You are on page 1of 10

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN NHIỆT VÀ PHƯƠNG TRÌNH

DẪN NHIỆT
Câu 1: Khoa học truyền nhiệt khác với khoa học nhiệt động học như thế nào?
- Nhiệt động lực lực học liên quan đến lượng truyền nhiệt khi 1 hệ trải qua từ 1 trạng thái
cân bằng này sang 1 trạng thái cân bằng khác. Còn truyền nhiệt liên quan đến tốc độ
truyền nhiệt và phân bố nhiệt độ trong 1 hệ tại 1 thời điểm xác định
Câu 2: Cái gì là động lực cho (a) sự truyền nhiệt, (b) dòng điện, và (c) dòng chảy chất lỏng
- Động lực cho truyền nhiệt là sự chênh nhiệt độ
- Động lực cho dòng điện là sự chênh điện thế ( điện áp)
- Động lực cho dòng chảy chất lỏng là sự chênh áp suất
Câu 3: Vào một ngày hè nóng nực, một sinh viên bật quạt khi rời khỏi phòng vào buổi sáng. Khi
anh ta trở về vào buổi tối, căn phòng của anh sẽ ấm hơn hay mát hơn các phòng bên cạnh? Tại
sao? Giả sử tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều được đóng kín
- ấm hơn: bởi vì năng lượng nhiệt sẽ tỏa ra không khí trong phòng từ điện năng mà quạt
tiêu thụ,( nhiệt năng sinh ra bởi động cơ của quạt)
câu 4 : Hãy xem xét hai phòng giống hệt nhau, một phòng có tủ lạnh trong đó và phòng kia
không
có. Nếu tất cả các cửa ra vào và cửa sổ được đóng kín, căn phòng chứa tủ lạnh sẽ mát hơn hay
ấm hơn so với phòng kia? Tại sao?
- Căn phòng chứa tủ lạnh sẽ ấm hơn, khi tủ lạnh tiêu tốn điện năng để hoạt động, tủ lạnh
sẽ thải 1 năng lượng nhiệt từ động cơ ra trong phòng
Câu 5: Dòng nhiệt là gì? Nó có liên hệ với tốc độ truyền nhiệt như thế nào?
- Tốc độ truyền nhiệt trên một đơn vị diện tích bề mặt được gọi là dòng nhiệt q˙. Nó được
liên hệ với tốc độ truyền nhiệt bởi Q˙= ∫ Aq ' da

Câu 6: Định nghĩa độ dẫn nhiệt và giải thích ý nghĩa của nó trong truyền nhiệt
- Độ dẫn nhiệt là tốc độ dẫn nhiệt qua 1 đơn vị chiều dày của vật hay trên 1 đơn vị diện
tích mà ở đó xuất hiện chênh lệch nhiệt độ
- Độ dẫn nhiệt của vật liệu là thước đo mức độ nhiệt sẽ được truyền đi của vật liệu.
Câu 7: Các cơ chế truyền nhiệt là gì? Làm thế nào để phân biệt chúng với nhau?
- Cơ chế truyền nhiệt là dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ
- Dẫn nhiệt: là sự truyền tải năng lượng từ các hạt có lượng nhiệt lớn hơn sang các hạt có
lượng nhiệt thấp hơn bởi giữa các hạt e có sự liên kết.
- Đối lưu là sự truyền năng lượng giữa 1 bề mặt rắn lỏng khí, mà xung quanh nó đang
chuyển động
- bức xạ là hiện tượng năng lượng phát ra từ vật chất dưới dạng sóng điện từ
câu 8: Dẫn nhiệt khác với đối lưu như thế nào?
- Đối lưu liên quan đến chuyển động của chất lỏng, dẫn nhiệt thì không, trong 1 chất rắn
chúng ta chỉ có thể dẫn nhiệt
Câu 9: Có phải năng lượng của mặt trời đến trái đất bằng dẫn nhiệt hoặc đối lưu?
- Không phải đối lưu, năng lượng mặt trời đến trái đất bằng bức xạ thuần túy
Câu 10: Đối lưu cưỡng bức khác với đối lưu tự nhiên như thế nào?
