You are on page 1of 10

1. Các định luật nhiệt động lực học với cơ thể người.

a) Nguyên lý thứ nhất NĐLH


- Cân bằng năng lượng trong điều kiện trạng thái ổn định - nhiệt độ môi trường và
nhiệt độ cơ thể không thay đổi ⇒ tổng năng lượng sinh ra cân bằng vs tổng năng
lượng mất đi
- Tổng năng lượng sinh ra trong cơ thể gọi là tỷ suất trao đổi chất (dM), liên quan đến
năng lượng trao đổi chất của cơ thể (dH) và công cơ học do cơ thể hoàn thành (dW)
và được biểu diễn bằng:
dM= dH + dW
- Giá trị dH thay đổi đối với từng người và phụ thuộc vào hoạt động của người đó và
diện tích bề mặt cơ thể.
b) Nguyên lý thứ hai NĐLH
Khi oxy hóa glucose, một phần năng lượng sinh ra là vô ích (tức là nó chỉ chuyển đổi
bên trong cơ thể).
Như vậy hiệu suất của quá trình trao đổi chất không phải là 100% mà có sự hao phí
năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Tùy vào từng bộ phận cơ thể, thế năng có thể biến thành động năng, thành nhiệt, âm
thanh hoặc ánh sáng.
2. Các quá trình truyền nhiệt. Các định luật Fourier, Newton, Wein và Stefan -
Boltzmann
Các quá trình truyền nhiệt gồm có: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ và bay hơi.
a) Dẫn nhiệt
- Là một quá trình mà năng lượng có thể chuyển đổi giữa hai điểm có nhiệt độ khác
nhau trên cùng một vật liệu.
- Trong vật rắn quá trình có 2 cách xảy ra:
+ (1) Thông qua dao động của các phân tử năng lượng được truyền cho mạng
tinh thể
+ (2) Thông qua các electron tự do trong mạng
+ Chất bán dẫn cả 2 cơ chế cùng tồn tại do ít e tự do. Chất điện môi - cơ chế 1
chiếm ưu thế.
- Định luật Fourier: tỷ suất lan truyền dòng năng lượng nhiệt dQ/dt trong vật liệu phụ
thuộc vào thiết diện vật liệu A, chiều dày vật liệu L và chênh lệch nhiệt độ giữa 2
điểm ΔT=T1-T2:
dQ/dt= - kA·ΔT/L
+ k là hệ số dẫn nhiệt của vật liệu
+ Tỷ số sự khác nhau của nhiệt độ chia cho độ dài là gradient nhiệt độ
b) Đối lưu
- Xảy ra khi có sự trao đổi nhiệt năng do chất lỏng hoặc khí chuyển động.
- Không khí ở gần cơ thể sống sẽ ấm lên do bức xạ từ cơ thể → loãng hơn và bay lên
trên + Khí lạnh và đặc hơn tràn xuống phía dưới
⇒ 1 dòng đối lưu đc thiết lập
- Có 2 dạng đối lưu:
+ Đối lưu tự nhiên khí không có lực tác động
+ Cưỡng bức nếu chất lỏng có lực tác động
- Định luật Newton: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đối lưu của một chất nào đó
trong chất lỏng là nhiệt độ của nó, hình dạng, kích thước, dạng dòng chảy của chất
lỏng liên quan đến nó.
Tỷ suất mất mát năng lượng của cơ thể tỷ lệ với chênh lệch nhiệt độ của cơ thể T với
môi trường xung quanh T0:
dQ/dt= - kA·ΔT
+ k là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào diện tích bề mặt tự nhiên của cơ thể - hệ số trao
đổi năng lượng đối lưu
2 2
+ Không khí tĩnh k là 4.5 W/𝑚 K và khoảng 12 W/𝑚 K khi có gió thổi tốc độ 2
m/s.
c) Bức xạ
- Là quá trình mà năng lượng trao đổi dưới dạng sóng điện từ từ nơi này sang nơi
khác trong chân không.
- Tất cả các đối tượng đều mất năng lượng dưới dạng sóng điện từ (Con người phát
