You are on page 1of 31

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP Dung Quất, ngày 14 tháng 03 năm 2020


HÒA PHÁT DUNG QUẤT

BÁO CÁO THỬ VIỆC


TUẦN 4: TỪ NGÀY 9/3 ĐẾN NGÀY 14/3

Họ và tên: Nguyễn Bá Khánh Trân

Mã nhân viên: HPDQ11362

Vị trí công việc: Kỹ thuật viên Công nghệ - Luyện Gang, Phòng Công Nghệ

Nội dung tìm hiểu tuần 04:

Tìm hiểu hệ thống lò cao:


 Cấu tạo thể xây và nội hình lò cao, ý nghĩa của các thông số nội hình lò
 Hệ thống nước làm mát lò cao (mục đích, ý nghĩa…)
 Hệ thống mắt gió (mục đích, ý nghĩa, số lượng, cấu tạo…)
Tìm hiểu khu vực trước lò (sàn ra gang):
 Mục đích, ý nghĩa của công tác ra gang đối với tình hình lò cao
 Các dụng cụ, thiết bị chính của khu vực trước lò
 Cấu tạo của hệ thống máng gang xỉ, ụ tách xỉ
 Tìm hiểu công tác chuẩn bị trước khi ra gang, trong khi ra gang và sau khi ra gang
Tìm hiểu các loại gang, xỉ: các thành phần của gang và xỉ, ý nghĩa của từng thành
phần, cách phân loại gang, ý nghĩa của xỉ đối với quá trình nấu luyện.

I. Hệ thống lò cao
Cấu tạo thể xây và nội hình lò cao:

1
Hệ thống bản thể lò cao bao gồm: Móng lò, vỏ lò, thân lò, thiết bị làm nguội ...
Không gian trong lò cao gọi là nội hình lò, từ trên xuống dưới có thể chia ra 5 đoạn là:
Cổ lò, thân lò, hông lò, bụng lò và nồi lò.

2
3
- Các tấm dưới đáy: Vật liệu đúc được ZBLS, XES; vữa V1.
- Vách nồi lò: Vật liệu đàm ZB; vật liệu đúc được; vách C.I.
- Đáy lò & Vành nồi lò: Vật liệu đúc được ZBLS; đá cuội; Graphite EG; Cacbon E –
10; Vật liệu đầm EG; Nhôm HS; vữa HH; cacbon lỗ xốp mịn EM – 15; cao nhôm HHA;
vật liệu đúc được HLS; phớt ceramic; giấy dầu.
- Nồi lò: Cacbon lỗ xốp mịn EM – 15; vật liệu đầm EG; Cacbon E – 10; vật liệu
đầm ZB; Graphite EG; vật liệu đúc được X.
- Lỗ ra gang sử dụng các vật liệu sau: vật liệu cacbon lỗ xốp mịn EM – 15; neo bằng
thép không gỉ; vật liệu đúc được ZBLS, HKZL; vật liệu đầm ZB.

4
Hình 1. Mặt cắt của lỗ ra gang
- Khu vực mắt gió: Graphite EG, EGF; dây Ceramic; tấm các tông; dây bọt poly
ethylene; vật liệu đúc được X; vật liệu đầm EG.
- Hông lò: Graphite EG; vật liệu đúc được X; tấm Cu; tấm các tông; dây bọt
polyethylene; vật liệu đầm EG.
- Thân lò phía dưới: Graphite EG; SiC ZBN; tấm đồng; phớt ceramic; tấm các tông;
dây bọt polyethylene.

5
Hình 2. Thân lò phía trên

Hình 3. Thân lò phía dưới


- Vách lò: Bộ chèn SiC ZBN loại A, B, C, D, E; neo bằng thép không gỉ.
- Bụng lò: Graphite EG; tấm Cu; tấm các tông; dây bọt polyethylene; vật liệu đúc
được X; vật liệu đầm EG; SiC ZBN; phớt ceramic; giấy dầu; vữa ZB.
6
Hình 4. Hông lò và bụng lò
- Cổ lò: vật liệu Samot XVA.

Hình 5. Cổ lò

7
- Phần côn đỉnh và ống càng cua: neo bằng thép không gỉ; lớp phủ ceramic; phớt
ceramic.
- Lớp lót thổi vào: Đất sét samot B; tấm Polystyren co giãn, graphite EG.
II. Hệ thống nước làm mát
Toàn bộ mắt gió nhỏ và lớn cùng toàn bộ hệ thống vách, tấm làm lạnh đứng hay nằm và
các bộ phận từ đáy lò lên đỉnh lò đều dùng nước làm mát qua hệ thống bơm tuần hoàn kín
bằng nước mềm. Hệ thống nước còn lại: làm mát máy bố liệu, làm mát trạm thủy lực đỉnh lò,
phun sương, đường nước dự phòng sử dụng nước công nghiệp.
Nguồn nước cho hệ thống:
- Nước bù cho nước làm mát sơ cấp: nước mềm
- Nước khẩn cấp: nước mềm
- Nước dự phòng: nước mềm
Điểm phân giao:

Mô tả Kích thước Vị trí

2 đường cấp nước làm mát áp suất thấp DN500 4.6m dưới đường tâm lỗ ra gang

2 đường hồi nước làm mát áp suất thấp DN600 4.6 dưới đường tâm lỗ ra gang

2 đường cấp nước làm mát mắt gió áp DN200 4.6 dưới đường tâm lỗ ra gang
suất cao

1 đường cấp nước công nghiệp để DN150 4.6 dưới đường tâm lỗ ra gang
phun trên đỉnh