- Đối lưu cưỡng bức , chất lỏng di chuyển bởi sự tác động như quạt, bơm hoặc gió thổi
- Đối lưu tự nhiên: là sự chuyển động của chất lỏng do hiệu ứng cái nào nổi thì cái nặng sẽ
chiếm chỗ
Câu 11: Cơ chế vật lý của dẫn nhiệt trong chất rắn, chất lỏng, và chất khí là gì?
- Chất rắn là do sự kết hợp các dao động của các phân tử trong mạng tinh thể và sự vận
chuyển năng lượng điện tử tự do.
- Lỏng, khí: do sự va chạm của các phân tử trong chuyển động tự nhiên của chúng
Câu 12: Chúng ta thường bật quạt vào mùa hè để giúp chúng ta được mát. Giải thích cách một
chiếc quạt làm cho chúng ta cảm thấy mát mẻ hơn vào mùa hè. Cũng giải thích tại sao một số
người cũng sử dụng quạt trần vào mùa đông.
- Quạt làm tăng sự chuyển động của không khí sung quanh cơ thể, tăng hệ số truyền nhiệt
đối lưu cưỡng bức
- Vào mùa đông không khí ấm luôn có su hướng nổi lên cao, lạnh chìm xuống dưới, quạt
trần sử dụng để thổi không khí ấm từ trên xuống dưới sàn nhà làm tăng nhiệt độ xung
quanh cơ thể, để tránh hiện tượng nhiệt truyền vào cơ thể đột ngột
Câu 13: Truyền nhiệt là một đại lượng vô hướng hay là một đại lượng vector? Giải thích. Trả lời
cùng một câu hỏi cho nhiệt độ.
- Truyền nhiệt là một đại lượng vecto vì nó có hướng và độ lớn, để mô tả sự truyền nhiệt
tại 1 thời điểm thì ta phải xác định cả hướng và độ lớn.
- Nhiệt độ là một đại lượng vô hướng
Câu 14: Một vectơ dòng nhiệt tại một điểm P trên bề mặt đẳng nhiệt của môi trường có phải
vuông góc với bề mặt tại điểm đó không? Giải thích
- Đúng, nhiệt luôn có su hướng truyền theo phương ngang hoặc phương dọc lên bắt buộc
phải vuông góc
Câu 15:Từ quan điểm truyền nhiệt, sự khác biệt giữa vật liệu đẳng hướng và không đẳng hướng
là gì?
- Vật liệu đẳng hướng có cùng tính chất theo mọi hướng, và nó không thay đổi, còn vật
liệu không đẳng hướng có thể hướng sẽ thay đổi.
Câu 16: Sự sinh nhiệt trong chất rắn là gì? Cho ví dụ
- Sinh nhiệt trong chất rắn là sự chuyển đổi năng lượng từ điện, hóa học, hạt nhân thành
năng lượng nhiệt, trong chất rắn được gọi là sinh nhiệt.
- Vd: động cơ xe máy tiêu tốn năng lượng khí đốt sẽ sinh ra nhiệt …
Câu 17: Điều kiện biên là gì? Chúng ta cần xác định bao nhiêu điều kiện biên cho bài toán dẫn
nhiệt hai chiều?
- Các biểu thức toán học của các điều kiện nhiệt tại các ranh giới được gọi là các điều kiện
biên. Để mô tả đầy đủ một vấn đề truyền nhiệt, hai điều kiện biên phải được đưa ra cho
mỗi
hướng của hệ tọa độ mà dọc theo hướng đó sự truyền nhiệt có ý nghĩa. Do đó, chúng ta
cần
xác định bốn điều kiện biên cho các vấn đề hai chiều (hai hướng).
Câu 18: Điều kiện ban đầu là gì? Chúng ta cần xác định bao nhiêu điều kiện ban đầu cho bài
toán dẫn nhiệt hai chiều
Biểu thức toán học cho sự phân bố nhiệt độ của môi trường lúc ban đầu được gọi là điều
kiện ban đầu. Chúng ta chỉ cần một điều kiện ban đầu cho một vấn đề dẫn nhiệt bất kể kích
thước vì phương trình dẫn nhiệt là bậc nhất theo thời gian (nó liên quan đến đạo hàm bậc
nhất của nhiệt độ theo thời gian). Do đó, chúng ta chỉ cần 1 điều kiện ban đầu cho bài toán
hai chiều.