xạ ở dải sóng hồng ngoại). Đối tượng hấp thu tốt nhất sóng điện từ đc gọi là vật đen.
- Định luật Wien: Với một bước sóng bức xạ λ𝑚, nhiệt độ cơ thể là T thì cường độ
bức xạ tối đa là:
λ𝑚.T=b
−3
+ b là hằng số và với vật đen tuyệt đối thì b= 3·10 m·K
- Định luật Stefan-Boltzmann: tổng năng lượng bức xạ trên giây (còn gọi là công suất
bức xạ) từ một vật đen tỷ lệ với bậc 4 của nhiệt độ T và tỷ lệ với diện tích bề mặt bức
xạ A:
4
P= σA𝑇
−8 2 4
+ σ là hằng số Stefan và với vật đen tuyệt đối thì σ= 5.7·10 W/𝑚 𝐾
d) Bay hơi
- Là quá trình mà chất lỏng có thể chuyển trạng thái sang dạng hơi:
Q = mL
+ Q là năng lượng cung cấp cho quá trình chuyển pha.
+ m là khối lượng chất lỏng để bay hơi.
+ L là nhiệt hóa hơi (ẩn nhiệt).
3. Cấu trúc khí quyển. Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc
khí quyển
Cấu trúc khí quyển
Gồm các lớp được gọi là sphere (tầng) và ranh giới giữa các lớp (pause), bao gồm:
- Tầng đối lưu (0-10 km): là tầng thấp nhất và chứa 80% khối lượng khí quyển. Hầu
hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu.
- Tầng bình lưu (10-50 km): bắt đầu từ ranh giới tầng đối lưu, nhiệt độ tăng đến 10 độ
C tại độ cao 50km. Tầng bình lưu chứa ozone - 1 loại phần tử quan trọng với sự sống
vì nó lọc bức xạ tử ngoại UV.
- Tầng trung lưu (50-85 km): Trên ranh giới vs tầng bình lưu, nhiệt độ giảm tới -80 độ
C. Là tầng lạnh nhất của khí quyển.
- Tầng điện ly (100-200 km): Là vùng ion hóa mạnh nhất của khí quyển và nhiệt độ
tăng mạnh.
- Tầng nhiệt quyển (200-500 km): Nhiệt độ đây tăng mạnh và biến đổi mạnh trong
ngày phụ thuộc vào hoạt động của Mặt Trời và vĩ độ, có thể dao động từ 400 - 2000
độ C.
- Tầng khuếch tán (500-1000 km): Nguyên tử và phân tử rất loãng và thoát vào
khoảng không vũ trụ.
- Tầng từ quyển (>1000 km): Trong vùng này từ trường Trái đất tương tác với gió
Mặt trời và bẫy những hạt điện tích (electron và proton) vào vành đai Van Allen.
- Ngoài ra còn có Nhân quyển và Dị quyển.
Yếu tố ảnh hưởng
- Thời gian cư trú: Là thời gian sống trung bình của một phân tử khí trong khí quyển
+ Bền: τ là rất dài (tính bằng một vài triệu năm) như N2, O2, khí hiếm.
+ Kém bền: τ tính bằng tháng hoặc năm như CH4, N2O, CO, CFC.
+ Thường xuyên thay đổi: τ tính bằng ngày hoặc tuần như ozon O3 (chu kỳ trong
tầng bình lưu), H2O (chu kỳ trong tầng đối lưu),...
- Ô nhiễm quang hóa: Các chất ô nhiễm đc chia 2 loại: sơ cấp và thứ cấp.
+ Chất ô nhiễm sơ cấp là những chất hóa học trực tiếp phát sinh ô nhiễm.
+ Chất ô nhiễm thứ cấp lại được hình thành từ ô nhiễm sơ cấp tại khu vực đó.
- Sol khí: Là các hạt chất rắn hoặc lỏng lơ lửng (dạng bụi).
- Bức xạ ion hóa: Là những bức xạ mà trong quá trình tương tác với vật chất sẽ tạo
nên các ion âm , ion dương và các điện tử tự do một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Vận tốc thoát: Khí quyển của trái đất được giữ lại bởi trọng lực.
- Áp suất khí quyển: Cũng như nhiệt độ, áp suất giảm khi độ cao tăng.

4. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính – Góc nhìn khoa học
Khí nhà kính
- Các phân tử khí có thể hấp thụ bức xạ hồng ngoại phát ra từ Trái đất (bước sóng
trong khoảng 5-25 mm) nhưng không hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến.
- Các phân tử làm được điều này:
+ H2O (hấp thụ trong vùng bước sóng <4 mm, hấp thụ mạnh ở bước sóng 6,3
mm và lớn hơn 9 mm);
+ CO2 (dải hấp thụ mạnh từ 13-17 mm);
+ O3 hấp thụ mạnh ở vùng khoảng 9,7 mm (chỉ quan trọng trong tầng bình lưu).
- Các thành phần thiết yếu của khí nhà kính là CO2 và H2O.
Hiệu ứng nhà kính

- Bên trái là trường hợp không có mái kính → nhiệt độ bề mặt trái đất thấp
- Bên phải đặt mái kính - mái kính này cho phép bức xạ mặt trời đi qua và chặn bức
xạ hồng ngoại tỏa trực tiếp vào không gian → làm nóng mái kính đến một nhiệt độ
đặc trưng và sau đó "mái nhà" sẽ bức xạ về cả 2 phía: mặt đất và không gian.
⇒ Mặt đất nhận được nhiều năng lượng và nhiệt độ nhiều hơn, trong đó cả mặt đất và
mái kính đều phát xạ và hấp thụ nhiều hơn.

5. Ozon: các vấn đề liên quan


- Ozone là 1 thành phần nhỏ của bầu khí quyển của Trái đất, chiếm 0,2% khối lượng
không khí trên TĐ.
- Là lớp bảo vệ TĐ khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím mặt trời thông qua khả năng
hấp thụ tất cả các bức xạ năng lượng mặt trời với bước sóng trong khoảng 210 - 300
nm và bức xạ tia cực tím dưới 300nm của bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất.
- Ozone được sinh ra ở khu vực xích đạo, nơi ánh sáng tia cực tím mặt trời là tối đa.
Ozone hình thành trên những vĩ độ thấp sau đó di chuyển về phía các cực - nơi nó đc
tích lũy.
Lỗ thủng tầng Ozon
- Việc phát thải không kiểm soát được của chlorofluorocarbons (CFCs, C𝐹𝑛C𝑙4−𝑛,
thường n=2) thường được sử dụng trong tủ lạnh và bình phun bụi vào bầu khí quyển
trái đất sẽ dẫn đến sự hủy diệt chất xúc tác sản sinh ozone tự nhiên.
- Trong tầng bình lưu CFC có thể bị phân chia bởi bức xạ năng lượng mặt trời và tạo
thành nguyên tử Clo do đó hình thành xúc tác ClO như sau:

ClO + O3 →ClO2+ O2
ClO2+ O →ClO + O2
-------------------------------
O + O3 →2O2

+ Các phân tử ClO được bảo toàn.


+ Cơ chế này tàn phá ozone nhiều hơn gấp hàng trăm lần so với những cơ chế tự
nhiên liên quan đến các gốc OH.
Sự suy giảm Ozon làm mát
Suy giảm ozon làm mát ở tầng bình lưu vì ozon hấp thụ bức xạ tia cực tím làm tầng
bình lưu nóng lên ⇒ Tăng thêm hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ TĐ.