1 đường cấp nước làm mát dự phòng DN150 4.6 dưới đường tâm lỗ ra gang

1 đường hồi nước làm mát dự phòng DN150 4.6 dưới đường tâm lỗ ra gang

Lưu lượng thiết kế tại các điểm phân giao bao gồm biên dòng lưu lượng 5% trên đường
cấp nước là mát áp suất thấp, hồi nước làm mát áp suất thấp và cấp nước làm mát mắt gió áp
suất cao.
Áp suất thiết kế tại các điểm phân giao bao gồm 10% biên đối với độ sụt áp cấp nước
làm mát áp suất thấp và cấp nước làm mát mắt gió áp suất cao (chỉ đối với các đường ống
hoặc bộ phận làm lạnh).
Bơm nước làm mát dự phòng bao gồm 1 vận hành, 1 dự phòng

8
Đối với công suất tháp nước khẩn cấp: 1 bể chứa nước khẩn cấp được dùng chung cho 2
lò cao

Lưu lượng Áp suất


Mô tả Bình thường Thiết kế bơm Bình thường Thiết kế
(m3/h) (m3/h) (bar(g)) (bar(g))

Cấp nước làm mát áp


2 x 1448 2 x 1520 8.0 8.4
suất thấp

Hồi nước làm mát áp


2 x 1648 2 x 1730 4.0 4.0
suất thấp

Cấp nước làm mát mắt


2 x 200 2 x 210 14.0 14.4
gió áp suất cao

Phun trên đỉnh 1 x 100 1 x 100 8.0 8.0

Cấp nước làm mát dự


1 x 100 1 x 100 6.0 6.0
phòng

Hồi nước làm mát dự


1 x 100 1 x 100 0.5 0.5
phòng

Nước từ hệ thống trạm bơm tuần hoàn có 2 đường nước cấp: Cao áp và thường áp,
đối với đường nước thường áp chạy với áp lực 0,7 ÷ 0,8 MPa sử dụng làm mát hệ thống
vách và tấm làm mát, bộ lớn mắt gió, phần đuôi của mắt gió nhỏ, hệ thống làm mát trạm
dầu thủy lực, phun sương đỉnh lò, đường nước dự phòng. Đối với nước cao áp dùng áp
lực 1,2 – 1,4 MPa sử dụng làm mát phần đầu của bộ nhỏ mắt gió, làm mát máy bố liệu.
Hệ thống bơm nước tại trạm bơm nước phục vụ cho lò cao số 01:
- Hệ thống nước tuần hoàn kín (nước mềm).
 Bơm nước trung áp cấp nước mềm bản thể lò cao và mắt gió: 3 bơm trung áp (P6),
1 bơm diesel (P6’).
 Bơm cao áp mắt gió : 2 bơm/cụm (P5).
 Bơm nước mềm làm mát van gió nóng + van đảo lưu: 2 bơm (P4) + 1 bơm diesel
(P4’).
 Bơm bù nước mềm hệ thống, bơm nước từ bể vào đường nước hồi. Bơm nước vào
đường nước hồi làm mát lò bản thể lò cao (2 bơm P3), bơm nước bổ sung vào đường
nước hồi làm mát lò gió nóng (2 bơm P3).

9
- Hệ thống nước công nghiệp
 Bơm cấp nước phun sương đỉnh lò: 2 bơm/cụm ( bơm P2) tổng có 4 bơm (2 lò).
 Bơm lên tháp làm mát (bơm P1).
 Bơm nước làm mát máy bố liệu 2 bơm/ cum (P8).
 Bơm nước cấp trạm thủy lực đỉnh lò và đường nước dự phòng 3 bơm/cụm (P7)
 Bơm cấp nước cho quạt gió, phun than (P9) (2 bơm/cụm).
 Bơm nước cấp cho bộ lọc P10.
Mục đích: Tăng tuổi thọ của lớp VLCL, bảo vê ̣ vỏ lò, bảo vê ̣ các kết cấu thép, hình
thành lớp vỏ xỉ có tính bảo vê,̣ bảo vê ̣ áo lò và thay cho lớp công tác của áo lò.
2.1. Ống thượng thăng và ống hạ giáng
2 ống thượng thăng và 2 ống hạ giáng sẽ cấp và hồi nước làm mát sơ cấp tới các bộ
phận làm mát xung quanh lò cao. Cả ống thượng thăng và ống hạ giáng đều được thiết kế
để cung cấp 50% lưu lượng lưu lượng nước chảy về phía các bộ phận làm mát. Trong
tường hợp 1 trong những ống cấp hoặc hồi cần phải ngắt, lưu lượng nước sẽ giảm 80-
90% do tăng độ sụt áp trên đường ống còn lại.
2.2. Vách làm mát và hộp làm mát
Bảng 1. Bố trí và liên kết của vách làm mát, hộp là mát Lò Cao 1

Số
lượn Đầu Đầu
STT Dạng liên kết Ghi chú
g vào ra
vách

Liên kết 4 trên dưới, liên Vách làm


Tầng nồi lò (HS01
96 kết 4 nằm ngang, liên 28 28 mát bằng
– HS 04)
kết đơn, liên kết đôi gang đúc

Khu vực tầng đai Liên kết 4 trên dưới, Tấm đồng
mắt gió (TU 01 – 80 zích zắc ( đầu vào - 3 -2 20 20 làm mát
TU 04) -1 -4 – hồi)

Tầng hông lò (BO Tấm đồng


160 Liên kết 5 nằm ngang 32 32
05-BO 12) làm mát

Tầng bụng lò (BO Tấm đồng


120 Liên kết 5 nằm ngang 24 24
13 – BO 18) làm mát

10
Tầng dưới thân lò Tấm đồng
260 Liên kết 5 nằm ngang 52 24
(BO 19 – BO 31) làm mát

Tầng giữa thân lò Tấm đồng


100 Liên kết 5 nằm ngang 20 20
(BO 32 – BO 36) làm mát

Vách làm
Tầng trên thân lò
80 Liên kết 4 trên dưới 40 40 mát bằng
(US 37 – US 40)
gang đúc

