You are on page 1of 41

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

MÔN QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT&TRUYỀN KHỐI


(MMH: 607036)
GVC,TS.Trần Văn Ngũ

BÀI 4 – THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ-ỐNG


IV.1 KHÁI QUÁT VỀ THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ-ỐNG
Thiết bị truyền nhiệt trong công nghiệp có rất nhiều loại, thường gặp nhất là các
loại sau đây:
- Thiết bị truyền nhiệt kiểu Vỏ-Ống:
+Tập 5,Q1:Xem các hình 2.5; 2.8; 2.10
+Tập II(TG Tôn Thất Minh) Xem hình 2.24; 2.27; 2.28; 3.1; 3.3-Đối với Ngành
CNSH
- Thiết bị truyền nhiệt kiểu Vỏ-Áo (Còn gọi TBTN kiểu 2 vỏ - Nồi 2 vỏ):
+ Xem Tập II: Các Hình 2.16; 2.18; - Đối với Ngành CNSH

- Thiết bị truyền nhiệt kiểu ống xoắn:


- +Tập 5, Q1: Xem hình 2.23
- +Tập II: Xem Hình 2.19; 2.20; - Đối với Ngành CNSH
- Thiết bị truyền nhiệt kiểu Khung – bản (Còn gọi kiểu tháo lắp, kiểu tấm):
+ T.5,Q1: Xem hình 2.26
+ Tập II: Xem Hình 2.36 – Đối với Ngành CNSH

Còn nhiều loại khác nữa (Xem thêm trong các tài liệu môn học)

Thiết bị TN kiểu Vỏ-Ống có cấu tạo gồm thân của thiết bị hình trụ - gọi là
“Vỏ”, bên trong có ống truyền nhiệt – thường là chùm ống, do đó TBTN vỏ-ống
còn được gọi là Thiết bị kiểu chùm ống hay Thiết bị kiểu ống chùm – như giới
thiệu ở Hình IV-1 và Hình IV-2 dưới đây:

Hình IV- 1 – Thiết bị TN Vỏ- Ống kiểu (1 - 1), ( i – j)

1
Hình IV - 2 – Thiết bị TN Vỏ - Ống kiểu (1 – 4)

Phân loại thiết bị TN kiểu Vỏ-Ống.


Có nhiều loại TB Vỏ-Ống khác nhau:
- Thiết bị vỏ - ống kiểu chùm ống (Như hình trên) và Thiết bị Vỏ-Ống kiểu Ống
trong ống, thường gọi là “Ống lồng ống”, tức là TB TN có 1 ống ở bên trong (ống
truyền nhiệt) và 1 ống có đường kính lớn hơn bọc bên ngoài (gọi là Vỏ) – Trong
Giáo trình Tập 5, Quyển 1 gọi là “Ống kép” (Tên gọi này không đúng lắm).
- Thiết bị TN Vỏ-Ống kiểu (i – j ) và Thiết bị TN Vỏ - Ống không phải loại (i – j).
- Còn nhiều loại khác nữa.

Vậy, thiết bị TN vỏ-ống kiểu (i – j) là gì?


Thiết bị TN vỏ-ống kiểu (i – j) chỉ là một ký hiệu quy ước cho Thiết bị TN vỏ-ống
mà nó có những nét đặc trưng sau đây:
- Ở thiết bị vỏ-ống này, cả dòng lưu chất chuyển động bên trong ống và dòng lưu
chất chuyển động phía ngoài ống đều là môi trường lưu chất một pha, tức không
có dòng nào chuyển pha cả - Cụ thể, không có dòng lưu chất nào sôi hoá hơi và
không có dòng lưu chất nào là hơi bão hoà ngưng tụ cả. Như thế, bản chất của
thiết bị TN vỏ-ống này là loại Thiết bị đun nóng hoặc thiết bị làm nguội bằng
dòng chất tải nhiệt (hoặc chất tải lạnh) là môi trường lưu chất 1 pha (không
chuyển pha).
Ở trường hợp này, dòng nóng truyền nhiệt cho dòng lạnh, nhiệt độ của nó giảm
đi (nguội đi), còn nhiệt độ dòng lạnh tăng lên (nóng lên).

- Ở thiết bị TN này, dòng lưu chất ở phía ngoài ống chuyển động theo “i” chặng
(pass), còn dòng lưu chất ở phía bên trong ống chuyển động theo “j” chặng. Điều
này sẽ được giải thích rõ thông qua 2 thiết bị TN ở Hình IV - 1 và Hình IV - 2
bên trên.

- Ở thiết bị TN này, số ống thuộc mỗi chặng là bằng nhau (về mặt nguyên tắc là như
vậy, tuy nhiên trong thực tế,vì nhiều lý do khác nhau, người ta cũng có thể chế tạo,

2
lắp đặt TBTN vỏ-ống mà số ống thuộc mỗi chặng không hoàn toàn bằng nhau,
lệch nhau không đáng kể).
Ở Hình IV - 1:
Dòng lưu chất B chuyển động ở phía ngoài ống (còn gọi chuyển động ở phía
vỏ) từ đầu bên này sang đầu bên kia của thiết bị - vào ở cửa B’, ra ở cửa B”, như
thế người ta gọi là nó chuyển động theo “1 chặng” (1 pass) ở phía ngoài ống (ở
phía vỏ), có nghĩa là: ở đây i = 1.
Dòng lưu chất A chuyển động ở phía bên trong ống TN từ đầu bên này đến
đầu bên kia của thiết bị - vào ở cửa A’, ra ở cửa A”, như thế người ta gọi là nó
chuyển động theo “1 chặng” phía trong ống, tức là: ở đây j = 1.
Kết luận: Theo sự giải thích ở trên thì loại TB TN này được gọi quy ước
là :Thiết bị TN vỏ-ống kiểu (1 -1). Cụ thể hơn nữa, ở thiết bị TN này 2 dòng lưu
chất đang chuyển động ngược chiều nhau nên còn gọi chính xác hơn nữa là:Thiết
bị TN vỏ-ống kiểu (1 – 1) ngược chiều.

Ở Hình IV - 2:
Dòng lưu chất B chuyển động ở phía ngoài ống (phía vỏ), vào ở cửa B’ và ra ở
cửa B”, nhưng nó chuyển động zic zăc như sau: Trong thiết bị có 4 vách ngăn
lửng, chia chiều dài thiết bị ra làm 5 khoang (vách ngăn hở, không kín hết); dòng
lưu chất B vào khoang 1 nhưng không sang ngay được khoang 2 vì vướng vách
ngăn thứ nhất, nó chuyển động phía bề mặt ngoài của các ống thuộc khoang 1 rồi
nó mới sang khoang 2. Tương tự như vậy nó cũng lần lượt chuyển động sang
khoang 3, khoang 4, khoang 5 rồi cuối cùng ra ở cửa A”. Như thế, lưu chất A xem
như chuyển động theo 1 chặng (1 pass) ở phía ngoài ống, tức i = 1.
Dòng lưu chất A chuyển động ở phía trong ống , vào cửa A’, ra cửa A” sau khi
chuyển động ngoắt ngoéo ngoằn ngoèo bên trong các cụm ống, ngoặt qua ngoặt
lại tất cả 4 lần. Như thế, xem như lưu chất A chuyển động bên trong ống theo 4
chặng tất cả, tức là j = 4.
Kết luận : TBTN Vỏ-Ống ở Hình IV - 2 là loại (1 – 4).

Vậy thiết bị vỏ-ống không phải loại i-j là gì?


- Là thiết bị truyền nhiệt có kết cấu kiểu vỏ-ống;
- Không có những nét đặc trưng của thiết bị vỏ-ống kiểu i-j như đã nêu ở trên. Cơ
sở và căn cứ đặc biệt và quan trọng nhất để thiết bị vỏ-ống không được gọi “loại
i-j” là: Ở thiết bị đó có ít nhất 1 dòng lưu chất chuyển pha (ví dụ dòng hơi bão hoà
ngưng tụ hay dòng lỏng sôi hoá hơi) hoặc cả 2 dòng lưu chất đều chuyển pha- 1
dòng là hơi bão hoà ngưng tụ, 1 dòng lưu chất là lỏng sôi hoá hơi.
Những thiết bị vỏ-ống có đặc điểm như nêu trên không gọi là TBTN vỏ-ống
kiểu i-j mà gọi là Thiết bị TN vỏ-ống kiểu đặc biệt – Ví dụ: TB ngưng tụ; Thiết bị
bốc hơi và Thiết bị ngưng tụ-Bốc hơi, hoặc không phải thiết bị ngưng tụ; Thiết bị
bốc hơi hay Thiết bị ngưng tụ-bốc hơi nhưng lại được tính toán tương tự như tính
toán truyền nhiệt ở TBNT,TBBH hay TBNT-BH (chứ không tính toán như loại
i-j)
Đối với các loại TB TN vỏ-ống khác nhau, việc tính toán truyền nhiệt cũng
khác nhau.

3
Ở bài 4 này, nội dung trọng tâm là Hướng dẫn tính toán truyền nhiệt cho Thiết
bị TN vỏ-ống kiểu (1 – 1); kiểu (1-2) và TBTN vỏ ống không phải loại i-j.

IV.2 THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ-ỐNG KIỂU (1-1):

IV.2.1 Sơ đồ truyền nhiệt ở TBTN vỏ-ống kiểu (1 – 1):


Trong thực tế, ở thiết bị TN vỏ-ống kiểu (1 – 1) thường gặp 2 trường hợp sau:
- Hai dòng lưu chất chuyển động cùng chiều nhau (xuôi chiều nhau) – thường gọi
tắt là: Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống (1 – 1) xuôi chiều;
- Hai dòng lưu chất chuyển động ngược chiều nhau - thường gọi tắt là: Thiết bị
truyền nhiệt vỏ-ống (1 – 1) ngược chiều.
a/ TBTN vỏ - ống (1 – 1) xuôi chiều:
Sơ đồ Thiết bị truyền nhiệt và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ ở TBTN vỏ-
ống (1 - 1) xuôi chiều được trình bày ở Hình IV - 3 dưới đây:

Hình IV - 3 – Sơ đồ Thiết bị truyền nhiệt vỏ - ống kiểu (1 – 1) “xuôi chiều”


và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của hai dòng lưu chất

Chú thích:
- Dòng lưu chất 2 là dòng nóng (Giả thiết):
t’2 - Nhiệt độ đầu;t”2 – Nhiệt độ cuối;G2-Lưu lượng; C2 –Nhiệt dung riêng
trung bình;𝜹 t2 = t’2 – t”2 - Biến thiên nhiệt độ;
- Dòng lưu chất 1 là dòng lạnh (Giả thiết):
t’1 – Nhiệt độ đầu; t”1 – Nhiệt độ cuối; G1-Lưu lượng; C1 –Nhiệt dung riêng
trung bình; 𝜹 t1 = t”1 – t’1 - Biến thiên nhiệt độ
• t”2 – t”1 =∆𝒕𝒎𝒊𝒏 -Độ tiệm cận (Ở trường hợp TBTN vỏ-ốngkiểu (1-1)mà
hai dòng lưu chất chuyển động xuôi chiều nhau thì ĐỘ TIỆM CẬN này không
bao giờ = 0 được và lại càng không thể <0, bởi vì khi chuyển động cùng chiều
nhau mà hai dòng đó truyền nhiệt cho nhau thì nhiệt độ cuối của dòng lạnh
(t”1) không bao giờ có thể bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cuối của dòng nóng
(t”2) được – trường hợp bằng nhau chỉ là lý tưởng, khi đó diện tích bề mặt

4
truyền nhiệt phải cực kỳ lớn – bằng ∞ , còn nếu nhiệt độ cuối dòng lạnh lại cao
hơn thì cực kỳ vô lý!
• t’2 – t’1 =∆𝒕𝒎𝒂𝒙 – Độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất của 2 dòng lưu chất
(Nhiệt độ cao nhất của dòng nóng trừ đi nhiệt độ thấp nhất của dòng lạnh).
Lưu ý:
Nếu nhiệt độ cuối dòng lạnh mà bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cuối dòng
nóng thì không thể (không được) chọn cách bố trí cho hai dòng chuyển động
xuôi chiều nhau!

b/ TBTN vỏ - ống (1 – 1) ngược chiều:


Sơ đồ Thiết bị truyền nhiệt và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ ở TBTN vỏ-
ống (1 - 1) ngược chiều được trình bày ở Hình IV - 4 dưới đây:

Hình IV - 4 – Sơ đồ Thiết bị truyền nhiệt vỏ - ống kiểu (1 – 1) “ngược chiều”


và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của hai dòng lưu chất

Chú thích:
- Dòng lưu chất 2 là dòng nóng (Giả thiết):

t’2 - Nhiệt độ đầu;t”2 – Nhiệt độ cuối;G2-Lưu lượng; C2 –Nhiệt dung riêng


trung bình; 𝜹t2 = t’2 – t”2 - Biến thiên nhiệt độ;

- Dòng lưu chất 1 là dòng lạnh (Giả thiết):

t’1 – Nhiệt độ đầu; t”1 – Nhiệt độ cuối; G1-Lưu lượng; C1 –Nhiệt dung riêng
trung bình; 𝜹t1 = t”1 – t’1 - Biến thiên nhiệt độ

• t”1 – t”2 = ĐVC (Độ vượt chéo)

5
“Độ vượt chéo”cho biết nhiệt độ cuối của dòng lạnh thấp hơn, bằng hay cao
hơn nhiệt độ cuối của dòng nóng là bao nhiêu.
Ở trường hợp TBTN vỏ-ốngkiểu (1-1)mà hai dòng lưu chất chuyển động ngược
chiều nhau thì ĐỘ VƯỢT CHÉO có thể < 0, có thể =0 hoặc có thể > 𝟎
• ∆𝒕𝑰 =t’2 – t”1 – Độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ đầu dòng nóng và nhiệt
độ cuối dòng lạnh;
• ∆𝒕𝑰𝑰 =t”2 – t’1 - Độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ cuối dòng nóng và
nhiệt độ đầu dòng lạnh.

Lưu ý:
- Nếu độ vượt chéo mà bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn 0 thì đều có thể bố trí cho hai
dòng chuyển động ngược chiều nhau được.
- Thông thường (trừ trường hợp thật đặc biệt), khi hai dòng chuyển động ngược
chiều nhau thì hiệu quả truyền nhiệt là cao hơn so với trường hợp chuyển động
cùng chiều.

Ưu điểm chính của TBTN vỏ-ống khi 2 dòng lưu chất chuyển động ngược
chiều nhau:
- Có cơ hội và điều kiện để có thể làm tăng được nhiệt độ cuối của dòng lạnh nếu
mục đích đặt ra là cần đun nóng dòng lạnh đạt đến nhiệt độ càng cao càng tốt.
- Có cơ hội và điều kiện làm giảm nhiệt độ cuối của dòng nóng nếu mục đích đặt ra
là cần làm nguội dòng nóng đến nhiệt độ nào đó càng thấp càng tốt.
- Khi 2 dòng lưu chất chuyển động ngược chiều nhau thì Hiệu quả truyền nhiệt
thường cao hơn so với trường hợp 2 dòng chuyển động cùng chiều.

IV.2.2 Hướng dẫn tính toán truyền nhiệt ở TB vỏ - ống (1 – 1):

Ở đây Hướng dẫn tính toán truyền nhiệt cho Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống
kiểu (1 – 1) xuôi chiều và (1 – 1) ngược chiều thông qua 3 bài ví dụ cụ thể.

Bài toán IV – 1 (Bài Ví dụ IV – 1):

Cho thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống được sử dụng để làm nóng nước. Dòng
nóng là Dầu nóng chuyển động theo 1 chặng (1 pass) phía vỏ, còn dòng lạnh
là nước chuyển động theo 1 chặng phía ống. Dòng nóng có nhiệt độ đầu 110
o
C, nhiệt độ cuối 70 oC, nhiệt dung riêng trung bình 3,85 kJ/(kg.K). Dòng lạnh
có nhiệt độ đầu 20 oC, nhiệt độ cuối 60 oC, lưu lượng 1,8 t/h. Hãy:
1/ Xác định lưu lượng dầu nóng cần thiết để cấp nhiệt cho nước cần đun nóng,
nếu lượng nhiệt bị tổn thất không đáng kể có thể bỏ qua?
2/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt cần thiết của thiết bị truyền nhiệt, nếu biết
Hệ số truyền nhiệt K = 500 W/(m2.K)?
Yêu cầu: Giải bài toán cho trường hợp hai dòng lưu chất chuyển động xuôi
chiều (nếu có thể được) và hai dòng chuyển động ngược chiều nhau.

6
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV- 1:

Bước 1: Phân tích đề bài, xác định dạng, loại của Thiết bị truyền nhiệt:
Theo đề bài, dòng lưu chất bên ngoài ống chuyển động theo 1 chặng, còn
dòng lưu chất bên trong ống cũng chuyển động theo 1 chặng và cả hai dòng
nóng-lạnh đều là môi trường 1 pha (không có sự chuyển pha), vì vậy đây là
Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống kiểu (1 – 1).
Cũng theo đề bài, nhiệt độ cuối của dòng lạnh 60 oC, còn nhiệt độ cuối
của dòng nóng là 70 oC. Như vậy, nhiệt độ cuối dòng lạnh thấp hơn nhiệt độ
cuối dòng nóng, do đó hoàn toàn có thể bố trí cho hai dòng chuyển động xuôi
chiều nhau được. Ngoài ra, ở trường hợp này vẫn có thể bố trí cho hai dòng lưu
chất chuyển động ngược chiều nhau được, bởi vì khi độ vượt chéo mà bằng 0,
nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 0 thì đều bố trí cho hai dòng chuyển động ngược chiều
được.
Kết luận: Ở trường hợp bài toán này, hai dòng lưu chất có thể bố trí
chuyển động xuôi chiều hay ngược chiều đều được, vì vậy Bài toán này phải
giải theo cả hai trường hợp:Thiết bị TN vỏ-ống (1 – 1) xuôi chiều và Thiết bị
TN vỏ-ống (1 – 1) ngược chiều.
Bước2: Vẽ Sơ đồ truyền nhiệt và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ:
Ở bước này, cần vẽ sơ đồ TBTN có bố trí dòng chảy hợp lý (theo đề bài)
và Biểu diễn đúng sự biến thiên nhiệt độ với đủ các ký hiệu và số liệu cần thiết
phục vụ cho việc tính toán.
a/ Trường hợp hai dòng chuyển động xuôi chiều

7
Hình IV - 5 – Sơ đồ truyền nhiệt và sự biến thiên nhiệt độ ở TBTN
vỏ - ống (1 – 1) xuôi chiều

Lưu ý:
Điểm A là điểm trạng thái cuối dòng lạnh, điểm B là điểm trạng thái cuối
dòng nóng,mà tB = 60 oC thấp hơn tA = 70 oC nên trong Sơ đồ biến thiên
nhiệt độ, điểm A ở dưới điểm B là hợp lý.

b/ Trường hợp hai dòng chuyển động ngược chiều:

Hình IV - 6 – Sơ đồ truyền nhiệt và sự biến thiên nhiệt độ ở TBTN


vỏ-ống (1 – 1) ngược chiều

Lưu ý:Tương tự như điều lưu ý ở Hình IV-4, ở đây, điểm A cũng phải ở phía
dưới điểm B vì tA < tB . Tuy nhiên, nếu tA = tB thì điểm B sẽ được biểu diễn
ở vị trí ngang hàng với điểm B, còn nếu tA> tB thì điểm A phải ở vị trí cao
hơn điểm B mới là hợp lý.

Bước 3: Tính toán cho trường hợp TBTN vỏ-ống (1 – 1) xuôi chiều:

1/ Tính lưu lượng cần thiết của Dầu nóng:

Phương trình cân bằng nhiệt ở Thiết bị truyền nhiệt (bỏ qua tổn thất nhiệt):

Q2 = G2.C2.(t’2 – t”2) = G1.C1.(t”1 - t’1) = Q1 = Q (IV-1)

8
Ta nhận thấy: Q1 = Q có thể tính trước được nếu biết nhiệt dung riêng trung
bình C1 của nước. C1 tra Bảng 43 (Bảng tra cứu) ứng với nhiệt độ trung bình

𝒕′ 𝟏+𝒕"𝟏 𝟐𝟎+𝟔𝟎
của nước tTB = = = 40 oC, xác định được
𝟐 𝟐
C1 = 4,18 kJ/(kg.K)

Từ (IV-1) suy ra:


𝑸𝟏 𝑮𝟏.𝑪𝟏.(𝒕"𝟏 − 𝒕′𝟏)
G2 = = , kg/s. (IV-2)
𝑪𝟐.(𝒕′ 𝟐−𝒕"𝟐) 𝑪𝟐.(𝒕′ 𝟐− 𝒕"𝟐)

𝟎,𝟓∗𝟒,𝟏𝟖∗ (𝟔𝟎 − 𝟐𝟎)


= = 0,5429 kg/s
𝟑,𝟖𝟓∗(𝟏𝟏𝟎− 𝟕𝟎)

Ở đây: G1 = 1,8 t/h = 1,8 *1000/3600 = 0,5 kg/s.

Cũng có thể tính trước Q1, sau đó thay vào (IV-2) để tính G2, tuy nhiên phải
hết sức quan tâm đến đơn vị đo: Nếu C2 tính theo kJ/(kg.K) thì Q1 phải tính
theo kW.

Lưu ý: Nếu G1 tính theo t/h thì G2 sẽ có đơn vị đo t/h tương ứng. Trong tính
toán truyền nhiệt, lưu lượng thường tính theo kg/s (tính theo Hệ đơn vị đo
lường Quốv tế- SI nên thường phải đổi đơn vị đo t/h sang kg/s để tính toán –
Như trường hợp G1 ở trên là 1 ví dụ).

2/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:

Khi bỏ qua tổn thất nhiệt, ta có:

Q2 = Q1 = Q, trong đó Q= q.F = K.(∆t log) 1-1,xc . F (IV-3)

Lưu ý:
- * Ta đang tính truyền nhiệt ở TB vỏ-ống, tức tính truyền nhiệt qua vách trụ nên ở
biểu thức (III-3) Hệ số truyền nhiệt K – đơn vị đo W/(m2.K) thường là hệ số truyền
nhiệt tổng quát tính theo 1 m2 bề mặt trụ (ống) có đường kính là đường kính trung
bình (dTB); F thường là FTB .
- *Chung nhất, là như sau: Tích q.F có thể là qF1 .F1, có thể là qF2.F2 hoặc
qTB.FTB , tuỳ trường hợp.

(∆t log) 1-1,xc là Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit ở TBTN vỏ-ống
(1-1) xuôi chiều, tính theo biểu thức sau:

9
∆𝒕 𝒎𝒂𝒙−∆𝒕 𝒎𝒊𝒏
(∆𝒕 𝒍𝒐𝒈) 𝟏 − 𝟏, 𝐱𝐜 = ∆𝒕𝒎𝒂𝒙 ,K (IV-4)
𝑳𝒏∆𝒕 𝒎𝒊𝒏

𝟗𝟎 −𝟏𝟎
= 𝟗𝟎 = 36,4 oC = 36,4 K
𝑳𝒏𝟏𝟎

Từ biểu thức (IV-3) suy ra:


𝑸
F(1-1)xc =𝑲.( ∆𝒕 𝒍𝒐𝒈) 𝟏−𝟏,𝒙𝒄 (IV-5)

𝟖𝟑.𝟔𝟎𝟎
= = 4,5934 m2
𝟓𝟎𝟎∗ 𝟑𝟔,𝟒

Ở đây: Q = Q1 = G1.C1.(t”1 – t’1) = 0,5 * 4,18 * (60 – 20) = 83,6 kW=


= 83.600 W
Lưu ý: (∆ t log) 1-1,xc là một Hiệu nhiệt độ nên ( ∆t log) 1-1,xc = a (oC) thì
cũng bằng a (K).

