You are on page 1of 33

XÍ NGHIỆP TỔNG KHO XĂNG DẦU ĐÌNH VŨ

BÀI GIẢNG
BỂ CHỨA VÀ CÁC THIẾT BỊ BỂ
NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU


II. PHÂN LOẠI BỂ CHỨA
III. CẤU TẠO VÀ THIẾT BỊ BỂ
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ
I. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU

1- Nhiệm vụ
• Bể chứa xăng dầu là thiết bị cơ bản để hoàn
thành nhiệm vụ chính của 1 kho là tồn chứa
xăng dầu, với đầy đủ về số lượng cũng như
bảo đảm về chất lượng.
I. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU

2. Yêu cầu
• Hạn chế sự hao hụt về số lượng
• Hạn chế về sự biến chất của xăng dầu
• Vật liệu xây dựng bể phải có độ bền cơ học cao
• Phải có đầy đủ trang thiết bị tốt và đặt ở vị trí
thuận tiện trong thao tác
• Phải bảo đảm an toàn phòng độc và có các thiết bị
phòng cháy chữa cháy.
II. PHÂN LOẠI BỂ CHỨA

1. Phân loại theo chiều cao xây dựng:


a) Bể ngầm : được đặt dưới đất, thường sử dụng trong
các cửa hàng bán lẻ.
- An toàn cao : đây là lý do chính vì bảo đảm phòng
cháy tốt và nếu có rò rỉ thì dầu không lan ra xung
quanh.
- Ít bay hơi : do không có gió, không trao đổi nhiệt với
môi trường bên ngoài.
- Tạo mặt bằng thoáng.
II. PHÂN LOẠI BỂ CHỨA

1. Phân loại theo chiều cao xây dựng:


b) Bể nổi : được xây dựng trên mặt đất, thường được sử
dụng trong kho lớn.
- Chi phí xây dựng thấp.
- Bảo dưỡng thuận tiện: dễ dàng súc rửa, sơn và sửa
chữa bể.
- Dễ dàng phát hiện vị trí rò rỉ xăng dầu ra bên ngoài.
II. PHÂN LOẠI BỂ CHỨA

2. Phân loại theo áp suất :


- Bể cao áp : áp suất chịu đựng trong bể
P >200mmH20 (0,02kg/cm2), thường dùng chứa xăng,
DO.
- Bể áp lực trung bình : áp suất P = 20-200mmH20,
thường dùng chứa KO, DO.
- Bể thường áp : áp suất p = 20 mmH20, thường dùng
bể dầu nhờn, FO.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ


III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

1. Cấu tạo bể:


• Móng bể : bao gồm các lớp: nền cọc, đất dầm chặt, lớp
cát khô, lớp nhựa đường.
• Rãnh thoát nước mưa hoặc nước xả từ trong bể ra.
• Đáy bể: Có rốn bể ở giữa làm vị trí cho nước lẫn trong
bể hoặc dầu tụ về.
• Thân bể: được hàn từ các tấm thép ghép bao chung
quanh chu vi bể. Bề dày các tấm tôn giảm dần từ dưới
lên trên.
• Mái bể : mái nhọn và mái cầu, bên trong có khung
thép chống đỡ. Nếu bể quá lớn thì có cột đỡ ở giữa.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

1. Cấu tạo bể:


• Móng bể : bao gồm các lớp: nền cọc, đất dầm chặt, lớp
cát khô, lớp nhựa đường.
• Rãnh thoát nước mưa hoặc nước xả từ trong bể ra.
• Đáy bể: Có rốn bể ở giữa làm vị trí cho nước lẫn trong
bể hoặc dầu tụ về.
• Thân bể: được hàn từ các tấm thép ghép bao chung
quanh chu vi bể. Bề dày các tấm tôn giảm dần từ dưới
lên trên.
• Mái bể : mái nhọn và mái cầu, bên trong có khung
thép chống đỡ. Nếu bể quá lớn thì có cột đỡ ở giữa.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