2.3. Lưu lượng qua bộ làm mát mắt gió

Số lượng bộ Lưu lượng mỗi Tổng lưu


Thiết bị Loại thiết bị làm mát
phận làm mát bộ phận (m3/h) lượng (m3/h)

Phần vòi (áp suất cao) 20 20 400


Thiết bị
Phần thân (áp suất thấp) 20 20 400
mắt gió
Bộ làm mát (áp suất thấp) 20 15 300

2.4. Hệ thống phun đỉnh


Hệ thống phun đỉnh mặt liệu tự động sẽ được trang bị để làm mát khí than đỉnh trong
trường hợp khẩn cấp và trong quá trình xả khí
Bốn đầu phun đỉnh sẽ được đặt trong côn đỉnh lò. Tổng lưu lượng yêu cầu là 100m3/h
2.5. Nước dự phòng
Hệ thống làm mát sơ cấp có các ống nối nước làm mát dự phòng. Nước dự phòng từ
các ống nối này cần được sử dụng trong một thiết bị làm mát cụ thể hoặc dãy các thiết bị
làm mát nếu nghi ngờ rò rỉ hoặc phát hiện rò rỉ.
Nếu một bộ làm mát phát hiện bị rò rỉ nó có thể được cô lập và đưa vào nước dự
phòng. Nước dự phòng là nước sử dụng 1 lần mà đi qua thiết bị là mát rồi thoát ra ngoài.
Bởi vì đây là hệ thống nước sử dụng 1 lần, áp suất nước dự phòng có thể thấp hơn áp
suất lò cao, vì thế cho phép khí than lò cao rò rỉ vào nước. Điều này tốt hơn vì nước rò rỉ
vào lò có thể gây hậu quả căn bản cho công nghệ và lớp lót lò.
Nước dự phòng được cung cấp đến lò trong 1 đường cấp đơn từ điểm phân chia . Từ
đây nó đi vào 2 ống đứng. Lưu lượng phải ít hơn 100 m3/h.

11
2.6. Đầu dò đường liệu
4 đầu dò đường liệu sẽ được lắt đặt trong côn đỉnh của lò. Đầu dò đường liệu sẽ được
làm mát bằng nước làm mát từ hệ thống làm mát sơ cấp. Yêu cầu lưu lượng làm mát là
20m3h cho 1 đầu dò.

Hình 6. Hệ thống bơm nước làm mát tuần hoàn

Hình 7. Đường ống cấp nước phun sương đỉnh lò

12
III. Hệ thống mắt gió
Lò cao thường có hệ thống mắt gió và lỗ xỉ tùy theo dung tích của từng lò to hay nhỏ
cho thích hợp. Đường kính mắt gió chọn theo tính toán thiết kế, có thể thay thế điều chỉnh
trong quá trình sản xuất cho phù hợp. Mắt gió làm nhiệm vụ vận chuyển gió nóng từ
ngoài vào để đốt cháy than cốc, mặt khác mắt gió còn tiếp xúc với gang xỉ và nguyên liệu
lại nằm trong khu vực nóng chảy nhiệt độ rất cao vì vậy mắt gió là thiết bị dễ bị cháy
hỏng. Đối với lò cao 1080m3 nhà máy luyện gang được thiết kế 20 mắt gió, các mắt gió
này cùng nằm trên 1 mặt phẳng. Mỗi cụm mắt gió được cấu tạo 2 bộ lồng vào nhau, bộ
mắt gió lớn được chế tạo bằng chất liệu đồng nằm trong lớp gạch chịu nhiệt, vòm nhỏ
nằm trong 1 phần thể tích của lò. Mắt gió được lắp và hàn cố định vào vỏ lò, bên trong
có đúc vách ngăn được làm mát toàn bộ bằng nước mềm thường áp. Đối với bộ nhỏ mắt
gió, phần đuôi được làm mát bằng nước thường áp, phần đầu tiếp xúc với nồi lò được làm
mát bằng nước mềm cao áp.
Vị trí của mắt gió nằm trong vành đai cháy của lò cao vì vậy nhiệt độ ở khu này rất
cao ngoài ra còn phải vận chuyển gió nóng vào lò với nhiệt độ rất cao đồng thời nó bị phá
hoại bởi vỏ bọc do nguyên nhiên liệu từ trên đưa xuống nên rất dễ bị hư hại, cháy hỏng.
Vì vậy mắt gió dự phòng số lượng không được ít hơn số lượng dưới đây:
- Mắt gió nhỏ: 20 cái
- Mắt gió lớn: 6 cái

Hình 8. Mắt gió và vị trí lắp đặt cố định mắt gió

13
Hình 9. Ống thổi thẳng

Hình 10. Các bộ phận của ống thổi thẳng

14
Hình 11. Vành gió cái

15
Hình 12. Lắp đặt ống thổi thẳng

16
Hình 13. Mắt gió và ống thổi thẳng

IV. Khu vực trước lò (sàn ra gang)


Thông số công nghệ
- Lò cao 1080 m3.
- Tỉ lệ coke/gang: 350-370 kg/ t
- Sản lượng: 3400- 3600 t/ngày.
- Số lần ra gang: 14-16 mẻ/ ngày.

4.1. Mục đích ý nghĩa của công tác ra gang


- Để lò cao được vận hành thuận lợi đảm bảo sản lượng gang cao và tiêu hao Cokoc
thấp thì trước lò phải ra gang thật tốt.
- Cấp gang lỏng cho quá trình sản xuất thép.
- Cấp gang lỏng cho quá trình đúc gang

4.2. Các dụng cụ và thiết bị chính của khu vực trước lò


 Máy khoan thủy lực
Thông số kỹ thuật của máy khoan lỗ gang.

