You are on page 1of 15

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP Dung Quất, ngày 14 tháng 03 năm 2020


HÒA PHÁT DUNG QUẤT

BÁO CÁO THỬ VIỆC


TUẦN 5: TỪ NGÀY 16/3 ĐẾN NGÀY 21/3

Họ và tên: Nguyễn Bá Khánh Trân

Mã nhân viên: HPDQ11362

Vị trí công việc: Kỹ thuật viên Công nghệ - Luyện Gang, Phòng Công Nghệ

Nội dung tìm hiểu tuần 05:

Tìm hiểu các quá trình trong lò cao: sơ đồ các vùng trong lò, các quá trình diễn ra
trong từng vùng.
Tìm hiểu quá trình thay đổi của quặng và coke từ khi nạp vào lò đến khi tạo thành
gang xỉ
Tìm hiểu quá trình biến đổi của gió giàu oxy và than phun từ khi đi vào mắt gió
đến khi ra khỏi lò cao (biến đổi về thành phần, nhiệt độ, áp suất,…), ảnh hưởng của quá
trình phân bố khí than đến tình hình lò.

I. Các quá trình trong lò cao


 Trong điều kiện tăng dần nhiệt độ và dưới tác dụng của khí lò, cột liệu trong lò cao
chịu những biến đổi lớn.
 Do bị nung nóng, những cục liệu có thể rạn nứt và vỡ vụn, những chất bốc bên
trong (hơi ẩm, nước ngậm, khí CO2,…) thoát ra. Sắt được hoàn nguyên, đồng thời xảy ra
quá trình cacbon hoá sắt và tạo gang. Kèm theo với sắt, hàng loạt các nguyên tố khác
cũng hoàn nguyên vào gang. Đáng kể nhất là Si, Mn, P, S đôi khi có cả Cr, Ni, Ti, V, As,
Cu,… cả các nguyên tố hoàn nguyên trong lò cao nhưng không đi vào gang như Zn, Pb,

 Quá trình tạo xỉ xảy ra trước khi hoàn nguyên hết Fe và phần lớn các nguyên tố
khác. Đó là quá trình kết hợp các oxit như FeO, MnO, SiO 2, Al2O3, CaO, MgO,… thành
những phức chất và tạo nên một chất dễ chảy là xỉ. Xỉ sẽ chảy từ trên xuống dưới, liên

1
tục biến đổi thành phần vì hoà tan thêm một số chất và hoàn nguyên một số nguyên tố
trong xỉ ban đầu.
 Thành phần cuối cùng của xỉ được xác lập ở vùng mắt gió sau khi đã hoà tan trong
than, hoàn nguyên nốt sắt trong xỉ, hoàn nguyên Mn, Si,… và chuyển phần lớn S vào xỉ.
 Khi đi qua vùng lỗ gió, một phần gang mới tạo sẽ bị oxi hoá bởi oxi của gió. Tiếp
theo, lại xảy ra quá trình tái hoàn nguyên ở vùng dưới lỗ gió, Fe và các nguyên tố đã bị
oxi hoá ở vùng lỗ gió.
 Mặt ngang biên giới xỉ - gang ở nồi lò cũng là nơi xảy ra những phản ứng hoá học
như hoàn nguyên FeO trong xỉ bằng C và Si trong gang. Khử S trong gang bằng CaO
trong xỉ,...
 Khi vận hành lò bình thường, gang lỏng không được tháo ra hết sạch khỏi nồi lò
bao giờ cũng còn lại một lượng dư, có khi còn lớn hơn lượng tháo ra. Làm như thế để hoà
đều chất lượng gang lỏng và che chở khối xây đáy lò khỏi bị xỉ ăn mòn.

