You are on page 1of 28

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

MÔN QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT&TRUYỀN KHỐI


(MMH: 607036)
GVC,TS.Trần Văn Ngũ

BÀI 1: CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN NHIỆT CƠ BẢN

Trong Truyền nhiệt, có 3 phương thức truyền nhiệt cơ bản : Truyền nhiệt bằng
Dẫn nhiệt (gọi tắt : Dẫn nhiệt – DN); Truyền nhiệt bằng Đối lưu (gọi tắt: Đối lưu nhiệt
– ĐLN) và Truyền nhiệt bằng Bức xạ (gọi tắt: Bức xạ nhiệt – BXN).

I.1 TRUYỀN NHIỆT BẰNG DẪN NHIỆT

Dẫn nhiệt là gì?


Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt năng (Nhiệt lượng, Năng lượng
nhiệt) trong vật thể khi các phần (phần tử) trong vật thể có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ:
Khi đốt nóng 1 thanh kim loại ở đầu này thì đầu kia sẽ nóng lên do có sự dẫn nhiệt bên
trong thanh kim loại từ nơi có nhiệt độ cao hơn (nơi nóng nhiều hơn) đến nơi có nhiệt
độ thấp hơn (nơi nóng ít hơn). Sự DN có thể diễn ra ở vật rắn hay ở môi trường lưu chất
(Lỏng, hơi, khí hoặc hỗn hợp).
Tính dẫn nhiệt của vật được đặc trưng bởi “Hệ số dẫn nhiệt – ký hiệu là 𝜆, đơn vị
đo W/(m.K).

Phân loại Dẫn nhiệt:


+ Trường nhiệt độ: Tập hợp các giá trị nhiệt độ ở mọi điểm trong không gian và ở mọi
thời điểm gọi là “Trường nhiệt độ” – Trường nhiệt độ phụ thuộc vào không gian và thời
gian: T = f(x,y,z,𝜏).
+ Các loại Trường nhiệt độ: Trường nhiệt độ ổn định (Trường nhiệt độ chỉ phụ thuộc
vào không gian mà không phụ thuộc vào thời gian-là hằng số theo thời gian) và Trường
nhiệt độ không ổn định (Trường nhiệt độ có phụ thuộc vào thời gian).
+ Các loại Dẫn nhiệt:
Dẫn nhiệt ổn định (DN ở trường nhiệt độ ổn định) và DN không ổn định (DN ở
trường nhiệt độ không ổn định);
Dẫn nhiệt bên trong vật rắn; DN trong môi trường lỏng; DN trong môi trường hơi
hoặc khí;....
Trong thực tế, khi tính bài toán Dẫn nhiệt, thường tính toán Sự dẫn nhiệt trong vật
rắn.

Gradient nhiệt độ:


Độ tăng nhiệt độ theo phương pháp tuyến (phương vuông góc) với bề mặt đẳng
nhiệt độ, gọi là Gradient nhiệt độ - viết tắt: gradT hoặc gradt.
∆𝑇
Gradient nhiệt độ có giá trị bằng số (gradT= , trong đó ∆𝑇 = 𝑇đ − 𝑇𝑐; ∆𝑋 là
∆𝑋
khoảng cách giữ điểm đầu và điểm cuối; gradT luôn luôn có giá trị âm, tức < 0), nó

1
có phương (trùng với phương pháp tuyến) và có chiều (trùng với chiều tăng của nhiệt
độ). Do đó, gradient nhiệt độ là một vectơ.

Định luật Furie về sự Dẫn nhiệt:


Phát biểu Định luật: “Mật độ dòng nhiệt truyền bằng Dẫn nhiệt tỷ lệ với gradient
nhiệt độ và có chiều ngược với chiều của gradient nhiệt độ”.Hệ số tỷ lệ là 𝜆.
Biểu thức: q = - 𝜆. 𝑔𝑟𝑎𝑑𝑇, W/m2
Chiều của mật độ dòng nhiệt ngược với chiều của gradient nhiệt độ (thể hiện ở
dấu trừ “-“ đứng trước biểu thức. Giá trị của gradient nhiệt độ luôn âm, còn giá trị của
mật độ dòng nhiệt luôn dương. Chiều của dòng nhiệt trùng với chiều giảm của nhiệt
độ - Dòng nhiệt chỉ truyền từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn,
chứ nó không truyền ngược lại.

Bài toán Dẫn nhiệt:


Thường tính toán Bài toán dẫn nhiệt trong vật rắn.
Trường hợp Dẫn nhiệt ổn định: Ở đây xét hai Bài toán dẫn nhiệt ổn định thường
gặp: Dẫn nhiệt ổn định qua vách phẳng và Dẫn nhiệt ổn định qua vách trụ:
+ Trường hợp dẫn nhiệt qua vách phẳng:

Dẫn nhiệt qua vách phẳng 1 lớp:


Lượng nhiệt truyền bằng dẫn nhiệt qua vách phẳng 1 lớp, từ bề mặt vách có nhiệt độ
cao hơn (Tv2) đến bề mặt vách có nhiệt độ thấp hơn (Tv1), với bề dày của vách 𝛿 (m),
được xác định theo biểu thức sau đây:

Tv2− Tv1
q= δ , W/m2
λ
Q = q.F, W

Dẫn nhiệt qua vách phẳng nhiều lớp:

Tv2− Tv1
q= δi , W/m2
∑n
1 λi
Q = q.F, W

+ Trường hợp dẫn nhiệt qua vách trụ 1 lớp (qua ống):

Mật độ dòng nhiệt truyền bằng dẫn nhiệt qua vách trụ với chiều dài 1 mét (1m):

Tv2− Tv1
qL= 1 𝑑𝑛𝑔, w/m nếu Tv2 > Tv1
𝑙𝑛
2.𝜋.𝜆 𝑑𝑡𝑟

Tổng lượng nhiệt truyền bằng dẫn nhiệt qua vách trụ dài L mét:

Q = qL.L, W;

2
I.2 TRUYỀN NHIỆT BẰNG ĐỐI LƯU

Khái quát về Đối lưu nhiệt:


