You are on page 1of 17

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP Dung Quất, ngày 4 tháng 4 năm 2020


HÒA PHÁT DUNG QUẤT

BÁO CÁO THỬ VIỆC


TUẦN 7: TỪ NGÀY 30/3 ĐẾN NGÀY 4/4

Họ và tên: Nguyễn Bá Khánh Trân

Mã nhân viên: HPDQ11362

Vị trí công việc: Kỹ thuật viên Công nghệ - Luyện Gang, Phòng Công Nghệ

Nội dung tìm hiểu tuần 07:

Tìm hiểu về chế độ xỉ: khái niệm, tìm hiểu quá trình tạo xỉ trong lò cao, tác dụng
của xỉ, những đặc tính của xỉ, phân tích ảnh hưởng của các thành phần và tính chất xỉ đến
tình hình lò, những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ xỉ
Tìm hiểu về chế độ nhiệt: khái niệm, cách nhận biết, phán đoán chế độ nhiệt,
những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt
Tìm hiểu về màn hình vận hành lò cao: ý nghĩa của các thông số trên màn hình,
cách tính toán các thông số cơ bản.
I. Chế độ xỉ
1.1. Khái niệm
Chế độ tạo xỉ là chỉ căn cứ vào yêu cầu chất lượng và chủng loại của nước gang, lựa
chọn tính nóng chảy, tính ổn định và vùng nhiệt độ của vùng mềm chảy của xỉ lò đều có
thể đáp ứng cấu thành xỉ lò của yêu cầu nấu luyện lò cao.
Khi lựa chọn chủ yếu căn cứ vào hàm lượng Al 2O3, phụ tải lưu huỳnh của nguyên
nhiên liệu và trạng thái làm việc của nồi lò, xác định ra thành phần hóa học của xỉ lò
thích hợp: độ kiềm, MgO và hàm lượng Al2O3.

1
1.2. Quá trình tạo xỉ trong lò cao
Ở trong lò cao, xỉ lò từ khi bắt đầu hình thành đến cuối cùng ra lò đã qua một quá
trình biến đổi phức tạp, xỉ bắt đầu hình thành gọi là xỉ đầu, xỉ cuối cùng thải ra ngoài gọi
là xỉ cuối. Giữa xỉ đầu và xỉ cuối còn có xỉ trung gian với tính chất hóa lý không ngừng
biến đổi.
Trong quá trình đi xuống của liệu đã trải qua quá trình biến đổi khác nhau – Than cốc
ở trên mặt mắt gió luôn ở trạng thái rắn cho đến ở mắt gió mới cháy thành khí, tro đi vào
xỉ lò. Do than cốc có đặc điểm là ở nhiệt độ cao vẫn giữ trạng thái rắn, vì thế ở dưới vùng
nóng mềm của lò cao, than cốc có tác dụng làm khung cột của cột liệu, từ đó dảm bảo cột
liệu của lò cao có tính thấu khí tốt. Trong quá trình đi xuống của quặng trải qua sự biến
đổi theo mấy giai đoạn sau:
- Vùng dạng cục ở trên, ở đây xẩy ra các hiện tượng: bốc hơi nước ion, phân giải
nước kết tinh và quặng sắt cacbonat, hoàn nguyên gián tiếp quặng sắt. Đồng thời xỉ lò ở
trong khu vực này xảy ra phản ứng pha rắn , hình thành một bộ hợp chất dung điểm thấp,
khí than đã tạo điều kiện biến mềm và nóng chảy.
- Hình thành vùng nóng chảy mềm: trong quá trình đi xuống của quặng, nhiệt độ
dần dần tăng lên, khi bắt đầu biến mềm – tiếp theo xẩy ra nóng chảy hình thành một lớp
dẻo có chiều dày nhất định, lớp đó gọi là vùng nóng chảy mềm- xỉ đầu hình thành tại đây.
Đặc điểm về thành phần của xỉ đầu là: hàm lượng của FeO trong xỉ đầu tương đối cao, độ
kiềm là độ kiềm tự nhiên (tức là tương tự với độ kiềm của bản thân quặng ) thành phần ở
các chỗ không đồng đều, ở vùng nóng chảy mềm sắt kim loại hoàn nguyên ra bắt đầu ở
dạng “ giọt” qua khe hở giữa các cục than cốc rắn chảy xuống dưới, xỉ đầu sẽ từ trong
“giọt lỏng” tách ra khi quặng sắt đến phía dưới của vùng nóng chảy mềm, do tác dụng
của thấm C, dung điểm của sắt kim loại hạ thấp khá nhiều từ đó nóng chảy hoàn toàn
thành trạng thái lỏng, và biến thành giọt rơi xuống - đồng thời xỉ đầu cũng do quá trình
lưu động có tác dụng đồng đều hóa do tác dụng khuấy trộn của dòng khí than đi lên và
tác dụng hoàn nguyên của C rắn, thành phần có xu thế đồng đều hàm lượng FeO trong xỉ
giảm đến 2 ~3%, đến đó đi vào vùng nhỏ giọt
- Hình thành vùng nhỏ giọt khi quặng sắt qua vùng nóng chảy mềm đi vào vùng nhỏ
giọt, đã nóng chảy hoàn toàn thành trạng thái lỏng sắt kim loại cũng hoàn toàn tách khỏi
với xỉ lò, sắt kim loại qua khe hở của than cốc rắn chảy xuống dưới. Trong quá trình đi
xuống sắt kim loại tiếp tục ngấm C, hơn nữa liên tục hấp thu sắt và nguyên tố hợp kim
khác hoàn nguyên ra từ xỉ lỏng. Xỉ lò thì trong quá trình đi xuống do tác dụng của hoàn
nguyên, hàm lượng của FeO liên tục giảm xuống hàm lượng SiO 2 và MnO cũng do hoàn
nguyên Si và Mn đi vào gang mà giảm xuống - Ngoài ra do trợ dung CaO liên tục hoà tan
vào trong xỉ nên độ kiềm của xỉ liên tục tăng lên. Đồng thời do nhiệt độ tăng lên tính lưu