Hình 1. Đầu vào và đầu ra của lò cao

2
1.1. Quá trình hóa lý diễn ra trong từng vùng
Liê ̣u trong lò về cơ bản là sự đi xuống của các tầng liê ̣u nạp (quă ̣ng vê viên có hiê ̣n
tượng xuống trước). Căn cứ vào nguyên nhiên liê ̣u nạp vào lò trạng thái vâ ̣t lí trong
không giống nhau, đại thể chia thành 5 khu vực:
 Vùng dạng viên:
Khu vực liê ̣u vào lò vẫn giữ nguyên trạng thái viên ban đầu gọi là vùng dạng viên.
 Vùng mềm chảy:
Nhiê ̣t đô ̣ liê ̣u lò chứa sắt được gia nhiê ̣t từ từ trong quá trình đi xuống, sau khi đạt
nhiê ̣t đô ̣ nhất định (trên 9000C) và dưới tác dụng trọng lực cô ̣t liê ̣u, liê ̣u lò bắt đầu mềm
hóa và từng bước chuyển sang trạng thái nóng chảy. Khu vực từ bắt đầu mềm hóa đến
nóng chảy, gọi là vùng mềm chảy.
Giữa hai tầng mềm chảy và tầng than coke, nhiều tầng mềm chảy và tầng than coke
tạo thành vùng mềm chảy hoàn chỉnh. Hình trạng mă ̣t cắt dọc của vùng mềm chảy được
quyết định bởi chế đô ̣ nạp liê ̣u, nhiều hình “V” hoă ̣c hình “W”, để có lợi cho nâng cao hê ̣
số lợi dụng khí than.
Khi vị trí vùng mềm chảy tương đối cao, chiếm cao đô ̣ không gian tương đối lớn, tầng
than coke kẹp tương đối nhiều, có lợi cho cường hóa nấu luyê ̣n nhưng tổn hao năng
lượng cao. Khi vị trí vùng mềm chảy tương đối thấp, chiếm đô ̣ cao không gian tương đối
nhỏ, vùng dạng viên lớn tương ứng, tức tăng khu vực hoàn nguyên gian tiếp, có thể cải
thiê ̣n lợi dụng khí than.
 Vùng nhỏ giọt:
Khi nhiê ̣t đô ̣ vượt quá 11500C, bắt đầu có gang trạng thái lỏng sinh ra, sau khi nhiê ̣t
đô ̣ tăng thêm mô ̣t bước nữa, gang, xỉ nóng chảy càng nhiều. Gang xỉ đã nóng chảy nhỏ
giọt qua tầng than coke rơi đến nơi tích trữ khu vực nồi lò dưới mắt gió, khu vực nhỏ giọt
gang, xỉ lỏng gọi là vùng nhỏ giọt.
 Vùng mắt gió:
Khu vực đốt cháy nhiên liê ̣u trước mắt gió gọi là vùng mắt gió.
Than coke đồng thời cháy trong vùng mắt gió, bị dòng khí cao tốc của quạt gió dẫn
đô ̣ng tạo thành vùng xoáy tròn chuyển hồi trên dưới, đô ̣ lớn bé của vùng xoáy tròn có liên
quan đến đô ̣ng năng quạt gió. Vùng mắt gió là bắt nguồn của nhiê ̣t năng và thể khí chất
hoàn nguyên, đồng thời là điểm khởi đầu của phân bố dòng khí than sơ khai.

3
 Vùng nồi lò:
Là khu vực tích trữ gang, xỉ trạng thái lỏng, trong khu vực nồi lò nước gang tiếp tục
tiến hành phản ứng khử lưu huỳnh và ngâ ̣m cacbon.

Hình 2. Ví dụ điển hình về mẫu nhiệt trong lò cao


1.2. Công năng của các khu vực trong lò
Quá trình các phản ứng lý hóa trong lò cao theo công năng của nó đại thể chia làm
3 loại:
 Chuyển đô ̣ng ngược hướng:Do quan hê ̣ trọng lực, thể rắn và thể lỏng đi xuống, khí
than đi lên.
 Trao đổi nhiê ̣t: Than coke cháy trước mắt gió hình thành khí than nhiê ̣t đô ̣ cao và
liê ̣u lò thể rắn cùng gang xỉ lỏng tiến hành trao đổi nhiê ̣t trong quá trình chuyển đô ̣ng
ngược hướng.
 Phản ứng lý hóa: phản ứng ô xy hóa nguyên tố cacbon (đốt cháy), hoàn nguyên sắt
ôxit, hoàn nguyên các nguyên tố hợp kim và chuyển biến pha rắn- pha lỏng.
Công năng của các khu vực trong lò xem hình 1

4
Hình 3. Công năng của các khu vực trong lò
Chú thích: 1-Phát tán hơi nước: 2- Phân giải nước kết tinh: 3- Quă ̣ng hoàn nguyên
gián tiếp; 4- Quă ̣ng hoàn nguyên gián tiếp + phản ứng khí hóa; 5- Quă ̣ng hoàn nguyên
trực tiếp; 6- Sự ngấm cacbon, hoàn nguyên của nguyên tố hợp kim; 7- Khử lưu huỳnh; 8-
Phân giải đá vôi; 9- Hình thành xỉ; 10- Đốt cháy cacbon