Chú thích:Nếu cần tính tổng chiều dài ống truyền nhiệt thì xác định như sau:
Từ F = 𝝅 .dTB.L suy ra : L = F/𝝅 .dTB, m

Bước 4: Tính toán cho trường hợp TBTN (1 – 1) ngược chiều:

Toàn bộ phần tính toán cân bằng nhiệt lượng và Tính lưu lượng dòng nóng G2
đều tính theo biểu thức (IV-1) và (IV-2) ở trên. Riêng Q, nếu tính theo công
thức (IV-3) thì phải thay (∆ t log) 1-1,xc bằng (∆ t log) 1-1,nc. Độ chênh
lệch nhiệt độ (∆ t log) 1-1,nc này gọi là Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình
lôgarit cho TBTN vỏ-ống (1- 1) ngược chiều và được tính theo biểu thức sau
đây (không tính theo biểu thức IV-4):

∆𝒕 𝒍ớ𝒏−∆ 𝒏𝒉ỏ
( ∆t log) 1-1,nc = ∆𝒕 𝒍ớ𝒏 (IV-6)
𝑳𝒏∆𝒕 𝒏𝒉ỏ
Ở đây, ∆ t lớn và ∆ t nhỏ là ∆ tI hoặc ∆ t II, cụ thể: Trong ∆ tI và ∆ tII, giá
∆ t lớn, còn giá trị nào nhỏ hơn thì là ∆t nhỏ.
trị nào lớn hơn thì đó là
Lưu ý:Ở trường hợp TBTN (1 – 1) ngược chiều, cũng có thể ∆ tI = ∆tII, tức
∆𝑡 𝑙ớ𝑛
là ∆t lớn = ∆t nhỏ, lúc đó ∆ t lớn - ∆ t nhỏ = 0 và 𝐿𝑛 cũng sẽ
∆𝑡 𝑛ℎỏ
bằng 0, bởi vì Lôgrít của 1 là bằng 0. Nếu rơi vào trường hợp này hoặc nếu
tỷ số giữa ∆ t lớn và ∆ t nhỏ mà nhỏ hơn 2, tức (∆ t lớn/∆ t nhỏ) < 2,0
thì (∆t log) 1-1,nc được tính gần đúng theo công thức đặc biệt sau đây:

10
∆𝒕 𝒍ớ𝒏+∆ 𝒕 𝒏𝒉ỏ
(∆t log) 1-1,nc ≈ (IV-7)
𝟐
Như vậy, ở trường hợp (1 – 1) ngược chiều khi (∆ t lớn/∆ t nhỏ) < 2,0
thì (∆t log) 1-1,nc sẽ không tính theo biểu thức (III-4) mà tính theo biểu thức
(IV-7).

F(1-1)nc cho trường hợp (1 – 1) ngược chiều sẽ không tính theo biểu thức
(IV-5) mà tính theo biểu thức (IV-8) dưới đây:

𝑸
F(1-1)nc = (IV-8)
𝑲.( ∆𝒕 𝒍𝒐𝒈) 𝟏−𝟏,𝒏𝒄

Theo Hướng dẫn này, ở Ví dụ trên có : (∆ t lớn/ ∆t nhỏ) =

(110 – 60)/ (70 – 20) = 50/50 = 1,0 <2,0 - Bài toán rơi vào loại đặc biệt, do

∆𝐭 𝐥ớ𝐧+∆ 𝐭 𝐧𝐡ỏ 𝟓𝟎 + 𝟓𝟎
đó (∆t log) 1-1,nc ≈ ≈ = 50 oC = 50 K
𝟐 𝟐
83.600
F(1-1)nc tính theo biểu thức (IV-8): F(1-1)nc= = 3,344 m2
500 ∗ 50

Trên đây đã Hướng dẫn chi tiết, cụ thể về trình tự và cách thức giải 1 bài toán
tiêu biểu về TBTN vỏ-ống kiểu (1-1) – xuôi chiều và ngược chiều thông qua 1
ví dụ cụ thể.

Bài ví dụ này được xem như là 1 bài Mẫu cho việc tính toán truyền nhiệt ở
TBTN vỏ-ống kiểu (1-1).

Tuy nhiên, trong thực tế, gặp khá nhiều bài toán truyền nhiệt ở TBTN vỏ-ống
(1-1) với những điều kiện cho trước khác nhau. Vậy, những bài toán đó sẽ được
giải thế nào?

Muốn giải được, hãy nghiên cứu kỹ phần hướng dẫn dưới đây về những
trường hợp’MỞ RỘNG”(Gợi ý đáp án cho các Bài mở rộng):

• Trường hợp mở rộng 1:

Vẫn Bài toán IV-1(Ví dụ IV-1), nếu đổi dòng nóng vào trong ống, dòng lạnh
ra phía ngoài ống thì bài toán giải thế nào?

11
Hướng dẫn giải:

- Vẽ lại sơ đồ cho đúng cách bố trí dòng chảy, trong đó dòng nóng sẽ chuyển động
phía trong ống, còn dòng lạnh bố trí chuyển động ở phía vỏ. Biến thiên nhiệt độ
vẫn biểu diễn như ở Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1). Cách giải cũng tương tự như ở
Bài toán III-1.

• Trường hợp mở rộng 2:

Vẫn Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1), nhưng đổi chiều của 2 dòng nóng và lạnh, bài
toán giải thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Vẽ lại sơ đồ thiết bị, thay đổi ký hiệu chiều chuyển động và phải vẽ lại các đường
biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ (Xuôi chiều: Cả đầu dòng nóng và đầu dòng lạnh
đều phải bắt đầu từ bên phải, ký hiệu lại các đại lượng. Ngược chiều: Đầu dòng
nóng sẽ ở bên phải, còn đầu dòng lạnh sẽ ở bên trái, ký hiệu lại các đại lượng. Bài
toán được giải theo Hướng dẫn ở trên.

• Trường hợp mở rộng 3:

Vẫn Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1), nhưng nhiệt độ cuối dòng lạnh bằng hoặc cao
hơn nhiệt độ cuối dòng nóng, bài toán giải thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Không thể (không) bố trí cho 2 dòng chuyển động xuôi chiều nhau được, mà chỉ
có thể bố trí ngược chiều thôi, bởi vì nếu bố trí chuyển động cùng chiều thì Độ
tiệm cận sẽ = 0 hoặc nhỏ hơn 0.
- Sơ đồ thiết bị không thay đổi nhưng phải đổi giá trị nhiệt độ;
- Phải biểu diễn lại sự biến thiên nhiệt độ: Điểm A sẽ ở vị trí ngang với điểm B
(nếu 2 nhiệt độ cuối bằng nhau) hoặc vị trí điểm A sẽ phải cao hơn vị trí điểm B
(nếu nhiệt độ cuối dòng lạnh cao hơn nhiệt độ cuối dòng nóng)
- Tính toán giải bình thường cho trường hợp ngược chiều.

• Trường hợp mở rộng 4:

Vẫn Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1), nhưng không cho trước lưu lượng dòng lạnh mà
cho trước lưu lượng dòng nóng, bài toán giải thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Sơ đồ như ở Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1)


- Tính trước Q2, tìm lưu lượng G1 - suy ra từ biểu thức (IV-1);
- Các nội dung tính toán khác, giải bình thường như Bài toán IV-1.

12
• Trường hợp mở rộng 5:

Vẫn Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1), nhưng không cho nhiệt độ đầu của 1 trong 2
dòng, bài toán giải thế nào?

Hướng dẫn giải:


- Khi đã biết 2 nhiệt độ cuối thì xem như đã biết ở Thiết bị TN đó có thể bố trí “xuôi
chiều” được không (Xét Độ tiệm cận), còn “ngược chiều” thì bao giờ cũng bố trí
được;
- Muốn giải được bài toán này thì phải biết trước lưu lượng của cả 2 dòng;
- Tính toán bình thường, tương tự Bài toán IV-1.

• Trường hợp mở rộng 6:

Vẫn Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1), không cho 1 trong 2 nhiệt độ cuối, nhưng cho
trước lưu lượng của cả 2 dòng, bài toán giải thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Trước khi giải phải xác định được loại TBTN này là loại (1-1) xuôi chiều hay
ngược chiều, bằng cách tính toán xác định nhiệt độ cuối mà đề bài chưa cho.
- Sau khi xác định được nhiệt độ cuối còn lại đó rồi, xác định được loại TBTN (xuôi
chiều, ngược chiều hay xuôi chiều và ngược chiều đều được?) và tiến hành giải
bình thường.

Còn rất nhiều dạng mở rộng khác, SV tự xác định cách giải.

Bài toán IV-2 (Ví dụ IV-2) :

Dữ kiện như ở Bài toán IV-1 (Ví dụ IV-1), nhưng nhiệt độ cuối của dòng dầu
nóng là 60 oC. Hãy:
1/ Vẽ Sơ đồ TBTN và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ?
2/ Tính lưu lượng dòng nóng?
3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt, nếu biết Hệ số truyền nhiệt bằng 600
W/(m2.K)?

13
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-2:

(Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ đã giới thiệu ở Bài toán IV- 1, ở đây chỉ giải cụ thể)

• Xác định dạng loại thiết bị vỏ - ống:

Nhiệt độ cuối của dòng nóng bằng 60 oC, tức bằng nhiệt độ cuối của dòng lạnh
do đó không thể bố trí cho hai dòng lưu chất chuyển động cùng chiều, chỉ có
thể bố trí chuyển động ngược chiều nhau.
Kết luận: Đây là TBTN vỏ-ống (1 – 1) ngược chiều.

1/ Vẽ sơ đồ TBTN và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ:

Sơ đồ TBTN và biểu diễn biến thiên nhiệt độ tương tự như ở Hình IV-6 trong
Ví dụ IV-1 (Điều chỉnh lại vị trí của điểm A cho nó ngang hàng với điểm B vì
tA = tB = 60 oC và đổi 70 oC thành 60 oC).
2/ Tính lưu lượng dòng nóng:

Tính hoàn toàn tương tự như ở Bài toán IV- 1 cho trường hợp (1 – 1) ngược
chiều, trong đó thay t”2 = 60 oC để tính. Đáp số: G2 = 0,4343 kg/s.

3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:

Tính hoàn toàn tương tự như ở Bài toán IV-1 cho trường hợp (1 – 1) ngược
chiều, trong đó F tính theo biểu thức (IV-8) với:

K = 500 W/(m2.K) - Như ở Bài toán IV- 1;

Q = Q1 = 83.600 W – như ở Bài toán IV- 1;

∆𝐭 𝐥ớ𝐧+∆ 𝐭 𝐧𝐡ỏ 𝟓𝟎 + 𝟒𝟎
(∆t log) 1-1,nc≈ ≈ = 45 oC = 45 K
𝟐 𝟐

vì (∆ t lớn/ ∆t nhỏ) = 50/40 = 1,25 < 2,0


83.600
Đáp số: F(1-1)nc = = 3,71 m2
500 x 45

14
Bài toán IV-3 (Bài Ví dụ IV-3)

Dữ kiện như ở Bài toán IV-1; Không cho trước nhiệt độ cuối của dòng nóng
(huỷ giá trị 70 oC) ; Cho trước lưu lượng của dòng nóng bằng 1,3 t/h.
Hãy:
1/ Xác định đúng dạng, loại của TBTN ?
2/ Vẽ sơ đồ TBTN và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của 2 dòng lưu chất?
3/ Nếu yêu cầu tính F, tính thế nào? Đáp số?

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-3:


(Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ đã giới thiệu ở Bài toán IV- 1, ở đây chỉ giải cụ thể)

1/ Xác định dạng loại TBTN:

Bài toán IV-3 này thuộc loại “Trường hợp mở rộng số 6” đã nêu ở trên.
Muốn xác định dạng loại TBTN, cần phải xác định nhiệt độ cuối của dòng nóng,
sau đó đem so sánh với nhiệt độ cuối của dòng lạnh, từ đó kết luận nó bằng, cao
hơn hay thấp hơn nhiệt độ cuối dòng lạnh.
Kết quả tính t”2 = ?

Từ biểu thức (IV-1) suy ra:

t”2 = t’2 – Q1 / G2.C2 = 110 oC – 83.600/0,3611* 3.850 = 49,9 oC ≈ 50 oC

Như vậy, t”2 ≈50 oC < 𝒕"𝟏 = 60 oC


Kết luận: Do nhiệt độ cuối của dòng lạnh cao hơn nhiệt độ cuối của dòng nóng
nên không thể bố trí cho 2 dòng lưu chất chuyển động cùng chiều nhau được, mà
phải bố trí cho 2 dòng chuyển động ngược chiều nhau.
Đây là TBTN vỏ - ống (1 - 1) ngược chiều.

