You are on page 1of 12

TỔNG QUAN

ỨNG DỤNG CỦA QUÁ


TRÌNH VÀ THIẾT BỊ
TRUYỀN NHIỆT TRONG
CÔNG NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Xuân Triết


MSSV: 61702266 - Nhóm 1
Giảng viên: Trần Văn Ngũ
Bộ môn: Truyền nhiệt và truyền khối
*Truyền nhiệt là quá trình khoa học nghiên cứu các quá
trình, các dạng và các quy luật trao đổi nhiệt giữa các vật có
nhiệt độ khác nhau.
*Truyền nhiệt không chỉ giải thích nguyên nhân của các
quá trình mà còn dự đoán mức độ trao đổi nhiệt giữa các vật
và môi trường.
*Dựa vào các quy luật trao đổi nhiệt, chúng ta có thể xác
định quy luật phân bố nhiệt độ và giá trị của dòng nhiệt là
nhiệt lượng truyền đi qua một diện tích trong một thời gian, từ
đó xác định dạng kết cấu và kích thước thiết bị trao đổi nhiệt
cũng như tăng cường hay hạn chế sự trao đổi nhiệt giữa các
vật tuỳ theo yêu cầu.
*Có tính ứng dụng cao trong các nhà máy, công ngiệp sản
xuất ở nhiều lĩnh vực như hóa chất, thực phẩm,…

I/ Các quá trình cơ bản của truyền nhiệt:


Người ta phân biệt quá trình truyền nhiệt ổn định và quá trình
truyền nhiệt không ổn định.
Trong quá trình truyền nhiệt ổn định, nhiệt độ có thể thay đổi theo
không gian nhưng không thay đổi theo thời gian, còn quá trình
truyền nhệt không ổn định thì nhiệt độ thay đổi theo cả không gian
và thời gian. Quá trình truyền nhiệt ổn định chỉ xảy ra trong các
thiết bị làm việc liên tục, quá trình truyền nhiệt không ổn định xảy ra
trong các thiết bị làm việc gián đoạn hoặc trong giai đoạn đầu và cuối
của quá trình liên tục.
Nhiệt được truyền từ vật này sang vật khác theo các phương
thức sau đây:
_Dẫn nhiệt: Dẫn nhiệt là quá trìnhtruyền nhiệt từ phân tử này đến
phân tử khác trong hệ khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau và có
nhiệt độ khác nhau. Quá trình này thường xảy ra trong các vật thể rắn.
Các phân tử có nhiệt độ cao hơn thì dao động mạnh, va chạm với các
phân tử lân cận và truyền động năng cho chúng. Cứ như vậy, nhiệt
năng được truyền theo mọi hướng của vật thể. Dẫn nhiệt cũng xảy ra
trong môi trường khí và lỏng nếu chất khí và lỏng ở trạng thái đứng
yên hay chuyển động dòng.
_Đối lưu nhiệt: Đối lưu nhiệt là hiện tượng truyền nhiệt do các phân
tử khí hoặc lỏng đổi chổ cho nhau. Sự đổi chổ là do có sựchênh lệch
về khối lượng riêng do sự khác nhau về nhiệt độ giữa các phân tử
hoặc do các tác động cơ học như bơm, quạt, khuấy…
_Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là quá trình truyền nhiệt bằng sóng điện
tử, nghĩa là nhiệt năng biến thành các tia bức xạ rồi truyền đi
trong môi trường, khi gặp vật thể cản, một phần năng lượng từ các
tia bức xai đó được vật hấp thụ chuyển thành nhiệt năng, một phần bị
phản xạ trở lại và một phần đi xuyên qua vật thể.

II/ Phân loại các thiết bị truyền nhiệt:


1/ Thiết bị ống xoắn ruột gà:

Cấu tạo: Bộ phận quan trọng nhất của thiết bị là các ống được uốn
thành hình ren ốc được gọi là ống xoắn ruột gà. Các ống này được giữ
bằng các nẹp giữ ống.