2
động của xỉ lò cũng tăng lên- khi xỉ lò đi qua mắt gió SiO 2 và Al2O3 trong tro của than
cốc tan vào xỉ lò làm cho độ kiềm của nó lại giảm xuống. Khi xỉ lò đi vào nồi lò lại xẩy ra
một số biến đổi như hoàn nguyên loại sắt kim loại bị oxy hóa khi qua mắt gió và phản
ứng S, cuối cùng đều đến nồi lò hình thành xỉ cuối có thành phần xác định.
- Tóm lại các điều kiện trên : Trong quá trình đi xuống của quặng, đã trải qua vùng
dạng cục, vùng nóng chảy mềm, vùng nhỏ giọt và vùng chảy, cuối cùng đi đến vùng xỉ -
gang. Xỉ lò thì bắt đầu phản ứng pha rắn từ vùng dạng cục qua biến mềm, nóng chảy mà
thành xỉ đầu, lại qua vùng nhỏ giọt, vùng chảy sau quá trình biến đổi hàng loạt của xỉ
trung gian đi vào nồi lò mà tạo thành xỉ cuối và định kỳ xả ra khỏi của xỉ.

Hình 1. Khu vực các pha và phân bố đường đẳng nhiệt của lò cao

3
1.3. Tác dụng của xỉ
Do lò có các đặc điểm : dung điểm thấp, mật độ nhỏ và không hoà tan trong gang, vì
thế trong quá trình luyện lò cao mới có thể tách chia gang xỉ, từ đó thu được gang sạch.
Đó là tác dụng cơ bản của tạo xỉ lò cao. Ngoài ra xỉ lò đối với luyện lò cao còn có mấy
tác dụng sau đây :
- Thực hiện phản ứng hoàn nguyên các nguyên tố hợp kim và khử S giữa gang - xỉ,
loại phản ứng này có tác dụng khống chế thành phần của gang. Ví dụ, xỉ lò độ kiềm cao
xúc tiến phản ứng khử S, đồng thời ngăn trở sự hoàn nguyên 1 bộ phận P, từ đó nâng cao
chất lượng của gang; xỉ lò cao có hàm lượng SiO 2 cao có thể xúc tiến hoàn nguyên Fe từ
đó có thể khống chế hàm lượng Si của gang.
- Sự hình thành xỉ lò thúc đẩy sự xuất hiện vùng nóng chảy mềm và nhỏ giọt trong
lò cao, 2 vùng này đối với sự đi xuống của liệu lò đều có ảnh hưởng rất lớn, vì vậy tính
chất và số lượng của xỉ lò gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác lò cao.
- Xỉ lò bám vào lớp lót tạo thành vỏ xỉ, vỏ xỉ có tác dụng bảo vệ lớp lót lò, nhưng
nếu thành phần của xỉ lò không thích hợp, cũng có khả năng ăn mòn lớp lót lò, có tác
dụng phá hoại. Vì thế thành phầnvà tính chất của xỉ lò sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ
của lò cao.
1.4. Đặc tính của xỉ
- Đặc tính chảy mềm của xỉ lò: Khi hình thành xỉ ban đầu do sự khác biệt về nhiệt
độ mềm chảy của quặng sắt nên vị trí hình thành vùng mềm chảy cũng khác nhau. Khi
nhiệt độ mềm hóa quặng sắt thấp, vị trí vùng mềm chảy cao, xỉ đầu xuất hiện sớm. Hơn
nữa, phạm vi mềm hóa càng lớn, vùng mềm chảy càng rộng, lực cản khí than càng lớn,
chênh áp cao, không có lợi cho lò cao hoạt động ổn định. Ngược lại, khi nhiệt độ mềm
hóa cao, vùng mềm hóa hẹp, vị trí vùng mềm chảy thấp, nhiệt độ xỉ đầu tương đối thấp,
có lợi cho lò cao cường hóa nấu luyện.
- Tính ổn định xỉ ban đầu ảnh hưởng tới tình trạng lò: Xỉ ban đầu có hàm lượng
CaO, FeO cao rất kém, khi nhiệt độ lò dao động tăng lên nhanh chóng, FeO nhanh chóng
được hoàn nguyên, nhiệt độ xỉ lò nhanh chóng tăng cao, xỉ ban đầu đã nóng chảy có thể
sẽ bị đông kết lại lần nữa, nếu xảy ra trường hợp này, không những ảnh hưởng đến phân
bố dòng khí than, mà còn có thể dính kết trên tường lò tạo thành bướu lò.
- Xỉ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với gang. Ở đường nhiệt độ, liệu quặng
bắt đầu nóng chảy. Ở nhiệt độ lỏng, liệu quặng bắt đầu nóng chảy. Nhiệt độ lỏng là mức
nhiệt mà xỉ bị tan chảy hoàn toàn. Ở mức nhiệt bên dưới nhiệt độ lỏng, tinh thể rắn xuất
hiện, các tinh thể rắn này làm tăng độ bám chắc của xỉ. Điều này thực tế là do độ nhớt
của xỉ phụ thuộc nhiều hơn vào nhiệt độ so với thành phần Al2O3 hay FeO.