Câu 19: Tại sao chúng ta cố gắng tránh các điều kiện biên bức xạ trong phân tích truyền nhiệt?
- Vì đây là 1 biểu thức phi tuyến tính gây khó khăn cho giải quyết vấn đề về mặt toán học,
nó không có lời giải bằng giải tích
Câu 20: nói chung, độ dẫn nhiệt của một môi trường là hằng số hay thay đổi theo nhiệt độ?
Độ dẫn nhiệt của một môi trường, nói chung, thay đổi theo nhiệt độ

Chương 3: dẫn nhiệt ổn định


Câu 1: Nhiệt trở của môi trường đại diện cho cái gì?
- Nhiệt trở của môi trường đại diện cho sự cản trở của môi trường đó đối với sự truyền
nhiệt
Câu 2: Hệ số truyền nhiệt kết hợp được xác định như thế nào? Nó thuận tiện gì trong việc tính
toán truyền nhiệt
- Hệ số truyền nhiệt kết hợp biểu thị các hiệu ứng kết hợp của bức xạ và truyền nhiệt đối
lưu trên một bề mặt và được định nghĩa là hcombined = hconvection + hradiation. Nó
cung cấp sự
tiện lợi của việc kết hợp các hiệu ứng của bức xạ trong hệ số truyền nhiệt đối lưu và bỏ
qua
bức xạ trong các tính toán truyền nhiệt
Câu 3: Tại sao nhiệt trở đối lưu và nhiệt trở bức xạ ở một bề mặt lại là song song thay vì nối
tiếp?
- Nhiệt trở đối lưu và nhiệt trở bức xạ ở một bề mặt là song song vì truyền nhiệt đối lưu
và truyền nhiệt bức xạ xảy ra đồng thời.
Câu 4: Hãy xem xét hai hộp đồ uống lạnh, một hộp được bọc trong chăn và hộp còn lại đặt trên
bàn trong cùng một căn phòng. Hộp đồ uống nào sẽ ấm lên nhanh hơn?
- Hộp đồ uống trên bàn sẽ ấm nhanh hơn, như ta đã biết, nhiệt luôn có su hướng truyền
từ nơi có nhiệt độ cao xuống nơi có nhiệt độ thấp, hộp đồ uống được bọc trong chăn sẽ
làm giảm quá trình nhận nhiệt từ môi trường vào hộp, và nhiệt độ của hộp sẽ tăng chậm
hơn.
Câu 5 : Mạng nhiệt trở của một tường phẳng một lớp khác với mạng nhiệt trở của một tường
phẳng năm lớp như thế nào?
- Mạng nhiệt trở liên kết với một bức tường composite năm lớp bao gồm năm nhiệt trở của
từng lớp đơn được kết nối nối tiếp
Câu 6: Nhiệt trở tiếp xúc là gì? Nó liên quan đến độ dẫn nhiệt tiếp xúc như thế nào?
- Nhiệt trở mà một giao diện tạo nên đối với truyền nhiệt trên mỗi đơn vị diện tích giao
diện được gọi là nhiệt trở tiếp xúc, Rc. Nghịch đảo của nhiệt trở tiếp xúc được gọi là độ
dẫn nhiệt tiếp xúc .
Câu 7: Nhiệt trở tiếp xúc sẽ lớn hơn đối với bề mặt trơn (nhẵn) hay bề mặt nhám?
- Nhiệt trở tiếp xúc sẽ lớn hơn đối với các bề mặt thô nhám bởi vì giao diện có bề mặt gồ
ghề sẽ chứa nhiều khe hở không khí có độ dẫn nhiệt thấp
Câu 8 : Giải thích làm thế nào để giảm thiểu nhiệt trở tiếp xúc.
- Có thể giảm thiểu nhiệt trở tiếp xúc bằng cách (1) bôi chất lỏng dẫn nhiệt lên các bề mặt
trước khi chúng được ép vào nhau, (2) bằng cách thay thế không khí tại giao diện bằng
mộtloại khí dẫn nhiệt tốt hơn như helium hoặc hydro, (3) bằng cách tăng áp lực giao diện
và (4)bằng cách chèn một lá kim loại mềm như thiếc, bạc, đồng, niken hoặc nhôm giữa
hai bề mặt
Câu 9 : Một bức tường bao gồm hai lớp cách nhiệt ép vào nhau. Chúng ta có cần quan tâm đến
nhiệt trở tiếp xúc tại giao diện trong phân tích truyền nhiệt hay chúng ta có thể bỏ qua nó?
