You are on page 1of 9

a.

TBTN kiểu Ống Lồng Ống


* Cấu tạo:
1. Ống trong
2. Ống ngoài
3. Khủyu nối
4. Ống nối
* Nguyên lý hoạt động
- Chất tải nhiệt I cho đi trong ống trong còn cho chất tải
nhiệt II đi ở giữa hai ống
-Khi năng suất lớn ta đặt nhiều dãy ống song song.
* Ưu nhược điểm
-Ưu điểm: Hệ số truyền nhiệt lớn vì có thể tăng tốc độ chảy
của cả hai chất tải nhiệt,chế tạo đơn giản.
- Nhược điểm: Cồng kềnh, giá thành cao vì tốn nhiều vật
liệu chế tạo, khó làm sạch khoảng trống giữa hai ống.
b. TBTN kiểu Ống Chùm
* Cấu tạo:

1. Vỏ thiết bị
2. Vỉ ống
3. Ống truyền nhiệt
4. Đáy thiết bị
5. Bích nối
6. Tai đỡ
* Nguyên lý hoạt động:
- Một môi chất cho đi trong các ống nhỏ, môi chất khác
đi trong không gian giữa các ống và chuyển động dọc
theo các ống nếu không có tấm chắn,
- Nếu có tấm chặn sẽ chuyển động cắt ngang và dọc theo
các ống để tăng cường quá trình trao đổi nhiệt.
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: cấu tạo gọn, chắc chắn, tốn ít kim loại, dễ
làm sạch phía trong ống.
- Nhược điểm: Khó chế tạo bằng vật liệu không nong
và hàn được như (gang hoặc thép silic..)
c. TBTN kiểu Vỏ Bọc (vỏ áo)
* Cấu tạo:

1. thiết bị
2. Vỏ bọc ngoài
3. Ống nhập liệu
4. Ống tháo sp
5,6. Ống vào và ra tác
nhân nhiệt
7. Tai treo
* Nguyên lý hoạt động:
- Hỗn hợp cần gia nhiệt được cho vào thiết bị qua ống
nhập liệu 3 và được tháo ra qua ống 4 nằm dưới đáy
- Tác nhân nhiệt được cho đi vào khoảng không gian giữa
2 lớp vỏ. Nếu tác nhân dạng lỏng sẽ đi từ dưới lên (vào
ống 6, ra ống 5), còn dạng hơi sẽ cho đi từ trên xuống
(vào ống 5 ra ống 6)
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: Dùng để đun nóng hay làm lạnh các TB phản
ứng mà bên trong không đặt được ống truyền nhiệt.
- Nhược điểm:
+ HS cấp nhiệt α bên trong thấp
+ Áp suất làm việc của hơi đốt thấp (<10at)
+ Bề mặt truyền nhiệt nhỏ (<10m2)
d. TBTN kiểu Ống Xoắn

* Cấu tạo:

1. Vỏ thiết bị
2. Ống nhập liệu
3. Ống tháo sp
4,5: ống vào, ra tác nhân nhiệt
6. Tai treo
* Nguyên lý hoạt động:
Trong Thiết bị: dd cho đi từ dưới lên đ/v TB hoạt
động liên tục, từ trên xuống đ/v TB hoạt động gián đoạn
Trong ống xoắn: nếu dùng Chất lỏng cho đi từ dưới
lên (tốc độ 0,5-1m/s), nếu dùng hơi ngưng tụ cho đi từ trên
xuống (tốc độ 5-12m/s), để tăng hiệu quả truyền nhiệt và
tránh va đập thủy lực.
Đường kính của ống xoắn (d) không quá 100mm,
đường kính thiết bị ( D>8d)
* Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm:
+ Chế tạo đơn giản có thể làm bằng vật liệu khác nhau
+ Dễ kiểm tra và sửa chữa
- Nhược điểm:
+ Thiết bị cồng kềnh
+ Hệ số truyền nhiệt nhỏ do hs cấp nhiệt bên ngoài bé
+ Khó làm sạch phía trong ống
+ Trở lực thủy lực lớn hơn ống thẳng.

You might also like