You are on page 1of 18

CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ ĐUN NÓNG, LÀM


NGUỘI, NGƯNG TỤ, BAY HƠI VÀ THĂNG HOA
2.1. ĐUN NÓNG
2.1.1. Định nghĩa
Đun nóng là quá trình cung cấp nhiệt lượng cho một khối lượng vật
chất, làm cho nhiệt độ vật chất đó tăng và đạt tới nhiệt độ yêu cầu của
công nghệ đã đặt ra.
2.1.2. Nguồn nhiệt
Năng lượng nhiệt cần thiết để đun nóng có thể tạo ra bằng nhiều
phương pháp khác nhau và từ những nguồn khác nhau:
- Sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp: khói lò, dòng điện, …
- Dùng những chất tải nhiệt trung gian (chất này lấy nhiệt từ nguồn
nhiệt rồi truyền nhiệt cho vật liệu cần đun nóng): hơi nước, nước
nóng, dầu khoáng, chất hữu cơ có nhiệt độ sôi cao và hơi của nó,
hoặc các chất tải nhiệt đặc biệt như muối vô cơ nóng chảy, kim
loại nóng chảy, …
- Sử dụng nhiệt của khí hay chất lỏng thải ra có nhiệt độ tương đối
cao.
- Mỗi chất tải nhiệt đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ trường
hợp cụ thể mà ta lựa chọn chất tải nhiệt làm việc thích hợp nhất.
Điều kiện lựa chọn là:
- Nhiệt độ đun nóng và khả năng điều chỉnh nhiệt độ đủ và tốt.
- Áp suất hơi bão hòa và độ bền về nhiệt tốt.
- Độ độc và tính hoạt động hoá học ít.
- Độ an toàn khi đun nóng cao (không cháy, nổ, …).
- Không ăn mòn thiết bị và bảo đảm cung cấp nhiệt độ ổn định.
- Rẻ và dễ tìm.
2.1.3. Bản chất, mục đích và phạm vi thực hiện
2.1.3.1. Bản chất
Đun nóng là quá trình làm tăng nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ cuối
cùng cho trước.

1
2.1.3.2. Mục đích công nghệ
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm quá trình đun nóng thường
được thực hiện nhằm các mục đích sau:
− Mục đích chuẩn bị:
− Mục đích khai thác:
− Mục đích chế biến:
− Mục đích bảo quản:
− Mục đích hoàn thiện:
2.1.3.3. Phạm vi thực hiện
Đun nóng là một trong những quá trình quan trọng nhất. Quá trình
này được thực hiện hầu hết trong các quy trình công nghệ sản xuất thực
phẩm với những mục đích khác nhau.
2.1.4. Những biến đổi của vật liệu trong quá trình đun nóng
2.1.4.1. Các biến đổi vật lý
− Sự biến đổi nhiệt độ:.
− Sự biến đổi trạng thái vật liệu:
− Sự thay đổi thể tích:
− Sự biến đổi khối lượng:
− Sự biến đổi màu sắc:
2.1.4.2. Biến đổi hóa lý, hóa học
Các chỉ tiêu hóa lý của vật liệu như độ nhớt, độ hòa tan, … cũng dễ
bị thay đổi do nhiệt độ cao. Cụ thể, độ hòa tan tăng, độ nhớt giảm (hoặc
tăng), …. Đối với các phản ứng hóa học như thủy phân, trung hòa,
polymer hóa, oxy hóa, … thì nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng.
2.1.4.3. Biến đổi sinh hóa và sinh lý
Quá trình đun nóng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi hoạt độ của
các enzyme và sự hoạt động của các vi sinh vật.
2.1.4.4. Biến đổi cảm quan