- Đường kính của ống xoắn ruột gà thường không quá 100 mm.

- Ống 2 có tác dụng giảm dung tích của thiết bị để tăng vận tốc của lưu
thể chuyển động bên ngoài ống xoắn ruột gà.

Nguyên lý hoạt động:

- Một lưu thể đi bên trong ống xoắn và một lưu thể đi bên ngoài ống
xoắn. Hai lưu thể có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều.
Tốc độ chuyển động của chất lỏng trong ống khoảng 0,5 đến 1 m/s.
Ưu điểm: Nhược điểm:

- Bề mặt truyền nhiệt lớn. - Thiết bị cồng kềnh.


- Thiết kế đơn giản, có thể chế tạo - Chế tạo ống xoắn khó khăn.
bằng những vật liệu chống ăn mòn. - Trở lực thủy lực bên trong ống xoắn
- Dễ kiểm tra hoặc sửa chữa. lớn.
- Hệ số truyền nhiệt nhỏ vì hệ số cấp
nhiệt bên ngoài ống nhỏ.
- Khó làm sạch bên trong ống xoắn.

- Khi mà yêu cầu bề mặt truyền nhiệt lớn, người ta thiết kế nhiều ống
xoắn song song hoặc đồng tâm.

2/ Loại ống tưới:

Cấu tạo: Thiết bị bao gồm các ống thẳng ghép với các ống khuỷu bằng
các bích nối. Một thiết bị để tưới nước lên các ống và một máng để
hứng nước sau khi TĐN.

Nguyên lý hoạt động: Thiết bị này chủ yếu dùng để làm nguội hoặc
ngưng tụ. Chất cần làm nguội hoặc ngưng tụ được cho đi trong ống và
Ưu điểm: Nhược điểm:
- Cấu tạo đơn giản. - Thiết bị cồng kềnh.
- Dễ quan sát quá trình và vệ sinh - Khó tưới đều các ống nên hệ số truyền
làm sạch. nhiệt giảm.
- Lượng nước làm lạnh ít.
nước lạnh được tưới lên các ống từ trên xuống. Mật độ nước tưới
khoảng từ 200 đến 1500 l/m.

3/ Thiết bị ống lồng ống

Cấu tạo: Thiết bị bao gồm hai ống được lồng vào nhau. Ống thường
được chế tạo bằng đồng hoặc thép.
Ưu điểm Nhược điểm

- Hệ số truyền nhiệt lớn. - Chế tạo khó khăn.


- Cấu tạo đơn giản. - Tốn kim loại.
- Lượng nước làm lạnh ít.
- Khó làm sạch khoảng trống giữa hai
ống.

Nguyên lý hoạt động: Một lưu thể chuyển động trong ống và một lưu
thể chuyển động ở khoảng trống giữa hai ống. Một lưu thể chuyển động
từ trên xuống còn một lưu thể chuyển động từ dưới lên.

4/ Thiết bị ống chùm

Cấu tạo: Thiết bị bao gồm thân hình trụ được đặt đứng hoặc đặt nằm
ngang. Bên trong thân có các ống truyền nhiệt được ghép chắc vào lưới
ống. Đáy và nắp của thiết bị được ghép vào vỏ bằng mặt bích kín.
Ưu điểm Nhược điểm

- Kết cấu gọn, chắc chắn, bề mặt - Thiết bị này khó có thể chế tạo
truyền nhiệt lớn. bằng những vật liệu không nong và
- Dễ làm sạch bên trong ống truyền hàn được.
nhiệt.

Nguyên lý hoạt động: Một lưu thể đi bên trong ống từ dưới lên trên
còn một lưu thể đi bên ngoài ống từ trên xuống dưới. Thông thường,
người ta sẽ cho lưu thể nóng đi bên trong ống để giảm thất thoát nhiệt.