2. Các thiết bị bể:


• Thang : Phục vụ cho việc đi lên xuống bể thường
xuyên của công nhân để kiểm tra mức XD trong bể khi
cần thiết (lúc nhập xuất hoặc tồn chứa) và kiểm tra,
bảo dưỡng các thiết bị trên mái bể. Thường là dạng
thang xoắn.
• Lan can và vách chắn : Bảo vệ an toàn cho công
nhân khi đi lại thao tác trên mái bể. Còn vách chắn
được hàn sát với mép thân bồn trên mái bể, làm cho
dòng nước tưới mát trên mái chảy xuôi xuống để làm
mát cả thân bể
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Bệ và lỗ đo:
- Đặt trên mái bể, gần đầu cầu thang,
là vị trí để đo mức XD trong bể, lấy
mẫu XD.
- Bệ làm vị trí đứng cho công nhân,
còn lỗ đo có đường kính từ 10-15cm,
cao hơn mái bể 10-30cm, đầu dưới
cách mái bể từ 80-90cm.
- Phía trong lỗ đo được làm bằng kim loại màu để
tránh phát sinh tia lửa.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Lỗ ánh sáng:
- Có từ 1 đến 4 cái được phân bố
đều trên mái.
- Khi súc rửa hoặc sửa chữa bể, Mái bể
các lỗ này được mở ra vừa để
thông hơi XD trong bể vừa đem
ánh sáng mặt trời bên ngoài rọi vào
trong bể để công nhân làm việc.
- Lúc tồn chứa, lỗ này được đậy kín lại bằng 1 mặt
bích có goăng đệm kín và được siết chặt lại bởi các
bulông bao quanh.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Van thở:
- Được đặt sát trên
các nóc bể chứa xăng
và dầu DO để hạn
chế hao hụt xăng-dầu
do bay hơi.
Về cấu tạo : có 2 van (sú-bắp):
- Van xả: xả bớt hơi XD ra khi áp suất trong bể cao quá mức
an toàn,
- Van hút cho không khí bên ngoài vào bể khi áp suất trong
bể giảm thấp hơn ngoài bể (khi xuất hàng)
- Bình ngăn tia lửa có tác dụng không cho lửa từ ngoài lan
vào bể
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Ống thông hơi : Thay thế cho van thở


trên bể xăng, DO. Ống này đặt trên nóc
bể chứa nhớt, FO để điều hòa áp suất
trong và ngoài bể, làm cho áp suất trên
mặt thoáng XD trong bể và áp suất
không khí bên ngoài cân bằng nhau.
Chân bể

• Lỗ người chui: Phục vụ súc rửa hoặc sửa chữa bên trong
bể. Mỗi bể có ít nhất 2 cái, đường kính từ 6070cm,
khoảng cách tâm lỗ đến đáy bể từ 5060cm , khoét ở
tầng tôn thứ nhất từ dưới lên, lỗ này được đậy kín lại
bằng 1 mặt bích có goăng đệm kín và được siết chặt lại
bởi các bulông bao quanh
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Ống xuất và ống nhập :


- Có thể dùng chung 1 ống hay chia làm 2 ống riêng biệt
- Đường kính từ 4-12 inches (khoảng 100-300mm), cách
đáy bồn từ 30-40cm, để xuất và nhập XD trong bồn.
- Thường ký hiệu chữ N và X hoặc vẽ dấu mũi tên vào
hoặc ra trên đầu mỗi ống bên ngoài bể. Trên mỗi ống
có 1 van chặn để đóng mở
Van chặn
Hình muỗng
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Ống xả nước :
- Được đặt sát đáy bể, đầu ống bên trong di thẳng tới
rốn bể, đầu phía ngoài đưa ra tới rãnh thoát nước.
- Van này được mở ra để xả nước, khi thấy trong bể
có nhiều nước bên dưới lượng XD đang chứa.
Đường kính ống từ 60100mm.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Ống đáy (ống trầm, ống hút kiệt) :


- Có vị trí tương tự như ống xả nước, nhưng đầu ra
là một họng chờ hoặc nối vào ống xuất.
- Van đáy được mở ra khi cần hút kiệt hết xăng dầu
trong bể để tiến hành súc rửa, sửa chữa bể hoặc
thay loại nhiên liệu khác trong bể. Ở 1 số kho, ống
trầm và ống xả nươc là một ống .
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Dây tiếp địa :


