You are on page 1of 16

Phần 2.

SỬA CHỮA LÒ HƠI


Chương 1: TỔ CHỨC SỬA CHỮA LÒ HƠI
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC DẠNG SỬA CHỮA LÒ HƠI
Sửa chữa lò hơi: Là phục hồi khả năng làm việc; Cải tạo sang đốt nhiêu liệu
khác. Có thể: hàn vá, thay thế các chi tiết bị hỏng.
Sửa chữa có 2 loại: + Sửa chữa khi có sự cố; Sửa chữa định kỳ:
Sửa chữa định kỳ có 3 mức:
- Tiểu Tu: Từ 2 - 3 lần/năm
- TrungTu: 1 lần/ năm
- Đại Tu: Từ 3 - 4 năm / lần
Đối với lò hơi thường sửa chữa ở 2 mức: trung tu và đại tu.
1.2. THIẾT KẾ TỔ CHỨC SỬA CHỮA
- Thống kê các chi tiết, trên cơ sở kiểm tra lò hơi và kiểm tra cả nhật ký VH.
- Lập biểu đồ công việc
- Lập các bản vẽ các bộ phận cần phải gia công để thay thế.
- Thống kê: đặc điểm cần chú ý; dụng cụ, máy móc cần sử dụng; vật liệu, phụ
tùng cần dùng trong quá trình sửa chữa.
- Lập dự toán (vật tư, thiết bị phụ tùng thay thế, máy móc, tiền và thời gian
cần thiết.
1.3. VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG SỬA CHỮA LÒ HƠI
1.3.1. Kim loại dùng trong sửa chữa lò hơi:
Có thể là thép tấm; thép ống hoặc gang. Cần xác định đúng vai trò của các chi tiết
chịu nhiệt hoặc chịu áp lực, để dùng các loại vật liệu phù hợp.
- Gang: chế tạo bộ hâm nước p thấp, bộ sấy không khí, ghi lò, các chi tiết chịu
nhiệt độ cao và chịu ăn mòn cao.
- Thép chịu nhiệt: (thép hợp kim), chế tạo chi tiết tiếp xúc trực tiếp với ngọn
lửa hoặc khói nóng có t > 4000C.
- Thép carbon (không chịu nhiệt): (thép thường) t < 4000C;
Ví dụ: ống sinh hơi, ống lò, ống lửa, ống nước, mặt sàng làm bằng thép chịu
nhiệt. Bộ quá nhiệt làm bằng thép hợp kim.
Thân lò có p < 0,8MN/m2, t ≤ 1200C sử dụng thép carbon thường.

1
Bao hơi lò có p  0,6MN/m2 dùng thép carbon có chất lượng tốt.
Bao hơi lò có 6  p  12 MN/m2, dùng thép carbon đặc biệt.
Bao hơi lò có p > 12 MN/m2 , dùng thép hợp kim.
- Thép tấm:
- Thép ống: ghép mí hoặc không ghép mí.
Khi chọn thép phải đặc biệt chú ý chiều dày và chủng loại kim loại.

I.3.2. Vật liệu cách nhiệt:


* Amiăng:
* Bông thủy tinh (bông khoáng):
* Điatomit:
1.3.3. Vật liệu chịu lửa:
* Độ chịu lửa: là khả năng chịu được nhiệt độ cao (trên 15000C). Vật liệu chịu
lửa là vật liệu giữ được các tính chất cơ học và vật lý khi làm việc lâu dài ở nhiệt độ
cao trên 15000C.

1.3.4. Vật liệu khác:


* Roăng: là chi tiết để làm kín các chổ nối bằng Ren, mặt bích, nắp đậy.
Roăng làm kín nước, kín hơi hoặc kín dầu
Thường dùng là roăng amiang chịu nhiệt độ cao và rẻ tiền. có dạng bột, dây, tấm
carton hoặc tấm vải.
Lưu ý: khi lắp roăng xong nếu đã xiết chặt bulông rồi thì roăng đã bị biến dạng
nên không thể dùng lại được nữa.
* Vật liệu hàn:
Thực tế có 2 loại hàn cơ bản: Hàn hồ quang điện và hàn gió đá.
* Hàn gió đá: hàn bằng Oxy và axetylen
* Hàn hồ quang: có thể là hàn thường hoặc hàn áp lực.
* Que hàn: nhiều loại