Công năng Chuyển đô ̣ng ngược


Trao đổi nhiê ̣t Phản ứng
khu vực hướng

Vùng dạng Thể rắn (than coke, Khi than đi lên tiến Quă ̣ng hoàn nguyên
viên quă ̣ng) đi xuống dưới hành trao đổi nhiê ̣t và gián tiếp: phản ứng
tác dụng trọng lực, khi sấy khô đối với liê ̣u khí hóa của than

5
than đi lên dưới tác
coke: phân giải
dụng cưỡng chế của thể rắn
carbonate
quạt gió

Số lượng và kích cỡ Khí than đi lên truyền


khe hở than coke trong nhiê ̣t cho tầng mềm Quă ̣ng hoàn nguyên
Vùng mềm
tầng than coke ảnh chảy, nhiê ̣t đô ̣ tầng trực tiếp và ngấm
chảy
hưởng phân bố dòng nóng chảy tăng lên cacbon
khí (đô ̣ thấu khí) dần dần nóng chảy

Thể rắn (than coke) và Nguyên tố hợp kim


Tiến hành trao đổi
thể lỏng (nước gang, xỉ đồng thời tiến vào
nhiê ̣t giưa khí than và
Khu nhỏ lỏng) đi xuống, khí hoàn nguyên, khử
giọt nước gang, giọt
giọt than đi lên, cung cấp lưu huỳnh, giọt
nước xỉ cùng than
than coke cho khu vực nước gang ngấm
coke
xoáy cacbon

Phản ứng cháy sinh ra


Phát sinh phản ứng
khí than nhiê ̣t đô ̣ cao
Vùng mắt Gió khiến than coke cháy giữa ô xy
và chuyền nhiê ̣t cho
gió vâ ̣n đô ̣ng xoáy tròn trong gió, than coke
than coke, giọt gang,
và than cám
xỉ phía trên mắt gió

Tiến hành trao đổi


nhiê ̣t giữa khí than, Sự ngấm cacbon và
Tích trữ nước gang, xỉ,
Vùng nồi lò nước gang, xỉ nhiê ̣t khử lưu huỳnh cuối
ra gang xỉ định kì.
đô ̣ cao và than coke cùng của nước gang
của cô ̣t liê ̣u chết

6
II. Quá trình biến đổi của quặng và cốc từ khi nạp vào lò đến khi tạo thành gang, xỉ
2.1. Quá trình biến đổi của quặng trong lò cao
Hiện nay nhà máy đang sử dụng 100% quặng chín với tỉ lệ 80% quặng thiêu kết, 20%
quặng vê viên.

Quặng được nạp vào lò từ đỉnh lò và trải qua nhiều giai đoạn biến đổi hóa-lý khác
nhau, có thể chia thành các quá trình tương ứng với các vùng phản ứng trong lò cao.

Vùng dạng viên (cục) (dưới 9000C): là vùng trên cùng của lò cao, liệu mới nạp vào
với nhiệt độ của khí than bốc lên (khoảng 150-400 0C) sẽ xảy ra sự bốc hơi nước và sấy.

Khi đi xuống hơn một chút ứng với phần trên của thân lò sẽ xảy ra hoàn nguyên sơ
bộ với sự tham gia của khí hoàn nguyên CO, H2

Phương trình phản ứng ở nhiệt độ khoảng 500 0C:

3Fe2O3 + CO/H2 = 2Fe3O4 + CO2/H2O + Q

Ở nhiệt độ từ 600-900 0C xảy ra phản ứng:

Fe3O4 + CO/H2 = 3FeO + CO2/H2O - Q

Về trạng thái vật lý vẫn còn ở dạng viên, phân chia thành từng lớp coke, lớp quặng.
Quặng vê viên sẽ được phân bố nhiều hơn ở tâm lò do có góc đổ đống nhỏ.

Vùng này còn xảy ra hiện tượng bột hóa của quặng vê viên, ảnh hưởng xấu đến thấu
khí của cột liệu.

Vùng biến mềm – chảy dẻo ( nhiệt độ từ 900-1150 0C): là vùng quan trọng nhất đối
với sự vận hành lò cao, lúc này các lớp quặng bắt đầu mềm ra và thu nhỏ chiều dày. Hình
dạng lớp này bao gồm các lớp quặng mềm chảy và lớp coke kẹp.

