You are on page 1of 9

Câu 1 : Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiê ̣t

1.1: Khái niệm và phân loại

a: Khái niệm:

* Thiết bị trao đổi nhiệt là thiết bị được dung để thực hiện sự trao đổi nhiệt
giữa các chất mang nhiệt có nhiệt độ khác nhau. Những chất mang nhiệt này có
thể được ngăn cách nhau bằng những tấm, vách, ống,..nhằm ngăn cản sự pha trộn
hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa các chất mang nhiệt.

* Chất lỏng hay chất khí tham gia vào quá trình trao đổi nhiệt gọi là chất
mang nhiệt hay là môi chất. Số lượng môi chất tham gia vào quá trình trao đổi nhệt
là hai nhưng có thể nhiều hơn.

b: Phân loại

-Phân loại theo nguyên lý làm viê ̣c của thiết bị trao đổi nhiê ̣t

+Thiết bị trao đổi nhiê ̣t tiếp xúc

+Thiết bị trao đổi nhiê ̣t dạng hồi nhiê ̣t

+Thiết bị trao đổi nhiê ̣t vách ngăn

+Thiết bị trao đổi nhiê ̣t kiểu ống nhiê ̣t

+ Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vách ngăn hoạt động liên tục

+Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vách ngăn hoạt động theo chu kì

+Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp

-Phân loại thiết bị trao dổi nhiê ̣t theo sơ đồ chuyển đô ̣ng chất lỏng , với loại thiết
bị có vách ngăn.

+ Sơ đồ song song cùng chiều

+ Sơ đồ song song ngược chiều

+ Sơ đồ song song đổi chiều

+ Sơ đồ giao nhau 1 lần


+ Sơ đồ giao nhau nhiều lần

-Phân loại thiết bị trao đổi nhiê ̣t theo thời gian

+Thiết bị liên tục: Bình ngưng, calorifer

+Thiết bị làm viê ̣c theo chu kỳ :nồi thanh trùng , thiết bị sấy theo mẻ

- Phân loại thiết bị trao đổi nhiê ̣t theo công dụng.

+Thiết bị gia nhiê ̣t dùng để gia nhiê ̣t cho sản phẩm : như nồi nấu lò hơi

+Thiết bị làm mát làm nguô ̣i sản phẩm dến nhiê ̣t đô ̣ của môi trường : như tháp
giản nhiê ̣t , bình làm mát dầu .

+ Thiết bị làm lạnh đển hạ nhiê ̣t sản phẩm đến nhiê ̣t đô ̣ nhỏ hơn nhiê ̣t đô ̣ môi
trường : như tủ lạnh , tủ đông

-Theo mục đích sử dụng:

+ Thiết bị ngưng tụ

+ Thiết bị bay hơi

+Thiết bị hồi nhiệt

+Thiết bị cô đặc, chưng cất

c: Chất tải nhiệt thường dung và đặc điểm làm việc

- Hơi nước bão hào

* Ưu điểm:

+Hơi nước bão hòa tỏa nhiệt ngưng tụ có hệ số tỏa nhiệt lớn

+ Hơi nước quá nhiệt khó điều chỉnh nhiệt độ nên ứng dụng cho các vật liệu
sấy cần nhiệt độ cao

* Nhược điểm:

+Nhiệt độ đun nóng hạn chế thường áp dụng để đun nóng với nhiệt độ nhỏ
hơn bằng 180 độ C

|+ Phải có lò hơi tạo ra hơi nước bão hòa


-Khói lò

* Ưu điểm:

+Đun nóng bằng khói lò có thể tạo ra nhiệt độ 1000 độ C

* Nhược điểm:

+Hệ số cấp nhiệt nhỏ không quá 100 W/m2 độ

+ Nhiệt dung thể tích nhỏ đun nóng không được đồng đều khó điều chỉnh
nhiệt độ

+Thường có bụi và khí độc của nhiên liệu và hiệu suất thấp

- Dòng điện

* Ưu điểm:

+Đốt nóng bằng điện nên tạo được nhiệt độ 3200℃

+ Dễ điều chỉnh, hiệu suất đạt 95%

* Nhược điểm:

-+Phức tạp giá thành cao chi phí vận hành lớn

-Dầu truyền nhiệt

* Ưu điểm:

+ Là môi chất tải nhiệt hoàn hảo, nhiệt độ sôi khá cao nên áp suất làm việc
thấp dễ dàng duy trì và điều chỉnh

* Nhược điểm:

+Giá thành cao và phải nhập

+ Chất tải lạnh

- Nước

* Ưu điểm:

+ Là chất tải lạnh lí tưởng có hệ số tỏa nhiệt cao

* Ưu điểm: Nhiệt độ đông đặc cao ≤ 0 ℃


- Nước muối

* Ưu điểm:

+Nhiệt độ đông đặc thấp: NaCl là -21,2℃ , CaCl2 là -55℃ ở nồng độ 29.9%

* Nhược điểm:

+Tính ăn mòn mạnh

* Ngoài ra còn có các chất hữu cơ khác CH2OH, C2H5OH, C2H4(OH)2

1.4: Yêu cầu với thiết bị trao đổi nhiệt

1.4.1: Yêu cầu chính

* Hệ số truyền nhiệt càng lớn càng tốt

* Trở kháng thủy lực với dòng môi chất nóng và lạnh càng nhỏ càng tốt =>
Công suất nhỏ giảm chi phí

* Lớp cặn sẽ làm giảm hệ số truyền nhiệt

* Bảo đảm ngăn cách các dòng môi chất nóng và lạnh

* Bảo đảm an toàn khi vận hành

1.4.2: Chọn dòng chuyển động cho dòng môi chất

* Chất đi bên trong ống, chất đi bên ngoài ống

- Môi chất có lưu lượng thể tích nhỏ đi trong ống còn môi chất có lưu lượng
thể tích lớn đi đi bên ngoài ống

* Chất đi bên ngoài ống chuyển động dọc ống hay cắt nagng

- Qua kết quả thực nghiệm ta có α ngang >α dọc


Nu
- Pr <61 chuyển động dọc ống

Nu
- Pr >¿ 61 chuyển động ngang ống

- Với chất khí Re nằm trong đoạn từ 4.103 đến 4.104

1.4.3: Tốc độ chuyển động dòng môi chất


- Tốc độ dòng tăng làm α tăng k tăng dẫn đến trở kháng tăng khiến công suất
tăng.

Câu 2: Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ưu nhược điểm và phạm vi
ứng dụng của các loại thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn hoạt động liên tục

2.1: Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống trơn

2.1.2: Cấu tạo:

* Gồm các hang ống trơn bằng kim loại không có cánh được xếp so le hoặc
song song tạo thành chùm ống

2.1.2: Nguyên lí hoạt động:

* Một môi chất chuyển động bên trong các ống, một môi chất chuyển động
cắt ngang ống. Môi chất chuyển động bên ngoài cắt ngang ống truyền nhiệt cho
môi chất chuyển động bên trong ống hoặc ngược lại

2.1.3: Ưu điểm

* Tận dụng được khói thải để gia nhiệt

* Vì sử dụng ống trơn nên dễ dàng vệ sinh khi bám bẩn

2.1.4: Nhược điểm

* Vì sử dụng khói lò để gia nhiệt nên phải lau chùi, bảo dưỡng thường xuyên
để tránh bị giảm khả năng truyền nhiệt của khói lò với môi chất cần gia nhiệt

2.1.5: Phạm vi ứng dụng

* Sử dụng trong thiết bị đun nóng nước trong nhà máy nhiệt điện

* Trong thiết bị đột nóng không khí bằng khói trước khi đưa vào buồng đốt
của lò hơi trong máy sấy

* Thiết bị đốt nóng hơi nước bằng khói trong bộ quá nhiệt của lò hơi hoặc đốt
nóng hơi nước sau khi ra khỏi phần cao áp của tuabin hơi ở p=const

2.2: Thiết bị trao dổi nhiệt kiểu tưới chất lỏng

2.2.1: Cấu tạo:


* Gồm nhiiều cụm ống (từ 2 đến 6 cụm ống) đặt thẳng đứng hoặc nằm ngang,
các cụm ống nối với nhau bằng ống góp. Mỗi cụm ống là một ống xoắn không
cánh, nằm ngang gồm nhiều cụm ống .

2.2.2: Nguyên lý làm việc

* Môi chất ở thể hơi hoặc lỏng đi từ dưới lên trên được nước phun từ trên
xuống giải nhiệt. Môi chất khi ra sẽ ở trạng thái lỏng hoặc hơi

2.2.3: Ưu điểm:

* Giải nhiệt môi chất nhanh

2.2.4: Nhược điểm:

* Nước bắn tung tóe trong quá trình vận hành

* Phải sự dụng một lượng nước lớn

* Qúa trình ăn mòn diễn ra mạnh mẽ do thường xuyên tiếp xúc với nước và
không khí

2.2.5: Phạm vi ứng dụng

* Sử dụng trong các hệ thống có công suất lớn và trung bình; điều hòa trung
tâm hay chiller

* Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước sử dụng môi chất NH3

* Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng

2.3: Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống bọc ống

2.3.1: Cấu tạo:

* Gồm ống có đường kính lớn bao bọc một ống có đường kính nhỏ bên trong

2.3.2: Nguyên lí hoạt động:

* Môi chất nóng đi bên trong hoặc ngoài có thể chuyển dộng song song cùng
chiều hoặc song song ngược chiều trao đổi nhiệt qua bề mặt ống nhỏ. Ống trong có
thể là ống trơn hoặc hoặc có cánh.