- Một giao diện tác động giống như một lớp cách nhiệt rất mỏng, và như vậy nhiệt trở tiếp
xúc chỉ có ý nghĩa đối với các vật liệu dẫn nhiệt cao như kim loại. Do đó, nhiệt trở tiếp
xúc có thể được bỏ qua cho hai lớp cách nhiệt ép vào nhau.
Câu 10: Một tấm bao gồm hai lớp kim loại mỏng ép vào nhau. Chúng ta có cần quan tâm đến
nhiệt trở tiếp xúc tại giao diện trong phân tích truyền nhiệt hay chúng ta có thể bỏ qua nó?
- Một giao diện tác động giống như một lớp cách nhiệt rất mỏng, và như vậy nhiệt trở tiếp
xúc chỉ có ý nghĩa đối với các vật liệu dẫn nhiệt cao như kim loại. Do đó, nhiệt trở tiếp
xúc phải được xem xét cho hai lớp kim loại ép vào nhau.
Câu 11: Hãy xem xét một tấm kính cửa sổ gồm hai tấm kính dày 4 mm được ép chặt vào nhau..
So sánh tốc độ truyền nhiệt qua cửa sổ này với một cửa sổ chỉ gồm một tấm kính dày 8 mm trong
các điều kiện giống hệt nhau.
- Kính cửa sổ bao gồm hai tấm kính dày 4 mm được ép chặt vào nhau có thể sẽ có nhiệt trở
tiếp xúc với vai trò là một vật cản nhiệt bổ sung đối với truyền nhiệt qua cửa sổ, và do đó
tốc độ truyền nhiệt sẽ là nhỏ hơn so với tấm bao gồm một tấm kính dày 8 mm.
Câu 12. Xét hai bề mặt ép sát vào nhau. Bây giờ không khí tại giao diện được hút ra. Kết quả là
nhiệt trở tiếp xúc tại giao diện tăng hay giảm?
- Truyền nhiệt qua các khoang rỗng tại một giao diện là bằng dẫn nhiệt và bức xạ. Hút
chân không giao diện sẽ loại bỏ truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt, và như vậy làm tăng nhiệt
trở tiếp xúc.
Câu 13 : Bán kính tới hạn của cách nhiệt là gì? Nó được xác định cho một lớp hình trụ như thế
nào?
- Trong một ống hình trụ hoặc một vỏ hình cầu, lớp cách nhiệt bổ sung làm tăng nhiệt trở
dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, nhưng làm giảm nhiệt trở đối lưu của bề mặt vì sự gia
tăng diện tích bề mặt bên ngoài. Do những tác động ngược chiều này, bán kính tới hạn
của cách nhiệt được định nghĩa là bán kính ngoài cung cấp một tốc độ truyền nhiệt lớn
nhất. Cho một lớp hình trụ, nó được xác định là rcr = k/h trong đó k là độ dẫn nhiệt của
vật liệu cách nhiệt và h là hệ số truyền nhiệt đối lưu bên ngoài.
Câu 14: Hãy xem xét một đường ống được cách nhiệt, tiếp xúc với không khí. Bán kính tới hạn
của cách nhiệt sẽ lớn hơn vào những ngày lặng gió hay vào những ngày lộng gió? Tại sao?
- Cho một ống hình trụ, bán kính tới hạn của cách nhiệt được xác định là rcr = k/h. Vào
những ngày lộng gió, hệ số truyền nhiệt đối lưu bên ngoài lớn hơn so với những ngày
lặng gió. Do đó bán kính tới hạn của cách nhiệt sẽ lớn hơn vào những ngày lặng gió.
Câu 15 : Một đường ống được cách nhiệt để giảm tổn thất nhiệt từ nó. Tuy nhiên, các phép đo
chỉ ra rằng tốc độ mất nhiệt đã tăng thay vì giảm. Các phép đo có thể đúng không?
