You are on page 1of 8

BÀI 6.

ĐƯƠNG LƯỢNG CƠ NHIỆT


Mục đích
a. Đo sự thay đổi nhiệt độ của các vật thể nhôm, đồng do ma sát khi quay bộ
chuyển đổi cơ nhiệt.
b. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ tỷ lệ thuận với công của ma sát. Từ đó nghiệm lại
nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.
c. Xác định nhiệt dung riêng của các bình nhiệt lượng kế: đồng, nhôm.

I. LÝ THUYẾT
Thí nghiệm này khảo sát sự tăng nội năng bởi ma sát của các vật thể bằng nhôm
và đồng. Sự tăng nội năng này có thể quan sát được từ sự tăng nhiệt độ của vật
thể (với giả thiết không có bất kỳ phản ứng và kết tủa nào trong quá trình thí
nghiệm).
Lưu ý: để giảm bớt sự trao đổi nhiệt giữa vật thể và môi trường, ta bắt đầu thí
nghiệm từ nhiệt độ hơi thấp hơn nhiệt độ môi trường~3 ÷ 5 C (nhúng vào nước
lạnh) cho đến nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ môi trường~3 ÷ 5 C.
Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học, sự thay đổi nội năng U bằng
tổng công thực hiện A và nhiệt lượng truyềnQ. Nó tỷ lệ với sự thay đổi nhiệt độT.
Vật thể thí nghiệm được dùng là các bình nhiệt lượng kế bằng nhôm và đồng. Một
sợi dây được quấn qua bình và quay bình để tạo ra ma sát. Do đó công thực hiện n
vòng quay là:
A = F. π. d. n (1)
F: Lực ma sát.
d: đường kính bình nhiệt lượng kế
Lực ma sát bằng trọng lực của gia trọng bị treo lơ lửng.
F=m .g (1 )
m là khối lượng gia trọng treo lơ lửng.
Trong suốt quá trình quay n vòng quay, công của lực ma sát làm tăng nhiệt độ của
bình từ T đến T và làm tăng nội năng lên:
∆U = m . c . (T − T ) (2)
m: khối lượng bình nhiệt lượng kế
c: Nhiệt dung riêng của bình
Giả thiết là không có sự trao đổi nhiệt với môi trường và không xảy ra phản ứng
hóa học, ta có:

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


1
ΔU = A (3)
Từ phương trình (2) và (3), ta suy ra:
1
T =T + . A (4)
m. c

II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM


STT Tên thiết bị Mã số SL
1 Bộ đương lượng nhiệt. U10365 1
2 Bình nhiệt lượng kế bằng nhôm U10367 1
3 Bình nhiệt lượng kế bằng đồng U10366 1
4 Đồng hồ đo điện đa năng 1035 U11806 1
5 Dây nối 1017718 1

Thông số kỹ thuật các xylanh


Đường kính D : 48mm
Chiều cao : 50 mm
Xylanh nhôm: Khối lượng m = 250g, nhiệt dung riêng C = 0,86 kJ/kg. K
Xylanh đồng: Khối lượng m = 750g, C = 0,41 kJ/kg. K
III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
1. Lắp đặt thí nghiệm
Hình 6.1. Sơ đồ lắp đặt bộ thí nghiệm đương lượng cơ nhiệt