2
- Thay đổi màu sắc: đun nóng dẫn tới thay đổi màu sắc do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
− Thay đổi mùi vị:
2.1.5. Đun nóng ổn định và đun nóng không ổn định
Bản chất của quá trình đun nóng là quá trình truyền nhiệt. Truyền
nhiệt được phân biệt thành hai quá trình: quá trình truyền nhiệt ổn định
và quá trình truyền nhiệt không ổn định. Vì vậy quá trình đun nóng cũng
được chia thành: đun nóng ổn định và đun nóng không ổn định.
2.1.5.1. Đun nóng ổn định
Đun nóng ổn định: nhiệt độ chỉ thay đổi theo không gian mà không
thay đổi theo thời gian. Quá trình đun nóng ổn định chỉ có trong các thiết
bị làm việc liên tục.
2.1.5.2. Đun nóng không ổn định
Nhiệt độ thay đổi theo cả không gian và thời gian. Quá trình đun
nóng không ổn định xảy ra trong các thiết bị làm việc gián đoạn, hoặc
trong giai đoạn đầu và cuối của quá trình liên tục.
2.1.6. Tính toán quá trình đun nóng
2.1.6.1. Chiều chuyển động của lưu thể
Chiều chuyển động của lưu thể ở hai phía của bề mặt trao đổi nhiệt
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đun nóng.
Qua thực tế, người ta phân loại như sau:
Chảy xuôi chiều: lưu thể 1 và 2 chảy song song và cùng chiều nhau
xem hình 5.4 (a).
Chảy ngược chiều: lưu thể 1 và 2 chảy song song nhưng ngược chiều
nhau xem hình 5.4 (b).
Chảy chéo nhau: lưu thể 1 và 2 chảy theo phương vuông góc với
nhau xem hình 5.4 (c).

3
Chảy hỗn hợp: lưu thể 1 cứ chảy theo một hướng nào đó, còn lưu thể
2 lúc thì chảy cùng chiều với lưu thể 1, lúc thì chảy ngược chiều với lưu
thể 1 xem hình 5.4 (d).

Hình 2.1. Chiều chuyển động của lưu thể


2.1.6.2. Tính toán quá trình đun nóng

Hình 2.2. Thiết bị trao đổi nhiệt đun nóng gián tiếp
Ta qui ước:
F (m2): Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt;

4
C’p, Cp (J/(kg.K): nhiệt dung riêng của chất lỏng nóng và nguội;
G’1, G1 (kg/s): lượng chất lỏng nóng và nguội chảy qua bề mặt trao
đổi nhiệt;
T’, T (0C): nhiệt độ của chất lỏng nóng và nguội ở vị trí bất kỳ;
T’1 , T’2 (0C): nhiệt độ vào và ra của chất lỏng nóng;
T1 , T2 (0C): nhiệt độ vào và ra của chất lỏng nguội;
K (W/(m2.K): hệ số truyền nhiệt.
Việc tính toán quá trình đun nóng ổn định cho tất cả các trường hợp:
xuôi dòng, ngược dòng, chéo nhau và hỗn hợp tương tự như tính toán
cho các thiết bị trao đổi nhiệt thông thường.
Phương pháp tính toán được trình bày rất kỷ ở Tập 2, phần 1: Cơ
sở lý thuyết về truyền nhiệt, chương 4, mục 4.2. Ở đây trình bày ngắn
gọn như sau:
Phương trình cần bằng nhiệt trong quá trình đun nóng được viết:

Q = G1C1 (T2 − T1 ) = G '1 C '1 (T '2 − T '1 ) = K .F .Ttb (5.4)

T1 − T2
Trong đó: Ttb = (5.5)
T
ln 1
T2

Đối với trường hợp chéo nhau và hỗn hợp thì:


T1 − T2
Ttb =  t . (5.6)
T
ln 1
T2
Với: t là hệ số hiệu chỉnh xác định bằng đồ thị ở hình 4.23a, b, c và
hình 4.23d.

5
2.2. LÀM NGUỘI

2.2.1. Làm nguội không ổn định


Làm nguội gián đoạn (từng mẻ) một lưu chất chứa trong bình A có
(hay không có) cánh khuấy nhờ lưu chất B gọi là chất tải nhiệt.