- Có, các phép đo có thể đúng. Nếu bán kính cách nhiệt nhỏ hơn bán kính tới hạn của cách
nhiệt của đường ống, thì tốc độ mất nhiệt sẽ tăng.
Câu 16 : Xem xét một đường ống ở nhiệt độ không đổi có bán kính lớn hơn bán kính tới hạn của
cách nhiệt. Có người tuyên bố rằng tốc độ mất nhiệt từ đường ống đã tăng lên khi một số vật
liệu cách nhiệt được thêm vào đường ống. Tuyên bố này có hợp lệ không?
- Tuyên bố này không hợp lệ.
Câu 17 : Một đường ống được cách nhiệt với bán kính ngoài của cách nhiệt nhỏ hơn bán kính tới
hạn. Bây giờ cách nhiệt được gỡ bỏ. Tốc độ truyền nhiệt từ đường ống tăng hay giảm cho cùng
một nhiệt độ bề mặt ống?
- Tốc độ truyền nhiệt sẽ giảm.

CHƯƠNG 5: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA ĐỐI LƯU


Câu 1 : Đối lưu cưỡng bức là gì? Nó khác với đối lưu tự nhiên như thế nào? Đối lưu gây ra bởi
gió là cưỡng bức hay đối lưu tự nhiên?
- Trong đối lưu cưỡng bức, chất lỏng buộc phải chảy trên một bề mặt hoặc trong một ống
bằng các phương tiện bên ngoài như máy bơm hoặc quạt. Trong đối lưu tự nhiên, mọi
chuyển động chất lỏng đều được gây ra một cách tự nhiên bởi hiệu ứng nổi mà biểu hiện
là sự đi lên trên của chất lỏng ấm hơn và sự rơi thấp của chất lỏng lạnh hơn. Đối lưu gây
ra bởi gió là đối lưu tự nhiên đối với trái đất, nhưng lại là đối lưu cưỡng bức đối với các
vật thể chịu gió bởi vì đối với vật thể, không có sự khác biệt giữa chuyển động của không
khí là do quạt hay do gió gây nên.
Câu 2: Đối lưu cưỡng bức ngoài là gì? Nó khác với đối lưu cưỡng bức trong như thế nào? Một
hệ thống truyền nhiệt có thể liên quan đến cả đối lưu trong và ngoài đồng thời không? Cho một
ví dụ.
- Nếu chất lỏng bị buộc phải chảy trên một bề mặt, nó được gọi là đối lưu cưỡng bức
ngoài. Nếu nó bị buộc phải chảy trong một ống, nó được gọi là đối lưu cưỡng bức trong.
Một hệ thống truyền nhiệt có thể liên quan đến cả đối lưu trong và đối lưu ngoài. Ví dụ:
Một đường ống vận chuyển chất lỏng chạy trong khu vực có gió thổi
Câu 3: Trong chế độ truyền nhiệt nào, đối lưu tự nhiên hay đối lưu cưỡng bức, hệ số truyền nhiệt
đối lưu thường cao hơn? Tại sao?
- Hệ số truyền nhiệt đối lưu thường sẽ cao hơn trong đối lưu cưỡng bức vì hệ số truyền
nhiệt phụ thuộc vào vận tốc chất lỏng và đối lưu cưỡng bức liên quan đến các vận tốc
chất lỏng cao hơn.
Câu 4: Ý nghĩa vật lý của số Nusselt là gì? Nó được định nghĩa như thế nào?
- Số Nusselt là hệ số truyền nhiệt đối lưu không thứ nguyên, và nó biểu thị sự tăng cường
truyền nhiệt qua một lớp chất lỏng như là kết quả của sự đối lưu so với sự dẫn nhiệt trên
H . Lc
cùng một lớp chất lỏng. Nó được định nghĩa là trong đó Lc là chiều dài đặc trưng
k
của bề mặt và k là độ dẫn nhiệt của chất lỏng.
Câu 5 : Chất lỏng Newton là gì? Nước có phải là chất lỏng Newton không?