Truyền nhiệt bằng đối lưu (Gọi tắt: Đối lưu nhiệt) là sự tuyền Nhiệt năng ở Môi
trường lưu chất (lỏng, khí, hơi, hỗn hợp lỏng- hơi) khi lưu chất dịch chuyển từ vùng
này đến vùng khác có nhiệt độ khác nhau. Trong thực tế, thường gặp nhất là sự trao đổi
nhiệt đối lưu giữa lưu chất với bề mặt vật rắn (gọi là vách truyền nhiệt) khi lưu chất và
bề mặt vách có nhiệt độ khác nhau. Trường hợp trao đổi nhiệt đối lưu này thường gọi
là Sự cấp nhiệt – Vách cấp nhiệt cho lưu chất, nếu vách có nhiệt độ cao hơn hoặc Lưu
chất cấp nhiệt cho vách nếu lưu chất có nhiệt độ cao hơn. Đại lượng đặc trưng cho sự
Đối lưu nhiệt này gọi là Hệ số cấp nhiệt, ký hiệu là 𝜶 có đơn vị đo W/(m2.K).
Phân loại Đối lưu nhiệt:
- Đối lưu nhiệt tự nhiên và Đối lưu nhiệt cưỡng bức;
- Đối lưu nhiệt ở Môi trường lưu chất 1 pha (không chuyển pha) và Đối lưu nhiệt
ở môi trường lưu chất chuyển pha ( hơi bão hoà ngưng tụ hoặc lỏng sôi hoá hơi).
Đối lưu nhiệt diễn ra ở môi trường lưu chất chuyển động tự nhiên, thường được
gọi là Đối lưu nhiệt tự nhiên; Đối lưu nhiệt diễn ra ở môi trường lưu chất chuyển động
cưỡng bức, thường được gọi là Đối lưu nhiêt cưỡng bức.
Tài liệu:
- Tập 5, Quyển 1: Từ tr.60 (Mục Đối lưu nhiệt tự nhiên) đến tr.118; Từ tr. 152 (Mục
1.14) đến tr.160;
- Cuốn Bài tập truyền nhiệt: Từ tr.27 đến tr.43.
- Cuốn Bảng tra cứu : Tr. 38- Bảng 40: Tính chất hơi nước bão hoà (theo nhiệt độ);
Tr. 42-Bảng 43: Tính chất vật lý của nước (trên đường bão hoà).

I.2.1- Đối lưu nhiệt tự nhiên


(HD nghiên cứu trong GT Tập 5, Q.1)

I.2.2 Đối lưu nhiệt cưỡng bức

Đối lưu nhiệt cưỡng bức ở dòng lưu chất 1 pha chuyển động bên trong ống.

Ở đây chỉ xét trường hợp dòng lưu chất chuyển động cưỡng bức bên trong ống
truyền nhiệt. Các trường hợp khác sẽ được xem xét sau .

Tài liệu:
* Tập 5, Quyển 1- Từ tr. 67 đến tr.72, đặc biệt Mục1. (tr. 69)- Truyền nhiệt trong
ống có dòng chảy xoáy rối, công thức (1.292).
* Bài tập truyền nhiệt- Từ tr. 28, Mục 1. Đối lưu nhiệt cưỡng bức, công thức (1.74)

3
Yêu cầu:

- Biết điều kiện để có sự Đối lưu nhiệt cưỡng bức diễn ra trên bề mặt trong của ống;
- Biết sử dụng công thức tính đúng cho Hệ số cấp nhiệt : Nu = …..(Công thức
1.292-Tập 5, Quyển 1, nếu Re > 104)
- Biết cách tra bảng số liệu để thay vào các công thức tính các chuẩn số đồng dạng
Ref ; Tra bảng xác định Prf và Prv; Xác định đúng các Hệ số hiệu chỉnh .
- Biết cách tính toán xác định hệ số cấp nhiệt .

(Lý thuyết tính toán sẽ được giới thiệu và giải thích ở phần Hướng dẫn giải Bài
toán cụ thể)

• Bài toán 1 (Bắt buộc):


Nước có nhiệt độ trung bình 20 oC chuyển động với vận tốc 2,5 m/s bên
trong ống truyền nhiệt. Ống có đường kính trong 50 mm, dài 5 m, nhiệt độ bề mặt
trong của ống 40 oC. Hãy:
1/ Xác định chế độ chuyển động (chế độ chảy) của nước bên trong ống và xác định
dạng loại đối lưu nhiệt diễn ra giữa nước với bề mặt trong của ống?
2/ Xác định đúng công thức cần áp dụng để tính Hệ số cấp nhiệt và thực hiện việc
tính toán Hệ số cấp nhiệt?
3/ Tính lượng nhiệt trao đổi được bằng Đối lưu nhiệt giữa nước với bề mặt trong
của ống?

• HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN 1


𝑾.𝒅
1/ Tính chuẩn số đồng dạng Re: Re = 𝝂 , trong đó:
W- Vận tốc của nước chuyển động bên trong ống, m/s
d – Đường kính trong của ống, m
𝜈 - Độ nhớt động học của nước, m2/s - Tra bảng 43 (Bảng tra cứu) theo nhiệt độ
trung bình của nước 20 oC: 𝝂 = 1,01 x 10 – 6 m2/s.
Thay vào công thức tính Re.

Nếu Re < 2300: 𝐷ò𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 𝑐ℎấ𝑡 𝑐ℎả𝑦 𝑡ầ𝑛𝑔, 𝑐ℎả𝑦 𝑚à𝑛𝑔; 𝑁ế𝑢 2300 < 𝑅𝑒 <
10.000: Dòng lưu chất chuyển động ở chế độ chuyển tiếp – từ chảy tầng, chảy
màng chuyển sang chảy rối. Ở 2 trường hợp này, áp dụng các công thức trong Giáo
trình của môn học [Tập 5, Quyển 1].
Nếu Re > 10 4, kết luận: Dòng lưu chất chảy rối (xoáy rối), tính Hệ số cấp nhiệt
như giới thiệu dưới đây.

2/ Tính Hệ số cấp nhiệt :

Với Re > 104 , áp dụng công thức sau đây (Công thức 1.292 – Tập 5, Quyển 1) để
tính Nu:

Nuf = 0,021 Ref 0,8 . Prf 0,43. (Prf / Prv) 0,25. 𝜺𝑳 . 𝜺𝑹 (I-1)

4
Ở trường hợp này, dòng lưu chất chuyển động ở phần ống thẳng nên Hệ số
hiệu chỉnh ứng với phần ống cong 𝜺𝑹 sẽ bằng 1,0 ; Tỷ số L/d = 5000/50 = 100 >
50. ống dài) nên Hệ số hiệu chỉnh 𝜺𝑳 ứng với trường hợp này cũng bằng 1,0.

Prf - là chuẩn số đồng dạng Prandt của lưu chất (trường hợp này là nước), xác định
ở nhiệt độ trung bình của nước – Tra bảng 43 ứng với nhiệt độ của nước 20 oC:
Prf = 7,02.
Prv - cũng là chuẩn số đồng dạng Prandt của lưu chất (nước), nhưng được xác định
ở nhiệt độ bằng với nhiệt độ của bề mặt vách (ống) tv = 40 oC – tra bảng 43, xác
định được Prv = 4,31.
Thay các giá trị của Ref, Prf và Prw vào biểu thức tính Nu, tìm được giá trị của
Nu=?
α.𝒅
Từ biểu thức Nu = 𝝀 (I-2)
𝑵𝒖.𝝀
Suy ra: 𝛼 = 𝒅 (I-3)
Thay các giá trị đã biết vào biểu thức này, tính được 𝛼 = ? W/(m2.K).
Đó cũng chính là Hệ số cấp nhiệt đặc trưng cho sự Đối lưu nhiệt giữa nước với bề
mặt trong của ống.