2.2.2. Làm nguội ổn định


Làm nguội ổn định đơn giản hơn nhiều bởi vì quá trình làm nguội
không phụ thuộc vào thời gian.
Phương pháp làm nguội ổn định cũng có 3 phương pháp cơ bản:
➢ Làm nguội trực tiếp: chỉ sử dụng khi vật liệu cần làm nguội
không ảnh hưởng gì đến chất lượng và mục đích sử dụng của
nó. Chẳng hạn như cho nước đá vào cốc nước nóng, … v.v.
➢ Làm nguội gián tiếp: đây là phương pháp sử dụng rất nhiều
trong công nghiệp, thiết bị làm nguội theo phương pháp này
chủ yếu là các loại thiết bị trao đổi nhiệt, như: ống lồng ống,
dàn trao đổi nhiệt và cánh khuấy, thiết bị hai vỏ có sử dụng
cánh khuấy, …v.v.
➢ Làm nguội hỗn hợp: đây là phương pháp vừa kết hợp gián
tiếp và trực tiếp
Tính toán thiết bị làm nguội ổn định khá đơn giản, áp dụng toàn bộ lý
thuyết chương 4, phần 1 của tập 2 đã được trình bày rất kỷ. Vì thế, ở đây
không cần trình bày lại.

105
2.3. NGƯNG TỤ
2.3.1. Định nghĩa
- Ngưng tụ là một quá trình trao đổi nhiệt có chuyển pha, các chất
khí hoặc hơi chuyển thành pha lỏng.

Hình 2.3. Đồ thị P-h biểu diễn quá trình ngưng tụ

- Nếu chất khí hoặc hơi ở vùng hơi quá nhiệt thì quá trình ngưng tụ
phải trải qua hai giai đoạn; giai đoạn 1 làm mát: chuyển từ hơi quá nhiệt
về hơi bảo hòa khô, trên hình 2.3 chính là giai đoạn 1-2; giai đoạn 2
ngưng tụ: hơi bảo hòa khô (nằm trên đường x = 1) chuyển pha thành lỏng
(nằm trên đường x = 0) trên hình 2.3 chính là giai đoạn 2-3.
- Nếu sau khi hơi ngưng tụ thành lỏng mà tiếp tục hạ nhiệt độ của
chúng xuống dưới nhiệt độ ngưng tụ thì quá trình ngưng tụ có thêm một
giai đoạn nữa là giai đoạn quá lạnh, trên hình 2.3 chính là giai đoạn 3-4.
2.3.2. Ứng dụng
Quá trình ngưng tụ ứng dụng rất nhiều trong các lỉnh vực khác nhau:

131
- Ứng dụng trong lỉnh vực chưng cất: rượu, dung môi hữu cơ để
thu hồi các sản phẩm có giá trị (tinh dầu, chất màu, mùi, vị thơm, …v.v),
chưng cất thành phần đa cấu tử trong tinh luyện chế biến dầu khí.
- Ứng dụng trong ngành kỹ thuật lạnh dùng để ngưng tụ các môi
chất lạnh NH3, Freon, … phục vụ cho hệ thống lạnh làm việc.
- Ứng dụng trong lỉnh vực cô đặc dùng để ngưng tụ thu hồi dung
môi trước khi bơm hút chân không hút thải ra ngoài.
- Ứng dụng trong các nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử, dùng
để ngưng tụ hơi nước trước khi tuần hoàn trở lại hệ thống lò hơi.
- Ngoài ra nó còn ứng dụng trong công, nông nghiệp, …v.v.
2.3.3. Phân loại
Thiết bị ngưng tụ có rất nhiều loại và nguyên lý làm việc cũng rất
khác nhau. Người ta phân loại thiết bị ngưng tự căn cứ vào nhiều đặc
tính khác nhau.
− Theo môi trường làm mát
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước. Để làm mát bằng nước cấu
tạo của thiết bị thường có dạng bình hoặc dạng dàn nhúng
trong các bể.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí. Một số
thiết bị ngưng tụ trong đó kết hợp cả nước và không khí để giải
nhiệt trong thiết bị kiểu đó vai trò của nước và không khí có
khác nhau: nước sử dụng để giải nhiệt cho môi chất lạnh và
không khí giải nhiệt cho nước. Ví dụ như dàn ngưng tụ bay hơi,
dàn ngưng kiểu tưới vv…
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí. Không khí đối lưu
cưỡng bức hoặc tự nhiên qua thiết bị và trao đổi nhiệt với
môi chất.
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng chất khác. Có thể thấy thiết bị
kiểu này trong các hệ thống máy lạnh ghép tầng, ở đó dàn ngưng
chu trình dưới được làm lạnh bằng môi chất lạnh bay hơi của chu
trình trên.
− Theo đặc điểm cấu tạo:

132
+ Bình ngưng tụ giải nhiệt bằng nước.
+ Dàn ngưng tụ bay hơi.
+ Dàn ngưng kiểu tưới.
+ Dàn ngưng tụ làm mát bằng không khí.
+ Dàn ngưng kiểu ống lồng ống.
+ Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản.
− Theo đặc điểm đối lưu của không khí:
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu tự nhiên
+ Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu cưỡng bức.
Ngoài ra có thể có rất nhiều cách phân chia theo các đặc điểm khác
như: theo chiều chuyển động của môi chất lạnh và môi trường giải nhiệt.
Về cấu tạo cũng có nhiệt kiểu khác nhau như kiểu ngưng tụ bên ngoài bề
mặt ống trao đổi nhiệt, bên trong ống trao đổi nhiệt hoặc trên các bề mặt
phẳng.
2.3.4. Tính toán thiết bị ngưng tụ
Giả sử quá trình ngưng tụ có đầy đủ 3 giai đoạn: làm nguội (làm
mát), ngưng tụ và quá lạnh. Khi biết hệ số truyền nhiệt của thiết bị K1,
K2, K3 (W/(m2.K)) lần lượt tại giai đoạn làm nguội từ hơi quá nhiệt về
hơi bảo hòa khô (nằm trên đường x = 1), tại giai đoạn ngưng tụ là vùng
hơi bảo hòa ẩm (nằm giữa hai đường x = 0, x = 1), tại giai đoạn quá lạnh
(nằm ở vùng lỏng, ngoài đường x =0).
Gọi Gh (kg/s) là lưu lượng hơi vào thiết bị ngưng tụ ở trạng thái (1),
có nhiệt độ t1 và áp suất P1 = const; 12: giai đoạn làm mát; 23: giai đoạn
ngưng tụ; 34: giai đoạn quá lạnh.
Gọi Gm (kg/s) là lưu lượng môi chất trao đổi nhiệt để thực hiện quá
trình ngưng tụ hơi, có nhiệt dung riêng cp (kJ/(kg.K)); nhiệt độ vào là tv
(0C), nhiệt độ ra tr (0C).
Tất cả quá trình ngưng tụ được mô tả như hình vẽ sau:

133
Hình 2.4. Quá trình ngưng tụ hơi quá nhiệt ở thiết bị ngưng tụ ống lồng
ống chuyển động ngược dòng

Phương trình cân bằng nhiệt trong quá trình ngưng tụ:

Q = Q1 + Q2 + Q3 = Gm.cp.(tr – tv) = Gh(h1 – h4) (5.306)


Với: h1, h2, h3, h4, tk = t2 = t3 tìm được tra trên đồ thị P – h, trạng thái
1(t1, P1); 2(x=1, P1); 3(x = 0, P1), 4(t4, P1); tk (0C): nhiệt độ ngưng tụ
Q1 = Gh(h1 – h2), Q2 = Gh(h2 – h3), Q3 = Gh(h3 – h4): nhiệt lượng trao
đổi của giai đoạn 12; 23 và 34.

134
▪ Xác định lưu lượng môi chất làm mát
G (h − h )
Gm = h 1 4 , kg/s (5.307)
cp (t r − t v )

▪ Tính diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị ở giai đoạn làm mát
12:

Q1 = Gh(h1 – h2) = Gm.cp.(tr – ty) = K1.tbt1.F1 (5.308)


G h (h1 − h 2 )
t y = tr − (5.309)
G m .cp
t1 − t 2
t1 = t1 – tr; t2 = tk – ty; t tb1 = (5.310)
t
ln 1
t 2
G h (h1 − h 2 )
F1 = , m2 (5.311)
K1.t tb1

▪ Tính diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị ở giai đoạn ngưng tụ
23:
Q2 = Gh(h2 – h3) = Gm.cp.(ty – tx) = K2.tbt2.F2 (5.312)
G (h − h 3 )
tx = ty − h 2 (5.313)
G m .cp
t 2 − t 3
t3 = tk – tx; t tb2 = (5.314)
t
ln 2
t 3
G h (h 2 − h 3 )
F2 = , m2 (5.315)
K 2 .t tb2