Tương ứng đó là quá trình hoàn nguyên gián tiếp tạo thành Fe khoảng 900-11000C:

FeO + CO = Fe + CO2 + Q

Vùng này xuất hiện xỉ đầu do FeO nóng chảy trong quặng thiêu kết và sinh ra do
hoàn nguyên gián tiếp, kết hợp với SiO 2. Vùng này có độ dày và độ cao phụ thuộc vào

7
hàm lượng FeO trong xỉ đầu, thường kéo dài đến tận hông lò, nhiệt độ có thể đạt tới 1200
0
C.

Cuối vùng này bắt đầu có hiện tượng chảy dẻo, kết dính các lớp liệu lại với nhau.

Vùng nhỏ giọt ( nhiệt độ từ 1150-1400 0C):

Sắt và xỉ được sinh ra bắt đầu nóng chảy, di chuyển men theo các khe hở coke, C
thấm vào gang làm giảm nhiệt nóng chảy, tạo thành giọt gang rơi xuống nồi lò.

3Fe + C = Fe3C

Lớp xỉ nóng chảy tiếp xúc với coke xảy ra các phản ứng hoàn nguyên trực tiếp.

FeO + C = Fe + CO – Q

Đồng thời hoàn nguyên các nguyên tố không phải là Fe như Mn, Si, Ti, Pb...

Vùng cháy coke trước mắt gió:

Gang và xỉ rơi xuyên qua các lớp coke xoáy.

Vùng nồi lò:

Đến đây quặng đã cơ bản biến đổi hoàn toàn thành gang và xỉ lỏng.Tiếp tục phản ứng
khử S và thấm C.

8
Hình 4. Các phản ứng xảy ra trong từng khu vực

2.2. Quá trình biến đổi của coke trong lò cao


Cơ bản coke cũng lưu thông qua 5 vùng phản ứng:

Vùng dạng viên: Hạt coke mới nạp vào lò phân từng lớp.

Từ 2000C bắt đầu thoát chất bốc. Từ 9000C trở lên, coke bắt đầu phản ứng khí hóa,
các hạt coke bị giảm chất lượng do mài mòn tải trọng, khí hóa và khí nước.

C + CO2 = 2CO – Q

C+ H2O = CO + H2- Q

Vùng biến mềm: Mức độ phản ứng khí hóa tăng lên, cùng với đó là sự tiếp xúc
giữa lớp liệu mềm chảy và coke, làm tăng độ mài mòn coke. Làm cho cỡ hạt nhỏ lại, độ
bền giảm xuống, tỉ lệ lỗ khí tăng lên. Do nhiệt độ càng cao, tính phản ứng coke tăng lên.

9
Coke trong vùng này chiếm vai trò đặc biệt quan trọng là trụ đỡ liệu đã biến mềm và
cửa sổ để khí than xuyên qua, ngoài ra các khe hở còn tạo điều kiện cho quá trình nhỏ
giọt gang, xỉ.

Vùng hoạt động: là vùng bao gồm gang, xỉ và coke, thực hiện phản ứng hoàn
nguyên trực tiếp, khử S và thấm C. Mức độ tiêu hao coke do hoàn nguyên trực tiếp nhiều
hay ít phụ thuộc vào hàm lượng FeO còn lại sau khi đã tiến hành phản ứng hoàn nguyên
gián tiếp phần trên.

FeO + C = Fe + CO – Q

Vùng cháy trước mắt gió ( vùng oxi hóa)

Dưới động năng của dòng khí nóng cấp vào mắt gió, các hạt coke chuyển động với
vận tốc lớn, tạo thành vùng xoáy và bị đốt cháy sinh ra khí hoàn nguyên và sinh nhiệt,
chiếm từ 55-65% lượng coke tiêu thụ. Lượng coke cháy mất đi sẽ tạo ra khoảng trống tạo
điều kiện cho liệu đi xuống.

C + O2 = CO2 + Q và C + O2 = CO + Q

CO2 + C = 2CO – Q

H2O + C = CO + H2 - Q

Thành phần tro trong than coke còn lại sau phản ứng cháy đi vào xỉ, SiO 2 trong tro
phản ứng với C tạo thành SiO.

Vùng nồi lò:

Các hạt coke trôi nổi bên trên bề mặt gang lỏng. Thực hiện một số phản ứng khử S và
thấm C.

