You are on page 1of 9

Bài 2

TRUYỀN NHIỆT ỐNG LỒNG ỐNG

1. MỤC ĐÍCH
1) Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết về quá trình truyền nhiệt.
2) Giúp sinh viên làm quen với cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị truyền nhiệt ống
lồng ống và phương pháp thí nghiệm về sự trao đổi nhiệt qua tường ống.
3) Xác định hệ số truyền nhiệt trong quá trình truyền nhiệt giữa hai dòng nóng và
lạnh, qua tường ống, ở các chế độ chảy khác nhau.
4) Thiết lập cân bằng nhiệt lượng.
5) So sánh hệ số truyền nhiệt giữa lý thuyết và thực nghiệm.
2. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU BÀI THÍ NGHIỆM
2.1. Nội dung:
Ở bài thí nghiệm này cần đo các đại lượng sau:
1) Lưu lượng của dòng nóng và lưu lượng của dòng lạnh.
2) Nhiệt độ trước và sau khi trao đổi nhiệt của hai dòng nóng và lạnh
2.2. Yêu cầu:
1) Sinh viên phải nắm vững lý thuyết và hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị
cũng như phương pháp thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm.
2) Nếu vì lý do nào đó không thực hiện được đầy đủ các bài thí nghiệm theo yêu
cầu của bài thí nghiệm thì tối thiểu phải thí nghiệm với 4 giá trị lưu lượng của cả hai dòng.
3) Thí nghiệm phải tiến hành ở chế độ truyền nhiệt ổn định.

3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Quá trình truyền nhiệt trong thiết bị dạng ống lồng ống là một ví dụ của sự truyền nhiệt phức tạp.
Ở đây diễn ra sự truyền nhiệt giữa hai lưu chất qua tường (vách) ống, trong đó có sự đối lưu nhiệt từ
dòng nóng với mặt trong của tường ống, dẫn nhiệt qua tường ống và sự đối lưu nhiệt giữa dòng lạnh với
mặt ngoài của tường ống.

3.1. Phương trình cân bằng nhiệt cho hai dòng lưu chất
Trường hợp bỏ qua sự tổn thất nhiệt ra môi trường bên ngoài, phương trình cân bằng
nhiệt như sau:
Q = G1C1(tv1 –tR1) = G2C2 (tR2-tv2) , W (1)
G1, G2 : lưu lượng dòng nóng và lạnh, kg/s.

1
C1, C2 : nhiệt dung riêng trung bình của dòng nóng và dòng lạnh, J/kg.K
tv1, tR1 : nhiệt độ vào và ra của dòng nóng, ºC.
tv2, tR2 : nhiệt độ vào và ra của dòng lạnh, ºC.

3.2. Phương trình biểu diễn quá trình truyền nhiệt qua tường ống:
Q = KT. 2 π L . tlog (2)
L: chiều dài ống, m.
tlog: hiệu nhiệt độ trung bình logarit của hai lưu chất, K
KT : hệ số truyền nhiệt trong tường ống, thứ nguyên của nó là:

[ KT ] = [ Q
2 πL. t log][ ]
=
W
m. K
“ Hệ số truyền nhiệt KT là lượng nhiệt tính bằng jun truyền đi trong một giây từ
lưu chất nóng đến lưu chất nguội qua một mét chiều dài tường ống khi hiệu số nhiệt độ giữa hai
lưu chất là một độ “

3.3. Hiệu nhiệt độ trung bình logarit của hai lưu chất:
Δt l− Δt N
Δt l
ln
Δt N
tlog= (3)

3.4. Hệ số truyền nhiệt ( trong tường ống ) lý thuyết, KT*


π
1 1 d ng
1 rb
+ ln + +
α 1 d tr 2 λ d tr α 2 d ng d b
KT * = (4)
dng, dtr: đường kính ngoài và trong của ống truyền nhiệt, m.
λ
: hệ số dẫn nhiệt của ống, W/ ( m.K ).
rb : nhiệt trở của lớp cặn bẩn., ( m2.K ) / W
db: đường kính lớp cặn bẩn, m.