Như thế, Bài toán IV- 3 bây giờ lại trở về dạng tương tự như ở Bài toán IV- 2 và
tương tự trường hợp 2 của Bài toán IV- 1. Tuy nhiên, có điểm khác nhau nhất
định (Ở trường hợp thứ 2 của Bài toán IV-1 thì nhiệt độ cuối dòng lạnh thấp hơn
nhiệt độ cuối dòng nóng; Ở Bài toán IV- 2 thì nhiệt độ cuối dòng lạnh bằng nhiệt
độ cuối dòng nóng; Còn ở Bài toán IV- 3 này thì nhiệt độ cuối dòng lạnh lại cao
hơn nhiệt độ cuối dòng nóng).

2/ Vẽ Sơ đồ TBTN và biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của hai dòng lưu chất:

Sơ đồ truyền nhiệt sẽ được biểu diễn tương tự như ở Hình IV-6, nhưng điểm
B sẽ ở vị trí thấp hơn so với điểm A do t”2 ≈50 oC < 𝒕"𝟏 = 60 oC, , thay
giá trị t”2 = 70 oC bằng t”2 = 50 oC (Nhiệt độ ở điểm B”).

15
Nếu Bài toán IV-3 yêu cầu phải tính Diện tích bề mặt truyền nhiệt F thì tính hoàn
toàn tương tự như ở Bài toán IV- 2, nhưng giá trị của (∆t log) 1-1,nc. sẽ khác:
∆𝐭 𝐥ớ𝐧+∆ 𝐭 𝐧𝐡ỏ 𝟓𝟎 + 𝟑𝟎
(∆t log) 1-1,nc ≈ ≈ = 40 oC = 40 K
𝟐 𝟐

vì (∆ t lớn/ ∆t nhỏ) = 50/30 = 1,67 < 2,0


Lúc đó, F(1-1)nc tính theo biểu thức (IV-8) sẽ nhận được kết quả sau:
𝑸 83.600
F(1-1)nc = 𝑲.( ∆𝒕 𝒍𝒐𝒈) 𝟏−𝟏,𝒏𝒄 = 500 ∗ 40 = 4,18 m2

Đáp số: F(1-1)nc = 4,18 m2

IV.3 THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ - ỐNG


KIỂU (1 – 2)

Tài liệu:
- Các Bài giảng đã học;
- Tác giả Phạm văn Bôn- Tập 5, Quyển 1: Chương 3, tr.202-220
- Bộ môn Máy Thiết bị - “Bảng tra cứu”

IV.3.1 Khái quát về Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống kiểu (1 – 2):

Thiết bị truyền nhiệt Vỏ - Ống kiểu (1 – 2) là Thiết bị Vỏ - Ống kiểu


(i – j), ở đó dòng lưu chất chuyển động ở phía bề mặt ngoài các ống theo 1 chặng ( 1
pass), tức i = 1, còn dòng lưu chất chuyển động ở phía trong ống theo 2 chặng, tức j =
2. Một trong các thiết bị Vỏ - Ống kiểu (1 – 2) có dạng như ở Hình IV-7.

Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống (1 – 2) là loại Thiết bị truyền nhiệt thường gặp trong
các Hệ thống thiết bị công nghệ hoá học và công nghệ sinh học - thực phẩm. Ví dụ:
Thiết bị gia nhiệt (thiết bị đun nóng) dung dịch trước khi nhập vào Nồi cô đặc; Thiết bị
đun nóng dòng nhập liệu hay Thiết bị ngưng tụ hơi sản phẩm đỉnh trong Hệ thống chưng
cất,v.v….

Trước khi thực hiện việc tính toán truyền nhiệt ở Thiết bị vỏ - ống kiểu (1 – 2), SV
cần ôn tập kỹ một số nội dung lý thuyết cơ bản, quan trọng về Thiết bị vỏ - ống kiểu (i
– j) nói chung và Thiết bị vỏ-ống kiểu (1 – 1) nói riêng, đặc biệt là các bài ví dụ tính
toán cho Thiết bị vỏ - ống (1 – 1) xuôi chiều và (1 – 1) ngược chiều – như đã đề cập ở
trên.

16
IV.3.2 Giải bài toán truyền nhiệt ở Thiết bị vỏ-ống kiểu (1 – 2):

Sơ đồ TBTN Vỏ - Ống kiểu (1 – 2) được giới thiệu ở Hình IV-7:

a) b)
Hình IV-7- Sơ đồ Thiết bị truyền nhiệt Vỏ-ống kiểu (1-2)
a) Thiết bị vỏ-ống nằm ngang
b) Thiết bị vỏ-ống đứng

Chú thích: Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống ở Hình IV-7 là loại (1 – 2),
bởi vì dòng lưu chất B ở phía vỏ chuyển động theo 1
chặng, còn dòng lưu chất A ở phía trong ống chuyển
động theo 2 chặng.

Tính toán truyền nhiệt:

1/ Phương trình cân bằng nhiệt: Như biểu thức (IV-1)

Khi bỏ qua tổn thất nhiệt, lượng nhiệt trao đổi giữa 2 dòng nóng – lạnh còn có thể được
tính theo biểu thức sau:

Q2 = Q1 = Q = q.F = K.(∆t log)1-2 . F (IV-9)

Trong đó:
(∆t log)1-2 = (∆t log) 1-1,nc . 𝜺1-2 (IV-10)
(∆t log) 1-1,nc tính như ở trường hợp TBTN vỏ-ống (1 – 1)nc

17
Giải thích thêm về Hệ số hiệu chỉnh 𝜺1-2 :
Trước khi tính (∆t log) 1-2 người ta giả thiết TBTN là loại (1 – 1)nc để tính trước
(∆t log) 1-1,nc (Có lý do để giả thiết như vậy là vì dòng lưu chất bên trong ống chuyển
động 2 chặng, trong khi dòng lưu chất phía vỏ chỉ chuyển động theo 1 chặng, như vậy
dòng trong ống chắc chắn có 1 chặng ngược chiều với dòng bên ngòai)
Ở biểu thức (IV-9), cần phải nhân thêm “Hệ số hiệu chỉnh 𝜀 1-2 với (∆t log) 1-1,nc
mới nhận được giá trị của Độ chênh lệch nhiệt độ (∆t log)1-2, bởi vì
(∆t log) 1-1,nc tính cho TBTN kiểu (1-1)nc , trong khi TBTN ở đây lại là (1- 2).

𝜺1-2 là hệ số hiệu chỉnh, tính theo công thức (3.70) hoặc (3.71) ở Tập 5, Q.1, cụ thể như
sau:

Chú thích:
- Công thức bên trên là công thức (3.70) trong cuốn T.5, Q.1. Ở đây sẽ được ký
hiệu là biểu thức (IV-11);
- Công thức bên dưới là công thức (3.71) trong cuốn T.5, Q. Ở đây sẽ được ký hiệu
là biểu thức (IV-12).
Trong đó:
𝜹𝒕𝟐 𝜹𝒕𝟏
R= ; S= ;
𝜹𝒕𝟏 ∆𝒕𝒎𝒂𝒙

Hệ số hiệu chỉnh 𝜺1-2 cũng có thể được xác định bằng cách sử dụng toán đồ ở
Hình 3.15 (Tập 5,Q.1) như giới thiệu ở Hình IV-8.

18
Hình IV-8 – Hệ số hiệu chỉnh 𝜀 áp dụng cho các TBTN vỏ-ống kiểu
(1 – 2n) như.:(1 -2); (1 – 4); (1 – 6); (1 – 8); v.v…
(Xem: Tập 5, Q.1 – Hình 3.15)

Nếu 𝜀 1-2 < 𝟎, 𝟕𝟓 thì sử dụng loại TBTN vỏ-ống kiểu (1 – 2) là không phù hợp,
nên chọn loại TBTN vỏ-ống kiểu khác có số chặng tăng lên, ví dụ như kiểu (2 – 4).

Từ biểu thức (IV-9) có thể xác định được diện tích bề mặt truyền nhiệt:

𝑸
F(1-2) = (IV-13)
𝑲.( ∆𝒕 𝒍𝒐𝒈) 𝟏−𝟐

19
Bài toán IV- 4 (Ví dụ IV-4) (Bắt buộc)

Cho thiết bị truyền nhiệt vỏ - ống, ở đó dòng nóng chuyển động theo 1 chặng phía
vỏ, còn dòng lạnh chuyển động theo 2 chặng phía ống. Dòng nóng có nhiêt độ đầu là
380 oC, nhiệt độ cuối 280 oC, nhiệt dung riêng trung bình 3,95 kJ/(kg.K). Dòng lạnh
có nhiệt độ đầu 100 oC, nhiệt độ cuối 200 oC, nhiệt dung riêng trung bình 3,80 kJ/(kg.K),
lưu lượng 0,9 t/h. Hãy:
1/ Xác định đúng dạng loại thiết bị truyền nhiệt và biểu diễn Sơ đồ truyền nhiệt?
2/ Xác định lưu lượng dòng nóng?
3/ Tính hiệu nhiệt độ trung bình logarit và cho biết: Với chế độ nhiệt độ làm việc của
hai dòng lưu chất như vậy thì sử dụng Thiết bị truyền nhiệt này có phù hợp hay không?
4/ Tính Diện tích bề mặt truyền nhiệt của thiết bị nếu Hệ số truyền nhiệt K bằng 400
W/(m2.K)?

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-4:

1/ Xác định dạng loại TBTN và biểu diễn Sơ đồ truyền nhiệt:

Ở TBTN vỏ - ống này, dòng lưu chất phía vỏ chuyển động theo 1 chặng, dòng
lưu chất phía trong ống chuyển động theo 2 chặng, do đó đây là TBTN vỏ-ống kiểu (1
– 2). Sơ đồ truyền nhiệt được biểu diễn như ở Hình IV-9:

Hình IV-9 – Sơ đồ TBTN và biểu diễn biến thiên nhiệt độ


ở TBTN vỏ-ống kiểu (1-2).

20
2/ Xác định lưu lượng dòng nóng theo biểu thức (IV-2):

𝑸𝟏 𝑮𝟏.𝑪𝟏.(𝒕"𝟏 − 𝒕′𝟏)
G2 = 𝑪𝟐.(𝒕′𝟐−𝒕"𝟐) = =
𝑪𝟐.(𝒕′ 𝟐− 𝒕"𝟐)
𝟎,𝟐𝟓∗𝟑,𝟖𝟎∗(𝟐𝟎𝟎 − 𝟏𝟎𝟎)
= = 0,2405 kg/s
𝟑,𝟗𝟓∗ (𝟑𝟖𝟎 − 𝟐𝟖𝟎)

3/ Tính (∆t log)1-2 :


Theo biểu thức (IV-10), ta có:

(∆t log)1-1 = (∆t log) 1-1,nc . 𝜺1-2 = 180 * 0,946 =170,28 oC = 170,28 K

Trong đó:

∆ 𝒕 𝒍ớ𝒏+∆ 𝒕 𝒏𝒉ỏ 𝟏𝟖𝟎 + 𝟏𝟖𝟎


(∆t log) 1-1,nc ≈ ≈ = 180 oC = 180 K
𝟐 𝟐

vì (∆ t lớn/∆ t nhỏ) = 180/180 = 1,0 < 2,0


𝜹𝒕𝟐 100
𝜺1-2 tính theo biểu thức (IV-4) vì R = = = 1,0
𝜹𝒕𝟏 100

𝜹𝒕𝟏 100
Thay S = = = 0,357 vào biểu thức (IV-12) tính được
∆𝒕𝒎𝒂𝒙 280
𝜺1-2 = 0,946 (Theo Hình IV-8, ứng với R = 1 và S = 0,357 xác đnh được
𝜺1-2 ≈ 𝟎, 𝟗𝟓
Kết quả tính toán nhận được 𝜺1-2 = 0,946 > 0,75

Kết luận: Với chế độ làm việc đã cho, thiết bị TN vỏ-ống (1- 2) này là phù hợp.

4/ Tính F:

Tính F theo biểu thức (IV-13):


𝑸 0,25∗3,80∗1000∗(200 − 100)
F(1-2)= 𝑲.( ∆𝒕 𝒍𝒐𝒈) 𝟏−𝟐 = 400 ∗ 180
= 1,319 m2
Trên đây là Bài ví dụ Mẫu – tiêu biểu cho TBTN vỏ-ống (1 – 2).