3/ Tính lượng nhiệt trao đổi được bằng Đối lưu nhiệt:

a/ Tính mật độ dòng nhiệt trao đổi được bằng Đối lưu nhiệt:
q = 𝛼 . (tv - tf) = ? W/m2 (I-4)

b/ Tính tổng lượng nhiệt trao đổi được bằng đối lưu nhiệt:
Q = q.F = ? W (I-5)

F = 𝝅.d.L = ? m2 (I-6)
L = F/ 𝝅.d = ? m (I-7)

• Bài toán 2 (Mở rộng, bắt buộc)

Tương tự như Bài toán trên, nhưng dữ kiện bài toán được thay đổi như sau:
Nhiệt độ trung bình của nước 30 oC, nhiệt độ bề mặt trong của ống 10 oC. Ống dài
4 m.
Hãy giải Bài toán theo các yêu cầu đặt ra như ở Bài toán 1 nêu trên?
(Bài toán mở rộng này SV phải giải hoàn chỉnh, dựa theo cách giải tương tự ở
trên)

5
I.2.3 Đối lưu nhiệt ở môi trường hơi bão hoà ngưng tụ

• Tài liệu:
Tập 5, Quyển 1- Từ tr.152 đến tr.160 (Mục 1.14 – Truyền nhiệt do ngưng tụ
hơi tinh khiết).

• Yêu cầu:

- Hiểu sự ngưng tụ “màng”là thế nào;


- Hiểu được rằng các công thức tính toán ở Tài liệu nêu trên chỉ áp dụng cho trường
hợp ngưng tụ “màng”.
- Biết 3 cách có thể áp dụng để tính toán xác định Hệ số cấp nhiệt :
+ Cách 1:Tính theo công thức lý thuyết thông thường;
+ Cách 2:Tính theo Phương trình chuẩn số đồng dạng lý thuyết;
+ Cách 3:Tính theo Phương trình chuẩn số đồng dạng thực nghiệm (Công thức
thực nghiệm);
- Biết cách tính toán xác định lượng nhiệt mà Hơi bão hoà toả ra khi nó ngưng tụ
hoàn toàn thành lỏng.
- Biết tính lượng hơi bão hoà đã ngưng tụ được.

Khái quát về ngưng tụ “màng”:


Ở phần này, chỉ giới hạn cho trường hợp ngưng tụ “màng” của Hơi đơn chất
tinh khiết bão hoà. Trường hợp Ngưng tụ của hỗn hợp hơi, xem Giáo trình Tập 5,
Quyển 1 – Chương 7-Thiết bị ngưng tụ.
Khái niệm “Hơi bão hoà”: Hơi mà có nhiệt độ bằng nhiệt độ sôi của lỏng ở
cùng áp suất, gọi là hơi ở trạng thái bão hoà - gọi tắt: Hơi bão hoà.
Hơi đơn chất tinh khiết bão hoà muốn chuyển pha để ngưng tụ thành lỏng
thì nó phải toả nhiệt đi- phải truyền nhiệt cho đối tượng khác có nhiệt độ thấp hơn
nó. Hơi bão hoà đơn chất tinh khiết nó truyền nhiệt đi để nó ngưng tụ thành lỏng
ở nhiệt độ không đổi, chứ không phải truyền nhiệt đi để nó giảm nhiệt độ xuống,
tức không phải nó truyền nhiệt đi để nó nguội đi.
Quá trình ngưng tụ có 2 dạng: Ngưng tụ “màng” và “không phải ngưng tụ
màng”.
Hơi ngưng tụ trên bề mặt vách mà trên bề mặt vách đó luôn luôn tồn tại một
màng lỏng trong suốt quá trình ngưng tụ- trường hợp này gọi là ngưng tụ “màng”.
Khi ta sục hơi bão hoà vào một khối chất lỏng nào đó, hơi truyền nhiệt cho
lỏng, nó cũng ngưng tụ được thành lỏng nhưng không phải là ngưng tụ “màng”,
mà là ngưng tụ “khối”. Ví dụ: sục hơi nước bão hoào 100 oC vào bể nước lạnh,
hơi nước truyền nhiệt cho nước để ngưng tụ thành nước ngay bên trong lòng nước-
không phải là ngưng tụ “màng”!
Bài này chỉ quan tâm việc tính toán quá trình ngưng tụ “màng” thôi.
Lý thuyết tính toán sẽ được giới thiệu thông qua bài ví dụ cụ thể.

6
• Bài toán 3 (bắt buộc):

Hơi nước bão hoà ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn ngưng tụ trên bề mặt ngoài
ống nằm ngang. Ống có đường kính ngoài 57 mm, dài 4 m, nhiệt độ bề mặt ngoài
ống 80 oC. Hãy:
1/ Tính Hệ số cấp nhiệt theo 3 cách đã đề cập ở Phần “yêu cầu” và so sánh kết
quả nhận được so với kết quả tính theo cách tính sát đúng nhất với thực tế? (Chú
thích: Tính theo công thức thực nghiệm sẽ nhận được kết quả sát đúng nhất với
thực tế)
2/ Tính lượng nhiệt trao đổi được giữa hơi bão hoà ngưng tụ với bề mặt ống phía
diễn ra sự ngưng tụ?
3/ Tính lượng hơi nước bão hoà đã ngưng tụ được hoàn toàn thành nước?

• HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN 3:

1/ Tính Hệ số cấp nhiệt phía bề mặt vách ngưng tụ:

a/ Tính theo cách 1:Tính theo công thức Lý thuyết thông thường:
(Phương pháp tính trực tiếp )

𝟒 𝝆.𝒈 .𝝀𝟑. 𝒓 𝝆.𝒈 .𝝀𝟑. 𝒓


𝛼 = C. √𝝂.𝑳.(𝒕𝒔−𝒕𝒗) hoặc 𝛼 = C.[𝝂.𝑳.(𝒕𝒔−𝒕𝒗)]0,25 (I-8)

Ở công thức (I-8):


• C là hằng số : Nếu hơi ngưng tụ trên bề mặt nằm ngang thì C = 0,72; 0,725
hoặc 0,728; Nếu hơi ngưng tụ trên bề mặt vách đứng thì C = 0,943 (nếu màng
ngưng tụ không gợn sóng) hoặc C= 1,15 (nếu màng ngưng tụ có gợn sóng)