3.5. Hệ số cấp nhiệt 1 và 2 giữa tường ống và dòng lưu chất:


Được tính từ chuẩn số Nu

2
( )
0 ,25
Pr
εl εR
Pr t
Nu = A . Rem . Prn . (5)
εl , εR
A, m, n, là các hệ số thực nghiệm, tùy thuộc vào các yếu tố sau:
 Chế độ chảy của các dòng lưu chất
 Sự tương quan giữa dòng chảy và bề mặt truyền nhiệt.
 Đặc điểm bề mặt truyền nhiệt (độ nhám, hình dạng…)
4. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM:

Hình: Sơ đồ thí nghiệm hệ thống truyền nhiệt ống lồng ống

Chú thích:
N: Nóng (12 điểm)
L: Lạnh (6 điểm)
S: Bề mặt (4 điểm)
I: Van đổi chiều chuyển động của dòng lạnh
II: Van đổi chiều chuyển động của dòng lạnh hoặc dòng nóng để đo lưu lượng

3
III, IV: Van đổi chiều để hoàn lưu nước nóng hoặc xả nước lạnh ra ngoài
T: Đồng hồ đo nhiệt độ
L: Đầu dò nhiệt độ
R: Điện trở

5. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


5.1. Chuẩn bị
1) Làm quen với hệ thống thiết bị, tìm hiểu các van và công dụng của nó.
2) Làm quen với thiết bị đo nhiệt độ, các vị trí đo và cách điều chỉnh công tắc để
đo nhiệt độ.
3) Làm quen với thiết bị đo lưu lượng và cách điều chỉnh lưu lượng.
4) Kiểm tra nguồn điện, nguồn nước và các dụng cụ đo trên thiết bị thí nghiệm.
5) Xác định các đại lượng cần đo.
6) Đo lưu lượng dòng nóng, dòng lạnh, nhiệt độ ở các vị trí cần thiết. Lập bảng để
ghi kết quả đo.

5.2. Trình tự thí nghiệm


Tiến hành thí nghiệm với các loại ống khác nhau cùng với các chế độ dòng chảy khác nhau. Cụ
thể như sau:
- Ứng với mỗi giá trị của lưu lượng dòng nóng ta thay đổi các giá trị của lưu lượng dòng
lạnh tương ứng, chờ hệ thống ổn định , sau đó đọc nhiệt độ tại vị trí vào và ra của hai dòng.
1. Mở van cấp nước lạnh vào bình chứa.
2. Cấp đủ nước vào nồi đun.
3. Nhấn nút mở điện trở nồi đun.
Khi nồi đun đạt nhiệt độ khoảng 45oC bắt đầu tiến hành thí nghiệm.
4. Nhấn nút mở bơm dòng nóng, điều chỉnh lưu lượng và cố định giá trị để thí nghiệm.
5. Nhấn nút mở bơm dòng lạnh và điều chỉnh một lưu lượng cho trước rồi chờ ghi nhận giá trị
nhiệt độ cân bằng. Tiếp tục thay đổi lưu lượng theo mẫu báo cáo.
6. Trong mặc định, thí nghiệm được thực hiện với dòng truyền nhiệt xuôi chiều.
7. Tiếp tục lặp lại các bước trên với dòng ngược chiều và chéo chiều.

5.3. Kết thúc thí nghiệm


Trình tự thao tác khi kết thúc thí nghiệm:
1. Tắt công tắc “ BƠM DÒNG NÓNG “ ngừng cấp dòng nóng vào hệ thống
2. Tắt công tắc “ BƠM DÒNG LẠNH “ ngừng cấp dòng lạnh vào hệ thống ( nếu
có)
3. Tắt công tắc “ ĐIỆN TRỞ”
4. Nhấn nút STOP để ngắt điện các đồng hồ đo.

4
5. Khóa van nước lạnh cấp vào hệ thống.
6. Vệ sinh sạch sẽ tại vị trí của bài thí nghiệm, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm ngăn
nắp, trả về hiện trạng ban đầu.

