồi
Việc duy trì áp suất hơi trong nồi trong một pham vi cho phép đảm bảo cho việc vận
hành khai thác nồi hơi kinh tế và an toàn. Với các nồi hơi phụ tàu thủy thì áp suất hơi trong
nồi thường được duy trì từ (3 – 6) kg/cm2 hoặc (4 – 8) kg/cm2, phụ thuộc vào từng loại lò
cụ thể.
Thường có hai phương pháp đốt lò để duy trì áp suất hơi trong nồi là đốt một cấp và đốt
hai cấp (sử dụng hai vòi phun).
Thuật toán đốt lò một cấp:
1/ Nếu P = Pmin, đốt lò
2/ Pmin = P = Pmax, tiếp tục đốt lò
3/ P = Pmax, ngừng đốt lò
4/ Pmin = P = Pmax, không đốt lò
5/ Quay về 1/
Thuật toán đốt lò hai cấp (cấp 1 sử dụng 01 vòi phun, cấp 2 sử dụng đồng thời hai vòi phun):
1/ Nếu P = Pmin, đốt lò cấp 2
2/ Pmin = P = Pmax, tiếp tục đốt cấp 2
3/ P = Pmax, ngừng đốt lò
4/ Px = P = Pmax, không đốt lò
5/ Nếu P = Px, đốt lò cấp 1
6/ P = Px, đốt lò cấp 2
Như vậy quá trình đốt lò lúc này được điều khiển bởi các cảm biến áp suất hơi trong nồi.
Tự động kiểm tra và bảo vệ nồi
Các thông số kiểm tra và bảo vệ nồi hơi bao gồm:
- Mức nước nồi quá cao: báo động và dừng bơm.
- Mức nước nồi quá thấp: báo động và dừng lò.
- Nhiệt độ dầu thấp: báo động.
- Áp suất dầu đốt thấp: báo động và dừng lò.
- Đốt không thành công: báo động.
- Quạt gió bị quá tải: báo động và dừng lò.
- Áp suất hơi trong nồi quá cao: báo động và dùng lò, van an toàn xả.

4. Bộ điều khiển nồi hơi


Có nhiều loại thiết bị điều khiển khác nhau được sử dụng, các nồi hơi trước đây thường
sử dụng cam chương trình, ngày nay xuất hiện nhiều nồi hơi được điều khiển bởi các bộ vi
điều khiển, PLC hoặc máy tính công nghiệp. Thuật toán điều khiển phụ thuộc vào mức độ
hiện đại của bộ điều khiển. Tuy nhiên các thuật toán vừa trình bày ở trên là tổng quát và cơ
bản mà hầu hết các bộ điều khiển đều đáp ứng được.
Hình 15-7 là bộ điều khiển nồi hơi đơn giản sử dụng cam chương trình. Trong sơ đồ này
trình bày ở dạng nguyên lý thuật toán đốt lò tự động một cấp.
Cấu tạo của hệ thống bao gồm:
- S công tắc nguồn.
- SM mô tơ đồng bộ một pha lai cam chương trình, các tiếp điểm của cam là I. II, …,
VIII.
- D1, D2 hai van điện từ điều khiển các vòi phun 1 và 2, vòi phun 1 phun dầu nhẹ để
đốt mồi. Khi hoạt động thì cả hai vòi phun đều làm việc (đốt đồng thời cả dầu nhẹ và
dầu nặng).
- Z biến áp đánh lửa.

232
Chöông 15. Heä thoáng ñieàu khieån noài hôi töï ñoäng

- RAR tế bào quang điện, điều khiển rơ-le FR.


- RK rơ-le dừng lò.
- AR rơ-le điều khiển.
- Công tắc tơ điều khiển quạt gió BM.
- WL cảm biến mức nước quá thấp.
- OL cảm biến áp suất dầu đốt thấp.
- PH cảm biến áp suất hơi trong nồi cao.
Nguyên lý hoạt động như sau:
- Khi nhận được lệnh đốt lò, công tắc S đóng, V-Y, VII-X, VIII-Y đóng cấp điện cho rơ-
le AR qua V-Y – H2 – R – MT – FR-a – VIII-Y – AR – W – VII-X – RK1. AR đóng tiếp
điểm AR1, AR3 tự duy trì, đóng AR3, AR2-b. VI đóng cấp điện cho mô-tơ SM quay
cam chương trình. Công tắc tơ 1C1 cấp điện cho động cơ quạt gió chạy thông lò.
Tiếp điểm II đóng cấp điện cho biến áp đánh lửa.
- Khi t = T1, tiếp điểm V-X đóng, nguồn nuôi cho AR qua AR1.
- Khi t = T2, tiếp điểm III đóng cấp điện cho AR.
- Khi t = T3, tiếp điểm IV đóng cấp điện cho van điện từ 1D2 điều khiển phun dầu nhẹ.
VIII-X đóng.
Nếu đốt thành công, xuất hiện ngọn lửa, tế bào quang điện RAR cảm nhận đưa vào bộ
khuếch đại điều khiển rơ-le FR đóng tiếp điểm FR-b, nguồn nuôi AR được duy trì qua
FR-b, VIII-X.
- Khi t = T4, VII-X mở ra, VII-Y đóng, AR mất điện, mở AR3, đóng AR2-a, mô-tơ SM
được cấp điện qua V-X – AR2-a.
- Khi t = T5, tiếp điểm II mở ngắt biến áp đánh lửa, tiếp điểm VI mở ngắt điện dừng
động cơ quay cam SM. Cam dừng ở vị trí T5. Tiếp điểm I đóng cấp điện cho van điện
từ D2 điều khiển vòi phun dầu nặng. Tiếp điểm III mở.
Nếu đốt không thành, FR-a đóng, FR-b mở, tiếp điểm III mở, AR mất điện, AR3 mở ngắt
điện mạch van điện từ 1D2, D2, công tắc tơ quạt gió 1C1. AR2-a đóng cấp điện cho
động cơ SM quay cam về vị trí ban đầu.
- Khi muốn dừng lò bằng tay, ấn nút D, RK2 có điện mở tiếp điểm RK-a, mạch điều
khiển mất điện, đóng RK-b đèn L sáng báo nồi hơi dừng.
Bảo vệ nồi hơi:
Trong hệ thống này có 3 bảo vệ sau:
- Áp suất hơi trong nồi quá cao, tiếp điểm PH mở ra, dừng lò.
- Mức nước trong nồi quá thấp, tiếp điểm WL mở ra, dừng lò.
- Áp suất dầu đốt thấp, tiếp điểm OL mở ra, dừng lò.

233

You might also like