You are on page 1of 8

ÔN TẬP GIỮA KỲ LÝ THUYẾT TRUYỀN NHIỆT

1) Dẫn nhiệt:

 Dẫn nhiệt:

- Khi có sự trên lệch nhiệt độ trong vật, năng lượng sẽ truyền từ nơi có nhiệt độ cao

xuống nơi có nhiệt độ thấp. Lượng nhiệt truyền đi được thể hiện qua phương

trình Fourier.

𝑞 = −𝑘𝐴 𝜕𝑇
𝜕𝑥

- Cơ chế: Các phân tử chuyển động va chạm và truyền năng lượng cho nhau. Phần
tử có động năng lớn hơn truyền cho phần tử có động năng bé hơn.

- Tuân theo cơ chế truyền nhiệt vi mô.

- Khả năng dẫn nhiệt của chất giảm từ Rắn > Lỏng > Khí

 Hệ số dẫn nhiệt

- Hệ số dẫn nhiệt là thước đo cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu, nó sẽ cho ta biết

được tốc độ truyền nhiệt của vật liệu là nhanh hay chậm.

- Hệ số dẫn nhiệt phụ thuộc vào bản chất của vật liệu, và phụ thuộc mạnh vào nhiệt

độ.

- Hệ số dẫn nhiệt đối với chất lỏng sẽ càng lớn khi khối lượng phân tử càng nhỏ,

điều này cũng tương tự với chất khí.

 So sánh hệ số dẫn nhiệt:

- Rắn > Lỏng > Khí

- Kim loại tinh khiết-> Hợp kim-> phi kim-> Cách nhiệt

- Kim loại lỏng > Phi kim lỏng

# Hệ số khuếch tán nhiệt: Thể hiện khả năng khuếch tán nhiệt độ của vật liệu.

 Các phương pháp tăng cường dẫn nhiệt

- Dựa vào các dạng trao đổi nhiệt cơ bản để tìm ra những biện pháp hiệu quả:

- Các biện pháp thường gặp:

Tổng hợp bởi Lý Đức


 Giảm chiều dày vách

 Vật liệu làm vách có hệ số dẫn nhiệt lớn

 Tăng độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai bề mặt vách

2) Đối lưu:

 Đối lưu:

- Quá trình truyền nhiệt có sự tương tác giữa bề mặt và sự chuyển động của lưu

chất được gọi là truyền nhiệt đối lưu

- Quá trình đối lưu diễn ra bao gồm hai cơ chế: Khuếch tán và dẫn nhiệt.

+ Tại lớp film- bề mặt tiếp xúc giữa lưu chất và vật quá trình truyền nhiệt là hoàn

toàn dẫn nhiệt.


+ Từ lớp film nhiệt độ được truyền vào trong lòng lưu chất bằng khuếch tán hay

đối lưu

- Đối lưu được xếp vào truyền nhiệt vĩ mô do có sự chuyển động của các dòng lưu

chất.

- Lưu chất đống vai trò là chất truyền tải nhiệt vì thế, cường độ dòng nhiệt phụ

thuộc mạnh vào tốc độ lưu chất lấy nhiệt đô đi hay là tốc độ rời đi khỏi bề mặt

của lưu chất

- Lượng nhiệt trao đổi bởi quá trình truyền nhiệt đối lưu được thể hiện bằng

phương trình Newton: 𝑞 = 𝛼𝐴(𝑇1 − 𝑇2)


 Hệ số truyền nhiệt đối lưu – hệ số cấp nhiệt

- Phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tính chất vật lý của lưu chất ( độ nhớt, khối lượng riêng, hệ số dẫn nhiệt, nhiệt
dung)

- Tốc độ của dòng lưu chất và đặt tính hình học của bề mặt tiếp xúc

 Các yếu tố ảnh hưởng đến đối lưu nhiệt?

- Loại lưu chất (khí, lỏng, hơi)


- Chế độ chuyển động của lưu chất

- Tính chất vật lý của lưu chất

- Kích thước, hình dáng, vị trí, trạng thái của bề mặt trao đổi nhiệt

 Tăng cường trao đổi nhiệt đối lưu

- Tăng độ nhiễu loạn của chuyển động

- Tăng tốc độ chất lỏng, khí

3) Bức xạ:

 Bức xạ

Khác với dẫn nhiệt và đối lưu, Bức xạ nhiệt có thể truyền qua môi trường có vật chất

hoặc môi trường chân không. Về bản chất cơ chế của bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ.

Bức xạ điện từ phát ra truyền tới bề mặt vật và tương tác làm vật nóng lên.