17
- Đường kính đầu khoan: d42.5-d50.
- Tốc độ quay của đầu khoan: 300v/min
- Góc độ lỗ khoan: 10o (có thể điều chỉnh 8-10o)
- Độ sâu lỗ gang lớn nhất: 1800mm
- Năng lực đấm: 250J
- Tần số đấm: 40 -50 Hz
- Áp lực dầu công tác: 15Mpa
- Lưu lượng công tác khoan lỗ: 70 lần/min; đấm 90 lần/min
- Góc quay: 150o
- Thời gian quay: 12 – 15 sec
- Lưu lượng công tác: 35 – 70 lần/min
- Tốc độ quay phản hồi: 1m/s
- Áp lực công tác: 15Mpa
- Lưu lượng công tác: Tiến 4 lần/min, lùi 80 lần/min
- Mũi khoan: mũi 1 dài 3.88m, đầu mũi ɸ 42.5mm, chất liệu thép hợp kim, bình
thường khoan mũi sâu 1.8 – 1.9m. Mũi 2 dài 4.1, ɸ 32mm, mũi tôi được làm từ mũi 2 có
đường kính 10mm, chiều dài 4.1m.
 Súng bắn bùn
Thông số kỹ thuật chủ yếu của súng bắn bùn (KD_100 súng bắn bùn thủy lực).
 Tổng lực đẩy của pit-tông: 1130MKN
 Lực ép súng: 322KN
 Dung tích hữu ích xi lanh bùn: 0,162 m3.
 Góc khứ hồi: 160o.
 Hành trình xi lanh bùn: 1290mm.
 Bán kính quay: 2120mm
 Tốc độ bắn: 3m/s.
 Thời gian bịt: 50s.
 Đường kính xi lanh bùn: 450mm.
 Thời gian quay súng: 15s.
 Lực ép pit-tông bắn bùn: 6,9 Mpa.

18
 Góc độ có thể điều chỉnh ngay: ±3o.
 Đường kính trong của miệng súng: Φ120mm.
 Áp lực xi lanh dầu bắn bùn: 17Mpa.
 Góc độ có thể điều chỉnh thẳng đứng: ±3,5o
 Góc độ ép súng: 13o.
 Đường kính xi lanh dầu bắn bùn: 300mm.
 Đường kính xi lanh dầu quay súng: 160mm

Hình 14. Máy khoan và sung bắn bùn TMT


 Phòng vận hành hệ thống TMT

19
Hình 15. Bàn điều khiển
 Dàn cẩu trục
 Cửa lỗ gang: tổ hợp samot chịu nhiệt 460mm, gạch cacbon 700mm, ngoài cùng là
gạch Graphit.

Hình 16. Lỗ gang.


 Máng ra gang, xỉ
- Máng chính: rộng 400mm, sâu 500mm, dài 11,5m.
- Máng xỉ: dài 20m, rộng 350mm, sâu 400mm
 Ụ tách xỉ: kích thước 880mm x 1000mm, vật liệu bê tong chịu lửa RTJ1.
 Máng lật: rộng 1.5m, dài 5.4m, sâu 800mm, vật liệu bê tong chịu lửa RTJ1.
 Hệ thống hút bụi máng chính và chụp hút bụi bể máng lật

20
 Vật tư, vật dụng:
- Cát: ~ 3 khối/ngày
- Bùn: hiện tại đang sử dụng 4 loại bùn chính bao gồm bùn rewell, bùn Bejing, bùn
Kingston, bùn Novaref (Lượng bắn bùn thực tế quy ước 1lit~2.333kg. (lấy ~2kg))
- Cào xỉ

- Que thổi oxi: hỗ trợ thao tác trước lò, thỏi gang xỉ đông bám ở máng lật, thổi lỗ
gang, thổi ụ chắn xỉ khi bị đông, dài 6m.
- Ống cao su
- Bột che phủ: để giữ nhiệt cho gang lỏng, lò 1 đang dùng Vạn Tuấn, lò 2 dùng Hoa
Vũ, lượng dùng ~ 3 tấn/ngày
- Than: giữ nhiệt cho gang lỏng
- Xẻng

21
4.3. Cấu tạo của hệ thống máng gang xỉ, ụ tách xỉ (lò cao 1)

Hình 17. Mặt cắt của rãnh gang chính và rãnh xỉ

22
Hình 18. Mặt cắt của ụ tách xỉ và máng gang con.

Hình 19. Mặt cắt của máng tháo gang chết.


- Máng gang được lót bằng vật liệu chịu lửa đúc. Rãnh gang chính, rãnh xỉ, máng
gang con và máng tháo gang chết được làm từ các vật liệu chịu lửa đúc, gạch samot, vữa
chịu lửa,…