- Các chất lỏng có ứng suất cắt tỷ lệ thuận với gradient vận tốc được gọi là chất lỏng
Newton. Hầu hết các chất lỏng thông thường như nước, không khí, xăng và dầu là những
chất lỏng Newton
Câu 6: Độ nhớt là gì? Điều gì gây nên độ nhớt trong các chất lỏng và trong các chất khí? Độ nhớt
động lực học thường cao hơn cho một chất lỏng hay cho một chất khí?.
- Độ nhớt là thước đo tính dính hoặc là tính cản trở biến dạng của chất lỏng. Đó là do lực
ma sát bên trong phát triển giữa các lớp chất lỏng khác nhau khi chúng buộc phải di
chuyển tương đối với nhau. Độ nhớt được gây ra bởi lực gắn kết giữa các phân tử trong
chất lỏng và do va chạm phân tử trong chất khí. Chất lỏng có độ nhớt động lực học cao
hơn chất khí
Câu 7 : Hãy xem xét hai quả bóng thủy tinh nhỏ giống hệt nhau thả vào hai thùng chứa giống hệt
nhau, một thùng chứa đầy nước và thùng kia chứa đầy dầu. Quả bóng nào sẽ chạm đáy của thùng
chứa trước? Tại sao?
- Quả bóng chạm đáy thùng trước là quả bóng rơi trong nước do độ nhớt của nước thấp
hơn so với độ nhớt của dầu.
Câu 8 : Ý nghĩa vật lý của số Prandtl là gì? Giá trị của số Prandtl có phụ thuộc vào kiểu dòng
chảy hoặc hình học dòng chảy không? Số Prandtl của không khí có thay đổi theo áp suất không?
Nó có thay đổi theo nhiệt độ không?
- Số Prandtl P r = ν/α là thước đo độ lớn tương đối của độ khuếch tán của động lượng (và
như vậy là sự phát triển của lớp biên vận tốc) và độ khuếch tán của nhiệt (và như vậy là
sự phát triển của lớp biên nhiệt). Số P r là một thuộc tính của chất lỏng, và do đó giá trị
của nó độc lập với loại hình dòng chảy và hình học dòng chảy. Số P r thay đổi theo nhiệt
độ, nhưng không thay đổi theo áp suất
Câu 9 : Ý nghĩa vật lý của số Reynold là gì? Nó được xác định cho dòng chảy bên ngoài trên
một tấm có chiều dài L như thế nào?
- Số Reynolds là tỷ lệ của các lực quán tính so với các lực nhớt và nó đóng vai trò là tiêu
chuẩn để xác định chế độ dòng chảy. Đối với dòng chảy trên một tấm có chiều dài L, nó
được định nghĩa là Re = V L/ν trong đó V là tốc độ dòng chảy và ν là độ nhớt động học
của chất lỏng.
Câu 10 : Dòng chảy rối khác với dòng chảy tầng như thế nào? Dòng chảy nào có hệ số truyền
nhiệt cao hơn?
- Một chuyển động chất lỏng là tầng khi nó liên quan đến các đường dòng trơn tru và
chuyển động có trật tự cao của các phân tử, và là rối khi nó liên quan đến các dao động
vận tốc và chuyển động xoáy cao. Hệ số truyền nhiệt cao hơn trong dòng chảy rối.

CHƯƠNG 8: ĐỐI LƯU CƯỠNG BỨC TRONG


Câu 1: Chất lỏng nào ở nhiệt độ phòng yêu cầu một máy bơm lớn hơn để di chuyển với một vận
tốc xác định trong một ống cho trước: nước hoặc dầu động cơ? Tại sao?
- Dầu động cơ yêu cầu một máy bơm lớn hơn vì mật độ của nó nhỏ hơn nhiều.
Câu 2: Vận tốc trung bình Vavg và nhiệt độ trung bình Tm biểu diễn cái gì trong dòng chảy qua
các ống tròn có đường kính không đổi?
- Trong dòng chảy chất lỏng, thuận tiện để làm việc với một vận tốc trung bình Vavg hoặc
một nhiệt độ trung bình Tm, những đại lượng không đổi trong dòng chảy không chịu nén
khi diện tích mặt cắt ngang của ống không đổi. Vavg và Tm, một cách tương ứng, biểu thị
vận tốc và nhiệt độ tại một mặt cắt của ống nếu tất cả các hạt có cùng vận tốc và nhiệt độ.