Chương 2: KIỂM TRA CHUẨN BỊ ĐỂ SỮA CHỮA LÒ HƠI

2
2.1. KIỂM TRA BÊN NGOÀI CÁC BỘ PHẬN LÒ HƠI
2.1.1. Mục đích kiểm tra bên ngoài:
Mục đích: xem các bộ phận có bị hư hỏng hay không để thay hoặc sửa.
2.1.2. Chuẩn bị kiểm tra:
Hệ thống giàn giáo; phun làm sạch bụi, tro; dùng đèn 1224v để kiểm tra.
2.2. KIỂM TRA BÊN TRONG CÁC BỘ PHẬN LÒ HƠI
Là kiểm tra: Bao hơi, ống góp, phía trong bộ phận nước, bộ quá nhiệt. Cần
mở cửa người chui, cửa vệ sinh.
Mục tiêu: kiểm tra mức độ bám cáu: chiều dày và thành phần của nó và kiểm
tra mức độ ăn mòn.
* Chú ý: Sau khi kiểm tra bên ngoài, đánh dấu và tiến hành thử thuỷ lực trước
khi tiến hành kiểm tra bên trong.
2.3. THỬ THỦY LỰC LÒ HƠI HOẶC CÁC BỘ PHẬN CỦA LÒ HƠI
Phải thử thuỷ lực 2 lần: trước và sau khi sửa chữa.
Mục đích:
- Thử trước khi sửa: xác định chỗ bị hỏng để sửa chữa.
+ Thử sau khi sửa chữa:
* Các bước tiến hành thử thuỷ lực:
- Môi chất để thử là nước.
- Cần cách ly từng bộ phận cần thử.
VD1: lò hơi có áp suất làm việc plv = 2at thì áp suất thử kín Ptk = 4at
VD2: lò có áp suất làm việc plv = 5at thì áp suất thử kín Ptk = 7,5at
VD3: lò có công suất lớn plv = 20at thì:
Phần buồng lửa Ptk = 1,25.plv = 25at
 Bộ quá nhiệt Ptk = 25at
Bộ hâm nước Ptk = 1,25 plv+ 3 = 28at
ống dẫn p = 40at
Ống dẫn dài có những chỗ đọng nước sẽ bị ăn mòn nhanh chóng hư hỏng.

3
2.4. CHUẨN BỊ VẬT TƯ, THIẾT BỊ CHO QUÁ TRÌNH SỬA CHỮA LÒ HƠI
Sau khi kiểm tra lò hơi, thử thuỷ lực, xác định các hư hỏng, cần thống kê vật
tư, thiết bị máy móc cần dùng.

Chương 3: SỬA CHỮA CÁC BỘ PHẬN CỦA LÒ HƠI


3.1. SỬA CHỮA ĐƯỜNG ỐNG
3.1.1. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống đường ống
* Một số đặc điểm của hệ thống đường ống
- Hệ thống đường có đường kính  28; 32; 38; 42; 51; 57; 60; 63 . ..
- Đối với các lò hơi nhỏ:.
- Lò ống nước tuần hoàn TN công suất có áp suất trung bình: ống được nối
vào bao hơi bằng núc hoặc hàn trực tiếp vào bao hơi.
- Lò có áp suất cao: hàn sẵn các đầu ống vào bao hơi, khi lắp đặt thì cần hàn
nối các ống lên và xuống vào các đầu ống có sẵn.
* Các hư hỏng thường gặp đối với đường ống:
a) Dàn ống sinh hơi:
- Bị ăn mòn mặt trong (bởi oxy) hoặc mặt ngoài (bởi axit).
- Bị mài mòn bề mặt ngoài; Do hơi hoặc nước rò rỉ từ ống bên cạnh.
- Do tuần hoàn bị phá huỷ: ống có thể sẽ bị phồng rộp, biến dạng hoặc nổ.
- Ống bị bám xỉ: bị đốt nóng quá mức, kim loại bị biến chất, giảm độ bền.
- Ống không giản nở tự do được: bị cong, biến dạng hoặc nứt mối hàn.
- Ống bị khuyết tật trong quá trình gia công, chế tạo ống.
- Bị đóng cáu, nhiệt độ kim loại tăng, độ bền giảm, lâu ngày sẽ hỏng.
b) Đối với các ống của bộ quá nhiệt:
- Bị mài mòn bởi tro và xỉ bay theo khói.
- Bị đóng cáu, làm tăng nhiệt độ, làm giảm sức bền.
- Nhiệt độ của hơi quá nhiệt vượt quá trị số cho phép.
- Nhiệt độ hơi quá nhiệt dao động (nhất là khi khởi động):.
- Các mối hàn bị khuyết tật trong chế tạo hoặc trong khi sửa chữa