23
- Máng chính là loại cố định, làm từ vật liệu chịu lửa đúc SiC. Thân máng được làm
từ thép tấm hàn (đáy máng chính dày 25 mm và thành máng dày 20 mm, đáy máng phụ
dày 20 mm và thánh máng phụ dày 16 mm), vật liệu lót làm từ vỏ thép bố trí theo đúng
thứ tự như gạch cách nhiệt, gạch đất sét và lớp vật liệu chịu lửa đúc.
- Máng gang, máng bã cặn gang, máng xỉ sử dụng vật liệu chịu lửa đúc SiC. Bên
ngoài là gạch đất sét cả hai bên của mỗi máng gang - xỉ - bên ngoài cấu trúc sử dụng rãnh
bê tông.
- Căn cứ vào tỉ trọng giữa gang và xỉ mà ta thiết kế ụ chắn xỉ để tách xỉ khỏi gang
sau khi tháo ra khỏi lò.
4.4. Công tác chuẩn bị trước khi ra gang, trong khi ra gang, sau khi ra gang
4.4.1. Trước khi ra gang
- Kiểm tra súng bắn bùn hệ thống thủy lực phải bình thường, áp lực dầu thủy lực đạt
250 BAR, khi kiểm tra phát hiện sự cố như cháy đầu súng, đèn ELECTRIC FAULT hay
HYDRAULIC FULT báo lỗi thì lập tức phải liên hệ ngay bộ phận liên quan đến tiến hành
khắc phục.
- Trước khi máy khoan lỗ gang làm việc, cần phải vận hành thử thiết bị, vận hành
thử hành trình máy, hành trình xe con, búa thủy lực, xoay.
- Kiểm tra xem bùn đã được nạp đủ vào súng chưa, pittong súng bắn bùn đã ép chặt
bùn chưa.
- Kiểm tra áp lực khí Oxy nếu cần có thể báo cho trưởng ca để liên hệ xử lý.
- Dọn sạch gang, xỉ ở máng chính, máng chính phải sạch sẽ không có xỉ đông trên
bề mặt máng.
- Kiểm tra miệng lỗ gang có bị vỡ sứt không, nếu vỡ phải cho làm lại miệng lỗ ngay.
- Nạp bùn vào súng phải đủ và ở đầu súng phải chặt, miệng súng bùn thò ra hoàn
chỉnh, nếu vành côn miệng súng có bùn, gang, xỉ dính kết phải xử lí sạch, đồng thời phải
chú ý kiểm tra chất lượng bùn. Trong tình trạng đặc biệt bùn vào chậm thì có thể cho sấy
bùn mềm trước khi nạp vào súng.
- Kiểm tra máng xỉ, máng gang có bị hỏng nghiêm trọng không? Nếu có cần báo cáo
ktv trước lò kịp thời đưa ra biện pháp xử lí.
- Kiểm tra bộ tách xỉ có tắc không, đầu máng chính xem đã tốt chưa. Trước khi súng
lùi phải làm tốt hai bên bờ máng chính, đảm bảo độ cao bình thường.
- Dọn sạch những cục xỉ đã đông nguội trong máng xỉ, sau đó trải một lớp cát vàng
trên bề mặt hai bên bờ máng chính.
- Kiểm tra miệng chảy máng xỉ, yêu cầu phải hoàn chỉnh không bị hư hỏng nhằm có
lợi cho việc tạo hạt và xối xỉ, cũng như để xỉ chảy hoàn chỉnh xuống máng xối.
- Kiểm tra hệ thống tủ điều khiển máng lật, thao tác lật qua lại kiểm tra xem máng
có hoạt động bình thường không, kim đo độ của máng có hoạt động bình thường không,
độ nghiêng của máng có đảm bảo dòng gang chảy thuận lợi xuống thùng không.
- Kiểm tra vị trí cuối cùng của máng gang xuống máng lật, máng lật xuống thùng có
tắc không, nếu tắc lập tức thao tác cho thông thoáng hoặc bị mòn ảnh hưởng đến dòng
chảy gang thì phải lập tức thông báo cho ktv.

24
- Trước khi mở lỗ gang, kiểm tra trước và sau bộ tách xỉ xem có bị đông không, nếu
bị đông phải lập tức thao tác để đảm bảo ụ chắn xỉ được đảm bảo ra gang, ra xỉ.
- Trước khi mở lỗ gang, kiểm tra áp lực lưu lượng nước xối xỉ hạt, khi không bình
thường kịp thời báo cáo và xử lý, nếu không thì không thể mở lỗ gang được.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần trong thao tác, các vị trí thao tác cần phải đến vị
trí.
- Xác nhận thùng nước gang vào đúng vị trí chưa, ụ chắn xỉ đã thông chưa, các
cương vị khác đã làm tốt công tác chuẩn bị ra gang chưa.
- Hệ thống hút bụi máng chính và chụp hút bụi bể máng lật đã hoạt động chưa.
4.4.2. Khoan lỗ gang
- Xác nhận trước khi ra gang các hạng mục chuẩn bị đều xong, thời gian mở lỗ ra
gang đã đến thì có thể khởi động máy khoan lỗ gang.
- Đầu khoan máy mở lỗ, yêu cầu nghiêm chỉnh chính giữa tâm lỗ gang, đỉnh đầu
khoan đến thực chỗ mới được khởi động máy khoan. Nếu đầu khoan và tâm lỗ gang lệch
không trùng tâm thì phải sử lý ngay.
- Trong quá trình thao tác gặp tình hình như lỗ gang quá ẩm, quá cứng, cần lập tức
rút mũi khoan ra, quan sát tình trạng bên trong lỗ gang và tiến hành cho oxy đốt nếu cần
thiết.
- Trong quá trình khoan cần phải luôn luôn chú ý độ sâu của lỗ gang để đề phòng
khoan thủng, đề phòng không rút được mũi khoan ra.
- Lỗ gang nông, chú ý khi khoan thủng nước gang sẽ chảy mạnh ra, phải có biện
pháp đề phòng và xử lý tương ứng.
- Nếu khi xảy ra lỗ gang chảy to hoặc bị phun nghiêm trọng cần nhanh chóng rút
mũi khoan ra, khi lùi đến mép ngoài lỗ gang thì ngừng quay và đưa máy khoan ra khỏi vị
trí lỗ gang.
- Trong quá trình khoan lỗ gang, khi độ sâu gần đạt mà máy khoan xảy ra sự cố mũi
khoan kẹt không quay, mũi khoan bị gẫy mũi trong lỗ gang không thể rút ra được hoặc
trong lỗ gang có gang xỉ đông không khoan được, lúc này có thể dùng ôxy thổi. Trình tự
như sau:
① Mang ống O2 đến trước lỗ gang, đầu phía sau ống vị trí tay cầm uốn cong
khoảng 90o thông qua ống cao su dẫn O2 nối liền với đường ống mềm chờ O2.
② Mở từ từ van O2, sau khi xác nhận O2 thổi ra và từ từ cắm ống đốt O2 vào trong
lỗ gang, khi cần có thể dùng ống cao su cũ hoặc que đo nhiệt đã qua sử dụng để làm ống
dẫn mồi cháy khí O2.
③ Trong quá trình đốt lỗ gang phải chú ý góc độ của ống O 2, đề phòng đốt lệch, đốt
thủng.