• 𝝔, 𝝀, 𝝂 - Tương ứng là khối lượng riêng, kg/m3; Hệ số dẫn nhiệt, W/(m.K) và


Hệ số nhớt động học, m2/s của lỏng bão hoà sau ngưng tụ (trường hợp này là
nước bão hoà – tra số liệu ở bảng 43- Bảng tra cứu cho thông số vật lý của
nước bão hoà)- Các thông số này xác định ở nhiệt độ trung bình (tm) của nhiệt
độ ngưng tụ ts (nhiệt độ hơi bão hoà) với nhiệt độ bề mặt vách tv:
𝒕𝒔+ 𝒕𝒗
tm = 𝟐
• r - Là ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi bão hoà (cũng bằng ẩn nhiệt hoá hơi của lỏng
bão hoà ở cùng áp suất hoặc cùng nhiệt độ chuyển pha), r có đơn vị đo J/kg.
• L - Là ký hiệu chung về kích thước hình học đặc trưng cho bề mặt diễn ra sự
ngưng tụ (Nếu ngưng tụ trên bề mặt ống nằm ngang thì L được tính theo đường
kính ống – trường hợp bài toán này thì L tính theo đường kính ngoài của ống;
Nếu ngưng tụ trên bề mặt ống đứng hoặc vách phẳng đứng thì L sẽ được tính
theo chiều cao H của vách đứng đó), đơn vị đo của L là: m.

7
b/ Tính theo cách 2: Tính theo phương trình chuẩn số đồng dạng lý thuyết

𝑁𝑢𝑚 = 𝐶. (𝐺𝑎. 𝑃𝑟. 𝐾)0,25 (I-9)

Ở đây:

• C là hằng số như ở trường hợp công thức (I-8)

• 𝐺𝑎 là chuẩn số đồng dạng Galiley: Ga = 𝑔.L3/𝝂2


r
• 𝐾 là chuẩn số đồng dạng Kuntatalagze: K = , trong đó: r(J/kg) là
Cp.(Ts− Tv)
ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi bão hoà, xác định ở nhiệt độ ngưng tụ của hơi, tức
Ts.
Cp- đơn vị đo sẽ là J/(kg.K) nếu r tính theo đơn vị đo J/kg, đơn vị đo phải là
kJ/(kg.K) nếu r tính theo kJ/(kg.K); Cp xác định ở tm.

(𝐾 là chuẩn số đồng dạng đặc trưng cho sự đồng dạng về sự chuyển pha của
lưu chất)
Các giá trị của các thông số tham gia trong các biểu thức trên xác định
như ở cách tinh thứ nhất ở trên. Riêng ở công thức Chuẩn số đồng dạng 𝐾 thì
“Cp” không phải là Hằng số C như ở trên, mà là Nhiệt dung riêng đẳng áp
của lỏng bão hoà (trường hợp Bài toán này thì Cp là Nhiệt dung riêng đẳng
𝒕𝒔+ 𝒕𝒗
áp của nước bão hoà, xác định ở nhiệt độ trung bình tm = 𝟐 ).
Sau khi tính được Nu theo biểu thức (I-9) thì tính Hệ số cấp nhiệt tương tự
như ở Bài toán 1.

Lưu ý:
Về thực chất, cách 2 này suy ra hoàn toàn từ cách 1 bằng cách biến đổi toán
học. Do đó, về mặt nguyên tắc, hệ số cấp nhiệt tính theo cách 1 và cách 2 là
như nhau (Trong thực tế tính toán, có thể lệch nhau không đáng kể).

c/ Tính theo cách 3: Tính theo Phương trình chuẩn số đồng dạng thực nghiệm
𝑷𝒓
Nus = 0,42. (Ga.Pr.K)s 0,28 (𝑷𝒓𝑺 )0,25 (I-10)
𝑽

Đây là công thức nhận được từ kết quả thực nghiệm nên nó cho phép xác định
được Hệ số cấp nhiệt sát đúng nhất với thực tế.
Ở công thức (I-10), mọi thông số tra bảng đều được xác định theo thông số của lỏng
bão hoà, ở nhiệt độ của lỏng bão hoà. Chỉ riêng Prv (tức cũng chính là Prw – như ký
hiệu trong Tập 5, Q.1) được xác định ở nhiệt độ bằng nhiệt độ bề mặt vách tv.
Sau khi tính được Nus cũng tiến hành xác định được Hệ số cấp nhiệt theo cách tương
tự ở Bài toán 1. Tuy nhiên, hệ số dẫn nhiệt tra bảng số liệu ứng với nhiệt độ của lỏng
bão hoà, tức nhiệt độ ngưng tụ của hơi bão hoà.

8
Giá trị của Hệ số cấp nhiệt tính theo công thức thực nghiệm (cách 3) thường chênh
lệch khá nhiều so với cách 1 và cách 2 (cũng bình thường) và thường là cao hơn khoảng
20% - 40%.
Hướng dẫn so sánh các giá trị của 𝛼 tính được theo 3 phương pháp nêu trên:
- Hệ số cấp nhiệt tính theo cách 1 được ký hiệu là 𝛼 1
- Hệ số cấp nhiệt tính theo cách 2 được ký hiệu là 𝛼2
- Hệ số cấp nhiệt tính theo cách 3 được ký hiệu là 𝛼 3

Trong đó, 𝛼 3 là kết quả sát đúng nhất với thực tế nên phải so sánh 𝛼 1 và 𝛼 2 với 𝛼 3,
cụ thể như sau:
𝛼𝟏−𝛼𝟑
Sai lệch của cách 1 so với cách 3 là: 𝛼𝟑 x100%

𝛼𝟐−𝛼𝟑
Sai lệch của cách 2 so với cách 3 là: 𝛼𝟑 x100%
Lưu ý:
Khi tính các giá trị sai lệch để thực hiện việc so sánh, cần lưu ý:
- Giá trị bằng số phải luôn luôn nhân với 100% (tức phải có ký hiệu % đi kèm - kết
quả nhận được phải tính theo %);
- Giá trị tính được, nếu là số âm thì phải để “âm”, nếu là số dương thì phải để
“dương”,không lấy“trị tuyệt đối”.Nếu nhận giá trị“âm”,điều đó có nghĩa là 𝛼𝟏
hoặc 𝛼2 nhỏ hơn 𝛼3 là bao nhiêu %, còn nếu nhận giá trị “dương”, điều đó có
nghĩa là 𝛼 1 hoặc 𝛼 2 lớn hơn 𝛼 3 là bao nhiêu %.