Định luật Stefan- Boltzmann

Tốc độ giải phóng nhiệt tỉ lệ với nhiệt độ bậc bốn và tỉ lệ với diện tích bề mặt bức xạ.

Định luật Stetan-Boltzmann dùng cho vật đen tuyệt đối

- Đối với vật đen tuyệt đối

+ Bức xạ và hấp thụ là hoàn hảo, hấp thụ hoàn toàn các bức xạ tới nó và bức xạ

mội bước sóng.


+ Quá trình bức xạ đồng nhất và đẳng hướng

𝑞 = 𝜎𝐴𝑇4 ; 𝜎 = 5.669 × 10−8 𝑊/𝑚2𝐾4

- Không phải vật đen – vật xám:

Định luật kirchkoff

Định luật thiết lập quan hệ giữa khả năng bức xạ nhiệt của vật với hệ số hấp thụ. Eo

là khẳ năng bức xạ của vật đen tuyệt đối


𝐸
𝐸𝒐 =
𝜖
𝑞 = 𝜖𝜎𝐴𝑇 ; 𝜎 = 5.669 × 10−8 𝑊/𝑚2𝐾4
4

Định luật phân bố Planck

- Định luật Planck miêu tả bức xạ điện từ phát ra từ vật đen trong trạng thái cân
bằng nhiệt ở một nhiệt độ xác định.

- Định luật plack xác định năng lượng của từng bước sóng nhất định : Năng lượng

bức xạ trên một đơn vị thời gian, trên một đơn vị diện tích bề mặt bức xạ, trên một

đơn vị độ dài của bước sóng

𝐶1
𝐸 (𝑇 ) = 𝐶2
𝜆5 (𝑒𝜆𝑇 − 1)

- Từ định luật Planck ta rút ra:

+ Năng lượng bức xạ là hàm liên tực của bước sóng ánh sáng.

+ Quá trình bức xạ tăng khi nhiệt độ tăng.

+ Ở nhiệt độ càng cao càng có nhiệu bức xạ ở bước sóng ngắn.

Định luật wien

Tại mỗi nhiệt, pick của phổ bức xạ có thể được tính theo phương trình sau

2.998 × 10−3
𝜆=
𝑇

4) Tại sao thường dùng hơi bão hòa làm chất tải nhiệt?

Vì nó là môi trường truyền nhiệt có rất nhiều ưu điểm:

- Nước là chất rẻ tiền và phổ biến nhất

- Có thể điều chỉnh nhiệt theo yêu cầu.


- Hơi nước không tác dụng với vật liệu chế tạo.

- Hơi nước không có tính chất cháy nổ.

- Hơi bão hòa nói chung có ẩn nhiệt ngưng tụ cực kì lớn, hệ số truyền nhiệt cao =>
Thiết bị truyền nhiệt có diện tích bề mặt truyền nhiệt nhỏ.

5) Không khí ẩm:

Độ ẩm tuyệt đối: lượng hơi nước chưa trong 1m3 không khí

Độ ẩm tương đối: Lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí so với lượng hơi nước
chưa

trong 1 m3 không khí bão hòa hơi nước tại cùng điều kiện.

Độ ẩm riêng: Khối lượng hơi nước trên 1 kg không khí khô (kkk) – Hàm ẩm

Nhiệt độ điểm sương: Nhiệt độ giới hạn của quá trình làm lạnh không khí ẩm cho đến

khi bão hòa với hàm ẩm không đổi (độ ẩm riêng).

Nhiệt độ bầu khô: Nhiệt độ của không khí ẩm được xác định bằng nhiệt kế thông

thường Nhiệt độ bầu ướt: Nhiệt độ ổn định đạt được khi lượng nước bốc hơi vào

không khí chưa bão hòa ở điều kiện đoạn nhiệt.

6) Tại sao lại tạo cánh tản nhiệt cho vách truyền nhiệt? Khi nào người ta tạo cánh

tản nhiệt về 1 phía bề mặt vách truyền nhiệt?

Cánh tản nhiệt

𝑞 = (𝐴 𝑇1 − 𝑇2)

Đối với một quá trình truyền nhiệt, có ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình

truyền nhiệt là trên lệch nhiệt độ giữa hai nguồn, diện tích bề mặt truyền nhiệt, hệ số

truyền nhiệt.

Tuy nhiên việc tăng nhiệt độ trên lệch và giữ vững trên lệch đó là điều không dễ

dàng, việc tăng hệ số truyền nhiệt buộc phải thay đổi lưu chất tải nhiệt lấp thêm

bơm hoặc
quạt. Trong khi đó một phương pháp nhẹ nhàng hơn có thể sử dụng đó chính là tăng

diện tích bề mặt tiếp xúc.