25
4.4.3. Trong khi ra gang
 Khi mới ra gang, dòng gang nhỏ cần phải quan sát tình hình sau đó mới khai bờ
chắn gang, xỉ tránh khai bờ sớm dòng gang, xỉ nhỏ có thể làm đông máng khó thao tác.
 Thời gian ra gang không thể quá dài hoặc quá ngắn, phải duy trì cho dòng gang
thích hợp, thời gian ra gang tốt nhất là 70 - 90 phút/ mẻ. Nếu tốc độ dòng gang quá nhỏ
thì phải điều chỉnh dùng mũi khoan lớn hơn để mở lỗ gang, dòng gang quá lớn thì phải
cẩn thận thao tác chắc chắn, cũng như điều chỉnh thao tác khoan, khống chế lỗ gang tốt,
duy trì chất lượng bùn ổn đinh.
 Cần ra hết gang xỉ mới bịt lỗ gang, ra xỉ, ra gang cần phải tiến hành dưới trạng thái
toàn gió áp lực cao.
 Mỗi thùng nước gang rót đến mức quy định khối lượng được hiển thị trên bảng cân
điện tử thì tiến hành lật thùng, phải tập trung, chú ý trong thao tác lật thùng nước gang,
dựa vào khối lượng gang xuống thùng nhanh hay chậm qua đó xác định lật thùng cho an
toàn, hợp lý.
 Trong trường hợp gặp sự cố máng lật không thể vận hành bằng thao tác thông
thường phải thật nhanh chóng tập trung chuyển sang chế độ khẩn cấp thao tác như sau:
Nhả phanh bằng cách gạt cần phanh xuống dưới, sau đó tiến hành quay vô lăng khẩn cấp
thật nhanh về phía thùng trống đến khi dòng gang được lái hoàn toàn sang thùng mới thì
tiến hành hãm chốt bánh răng. Sự cố máng lật là sự cố rất lớn hậu quả rất nghiêm trọng,
nên phải làm tốt công các kiểm tra chuẩn bị tốt cho từng mẻ trước khi ra gang đảm bảo
thiết bị hoạt động thuận lợi an toàn cũng như phát hiện sự cố kịp thời liên hệ sử lý.
4.4.4. Sau khi ra gang
 Sau khi ra gang đến thao tác đóng lỗ gang và vệ sinh cho mẻ ra gang tiếp theo.
 Khi lỗ gang phun công nhân vận hành máy khoan ( tổ trưởng) báo cho phòng vận
hành đóng lỗ gang.
 Công nhân cửa lỗ khi lỗ gang chớm phun phải tiến hành dọn dẹp sạch sẽ cửa lỗ
gang.Cửa lỗ bám gang bám xỉ phải dọn dẹp sạch sẽ tránh lòi bùn, cháy đầu súng, không
bịt được lỗ gang.
 Công nhân máy khoan khi nhận được hiệu lệnh đóng lỗ bật tín hiệu cảnh báo,đẩy
pittong súng lên 1 – 2 nhịp để ép 1 lượng nhỏ bùn tiếp xúc với nhiệt độ lớn bị cháy vụn ra
ngoài cũng như để xác nhận chắc chắn lại một lần nữa pittong đã ép chặt bùn, quan sát
cửa lỗ gang đã được dọn sạch sẽ hay chưa thao tác đóng lỗ gang. Quan sát khi đóng có bị
lòi bùn , lượng bùn bắn có đủ không để kịp thời xử lý .

26
 Trong tình trạng bình thường phải bịt lỗ gang dưới điều kiện toàn gió áp lực cao.
Khi lỗ gang đã phun, căn cứ vào lượng gang ra lý thuyết, dự đoán đã ra hết gang xỉ thì có
thể bịt lỗ gang, hạn chế để lỗ gang phun to gây vỡ lỗ và khói bụi phát sinh.
 Sau khi bịt lỗ xong ở trong phòng thao tác trước lò quan sát theo dõi 10 phút, nếu
tất cả áp lực đều ổn định, không phát sinh sự cố gì thì có thể ngừng bơm, tắt hệ thống
điều khiển.
 Nếu 2 lần liên tục bịt không được phải cho súng quay về vị trí nạp đất tiếp tục nạp,
đồng thời báo cáo trưởng ca, trưởng ca đưa ra phương án xử lý rồi lại tiến hành bịt lần
nữa.
 Nguyên nhân vì súng bắn bùn hoặc khi phán đoán lỗ gang khó bịt phải báo trưởng
ca bàn phương án cần thiết giảm gió trước khi bịt để đảm bảo an toàn khi bịt.
 Gặp tình hình liệt kê dưới đây phải lập tức bịt lỗ gang:
- Lỗ gang bị phá vỡ miệng lỗ.
- Gang ra máng xỉ nhiều.
- Không lật được máng.
- Xỉ qua máng gang nhiều.
- Gang, xỉ trên máng chính tràn ra nghiêm trọng có nguy cơ làm hư hỏng các thiết bị
xung quanh.
 Khi súng bắn bùn làm việc chú ý quan sát tình trạng làm việc của súng và hệ thống
thủy lực, hệ thống điện của nó nhằm phát hiện sớm những hiện tượng khác thường.
 Thao tác lùi súng :
- Trong điều kiện bịt lỗ gang không được bình thường do sự cố thì phải chú ý đảm
bảo xử lý xong sự cố hoặc phải có thùng chứa gang dưới đường tàu mới được cho súng
ra.
- Xỉ, gang chưa ra hết, áp lực dầu bắn bùn quá thấp hoặc bùn bắn bịt lỗ gang quá
nông phải sau khi công việc chuẩn bị ra gang đều làm xong, căn cứ kéo dài thời gian lùi
súng thích hợp. Đồng thời báo báo trưởng ca tổ chức cho ra gang sớm ở sàn bên.
- Công nhân máng xỉ chờ cho lượng gang xỉ chảy bớt tiến hành tát đầu máng xỉ .
Sau đó làm vệ sinh và be bờ cát cho mẻ gang tiếp theo.
- Công nhân máng gang con: Chặn dòng gang sau khi dòng gang nhỏ lại, tát nhanh
lượng gang tồn trên máng, gõ kẻng cho chuyển tàu. Sau đó tiến hành dọn vệ sinh máng.
- Công nhân máng xỉ: Dọn vệ sinh máng xỉ, chuẩn bị mũi khoan và lắp sẵn mũi
khoan cho mẻ sau.
- Sau khi ra hết gang xỉ tất cả các vị trí phải dọn vệ sinh sạch sẽ máng , làm tốt công
tác chuẩn bị cho ra gang lần sau đảm bảo luôn sẵn sàng ra gang.