2/ Tính lượng nhiệt do hơi bão hoà toả ra khi nó ngưng tụ hoàn toàn:

- Tính mật độ dòng nhiệt:

q1 =𝛼 1 .(ts – tv), W/m2 (I-11a)

q2= 𝛼2 .(ts – tv), W/m2 (I-11b)

q3 = 𝛼3 .(ts – tv), W/m2. (I-11c)

- Tính tổng lượng nhiệt toả ra:

Q1 = q1 . F, W (I-12a)
Q2 = q2 . F, W (I-12b)
Q3 = q3 . F, W (I-12c)

3/ Tính lượng hơi nước đã ngưng tụ được:


𝑸𝟏
Gn1 = , kg/s (I-13a)
𝒓
𝑸𝟐
Gn2 = , kg/s (I-13b)
𝒓
𝑸𝟑
Gn3= , kg/s (I-13c)
𝒓

9
• Bài toán 4 (Mở rộng, bắt buộc):

(Bài toán hơi bão hoà ngưng tụ trên bề mặt vách đứng)

Nếu hơi nước bão hoà ngưng tụ trên bề mặt ngoài của ống đứng với chiều
cao 4 m, mọi dữ kiện của Bài toán giữ nguyên như ở Bài toán 3. Hãy:
1/ Xác định hướng giải của Bài toán cho trường hợp ngưng tụ trên mặt ngoài ống
đứng khi màng ngưng tụ không có gợn sóng?
2/ Xác định hướng giải của Bài toán cho trường hợp ngưng tụ trên mặt ngoài ống
đứng khi màng ngưng tụ có gợn sóng?
3/ Xác định hướng giải của Bài toán cho trường hợp ngưng tụ diễn ra ở bề mặt
trong của ống đứng?

LƯU Ý KHI GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐÃ GIAO

1/ Về Bài toán 1:

- Phần tính Re và Nu không có vấn đề gì vì đã có hướng dẫn ví dụ rõ ràng rồi, kể cả số


liệu tra bảng. Tuy nhiên sv vẫn phải lưu ý:
* Phần tính: Muốn tính thì phải tra bảng 43 tìm Hệ số dẫn nhiệt của nước
𝝀 =59,9x10-2 W/(m.K) ở nhiệt độ của nước 20 oC (nếu xác định ở tv = 40oC là
𝑵𝒖.𝝀
sai), thay vào 𝛼= 𝒅 để tính.
𝑵𝒖.𝝀
* Giá trị 𝛼 = 𝒅 tính được, SV thường không ghi đơn vị đo kèm theo mà chỉ
ghi có mỗi con số thôi là sai! Nhiều trường hợp ghi sai đơn vị đo của 𝛼: Ghi đúng
là: W/(m2.K) và phải ghi ngay liền kề đáp số bằng số tính được – Phải ghi
𝛼 =……….= 7.791 W/(m2.K), chứ không ghi đơn vị đo bên trong ngoặc đơn sau
phần trị số, kiểu như 𝛼 = …. = 7.791 (W/m2.K) . Ghi “W/m2.K” là sai (vì không
để tích m2.K trong ngoặc đơn) hoặc ghi “ W/m.K” càng sai hơn vì đây là đơn vị
đo của hệ số dẫn nhiệt.

Nhiều SVvẫn còn dùng dấu chấm (.) để thay cho phép nhân (!!!), hoặc viết
phần thập phân sau dấu chấm (.), cá biệt còn có SV dùng dấu (.) thay cho dấu ( ,)
khi viết số thập phân- Ví dụ: 𝛼 = 6645.972 W/(m2.K), viết đúng là:
𝛼 = 6645,972 W/(m2. K).
Nhắc lại: Phép nhân giữa các con số phải dùng dấu “x”, chứ ko được dùng
dấu chấm “.”!Ví dụ: 6645,972 x 20 chứ không viết 6645,972 . 20 hoặc viết
6645.972.20 thì lại càng sai, không ai hiểu được dấu chấm đầu tiên là gì, dấu chấm
thứ 2 là gì?!

- Phần tính q = 𝛼 (tv – tf), ở Bài toán 1, hiệu nhiệt độ là tv trừ đi tf, bởi vì theo đề
bài tv cao hơn tf, nhưng nếu tf mà lại cao hơn tv thì khi tính q phải lấy tf trừ đi
tv mới đúng, bởi vì dòng nhiệt chỉ truyền từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến nơi có
nhiệt độ thấp hơn, chứ không truyền ngược lại!
-

10
- 2/ Về Bài toán 2:
Ở Bài toán 2: tf = 30 oC cao hơn tv= 10 oC), nếu lấy tv trừ tf thì q sẽ nhận giá
trị “âm” , từ đó dẫn đến kết quả tính Q cũng sai kéo theo– SAI!

Nói thêm: Công thức tổng quát tính q trao đổi nhiệt đối lưu giữa lưu chất với
bề mặt vách là: q = 𝛼.∆𝑻 , W/m2 . (Công thức Niutơn).
Nếu Tv >Tf thì ∆𝑻 = Tv - Tf; Nếu Tf > Tv thì ∆𝑻 = Tf – Tv

*Cái sai lớn nhất và phổ biến nhất ở Bài toán 2 thường là tính sai q khi tính ra
giá trị q <0 .

*Ngoài ra , cần lưu ý: Vẫn còn một số không ít sinh viên khi tính toán không
hề thay giá trị của các đại lượng có trong công thức để tính toán mà lại ghi
ngay kết quả nhận được – Điều này không thể chấp nhận, nhất là khi làm bài
kiểm tra, bài thi sau này.

3/ Về Bài toán 3:

* Bài toán 3 xem như là một ví dụ, vì loại bài toán này rất quan trọng, gặp
thường xuyên trong việc tính toán các quá trình ngưng tụ của hơi bão hoà hay
tính toán truyền nhiệt ở các thiết bị đun nóng, cấp nhiệt bằng hơi nước bão hoà.

*Ở Bài toán 3 Thầy chủ yếu nhắc các em làm cho đúng phần tính toán so
sánh.
Việc so sánh kết quả tính toán theo các cách tính khác nhau phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:

a/ Thông thường, nếu không có yêu cầu gì đặc biệt hoặc riêng biệt thì cái chung
nhất là phải so sánh cái kết quả tính được mà nó thiếu chính xác hơn (gần đúng)
so với kết quả tính chính xác hơn hoặc chính xác nhất. Cụ thể ở Bài toán 3: Hệ
số cấp nhiệt tính theo cách 3 – theo công thức thực nghiệm cho kết qủa sát đúng
nhất với thực tế, bởi vì kết quả thực nghiệm thường là kết quả của quá trình có
sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động thật trong thực tế, còn công thức lý thuyết
thường nhận được từ các phương pháp Giải tích, nhiều khi bỏ qua sự ảnh hưởng
của một số yếu tố nào đó cho bài toán đơn giản hơn may chăng mới giải được
bằng phương pháp giải tích để nhận được công thức tính đơn giản, gần đúng.
Tuy nhiên, ở cách 1- Tính theo công thức lý thuyết thông thường, mặc dù nó
chỉ cho kết quả gần đúng thôi, nhưng nó lại cho biết quy luật về sự ảnh hưởng
của các yếu tố quan trọng đối với quá trình ngưng tụ nói chung và Hệ số cấp
nhiệt nói riêng. Ví dụ: Muốn so sánh Hệ số cấp nhiệt giữa sự ngưng tụ trên bề
mặt ống nằm ngang với sự ngưng tụ trên bề mặt ống đứng ở cùng một điều kiện
ngưng tụ thì người ta có thể lấy tỷ số giữa công thức tính theo cách 1 cho trường
hợp ống nằm ngang với công thức tính theo cách 1 cho trường hợp ống đứng
sẽ kết luận được trường hợp nào sẽ cao hơn, tại sao? (Xem thêm Tập 5, Quyển
1,Mục 1.14, công thức (1.572) để hiểu thêm).