4
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và Al2O3 trong xỉ.

Hình 3. Giai đoạn nhiệt độ lỏng của hệ thống xỉ lò cao đối với CaO 10%. Thành phần xỉ
40% CaO, 10% MgO và 36% SiO2 được chỉ rõ. Đến điểm cuối, các thành phần được tính
toán lại từ 96 – 100% xỉ. Khu vực mà nhiệt độ lỏng xỉ đạt thấp hơn 1350 °C được chỉ ra ở
vùng màu vàng.
- Sơ đồ này được phát triển đối với các thành phần nguyên chất và thực tế, nhiệt độ
đường lỏng thấp hơn. Trong sơ đồ bậc 3 chỉ có 3 thành phần được chỉ ra, 1 trong các
thành phần xỉ chính được lấy như thành phần Al 2O3 cố định 10%. Các sơ đồ ở các tỉ lệ

5
Al2O3 khác nhau xuất hiện trong hình 4. Chú ý đường nhiệt độ lỏng khoảng 1400 °C và
nhiệt độ đường lỏng tăng khi CaO tăng ( khi độ kiềm tăng).

Hình 4. Giản đồ pha nhiệt độ lỏng của xỉ ở mức Al2O3 thay đổi.

6
- Trong hình 5, thành phần xỉ từ liệu của vê viên và thiêu kết bị nung chảy được chỉ
ra. Nhiệt độ đường lỏng của hỗn hợp nguyên chất đưa ra mức nhiệt đường lỏng cao đối
với xỉ trên 1500 °C. Sự nóng chảy của quặng vê viên và thiêu kết là liệu quặng chứa
nhiều FeO mà nó bị hạ nhiệt độ nóng chảy hoặc hạ nhiệt độ đường lỏng và nhiệt độ
đường chéo. Nó được chỉ ra trong hình 5, ở đây sơ đồ CaO, SiO 2 và FeO xuất hiện. Ở độ
kiềm là 0.9, nhiệt độ đường lỏng giảm, khi FeO xuất hiện. Ở FeO 0%, nhiệt độ đường
lỏng là 1540 °C, ở FeO 20% là 1370 °C và ở 40% là 1220 °C. Sự xuất hiện của Al 2O3, tác
động thậm chí được nhấn mạnh nhiều hơn và FeO có thể hạ nhiệt đường lỏng đến 1120
°C. Xỉ đầu tiên, đặc biệt là xỉ được hình thành trong quá trình tan chảy và trước khi hòa
tan bụi coke trong xỉ, tạo ra chất lỏng FeO bị phân tán.

Hình 5. Thành phần xỉ theo chất lượng vê viên và thiêu kết.