▪ Tính diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị ở giai đoạn quá lạnh
34:
Q3 = Gh(h3 – h4) = Gm.cp.(tx – tv) = K3.tbt3.F3 (5.316)
t − t 4
t4 = t4 – tv; t tb3 = 3 (5.317)
t
ln 3
t 4

135
G h (h 3 − h 4 )
F3 = , m2 (5.318)
K 3 .t tb3

▪ Tổng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ:
F = F1 + F2 + F3 = n..d.l (5.319)
Với: n – số ống trao đổi nhiệt; l (m) – chiều dài ống; d (m) – đường
kính ống.
+) Số ống trao đổi nhiệt
F
n= (5.320)
.d.l

2.4. BAY HƠI VÀ THĂNG HOA


2.4.1. Bay hơi
2.4.1.1. Khái niệm
Quá trình bay hơi là quá trình thường xảy ra trong hệ thống lạnh có
nhiệm vụ hoá hơi môi chất lạnh (R22, HN3, …v.v) bảo hòa lỏng sau tiết
lưu khi nhận nhiệt của môi trường cần làm lạnh để thực hiện quá trình
làm lạnh, làm lạnh đông sản phẩm. Thiết bị bay hơi cùng với thiết bị
ngưng tụ, máy nén và van tiết lưu là những thiết bị quan trọng nhất
không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh.
Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm
lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường
hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút
ẩm về gây ngập lỏng. Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn
so với yêu cầu thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá
nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình
nén cao, tăng công suất nén. Lựa chọn thiết bị bay hơi dựa trên nhiều yếu
tố như hiệu quả làm việc, đặc điểm và tính chất sản phẩm cần làm lạnh.

2.4.1.2. Phân loại thiết bị bay hơi


Thiết bị bay hơi sử dụng trong các hệ thống lạnh rất đa dạng. Tuỳ
thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà nên chọn loại dàn cho thích
hợp. Có nhiều cách phân loại thiết bị bay hơi.
➢ Phân loại theo môi trường cần làm lạnh:
- Làm lạnh chất lỏng: thiết bị dạng bình bay hơi, dạng panel, dạng
xương cá, dạng tấm bản.

136
- Làm lạnh không khí: dạng ống trao đổi nhiệt có cánh, đối lưu tự
nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức (có trang bị thêm quạt).
- Thiết bị bay hơi dạng kiểu tấm có thể sử dụng làm lạnh không khí,
chất lỏng hoặc sản phẩm dạng đặc.
➢ Phân loại theo cách thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh:
- Làm lạnh trực tiếp: môi chất lạnh hóa hơi thu nhiệt.
- Làm lạnh gián tiếp: nhờ chất tải lạnh nước, nước muối, glycol,…
➢ Phân loại theo mức độ chứa dịch trong dàn lạnh:
- Thiết bị bay hơi (dàn lạnh) kiểu ngập lỏng (NH3, freon): bao phủ
toàn bộ bề mặt trao đổi nhiệt (thường là loại cấp lỏng từ dưới lên).
- Thiết bị bay hơi kiểu không ngập lỏng: môi chất không phủ toàn bộ
bề mặt trao đổi nhiệt, một phần bề mặt trao đổi nhiệt dùng để quá nhiệt
hơi hút về máy nén (thường là loại cấp lỏng từ trên xuống). Ngoài ra
người ta còn phân loại theo tính chất kín hở của môi trường cần làm lạnh.
2.4.2. Thăng hoa
2.4.2.1. Định nghĩa
Thăng hoa là quá trình chuyển pha từ pha rắn sang pha hơi không
thông qua pha lỏng, quá trình này được ứng dụng trong sấy thăng hoa.
2.4.2.2. Các quá trình chuyển pha của nước
Phân tích quá trình chuyển pha của nước giữa lỏng – rắn – hơi được
mô tả ở hình 5.61. OK: đường hóa hơi/ngưng tụ; OA: đường kết
tính/nóng chảy; OB: đường thăng hoa/hóa tuyết (ngưng tụ - đóng băng)