27
Bảng các thông số vận hành trước lò cần chú ý

Stt Hạng mục Giới hạn Xử lý khi không đạt thông số an toàn
min, max
an toàn

1 Bùn bắn vào lỗ 110 -120 Nếu bùn không vào đủ phải kiểm tra áp dầu,
kg/mẻ chất lượng bùn cần thiết cho sấy bùn, thông lỗ
và vệ sinh sạch sẽ trước khi đóng...

2 Độ sâu lỗ gang 1600-1800 Nếu lỗ sâu quá 1800mm thì phải bắn giảm bùn,
mm lỗ không đạt 1600 mm cần tìm biện pháp bắn
bùn đảm bảo lượng quy định.

3 Thời gian bắn 50-80 giây Nếu bùn vào chậm cần kiểm tra áp dầu và chất
bùn lượng bùn có thể cho sấy bùn trước khi bắn, bôi
dầu vào đầu xilanh súng.

4 Thời gian cho 12-15 phút Không được cho ra sớm quá sẽ bị phì áp gang,
súng ra xỉ tự động ra.

5 Thời gian ra 55-60 phút/ Nếu lỗ ra nhanh phải cho sấy lỗ, khắc phục đủ
gang mẻ độ sâu, khoan mũi tự chế nhỏ. Nếu ra lâu quá
phải khoan mũi d40 vào sâu hơn có thể dùng
mãi d38 thông lỗ đảm bảo thời gian ra gang.

6 Khoảng cách 18-22 phút Khoan mồi trước khi ra gang, khi đóng lỗ gang
các mẻ phải đủ lượng bùn đảm bảo lỗ gang không lẫn
gang xỉ trong lỗ gây khó khoan.

7 Đường kính lỗ d28-40 mm Khi dùng mũi khoan phải dùng mũi nhọn,
gang thẳng không cong vênh hạn chế thổi oxi gây
phá lỗ to.

8 Áp súng bắn 17Mpa- Khi bắn bùn phải đảm bảo đủ áp dầu nếu bị tụt
bùn 17.5Mpa áp phải báo sửa chữa sử lý.

9 Áp máy khoan 15Mpa- Khi khoan thấy không đủ áp hoặc áp quá quy

28
15.5Mpa định phải báo sửa chữa điều chỉnh ngay.

10 Máng chính và 40-45 ngày Khi dùng đến giới hạn trên phải chú ý kiểm tra
ụ sàn 1 liên tục.

11 Máng lưu và ụ 50-55 ngày Khi dùng tới giới hạn trên phải chú ý đo đặc
sàn 2 kiểm tra theo dõi nhiều hơn.

V. Gang, xỉ
4.1. Thành phần gang, xỉ.
Bảng thành phần hóa học của gang

C (%) Si (%) Mn (%) S (%) P (%) Ti (%) Nhiệt độ (%)

Giá trị trung bình

4.09 0.46 1.25 0.017 0.126 0.033 1483

Quy định phân loại gang lỏng lò cao

Thành phần hóa học (% khối lượng)


STT Phẩm cấp
[C] [Si] [Mn] [S] [P]

1 Loại 1 ≤ 0,800 ≤ 0,050 ≤ 0,150

2 Loại 2 0,810 ÷ 1,250 0,051 ÷ 0,080 0,151 ÷ 0,200


- -
3 Loại 3 1.260 ÷ 1500 0,081 ÷ 0,150 0.201 ÷ 0,300

4 Gang phế phẩm > 1,500 > 0,150 > 0,300

- Gang lỏng loại 1: phân loại nếu cả 3 điều kiện thành phần [Si], [S], [P] trong
khoảng đạt yêu cầu
- Gang lỏng loại 2, 3, và phế phẩm: phân loại nếu 1 trong 3 thành phần [Si], [S], [P]
trong khoảng yêu cầu
Ý nghĩa của từng thành phần trong gang:
- C: là nguyên tố thúc đẩy quá trình graphit hoá. Nhưng gang có nhiều cacbon thì độ
dẻo và tính dẫn nhiệt giảm. Nếu cacbon chứa trong gang ở dạng xementit thì gang đó gọi