4
c) Đối với các ống của bộ hâm nước:
- Bị mài mòn bởi tro, xỉ bay trong khói
- Bị khuyết tật kim loại khi chế tạo ống
- Các mối hàn bị khuyết tật trong lắp ráp hoặc sửa chữa
3.1.2. Sửa chữa các lỗ rò và vết nứt
Nguyên nhân hư hỏng
- Do các lỗ rò, vết nứt xuất hiện trong quá trình sản xuất ống thép.
- Xuất hiện trong quá trình vận hành và lắp ráp sửa chữa.
* Xử lý các lỗ rò:
Khi phát hiện ra các lỗ rò, không được hàn đắp lên chỗ bị rò mà phải dùng
khoan điện có mũi khoan lớn từ 3 – 5 mm, khoan tạo thành lỗ hình chữ V (để có thể
đưa đầu que hàn vào tận mép trong của ống) và hàn từ phía trong ra ngoài tạo thành
mối hàn hình côn nhằm đảm bảo được chiều dày của mối hàn bằng chiều dày của
ống, khi hàn xong phải mài phẳng mối hàn.
* Xử lý các vết nứt:
Khi phát hiện ra các vết nứt, không được phép hàn đắp lên vết nứt, khi đó phải
khoan hai lỗ hai đầu vết nứt tạo ra 2 lỗ hình côn như ở mối rò, sau đó phải dùng đục
để đục một rãnh có dạng hình chữ V giữa 2 lỗ khoan này, sau đó hàn đắp dần rảnh đó
lại.
* Lưu ý: Tất cả mối hàn này đều phải hàn bằng hồ quang điện và phải chọn que hàn
đúng với vật liệu làm ống và sau khi hàn thì phải mài nhẵn, làm vệ sinh cả trong lẫn
ngoài.
3.1.3. Thay thế ống
- Tháo ống ra khỏi vị trí đó
- Chuẩn bị ống
- Cắt, uốn ống
- Hàn, mài ống
3.1.3.1. Tháo ống ra khỏi vị trí
a) Tháo ống cần phải phân biệt lò áp suất thấp và trung bình với các lò có áp
suất cao:

5
- Đối với lò áp suất thấp và trung bình thì ta được phép hàn trực tiếp các ống
vào bao hơi với ống góp, do đó khi tháo ống ra khỏi bao hơi hoặc ống góp thì cần
phải tháo cả đoạn ống nằm trong thành bao hơi hoặc ống góp.
- Đối với các lò cao áp thì ta chỉ được phép cắt đoạn ống nối từ mối hàn nối
gần bao hơi ra, nghĩa là để lại đầu ống nối sẵn với bao hơi và ống góp hơi.
Lò trung áp và hạ áp phải bảo vệ các lỗ không bị xây xát.
3.1.3.2. Chuẩn bị ống
- Phải chọn ống có đường kính và mã hiệu đúng với thiết kế ban đầu của nó và đúng
chiều dài cần thay thế.
- Cắt ống phải dùng máy cắt kiểu đá mài để cắt ống.
Yêu cầu mặt cắt ngang của ống phải vuông góc với trục ống để khi ghép ống
thì khe hở giữa hai đầu ống ở mọi phía theo chu vi ống là như nhau.
* Chuẩn bị ống để nối các ống với nhau:
- Chọn ống đúng đường kính và chiều dày.
Mài mép đầu ống để tạo nên rảnh chữ V khi nối 2 ống với nhau. Làm như vậy
thì mối hàn có thể ăn sâu vào mặt trong của ống đảm bảo được chiều dày của mối hàn
và khi đó mối nối mới đảm bảo kỹ thuật và chịu được lực như ống không nối và khi
hàn phải làm sao để kim loại đầu hàn phải điền đầy hết rãnh chữ V đó.
- Chuẩn bị ống để hàn vào bao hơi hoặc ống góp:
Yêu cầu ống phải đúng đường kính, chiều dày và độ tròn, phải làm sạch đầu
ống, lổ để hàn ống vào, đặt ống vào sâu trong lổ quá 1cm.
- Chuẩn bị ống để núc:
+ Các ống có thể nối vào bao hơi, ống góp của các lò hơi áp suất thấp và trung
bình hoặc nối vào mặt sàng hay thân lò của các lò hơi nhỏ bằng phương pháp núc thì
khi đó phải làm sạch đầu ống một đoạn 10cm cho đến khi mà đầu ống có ánh kim.
+ Làm vệ sinh lỗ để núc.
+ Phải đốt nóng đoạn đầu ống đó đến nhiệt độ 6000C, ủ vào trong vôi cho ống
nguội dần. Mục đích là làm cho đoạn đầu ống đó mềm hơn và dẻo hơn.
3.1.3.2. Uốn ống
- Nếu như những đoạn ống cần thay thế có chỗ uốn cong thì cần phải uốn ống.
Công việc uốn ống có thể được thực hiện trên máy uốn ống hoặc là uốn bằng thủ
công.