- Bộ đương lượng nhiệt được gắn vào 1 cái bàn

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


2
làm việc sử dụng kẹp bàn. Sau đó dây ma sát được cuốn quanh xy lanh ma sát từ
4,5 đến 5,5 vòng với đối trọng treo ở phía sau và đầu lỏng của sợi đây được thõng
xuống ở đằng trước.
Một cái xô chứa đầy nước hoặc cát (tổng khối lượng khoảng 5kg) được sử dụng
như 1 gia trọng. Để đảm bảo khi quay thì cái xô đó nó không bị cuốn lên theo.
- Cảm biến nhiệt độ phải được giữ ẩm bởi một giọt dầu (quan trọng) và được
cắm(đủ tầm) vàobình nhiệt lượng theo hình 1. Kết nối của cảm biến nhiệt độ với
đồng hồ vạn năng ( hay điện trở kế). Điều chỉnh dải đo điện trở trên đồng hồ vạn
năng cho phù hợp. Sự thay đổi của điện trở tương ứng với sự thay đổi nhiệt độ
(xem bảng chuyển đổi ở trang cuối) của hướng dẫn này bằng cách sử dụng
phương trình sau:
217
T = , − 151 (5)
R
Với Rcó đơn vị là kΩ, Tđơn vị là0C. Phương trình này phù hợp với bảng được cung
cấp bởi các nhà sản xuất điện trở nhiệt NTC trong phạm vi 10 − 40 C với độ chính
xác xấp xỉ ± 0,05 C
- Trước thí nghiệm thì bình nhiệt lượng phải được làm mát khoảng 5 − 10 C
dưới nhiệt độ môi trường xung quanh. Ta có thể cho nó vào tủ lạnh hoặc nhúng
trong nước lạnh. Trong trường hợp nhúng vào nước, lỗ của cảm biến nhiệt độ nên
được ngửa lên trên và chỉ được nhúng đến độ sâu 2/3 của bình(Nên quấn bình
bằng nilong trong quá trình nhúng để đỡ mất thời gian làm khô bình).
- Ta làm thí nghiệm cho đến khi nhiệt độ của bình nhiệt lượng kế lên đến
khoảng từ 5-10oC so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Sự càng chính xác sự
chênh lệch nhiệt độ cho sự nóng lên và làm mát là như nhau (so với nhiệt độ môi
trường), sự trao đổi nhiệt của nhiệt lượng ra môi trường càng nhỏ.

2. Tiến hành thí nghiệm


a. Đo sự thay đổi nhiệt độ của các vật thể nhôm, đồng do ma sát khi quay bộ
chuyển đổi cơ nhiệt.
- Sau khi làm mát bình nhiệt lượng kế, ta gắn nó vào hệ thí nghiệm và quấn dây
quanh nó (khoảng 4,5÷5,5 vòng).
- Gắn cảm biến nhiệt độ.
- Reset lại bộ đếm.
- Sau khoảng vài phút để tránh sốc nhiệt, ta bắt đầu đọc điện trởR1 trên đồng hồ.
- Ta quay n= 200, 250, 300, 350, 400, 450 vòng và đọc các giá trị Rn, ghi vào
bảng 1
- Chú ý:quay sao cho xô nước lơ lửng khỏi mặt đất
b. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ tỷ lệ thuận với công của ma sát. Từ đó

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


3
nghiệm lại nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.
- Từ phương trình (1) và (1’) ta tính được công của lực ma sát An.
- Ghi số liệu vào bảng 2
c. Xác định nhiệt dung riêng của các bình nhiệt lượng kế: đồng, nhôm.
Từ phương trình (4) và đồ thị T = f(A ) ta tính độ dốc của đồ thị.
Từ đó tính nhiệt dung riêng c của bình nhiệt lượng kế.

Câu hỏi và phụ lục

1) Giải thích nguyên nhân vật lý của hiện tượng nhiệt độ của xylanh tăng khi
có ma sát với dây quấn khi quay.
2) Tại sao để giảm thiểu khả năng trao đổi nhiệt giữa bộ đương lượng và môi
trường ta nên làm thí nghiệm bắt đầu với nhiệt độ thấp hơn môi trường
một ít và kết thúc sau khi nhiệt độ của bộ đương lượng lớn hơn so với nhiệt
độ môi trường giá trị xấp xỉ với độ chênh khi bắt đầu ?
3) Các nhà sản xuất thường khuyên giá trị d trong công thức (1) nên lấy theo
công thức :
d +d
d=
2
với d và d tương ứng với đường kính xylanh và đường kính xylanh gồm
cả dây quấn. Tại sao họ khuyên như vậy ?

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


4
Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM
5
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 6. ĐƯƠNG LƯỢNG CƠ NHIỆT

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm……………..Ca………………
Họ tên:………………………………………………..

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Bảng 1
N 𝐑𝐧 N 𝐑𝐧

Bảng 2
T 𝐀𝐧 T 𝐀𝐧

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


6
Vẽ đồ thị T = f(R ).

Vẽ đồ thị T = f(A )

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


7
Giá trị nhiệt dung riêng của vật rắn
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


8

You might also like