11
𝜌.𝑔 .𝜆𝟑. 𝑟
𝜶 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔 0,72.[𝜈.𝑑.(𝑡𝑠−𝑡𝑣)]0,25 0,72 𝐻 𝐻
= 𝜌.𝑔 .𝜆𝟑. 𝑟
=0,943 . [ 𝑑 ] 0,25= 0,763.[ 𝑑 ]0,25
𝜶 đứ𝑛𝑔 0,943.[𝜈.𝐻.(𝑡𝑠−𝑡𝑣)]0,25

Thực tế, chiều cao ống cao hơn rất nhiều lần so với đường kính ống,
nên tỷ số giữa 𝜶 ngang với 𝜶 đứng sẽ cao hơn 1,0 , tức 𝜶ngang > 𝜶 đứng. Ví dụ: Nếu
ống có đường kính 50 mm, cao 5 m thì:
𝜶 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔 5000 0,25
= 0,763 x [ ] = 3,61
𝜶 đứ𝑛𝑔 50

Tức là 𝜶 ngang 𝑐𝑎𝑜 ℎơ𝑛 𝜶đứng hơn 3,6 lần ở cùng một điều kiện ngưng
tụ trên cùng một ống truyền nhiệt có đường kính và chiều cao như đã cho.

Trở lại phần so sánh giá trị của 𝛼 tính theo 3 cách:
Chính vì tính theo cách 3 nhận được hính xác hơn nên phải so sánh các giá trị
tính gần đúng ( 𝛼 1, 𝛼 2 ) với giá trị chính xác hơn này (𝛼 3).

b/ Phải lấy giá trị gần đúng trừ đi giá trị chính xác rồi đem chia cho giá trị chính
xác, hoặc nếu muốn tính theo phần trăm thì đem tỷ số đó nhân với 100 rồi lại
cho 100 thì giá trị của tỷ số đó vẫn không thay đổi, nhưng ta lại biết được nó
cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu %, cụ thể:

𝛼𝟏−𝛼𝟑
Sai lệch của cách 1 so với cách 3 là: x100%
𝛼𝟑
𝛼𝟐−𝛼𝟑
Sai lệch của cách 2 so với cách 3 là: 𝛼𝟑 x100%
Lưu ý:
Khá nhiều sinh viên thường làm sai phần so sánh này:
- Không ghi ký hiệu (%) vào các công thức trên hoặc trong công thức thì ghi
nhưng khi thay số vào để tính thì lại không ghi (Không ghi, nhưng sau khi tính
được kết quả thì lại ghi ký hiệu% vào kết quả - Vô lý!!!), chẳng hạn:
𝛼𝟏−𝛼𝟑 𝛼𝟏−𝛼𝟑
x100% mà lại viết : 𝛼𝟑 x100 , không ghi % kèm theo là SAI !
𝛼𝟑
- Tuỳ tiện đem lấy “trị tuyệt đối” của cái tỷ số này để cuối cùng giá trị chênh
lệch đều nhận giá trị “DƯƠNG”- SAI NỐT!. Về nguyên tắc, tỷ số để so sánh
này nếu”âm’ thì để “âm”, nếu “dương” thì để “dương”. Nếu nó “âm”- nó cho
biết giá trị gần đúng là thấp hơn so với giá trị chính xác là bao nhiêu %, còn
nếu nó “dương” thì nó cho biết giá trị gần đúng cao hơn giá trị chính xác là bao
nhiêu %. Đó chính là ý nghĩa của cách so sánh sự chênh lệch hay so sánh, đánh
giá sai số của phép đo (như đã giải thích rõ ở phần Hướng dẫn rồi).

12
4/ Về Bài toán 4:
1/ Xác định hướng giải của Bài toán cho trường hợp ngưng tụ trên mặt
ngoài ống đứng khi màng ngưng tụ không có gợn sóng:
Trước hết, cần giải thích rõ về màng lỏng ngưng tụ “không gợn sóng”:
Màng lỏng sau ngưng tụ trên bề mặt vách đứng có dạng “không gợn sóng” được
giới thiệu ở Hình I-1a) dưới đây:

a) b)

Hình I-1 – Sơ đồ biểu diễn quá trình ngưng tụ hơi bão hoà trên bề mặt vách đứng
a) Trường hợp Màng lỏng ngưng tụ” không gợn sóng”(Đính chính trong
hình a): “Màng ngưng tụ có gợn sóng” sửa lại thành:Màng ngưng tụ không
gợn sóng)
b) Trường hợp Màng lỏng ngưng tụ “có gợn sóng”

Khi hơi ngưng tụ tạo thành màng lỏng trên bề mặt vách mà bề mặt ngoài
của màng lỏng trơn nhẵn hoặc gần như trơn nhẵn người ta gọi màmg lỏng sau
ngưng tụ đó là màng lỏng “không gợn sóng”. Về mặt lý thuyết, nhiệt độ tại bề
mặt ngoài của màng lỏng bằng nhiệt độ của Hơi bão hoà, tức bằng ts. Bề mặt
vách phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi bão hoà thì hơi bão hoà mới có
thể truyền nhiệt cho bề mặt vách để nó chuyển pha ngưng tụ thành lỏng được.
Ở trường hợp màng lỏng ngưng tụ không gợn sóng trên bề mặt vách đứng
như ở Hình I-1a), Hệ số cấp nhiệt được tính theo biểu thức (I-8) với các chú
thích đi kèm, cụ thể là (Hằng số C = 0,943 và kích thước hình học đặc trưng L
được tính theo chiều cao H):

𝝆.𝒈 .𝝀𝟑. 𝒓
𝛼đứng = 0,943.[ 𝝂.𝑯.(𝒕𝒔−𝒕𝒗)]0,25 (I-14)

Mọi thông số ở biểu thức (I-14) xem chú thích ở biểu thức (I-8).

13
Chú thích: Trên đây cũng chỉ mới giới thiệu hướng giải Bài toán cho việc tính
đứng theo phương pháp lý thuyết thông thường. Nó vẫn có thể được tính theo
2 cách khác còn lại (Sinh viên tự làm).

Trên cơ sở tính được 𝛼 đứng theo biểu thức (I-14), sẽ thực hiện các bước
tính toán tiếp theo cho Lượng nhiệt mà hơi bão hoà đã toả ra cũng như lượng
hơi bão hoà đã ngưng tụ được như ở Bài toán 3 , trong đó diện tích bề mặt ống
mà trên bề mặt đó diễn ra sự ngưng tụ vẫn được tính theo đường kính ngoài
của ống và chiều cao của ống.