Câu 3 : Giá trị thường được chấp nhận của số Reynolds mà ở trên giá trị đó dòng chảy trong ống
trơn là rối là bằng bao nhiêu?
- Giá trị thường được chấp nhận của số Reynolds ở trên giá trị đó dòng chảy trong ống trơn
rối là 4000.
Câu 4 : Chiều dài dòng chảy vào thủy động lực học cho dòng chảy trong một ống được định
nghĩa như thế nào? Chiều dài dòng chảy vào thủy động lực học dài hơn cho dòng chảy tầng
hay dòng chảy rối?
- Vùng dòng chảy từ cửa vào ống đến điểm mà lớp biên hợp nhất ở đường tâm được gọi là
vùng chảy vào thủy động lực học và chiều dài của vùng này được gọi là chiều dài dòng
chảy vào thủy động lực học. So với dòng chảy rối, chiều dài dòng chảy vào thủy động lực
học của dòng chảy tầng dài hơn.
Câu 5: Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit biểu thị cái gì cho dòng chảy trong ống có nhiệt
độ bề mặt không đổi? Tại sao chúng ta lại sử dụng nhiệt độ trung bình logarit thay vì nhiệt độ
trung bình số học?
- Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit ∆Tlm là một sự trình bày chính xác của chênh
lệch nhiệt độ trung bình giữa chất lỏng và bề mặt cho toàn bộ ống. Nó thực sự phản ánh
sự suy giảm theo hàm mũ của độ chênh lệch nhiệt độ cục bộ. Lỗi trong việc sử dụng nhiệt
độ trung bình số học tăng lên tới mức không mong muốn khi Te khác với Ti rất nhiều. Do
đó, chúng ta nên luôn luôn sử dụng nhiệt độ trung bình logarit.
Câu 6 : Xem xét dòng chất lỏng chảy trong một ống có nhiệt độ bề mặt không đổi. Độ chênh lệch
nhiệt độ thích hợp để sử dụng trong định luật làm mát của Newton với một hệ số truyền nhiệt
trung bình là gì?
- Khi nhiệt độ bề mặt của ống không đổi, độ chênh lệch nhiệt độ thích hợp để sử dụng
trong định luật làm mát của Newton là độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit có thể
được biểu thị như là ∆Tlm = (∆Te - ∆Ti) / ln (∆Te/∆Ti).
Câu 7 : Một người tuyên bố rằng tốc lưu lượng thể tích trong một ống tròn với dòng chảy tầng có
thể được xác định bằng cách đo vận tốc tại đường tâm trong khu vực dòng chảy đã phát triển
hoàn toàn, nhân nó với diện tích mặt cắt ngang và chia kết quả cho 2. Bạn có đồng ý như vậy
không? Giải thích.
- Có, lưu lượng thể tích trong một ống tròn với dòng chảy tầng có thể được xác định bằng
cách đo vận tốc tại đường tâm trong khu vực dòng chảy đã phát triển hoàn toàn, nhân nó
với diện tích mặt cắt ngang và chia kết quả cho 2 bởi vì V˙ = Vavg Ac = (Vmax/2) Ac.
Câu 8 : Một người tuyên bố rằng vận tốc trung bình trong một ống tròn trong dòng chảy tầng đã
phát triển hoàn toàn có thể được xác định bằng cách đơn giản đo vận tốc ở R/2 (ở vị trí nằm
giữa bề mặt thành ống và đường tâm). Bạn có đồng ý không? Giải thích.
- Không, vận tốc trung bình trong một ống tròn trong dòng chảy tầng đã phát triển hoàn
toàn không thể được xác định bằng cách đơn giản là đo vận tốc ở R/2 (ở vị trí nằm giữa
bề mặt thành ống và đường tâm). Vận tốc trung bình là Vmax/2, nhưng vận tốc tại R/2 lại
là:

( )
2
r R 3∗Vmax
V (R/2) =Vmax 1− 2
,r= =
R 2 4

Câu 9 : Có người tuyên bố rằng trong dòng chảy rối đã phát triển hoàn toàn trong một ống, ứng
suất cắt là lớn nhất ở bề mặt ống. Bạn có đồng ý với tuyên bố này không? Giải thích.