6
- Khi uốn ống ở trên máy thường là uốn nguội mà phải lưu ý chọn khuôn đúng
với đường kính của ống để tránh hiện tượng bẹp, nhăn ống.
- Bán kính uốn R phải lớn hơn 2 lần đường kính ống, (R > 2d)
- Ống sau khi uốn vẫn phải đảm bảo độ tròn và không được phép có các nếp
nhăn. Sau khi uốn cần phải kiểm tra độ tròn của ống bằng cách cho các viên bi có
đường kính 0,85 - 0,9d đi qua ống và sau khi uốn ống thì cần phải thử áp lực ống uốn
đó.
Khi không có máy thì phải uốn thủ công: Người ta cho cát khô vào đầy ống và
dùng nút gỗ để nút chặc 2 đầu ống lại, sau đó nung đỏ phần cần phải uốn và dùng các
đồ gá để giữ và uốn ống. Khi uốn tay thì uốn nóng tốt hơn uốn nguội.
3.1.3.3 Núc ống
Núc là biện pháp nối thường dùng để nối các ống vào bao hơi hoặc ống góp
của lò hơi áp suất thấp hoặc nối các ống vào mặt sàng của các lò hơi nhỏ.
* Ưu điểm của việc nối ống bằng phương pháp núc là khi cần thay thế hoặc
sửa chữa thì tháo các ống ra khỏi mặt sàng hoặc bao hơi dễ dàng hơn nhiều so với
hàn, đồng thời không làm cho các mặt sàng hoặc bao hơi biến dạng. Nếu đảm bảo
đúng kỹ thuật thì mối núc cũng có độ kín như mối hàn.
* Công việc núc ống:
Quá trình núc ống tức là làm cho đầu ống bị loe ra hoặc ép mặt ngoài của ống
sát với mép trong của lỗ và độ kín của mối núc phụ thuộc hoàn toàn vào độ sạch và
độ nhẵn ở chỗ tiếp xúc giữa ống với lỗ khoét.
Trước khi núc phải chuẩn bị ống, làm vệ sinh đầu ống và lỗ để núc ống phải
đảm bảo bề mặt tiếp xúc giữa ống và lỗ được sạch và không bị xước do đó cần hết
sức chú ý khi tháo ống cũ ra khỏi lỗ, ngoài ra phải chọn bộ núc đúng với kích thước
ống.
Trong qúa trình núc thì đường kính của ống sẽ giãn dần ra nghĩa là chiều dày
của ống giảm dần như vậy khả năng chịu lực của mối núc cũng giảm xuống. Nếu núc
3 lần rồi vẫn không kín được thì cần phải thay ống khác.
Thường đối với các mặt sàng của các lò hơi nhỏ được nối với nhau bằng các
ống núc để tăng độ bền của mặt sàn. Người ta chọn một số ống núc kiểu vê mép ở 2
đầu hoặc khi đó có thể chọn các ống có chiều dày lớn hơn đóng nhiệm vụ như thanh
giằng.
3.2. Sửa chữa bao hơi, ống góp hoặc thân lò hơi nhỏ:

7
Bao hơi, ống góp của lò hơi là những ống có đường kính lớn thường được chế
tạo từ các tấm thép phẳng (lốc và cuốn tròn các tấm thép lại). Do đó chúng cũng có
những hư hỏng thường gặp như các ống nước hoặc hơi của lò.
3.2.1. Những hư hỏng thường gặp:
a. Nứt các mối hàn, mối nối hoặc rò lỗ kim:
Đối với các mối hàn ngang, hàn dọc trên thân bao hơi, ống góp hoặc thân của
lò có thể bị nứt, bị rò lỗ kim thường có trong quá trình gia công chế tạo hoặc sửa chữa
hoặc xuất hiện khi vận chuyển. Riêng hiện tượng rò lỗ kim thì thường xuất hiện trong
qúa trình sản xuất thép.
b. Thép bị rỗ do hiện tượng ăn mòn không đều làm cho chiều dày một số chỗ
bị giảm.
Do hiện tượng ăn mòn cục bộ các bề mặt kim loại, có thể cả phía trong và phía
ngoài. Bề mặt ống ở phía khói thường bị ăn mòn bởi các chất khí có tính ăn mòn
trong khói được sinh ra trong quá trình cháy mà đặc biệt là H2SO4,còn bề mặt ống
phía nước và hơi thì bị ăn mòn bởi các chất khí hoà tan trong nước mà đặc biệt là oxy
hoặc là các tạp chất có tính ăn mòn hoà tan ở trong nước.
3.2.2. Biện pháp sửa chữa.
a. VớI các vết nứt hoặc lỗ rò: Đối với trường hợp bị nứt hoặc rò lỗ kim thì ta
xử lý giống như xử lý ống bị nứt hoặc rò lỗ kim được trình bày ở mục 3.1.2.
b. VớI các phần bị rỗ: Khi bị rỗ ít thì cho phép hàn đắp lên các chỗ bị rỗ sau
đó dùng máy mài để mài nhẵn chỗ hàn bằng chiều dày của thiết bị đó.
Nếu rỗ nhiều chỗ trên một diện tích rộng thì cần phải thay thế bằng phần kim
loại bị rỗ đó.
* Cắt bỏ phần kim loại bị rỗ đó ra khỏi bao hơi hoặc thân lò bằng gió đá, mài
nhẵn và làm vệ sinh, vát mép phần sẽ hàn tấm kim loại khác vào đó.
* Nếu hai mối hàn gần nhau thì khoảng cách giữa hai mối hàn phải lớn hơn
100mm. Do đó khi cắt bỏ phần kim loại bị rỗ cần xem xét khoảng cách giũa các mối
hàn khi thay thế để đảm bảo khoảng cách giữa các mối hàn. Tấm hoặc miếng kim
loại mới được chọn để thay thế phải có cùng ký hiệu hoặc có thể cùng chủng loại
nhưng có cơ, lý tính và độ bền như kim loại đã chế tạo phần được thay thế đó. Kích
thước tấm thay thế phải bằng kích thước của miếng bị cắt bỏ đi để hàn giáp mí.
Sau khi kiểm tra kích thước của tấm vá và miếng khoét phù hợp nhau thì cần
phải xam phanh (vát mép) cả miếng kim loại thay thế và cả trên mép của lỗ khoét sao
cho để khi ghép lại đường nối tạo thành một rãnh hình chữ V. Sau đó kiểm tra độ
bằng phẳng các đường nối trước khi hàn .
8
Chú ý : Nếu phần thay thế có dạng hình cầu hoặc hình trụ (không phải mặt
phẳng) thì phải gia công tấm kim loạI thay thế (miếng vá) đúng theo hình dạng cũ
của phần bị cắt bỏ để đảm bảo hình dạng của thiết bị như trước khi hỏng.
* Chọn que hàn: Que hàn để hàn miếng vá đó phải đúng chủng loại quy định
tương ứng với mác thép đó.
3.3. Sửa chữa bộ hâm nước
Các ống nhận nhiệt của bộ phận hâm nước gồm một ống uốn gấp khúc lại
nhiều lần, ống thường có đường kính từ 28 - 38mm và chiều dày từ 3 - 3,5mm, hai
đầu của ống được nối vào các ống góp.
3.3.1. Những hư hỏng thường gặp
- Hư hỏng do các khuyết tật kim loại khi sản xuất ống.
- Bị ăn mòn do các chất khí có tính ăn mòn có mặt ở trong khói như SO2,
H2SO4, NO, đay là hư hỏng thường gặp nhất.
- Do ăn mòn bởi các tạp chất có khả năng ăn mòn hoà tan trong nước hoặc oxy
hoà tan ở trong nước.
- Mài mòn bởi tro bay theo khói khi đốt nhiên liệu rắn (cụ thể là than).
3.3.2. Sửa chữa bộ hâm nước
Các hư hỏng thường gặp cũng giống như đối với các ống hơi và nước, do đó
các bước sửa chữa cũng tiến hành tương tự, khi đó cần lưu ý thêm các diểm sau:
+ Từ chỗ uốn cong đến mối hàn nối ống không nhỏ hơn 100mm
+ Khoảng cách giữa 2 mối hàn cũng không được nhỏ hơn 100mm

