You are on page 1of 7

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 6

QUÁ TRÌNH LÀM NÓNG NƯỚC BẰNG BƠM NHIỆT

1. Mục đích thí nghiệm:


- Hướng dẫn sinh viên biết cách sử dụng và hiểu được nguyên lý hoạt động của
hệ thống bơm nhiệt để làm nóng nước.
- Xác định được thông số hiệu suất nhiệt (COP) khi làm nóng một khối lượng
nước nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nắm vững phương pháp thí nghiệm và biết sử dụng một số thiết bị thí nghiệm
trong hệ thống.

2. Nội dung thí nghiệm


- Nghe hướng dẫn
- Thực hành làm thí nghiệm
- Xác định được thông số thí nghiệm (nhiệt độ nước nóng, tiêu thụ điện)
- Ghi chép và xử lý số liệu, tìm ra COP
- Báo cáo thí nghiệm

3. Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của hệ thống

3.1. Máy bơm nhiệt heat pump là gì? 


Trong tự nhiên, xu hướng nhiệt độ truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có
nhiệt độ thấp hơn. Chính vì vậy, người ta dùng máy bơm nhiệt heat pump để di chuyển
nhiệt từ một nguồn nhiệt thấp hơn tới nguồn nhiệt cao hơn và ngược lại. Như vậy, máy
bơm nhiệt là một thiết bị hoạt động theo nguyên lý Nhiệt động lực, sử dụng một lượng
nhỏ năng lượng để hấp thụ và điều chỉnh nhiệt độ, di chuyển nó đến nơi mong muốn.

1
3.2. Cấu tạo hệ thống Bơm nhiệt làm nóng nước

Hình 1: Cấu tạo hệ thống Bơm nhiệt làm nóng nước


1 – Dàn lạnh; 2 – Dàn nóng; 3 – Máy nén; 4-Bình nước nóng; 5-Đồng hồ đo áp suất;
6-Đồng hồ hiển thị nhiệt độ; 7-Hiệu điện thế và Cường độ dòng điện

 Máy nén (Lốc): có tác dụng hút chân không môi chất lạnh từ dàn lạnh, nén
MCL sang dạng lỏng ở dàn nóng ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp lên nhiệt độ cao
áp suất cao, giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất.
 Dàn bay hơi (dàn lạnh): có tác dụng hấp thụ nhiệt từ môi trường (trong
phòng) để môi chất lạnh mang ra ngoài và làm lạnh không khí trong môi trường
cần điều hoà. Dàn lạnh có các ống đồng chạy song song và được bọc bởi dàn lá
nhôm tản nhiệt.
 Dàn ngưng tụ (dàn nóng): Làm nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường (để
ngưng tụ MCL) khi MCL đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn
nóng.

2
 Van tiết lưu: Có nhiệm vụ giảm áp suất của môi chất lạnh sau khi qua dàn
nóng để tản nhiệt. MCL đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với
áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
 Bình nước nóng: Cấp nhiệt để làm nóng nước và tích trữ nước nóng cho hệ
thống nước nóng (Có dàn ống đồng trao đổi nhiệt)
 Van đảo chiều : van đảo chiều trong máy lạnh có 2 chức năng làm lạnh và sưởi
ấm , dùng để đổi chiều dòng gas đi trong hệ thống hoán đổi vị trí giữa dàn nóng
và dàn lạnh. Khi cần làm lạnh trong phòng thì máy lạnh 2 chiều hoạt động như
cái máy lạnh bình thường dàn nóng ngoài trời dàn lạnh trong nhà, khi muốn
sưởi ấm thì van có chức năng đảo chiều gas từ máy nén vào dàn trong nhà tỏa
nhiệt và ngưng tụ rồi tiết lưu vào dàn ở bên ngoài trời , khi đó dàn trong nhà
thành dàn nóng dàn ngoài trời thành dàn lạnh.
 Senso nhiệt độ (Can nhiệt): Để đo nhiệt độ, chuyển tín hiệu đó về tín hiệu
điện và tác động các tiếp điểm thường đóng/ thườ ng mở để đóng ngắt máy nén
và van đảo chiều.
 Đồng hồ hiển thị nhiệt độ: Dùng để hiển thị, và giám sát nhiệt độ cần đo.
 Tiếp điểm thường đóng/ thường mở: để đóng ngắt điều chỉnh mạch điện.