- Có, ứng suất cắt ở bề mặt của ống trong dòng chảy rối đã phát triển hoàn toàn là lớn
nhất do ứng suất cắt tỷ lệ với gradient vận tốc, mà đại lượng này là lớn nhất tại bề mặt
ống.

CHƯƠNG 9 : ĐỐI LƯU TỰ NHIÊN


câu 1: Đối lưu tự nhiên là gì? Nó khác với đối lưu cưỡng bức như thế nào? Lực nào gây ra các
dòng đối lưu tự nhiên?
- Đối lưu tự nhiên là phương thức truyền nhiệt xảy ra giữa chất rắn và một chất lỏng di
chuyển dưới tác động của phương tiện tự nhiên. Đối lưu tự nhiên khác với đối lưu cưỡng
bức là chuyển động của chất lỏng trong đối lưu tự nhiên được gây ra bởi các tác động tự
nhiên như độ nổi
Câu 2: Hãy xem xét một quả trứng luộc nóng trong một con tàu vũ trụ luôn luôn chứa đầy không
khí ở áp suất và nhiệt độ khí quyển. Trứng sẽ nguội nhanh hơn hay chậm hơn khi tàu vũ trụ ở
trong không gian thay vì trên mặt đất? Giải thích.
- Trứng luộc nóng trong tàu vũ trụ sẽ nguội nhanh hơn khi tàu vũ trụ ở trên mặt đất vì khi
tàu ở trong không gian sẽ không có lực hấp dẫn, và do đó sẽ không có dòng đối lưu tự
nhiên do lực nổi gây nên.
Câu 3: Khi nào thì thân tàu thủy chìm trong nước sâu hơn: khi tàu đang bơi trong nước ngọt hay
trong nước biển? Tại sao?
- Lực nổi tỷ lệ thuận với mật độ của môi trường, và mật độ của nước biển lớn hơn so với
nước ngọt. Do đó, thân tàu sẽ chìm sâu hơn trong nước ngọt do lực nổi nhỏ hơn tác động
hướng lên trên.
Câu 4: Lực nổi là gì? So sánh độ lớn tương đối của lực nổi tác động lên một vật thể được ngâm
trong các môi trường sau: (a) không khí, (b) nước, (c) thủy ngân và (d) một khoang được hút
chân không.
- Lực hướng lên được tác động bởi một chất lỏng trên vật thể bị nhúng chìm hoàn toàn
hoặc một phần vào nó được gọi là lực nổi hoặc lực nâng. Lực nổi tỷ lệ thuận với mật độ
của môi trường. Do đó, lực nổi là lớn nhất trong thủy ngân, tiếp theo là trong nước,
không khí và khoang được hút chân không. Lưu ý rằng trong một một khoang được hút
chân không sẽ không có lực nổi vì không có chất lỏng trong môi trường
Câu 5 : Xem xét một chất lỏng có thể tích không thay đổi theo nhiệt độ ở áp suất không đổi. Bạn
có thể nói gì về truyền nhiệt đối lưu tự nhiên trong môi trường này?
- Không thể có bất kỳ sự truyền nhiệt đối lưu tự nhiên nào trong một môi trường không có
sự thay đổi về thể tích theo nhiệt độ.
Câu 6: Hãy xem xét hai chất lỏng, một chất lỏng có hệ số giãn nở thể tích lớn và chất lỏng kia có
hệ số giãn nở thể tích nhỏ. Trong chất lỏng nào một bề mặt nóng sẽ bắt đầu các dòng đối lưu tự
nhiên mạnh hơn? Tại sao? Giả sử độ nhớt của chất lỏng là như nhau.
- Hệ số giãn nở thể tích càng lớn, độ thay đổi của mật độ theo nhiệt độ càng lớn, lực nổi
càng lớn và như vậy dòng đối lưu tự nhiên càng lớn.
Câu 7: Về mặt vật lý, số Grashof thể hiện điều gì? Số Grashof khác với số Reynolds như thế
nào?
- Số Grashof đại diện cho tỷ lệ của lực nổi với lực nhớt tác dụng lên một chất lỏng. Các lực
quán tính trong số Reynold được thay thế bằng các lực nổi trong số Grashof

You might also like