You are on page 1of 11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP Dung Quất, ngày 22 tháng 02 năm 2020


HÒA PHÁT DUNG QUẤT

BÁO CÁO THỬ VIỆC


TUẦN 1: TỪ NGÀY 13/02 ĐẾN NGÀY 21/02

Họ và tên: Nguyễn Bá Khánh Trân


Mã nhân viên: HPDQ11362
Vị trí công việc: Kỹ thuật viên Công nghệ - Luyện Gang, Phòng Công Nghệ
Nội dung tìm hiểu tuần 01:
- Tổng quan về Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất.
- Sơ đồ tổ chức, chức năng của Phòng Công Nghệ.
- Trách nhiệm, nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Công nghệ - Luyện gang.
- Sơ đồ tổ chức Nhà máy Luyện Gang, quy trình công nghệ luyện gang lò cao.

1. Tổng quan về Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất

1.1. Vị trí địa lý.


- Địa điểm: xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:
 Phía bắc: tiếp giáp với Nhà Máy Đóng Tàu Dung Quất, Cảng Biển.
 Phía đông: tiếp giáp với Cảng Biển, công ty công nghiệp Doosan Vina.

1
 Phía nam: tiếp giáp đường Trì Bình, Dung QuấtPhía tây: tiếp giáp xóm Bầu,
Bình Đông.
1.2. Sơ lược về khu liên hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất
- Quy mô và công suất: 4 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1:
 Công suất 2 triệu tấn/năm.
 Sản phẩm: thép xây dựng.
 Vốn đầu tư: 30.000 tỷ đồng.
 Tiến độ: 24 tháng.
- Giai đoạn 2
 Công suất 2 triệu tấn/năm.
 Sản phẩm: thép cuộn cán nóng.
 Vốn đầu tư: 30.000 tỷ đồng.
 Tiến độ: 24 tháng
- Nhân lực cho dự án: 8000 người.
- Quỹ đất dành cho dự án: 350 – 400 ha.
1.3. Cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ tổ chức:

2
3
1.4. Bố trí mặt bằng

- (1) Khu vực cầu cảng chuyên dùng cho quá trình xuất nhập nguyên nhiên liệu,
vật tư, bán thép thành phẩm của các NM trong Khu liên hợp.
- (2) Khu vực bãi liệu để chứa quặng, than và phụ liệu.
- (3) Khu vực bố trí các nhà máy trong khu liên hợp.
- (4) Khu vực bố trí các hệ thống phụ trợ cho khu liên hợp.
1.5. Các nhà máy trong khu liên hợp
- Quy trình sản xuất gang thép tại Khu liên hợp:

4
- Nhà máy Nguyên liệu:
 Nhà máy nguyên liệu bao gồm bãi sơ cấp, 2 kho chứa quặng đã phối trộn
và kho chứa than.
 Bãi liệu với tổng khả năng chứa ~1.319.000 tấn, số ngày hoạt động hằng
năm là 365 ngày.
 Kho chứa than bao gồm than nghiền cho thiêu kết, than tuyển, than PCI,
than cám, than RAS, than ILLA, than SARAJI.
 Các hệ thống nhập liệu và chuyển liệu: máy chất đống rút liệu, hệ thống
băng tải, silo ngầm, silo phối trộn.
- Nhà máy Thiêu kết – Vê viên:
 Phân xưởng vê viên:

5
 Công suất: 1,8 triệu tấn/năm.
 Nguyên liệu sử dụng cho quá trình vê viên là quặng tinh kết hợp với
chất trợ dung Bentonites được nung ở nhiệt độ 1150 oC - 1250oC tạo
thành nguyên liệu giàu Fe2O3 làm nguyên liệu cho lò cao.
 Phân xưởng thiêu kết
 Công suất: 2 x 3,7 triệu tấn/năm.
 Nguyên liệu sử dụng cho quá trình thiêu kết là quặng cám và quặng tinh
kết hợp với vảy cám, dolomite, vôi, 1 số loại bụi chứa sắt tận thu trong
KLH…
 Mục đích: làm nguyên liệu đầu vào cho lò cao.
- Nhà máy Vôi – Xi măng:
 Lò vôi:
 Gồm có 3 lò đứng và 1 lò quay.
 Công suất: Lò đứng: 3 x 500 tấn/năm; Lò quay: 800 tấn/năm
 Nguyên liệu: vôi được nhập trong nước tiến hành nung ở nhiệt độ từ
9000C – 10000C và nhiệt độ đỉnh lò khoảng 5400C – 5500C thì tiến hành
xả liệu.
 Sản phẩm: vôi bột dùng cho thiêu kết và vôi cục cấp cho luyện thép.
 Lò Dolomite
 Công suất: 1 lò đứng 600 tấn/năm.
 Nguyên liệu: bột Dolomite nhập trong nước.
 Sản phẩm: bột Dolomite sau khi nung sử dụng cho nhà máy thiêu kết vê
viên.
- Nhà máy Luyện Cốc:
 Công suất đạt 2 triệu T/năm.
 Số lượng buồng Cacbon 16 x 20.
 Hiệu suất thu hồi sản phẩm 78,74%; thời gian nấu luyện từ 66- 68h.
 Nhiệt dư sử dụng cho quá trình phát điện với công suất tổ máy phát
200MW.
 Sản phẩm chính: than coke cấp cho lò cao trong KLH và xuất bán.
- Nhà máy Luyện Gang:

6
 Công suất thiết kế: 4 triệu T/năm.
 Công suất có thể đạt được: 4,8 triệu T/năm.
 Thiết kế 2 giai đoạn với 4 lò cao, hiện lò cao 1&2 (giai đoạn 1) đã đi vào
sản xuất.
 Sản phẩm chính: Gang lỏng cấp sang lò thổi của nhà máy Luyện Thép.
 Sản phẩm phụ là xỉ lò cao được nghiền mịn để xuất xỉ dạng bột, thành phần
quan trọng trong sản xuất xi măng. Ngoài ra khí than và bụi phát sinh trong
quá trình sản xuất được thu hồi và tái sử dụng.
- Nhà máy Luyện Thép:
 Công suất đạt 4,8 triệu T/năm/
 Gồm 4 lò thổi 120 T/mẻ, hiện tại đang vận hành và đưa vào sản xuất 3 lò.
 3 lò tinh luyện với công suất đạt 120 T/mẻ, hiện tại đang vận hành và đưa
vào sản xuất 2 lò.
 1 lò chân không với công suất đạt 120 T/mẻ để phục vụ sản xuất các mác
thép chất lượng cao.
 6 máy đúc trong đó có 4 máy đúc phôi vuông công suất đạt 2,5 triệu T/năm
(hiện tại đang vận hành và đưa vào sản xuất 3 máy); 2 máy đúc phôi tấm
với công suất đạt 3 triệu T/năm (dự kiện đi vào chạy thử nóng vào tháng
03/2020)
 Thiết bị khử Lưu Huỳnh.
- Nhà máy Cán:
 Nhà máy cán 1:
 Công suất: 0,6 triệu tấn/năm.
 Sản phẩm chính: thép thanh, thép dây.
 Hiện nay đang cán mác D16 CB300V cho nhu cầu sử dụng trong nước.
 Nhà máy cán 2:
 Công suất: 1,4 triệu tấn/năm.
 Sản phẩm chính: thép thanh.
 Hiện nay đang cán mác Φ6-CB240T cuộn cho nhu cầu sử dụng trong
nước.
 Nhà máy cán 3:
 Công suất: 2,6 – 3,5 triệu tấn/năm.

7
 Sản phẩm chính: thép cuộn tấm.
 Dự kiến cuối tháng 03 đi vào chạy thử nóng.
- Các hệ thống phụ trợ:
 Hệ thống xử lý nước.
 Hệ thống xử lý môi trường: nước thải, khí thải, bụi.
- Các nhà máy phụ trợ khác:
 Nhà máy cơ điện, nhà máy chế tạo cơ khí, nhà máy nhiệt điện.
 Khí công nghiệp (Nhà cung cấp hiện nay là Messer).
 Hệ thống các phòng Quản lý Chất lượng.
2. Sơ đồ tổ chức, chức năng của Phòng Công Nghệ
2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức:

2.2. Chức năng của phòng công nghệ


- Trợ gúp Ban Giám Đốc trong công việc quản lý quá trình công nghệ sản xuất
trong khu liên hợp.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động trong khu liên hợp.
- Chịu trách nhiệm về vật tư tiêu hao, dự phòng cho hoạt động sản xuất trong
khu liên hợp.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất , điều phối sản xuất trong khu liên hợp.
2.3. Trách nhiệm, nhiệm vụ của Phòng công nghệ
- Lập các quy trình công nghệ, hướng dẫn công nghệ cho các công đoạn sản xuất
chính trong khu liên hợp.
- Lập kế hoạch sản xuất cho các hạng mục trong khu liên hợp, điều độ sản xuất
giữa các hạng mục sản xuất.