21
Bài toán IV-5: (Bắt buộc)

Dữ kiện đề bài như ở Bài toán IV-4, thay nhiệt độ đầu dòng nóng bằng 280 oC
và nhiệt độ cuối dòng nóng thay bằng 180 oC , Hãy:
1/ Biễu diển Sơ đồ TBTN và sự biến thiên nhiệt độ của hai dòng lưu chất?
2/ Xác định Hệ số hiệu chỉnh 𝜀 1-2 theo 2 cách: Tính toán và phương pháp toán
đồ và cho biết việc sử dụng TBTN vỏ-ống (1 – 2) ở trường hợp này có phù hợp
hay không, nếu không phù hợp thì khuyến cáo nên dùng loại nào?

Bài toán IV-6:

Dữ kiện đề bài như ở Bài toán IV-4, nhưng đảo lại ví trí của hai dòng nóng –
lạnh, cụ thể: Dòng nóng chuyển động bên trong ống, dòng lạnh chuyển động
phía vỏ. Hãy cho biết:
1/ Sơ đồ truyền nhiệt có thay đổi không? Nếu thay đổi, hãy biểu diễn Sơ đồ
truyền nhiệt đó?(Yêu cầu dùng màu để biểu diễn: Dòng nóng-màu đỏ; Dòng
lạnh- màu xanh hoặc đen).
2/Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt và cho biết nó có thay đổi so với trường
hợp ở Bài toán IV-4 hay không. Nếu thay đổi hoặc không thay đổi thì vì sao

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA CHO PHẦN TBTN VỎ-ỐNG KIỂU i -j

1- Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống kiểu i-j là gì?


2- Thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống kiểu i-j có những nét đặc trưng gì?
3- Ở TBTN vỏ-ống (1 – 1), căn cứ vào đâu để có thể bố trí cho hai dòng lưu
chất chuyển động cùng chiều? Khi nào thì không thể bố trí cho 2 dòng
chuyển động cùng chiều?
4- Ở TBTN vỏ-ống (1 – 1) ngược chiều có ưu điểm gì so với TBTN vỏ-ống
(1 – 1) xuôi chiều?
5- Ở TBTN vỏ-ống (1 – 1) ngược chiều, đâu là ∆ t lớn, đâu là ∆ t nhỏ ?
6- TBTN vỏ-ống (1 – 1) và (1 – 2) khác nhau thế nào?
7- Trong Giáo trình môn học (T.5, Q.1), ngoài TBTN vỏ-ống (1 – 1) và
(1 – 2) ra, còn có những TNTN vỏ-ống kiểu i – j nào khác nữa?

22
GIẢI THÍCH ĐÁP ÁN
CHO BÀI TOÁN IV-5 VÀ BÀI TOÁN IV-6

Lời giải Bài toán IV-5:

1/ Sơ đồ truyền nhiệt tương tự như ở Hình IV-9 trong Bài toán IV-4, thay t’2 = 380
o
C bằng 280 oC; thay t”2 = 280 oC bằng 180 oC.

2/ Sau khi thay 2 giá trị nhiệt độ như trên, giải tương tự như ở Bài toán IV-4, nhận được
hệ số hiệu chỉnh 𝜀 1-2 vào khoảng (0,63 – 0,65 )< 0,75.

Kết luận: Với các số liệu như ở bài tập bắt buộc 1, nếu sử dụng TBTN vỏ-ống kiểu (1
– 2) là không phù hợp.

Chú thích thêm như sau:

a/ Hệ số 𝜺1-2 nói riêng và 𝜺i – j nói chung, nó không chỉ thuần tuý là Hệ số hiệu chỉnh,
mà nó còn lả chỉ số cho biết Hiệu quả truyền nhiệt nữa – nếu 𝜺1-2. )< 0,75 có nghĩa là:
với dữ kiện như bài toán đã cho, việc sử dụng TBTN vỏ-ống (1 – 2) sẽ không mang lại
hiệu quả truyền nhiệt cao, nên chọn loại (i – j) khác có 𝜀𝑖 − 𝑗 𝑐𝑎𝑜 ℎơ𝑛 0,75.

Vậy, nên chọn loại nào?- Xem chú thích trong Tập 5, Q.1, mục “ Lưu ý” ở phia
dưới Hình 3.14, tr. 225-227.

Ở trường hợp này, khuyến cáo nên chọn loại (2 – 4), sẽ nhận được 𝜀 2-4 cao hơn
𝜀 1-2 (𝜀 2-4 tính theo biểu thức 3.74 với R≠ 1 và theo biểu thức 3.75 -Tập 5,Q.1),với
R = 1 ).

b/ TBTN vỏ-ống kiểu (2 – 2) thực chất là 2 TBTN vỏ-ống (1 – 1) ghép lại, còn TBTN
vỏ-ống kiểu (2 – 4) thực chất là 2 TNTN vỏ-ống (1 -2) ghép lại (Tham khảo thêm Tập
5,Q.1, tr.225-227).

23
Lời giải Bài toán IV-6:

1/ Sơ đồ truyền nhiệt chắc chắn thay đổi. Cụ thể: Xem Hình dưới đây.

Hình IV-10- Sơ đồ truyền hiệt ở TB vỏ-ống (1 – 2) khi đảo vị trí


2 dòng lưu chất bên trong và bên ngoài ống so với
Sơ đồ ở Hình IV-9

Ta nhận thấy, sơ đồ truyền nhiệt khác hoàn toàn so với Sơ đồ truyền nhiệt ở
Hình IV-9 - Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ của dòng nóng nằm ở phía trên của
đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ của dòng lạnh mới là hợp lý. Ngoài ra: Nhiệt dộ
dòng nóng phải “biến thiên” theo 2 chặng, còn nhiệt độ dòng lạnh- “biến thiên” theo 1
chặng và nhiệt độ của nó phải tăng lên.

2/ Sau khi biểu diễn sơ đồ truyền nhiệt như ở Hình IV-10, thực hiện việc ký hiệu các
đại lượng và tính toán các hiệu nhiệt độ sẽ thấy rằng các giá trị Hiệu nhiệt độ tham gia
trong các biểu thức tính toán (∆t log)1-2 và 𝜀 1-2 hoàn toàn như ở Bài toán IV-4. Ngoài
ra, Q và K cũng sẽ không thay đổi. Do đó, kết quả tính toán diện tích bề mặt truyền
nhiệt cũng sẽ không thay đổi so với kết quả tính F ở Bài toán IV-4.

24
IV.4 TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT Ở THIẾT BỊ
VỎ - ỐNG ĐẶC BIỆT- KHÔNG PHẢI
LOẠI (i – j)

Như đã giới thiệu ở trên, Thiết bị truyền nhiệt Vỏ-Ống gồm có: Loại i-j và loại không
phải i-j, trong đó TBTN vỏ-ống không phải loại i-j là Thiết bị vỏ-ống kiểu đặc biệt - ở
loại TBTN đó, có ít nhất 1 dòng lưu chất chuyển pha – Dòng hơi bão hoà ngưng tụ hoặc
dòng lỏng sôi hoá hơi. Đặc biệt hơn nữa, cũng có thể cả 2 dòng lưu chất đều chuyển
pha, truyền nhiệt cho nhau.
Ba TBTN vỏ - ống không thuộc loại i-j thường là:
- TBTN vỏ - ống, ở đó dòng nóng có nhiệt độ không đổi: t2= t’2 = t”2 =const;
- TBTN vỏ - ống, ở đó dòng lạnh có nhiệt độ không đổi: t1= t’1 = t”1=const;
- TBTN vỏ - ống, ở đó dòng nóng có nhiệt độ không đổi: t2= t’2 = t”2 =const
và cả dòng lạnh cũng có nhiệt độ không đổi: t1= t’1 = t”1=const.

Vấn đề đặt ra là: Tại sao ở Thiết bị truyền nhiệt, khi hai dòng lưu chất có nhiệt
độ khác nhau, truyền nhiệt cho nhau mà nhiệt độ của một trong 2 dòng, thậm chí nhiệt
độ của cả 2 dòng đều không thay đổi? Liệu có vô lý hay không? – Hoàn toàn KHÔNG!

Trong truyền nhiệt, khi một lưu chất ở trạng thái bão hoà (Hơi bão hoà hoặc lỏng
bão hoà) mà nó truyền nhiệt đi (hơi bão hoà) hoặc nó thu nhiệt (lỏng bão hoà) không
phải để nó nguội đi hay nó nóng lên mà để nó chuyển pha. Nhiệt lượng mà nó “toả ra”
hay nó”thu vào” đó, gọi là Nhiệt chuyển pha. Ví dụ: Nếu dòng nóng là môi trường HƠI
BÃO HOÀ, khi nó truyền nhiệt đi, nó sẽ chuyển pha (chuyển từ pha hơi sang pha lỏng)
để ngưng tụ thành lỏng ở nhiệt độ không đổi; Nếu dòng lạnh là môi trường LỎNG BÃO
HOÀ, khi nó thu nhiệt, nó sẽ chuyển pha (chuyển từ pha lỏng sang pha hơi) để sôi –
hoá hơi ở nhiệt độ không đổi.
Tuy nhiên, ở môi trường lưu chất 1 pha (không có sự chuyển pha) thì lại khác:
Dòng lưu chất 1 pha (không khí, dầu nóng,…) nếu nó truyền nhiệt đi thì nó sẽ nguội đi,
tức nhiệt độ giảm xuống, còn nếu nó thu nhiệt thì nó sẽ nóng lên, tức nhiệt độ tăng lên.

Những đặc điểm, tính chất và nguyên tắc cơ bản trong truyền nhiệt nêu trên, sinh
viên phải biết và phải hiểu! Nếu không biết hoặc không hiểu sẽ không làm được Bài
toán truyền nhiệt hoặc làm sai, dù là Bài toán rất đơn giản!!

25
IV.4.1 - TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT Ở TB VỎ - ỐNG CÓ DÒNG
NÓNG NHIỆT ĐỘ KHÔNG ĐỔI ( T’2 = T”2 = T2 = const)

IV.4.1.1- Khái quát về TBTN vỏ-ống có dòng nóng nhiệt độ không đổi

Trên Hình IV-11 giới thiệu Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một TBTN
vỏ-ống, ở đó có dòng nóng là môi trường Hơi bão hoà ngưng tụ thành lỏng ở nhiệt độ
không đổi, còn dòng lạnh là một môi trường lưu chất 1 pha nhận nhiệt từ dòng Hơi bão
hoà để nóng lên. Theo Sơ đồ, dòng nóng là Hơi bão hoà ở phía ngoài ống, còn dòng
lạnh chuyển động bên trong ống (không quan trọng là chuyển động theo mấy
chặng).Trong thực tế, vẫn có loại TBTN kiểu này, nhưng Hơi bão hoà lại ngưng tụ bên
trong ống, còn dòng lạnh ở phía ngoài ống.

a) b)

Hình IV- 11 – Sơ đồ cấu tạo và bố trí dòng chảy ở TBTN vỏ-ống có dòng
nóng nhiệt độ không đổi

a)Thiết bị vỏ-ống nằm ngang


b)Thiết bị vỏ-ống đứng

Xét về mặt chức năng thì TBTN kiểu này (dòng nóng nhiệt độ không đổi) gồm 2
loại:
1-Thiết bị ngưng tụ hơi đơn chất (tinh khiết) bão hoà.
2- Thiết bị không phải TB ngưng tụ, nhưng ở đó có diễn ra quá trình ngưng tụ của hơi
bão hoà đơn chất (tinh khiết).
Loại thứ nhất- Đích thực là Thiết bị ngưng tụ, ở đó hơi bão hoà cấp vào Thiết bị
phải được ngưng tụ hoàn toàn (ngưng tụ hết) để áp suất ngưng tụ không được tăng lên.
Tiêu biểu và điển hình cho loại này là các Thiết bị ngưng tụ của hệ thống Lạnh; Thiết
bị ngưng tụ Hơi sản phẩm đỉnh ở Tháp chưng cất;…

26
Loại thứ hai: Thiết bị này thường được gọi là Thiết bị đun nóng dùng hơi đốt là
Hơi bão hoà hoặc gọi là :Buồng đốt dùng hơi đốt là Hơi bão hoà.
Tiêu biểu và điển hình cho loại này là các Thiết bị đun nóng dòng nhập liêu bằng Hơi
nước bão hoà cho Hệ thống cô đặc hoặc cho Hệ thống chưng cất,…

Vậy hai loại này có gì khác nhau?