Hình 2.5. Đồ thị P – t trạng thái của nước

137
- Ở điều kiện áp suất PM = const, khi cấp nhiệt vào làm nhiệt độ
của nước tăng từ TM đến TG, thì trạng thái của nước diễn ra theo M – G,
tại M nước ở trạng thái lỏng, tại G ước ở trạng thái hơi. Hiện tượng này
thường xảy ra trong các quá trình sấy vật liệu ẩm.
- Trường hợp nếu làm giảm áp suất PM < 760mmHg, quá trình diễn
ra theo đường M – L, hiện tượng này thường xuất hiện trong quá trình
sấy chân không.
- Ở điều kiện áp suất PM = const, khi lấy nhiệt ra làm giảm nhiệt độ
của nước từ TM xuống TN = TR = TH (xem hình 5.61), thì trạng thái pha
của nước diễn ra theo M – N, tại M nước ở trạng thái lỏng, tại N nước ở
trạng thái rắn hay nước đá. Hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình
làm lạnh đông.
- Ở điều kiện áp suất PR = const < PO = 4,58mmHg, tại R nước ở
trạng thái rắn và có nhiệt độ là TH = TR. Giản đồ hình 5.61 cho thấy, ứng
với mỗi giá trị nhiệt độ nước đá là TH sẽ có một giá trị áp suất thăng hoa
tương ứng là PH (điểm H) và ngược lại. Vì vậy, nếu đặt nước đá trong
môi trường có áp suất là PR, với PH < PR < 4,58 mmHg, tương ứng sẽ có
nhiệt độ thăng hoa của nước đá là Tth = TF > TH. Khi đó nước đá chưa thể
thăng hoa ngay (điểm R) mà nó phải thực hiện một giai đoạn truyền nhiệt
(đoạn RF), để nâng nhiệt độ TR = TH lên đến TF (tương ứng với PR = PF),
lúc đó nước đá mới bắt đầu thăng hoa, diễn biến của quá trình đi theo
đường R – Q và cần một lượng nhiệt cấp vào Q = Gndcnd(TF – TH), trong
đó Gnd, cnd khối lượng và nhiệt dung riêng của nước đá, do đó tiêu tốn
năng lượng và thời gian để nâng nhiệt trước khi thăng hoa. Nếu đặt nước
đá trong môi trường có áp suất là PD, với PD  PH < 4,58 mmHg, tương
ứng sẽ có nhiệt độ thăng hoa của nước đá là TD  TH, khi đó nước đá sẽ
thăng hoa ngay tại điểm H (điểm thăng hoa thực tế là E) và động lực của
quá trình thăng hoa chính là T = TH – TD. Vì thế rút ngắn thời gian
thăng hoa và nếu có nhiệt cấp vào nó sẽ làm tăng động lực thăng hoa
nước đá, các hiện tượng này thường xảy ra trong sấy thăng hoa.

138
Bảng 2.1. Quan hệ giữa áp suất (Pth) với nhiệt độ (Tth) thăng hoa của nước
đá
Tth, 0C - - - - -
0,0098 -1,7 -5,1 -9,8 -66,7
17,5 26,6 39,3 45,4 57,6

Pth,
4,58 4,00 3,00 2,00 1,00 0,40 0,10 0,05 0,01 0,001
mmHg

- Theo Peng (1994), điều kiện tiên quyết để nước đá thăng hoa là
khi chúng được đặt trong môi trường có nhiệt độ và áp suất nhỏ hơn
điểm ba thể O(0,00980C; 4,58mmHg). Quá trình biến đổi pha của nước
luôn phụ thuộc vào hai thông số cơ bản đó là nhiệt độ và áp suất, ứng với
một giá trị áp suất xác định sẽ có một giá trị nhiệt độ thăng hoa xác định
(bảng 5.33).