3.4. Sửa chữa bộ sấy không khí


* Bộ sấy không khí kiểu thu nhiệt:
- Bộ sấy kiểu ống
- Bộ sấy kiểu tấm
Bộ sấy không khí kiểu ống 40, 51: thường làm bằng thép hàn dày 1,5m,
không chịu áp lực, chịu nhiệt độ cao, có nhiệt độ không khí nóng tkk nóng có thể đến
4000C và nhiệt độ khói có thể đến tkhói từ 500 - 5500C.
* Bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt:

9
Bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt là một roto quay quanh một trục quay có gắn
các cánh, các cánh thường được làm bằng vật liệu chống ăn mòn nên có khả năng
chống ăn mòn tốt.

3.4.1. Các hỏng hóc thường gặp


- Các đầu ống ở phía khói đi vào thường bị mài mòn bởi tạo bay trong khói và
có thể bị ăn mòn đầu ống và cả mặt sàng.
- Phần không khí vào của bộ sấy không khí cấp 1 thì thường có nhiệt độ thấp
nhất trong lò hơi. Ở đó bề mặt các ống của bộ sấy sẽ có nhiệt độ thấp nhất, nếu njhiệt
độ bề mặt ống nhỏ hơn nhiệt độ đọng sương của chất khí thành phần nào đó có mặt
trong khói thì chất khí đó có thể ngưng đọng thành lỏng gọi là hiện tượng đọng sương
(thông thường hơi nước là chất dễ đọng sương nhất) khi đó chất lỏng đó sẽ hoà tan
các khí ăn mòn trong khói gây ăn mòn rất mạnh.
* Nhiệt độ đọng sương của một chất khí thành phần nào đó sẽ phụ thuộc vào
phân áp suất của chất khí đó trong hỗn hợp khí đó. Khi hơi nước ngưng đọng thì rất
dễ hoà tan trong SO3 tạo thành axít sunfurit H2SO4 là một axít ăn mòn rất mạnh nên
gây ra hiện thượng ăn mòn bộ sấy không khí ở nhiệt độ thấp.

3.4.2. Các biện pháp phòng ngừa


Trước hết phải kiểm tra chiều dày của ống và của mặt sàng xem có còn đảm
bảo chiều dày cho phép hay không để có thể đưa ra phương án quyết định thay thế
từng chi tiết hoặc thay cả cụm.
- Nếu hỏng một số ít ống thì cho phép hàn bịt cá các đầu ống đó lại, tuy nhiên
vì diện tích bề mặt trao đổi nhiệt bằng diện tích xung quanh của các ống nên khi đó
diện tích bề mặt trao đổi nhiệt sẽ giảm xuống.
- Nếu ống hư hỏng quá nhiều thì cần thiết phải thay thế các ống đó, vì bịt các
ống hỏng thì diện tích trao đổi nhiệt sẽ bị giảm quá nhiều không đảm bảo được nhiệt
độ không khí nóng.