3Fe + C = Fe3C

Bảng dưới thể hiện chức năng của coke, cơ chế giảm chất lượng và yêu cầu đối với
coke qua từng vùng:

10
Vùng Chức năng của coke Cơ chế giảm chất lượng Yêu cầu coke
coke

Vùng nạp liệu - Ứng suất va đập - Kích thước phân


bố
- Độ mài mòn
- Chống vỡ
- Chống mài mòn

Vùng dạng - Khả năng thấu khí - Cặn kiềm - Cỡ & ổn định
viên
- Ứng suất cơ học - Độ bền cơ khí
- Mài mòn - Chống mài mòn

Vùng kết dính - Đỡ liệu - Khí hóa bởi CO2 - Kích thước phân
bố
- Khả năng thấu khí - Mài mòn
- Phản ứng thấp với
- Dẫn gang & xỉ CO2
- Độ bền cao sau
khi mài mòn

Vùng hoạt - Khí hóa bởi CO2 - Kích thước phân


động bố
- Mài mòn
- Phản ứng thấp với
- Tấn công kiềm và phản CO2
ứng tạo tro
- Chống mài mòn

Vùng cháy - Sinh ra CO - Đốt - Độ bề chống sốc


trước mắt gió nhiệt và ứng suất cơ
- Sốc nhiệt học
- Graphit hóa - Chống mài mòn
- Ứng suất va đập và mài
mòn

Vùng nồi lò - Đỡ tải - Graphit hóa - Kích thước phân


bố
- Dẫn gang và xỉ - Không hòa tan trong
nước gang

11
- Cacbon hóa sắt - Ứng suất cơ học - Độ bền cơ học
- Chống mài mòn
- Hòa tan cacbon

III. Quá trình biến đổi của gió giàu oxi và than phun, ảnh hưởng của quá trình phân
bố khí than.
3.1. Quá trình biến đổi của gió giàu oxi và than phun
Gió lạnh được làm giàu oxy từ 2-3% rồi được gia nhiệt thông qua lò gió nóng đến
1150-1200 0C sau đó cấp vào lò. Cùng với than được phun thổi vào mắt gió, đây là sự
khởi đầu cho một quá trình khí hóa, gia nhiệt và hoàn nguyên.

Ở đây đang đề cập đến sự biến đổi của dòng khí than từ khi bắt đầu đến khi lên tới
đỉnh lò khi áp dụng cả hai phương pháp làm giàu oxy và than phun:

Khu vực nồi lò:

Gió nóng được cấp vào cùng với oxy trong gió và làm giàu sẽ tăng cường quá trình
đốt cháy coke, gia nhiệt và phân giải đốt cháy than phun.

- Nhiệt độ: Tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 2100- 2300 0C. Tiến hành sự trao đổi
nhiệt phần dưới bao gồm bức xạ và đối lưu.
- Thành phần: Khí than ban đầu tạo ra bao gồm khí CO, N 2 và H2. Đối với phun
than thì hàm lượng khí H2 tăng lên tương ứng.
- Áp suất ban đầu cao, phụ thuộc chế độ cấp gió và độ thông thoáng, mực chất lỏng
trong nồi lò. Sự phân bố dòng khí than ban đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ
cấp gió, chế độ cấp liệu…
Khu vực bụng lò:
- Nhiệt độ: Khí than gia nhiệt cho gang, xỉ và cung cấp nhiệt cho hoàn nguyên trực
tiếp do đó nhiệt độ giảm xuống tương ứng khoảng 1200- 1400 0C.
- Thành phần: Khí CO tăng lên do sinh ra từ quá trình hoàn nguyên trực tiếp.

12
- Áp suất: Khi khí than đi qua khu vực nhỏ giọt, sẽ đi qua khe hở giữa gang lỏng, xỉ
và coke do đó trở lực có thể không giảm đáng kể nhưng nếu lượng xỉ quá nhiều sẽ làm
ngưng đọng dòng khí làm tăng trở lực khiến tình trạng lò trở nên bất thường.
Khu vực hông và thân dưới:
- Nhiệt độ: Hầu như không trao đổi nhiệt do cân bằng nhiệt giữa phần dưới và trên,
nhiệt độ vùng này khoảng 900-1200 0C
- Thành phần: khí CO2 sinh ra trong hoàn nguyên gián tiếp, khí CO giảm xuống.
- Áp suất: Khu vực này có độ thấu khí kém nhất, dòng khí chủ yếu đi qua các lớp
kẹp than coke do đó khi đi qua lớp này áp lực khí than sẽ bị tổn thất cao nhất.
Khu vực thân trên và cổ lò:
- Nhiệt độ: Trao đổi nhiệt đối lưu với lớp liệu mới, nhiệt độ khí than giảm xuống
150-400 độ.
- Thành phần khí than đỉnh lò bao gồm CO (21-23%), CO 2 (16-18%), N2, H2 và một
ít CH4.
- Áp lực dòng khí than khí đi qua lớp liệu rời sẽ bị tổn thất do sự ma sát của liệu và
khí. Nó phụ thuộc vào độ khe hở, diện tích mặt của liệu, tốc độ, nhiệt độ dòng khí.