3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống


a) Nguyên lý hoạt động của Hệ thống khi chạy chế độ mùa hè:

Khi đóng điện cho hệ thống, máy nén hoạt động hút hơi MCL từ dàn bay hơi và
nén lên áp suất cao nhiệt độ cao sau đó đẩy tới dàn ống xoắn ruột gà trong bình nước.
Tại đây MCL trao đổi nhiệt với nước lạnh trong bình và làm cho nhiệt độ của nước
tăng dần theo thời gian. Sau đó MCL ngưng tụ lại thành lỏng đi lên van đổi chiều, hiện

3
tại ống số 1 thông với số 2, số 3 thông với 4, MCL theo đường ống số 2 qua dàn ngưng
tụ, dàn ngưng lúc này như một dàn ống đồng bình thường cho MCL đi qua, khi nhiệt
độ trong bình nước tăng cao đến một nhiệt độ đã đặt sẵn là 45 oC thì quạt tại dàn ngưng
bắt đầu chạy để giải nhiệt cho MCL trong ống, MCL qua van tiết lưu để giảm áp suất,
nhiệt độ rồi lại quay về dàn bay hơi bắt đầu 1 chu trình trao đổi nhiệt mới.

b) Nguyên lý hoạt động của Hệ thống khi chạy chế độ mùa đông:

Khi hệ thống hoạt động ở chế độ ngược lại thì dàn bay hơi sẽ là dàn nóng và
dàn ngưng lúc này sẽ là dàn lạnh, ở chế độ này van đổi chiều ống 1 thông với 4, ống 2
thông với 3. MCL ở nhiệt độ cao và áp suất cao sau khi ra khỏi bình ngưng sẽ qua
đường ống số 4 nhờ van đổi chiều đến dàn bay hơi qua van tiết lưu để giảm áp suất và
nhiệt độ xuống rồi qua dàn ngưng quay trở về máy nén, dàn ngưng thành dàn bay hơi
và dàn bay hơi thành dàn ngưng tụ.
Tại dàn lạnh được lắp 1 senso cảm ứng nhiệt độ đã được đặt trước nhiệt độ.
Khi nhiệt độ tại dàn lạnh đạt tới nhiệt độ đã đặt trước thì senso nhiệt độ sẽ tác động
đến tiếp điểm thường đóng làm cho máy nén mất điện, khi đó hệ thống ngừng hoạt
động.
Tương tự tại bình nước nóng cũng được đặt 1 senso cảm ứng nhiệt độ khi nhiệt
độ nước nóng trong bình đã đạt tới nhiệt độ đặt trước thì senso nhiệt độ tác động điện
tới van đảo chiều chuyển chiều hoạt động sang giải nhiệt cho MCL bằng dàn ngưng tụ
và hệ thống tiếp tục hoạt động.

4
3.4. Ưu điểm và ứng dụng của hệ thống Bơm nhiệt
Ưu điểm 1: Máy bơm nhiệt heat pump có thể hoạt động liên tục, bất cứ khi nào cần và
trong môi trường linh hoạt giúp tiết kiệm điện năng, cho ra nhiều nước nóng hơn trong
một ngày.

Ưu điểm 2: Thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng

Nguyên lý hoạt động của máy bơm nhiệt chính là việc lấy năng lượng từ nguồn nhiệt
thấp (như trong không khí, độ ẩm, nguồn nước) rồi chuyển hóa  thành nguồn nước
nóng nhiệt độ cao. Do đó, nó không hề dùng điện năng để làm nóng nước, chính vì
vậy, nó hoàn toàn thân thiện và an toàn cho người dùng. Máy bơm nhiệt heat pump
quả thật là sự lựa chọn hữu ích và an toàn hàng đầu cho các gia đình (đặc biệt đối với
các gia đình có trẻ nhỏ, người già). Hệ thống được điều chỉnh nhiệt độ ngay tại đầu ra
(khoảng từ 39 đến 55 độ C) bằng van pha tự động ổn định nhiệt, nhờ đó chúng ta có
thể hoàn toàn yên tâm, đặc biệt là trẻ nhỏ khi sử dụng sẽ không lo bị bỏng (phỏng) nếu
nhiệt độ nước ra quá cao như các bình nước nóng thông thường (với độ nóng lên đến
75 đến 80 độ C).

Ưu điểm 3: Độ bền cao

Thiết bị này thường được được gia công và chế tạo bằng titan chống ăn mòn, đồng
thời được trang bị động cơ, các linh kiện như máy nén, van… khép kín, kết hợp với
các loại vật liệu chống oxi ăn mòn, giúp tăng tuổi thọ của máy sử dụng tốt từ 12 đến
20 năm.