- Có từ 3 đến 6 sợi chia đều quanh bể, được nối từ
phần thân gần sát đáy bể xuống các thanh đồng cắm
sâu xuống đất ở bên ngoài, dùng để giải tỏa tĩnh điện
tạo ra cho bể khi xuất nhập hoặc tránh sét đánh vào
bể
• Cột thu lôi : là những thanh kim loại được dựng
đứng lên chung quanh mái bể, để phòng chống sét
đánh vào bể.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Tấm lắc : Là 1 miếng kim loại màu, phẳng được


hàn thẳng góc vào thành bể phía bên trong, sát đáy
bể (cách đáy từ 620cm), ngay đối diện phía dưới
lỗ đo, làm vị trí điểm chạm của quả dọi thước đo,
khống chế mức đo cuối cùng của XD trong bể.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Hệ thống (vòi) tưới mát :


- Là những ống được sơn màu đỏ đặt
ngay nóc bể hay chạy vòng quanh mép
ngoài mái bể hoặc đặt bên dưới đất rồi
phun nước lên mái bể, có 2 công dụng :
- Tưới mát các bể chứa xăng, DO vào
lúc nhiệt độ ngoài trời lên cao (trời
nắng), để giảm bớt sự hao hụt XD
trong bể.
- Tưới mát các bể chưa cháy khi có sự
cháy xảy ra, để ngăn đám cháy lan tới.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Thiết bị cứu hỏa (lăng phun bọt) :


- Đặt gần mái bể, đẩy bọt chữa cháy từ
ngoài vào trong bể khi có cháy bên
trong bể, dập tắt ngọn lửa phát sinh
từ trong bể.
- Khi có cháy trong bể, cho máy bơm
cứu hỏa hoạt động, áp lực dòng chảy
chữa cháy, phá vỡ kiếng che, để Foam
bọt này tạo thành bọt trùm lên mặt
thoáng XD bên trong bể, dập tắt đám
cháy. Để phân biệt với ống dẫn XD,
các ống này được sơn màu đỏ.
III. CẤU TẠO BỂ VÀ THIẾT BỊ BỂ

• Ống hồi lưu (ống E ,ống thông áp) :


- Được nối từ ống xuất, ống nhập lên
trên mái bể.
- Khi không có xuất nhập, xăng dầu
vẫn chứa đầy trong ống từ bể ra cầu
tàu, khu nhà bơm, khu xuất xe bồn.
Gặp khi nhiệt độ tăng, xăng dầu trong
ống giãn nở, phá vỡ các khớp nối, các
mối hàn trên đường ống, v.v… để giảm
bớt áp lực, công nhân sẽ mở van hồi
lưu, để lượng dầu trong ống thoát ra,
trở về bồn chứa
THIẾT BỊ ĐO MỨC TỰ ĐỘNG, ĐO NHIỆT ĐỘ

• Thiết bị đo mức tự động điện tử đạng cố định:


- Độ chính xác thiết bị tối thiểu:  0,5mm
- Kiểu nối thiết bị đo: Multi-drop operation mode
- Giao thức truyền thông: hỗ trợ Modbus RTU
- Điện áp: 100-240VAC 50Hz, 10-240VDC
- Cấp bảo vệ: IP65
THIẾT BỊ ĐO MỨC TỰ ĐỘNG, ĐO NHIỆT ĐỘ

NGUYÊN LÝ CẤU TẠO


THIẾT BỊ ĐO MỨC TỰ ĐỘNG, ĐO NHIỆT ĐỘ

• Thiết bị đo nhiệt độ đa điểm (MST- Mutiple Spot


Thermometer):
- Số lượng điểm cảm biến nhiệt độ theo chiều cao mức
bồn (khoảng cách 2 điểm đo không > 1,5m)
MÁI PHAO
• Vật liệu làm mái phao chủ yều là hợp kim nhôm. Tấm phao
dày tối thiểu 0,58-0,7mm, phủ lớp chống ăn mòn. Ống phao
dày tối thiểu 1-2,5mm. Khung chịu lực dày 2,5-3mm.
• Seal làm kín: chất dẻo, xốp, chịu mài mòn, chịu xăng dầu
(tối thiểu 5 năm)
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀTHIẾT BỊ BỂ