- Xỉ cuối tạo chất lỏng qua việc hòa tan SiO 2, SiO2 phân tán trong xỉ trong suốt quá
trình liệu xuống trong nồi lò.
1.5. Ảnh hưởng của các thành phần và tính chất xỉ đến tình hình lò
1.5.1. Ảnh hưởng của thành phần
- Tổng hàm lượng ba cấu tử SiO 2, Al2O3, CaO trong xỉ cuối thường chiếm đến 90 –
95%. Nhiệt độ chảy của riêng từng cấu tử nói chung rất cao: 1713 oC đối với SiO2 (2042
± 4) oC đối với Al2O3 và 2585 oC đối với CaO. Cho nên cần phải điều chỉnh tỷ lệ giữa
chúng với nhau sao cho xỉ có nhiệt độ chảy và độ chảy loãng thích hợp. Ngoài ra, trong
xỉ cuối thường có MgO, FeO, MnO, CaS.
- Xỉ đầu: có thành phần hoá học không ổn định, nhất là hàm lượng FeO: 3 – 18%.
Tuỳ theo sự phân bố nhiệt độ, thành phần phối liệu, mức độ hoàn nguyên kim loại… mà
vùng tạo xỉ có hình dạng và chiếm vị trí nào đó trong lò.
- Xỉ trung gian ở vùng hông lò và phần trên của nồi lò thì đỡ mất ổn định hơn xỉ
đầu, hàm lượng FeO cũng thấp hơn (< 10%) nhưng chứa nhiều lưu huỳnh.

7
- Độ kiềm: Người ta hay sử dụng một trị số đặc trưng cho thành phần hoá học của xỉ
là độ kiềm (B) hay độ axit (1/B). Có nhiều quy ước đối với độ kiềm:
B = (CaO + MgO + FeO + MnO)%/ (SiO2 + Al2O3)%
- Thông thường coi B = CaO/ SiO2 vì đơn giản thuận tiện. Trong đó, CaO và SiO2
chính là 2 oxit kiềm và axit mạnh nhất trong xỉ lò cao.
1.5.2. Ảnh hưởng của tính chất
- Tính ổn định nhiệt: Duy trì khả năng ổn định khi xỉ lò dao động nhiệt độ, gọi là
tính ổn định nhiệt. Thông thường dùng cân đối của chuyển triết trên đồ thị độ dính –nhiệt
độ để phán đoán.
- Xỉ tính kiềm: Chuyển triết đồ thị độ dính - nhiệt độ của xỉ rõ ràng, khi ở trạng thái
lỏng không thể kéo dài thành sợi, mặt cắt mẫu xỉ sau khi đông cứng có trạng thái đá,
thông thường loại xỉ này gọi là xỉ ngắn.
- Xỉ tính axit: Chuyển triết đồ thị độ dính – nhiệt độ của xỉ không rõ ràng lắm, khi ở
trạng thái lỏng có thể kéo dài thành sợi, mặt cắt mẫu xỉ sau khi đông cứng có trạng thái
thủy tinh, thông thường gọi là xỉ dài.
- Tính ổn định hóa học: Duy trì khả năng ổn định khi thành phần xỉ lò dao động gọi
là tính ổn định hóa học. Nhiệt độ nóng chảy hoặc độ dính theo thành phần không giống
nhau mà độ bâ ̣c thang của sự biến đổi càng nhỏ, tình ổn định hóa học của nó càng tốt.
- Độ dính của xỉ lò: Độ dính của xỉ lò quyết định bởi thành phần hóa học của xỉ lò,
ảnh hưởng của các tổ đối với độ dính như sau:
- Ảnh hưởng của kiềm xỉ lò (CaO/SiO2) với độ dính. Khi R (CaO/SiO2) = 0.8 ~1.2,
độ dính tương đối thấp; R sau khi tiếp tục tăng lên, độ dính lại tăng lên với biên độ lớn.
- Ảnh hưởng của MgO với độ dính của xỉ lò. Trong phạm vi nhất định, độ dính hạ
thấp theo sự tăng lên của MgO.
- Ảnh hưởng của AL2O3 đối với độ dính xỉ lò. Khi AL 2O3 trong xỉ nhỏ hơn 16%, sự
thay đổi của AL2O3 ảnh hưởng đối với độ dính không phải rất lớn; Sau khi AL 2O3 lớn hơn
16%, độ dính tăng lên rõ rệt. Vì vậy, quy định điều kiện nhận nguyên nhiên liệu, AL 2O3
sau khi lớn hơn 16%, có thể tăng hàm lượng MgO thích hợp để hạ thấp độ dính của xỉ lò.
- FeO có thể hạ thấp độ dính của xỉ lò, nhưng khi hàm lượng FeO cao thì giảm khả
năng khử S của xỉ lò.
- CaF2 có thể hạ thấp nhiệt độ có tính nóng chảy và độ dính của xỉ lò rõ rệt.
- TiO2 trong quặng sắt chỉ có lượng cực ít hoàn nguyên vào trong gang, còn lại vào
xỉ lò. Khi tương đồng với đô ̣ kiềm, nhiệt độ tính nóng chảy tăng cao theo sự tăng lên của
hàm lượng TiO.
- Độ kiềm xỉ lò:

8
o Độ kiềm xỉ lò là dùng để biểu thị chỉ số độ kiềm axit của xỉ lò, thông thường dùng
độ kiềm nhị nguyên (CaO/SiO2) để biểu thị kiềm xỉ lò.
o Khi MgO trong xỉ tương đối nhiều cũng có thể dùng độ kiềm tam nguyên (cũng
gọi là tổng độ kiềm, CaO + MgO/SiO2) để biểu thị độ kiềm xỉ.
o Khi AL2O3 và MgO trong xỉ đều tương đối nhiều, còn có thể dùng độ kiềm tứ
nguyên (cũng gọi là toàn độ kiềm, CaO + MgO/SiO2 + AL2O3) để biểu thị độ kiềm xỉ lò.
o Trong sản xuất bình thường, độ kiềm xỉ lò thông thường đều ở khoảng 0,9 ~ 1,30.
Lớn hơn 1.0 là xỉ tính kiềm, nhỏ hơn 1.0 gọi là xỉ tính axit.
- Hiện nay, độ kiềm xỉ lò đo được ở cả lò 1 và lò 2 khoảng 1.05 – 1.15 mang tính
kiềm. Với độ kiềm xỉ này, xỉ có độ dính tương đối thấp, tính ổn định cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình ra xỉ.
- Tỉ lệ xỉ lò 1 và lò 2 đang ở mức dưới 300 kg/tHM.
II. Chế độ nhiệt
2.1. Khái niệm
Chế độ nhiệt đã trực tiếp phản ánh trạng thái nhiệt của nồi lò hoạt động. Có hai loại
chỉ tiêu biểu hiện chế độ nhiệt: một là nhiệt độ nước gang, khi sản xuất bình thường phải
ở khoảng 1400~1500oC, thường gọi là “nhiệt vật lý”. Một chỉ tiêu khác là hàm lượng silic
trong gang (chủ yếu dùng [Si]% trong nước gang để biểu thị). Vì toàn bộ silic là hoàn
nguyên trực tiếp, nhiệt lượng nồi lò càng mạnh, càng có lợi cho hoàn nguyên silíc, hàm
lượng silíc trong nước gang sẽ càng cao. Cho nên, sự cao thấp hàm lượng silic trong nước
gang, dưới điều kiện nhất định có thể biểu thị sự cao thấp của nhiệt độ nồi lò, thường gọi
là “nhiệt hóa học”.
2.2. Cách nhận biết, phán đoán chế độ nhiệt
- Căn cứ vào chủng loại gang nấu luyện, sự lớn nhỏ của dung tích lò, hình thức kết
cấu của nồi lò để xác định phạm vi khống chế hàm lượng silic trong nước gang. Đối với
lò cao 1080m3 hàm lượng Si được khống chế trong khoảng 0.3% – 0.6%.
- Căn cứ vào hàm lượng của nguyên tố khác trong nguyên liệu để xác định phạm vi
hàm lượng silic trong nước gang
- Căn cứ tình trạng lớp lót trong nồi lò để xác định phạm vi hàm lượng Silic trong
nước gang: thời kỳ sau của lò cao, tường lò, nồi lò bị bào mòn mỏng đi, khi chênh lệch
nhiệt độ nước tăng cao đạt đến đường cảnh báo, hàm lượng [Si] khống chế trong
0.85%~1.25% (sau khi nâng cao hàm lượng silic trong nước gang có grafit tách ra, có thể
hình thành lớp bảo vệ, giảm tốc độ mài mòn tường lò, nồi lò), khi cần thiết còn có thể
thay đổi luyện gang đúc trong thời gian nhất định.

