You are on page 1of 5

BÁO CÁO ẨM KẾ

Ẩm kế nhiệt (thermal hygrometer)


Nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên tắc sự thay đổi của độ ẩm sẽ làm thay đổi độ dẫn
nhiệt của không khí. Loại ẩm kế này chỉ đo độ ẩm tuyệt đối chứ không phải độ ẩm tương
đối.

 Ẩm kế nhiệt sử dụng cảm biến nhiệt trở để xác định sự thay đổi độ dẫn nhiệt của khí, từ
đó xác định độ ẩm tuyệt đối của khí. Ẩm kế nhiệt gồm hai điện trở nhiệt (thermistor)
được treo bằng những sợi dây mỏng nhằm tránh
thất thoát nhiệt qua sự truyền nhiệt tiếp xúc (dẫn
nhiệt) với vỏ hộp thiết bị. Một trong hai điện trở
nhiệt tiếp xúc với không khí bên ngoài qua một lỗ
thông nhỏ; điện trở nhiệt còn lại được đặt trong
buồng kín, tránh tiếp xúc với không khí. Cả hai
điện trở nhiệt được nối trong một mạch điện cầu.
Khi có dòng điện chạy qua, hai điện trở nhiệt nóng
lên, nhiệt độ lên tới 170 °C cao hơn nhiệt độ không
khí. Do sự khác biệt về hàm lượng nước trong hai
buồng kín và hở nên cũng dẫn đến sự chênh lệch
về độ dẫn nhiệt trong một đơn vị thời gian. Nhiệt
lượng tỏa ra từ nhiệt điện trở kín lớn hơn nhiệt
điện trở tiếp xúc do sự khác biệt về độ dẫn nhiệt
của hơi nước so với nitơ khô. Vì nhiệt lượng tỏa
ra mang lại nhiệt độ hoạt động khác nhau, nên sự
khác biệt về điện trở của các nhiệt điện trở tỷ lệ thuận với độ ẩm tuyệt đối.
 

Hình 1: biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của nhiệt độ TUYỆT ĐỐI và độ ẩm.
Độ chính xác: ±3g/m3.
Ưu điểm:
 Thích hợp cho môi trường nhiệt độ cao và các tình huống ăn mòn cao.
 Rất bền
 Độ phân giải cao hơn so với các loại khác
Nhược điểm:
 Tiếp xúc với bất kỳ loại khí nào có đặc tính nhiệt khác với Nitơ có thể ảnh hưởng
đến kết quả đo.

Ẩm kế điện ly:
Ẩm kế điện ly (electrolytic hygrometer) hay còn gọi là ẩm kế hấp thụ
Nguyên lý hoạt động: dựa trên hiện tượng hấp thụ hơi nước của một số chất như Lithi
Chloride (LiCl) hoặc Anhyđrit Photphoric (P2O5). Các chất này có đặc tính khi ở trạng
thái khô sẽ có giá trị điện trở rất cao; khi hút ẩm hơi nước từ môi trường xung quanh,
điện trở giảm đáng kể. Sự thay đổi điện trở có thể đo bằng mạch điện, từ đó xác định
được độ ẩm trong môi trường cần đo.
Cấu tạo : Thiết kế của một ẩm kế điện ly sử dụng muối LiCl gồm hai điện cực kim loại
được ngăn cách bởi một lớp vải sợi thủy tinh tẩm dung dịch bão hòa muối lithi chloride
(dung dịch điện ly). Hai điện cực nối với một nguồn điện xoay chiều. Khi dòng điện chạy
qua sẽ làm dung dịch LiCl bị nung nóng, nước trong dung dịch bị bay hơi. Khi nước bay
hơi hết, muối kết tinh có điện trở tăng mạnh, dòng điện giữa các điện cực giảm xuống
đáng kể. Khi dòng điện bị giảm đi, nhiệt độ ở đầu đo giảm xuống, tinh thể LiCl lại hấp
thụ nước, độ ẩm tăng, làm dòng điện tăng. Quá trình tiếp tục lặp lại cho đến khi trạng thái
cân bằng giữa muối rắn LiCl và dung dịch được thiết lập. Khi đó, áp suất riêng phần của
hơi nước trong mẫu khí tương ứng với áp suất phía trên dung dịch bão hòa LiCl ở cùng
nhiệt độ. Trạng thái cân bằng này cũng giúp xác định nhiệt độ điểm sương. Từ nhiệt độ
điểm sương để xác định nhiệt độ tương đối RH thông qua biểu đồ điểm sương (Hình 1)
hoặc công thức Magnus.