3.4.2.1. Chống mài mòn


* Bố trí các kết cấu bảo vệ:
a) Đối với bộ sấy không khí:
1. Mặt sàng

10
2. Ống của bộ sấy không khí
3. Ống lót: ống lót khoảng 200 - 200cm
4. Lớp vữa Amiăng:
Đối với bộ sấy không khí kiểu ống: Ở miệng ống phía đầu khói đi vào thì dòng
khói đổi hướng và co dòng ở miệng vào sau đấy nở dòng ra. Ở chỗ nở dòng cách đầu
ống khoảng 200-250cm xảy ra hiện tượng mài mòn ống rất mạnh do trong khói có
chứa các hạt than chưa cháy hoặc cháy chưa hết, các hạt tro xỉ tạo thành sau khi cháy,
chuyển động theo khói với tốc độ cao. Để bảo vệ đoạn đầu ống này thì có thể dùng
ống lót hoặc đắp bột amiang.
- Dùng ống lót: Đặt một đoạn ống lót dài khoảng 250  300mm vào trong ống
của bộ sấy không khí, trong quá trình làm việc thì các ống lót sẽ bị mài mòn. Khi ống
lót bị mòn đến một chiều dày nào đó thì ta thay thế các ống lót, như vậy thì các ống
thép của bộ sấy không hề bị mài mòn bởi tro bay.
- Đắp bột amiang: Đắp một lớp bột Amiăng phía trên mặt sàn của bộ sấy có
chiều dày 250  300mm khi đó hiện tượng co thắt dòng chỉ xẩy ra trong phần ống
amiang mà thôi, như vậy thì khi khói đi vào bộ sấy qua phần ống amiăng này nó mài
mòn phần ống amiăng đó và sau 1 thời gian làm việc chúng ta đắp lại phần mòn đó.
b) Đối với bộ hâm nước:
Đối với bộ hâm nước thì khói sẽ chuyển động từ trên xuống cắt ngang qua các
ống nhận nhiệt của bộ hâm, trong khói có các hạt rắn như bụi than hoặc xỉ, do đó khi
chuyển động ngang qua các ống với tốc độ cao nó sẽ mài mòn các ống ở hai phía của
ống với 1 góc:  = 90  1200
Để bảo vệ ống khỏi mài mòn thì có 2 cách:
- Cách 1: Hàn thanh thép chữ V vào phía trên của ống (thẳng hướng dòng khói
đi vào)
- Cách thứ 2: hàn ở 2 bên ống dọc theo đường sinh của ống hai thanh thép tròn
có đường kính 6  8mm ứng với góc:  = 90  1200.
Khi mà dòng khói đi qua các ống này thì các thanh thép V hoặc các thanh thép
tròn trên đó sẽ cản trở dòng khói, do đó bảo vệ các ống của bộ hâm nước khỏi sự mài
mòn bởi tro bay theo khói.
Đối với bộ hâm nước thì ta thường đặt ống góp ở 2 tường bên bởi vì khi khói
đi từ phần đường khói nằm ngang vào phần đường khói thẳng đứng thì dòng khói sẽ
bị ngoặt hướng và ở chỗ ngoặt đó dưới tác dụng của lực ly tâm thì tốc độ của dòng
khói ở phía sau sẽ cao hơn ở phía trước, đồng thời các hạt rắn ở trong khói sẽ tập

11
trung ở đó nhiều hơn, do đó phần ống của bộ hâm đặt vào vùng đó sẽ mài mòn nhiều
hơn.
Nếu đặt ống góp ở tường sau thì tất cả đầu ống nối vào ống góp ở phía khói
vào đều bị mài mòn mạnh. Còn nếu đặt ống góp ở 2 tường bên thì chỉ có 1 số ít dãy
nằm trong vùng đó bị mài mòn thôi. Vậy khi đó chỉ cần thay thế các dãy bị mài mòn
đó là được.

3.4.2.2. Chống ăn mòn


Các bề mặt ống của lò hơi có thể bị ăn mòn bởi hoá học hay điện hóa học.
Ví dụ: Như oxy có ở trong nước hoặc ở trong không khí thì có thể oxy hoá
kim loại gây ra hiện tượng ăn mòn, hơi nước ở một nhiệt độ nào đó cũng có khả năng
ăn mòn kim loại. Nước nếu có tính kiềm hoặc tính axit (PH  7) cũng có khả năng ăn
mòn kim loại.
Khi đốt cháy nhiên liệu thì trong khói sinh ra SO2 và SO3 có khả năng ăn mòn
kim loại và khi cháy nhiên liệu tạo thành xỉ thì xỉ cũng có thể là chất vừa có khả năng
ăn mòn vừa có thể mài mòn mạnh. Bởi vậy trong quá trình vận hành người ta tìm
các biện pháp để có thể khử các chất gây ra ăn mòn trong nước và khói như:
+ Oxy trong nước,
+ Nước có tính kiềm hay tính axit,
+ SO2, SO3 sinh ra khi cháy
+ Xỉ tạo thành khi cháy
- Để loại bớt oxy có ở trong nước thì ta phải dùng thiết bị khử khí.
- Xử lý nước trước khi đưa nước vào lò, nhờ hệ thống xử lý nước để giảm tính
kiềm hoặc tính axit của nước.
- Khử lưu huỳnh trong nhiên liệu ở ngay tại buồng đốt hoặc làm giảm lượng
SO2, SO3, bằng cách đưa vào buồng đốt 1 lượng CaO hoặc NH3.
- Để giảm khả năng ăn mòn bởi SO2, SO3 bằng cách là trích 1 phần khói nóng
ở sau bộ hâm nước cấp 1 đưa trở về buồng lửa lò hơi để làm tăng nhiệt độ khói ở bộ
sấy không khí lên cao hơn nhiệt độ đọng sương.
- Trích 1 phần không khí nóng ở đầu ra bộ sấy không khí cấp 2 đưa vào đầu
của bộ sấy không khí cấp 1 để làm tăng nhiệt độ không khí vào tức là tăng nhiệt độ
vách ống, tránh hiện tượng đọng sương.