2.3.3: Ưu điểm:
* Thiết bị đơn giản

2.2.4: Nhược điểm:

* Hệ số truyền nhiệt nhỏ

* Thiết bị nằm ngang khó bảo dưỡng

2.2.5: Phạm vi ứng dụng

* Thiết bị ngưng tụ

* Thiết bị đốt nóng nước

* Thiết bị quá lạnh môi chất

* Làm mát dầu

2.4: Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống vỏ (chùm ống)

2.4.1: Cấu tạo:

* Thiết bị gồm vỏ bằng kim loại dày, bên trong chứa nhiều ống nhỏ

* Các ống nhỏ thường là ống nhẵn hoặc ống có cánh gắn theo chu vi bên
ngoài ống, ống vỏ có thể là ống thẳng hoặc hình chữ U

2.4.2: Nguyên tắc hoạt động

* Một môi chất đi trong các ống nhỏ, môi chất khác đi trong không gian giữa
các ống và chuển dộng dọc theo các ống nếu không có tấm chắn hoặc chuyển động
cắt ngang

2.4.3: Ưu điểm:

* Khả năng trao đổi nhiệt lớn

* Vệ sinh dễ dàng

* Với thiết bị hình chữ U=> bù dãn nở, không tạo ứng suất lớn

2.4.4: Nhược điểm:

* Cần diện tích lớn để đặt thiết bị

2.4.5: Phạm vi ứng dụng


* Làm bình ngưng tụ hơi môi chất

* Làm bình bốc hơi trong máy lạnh

* Bình làm mát dầu

2.5: Thiết bị trao đổi nhiệt dùng cho các lò công nghiệp

* Đối với thiết bị bằng gang bề mặt có gai kim

- Cấu tạo:

+ Trên bề mặt thiết bị được tạo bằng các gai kim

-Nguyên tắc hoạt động:

+ Không khí cần gia nhiệt đi bên trong ống nhận nhiệt của khói đi bên ngoài
ống

-Ưu điểm:

+ Sử dụng hiệu quả đối với các lò vừa và nhỏ có nhiệt độ khói thải khoảng
700-1100℃

-Nhược điểm:

+ Khó tạo được độ kín khí do có nhiều mặt bích nối các ống

-Phạm vi ứng dụng

+ Sử dụng cho các lò nhiệt luyện và lò rèn

*Đối với thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống thép nhẵn

-Cấu tạo;

+ Gồm các ống kim loại thẳng đặt nằm ngang

-Nguyên lí hoạt động:

+ Không khí chuyển dộng bên trong ông, khói chuyển dộng bên ngoài

-Ưu điểm:

+ khả năng bù trừ dãn nỡ với các ống gấp khúc

+ Hiệu quả sử dụng bề mặt nung nóng cao


-Nhược điểm

+ Nhiệt độ không khí cần gia nhiệt không đều

-Phạm vi ứng dụng:

+ sử dụng để sấy không khí

+Nung nóng khí đốt đến 250-280 ℃

2.6: Ống nhiệt

2.6.1: Cấu tạo

* Là ống có không gian khép kín được bịt kín hai đầu. Ống được chia làm ba
phần: phần bốc hơi, phần đoạn nhiệt(có hoặc không), phần ngưng

* phân loại: ống nhiệt mao dẫn, ống nhiệt trọng trường và ống nhiệt ly tâm

2.6.2: Nguyên lý hoạt động

* Chất lỏng nhận nhiệt của nguồn nóng sẽ sôi và chuyển thành hơi. Hơi
chuyển qua phần đoạn nhiệt và phần ngưng và gặp nguồn nhiệt rồi ngưng lại. Chất
lỏng chảy về phần bốc hơi và hoàn thành một chu trình

2.6.3: Ưu điểm:

* Nhiệt độ bề mặt ngoài của phần ngưng của ống khá đồng đều

* Độ chênh nhiệt độ giữa phần ngưng và phần sôi chỉ cần nhỏ là đảm bảo tải
lượng nhiệt lớn

* Nhiệt được truyền đi một cách tự nhiên, truyền đi xa,…

2.6.4: Phạm vi ứng dụng:

* Tản nhiệt ở laptop

* Làm mát động cơ điện

* Sử dụng trong bộ thu năng lượng mặt trời

You might also like