Đó chính là Hướng giải của Bài toán 4 cho trường hợp Màng ngưng tụ
“không gợn sóng”.

2/ Xác định hướng giải của Bài toán cho trường hợp ngưng tụ trên mặt
ngoài ống đứng khi màng ngưng tụ có gợn sóng:
Khi hơi ngưng tụ tạo thành màng lỏng trên bề mặt vách mà bề mặt ngoài
của màng lỏng nhấp nhô kiểu lượn sóng, người ta gọi màmg lỏng sau ngưng tụ
đó là màng lỏng “có gợn sóng”. Việc chứng minh cho màng lỏng có gợn sóng
hay không là một vấn đề rất phức tạp, khó khăn (Xem thêm Mục” Điều kiện
xuất hiện màng gợn sóng” trong Tập 5, Quyển 1,tr.157-158 – Phần có Bảng
1.21 và có các công thức từ (1.565) đến (1.568).Về mặt lý thuyết, nhiệt độ tại
bề mặt ngoài của màng lỏng cũng bằng nhiệt độ của Hơi bão hoà, tức bằng ts.
Bề mặt vách phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi bão hoà thì hơi
bão hoà mới có thể truyền nhiệt cho bề mặt vách để nó chuyển pha ngưng tụ
thành lỏng được, cho dù màng lỏng có hay không có gợn sóng.

Ở trường hợp màng lỏng ngưng tụ có gợn sóng trên bề mặt vách đứng như
ở Hình I-1b), Hệ số cấp nhiệt được tính theo biểu thức (I-8) với các chú thích
đi kèm, cụ thể là (Hằng số C = 1,15 và kích thước hình học đặc trưng L được
tính theo chiều cao H):

𝝆.𝒈 .𝝀𝟑. 𝒓
𝛼 đứng = 1,15.[ ]0,25 (I-15)
𝝂.𝑯.(𝒕𝒔−𝒕𝒗)

Nếu so sánh 𝛼 đứng tính theo biểu thức (I-14) với 𝛼 đứng tính theo biểu thức (I-15),
ta thấy 𝛼 đứng ở trường hợp màng ngưng tụ có gợn sóng cao hơn ở trường hợp
không gợn sóng khoảng (1,15/0,943) = 1,21 lần, tức tăng khoảng 21%.

Mọi thông số ở biểu thức (I-15) xem chú thích ở biểu thức (I-8).

Chú thích:
- Trên đây cũng chỉ mới giới thiệu hướng giải Bài toán cho việc tính 𝛼 đứng
theo phương pháp lý thuyết thông thường. Nó vẫn có thể được tính theo 2 cách
khác còn lại.
- Ngoài ra, 𝛼 đứng cũng có thể tính theo công thức (1.568) trong Tập 5, Quyển 1,
tr.158.

14
Trên cơ sở tính được 𝛼 đứng theo biểu thức (I-14), sẽ thực hiện các bước
tính toán tiếp theo cho Lượng nhiệt mà hơi bão hoà đã toả ra cũng như lượng
hơi bão hoà đã ngưng tụ được như ở Bài toán 3 , trong đó diện tích bề mặt ống
mà trên bề mặt đó diễn ra sự ngưng tụ vẫn được tính theo đường kính ngoài
của ống và chiều cao của ống.

Đó chính là Hướng giải của Bài toán 4 cho trường hợp Màng ngưng tụ
“có gợn sóng”.

3/ Xác định hướng giải của Bài toán cho trường hợp ngưng tụ diễn ra ở bề mặt
trong của ống đứng.

Ở trường hợp này, mọi sự tính toán đối với 𝛼 đứng như ở mục 1/ và mục 2/ của
Bài toán 4, tuỳ thuộc vào trường hợp màng ngưng tụ có hay khộng có gợn sóng.
Tuy nhiên, riêng việc tính lượng nhiệt toả ra và lượng hơi bão hoà ngưng tụ được
lại phải tính theo diện tích bề mặt ống có đường kính bằng đường kính trong của
ống và chiều cao của ống.

I.3 TRUYỀN NHIỆT BẰNG BỨC XẠ (BỨC XẠ NHIỆT)

Khái quát về Sự bức xạ nhiệt:

Truyền nhiệt bằng bức xạ (Gọi tắt: Bức xạ nhiệt) là sự truyền Năng lượng bức
xạ nhờ (thông qua) sóng điện từ có bước sóng khác nhau – thường là sóng điện từ
có bước sóng ngắn (Ví dụ: Tia nhiệt từ Năng lượng mặt trời là Tia nhiệt có bước
sóng ngắn, nhưng Tia nhiệt phản xạ lại là Tia nhiệt có bước sóng dài).
Có nhiều ví dụ về Bức xạ nhiệt như: Bức xạ năng lượng mặt trời; Bức xạ
nhiệt từ ngọn lửa; Bức xạ nhiệt từ bóng đèn (Bóng đèn dây tóc có cường độ bức xạ
cao hơn so với bóng đèn neon); Bức xạ nhiệt giữa 2 vật rắn có nhiệt độ khác nhau;
Bức xạ nhiệt ở môi trường khí;v.v….

Sơ đồ về bức xạ nhiệt tới vật có thể được thể xem thêm ở Hình 1.83 (Tập 5,
Quyển 1).
Tên gọi, ký hiệu, tính chất và công thức tiêu biểu- xem trang 154, trong đó có
công thức (1.575).

Trên Hình I – 2 biểu diễn Sơ đồ về sự Bức xạ nhiệt.

15
Hình I – 2 Sơ đồ Bức xạ nhiệt

Q- Tia nhiệt bức xạ - Tia tới, truyền năng lượng bức xạ


nhờ sóng điện từ (sđt) có bước sóng ngắn
QR- Tia nhiệt phản xạ dạng sóng điện từ có bước sóng dài
QD- Tia nhiệt xuyên qua vật
QA- Tia nhiệt Hấp thụ

Theo Định luật bảo toàn năng lượng, ta có:


Q = QR + QD + QA. (I– 16)
QR 𝑄𝐷 𝑄𝐴
+ + =1
𝑄 𝑄 𝑄
R +D + A=1 (I– 17)
QR
R = 𝑄 – Gọi là Hệ số nhiệt phản xạ
𝑄𝐷
D= - Gọi là Hệ số nhiệt xuyên qua
𝑄
𝑄𝐴
A= – Gọi là hệ số nhiệt hấp thụ
𝑄
Khi R = 1 thì D = A = 0, Vật nhận năng lượng bức xạ được gọi là vật trắng tuyệt
đối – nó phản xạ hoàn toàn năng lượng bức xạ truyền tới nó.
Khi D = 1 thì R = A = 0, Vật được gọi là vật trong suốt tuyệt đối- nó cho toàn bộ
năng lượng bức xạ truyền tới nó xuyên qua nó.