- Ở loại thứ nhất: Đã là TBNT thì môi trường giải nhiệt cho TBNT (Dòng lạnh)
phải “giải nhiệt” cho hết, tức phải “thu” hết lượng nhiệt cần thiết mà Hơi bão
hoà toả ra để nó ngưng tụ hoàn toàn thành lỏng; Nếu không ngưng tụ hết thì
áp suất ngưng tụ sẽ tăng lên, nhiệt độ ngưng tụ cũng tăng theo, không đáp
ứng được Mục đich của quá trình ngưng tụ - ổn định được áp suất ngưng tụ
và ổn định được nhiệt độ ngưng tụ tương ứng.

- Ở loại thứ hai: Lượng hơi bão hoà đưa vào TBTN này có thể thay đổi, có thể
nhiều hoặc ít tuỳ thuộc vào nhu cầu cấp nhiệt thực tế cho dòng lạnh.

Tuy nhiên, ở cả hai loại trên, hơi bão hoà phải ngưng tụ và phải ngưng tụ ở
nhiết độ ngưng tụ không đổi. Điều này đòi hỏi: Hơi bão hoà ở đây là Hơi đơn
chất (tinh khiết), bởi vì chỉ có Hơi bão hoà của chất tinh khiết nó mới ngưng tụ
ở nhiệt độ không đổi, còn hơi của một hỗn hợp thường không ngưng tụ ở nhiệt
độ không đổi (Xem thêm Chương 4- Thiết bị ngưng tụ- Tập 5, Quyển 1 – trang
274-303).

Trường hợp ngưng tụ ở nhiệt độ thay đổi, chưa xem xét ở đây.

Trong thực tế, ở các Thiết bị thuộc loại thứ hai – Thiết bị đun nóng (Thiết bị gia
nhiệt), người ta thường sử dụng HƠI NƯỚC BÃO HOÀ để cấp nhiệt cho các Thiết bị
nhiệt công nghiệp, tại sao?

Bởi vì: Hơi nước bão hoà là một môi trường truyền nhiệt (là một chất tải nhiệt)
có rất nhiều ưu điểm quan trọng:
- Nước có rất nhiều trong thực tế và giá tương đối rẻ (có nhiều trường hợp
không phải mua: nước sông, nước biển,…);
- Dễ tạo ra được hơi nước bão hoà- bằng cách đun sôi nước và duy trì sự sôi
liên tục của nước sẽ nhận được hơi nước bão hoà (nói “dễ tạo ra” là nói “dễ”
về
” nguyên lý” tạo ra hơi nước bão hoà thôi, chứ thực tế, để có được lượng hơi
nước cực kỳ nhiểu dùng để cấp nhiệt thì thường phải sử dụng Nồi hơi công
nghiệp, mà chế tạo nồi hơi là không đơn giản, thậm chí rất khó khăn và phức tạp.
Đặc biệt, Nồi hơi là một Thiết bị áp lực nên chỉ cá nhân hay tập thể nào được
cấp phép cho phép chế tạo nồi hơi thì mới được chế tạo thôi);
- Hơi nước bão hoà không có tính chất cháy nổ;
- Hơi nước bão hoà không gây tác dụng hoá học với vật liệu chế tao;
- Dễ điều chỉnh được nhiệt độ của nó – bằng cách điểu chỉnh áp suất bão hoà;

27
- Ưu điểm quan trọng nhất là: Hơi nước bão hoà có “ẩn nhiệt chuyển pha” (ẩn
nhiệt ngưng tụ) rất lớn - ẩn nhiệt này thường được ký hiệu là “r” , có đơn vị
đo là kJ/kg. Hơi nước bão hoà khi nó chuyển pha để ngưng tụ thành lỏng
(nước), nó toả ra một lượng nhiệt cực kỳ lớn (Ví dụ: 1 kg Hơi nước bão hoà
ở nhiệt độ 100 oC khi nó ngưng tụ nó toả ra lượng nhiệt là 2.258 kJ, tức ẩn
nhiệt ngưng tụ r = 2.258 kJ/kg). Do đó, chỉ cần một lượng hơi nước bão hoà
không nhiều, cho nó ngưng tụ, có thể thu được lượng nhiệt rất lớn mà nó toả
ra.

IV.4.1.2- Hướng dẫn tính toán Truyền nhiệt

Phần hướng dẫn tính toán Truyền nhiệt này sẽ được trình bày, giới thiệu thông
qua 2 ví dụ cụ thể.

Bài toán IV-7 (Bài ví dụ IV-7): (Bắt buộc)

Một TBTN vỏ-ống được sử dụng để đun nóng dung dịch nhập vào nồi cô đặc,
cấp nhiệt bằng hơi nước bão hoà có nhiệt độ bão hoà 100 oC. Dung dịch cần đun nóng
có nhiệt độ đầu 30 oC, nhiệt độ cuối 70 oC, nhiệt dung riêng trung bình 3,85 kJ/(kg.K),
Lưu lượng 1,8 tấn/giờ (Giả sử dòng lạnh-dung dịch chuyển động 1 chặng phía ống).
Hãy:
1/ Vẽ Sơ đồ truyền nhiệt của thiết bị với đủ các ký hiệu và số liệu cần thiết?
2/ Tính lưu lượng hơi nước bão hoà cần thiết cấp cho Thiết bị đun nóng?
3/ Tính điện tích bề mặt truyền nhiệt của thiết bị, nếu biết Hệ số truyền nhiệt K = 800
W/(m2.K)?

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-7:

1/ Vẽ Sơ đồ truyền nhiệt:

Với các dữ kiện của Bài toán IV-7 đã cho (nhiệt độ dòng nóng không đổi vì dòng
nóng là hơi nước bão hoà ngưng tụ ở nhiệt độ 100 oC; dòng lạnh là dung dịch chuyển
động 1 chặng và nhiệt độ tăng từ 30 oC đến 70 oC), sơ đồ truyền nhiệt được biểu diễn
như ở Hình IV-12.

28
Hình IV-12 - Sơ đồ truyền nhiệt ở TN vỏ-ống có dòng nóng
nhiệt độ không đổi

2/ Tính lưu lượng hơi nước bão hoà:


Giả sử bỏ qua sự tổn thất nhiệt (Qtt =0), phương trình cân bằng nhiệt ở TBTN này
như sau:
Q1 = G1.C1.(t”1 – t’1) = G2. r2 = Q2 = Q (IV-14)
Trong đó:
Q1 - Lượng nhiệt dòng lạnh (dung dịch) nhận được từ dòng nóng (hơi nước bão hoà),kW
(Q1 là Nhiệt hiện);
Q2 -Lượng nhiệt dòng nóng cấp cho dòng lạnh, kW (Q2 là Nhiệt ẩn); kW
G1- Lưu lượng dòng lạnh, kg/s;
C1- Nhiệt dung riêng trung bình của dòng lạnh, kJ/(kg.K);
G2- Lưu lượng dòng nóng, kg/s;
r2 - Ẩn nhiệt chuyển pha (ẩn nhiệt ngưng tụ) của hơi bão hoà, kJ/kg; (Đối với hơi nước
bão hoà xác định theo bảng 40; Đối với hơi NH3 xác định theo bảng 52; Đối với R12
xác định theo bảng 53).
Q = Q1 = Q2 – Lượng nhiệt trao đổi giữa hai dòng nóng- lạnh, kW.

29
Từ biểu thức (V-1), với những dữ kiện đã cho, có thể xác định lưu lượng dòng nóng
theo biểu thức sau:

G2 = G1.C1.(t”1 – t’1) / r2 (IV-15)


Theo (IV-15), tính G2 :

G2 = 0,5 * 4,18 * (70 – 30) / 2.260 = 0,04 kg/s


Ở đây:
G1 = 1,8 * 1000/3600 = 0,5 kg/s
r2. = 2.260 kJ/kg - Ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi nước bão hoà ở 100 oC
(tra bảng 40 – Bảng tra cứu)
C1 = 4,18 kJ/(kg.K) – Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình

(t’1 + t”1)/2 = (30 + 70)/2 = 50 oC – Tra bảng 43 – Bảng tra cứu.

3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:

Diện tích bề mặt truyền nhiệt tính theo biểu thức sau:

𝑸
F= (IV-16)
𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈
Trong đó:
Q – Tính theo biểu thức (V-1), W
K – Hệ số truyền nhiệt, W/(m2.K)
∆𝒕𝒍𝒐𝒈- Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình Lôgarit, K
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 tính theo biểu thức sau:

∆𝒕𝒎𝒂𝒙 −∆𝒕𝒎𝒊𝒏
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = ∆𝒕𝒎𝒂𝒙 = (IV-17)
𝑳𝒏 ∆𝒕𝒎𝒊𝒏

(𝒕𝟐− 𝒕′ 𝟏)−(𝒕𝟐− 𝒕"𝟏)


= (𝒕𝟐− 𝒕′ 𝟏)
𝑳𝒏 (𝒕𝟐− 𝒕"𝟏)
𝒕"𝟏− 𝒕′𝟏
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = (𝒕𝟐− 𝒕′ 𝟏)
(IV-18)
𝑳𝒏 (𝒕𝟐− 𝒕"𝟏)

Theo biểu thức (IV- 17) tính được:

𝒕"𝟏− 𝒕′𝟏 𝟕𝟎 − 𝟑𝟎
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = (𝒕𝟐− 𝒕′ 𝟏)
= (𝟏𝟎𝟎 − 𝟑𝟎) = 47,21 oC
𝑳𝒏 (𝒕𝟐− 𝒕"𝟏) 𝑳𝒏(𝟏𝟎𝟎 − 𝟕𝟎)

30
Theo biểu thức (IV-14) tính được Q:

Q = G1.C1.(t”1 – t’1) = 0,5 * 3,85 * (70 – 30) =

= 77 kW = 77.000 W
Diện tích bề mặt truyền nhiệt tính theo biểu thức (IV- 16):

𝑸 𝟕𝟕.𝟎𝟎𝟎
F= = = 2,04 m2
𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈 𝟖𝟎𝟎 𝒙 𝟒𝟕,𝟐𝟏

Bài toán IV-8: (Bắt buộc)

Dữ kiện như ở Bài toán IV-7, nhưng dòng lạnh (dung dịch) chuyển động theo 2
chặng phía ống. Hãy:
1/ Nếu coi TBTN này là loại vỏ-ống (1-2) thì Bài toán truyền nhiệt này sẽ được giải thế
nào?
2/ Trong thực tế, Bài toán IV-8 sẽ được giải thế nào là đúng, giả sử yêu cầu phải tính
toán như ở Bài toán IV- 7?

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-8:

1/ Theo đề bài, ở TBTN vỏ-ống này dòng lưu chất chuyển động phía trong ống theo 2
chặng, dòng nóng là hơi nước bão hoà chuyển động ở phía vỏ, cứ coi như nó chuyển
động 1 chặng đi, thì TBTN vỏ-ống này cũng không được gọi (không được coi) là loại
(i -j), cụ thể: không phải là loại (1 – 2), bởi vì ở đó chỉ có 1 dòng là 1 pha (không chuyển
pha), còn 1 dòng lại chuyển pha.