9
- Căn cứ vào tình trạng làm việc của nồi lò để lựa chọn phạm vi hàm lượng silic
trong nước gang, nồi lò hoạt động mạnh đồng đều, hàm lượng silic trong nước gang có
thể hơi thấp; nếu tích tụ nồi lò, hàm lượng silic trong nước gang phải nâng cao tương
ứng.
- Khi tiến hành rửa lò, phải xác định nhiệt độ lò trong phạm vi 0.5% ~1.0%.
2.3. Xác định chế độ nhiệt hợp lý
- Căn cứ vào điều kiện nguyên nhiên liệu để lựa chọn chế độ nhiệt, tính năng vật lý
của nguyên nhiên liệu cho tốt, thành phần hóa học ổn định, lò hoạt động ổn định thuận
hành, tính lưu động của gang xỉ tốt, giới hạn dưới của hàm lượng silic trong nước gang
cũng có thể hạ thấp thích hợp.
- Căn cứ vào tình trạng vận hành và trình độ kỹ thuật của thiết bị được trang bị, lựa
chọn hợp lý chế độ nhiệt. Nếu thiết bị thường xuyên phát sinh sự cố, lò cao cũng vì thế
thường xuyên giảm gió hoặc dừng gió, giới hạn dưới của hàm lượng [Si] trong nước gang
phải tăng cao thích hợp.
- Căn cứ vào trình độ quản lý kỹ thuật và trình độ thao tác xác định chế độ nhiệt.
Kinh nghiệm của trưởng ca phong phú, điều tiết lò kịp thời, chuẩn xác, giới hạn dưới của
hàm lượng [Si] trong nước gang có thể thấp hơn thích hợp. Khi xác định giá trị giới hạn
dưới của % [Si], cần phải căn cứ tình hình để lưu lại một khoảng trống nhất định, đề
phòng khi xảy ra tình trạng nhiệt độ lò liên tiếp thấp hơn giới hạn dưới đã quy định dẫn
đến lò hoạt động thất thường.
Trưởng ca trực ban lò cao trong điều chỉnh thao tác không tránh sẽ xuất hiện tình
trạng % [Si] thấp hơn giá trị giới hạn dưới đã quy định. Khi % [Si] thấp hơn giá trị giới
hạn dưới đã quy định (2~3 lần ra gang) cũng có thể bảo đảm gang xỉ có tính lưu động
tương đối tốt, để tránh do % [Si] thấp sau đó tính lưu động của gang xỉ kém đi nghiêm
trọng (vừa chảy vừa đông kết trong rãnh), khiến cho thao tác trước lò khó khăn, dẫn đến
không thể kịp thời ra sạch gang xỉ, đồng thời còn dễ phát sinh sự cố khác.
Khi không thể ra gang đúng thời điểm dẫn đến tình trạng một lượng gang xỉ lớn tích
tụ trong nồi lò, lò cao lại phải giảm gió để khống chế tốc độ liệu. Khi giảm gió thấp áp
nếu xảy ra sụp liệu dễ dẫn đến sự cố cháy thủng và tràn xỉ mắt gió, do đó khiến lò hoạt
động thất thường. Vì vậy, trưởng ca lò cao trong thao tác phải tuyệt đối ngăn chặn tình
trạng nhiệt độ lò liên tiếp thấp.

10
2.4. Chế độ nhiệt trong tình trạng lò hoạt động không bình thường
- Khi lò cao dừng gió không theo kế hoạch tương đối nhiều (thiết bị hỏng hóc và
phát sinh sự cố), nhiệt độ lò phải khống chế ở mức độ giới hạn trên, giới hạn giữa.
- Thiết bị làm mát lò cao bị dò nước, trong điều kiện chưa tìm rõ nguyên nhân và
kịp thời xử lý, thì phải duy trì nhiệt độ lò ở mức giới hạn trên, giới hạn giữa.
- Khi nồi lò làm việc không tốt, phải nâng cao nhiệt độ lò tương ứng đồng thời
nghiêm cấm thao tác nhiệt độ lò thấp.
III. Màn hình vận hành của trưởng ca lò cao
3.1. Các thông số chính trên màn hình vận hành

Hình 6. Màn hình vận hành lò cao của trưởng ca


Các thống số quan trọng mà ta có thể quan sát được trên lò cao bao gồm:
o Cold wind flow (m3/min): Lưu lượng gió lạnh.
o Cold wind pressure (Kpa): Áp suất gió lạnh.
o Hot blast pressure (Kpa): Áp suất gió nóng.
o Hot blast temperature (°C): Nhiệt độ gió nóng.
o Top pressure average value (Kpa): Giá trị trung bình áp suất đỉnh lò.
o Top temperature average value (°C): Giá trị trung bình nhiệt độ đỉnh lò.
o Permeability Index: Độ thấu khí.
o Differenttial presure ∆P (Kpa): Áp suất chênh lệch.