Khi A = 1 thì R = D = 0, Vật được gọi là vật đen tuyệt đối – nó hấp thụ hoàn
toàn năng lượng bức xạ truyền tới nó.

16
Trong thực tế, không tồn tại vật nào là vật trắng tuyệt đối, vật trong suốt tuyệt
đối hay vật đen tuyệt đối cả, nên R ≠ 1, D ≠ 1 𝑣à 𝐴 ≠ 1, cụ thể : R< 1,0; 𝐷 < 1,0 𝑣à
A < 1,0.

Trong thực tế, có những trường hợp bức Bức xạ nhiệt có lợi, có ích – thường
được khai thác, tận dụng triệt để (Sản xuất pin năng lượng mặt trời; Đun nóng nước
bằng năng lượng mặt trời; Ứng dụng năng lượng mặt trời trong kỹ thuật sấy; Ứng
dụng sóng vi ba; Buồng sấy dùng bóng đèn dây tóc để sấy cuộn dây của động cơ
điện,v.v…), nhưng cũng có những trường hợp bức xạ nhiệt bất lợi, có hại cần phải
tránh, cần cản trở- ngăn chặn, hạn chế sự tác động và ảnh hưởng của nó (Ví
dụ:Tường nhà sơn màu đen trong phòng sẽ nóng; Nhiệt kế vỏ kim loại đo nhiệt độ
dòng khí nóng nhiệt độ cao chuyển động bên trong ống kim loại đo nhiệt độ sẽ bị
sai số nhiều nếu không có màn chắn bức xạ phù hợp để cản sự bức xạ nhiệgt giữa
bề mặt ngoài vỏ nhiệt kế với bề mặt trong của ống dẫn, v.v…).

Cường độ bức xạ nhiệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến là:

- Độ nóng của vật bức xạ- Vật có nhiệt độ càng cao thì cường độ bức xạ nhiệt của
nó càng lớn;

- Độ chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vật có sự bức xạ nhiệt với nhau: ∆𝑇giữa 2 vật càng
cao thì cường độ bức xạ nhiệt giữa chúng càng lớn;

- Độ đen của vật: Vật càng đen thì cường độ bức xạ nhiệt của nó càng lớn – Vật đen
mà có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ vật truyền năng lượng bức xạ tới nó thì nó hấp
thụ (thu nhận) năng lượng bức xạ càng nhiều. Ngược lại, vật đen mà có nhiệt độ
càng cao hơn vật nhận nhiệt bức xạ từ nó thì cường độ “phát xạ” của vật đen sẽ
càng lớn;

- Ngoài ra, cường độ bức xạ nhiệt còn phụ thuộc vào bản chất của vật bức xạ và
nhiều yếu tố khác (xem thêm trong các tài liệu của môn học).

Đại lượng đặc trưng cho sự bức xạ nhiệt là Hệ số bức xạ nhiệt 𝛼 bx, đơn vị
đo W/(m2.K), tính theo các công thức có trong Giáo trình môn học.
Trường hợp phía bề mặt vách nào đó, vừa có sự Đối lưu nhiệt diễn ra, vừa
có cả sự bức xạ nhiêt với bề mặt vách thì Hệ số cấp nhiêt 𝛼 sẽ được tính như sau:

𝛼 = 𝛼 ĐL + 𝛼 BX

Ở đây, xét 1 ví dụ thực tế về Sự bức xạ nhiệt của Năng lượng mặt trời:
Khi năng lượng mặt trời truyền tới vật mà tia nhiệt xuyên qua một bề mặt
vật trong suốt (tấm kính trong suốt, màng PE trong suốt hoặc tấm nhựa trong suốt)
rồi mới truyền tới vật, người ta thường sử dụng (vận dụng) nguyên lý “Hiệu ứng
nhà kính” (“hiệu ứng lồng kính”) để giải thích hiện tượng bức xạ nhiệt này.

17
Ví dụ trường hợp sau đây: Một vật rắn đặt trong một cái hộp, trên mặt hộp
có đặt 1 tấm nhựa mỏng trong suốt, hỏi: vật này sẽ nóng lên chậm hơn hay nóng
nhanh hơn so với trường hợp không có tấm trong suốt đặt trên mặt hộp? Hình vẽ
minh hoạ được cho ở Hình I– 3 dưới đây:

Hình I – 3 Sơ đồ bức xạ năng lượng mặt trời của vật trong hộp
có đặt tấm trong suốt trên mặt hộp

Tia nhiệt tới là tia nhiệt có bước sóng ngắn. Vật trong suốt này cho tia nhiệt
có bước sóng ngắn xuyên qua nó rất nhiều, nhưng nó lại cản tia nhiệt phản xạ có
bước sóng dài (chẳng hạn như tia phản xạ từ vật tới bề mặt vật trong suốt – nét
đứt), do đó Tia phản xạ tới vật trong suốt lại phản xạ tiếp về vật nhận nhiệt bức
xạ, chỉ có một phần nhỏ xuyên qua vật trong suốt. Cứ thế, cùng với những tia nhiệt
truyền tới vật, những tia nhiệt phản xạ này sẽ làm cho vật trong hộp nóng lên nhanh
hơn so với trường hợp không đặt tấm trong suốt lên trên mặt hộp. Giải thích như
vậy là hợp lý về mặt khoa học và thực tế dựa trên cơ sở của “Hiệu ứng nhà kính”
hay “Hiệu ứng lồng kính”.

18
Xét trường hợp vật nhận nhiệt bức xạ năng lượng mặt trời đặt bên trong
Hộp không có tấm trong suốt đặt lên trên miệng Hộp, như ở Hình I – 4 dưới đây:

Hình I – 4 Sơ đồ bức xạ năng lượng mặt trời của vật trong hộp
không đặt tấm trong suốt trên mặt hộp

Theo Sơ đồ ở Hình I – 4, dễ dàng nhận thấy rằng khi không có tấm trong
suốt đặt trên miệng hộp, tia nhiệt phản xạ sẽ phản xạ hoàn toàn, không có lượng
nhiệt phản xạ lại vật như ở trường hợp có tấm trong suốt đặt trên miệng hộp. Rõ
ràng, ở trường hợp này, vật sẽ nóng ít hơn, chậm hơn so với trường hợp vật được
đặt trong hộp có tấm trong suốt đặt trên miệng hộp.

Việc tính toán nhiệt bức xạ nói chung và tính toán Hệ số bức xạ nhiệt nói riêng
được thực hiện theo các công thức có trong Giáo trình của môn học.

19
PHỤ LỤC
(Trích một số Bảng số liệu từ cuốn “Bảng tra cứu”-2017

20
21
22
23
24
25
26
27
28

You might also like