8
- Lập nhu cầu vật tư tiêu hao, dự phòng cho hoạt động sản xuất trong khu liên
hợp.
- Lập tiêu chuẩn vật tư, định mức tiêu hao vật tư, tiêu chuẩn thành phẩm – bán
thành phẩm trong khu liên hợp.
- Giám sát các quá trình công nghệ sản xuất trong khu liên hợp.
- Lập báo cáo tổng hợp sản xuất của các hạng mục sản xuất cho từng kỳ sản
xuất.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả của các hoạt động công nghệ
trong khu liên hợp.
- Lập báo cáo về tình hình hoạt động công nghệ trong khu liên hợp, đề ra các
kiến nghị hành động khắc phục – phòng ngừa, cải tiến công nghệ.
- Tham gia đào tạo chuyên môn cho CBCNV chuyên ngành Luyện kim - Đúc
thép - Cán thép – Luyện cốc.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng.
- Thường xuyên kiểm soát khía cạnh môi trường phát sinh từ hoạt động của bộ
phận, không để xảy ra sự cố môi trường.
- Thực hiện duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng TC ISO 9001
và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
3. Trách nhiệm, nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Công nghệ - Luyện gang
3.1. Mục đích công việc
- Tham gia, phối hợp với nhà máy luyện gang để đảm bảo sản xuất luyện gang lò
cao đạt chất lượng, sản lượng, các chỉ tiêu tiêu hao.
3.2. Trách nhiệm và nhiệm vụ
- Lập quy tình, hướng dẫn công nghệ/công việc, yêu cầu công nghệ cho công
đoạn sản xuất luyện gang lò cao.
- Tham gia theo dõi, tổng hợp đánh giá quá trình sản xuất luyện gang lò cao.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện theo hướng dẫn công việc, yêu cầu công
nghê, quy trình công nghệ của nhà máy.
- Cùng với nhà máy tìm hiểu, đánh giá nguyên nhân sự cố công nghệ trong quá
trình sản xuất, hoặc sản xuất kém hiệu quả, hoặc sản phẩm không dạt chất
lượng. đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa cải tiến công nghệ để sản xuất
đạt chất lượng và hiệu quả.
- Đề xuất phương án sử dụng, theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng
NNVL/ phụ liệu trong công nghệ sản xuất luyện gang lò cao.
- Kiểm tra kế hoạch sử dụng. Đề nghị mua vật tư/ xuất vật tư công nghệ cho sản
xuất luyện gang lò cao. Đề xuất phương án sử dụng, theo dõi, đánh giá, kiểm
tra hiệu quả sử dụng các vật tư công nghệ này.

9
- Theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa và cải tiến công
nghệ luyện gang lò cao. Soạn thảo, quản lý tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu công nghệ
sản xuất luyện gang lò cao.
- Hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia các chương trình cải tạo, mở rộng, thay đổi
VLCL lò cao và các hạng mục phụ trợ cho lò cao.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan đào tạo nâng cao tay nghề, nhận thức, kiến
thức cho công nhân, phù hợp với yêu cầu , nhiệm vụ của từng tổ chức sản xuất
của lò cao.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan lập quy trình, quy định an toàn lao động và
vệ sinh công nghiệp cho luyện gang lò cao.
- Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo cho Trưởng phòng/Phó phòng và bảo mật
thông tin, công nghệ theo quy định của công ty.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc triển khai hoạt động chung của
công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công và ủy quyền của Trưởng phòng/
Phó phòng.
- Luôn chủ động trong công việc.
- Xây dựng, duy trì tinh thần đoàn kết tập thể, hợp tác trong công việc.
4. Sơ đồ tổ chức Nhà máy Luyện Gang, quy trình công nghệ luyện gang lò cao
4.1. Cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ tổ chức:

4.2. Quy trình công nghệ luyện gang lò cao


Sơ đồ công nghệ:

10
11

You might also like