5/ Thiết bị loại tấm

Cấu tạo: Thiết bị bao gồm các tấm phẳng được ghép với nhau, khoảng
trống giữa hai tấm tạo thành các khe rãnh để các lưu thể chuyển động,

các khe rãnh này tạo thành hai hệ thống không thông với nhau, một hệ
thống cho lưu thể nóng còn một hệ thống cho lưu thể lạnh. Trên góc
của mỗi tấm sẽ được đục lỗ để khi ghép các tấm lại với nhau sẽ tạo
thành đường ống dẫn các lưu thể. Chiều dày của mỗi tấm khoảng 0,5

đến 3 mm, các khe rãnh khoảng 1,5 đến 5 mm. Bề mặt các tấm không
bằng phẳng mà được dập gợn sóng để tăng bề mặt trao đổi nhiệt.

Nguyên lý hoạt động: Một lưu thể được cho vào thiết bị từ phía trên
và một lưu thể từ phía dưới. Các lưu thể chảy theo ống và chảy vào các
khe rãnh sau đó theo đường ống chảy ra ngoài.
Ưu điểm: Nhược điểm:
- Thiết bị rất gọn. - Chế tạo khó khăn.
- Dễ lắp đặt, sữa chữa và vệ sinh. - Khó kiếm phụ tùng thay thế.
- Cường độ trao đổi nhiệt rất lớn. - Khó ghép kín các tấm.
- Không làm việc được ở áp suất cao.

III: Thiết bị Cô Đặc

Khái niệm chung:

_Cô đặc là quá trình bay hơi một phần dung môi của dung dịch chứa
chất tan không bay hơi ở nhiệt độ sôi.

_Chú ý rằng trong quá trình cô đặc, chỉ có dung môi bay hơi chứ chất
tan không bay hơi. Nếu chất tan bay hơi thì quá trình được gọi là chưng
cất.

*Quá trình cô đặc được thực hiện nhằm các mục đích:

- Tăng nồng độ của dung dịch.

- Tách chất rắn hòa tan ở dạng tinh thể.

Ví dụ như sản xuất đường, sản xuất mỳ chính, sản xuất phân bón, các
muối kim loại ở dạng rắn... phương pháp này được gọi là kết tinh. Cơ
sở lý thuyết của phương pháp này đó là khi dung môi bay hơi, làm cho
nồng độ dung dịch tăng lên đến nồng độ quá bão hòa, lúc này chất tan
sẽ kết tinh ở dạng rắn và tách ra khỏi dung môi.

*phân loại quá trình cô đặc:


- Theo số nồi cô đặc: Cô đặc một nồi hay cô đặc nhiều nồi.

- Theo phương thức làm việc:

+ Cô đặc gián đoạn: dung dịch cần cô đặc được cho vào thiết bị,
cô đặc đến nồng độ yêu cầu, sau đó tháo dung dịch ra và cho dung dịch
mới vào nồi.

+ Cô đặc liên tục: dung dịch cần cô đặc được cho liên tục vào nồi
và sản phẩm được lấy ra liên tục.

- Theo áp suất làm việc:

+ Cô đặc ở áp suất thường: là phương pháp cô đặc đơn giản nhất,


áp suất làm việc là áp suất khí quyển, hơi thứ trong trường hợp này
không tận dụng được mà được thải ra ngoài khí quyển.

+ Cô đặc ở áp suất dư: Áp suất làm việc lớn hơn áp suất khí quyển,
phương pháp này được sử dụng cho các dung dịch không bị phân hủy
ở nhiệt độ cao để tận dụng hơi thứ thoát ra từ quá trình, thường trong
hệ thống cô đặc nhiều nồi thì nồi đầu tiên sẽ làm việc ở áp suất dư