12
3.5. CHỐNG ĐÓNG XỈ VÀ BÁM BẨN (BÁM BỤI) CHO CÁC BỀ MẶT ĐỐT
PHẦN ĐUÔI:
* Chống đóng xỉ:
Khả năng đóng xỉ thường có thể xảy ra ở cụm pheston hoặc các dãy ống đầu
tiên của bộ quá nhiệt, tức là ở vùng khói có nhiệt độ cao, khi đó xỉ bay theo khói có
thể ở trạng thái mềm và đi ngang qua ống bám dính vào mặt ống tạo nên hiện tượng
đóng xỉ.
Nguyên nhân của hiện tượng đóng xỉ ở cụm pheston hay ở các dãy ống đầu
tiên của bộ quá nhiệt là do nhiệt độ của khói ra khỏi buồng lửa cao hơn nhiệt độ mềm
t1 của tro, khi đó tro sẽ bị ở trạng thái mêm và có thể dính lên các bề mặt ống.
Để khắc phục hiện tượng đóng xỉ ở cụm pheston thì đảm bảo cho nhiệt độ khói
ra khỏi buồng lửa không vượt quá 10500C
* Chóng bám bẩn cho các dàn ống của lò:
Để chống khả năng bám bẩn bởi tro bay ra từ buồng lửa lên các ống của bộ
quá nhiệt và bộ hâm nước nhằm giảm bớt khả năng bám bẩn ta phải đảm bảo tốc độ
của khói trong phạm vi qui định, nếu tốc độ của khói quá nhỏ thì khả năng bám bẩn
càng nhiều và chiều dày của lớp bụi bẩn càng lớn. Nếu tốc độ dòng khói quá lớn thì
khả năng bám bẩn giảm, nhưng ngược lại khả năng mài mòn càng mạnh thì tuổi thọ
thiết bị giảm xuống.
+ Phải thổi bụi thường xuyên cho các dàn ống của lò.

3.6. SỬA CHỮA TƯỜNG LÒ


Tường lò có 3 lớp
1) Gạch chịu lửa
2) Lớp cách nhiệt
3) Kim loại
- Gạch chịu lửa, lớp cách nhiệt, kim loại nhằm giữ cho lò vận hành an toàn và
ổn định và không làm cho không khí ở xung quanh nóng lên quá mức.
* Các hỏng hóc thường gặp:
- Hỏng hóc thường gặp nhất đối với tường lò là lớp hỏng gạch chịu lửa, lớp
gạch chịu lửa có thể bị nứt, có thể bị mài mòn bởi tro xỉ hoặc có thể bị vỡ từng mảng
do va đập của xỉ hoặc của các vật khác trong quá trình sửa chữa.

13
- Nếu một vùng nào đó bị mài mòn bởi xỉ thì có thể dùng bột chịu lửa pha với
nước thuỷ tinh để đắp lại. Nếu bị nứt thì cũng có thể dùng bột và nước thuỷ tinh để
chèn lại. Khi các mảng tường bị vỡ thì nhất thiết phải xây lại những chỗ bị vỡ đó,
phải chọn gạch đúng chủng loại như thiết kế ban đầu và vữa xây cũng phải dùng bột
chịu lửa và nước thuỷ tinh.
Cần lưu ý những chỗ cuốn vòm hoặc cuốn cong thì có thể dùng gạch định hình
hoặc cũng có thể dùng bột và nước thuỷ tinh trám lại.
Cần chú ý những chỗ có ống xuyên qua tường bởi vì mức độ giản nở của ống
kim loại và tường gạch khác nhau. Do đó để tránh hiện tượng nức tường do giản nở
nhiệt thì nhất thiết là phải bọc vải Amiăng quanh ống trước lúc xây chhõ tường đó. Ở
đoạn ống đi qua tường để tạo sự dịch chuyển hay khả năng dịch chuyển khi giản nở
nhiệt, khi xây mới tường lò hoặc sửa chữa mảng tường lớn thì sau khi xây xong thì
cần thiết phải tuân thủ đúng qui trình sấy lò trước khi đưa vào sử dụng.
Phải sấy ở nhiệt độ thấp (thường sấy ở nhiệt độ 1000C) trong vòng một tuần
để cho hơi ẩm tường bốc hết ra, tránh hiện tượng nứt tường lò trong quá trình vận
hành.

14
15
16

You might also like