Nếu coi TNTN vỏ-ống này là loại (1 – 2) thì Bài toán sẽ phải giải như sau:

- Phải tính được ∆𝒕𝒍𝒐𝒈1-2 = ∆𝒕𝒍𝒐𝒈(𝟏 − 𝟏)𝒏𝒄 ∗ 𝜺1-2

Trong đó 𝜺1-2 tính theo R và S ; R = (𝜹𝒕𝟐/𝜹𝒕𝟏 = 0/40 = 0 ; Vậy R≠ 𝟏

Ở trường hợp này, 𝜺1-2 được tính theo biểu thức (3.70)- Tập 5, Q.1 hoặc biểu
thức (IV-11). Nếu thay R=0 vào biểu thức đó thì
𝜺1-2 sẽ được tính theo biểu thức sau khi được rút gọn như sau:

𝑳𝒏 (𝟏−𝑺) 𝜹𝒕𝟏 𝟒𝟎
𝜺1-2 = 𝟏 , trong đó S = = 𝟕𝟎 = 0,571
(−𝟏)∗ 𝑳𝒏 ∆𝒕𝒎𝒂𝒙
(𝟏−𝑺)

Cuối cùng xác định được 𝜺1-2 = 1,0

31
Tức là ∆𝒕𝒍𝒐𝒈1-2 = ∆𝒕𝒍𝒐𝒈(𝟏 − 𝟏)𝒏𝒄, nhưng trong thực tế, hơi bão hoà vào TBTN
ở vị trí nào thì nó cũng ngưng tụ, không thể nói nó chuyển động xuôi chiều hay ngược
chiều với dòng lạnh trong ống được – không hợp lý, không logic.

Tóm lại, cuối cùng thì ∆𝑡𝑙𝑜𝑔1-2 cũng được tính theo biểu thức (IV-17) hay cũng
chính là biểu thức (IV-18) rất đơn giản.

Kết luận:

Không tính truyền nhiệt như TBTN vỏ-ống (1-2) được bởi vì :
- Bản chất nó không phải là loại (1-2);
- Nếu có tính theo loại (1-2) thì cũng dài dòng phức tạp, rồi cuối cùng cũng lại
trở về cách tính ∆𝒕𝒍𝒐𝒈 như ở Bài toán IV-7 mà thôi.

2/ Bài toán sẽ được giải theo đúng với bản chất của TBTN vỏ-ống không phải loại (i-
j), tức là giải Bài toán truyền nhiệt ở TBTN vỏ-ống có dòng nóng nhiệt độ không đổi.

Cụ thể như sau:


Theo Đề bài, dòng lạnh trong ống chuyển động theo 2 chặng, còn dòng nóng nhiệt
độ không đổi, nên sơ đồ truyền nhiệt sẽ được biểu diễn như ở Hình IV- 13 dưới đây:

Hình IV.13 - Sơ đồ truyền nhiệt ở TB vỏ-ống có dòng nóng nhiệt độ không đổi
và dòng lạnh chuyển động theo 2 chặng (trường hợp phía ống)

32
Tuy nhiên, trong thực tế, khi giải Bài toán IV-8 hoặc những Bài tương tự, cần biêt
những điều chú thích quan trọng sau đây:

MỘT SỐ CHÚ THÍCH QUAN TRỌNG:

1/ Trong thực tế, khi tính toán truyền nhiệt ở TB vỏ-ống có dòng nóng nhiệt độ không
đổi, người ta thường tính toán như là tính truyền nhiệt ở TB ngưng tụ hơi bão hoà đơn
chất tinh khiết (Như đã tính ở Bài toán IV-7). Do đó, khi tính toán truyền nhiệt, người
ta thường ký hiệu nhiệt độ t2 là nhiệt độ bão hoà ts hoặc ký hiệu nó là nhiệt độ ngưng
tụ tc (ký hiệu theo Tiếng Anh) hoặc nhiệt độ ngưng tụ tK (ký hiệu theo Tiếng Nga).

2/ Khi tính toán truyền nhiệt ở TB ngưng tụ hơi đơn chất tinh khiết bão hoà (Nhiệt độ
ngưng tụ không đổi), cho dù dòng lạnh chuyển động theo mấy chặng thì được phép biểu
diễn đường biến thiện nhiệt độ của dòng lạnh một cách đơn giản như là dòng lạnh chỉ
chuyển động theo 1 chặng, không nhất thiết phải biểu diễn đầy đủ các chặng như là ở
TBTN vỏ-ống kiểu (i-j). Như vậy, khi giải Bài toán IV-8 này, ta hoàn toàn biểu diễn Sơ
đồ truyềnh nhiệt đơn giản như ở Hình IV-12 để giải Bài toán truyền nhiệt ở TB vỏ-ống
có dòng nóng nhiệt độ không đổi.

Theo chú thích này, Bài toán IV-8 được giải hoàn toàn như cách giải ở Bài toán
IV- 7.

Kết quả cũng sẽ nhận được như ở Bài toán IV- 7. Tuy nhiên, cần phải hiểu cho
đúng như sau:

- Kết quả tính toán ở Bài toán IV-8 sẽ chỉ đúng như Bài IV-7 với điều kiện
Hệ số truyền nhiệt K là như nhau;
- Thực tế, khi bố trí dòng lạnh chuyển động theo 1 chặng hay theo nhiều chặng
thì Hệ số truyền nhiệt K (Hệ số truyền nhiệt K thực nghiệm) là không như
nhau. Vì Bài toán mang tính “học thuật” nên thường người ta giả thiết là K
như nhau để giải Bài toán cho đơn giản, gần đúng.

3/ Phương pháp tính toán truyền nhiệt ở TB vỏ-ống có dòng nóng nhiệt độ không đổi
như đã giới thiệu ở trên được áp dụng để tính toán cho tất cả các thiết bị truyền nhiệt có
dòng nóng nhiệt độ không đổi mà không phải loại Vỏ- Ống – Chẳng hạn như loại Vỏ-
Áo; loại ống xoắn; v.v…, chứ không phải chỉ áp dụng đối với TBTN vỏ-ống.

33
IV.4.2 TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT Ở THIẾT BỊ VỎ - ỐNG
CÓ NHIỆT ĐỘ DÒNG LẠNH KHÔNG ĐỔI
(t’1 = t”1 = t1 = const = to)

IV.4.2.1 Khái quát về TBTN vỏ-ống có nhiệt độ dòng lạnh không đổi

Trên Hình IV- 14 giới thiệu Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một TBTN
vỏ-ống, ở đó có dòng lạnh là môi trường lỏng sôi hoá hơi ở nhiệt độ không đổi, còn
dòng nóng là một môi trường lưu chất 1 pha cấp nhiệt cho dòng lạnh để dòng lạnh sôi
hoá hơi. Theo Sơ đồ, dòng lạnh là lỏng bão hoà ở phía ngoài ống, còn dòng nóng chuyển
động bên trong ống (không quan trọng là chuyển động theo mấy chặng).Trong thực tế,
vẫn có loại TBTN kiểu này, nhưng lỏng bão hoà sôi hoá hơi bên trong ống, còn dòng
nóng lại ở phía ngoài ống.
Thiết bị TN vỏ-ống có nhiệt độ dòng lạnh không đổi thường gặp nhất ở Thiết bị bốc
hơi của Hệ thống lạnh, ở đó có sư sôi-hoá hơi của lỏng môi chất lạnh ở nhiệt độ không
đổi và áp suất không đổi tương ứng.

Hình IV- 14 - Sơ đồ TBTN vỏ-ống có nhiệt độ dòng lạnh không đổi

IV.4.2.2 Hướng dẫn tính toán truyền nhiệt

Tương tự như ở mục IV.4.1, việc hướng dẫn tính toán truyền nhiệt cũng sẽ được
trình bày, giới thiệu thông qua Bài toán cơ bản (2 Ví dụ cơ bản) : Bài toán IV-9 và Bài
toán IV-10.

34
Bài toán IV- 9: (Bắt buộc)

Một thiết bị bốc hơi của máy lạnh có cấu tạo kiểu vỏ-ống, môi chất lạnh là NH3,
được sử dụng để làm lạnh nước. Môi chất lạnh sôi-hoá hơi ở phía ngoài ống, còn nước
chuyển động phía trong ống tương tự như Sơ đồ ở Hình IV-14. NH3 sôi-hoá hơi ở nhiệt
độ 5 oC. Nước được làm lạnh từ 25 oC đến 15 oC với lưu lượng 3,6 tấn/giờ. Hãy:
1/ Vẽ sơ đồ truyền nhiệt của Thiết bị với đủ các ký hiệu và số liệu cần thiết?
2/ Xác định lưu lượng môi chất lạnh NH3 sôi-hoá hơi?
3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt của Thiết bị, nếu biết Hệ số truyền nhiệt là 400
W/(m2.K)

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-9:

1/ Vẽ Sơ đồ truyền nhiệt : Tương tự như ở Hình IV-14. TBTN ở đây được gọi là Thiết
bị bốc hơi.
Theo sơ đồ TBTN ở Hình IV-14, dòng nóng (nước) xem như chuyển động theo
1 chặng phía ống, nhiệt độ giảm từ t’2 = tN1 = 25 oC đến t”2 = tN2 = 15 oC, lưu lượng
G1 = GN = 3,6 t/h, nhiệt dung riêng trung bình C1 = CN. Dòng lạnh (Lỏng NH3)sôi hoá
hơi ở nhiệt độ “bốc hơi” t1 = to = 5 oC (trên thế giới, phổ biến nhất ký hiệu nhiệt độ
bốc hơi là to). Tất cả các ký hiệu và số liệu này đều phải được ghi trực tiếp, đầy đủ trên
Sơ đồ truyền nhiệt tương tự Hình IV-14 (Ở đây chưa ghi các số liệu trên sơ đồ, khi làm
bài sinh viên phải ghi đầy đủ).

2/ Xác định lưu lượng môi chất lạnh NH3 sôi-hoá hơi:

Giả sử bỏ qua sự tổn thất nhiệt (Qtt =0), phương trình cân bằng nhiệt ở TBTN
này như sau:
Q2 = G2.C2 .(t”2 – t’2) = G1. r1 = Q1 = Qo (IV-19)
Hay: Q2 = GN.CN .(t”N – t’N) = Go. ro = Qo
Trong đó:
Q1 = Qo - Lượng nhiệt dòng lạnh (lỏng NH3) nhận được từ dòng nóng (nước) để sôi-
hoá hơi,kW (Q1, Qo là Nhiệt Ẩn); Trong Kỹ thuật lạnh, Qo được gọi là
năng suất lạnh- Ở đây, Qo là Năng suất lạnh của Thiết bị bốc hơi.

Q2 -Lượng nhiệt dòng nóng (nước) truyền cho dòng lạnh (lỏng NH3) để nó nguội đi
(Q2 là Nhiệt hiện); kW

G2- Lưu lượng dòng nóng, kg/s;

C2 = CN - Nhiệt dung riêng trung bình của dòng nóng (nước), kJ/(kg.K);
G1 = Go - Lưu lượng dòng lạnh (lỏng NH3), kg/s;

35
r1 = ro - Ẩn nhiệt chuyển pha (ẩn nhiệt hoá hơi) của lỏng (NH3), kJ/kg;
Qo = Q1 = Q2 – Lượng nhiệt trao đổi giữa hai dòng nóng- lạnh (Năng suất lạnh),
kW.