Ưu điểm 4: Dễ dàng trong việc lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng

Dòng máy này rất dễ để lắp đặt và vận hành, khi mua thiết bị về chỉ việc cắm điện và
tận hưởng nguồn nước nóng mà máy bơm nhiệt heat pump tạo ra mà không phải đợi
hay bực tức khi đang sử dụng bị hết nước.

Sau khi sử dụng một thời gian dài, việc vệ sinh, bảo dưỡng, bảo trì máy định kỳ theo
thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì thiết bị máy móc nào. Có
như vậy, máy mới làm tăng tuổi thọ của các linh kiện trong máy. Với máy bơm nhiệt
heat pump, chúng ta có thể tự động kiểm tra và vệ sinh máy, giúp tiết kiệm được một
khoản chi phí rất lớn cho việc gọi thợ và chủ động hơn.

Ưu điểm 5: Dùng được với thời tiết, môi trường khác nhau

Hiện nay, máy bơm nhiệt heat pump có thể đáp ứng được mọi nhu cầu làm nóng nước,
sưởi ấm hoặc làm mát gia đình, nhà máy, thủy sản, thậm chí ở hồ bơi công cộng hay
hồ tắm… Máy bơm nhiệt heat pump thậm chí có thể hoạt động tốt trong điều kiện khí
hậu ẩm ướt.

Nói tóm lại, heat pump có khả năng giữ nhiệt trong quá trình làm việc hơn, có chi phí
vận hành hàng năm thấp hơn nhiều so với các thiết bị sử dụng điện hoặc ga để làm
nước nóng.

5
4. Yêu cầu thí nghiệm và thông số đầu vào hệ thống thí nghiệm
a) Trình tự thí nghiệm
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ sơ đồ thí nghiệm
Bước 2: Cấp nước cho bình chứa nước
Bước 3: Cấp điện và khởi động hệ thống
Bước 4: Theo dõi các đồng hồ thông số
Bước 5: Đọc các giá trị nhiệt độ nước, dòng điện, áp suất dàn lạnh, áp suất dàn nóng 5
phút một lần và ghi lại (trong 30 phút)

b) Thông số đầu vào, kết quả đo và xử lý số liệu thí nghiệm


Stt Thông số Ký hiệu/Công thức 1  3
1 Nhiệt độ môi trường tmtr = ... 0C 3 30. 30.
0.0 0 0
2 Nhiệt độ đo nước vào tnước vào = ...0C 2 25. 30.
0.0 0 0
3 Nhiệt độ đo nước ra tnước ra = ... C 0
2 30. 35.
5.0 0 0
4 Nhiệt độ ngưng tụ tk = ... C0
3 37. 42.
2.5 5 5
5 Nhiệt độ bay hơi t0 = ... C0
1 10. 10.
0.0 0 0
6 Lượng nước trong bình G = ... lít (kg) 2 20. 20.
0.0 0 0
7 Nhiệt dung riêng của nước C = 4,2 kJ/kg.K 4 4. 4.
.2 2 2
8 Chỉ số cos() Cos() = 0,85 0. 0.8 0.8
85 5 5
9 Hiệu điện thế U ... V 22 220. 220.
0.0 0 0
10 Dòng điện I ... A 1. 1.1 1.1
00 0 5
11 Thời gian thí nghiệm  ... h 0. 0.1 0.1
15 5 5
12 Lượng điện tiêu thụ L = 3.6 * U * I * cos() *  11 139. 154.
8.8 4 8
13 Lượng nhiệt cung cấp Q = G * C * ∆t 42 420. 420.
0.0 0 0
14 Chỉ số COP COP = Q / L 3 3. 2.
.5 0 7

6
(Lưu ý: Số liệu chỉ là ví dụ, không chính xác)

5. Biểu diễn kết quả thí ghiệm trên đồ thị

Đồ thị về mối quan hệ giữa nhiệt độ nước nóng và COP

(Lưu ý: Số liệu trên đồ thị chỉ là ví dụ, không chính xác)

6. Nhận xét thí nghiệm

- Qua thực hành và làm thí nghiệm sinh viên đã biết cách sử dụng hệ thống thiết
bị thí nghiệm và hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thống bơm nhiệt.
- Bước đầu làm quen và biết cách xác định các thông số quan trọng của hệ thống
bơm nhiệt (nhiệt độ nước nóng, tiêu thụ điện, COP).
- Số liệu thí nghiệm đã được xử lý và tính toán phù hợp với kết quả tính toán lý
thuyết.

You might also like