Hình 5.62. Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng


hoa của nước đá
Mối quan hệ áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước đá ở bảng 5.33,
được biểu diễn ở hình 5.62, việc chọn áp suất môi trường sấy thăng hoa
phù hợp với nhiệt độ thăng hoa nước đá sẽ quyết định đến thời gian thăng
hoa của nước đá, nếu áp suất môi trường sấy thăng hoa không phù hợp sẽ
kéo dài thời gian thăng hoa.
2.4.2.2. Nhiệt thăng hoa
Nhiệt thăng hoa của nước trong môi trường có Pth và Tth được xác
định theo phương trình sau:
Qth = rth.Gth, kJ (5.455)

139
Trong đó: Qth (kJ) – nhiệt thăng hoa; rth (kJ/kg) - ẩn nhiệt thăng hoa,
ẩn nhiệt này luôn phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ thăng hoa (Pth và
Tth); Gth (kg) – lượng nước đá thăng hoa.
Ẩn nhiệt thăng hoa của nước đá được xác định theo phương trình sau:
rth = 0,0024.T2 + 3,0606.T + 3287,074 (5.456)
Với: T ( C) nhiệt độ thăng hoa của nước đá được xác định theo áp
0

suất thăng hoa ở bảng 5.33.

2.5. BÀI TẬP


Bài tập 2.1: Để đun nóng một dòng lưu chất lạnh (chất lỏng cần gia
nhiệt) có lưu lượng G1 = 1200 kg/h, có nhiệt độ ban đầu là 120C lên đến
nhiệt độ 600C, có nhiệt dung riêng chất lỏng lạnh cp1 = 4,09 kJ/(kg.K).
Người ta dùng một thiết bị đun nóng xuôi dòng và bằng dòng lưu chất
nóng có nhiệt độ ban đầu là 1500C và nhiệt độ ra khỏi thiết bị là 900C có
nhiệt dung riêng cp2 = 3,16 kJ/(kg.K). Hệ số truyền nhiệt của thiết bị trao
đổi nhiệt K = 984 W/(m2.K). Tính:
1. Lưu lượng dòng lưu chất nóng cần thiết qua thiết bị đun nóng.
2. Diện tích truyền nhiệt và số ống trao đổi nhiệt của thiết bị, biết
dng/dtr = 18mm/16mm, chiều dài mỗi ống L = 1,8m
Bài tập 2.2: Để đun nóng một dòng lưu chất lạnh (chất lỏng cần gia
nhiệt) có lưu lượng G1 = 1600 kg/h, có nhiệt độ ban đầu là 250C lên đến
nhiệt độ 600C, có nhiệt dung riêng chất lỏng lạnh cp1 = 4,09 kJ/(kg.K).
Người ta dùng một thiết bị đun nóng ngược dòng và bằng dòng lưu chất
nóng có nhiệt độ ban đầu là 1500C và nhiệt độ ra khỏi thiết bị là 900C có
nhiệt dung riêng cp2 = 3,16 kJ/(kg.K). Hệ số truyền nhiệt của thiết bị trao
đổi nhiệt K = 1024 W/(m2.K). Tính:
1. Lưu lượng dòng lưu chất nóng cần thiết qua thiết bị đun nóng.
2. Diện tích truyền nhiệt và số ống trao đổi nhiệt của thiết bị, biết
dng/dtr = 18mm/16mm, chiều dài mỗi ống L = 1,8m

Bài tập 2.3: Một thiết bị ngưng tụ (TBNT) khí NH3 có nhiệt độ 700C ở
áp suất P = 12bar (điều kiện ngưng tụ đẳng áp) với h1 = 1600kJ/kg; h2
=1450kJ/kg; h3 = 350kJ/kg, làm mát bằng nước. Biết: nhiệt độ nước vào

140
và ra khỏi TBNT biến thiên từ 200C đến 250C, lưu lượng nước vào làm
mát là Gn = 1200kg/h; nhiệt dung riêng của nước là cn = 4,12975 +
0,0025.T kJ/(kg.K), với T(0C) - là nhiệt độ của nước; hệ số truyền nhiệt
của TBNT là K = K1 = K2 = 148,5 W/(m2.K). Hãy xác định:
a. Lưu lượng NH3 (mNH3, kg/h) tuần hoàn qua thiết bị
b. Diện tích trao đổi nhiệt của TBNT?
c. Nếu trong thời gian 6h thì lượng NH3 ngưng tụ được bao
nhiêu?

141
142

You might also like