Trong đó RH là độ ẩm tương đối, T là nhiệt độ môi trường.


Thời gian đo của thiết bị khá lâu >10 phút
Độ chính xác: ± 0,2 %
Phạm vi nhiệt độ điểm sương có thể đo từ -10⁰C→60⁰C.
Dải đo nhiệt độ: điểm sương
Hình 1: cấu tạo của ẩm kế hấp thụ sử dụng chất hấp thụ là LiCl.

Hình 2: biểu đồ sự phụ thuộc của nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương và độ ẩm tương đối
3) Ẩm kế áp tinh thể ( ẩm kế áp điện )
Ẩm kế tinh thể ( Crystal hygrometer ):
Nguyên lý hoạt động dựa trên tính chất hấp thụ
nước của tinh thể ( thạch anh ) . Khi cho không khí
ẩm đi qua lớp hấp thụ ( hygroscopic ) vào trong lớp
tinh thể , do tính chất hút ẩm mạnh nên nước trong
không khí ẩm đó bị giữ lại và làm cho tinh thể thạch
anh gia tăng khối lượng. Sự gia tăng khối lượng này
cũng sẽ làm thay đổi tần số trên tinh thể , để đo
được tần số này người ta sẽ cho dòng điện xoay
chiều đi qua tinh thể và đo tần số thay đổi , từ tần số thay đổi đó có thể tính được độ ẩm
tương đối của không khí đó.
Dải đo nhiệt độ: 10-6 → 10-9 (lộn với dải đo độ ẩm, nhớ ghi thêm là độ ẩm gì)
Độ chính xác của ẩm kế tinh thể khá cao.
Chưa nêu ưu và nhược điểm của ẩm kế này.

Ẩm kế trọng lực:
Ẩm kế trọng lực (gravimetric hygrometer)
nguyên lý hoạt động: đo khối lượng của mẫu không khí so với
thể tích không khí khô có cùng thể tích từ đó xác định độ ẩm
tuyệt đối (AH) của không khí đó. Có thể bổ sung thêm không,
thấy ít thông tin quá.
Ưu điểm:
Đây là loại ẩm kế có độ chính xác cao nhất, thường sử dụng
trong các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc gia.
Phạm vi nhiệt độ: -60⁰C→ 70⁰C
Độ chính xác: ±0,09%
Nhược điểm:
+ Cồng kềnh
+ Mất nhiều thời gian để đo.
+ thường chỉ dùng để đo trong phòng thí nghiệm.
r= mw/mg
trong đó: mw là khối lượng nước trong không khí.
mg là khối lượng khí khô.
Ẩm kế hấp thụ quang:
Ẩm kế quang học (optical hygrometer)
hay còn gọi là ẩm kế hấp thụ quang (optical absorption hygrometer) đo sự hấp thụ ánh
sáng của nước trong không khí. Ẩm kế hấp thụ quang hoạt động dựa trên hiện tượng hơi
nước hấp thụ năng lượng bức xạ ở một dải ánh sáng hẹp, từ đó xác định độ ẩm của khối
khí.
Ẩm kế này sử dụng cảm biến độ ẩm quang học:
Ưu điểm:
Đo độ được độ ẩm rất nhanh: khoảng 35ms

You might also like