+ Cô đặc ở áp suất chân không: áp suất làm việc nhỏ hơn áp suất khí
quyển, phương pháp này cho phép cô đặc những dung dịch dễ bị phân
hủy ở nhiệt độ cao. Ngoài ra còn làm tăng hiệu số nhiệt độ giữa hơi đốt
và nhiệt độ sôi trung bình của dung dịch (gọi là hiệu số nhiệt độ hữu
ích) làm tăng đông lực của quá trình.
IV/ THIẾT BỊ NGƯNG TỤ

1/ Khái niệm:

Thiết bị ngưng tụ có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén
thành môi chất lạnh trạng thái lỏng. Quá trình làm việc của thiết bị
ngưng tụ có ảnh hưởng quyết định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ và
do đó ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an toàn làm việc của toàn hệ thống
lạnh. Khi thiết bị ngưng tụ làm việc kém hiệu quả, các thông số của hệ
thống sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt, cụ thể là:

- Năng suất lạnh của hệ thống giảm, tổn thất tiết lưu tăng.
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
- Công nén tăng, mô tơ có thể quá tải
- Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơ le HP có thể
tác động ngừng máy nén, van an toàn có thể hoạt động.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn như cháy dầu

2/ Phân loại thiết bị ngưng tụ:


Thiết bị ngưng tụ có rất nhiều loại và nguyên lý làm việc cũng rất khác nhau.
- Theo môi trường làm mát:
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng chất khác.

- Theo đặc điểm cấu tạo:

+ Bình ngưng tụ giải nhiệt bằng nước.


+ Dàn ngưng tụ bay hơi.
+ Dàn ngưng kiểu tưới.
+ Dàn ngưng tụ làm mát bằng không khí.
+ Dàn ngưng kiểu ống lồng ống.
+ Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản.
- Theo đặc điểm đối lưu của không khí:
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu tự nhiên
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu cưỡng bức.
*Một vài ví dụ và hình ảnh về thiết bị ngưng tụ:

1/ Bình ngưng ống chùm nằm ngang NH3

Chú thích: 1- Nắp bình; 2- Ống xả khí không ngưng; 3-

Ống Cân bằng; 4- Ống trao đổi nhiệt; 5- Ống gas vào; 6-
Ống lắp van an toàn; 7- Ống lắp áp kế ; 8- Ống xả air của
nước; 9- Ống nước ra; 10- Ống nước vào; 11- Ống xả cặn; 12- Ống lỏng về bình chứa.

Nguyên lý làm việc: Gas từ máy nén được đưa vào bình từ 2 nhánh ở 2 đầu và bao
phủ lên không gian giữa các ống trao đổi nhiệt và thân bình. Bên trong bình gas quá
nhiệt trao đổi nhiệt với nước lạnh chuyển động bên trong các ống trao đổi nhiệt và
ngưng tụ lại thành lỏng.

Lỏng ngưng tụ bao nhiêu lập tức chảy ngay về bình chứa đặt bên dưới bình ngưng.
Một số hệ thống không có bình chứa cao áp mà sử dụng một phần bình ngưng làm
bình chứa. Trong trường hợp này người ta không bố trí các ống trao đổi nhiệt phần
dưới của bình. Để lỏng ngưng tụ chảy thuận lợi phải có ống cân bằng nối phần hơi
bình ngưng với bình chứa cao áp.
2/ Bình ngưng môi chất Frêôn

Chú thích:
1- Nắp bình, 2,6- Mặt sàng;
3- ống TĐN; 4- Lỏng ra;
5- Không gian giứa các ống

Bình ngưng có ống trao đổi nhiệt bằng thép có thể sử dụng cho hệ thống frêôn, nhưng
cần lưu ý là các chất frêôn có tính tẩy rửa mạnh nên phải vệ sinh bên trong đường
ống rất sạch sẽ và hệ thống phải trang bị bộ lọc cơ khí.
Đối với frêôn an toàn và hiệu quả nhất là sử dụng bình ngưng ống đồng, vừa loại trừ
vấn đề tắc bẩn, vừa có khả năng trao đổi nhiệt tốt hơn, nên kích thước bình gọn.

You might also like