Lưu ý : trong quá trình làm thí nghiệm nếu có sự cố nào về hệ thống thiết bị thí nghiệm thì
có thể nhấn ngay nút “ STOP “ và sau đó báo cho CB trực Phòng thí nghiệm để xử lý.
6. PHÚC TRÌNH
6.1. Thiết lập cân bằng nhiệt và xác định tổn thất nhiệt theo công thức (1)
6.2. Tính tlog theo công thức (3)
6.3. Tính hệ số truyền nhiệt ( trong tường ống ) thực nghiệm KT theo công thức (2)
6.4. Tính các hệ số cấp nhiệt 1 và 2
a) Xác định chế độ chảy của lưu chất :
ω. l
Re = ν (6)
Với ω : vận tốc dòng, m/s.
: độ nhớt động học của lưu chất, m2/s.
l: kích thước hình học đặc trưng, m.
Trường hợp dòng lưu chất chuyển động qua tiết diện không tròn, l được tính với
đường kính tương đương dtd.
4F
dtd = Π (7)
F: diện tích mặt cắt (tiết diện ngang mà dòng lưu chất chuyển động qua), m2.
: chu vi tiết diện ướt (chu vi mà chất lỏng tiếp xúc với bề mặt trao đổi
nhiệt), m.
Thông số  được xác định ở nhiệt độ trung bình của lưu chất.
b) Xác định chuẩn số Nu cho phương thức chảy ngang (ống kiểu B)

( )
0, 25
Pr
Pr v
5 < Re < 103: Nu = 0,5.Re0,5.Pr0,38.

(Pr )
0, 25
Pr
103  Re < 2.105: Nu = 0,25.Re0,6.Pr0,38. v (8)

(Pr )
0, 25
Pr
2.105  Re  2.106: Nu = 0,023.Re0,8.Pr0,37. v
c) Xác định chuẩn số Nu cho chế độ chảy dọc theo thân ống (ống kiểu C )
 Chế độ chảy màng Re < 2320 :

( )
0,25
Pr
Pr v
Nu = 0,15.Re0,33.Pr0,43.Gr0,1. . l (9)
 Chế độ chảy chuyển tiếp 2320 < Re < 10.000 :

5
( )
0, 25
Pr
Pr v
Nu = C .Pr0,43. . l (10)
Giá trị của C phụ thuộc Re:
Re.10-3 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 3 4 5 6 8 10
C 1,9 2,2 3,3 3,8 4,4 6 10,3 15,5 19,5 27 33
 Chế độ chảy rối Re > 104 :

( )
0, 25
Pr
Pr v
Nu = 0,021.Re0,8.Pr0,43. (11)
Giá trị của  l phụ thuộc tỷ lệ L/d khi Re <104 :
L/d 1 2 5 10 15 20 30 40 50
l 1,9 1,7 1,44 1.28 1,18 1,13 1,05 1,02 1

Khi Re > 104,  l phụ thuộc vào Re :

L/d
Re
10 20 30 40 50
1.10 4
1,23 1,13 1,07 1,03 1
2.104 1,18 1,10 1,05 1,02 1
5.104 1,13 1,08 1,04 1,02 1
1.105 1,10 1,06 1,03 1,02 1
1.106 1,05 1,03 1,02 1,01 1

 Chuẩn số Pr :
ν
Pr = a (12)
: độ nhớt động học của lưu chất, m /s. 2

a: hệ số dẫn nhiệt của lưu chất, m2/s.


 Chuẩn số Gr :
3
g.l .β . Δt
Gr = ν2 (13)
t: hiệu nhiệt độ giữa tường ống và lưu chất.
: hệ số giãn nở thể tích, 1/K.
Pr: chuẩn số Prandtl của lưu chất được xác định ở nhiệt độ trung bình của lưu
chất.
PrT: chuẩn số Prandtl của lưu chất được xác định ở nhiệt độ bằng nhiệt độ trung
bình của tường ống.
* Nếu nhiệt độ của tường ống (vách) không biết, việc tính toán có thể thực hiện theo
trình tự sau:

6
t1

t1
tT
tlog
t2
tT1 t2

tT2

Hình 2: Sơ đồ phân bố nhiệt độ khi truyền nhiệt giữa các lưu chất qua tường ngăn
t1 = t1 – tT1
t2 = tT2 - t2
Ta thực hiện phép tính lặp.
Khởi điểm ta chọn gần đúng hiệu số giữa nhiệt độ lưu chất và tường ngăn như sau:
Δt 1 Re 2
~
Δt 2 Re1 (14)
Và chọn: tlog - (12) C = t1 + t2
0

Suy ra:
Δt log −(1÷2) Δt log −(1÷2)
Re1 Re2
1+ 1+
t1 = Re2 ; t2 = Re1 ( 15 )
Pr
Từ đây ta tính được nhiệt độ trung bình của lưu chất và tường ngăn, sau đó tính Pr T
và Nu.
Nu . λ
α=
l , W/ ( m2 .K )
: hệ số dẫn nhiệt của lưu chất, W/ ( m.K )
l: kích thước hình học đặc trưng, m.
Sau khi có kết quả tính 1 và 2 ta kiểm tra t1 và t2 theo phương trình sau:
q = K. F.tlog = 1. F.t1 = 2. F.t2 (16)
K . Δt log K . Δt log
Hay  t1 = α1 ;  t2 = α2 (17)

7
Sai số cho phép là 5%. Nếu chưa đạt, quá trình tính được lặp lại với giá trị t1 và
t2 mới này.
6.5. Hệ số truyền nhiệt ( trong tường ống ) lý thuyết KT* được tính theo công thức (4)

6.6. Lập bảng kết quả tính KT* và KT theo Re.

6.7. Vẽ đồ thị KT* và KT theo Re.

6.8. Bàn luận


Sau khi tính toán và vẽ các đồ thị sinh viên tự đưa ra những nhận xét, đánh giá và bàn luận về kết
quả thí nghiệm. Các nội dung cần đề cập đến có thể là:
1) Tổn thất nhiệt có đáng kể không. Tại sao?
2) Mứ c độ sai số, nguyên nhân gây ra sai số trong lúc làm thí nghiệm? Biện pháp
khắc phục?
3) So sánh hệ số truyền nhiệt ( trong tường ống ) thực nghiệm K T với hệ số truyền
nhiệt ( trong tường ống ) lý thuyết KT*.

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Phạm Văn Bôn, Nguyễn Đình Thọ, “Quá trình và thiết bị truyền nhiệt”, ĐHQG Tp. HCM,
2013.
[2] Hoàng Đình Tín, “Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt”, ĐHQG Tp. HCM, 2013.
[3] Phạm Xuân Toàn, “ Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm – Tập 3,
Các quá trình truyền nhiệt” , Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2003.
………
………
8. CÂU HỎI CHUẨN BỊ
1) Mục đích bài thí nghiệm?
2) Các thông số cần đo?
3) Trình tự thí nghiệm?
4) TBTN ống lồng ống có phải là TBTN kiểu vỏ ống không?
5) Chỉ rõ đường đi của dòng nóng trong hệ thống thiết bị thí nghiệm.
6) Chỉ rõ đường đi của dòng lạnh trong hệ thống thiết bị thí nghiệm.
7) Ưu nhược điểm của TBTN ống lồng ống?
8) Hãy cho biết các phương thức truyền nhiệt cơ bản? Trong bài thí nghiệm này có
những phương thức truyền nhiệt nào?
9) Vẽ và giải thích sơ đồ cơ chế truyền nhiệt giữa 2 lưu chất qua vách ngăn ở
TBTN ống lồng ống.
10) Viết phương trình cân bằng nhiệt lượng. Giải thích các thông số và cho biết đơn
vị đo của chúng.
11) Ý nghĩa vật lý của hệ số truyền nhiệt ( trong tường ống ) K T? Công thức tính?
Giải thích các thông số và cho biết đơn vị đo của chúng?
12) Viết phương trình truyền nhiệt tổng quát? Giải thích các thông số và cho biết
đơn vị đo của chúng?
13) Ảnh hưởng của chế độ chảy đến quá trình truyền nhiệt? Giải thích.
14) Phân biệt quá trình truyền nhiệt ổn định và không ổn định.

8
15) Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số cấp nhiệt ?
16) So sánh hiệu quả quá trình truyền nhiệt xuôi chiều và ngược chiều?

You might also like