Từ biểu thức (IV-15), với những dữ kiện đã cho, có thể xác định lưu lượng dòng lạnh
theo biểu thức sau:

G1 = Go = G2.C2.(t”2 – t’2) / r1 (IV-20)


= GN.CN. (t”N – t’N)/ ro

Theo (IV-20), tính Go :

G1= Go = 1,0 * 4,19 * (25 – 15) / 1.246 = 0,0336 kg/s


Ở đây:
G2 = GN = 3,6 * 1000/3600 = 1,0 kg/s
r1 = ro = 1.246 kJ/kg - Ẩn nhiệt hoá hơi của NH3 bão hoà ở to = 5 oC
(Tra bảng 52 – Bảng tra cứu)
C2 = CN = 4,19 kJ/(kg.K) – Nhiệt dung riêng củ nước ở nhiệt độ trung bình
(t’N + t”N)/2 = (25 + 15)/2 = 20 oC – Tra bảng 43 – Bảng tra cứu.
3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt của Thiết bị:

Diện tích bề mặt truyền nhiệt tính theo biểu thức tương tự biểu thức (IV-17):

𝑸 𝑸𝒐
F = 𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈 = 𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈 (IV- 21)

Trong đó:
Qo – Tính theo biểu thức (IV-19), W
K – Hệ số truyền nhiệt, W/(m2.K)
∆𝒕𝒍𝒐𝒈- Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình Lôgarit, K
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 tính theo biểu thức sau:

∆𝒕𝒎𝒂𝒙 −∆𝒕𝒎𝒊𝒏 (𝒕′𝟐− 𝒕𝟏)−(𝒕"𝟐− 𝒕𝟏)


∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = ∆𝒕𝒎𝒂𝒙 = (𝒕′𝟐− 𝒕𝟏)
𝑳𝒏 ∆𝒕𝒎𝒊𝒏 𝑳𝒏(𝒕"𝟐− 𝒕𝟏)

𝒕′𝟐− 𝒕"𝟐 𝒕′𝟐− 𝒕"𝟐


∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = (𝒕′𝟐− 𝒕𝟏) = (𝒕′𝟐− 𝒕𝒐) (IV-22)
𝑳𝒏 𝑳𝒏
(𝒕"𝟐− 𝒕𝟏) (𝒕"𝟐− 𝒕𝒐)

36
Theo biểu thức (IV-22) tính được:

𝒕′𝟐− 𝒕"𝟐 𝟐𝟓 − 𝟏𝟓
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = (𝒕′𝟐− 𝒕𝒐) = (𝟐𝟓 − 𝟓) = 14,43 oC
𝑳𝒏(𝒕"𝟐− 𝒕𝒐) 𝑳𝒏(𝟏𝟓 − 𝟓)

Theo biểu thức (V-6) tính được Q:

Q = GN.CN.(t’N – t”N) = 1,0 * 4,19 * (25 – 15) =


= 41,9 kW = 41.900 W

Hoặc: Qo = Go.ro = 0,0336 * 1.246 = 41,866 kW = 41.866 W≈ 41.900 W


Diện tích bề mặt truyền nhiệt tính theo biểu thức (IV-21):
𝑸𝒐 𝟒𝟏.𝟗𝟎𝟎
F = 𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈 = = 7,26 m2
𝟒𝟎𝟎 ∗ 𝟏𝟒,𝟒𝟑

Bài toán IV-10:

Dữ kiện như Bài toán IV- 9, nhưng dòng nóng (nước) chuyển động theo 2 chặng
phía ống. Hãy:
1/ Nếu quan niệm rằng đây là loại TBTN vỏ-ống (1-2), bài toán có giải được không, tại
sao?
2/ Nếu không thể giải như loại (1-2) thì bài toán sẽ được giải thế nào, giả sử yêu cầu
tính toán, xác định các đại lượng như ở Bài toán IV-9?

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TOÁN IV-10:

1/ Nếu quan niệm rằng đây là TBTN vỏ-ống (1-2) thì phải tính toán Hệ số hiệu chỉnh
𝜹𝒕𝟐 𝟐𝟎
𝜺1-2 theo R và S ; Nhưng S = 𝜹𝒕𝟏/∆𝒕𝒎𝒂𝒙 = 0/(25-5) = 0, còn R = = 𝟎 =∞
𝜹𝒕𝟏
không xác đinh được giá trị, do đó không thể xác định được 𝜺 1-2 .

Kết luận: TNTN vỏ-ống có dòng lạnh nhiệt độ không đổi không phải là loại (i -j) nói
chung và không phải loại (1-2) nói riêng, nên không thể áp dụng cách giải cho loại (i-j)
mà phải giải bài toán truyền nhiệt ở dạng đặc biệt: TBTN vỏ-ống có dòng lạnh nhiệt độ
không đổi, tức là phải tính toán truyền nhiệt như ở Thiết bị bốc hơi.

37
2/ Ở Bài toán IV-10, TBTN là loại vỏ-ống có nhiệt độ dòng lạnh không đổi nên nó sẽ
được giải như Bài toán truyền nhiệt ở Thiết bị bốc hơi, cụ thể như sau
a/ Vẽ Sơ đồ truyền nhiệt:

Dòng nóng (nước) chuyển động theo 2 chặng phía ống, nhiệt độ giảm xuống,
còn dòng lạnh nhiệt độ không đổi với to = 5 oC. Sơ đồ truyền nhiệt được biểu diễn như
ở Hình IV-15.

Hình IV-15 - Sơ đồ truyền nhiệt ở TB vỏ-ống có dòng lạnh nhiệt độ không đổi,
dòng nóng chuyển động 2 chặng.

b/ Tính lưu lượng dòng lạnh:

Cách tính hoàn toàn như ở Bài toán IV-9 và kết quả đạt được đối với Go, Qo là không
thay đổi.

c/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:

Khi tính toán truyền nhiệt ở TB bốc hơi của lỏng đơn chất tinh khiết bão hoà
(Nhiệt độ bốc hơi “to” không đổi), cho dù dòng nóng chuyển động theo mấy chặng thì
được phép biểu diễn đường biến thiên nhiệt độ của dòng nóng một cách đơn giản như
là dòng nóng chỉ chuyển động theo 1 chặng, không nhất thiết phải biểu diễn đầy đủ các
chặng như là ở TBTN vỏ-ống kiểu (i-j). Như vậy, Sơ đồ truyền nhiệt phục vụ cho việc
tính toán sẽ trở lại như Sơ đồ ở Hình IV-14 và Bài toán IV-10 sẽ được giải hoàn toàn
như Bài toán IV- 9 ở trên. Kết quả cũng sẽ nhận được như ở Bài toán IV- 9. Tuy
nhiên, cần phải hiểu cho đúng như sau:
- Kết quả tính toán ở Bài toán IV-10 sẽ chỉ đúng như Bài toán IV- 9 với điều
kiện Hệ số truyền nhiệt K là như nhau;
- Thực tế, khi bố trí dòng nóng chuyển động theo 1 chặng hay theo nhiều chặng

38
thì Hệ số truyền nhiệt K (Hệ số truyền nhiệt K thực nghiệm) là không như nhau. Vì Bài
toán mang tính “học thuật” nên thường người ta giả thiết là K như nhau để giải Bài toán
cho đơn giản, gần đúng.

MỘT SỐ CHÚ THÍCH QUAN TRỌNG:

1/ Trong thực tế, khi tính toán truyền nhiệt ở TB vỏ-ống có dòng lạnh nhiệt độ không
đổi, người ta thường tính toán như là tính truyền nhiệt ở TB bốc hơi của lỏng bão hoà
đơn chất tinh khiết (Như đã tính ở Bài toán IV-9). Do đó, khi tính toán truyền nhiệt,
người ta thường ký hiệu nhiệt độ t1 là nhiệt độ bốc hơi “to”.

2/(Xem Chú thích ở phần hướng dẫn tính diện tích bề mặt truyền nhiệt ở mục c/ bên
trên).

3/ Phương pháp tính toán truyền nhiệt ở TB vỏ-ống có dòng lạnh nhiệt độ không đổi
như đã giới thiệu ở trên được áp dụng để tính toán cho tất cả các thiết bị truyền nhiệt có
dòng lạnh nhiệt độ không đổi mà không phải loại Vỏ- Ống – Chẳng hạn như loại Vỏ-
Áo; loại ống xoắn; v.v…, chứ không phải chỉ áp dụng đối với TBTN vỏ-ống.

IV.5 TÍNH TOÁN TRUYỀN NHIỆT Ở TBTN VỎ-ỐNG CÓ NHIỆT ĐỘ


DÒNG NÓNG VÀ NHIỆT DỘ DÒNG LẠNH KHÔNG ĐỔI
(t2 = tc = tk = cosnt; t1 = to = cosnt)
IV.5.1 Khái quát

Ở thiết bị truyền nhiệt này, dòng nóng là môi trường hơi đơn chất tinh khiết bão
hoà chuyển pha ngưng tụ thành lỏng ở nhiệt độ không đổi (nhiệt độ ngưng tụ) và áp
suất không đổi, còn dòng lạnh là môi trường lỏng đơn chất tinh khiết bão hoà, sôi hoá
hơi (bốc hơi) ở nhiệt độ không đổi (nhiệt độ bốc hơi),áp suất không đổi. Vì vậy, TBTN
này có tên gọi: Thiết bị ngưng tụ - bốc hơi.

Sơ đồ thiết bị truyền nhiệt được biểu diễn ở Hình IV-16 dưới đây:

39
Hình IV-16- Sơ đồ truyền nhiệt ở Thiết bị vỏ-ống có dòng nóng và dòng lạnh
nhiệt độ không đổ

IV.5.2 Hướng dẫn tính toán:

1/Phương trình cân bằng nhiệt:

Nếu bỏ qua tổn thất nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt như sau:

Qo = Go . ro = Gc . rc = Qc = GK . rK = QK (IV-23)

2/Lưu lượng dòng lạnh và dòng nóng:

Từ phương trình cân bằng nhiệt (V-10) có thể xác định được Go hoặc Gc hay GK:

Go = Gc .rc / ro (IV-24a)
Gc = Go . ro / rc hay GK = Go . ro / rK (IV-24b)
3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt:

𝑸𝒐 𝑸𝒄
F= hoặc F = (IV-25)
𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈 𝑲.∆𝒕 𝒍𝒐𝒈
Trong đó:
∆𝒕𝒍𝒐𝒈 = t2 – t1 = tc – to = tK – to (IV-26)

CHÚ THÍCH:

Phương pháp tính toán truyền nhiệt ở thiết bị ngưng tụ-bốc hơi kiểu vỏ-ống hoàn
toàn có thể áp dụng để tính toán truyền nhiệt cho tất cả các thiết bị ngưng tụ- bốc hơi
khác, không phải loại vỏ-ống.

40
BÀI TẬP BẮT BUỘC:

Bài toán IV-11 (Bắt buộc):

Cho thiết bị truyền nhiệt vỏ-ống được sử dụng để đun nóng dung dịch với dung môi
là nước, nồng độ 10%, nhiệt độ đầu 20 oC, nhiệt độ cuối 60 oC, lưu lượng 3,6 t/h. Dung
dịch chuyển động theo 2 chặng phía ống. Cấp nhiệt cho dung dịch bằng cách sử dụng
hơi đốt là hơi nước bão hoà ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn. Hãy:
1/ Xác định đúng dạng loại TBTN và vẽ Sơ đồ truyền nhiệt với đủ các ký hiệu và số
liệu cần thiết phục vụ cho việc tính toán?
2/ Tính lưu lượng hơi nước bão hoà cần thiết đưa vào TBTN?
3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt, nếu biết Hệ số truyền nhiệt bằng 600 W/(m2.K)?

Gợi ý cách giải.


- Được chọn 1 trong 2 cách biểu diễn biến thiên nhiệt độ để tính toán : Hoặc
biểu diễn như ở Hình IV-13 để tính toán; Hoặc biểu diễn đơn giản như ở
HìnhIV- 12 để tính toán (Như đã chú thích).

Điều yêu cầu quan trọng của bài toán là phải hiểu bản chất của bài toán truyền
nhiệt;
- Ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn ( PKQTC = 760 mmHg = 1 atm), hơi nước bão
hoà ngưng tụ ở 100 oC;
- Dung dịch với dung môi là nước và nồng độ dưới 20%, nhiệt dung riêng
được phép tính gần đúng theo biểu thức sau đây:
Cdd ≈CN (1 – x), kJ/(kg.K), trong đó CN là nhiệt dung riêng trung bình của
nước, còn x là nồng độ của dung dịch (x = 10 % = 0,10).

Bài toán IV-12 (Bài mở rộng)


Hãy xác định hướng giải của bài toán trên, nếu hơi nước bão hoà có áp suất ngưng tụ
không phải 1 atm, ví dụ 1,5 atm hoặc 2 atm?

Bài toán IV-13 (bắt buộc):


Cho thiết bị bốc hơi của máy lạnh dùng môi chất lạnh Freon 12 (R12) có kết cấu
kiểu vỏ-ống, được sử dụng để làm nguội dung dịch từ 40 oC đến 10 oC, lưu lượng 2,7
t/h, nhiệt dung riêng trung bình 3,9 kJ/(kg.K). Nhiệt độ bốc hơi của môi chất lạnh R12
là - 10 oC(âm 10 oC). Hãy:
1/ Vẽ sơ đồ truyền nhiệt của thiết bị với đủ các ký hiệu và số liệu cần thiết?
2/ Tính lưu lượng môi chất lạnh R12 cần dùng?
3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt của thiết bị, nếu biết hệ số truyền nhiệt là 250
W/(m2.K)?
Gợi ý cách giải:
+Giải tương tự như Bài IV-9;
+ Ẩn nhiệt hoá hơi r của freon 12 (R12), có thể xác định ở Bảng 53 – Bảng tra cứu

41

You might also like