Cách tản nhiệt là bề mặt được kéo dài từ bề mặt của vật mục đích của nó là tăng diện

tích bề mặt trao đổi nhiệt và qua đó làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.Việc sử dụng

cách tản nhiệt giúp cho tăng diện tích bề mặt truyền nhiệt của vách, nâng cao hiệu

quả truyền nhiệt nhưng tốn ít vật liệu chế tạo, đồng thời thiết bị nhỏ gọn hơn

Cách tản nhiệt một phía

Việc tạo cánh tản nhiệt để tăng diện tích bề mặt truyền nhiệt không phải lúc nào

cũng đem lại lợi ích. Bản thân cách tản nhiệt chính là một trở nhiệt và khí diện tích

bề mặt tiếp xúc tăng lên không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ truyền nhiệt thì cách

sẽ đống vai trò như một nhiệt trở. Cụ thể là khi làm việc với môi trường có hệ số

cấp nhiệt lớn, tốc độ của lưu chất cao hay là chất lỏng sôi, cánh tản nhiệt sẽ đống

vai trò như nhiệt trở.

Trong quá trình truyền nhiệt luôn có một lưu chất ở nhiệt độ cao và lưu chất có

nhiệt độ thấp. Và môi trường có nhiệt độ thấp thường có hệ số cấp nhiệt thấp hơn

(do nhiệt độ). Tạo cánh tản nhiệt về phía môi trường lạnh. Vậy khi 2 bề mặt vách có

hệ số cấp nhiệt alpha khác nhau nhiều thì ta sẽ tạo cánh một phía về bề mặt vách có

alpha nhỏ hơn.

7) Trở nhiệt mối nối (nhiệt trở tiếp xúc)

- Khi hai thanh kim loại nối lại với nhau, thì luôn có khe trống và khí hoặc lưu chất
chui vào những khe đó tạo thành nhiệt trở tiếp xúc của hai vật liệu

→ Rn 1
 ; h là hệ sộ cấp nhiệt của lưu chất nằm trong khe.
ha
8) Khái niệm bề dày lớp bọc cách nhiệt

- Trong nhiều trường hợp, ta cần giảm mật độ dòng nhiệt hoặc dòng nhiệt → Thêm
lớp bọc cách nhiệt (các lớp có hệ số dẫn nhiệt nhỏ như stirofo, amiang, bông, thủy
tinh,

…)

- Đối với vách phẳng: Thêm lớp cách nhiệt → Nhiệt trở toàn phần tăng

- Đối với vách trụ: Thêm lớp cách nhiệt → Có thể làm giảm nhiệt trở toàn phần (nhiệt
trở dẫn nhiệt tăng nhưng nhiệt trở tỏa nhiệt giảm.

 Lưu ý: Khi d (cách nhiệt) > d (giới hạn) thì việc bọc cách nhiệt mới giảm cường độ

dòng nhiệt

→ Phải đảm bảo giảm tổn thất nhiệt → Tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí xây dựng

9) Khái niệm và công thức nhiệt trở lớp cáu

- Khi lưu thế là những chất lỏng hoặc những chất hoạt động hóa học thì nhiều

trường hợp sẽ xuất hiện lớp cặn trên bề mặt tường trao đổi nhiệt làm tăng nhiệt

trở truyền nhiệt. Do đó, khi tính toán hệ số truyền nhiệt k, ta phải chú ý đến nhiệt

trở của lớp cặn (lớp cáu). Nếu không có số liệu thực nghiệm để tính nhiệt trở lớp

cặn thì có thể chấp nhận bề dày lớp cặn khoảng 0.1 – 0.5 mm

- Công thức nhiệt trởt ường có lớp cáu: Với rc nhiệt trở của lớp cáu m2K/W

k 
π
1  (W/m2K).
δ i 1  r C
α  λ α
F n

1 i1 i 2

- Nhiệt trở lớp cáu phụ thuộc vào tính chất của chất tải nhiệt và dạng của lớp cặn.
10) Ưu – Nhược điểm của thiết bị truyền nhiệt ống lồng ống

Ống lồng ống là thiết bị gồm nhiều đoạn nối tiếp với nhau, ống nhỏ trong, ống to

ngoài, ống trong này nối với ống trong kia, ống ngoài này nối với ống ngoài kia. Hai lưu

chất đi trong ống nhỏ và ống lớn truyền nhiệt cho nhau.

Ưu điểm:

Chịu được áp suất lớn

Cấu tạo đơn giản

Có khả năng làm sạch bề mặt truyền nhiệt trong ống

Nhược điểm:

Chiếm nhiều không gian hơn so với ống chùm

Chỉ phù hợp truyền nhiệt lỏng – lỏng



You might also like