Tóm lại, quá trình bắt đầu từ mắt gió đến trên đỉnh lò đã xảy ra các sự biến đổi:

- Thành phần: Vào: gió giàu oxy + than phun. Ra: khí than CO, CO2, N2, H2, CH4
- Nhiệt độ: Vào: 1150-1200 0C. Ra: 150-400 0C
- Áp suất: tổn thất lớn
3.2. Ảnh hưởng của quá trình phân bố khí than đến tình hình lò
Phân bố dòng khí Lò cao hợp lý, đầu tiên phải duy trì tình trạng lò ổn định, thuận
hành, khống chế hai dòng khí trung tâm và vùng biên không để cho phát triển quá mức.
Tiếp theo là cải thiện mức độ lớn nhất của sử dụng khí than, hạ thấp tiêu hao than coke.
Cùng với việc nâng cao thành phần gang nguyên liệu vào lò và kỹ thuật tạo viên của
quặng thiêu kết với việc cải thiện kết cấu liệu lò, đồ thị phân bố CO 2 ở cổ lò thể hiện
vùng biên cao hơn trung tâm, hơn nữa mô hình phát triển trung tâm chênh lệch tương đối
lớn.CO2 tổng hợp đạt được 19% - 21%, cao nhất đạt khoảng 22%. Nhưng cho dù thay đổi
như thế nào, đều phải duy trì hai dòng khí trung tâm và vùng biên thích hợp lẫn nhau,

13
vùng biên tăng trọng lượng hoặc trung tâm phát triển quá mức đều dẫn đến tỷ suất sử
dụng khí than bị hạ thấp hoặc tình trạng lò thất thường.
Khí than phân bố trong lò có 4 loại

 Loại I, khí than chủ yếu qua khu vực gần tường lò, gọi là loại phát triển vùng biên
 Loại II, khí than chủ yếu qua hai dòng trung tâm và vùng biên, khí than phân bố có
hai đỉnh cao, cho nên gọi là loại hai đỉnh
 Loại III, dòng khí than trung tâm phát triển hơn dòng khí than vùng biên, gọi là
loại phát triển trung tâm
 Loại IV, khí than ở mép mặt cắt lò cao phân bố chênh lệch nhỏ, tương đối đồng
đều, cũng gọi là loại bằng phẳng
Phân bố khí than loại I: lượng lớn khí than qua vùng gần tường lò, dẫn đến nhiệt độ
vùng gần tường lò rất cao, khí than bào mòn nghiêm trọng tường lò, lót lò nhanh chóng bị
ăn mòn, tuổi thọ lò cao vì thế bị rút ngắn. Do nhiệt độ tường lò cao, thân lò tản nhiệt
nhiều, nhiệt lò cao bị thất thoát tăng thêm. Nhiệt năng và hóa học trong khí than có thể
không được sử dụng hết, hao phí nhiên liệu vì thế tăng cao. Trên cơ sở nguyên nhân nói
trên, loại I khí than phân bố ngoài điều chỉnh tạm thời hoặc xử lý tình trạng thất thường
của lò ra, trong thao tác thường ngày phải tránh sử dụng.

14
Loại III, khí than phân bố hợp lý nhất so với thao tác lò cao, vùng mềm chảy của nó
có hình “ V” ngược, diện tích “ cửa sổ khí” rất lớn, khí than rất dễ xuyên qua vùng mềm
chảy, có lợi cho lò hoạt động ổn định thuận hành, hơn nữa nhiệt độ tường lò ngược lại
tương đối thấp, thân lò tản nhiệt ít. Tường lò chịu sự bào mòn của khí than tương đối ít,
khiến cho tuổi thọ của lót lò được kéo dài. Khí than qua liệu lò và trung tâm lò cao tiếp
xúc đầy đủ, nhiệt vật lý và hóa học của khí than đều được lợi dụng hết mức, do đó làm
giảm bớt tiêu hao nhiên liệu. Cho nên, trong điều kiện liệu tinh, thao tác lò cao hiện nay
đều sử dụng phân bố khí than loại III.

15

You might also like