11
o Stock rod – left (m): Thước đo liệu trái.
o Stock rod – right (m): Thước đo liệu phải.
o Line level (m): Thước radar.
o Blower cold wind flow (m3/min): Lưu lượng gió lạnh từ quạt gió.
o Absolute humidity (g/m3): Độ ẩm tuyệt đối.
o Relative humidity (%): Độ ẩm tương đối.
o Forecast/min (t/min): Sản lượng gang /phút.
o Forecast/day (thm/day): Sản lượng gang/ngày.
o Soft water temperature (°C): Nhiệt độ nước làm mát đầu vào.
o LP cooling water supply 1 pressure (Mpa): Áp suất nước làm mát thường áp 1.
o LP cooling water supply 2 pressure (Mpa): Áp suất nước làm mát thường áp 2.
o HP cooling water supply 1 pressure (Mpa): Áp suất nước làm mát cao áp 1.
o HP cooling water supply 2 pressure (Mpa): Áp suất nước làm mát cao áp 2.
o Batch speed (batch/h): Tốc độ liệu.
o Tuyere air speed (m/s): Tốc độ không khí ở mắt gió.
o Raceway Adiabatic flame temperature (°C): Nhiệt độ ngọn lửa đường dẫn
o Nitrogen supply (Mpa; m3/h): Lượng cung cấp khí N2.
o Material hopper pressure (Kpa): Áp suất trong buồng trung gian.
o Material hopper temperature (°C): Nhiệt độ trong buồng trung gian.
o Material hopper lever radar (m): Thước radar trong buồng trung gian.
o Gravitational dust collection (°C): Thu bụi trọng lực.
o Top temperature (°C): Nhiệt độ đỉnh.
o Top pressure (Kpa): Áp suất đỉnh.
o Top pressure valve (%): Van áp suất đỉnh.
o Hot blast temp (°C): Nhiệt độ gió nóng.
o Mixing air valve: van áp suất đỉnh.
o Coal injection flow – set (t/h): Cài đặt lưu lượng phun than.
o Coal injection flow (t/h): Lưu lượng phun than.
o Coal injection flow last hour (t): Lưu lượng phun than 1 giờ trước.
o Coal injection flow this hour (t): Lưu lượng phun than giờ hiện tại.
o Enrich oxygen flow (%; m3/min): Lưu lượng làm giàu oxy.
o E – oxygen valve (m3/min; %): van khí làm giàu oxy.
o CO, CO2, H2, N2 (%): Hàm lượng khí trong đo ở trong bộ van điều áp.
o Eta – CO (%): Hệ số lợi dụng khí than.
o Barg: Áp lực từng vùng trong hông lò và vùng mắt gió.
o Rail weighter (t): Bàn cân thùng nước gang.
o Iron ladle (°C): Nhiệt độ gang trong lò.
o Single – action valve (%): Van góc mở đơn ( của quạt gió BPRT).
o Double – action valve (%): Van góc mở kép ( của quạt gió BPRT).
o Thông số góc dải liệu: α, β, γ.

12
- Ngoài ra, còn có đồ thị thể hiện sự biến thiên của một số thông số theo thời gian
trên màn hình như: lưu lượng gió lạnh, áp suất gió lạnh, áp suất gió nóng, nhiệt độ gió
nóng, giá trị trung bình áp suất đỉnh lò, giá trị trung bình nhiệt độ đỉnh lò, độ thấu khí, áp
suất chênh lệch, thước đo liệu trái, thước đo liệu phải.
- Bên cạnh màn hình chính thể hiện các thông số quan trọng trong lò cao, còn có
màn hình quan sát chi tiết về các thông số quạt gió, bàn cân thùng nước gang, PCI, khu
vực máng, nhiệt độ từng khu vực trong lò cao,… ở dưới cùng của màn hình hiển thị.