1- Bảo quản bể
a) Sơn bể : Lớp sơn bên ngoài phải được định kỳ tu
bổ: Sơn lót bằng 1 lớp sơn chống gỉ và phủ bên
ngoài bằng lớp sơn có màu sáng để giảm sự hấp thụ
bức xạ nhiệt để bể ít nóng hơn khi trời nắng, giảm
bay hơi, ít biến chất hơn).
b) Thường xuyên kiểm tra các mối hàn : định kỳ
kiểm tra các mối hàn của bể xem có bị rò rỉ, kiểm tra
độ dày của lớp tôn (chỉ cần kiểm tra độ dày của tầng
tôn thứ I và lớp tôn đáy để đánh giá được khả năng
tồn chứa tiếp tục của bể.
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀTHIẾT BỊ BỂ

c) Vệ sinh khu vực quanh bể :


- Các vật chướng ngại, cây cỏ chung quanh bể, nước
đọng, chất bẩn, bùn sình trong rãnh nước và hố gạn dầu
phải được dọn sạch sẽ.
- Cỏ mọc trên nền đất chung quanh bể trong khi vực bờ
đê, phải được thường xuyên cắt sát (để tránh không
cho lửa lan khi có cháy xảy ra). Nền quanh bể không
nên tráng bê-tông (vì làm bể nóng lên khi trời nắng)
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀTHIẾT BỊ BỂ

d) Súc rửa bể: Những trường hợp súc rửa :


- Bể mới đưa vào sử dụng.
- Thay đổi loại XD chứa trong bể.
- Khi bể có hư hỏng.
- Khi kiểm nghiệm thấy XD chứa trong bể mau biến chất.
- Theo định kỳ. Thời gian định kỳ súc rửa : theo quy phạm
TCN 14-90 ban hành ngày 24/8/90
+ Bể chứa XD ngành hàng không: ít nhất 1 năm 2 lần.
+ Bể chứa phụ gia và dầu nhờn đã pha thuốc thêm : ít nhất 1
năm 1 lần.
+ Bể chứa các loại dầu nhờn còn lại, các loại xăng, DO và
các sản phẩm dầu khác : ít nhất 2 năm 1 lần.
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀTHIẾT BỊ BỂ

d) Trình tự súc rửa:


- Rút hết XD ra khỏi bể. Đối với bể dầu sáng thì bơm nước vào
rồi hút ra cho kiệt. Đối với bể dầu nhờn, FO thì không cho
nước vào mà chờ từ 23 ngày cho dầu ở thành bể chảy hết
xuống đáy, rồi chui vào dùng giẻ và xô vét đưa ra ngoài.
Sau đó bơm nước vào bể ngâm 24 ngày
- Rút hết nước ra, rồi mở các lỗ người chui, lỗ ánh sáng để
thông gió, khử hơi XD trong 23 ngày.
- Dùng máy đo để kiểm tra nồng độ hơi XD đã xuống tới mức
cho phép, mới cho công nhân vào vét hết bùn đất, dùng vòi
phun nước (của lăng cứu hỏa) rửa sạch thân bồn ở trên cao và
rửa sạch đáy bể.
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀTHIẾT BỊ BỂ

2) Bảo quản thiết bị bể : theo quy phạm TCN 14-90


ban hành ngày 24/8/90
* Thời gian bảo quản thiết bị :
- Lỗ đo dầu, lỗ ánh sáng : mỗi khi sử dụng và ít nhất 1
tháng 1 lần.
- Van thở : theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo, ít nhất
1 tháng 2 lần.
- Ống thông hơi : 1 tháng 1 lần.
- Các thiết bị khác : theo hướng dẫn của nhà máy chế
tạo.
IV. BẢO QUẢN BỂ VÀTHIẾT BỊ BỂ
* Công việc kiểm tra :
- Van thở :
+ Xem lưới kim loại ở miệng van có bị rách không ?
+ Có bị ổ chim bít không ?
+ Cứ 6 tháng thử lại áp suất mở van (van thở : 20g/cm2,
van hút : – 6g/cm2)
- Dây tiếp địa: xem lại các đầu nối có lỏng hoặc tuột ra
không ?
- Các van : phải được khóa kín sau khi dùng. Khi thử áp
lực, van không bị rỉ chảy.

You might also like