You are on page 1of 35

CÔNG NGHỆ TẠO HÌNH KHỐI

GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THỊ THU


CBỘ MÔN GIA CÔNG ÁP LỰC – VIỆN CƠ KHÍ
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ NHIỆT TRONG CÔNG NGHỆ TẠO HÌNH KHỐI

1. Khoảng nhiệt độ tạo hình


2. Chế độ nung và làm nguội
3. Thiết bị nung phôi
4. Kiểm tra chế độ nhiệt
1. Khoảng nhiệt độ tạo hình

Vị trí của quá trình nung phôi:


Các quá trình xảy ra khi nung và làm nguội

• Oxy hóa
• Thoát các bon
• Độ hạt tăng do quá lửa Chế độ nung và làm nguội
• Cháy kim loại
• Ứng suất nhiệt
• Hóa bền biến cứng và nứt
•…
Mục đích và ảnh hưởng của nung phôi

Mục đích: - Giảm trở lực biến dạng Tăng khả năng biến
dạng của vật liệu
- Tăng tính dẻo

Ảnh hưởng của việc nung phôi:

- Thay đổi tính chất cơ – lý

+ Thay đổi độ dẫn nhiệt


Ảnh hưởng của việc nung phôi:
- Thay đổi tính chất cơ – lý
+ Giảm độ bền
- Ảnh hưởng đáng kể tới tổ chức của thép
Nên: bắt đầu rèn ở nhiệt độ cao, và kết thúc rèn ở nhiệt độ thấp để
không cho phép các hạt có khả năng phát triển do kết tinh lại
Khái niệm

- Khoảng nhiệt độ tạo hình cho phép (Tcp) khi rèn và dập nóng là
khoảng nhiệt độ giới hạn bởi nhiệt độ bắt đầu rèn (Tbd) và nhiệt độ kết
thúc rèn (Tkt) mà tại đó kim loại có tính dẻo cần thiết để biến dạng và điền
đầy lòng khuôn. Đối với hợp kim thép - các bon thông thường thì khoảng
nhiệt độ cho phép nằm trong giới hạn từ 12500C – 750 oC.

- Khoảng nhiệt độ tạo hình cần thiết (Tct) là khoảng nhiệt độ nằm trong
khoảng nhiệt độ (Tcp) phù hợp với từng nguyên công, thời gian gia công
và vật liệu.
Khoảng nhiệt độ rèn
Giản đồ Fe-C
2. Chế độ nung và làm nguội

2.1 Yêu cầu khi nung:

▪ Đạt được nhiệt độ nung


▪ Nhiệt phân bố đồng đều
theo tiết diện của thỏi
đúc hoặc phôi
▪ Hạn chế oxy hóa và
thoát các bon bề mặt
▪ Tránh nứt tế vi và ứng
suất dư do nhiệt
▪ …
2.2 Chế độ nung phân đoạn cho phôi có chiều dày lớn:

1. Nung tới nhiệt độ chuyển biến pha với tốc độ nung cho phép

2. Giữ nhiệt ở nhiệt độ chuyển biến pha

3. Tiếp tục nung đến nhiệt độ nung cần thiết với tốc độ nung cao
nhất có thể

4. Giữ nhiệt ở nhiệt độ này để đồng đều hóa nhiệt độ theo tiết
diện phôi
Khoảng chênh lệch nhiệt độ lò và phôi

• t1- nhiệt độ lò khi xếp phôi

• t2- nhiệt độ lò cuối giai đoạn I

• t3- nhiệt độ lò cuối giai đoạn II

• t4- nhiệt độ lò cuối giai đoạn giữ


nhiệt

•1- thời gian giữ nhiệt khi xếp phôi

•2- thời gian nâng nhiệt giai đoạn I

•3- thời gian giữ nhiệt trung gian

•4- thời gian nâng nhiệt giai đoạn II

•5- thời gian giữ ở nhiệt độ rèn dập


2. 3. Chế độ nung phôi kích thước nhỏ

Đối với đa số thép kết cấu khi phôi có đường kính nhỏ hơn 100 mm
hoàn toàn có thể chất ngay vào lò có nhiệt độ cao (1300 - 1400o C).

Khi nung phôi ngắn với tỷ lệ chiều dài/ đường kính:

L/D  2, thời gian nung có thể giảm 2%,

L/D = 1,5 thời gian nung có thể giảm 8%,

L/D = 1 thì thời gian nung có thể giảm tới 29%.


2.4. Chế độ nung phôi hợp kim

- Đối với hợp kim nhôm và hợp kim magiê:

* s < 50 mm;  = 1,5 phút/ 1 cm chiều dày hoặc đường kính phôi;

* s > 100 mm;  = 2,0 phút/ 1 cm chiều dày hoặc đường kính phôi;

* s = 50  100 mm;  = 1,5 + 0,01(D – 50) phút/ 1 cm chiều dày hoặc


đường kính phôi;
2.4. Chế độ nung phôi hợp kim

- Đối với hợp kim đồng:

* s < 50 mm;  = 0,75 phút/ 1 cm chiều dày hoặc đường kính phôi;

* s > 100 mm;  = 1,5 phút/ 1 cm chiều dày hoặc đường kính phôi;

* s = 50  100 mm;  = 1,0 + 0,06(D – 50) phút/ 1 cm chiều dày hoặc


đường kính phôi.
2.5. Các thông số chính khi nung:
Thời gian nung:

Theo N. N. Đôbrôkhôtôv khi nung phôi nguội đến 12000 C, có:

 =  .K.D D (1)

 - thời gian nung, h


D - đường kính hoặc cạnh phôi, m
 - hệ số phụ thuộc vào cách xếp phôi
K – hệ số phụ thuộc vào hàm lượng cacbon và các nguyên tố hợp
kim trong thép; đối với thép cacbon thấp K = 10; đối với thép hợp
kim cao K = 20.
2.5. Các thông số chính khi nung:

 - hệ số phụ thuộc vào cách xếp phôi


2.5. Các thông số chính khi nung:
Thời gian nung:

Theo công thức của Iu.M. Tsijikov (sổ tay dập khối I):

 =K.D , [h] (2)

D- đường kính hoặc cạnh nhỏ vật nung [cm]

K =0,1-0,15 với thép cacbon, K=0,15-0,2 với thép hợp kim cao,
K=0,3-0,4 với thép dụng cụ
Tốc độ nung:

dt d 2t
Cn = =a 2 (3)
d dx
trong đó:

a=
c - hệ số dẫn nhiệt độ của phôi nung;

 - hệ số dẫn nhiệt của vật liệu phôi;


c – nhiệt dung riêng của vật liệu phôi;
 - khối lượng riêng của vật liệu phôi;
x – phương truyền nhiệt;
 - thời gian nung.
t – nhiệt độ
2.6 Chế độ làm nguội
Quá trình làm nguội gồm 2 giai đoạn:

1. Phôi bị mất nhiệt trong khi tạo hình

- Nhiệt truyền ra không khí xung quanh


- Nhiệt truyền trực tiếp vào dụng cụ gia công.

2. Làm nguội sau khi rèn

- Đối với các chi tiết nhỏ: cố gắng làm nguội càng chậm càng tốt
- Đối với các chi tiết lớn (D = 500  1500 mm), làm nguội ngoài
không khí
2.6 Chế độ làm nguội
2.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NUNG

a) Khi nung bằng dòng điện tiếp xúc thì phôi đóng vai trò điện trở.

Ưu điểm: tốc độ nung nhanh.

Định luật Jun – Lenxơ:


[A².Ω.s]=J (4)

trong đó: A – cường độ dòng điện đi qua phôi;


Ω - điện trở phôi;
s- Thời gian dòng điện đi qua phôi.

 = (Ω·mm²)/m - tra bảng

Ω =.L/A (5)
 = (Ω·mm²)/m - tra bảng
2.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NUNG

b) Khi nung bằng dòng điện cảm ứng


2.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NUNG

b) Khi nung bằng dòng điện cảm ứng


c) Phương pháp nung bằng dung dịch điện phân
3. CÁC THIẾT BỊ NUNG
Thiết bị nung nói chung thường có các bộ phận chính sau:

- buồng đốt,

- buồng nung,

- hệ thống thoát khói,

- thiết bị trao đổi nhiệt hoặc thiết bị hoàn nhiệt,

- hệ thống đường ống,

- hệ thống băng tải,

- máy đẩy phôi,

- các cơ cấu nâng hạ cửa lò…


3. CÁC THIẾT BỊ NUNG

Lò buồng dùng nhiên liệu rắn


1- cửa lấy xỉ; 2- ghi lò; 3- cửa vào than; 4- than;
5- tường ngăn; 6- sàn lò; 7- cửa công tác; 8- phôi nung; 9- bộ thu hồi nhiệt; 10-
cống khói.
3. CÁC THIẾT BỊ NUNG

Lò buồng liên tục

1-Cơ cấu đẩy phôi, 2-Cửa nạp phôi, 3-Vùng đồng nhiệt, 4- Vùng nung

5-Vật nung, 6-Vùng nung,7- Mỏ phun, 8-Cửa ra, 9-Thanh đỡ,10-ống khói
PHÂN LOẠI THIẾT BỊ NUNG

Theo nguồn cung cấp nhiệt:


- Lò có ngọn lửa (lò phản xạ): lò sử dụng nhiên liệu.
- Lò điện: lò sử dụng năng lượng điện.

Theo nguyên lý tác dụng (theo phương pháp đưa phôi vào và lấy
phôi ra) :
- Lò hoạt động theo chu kỳ: lò làm việc theo chu kỳ (mẻ nung).
- Lò hoạt động liên tục: lò làm việc liên tục (lò liên tục, lò
quay, …).
PHÂN LOẠI THIẾT BỊ NUNG

Theo chức năng công nghệ:

- Lò rèn: dùng trong các phân xưởng rèn – dập nóng (lò buồng, lò
bán liên tục, lò liên tục, lò thông, v.v.).

- Lò trong xưởng cán: lò giếng (để nung gù đúc hoặc phôi lớn), lò
liên tục, lò quay, v.v..

- Lò nhiệt luyện: để thực hiện các nguyên công nhiệt luyện như ủ,
tôi, ram, thường hoá, v.v..
Lò điện
Lò nung dung trong phân xưởng đúc
4. Kiểm tra chế độ nhiệt
4. Kiểm tra chế độ nhiệt

Súng bắn nhiệt độ hồng ngoại laser


BENETECH GM-550

You might also like