3.2. Ý nghĩa của các thông số trên màn hình vận hành lò cao của trưởng ca
- Lưu lượng gió lạnh: ảnh hưởng sản lượng lò. Từ kế hoạch sản xuất gang lỏng, ta
suy ra được lưu lượng gió lạnh cần cho lò cao bằng cách tính lưu lượng khí O 2 cần để sản
xuất 1 tấn gang lỏng mà %O 2 trong không khí khoảng 21% ( cộng thêm cả O 2 trong lưu
lượng làm giàu O2). Từ đó tính được lưu lượng gió lạnh cần dùng cho lò cao
- Áp suất gió lạnh: ảnh hưởng bởi lưu lượng gió lạnh và độ thấu khí lò cao. Lưu
lượng gió lạnh càng cao thì áp suất gió lạnh càng cao.
- Nhiệt độ gió nóng: càng cao càng tốt. Nhưng do thiết kế lò gió nóng hiện tại chỉ
nâng nhiệt tối đa lên được 1250 °C nên sau một thời gian cấp thì lượng nhiệt từ lò gió
nóng sẽ giảm xuống dần nên phải cấp thêm gió lạnh vào để cố gắng giữ nhiệt độ gió nóng
ở khoảng 1180 °C.
- Giá trị trung bình nhiệt độ đỉnh: nhiệt độ đỉnh bình thường nằm trong khoảng 100
– 250 °C. Nếu nhiệt độ đỉnh lò nhỏ hơn 100°C, bụi khí than đi khỏi lò cao đến lọc bụi túi
vải thì bụi sẽ bám chặt ở túi vải không rơi xuống kể cả có dùng N 2 thổi vào túi vải khiến
cho việc lọc bụi trở nên rất khó khăn. Nếu nhiệt độ đỉnh lò lớn hơn 250°C, bụi khí than sẽ
làm cháy túi vải, gây hư hỏng nặng các thiết bị lọc bụi. Từ chênh lệch nhiệt độ khí than
có thể phán đoán sự phân bố dòng khí than trong lò có tương đối đồng đều hay không, có
ổn định không và sự tốt xấu của mức độ sử dụng
- Áp lực gió nóng: áp lực gió nóng, tính thấu khí liệu lò, lưu lượng gió, lượng thun
thổi (phun than), lượng gang xỉ tích trữ trong nồi lò, tình trạng làm việc của nồi lò,… có
liên quan với nhau, trực tiếp phản ánh mức độ lò thuận và sự biến đổi của trạng thái nhiệt
nồi lò:
o Khi tình trạng lò bình thường, đường áp lực gió nóng ổn định, phạm vi dao động
nhỏ hơn 5 Kpa và tương ứng được với lưu lượng gió.
o Khi nhiệt độ lò hướng nóng, áp lực gió tăng cao, lưu lượng gió giảm bớt, khi
hướng nguội thì ngược lại.
o Khi dòng khí thất thường, tình trạng lò không thuận, áp lực gió dao động mạnh.
- Áp suất đỉnh: > 120 Kpa để làm quay được quạt gió ở bộ phận BPRT cấp gió cho
lò cao.
- Eta_CO (Hệ số tận dụng khí than): đánh giá mức độ tận dụng dòng khí than, hệ số
càng cao và càng ổn định càng tốt. Khi đường Eta_CO đột nhiên hạ xuống, chứng tỏ có
sự thất thoát nhiệt trên đỉnh lò do khả năng tiếp xúc giữa khí than và quặng giảm.

13
- Lượng cung cấp khí N2: dùng để làm mát hộp số nạp liệu, làm mát 2 thước liệu,
van bịt kín dưới, cân bằng áp trong buồng trung gian, làm mát camera, mắt gió. Hiện tại
lưu lượng N2 sử dụng cho lò 1 khoảng 1950 m3/h.
3.3. Tính toán các thông số cơ bản
Thông số Đơn vị Kí Công thức tính
vận hành hiệu
Lưu
lượng gió Nm3/min F7
lạnh
Độ ẩm
môi g/Nm3 F8
trường
Lưu
lượng gió
Nm3/min F9 = F7-F7*F8/18/1000*22.4
khô từ
quạt gió
Lưu
lượng oxy Nm3/min F10
(nhập tay)
Lưu
lượng gió
khô và
Nm3/min F11 = F9 + F10
oxy
(trước
mắt gió)
Oxy làm = ((F9 * 0.209 + F10 * 0.99) / (F9 + F10) – 0.209) *
% F12
giàu 100
Hơi nước kg/h F13
Độ ẩm từ
g/Nm3 F14 = F13 * 1000 / (F11 * 60)
hơi nước
Tổng độ
g/Nm3 F15 = F8 + F14
ẩm
Hàm
lượng oxy % F16 = F12 + 0,209
trong gió
Oxy thổi Nm3/min F17 = F16 * F11
vào (tổng

14
lượng)
Oxy sử
dụng trên
Nm3/tHM F18
tấn gang
lỏng

Sản lượng
dự tính/ t/min F19 = F17 / F18
phút

Sản lượng
dự thm/day F20 = F19 * 60 * 24
tính/ngày

Tốc độ
phun than t/h F21
thực tế

Tốc độ
kg/tHM F22 = F21 * 1000 * 24 / F20
phun than
Nhiệt độ o
C F23
gió nóng
Áp lực
Kg/cm2(g) F24
gió nóng

Số lượng
F25 20
mắt gió

Đường
kính mắt mm F26
gió

Vận tốc = F11 / F25 * (F23 + 273.15) / 273.15 * 1.01325 /


m/s F27
mắt gió (F24 + 1.01325) / (3.142 / 4 * (F26 / 1000)^2 / 60

Nhiệt độ = 1498+0.82*F23-5.705*F15+52.778*F12-
°C F28
ngọn lửa 18.1*F22/(F11/F19)*100

Gang/mẻ tHm/batch F29

Tốc độ Mẻ/h F30 = F20 / F29 / 24

15
liệu

Hình 7. Thông số Lò cao 1 hiện tại

16
Hình 8. Thông số Lò cao 2 hiện tại

17

You might also like