29
là gang trắng, nếu cacbon ở dạng tự do (graphit) thì gang đó gọi là gang xám. Sự tạo
thành các loại gang khác nhau phụ thuộc vào thành phần hoá học và tốc độ nguội của nó.
- Si: là nguyên tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc tinh thể của gang, vì nó thúc
đẩy quá trình graphit hoá. Hàm lượng Si tăng sẽ làm tăng độ chảy loãng, tăng tính chịu
mài mòn và ăn mòn của gang. Thường thì hàm lượng Si trong gang là 1,5 – 3%.
- Mn: Mn trong gang thúc đẩy sự tạo thành gang trắng và ngăn cản graphit hoá. Bởi
vậy trong gang trắng thường chứa 2 – 2,5% Mn. Trong gang xám lượng Mn không quá
1,3 %. Mn là nguyên tố tăng tính chịu mài mòn, tăng độ bền, giảm tác hại của S.
- P: P là một nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm độ bền, tăng độ giòn của
gang, dễ gây nứt vệt đúc. Tuy nhiên, P tăng tính chảy loãng, tác dụng này được sử dụng
để đúc tượng, chi tiết mỹ thuật. Trong trường hợp đúc, các chi tiết thành mỏng, hàm
lượng P trong các chi tiết quan trọng không được quá 0,1 % còn các chi tiết không quan
trọng có thể tới 1,2 %.
- S: là nguyên tố có hại trong gang, nó làm cản trợ graphit hoá nên làm giảm tính
chảy loãng do đó làm giảm tính đúc. Lưu huỳnh làm giảm độ bền cho gang giòn. S kết
hợp với Fe tạo thành FeS gây bở nóng. Vì vậy, thành phần S trong gang không quá 0,1 %.
Bảng thành phần của xỉ:

FeO SiO2 Al2O3 CaO MgO Na2O K2 O MnO TiO2


R2 HSKT
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%)

Giá trị trung bình

0.208 35.86 12.25 38.96 8.11 0.468 0.949 1.41 0.525 1.09 1.655

Ý nghĩa của những thành phần trong xỉ:


 Xỉ lò cao được tạo thành trong quá trình sản xuất gang. Tuỳ thuộc vào quy trình
làm nguội, xỉ lò cao được chia thành 2 loại: xỉ lò cao làm nguội chậm và xỉ hạt lò cao.
- Xỉ lò cao làm nguội chậm: xỉ nóng chảy hình thành từ lò cao được tháo ra sân (bãi)
làm nguội. Tại đây, xỉ nóng chảy được làm nguội tự nhiên hoặc phun nước, chúng đông
cứng thành dạng giống như đá với cấu trúc tinh thể. Xỉ lò cao làm nguội chậm thường
được nghiền và sàng thành cỡ hạt yêu cầu để làm cốt liệu cho bê tông, vật liệu hạt cho san
lấp và rải đường.
- Xỉ hạt lò cao: xỉ hình thành từ lò cao được tháo chảy ra các mương dẫn và được
phun nước với áp lực cao để làm lạnh nhanh tạo nên các hạt giống như hạt cát có cấu trúc
xốp. Các hạt xỉ này trộn với nước tạo nên hỗn hợp lỏng được bơm ra bãi khử nước. Tại
đó, các hạt xỉ được róc nước tự nhiên.
 Nếu phân loại xỉ trong quá trình nấu luyện, xỉ gồm có xỉ đầu, xỉ trung gian và xỉ
cuối:
- Xỉ đầu: là xỉ mới xuất hiện trong vùng tạo xỉ. Nhiệt độ ở vùng tạo xỉ thường ≤
1000 – 1200 °C nên ở đó hãy còn oxit Fe chủ yếu dưới dạng FeO và tồn tại cả MnO. Vì
thế hàm lượng FeO và MnO trong xỉ đầu sẽ cao hơn trong xỉ cuối.

30
- Xỉ trung gian: là xỉ chảy từ vùng tạo xỉ xuống tới nồi lò. Đặc điểm của xỉ này là có
nhiệt độ tăng dần, hàm lượng FeO và MnO giảm dần, hàm lượng SiO 2 và Al2O3 thì dao
động tùy thuộc vào hàm lượng ban đầu của các oxit khác. Khi xỉ đầu chứa nhiều FeO,
MnO, CaO, MgO thì hàm lượng SiO2, Al2O3 trong xỉ trung gian tăng lên và ngược lại.
- Xỉ cuối: là xỉ hình thành ở vùng lỗ gió,chủ yếu do kết hợp xỉ trung gian với tro cốc
rồi tích lại ở phần dưới nồi lò, tạo lớp riêng trên mặt gang lỏng. Thành phần hóa học và
các tính chất của xỉ tính toán trong phối liệu chính là xỉ cuối.
4.2. Ý nghĩa của xỉ đối với quy trình nấu luyện
Do xỉ lò có đặc điểm điểm nóng chảy thấp, mật độ nhỏ và không nóng chảy vào
trong gang, cho nên xỉ và gang trong quá trình nhiệt luyện lò cao mới có thể phân ly ra
được, đạt được gang thuần tịnh, đây là tác dụng cơ bản trong quá trình tạo ra xỉ lò cao.
Ngoài ra xỉ còn có tác dụng trong nhiệt luyện lò cao như sau
 Phản ứng hoàn nguyên và giải phóng lưu huỳnh S được tiến hành trong xỉ gang
của các nguyên tố hợp kim có tác dụng khống chế thành phần của gang
 Việc hình thành xỉ lò tạo nên vành đai nóng chảy và vành đai rơi trong lò cao, đều
có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phân bố luồng khí than trong lò và việc giảm bớt
nguyên liệu lò, vì vậy tính chất và số lượng của xỉ lò có tác dụng sản xuất trực tiếp đối
với thao tác lò cao
 Xỉ lò giáp với tường lò hình thanh nên vỏ xỉ, tác dụng bảo vệ ruột lò , nhưng mặt
khác cũng có khả năng ăn mòn ruột lò, có tác dụng phá hủy, vì vậy thành phần và tính
chất của xỉ lò có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của lò

31

You might also like