6. Chu trình của nước trong tự nhiên. Sự hình thành mây, mưa, giông bão, sấm
sét
Chu trình của nước
- Nước tuần hoàn giữa đại dương và khí quyển nguyên nhân chính là mặt trời. Hầu
hết hơi nước trong khí quyển có nguồn gốc từ đại dương (84%). Sự bay hơi nước từ lá
cây chiếm phần còn lại.
- Mặt trời đốt nóng đại dương (và mặt đất) tạo nên hiện tượng bay hơi. Do hơi ấm, độ
ẩm không khí tăng, giãn nở làm giảm áp suất ở tầng cao của khí quyển → hơi nước bị
làm lạnh.
- Hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Gió thổi những đám mây khắp bề mặt
TĐ → tạo thành nước mưa (mưa, mưa đá, tuyết) và rơi trở lại TĐ. Nước kết thúc vòng
tuần hoàn.
Sự hình thành
a) Mây
- Mây được hình thành từ việc làm nóng không khí ấm và làm lạnh đoạn nhiệt. Khi
không khí đạt đến độ bão hòa, hơi nước dư thừa ngưng tụ thành những hạt nhỏ gọi là
các tâm ngưng tụ.
- Áp suất hơi nước riêng phần cần thiết để tạo sự ngưng tụ cao hơn so với áp
suất nhiệt động học hơi nước. Mặt khác, các chất hòa tan trong tâm ngưng tụ sẽ làm
giảm áp suất hơi.
- Các tâm ngưng tụ có thể hình thành từ các nguồn tự nhiên như bụi, muối
biển...hoặc từ bụi công nghiệp (như các hạt sulphate, bụi than...). Cần khoảng 100 hạt
như vậy trong mỗi cm3 là đủ để tạo thành một đám mây.
b) Mưa
- Hơi nước ngưng tụ trên bề mặt các đám mây tạo thành những giọt nước. Sự kết hợp
2 giọt nhỏ sẽ nhập thành hạt lớn hơn. Sự kết hợp này phụ thuộc vào:
+ Kích thước của hạt (thiết diện hạt)
+ Vận tốc tương đối của chúng (phụ thuộc vào sự cân bằng lực hấp dẫn và lực ma
sát của chúng).
- Bên dưới đám mây, là không khí không bão hòa và chúng bắt đầu bay hơi một lần
nữa. Mưa rơi xuống từ một đám mây và có thể không chạm đất.
- Chỉ có những giọt lớn do đã hợp nhất với các hạt khác là có thể chạm đc mặt đất.
- Đó chính là mưa. Trong trường hợp những đám mây lạnh hơn, mưa có thể là mưa
đá.
c) Giông bão
- Xảy ra khi hơi ẩm và không khí nóng gần mặt đất tăng và chuyển động mạnh mẽ
hơn tạo thành các đám mây tích nhỏ. Những đám mây đó phát triển và kết hợp với
nhau tạo thành các đám mây hình đe, đen.
- Những đám mây đó xáo trộn lên xuống vs vận tốc hàng chục m/s, dẫn đến sự tích
điện trái dấu trong đám mây: điện tích dương ở trên và điện tích âm ở dưới.
- Các hạt tích điện có thể là các điện tử, các phân tử, bụi, sol khí, mưa đá, bông tuyết.
d) Sét
- Sét, sét chĩa 2 (phóng điện từ mây đến mặt đất): Xuất hiện giữa đám mây và mặt
đất. Bao gồm sự phóng điện chính từ trên đám mây xuống đất và xuất hiện tia dội
ngược.
- Sét tấm, sét nhiệt (sét trong đám mây): Chỉ là những chớp sáng mà ko có đường dẫn
rõ ràng.
- Vệt sét (sự phóng điện trong khí quyển): Xảy ra từ đám mây này tới đám mây khác
hoặc từ đám mây tới không khí mà không tới được mặt đất.
- Sét hòn: Là những quả cầu tích điện nhỏ. Chúng di chuyển chậm trong không khí và
biến mất với 1 tiếng nổ lớn.

7. Vai trò của các lực trong việc hình thành các loại gió chính trong khí quyển.
Phân biệt xoáy thuận và xoáy ngược theo phương nằm ngang và phương thẳng
đứng
Vai trò các lực trong việc hình thành gió

Phân biệt xoáy thuận và xoáy nghịch

Xoáy thuận Xoáy nghịch

Định nghĩa Là vùng áp thấp có đường đẳng Là vùng áp cao có đường đẳng áp
áp khép kín. Khí áp giảm từ ngoài khép kín. Khí áp tăng từ ngoài
vào trong (cực tiểu ở trung tâm) vào trong
Hướng gió Gió hướng từ ngoài vào trong Hướng gió từ trong ra ngoài, từ
(ngược kim đồng hồ ở bán cầu trên xuống dưới chuyển động
Bắc, thuận ở bán cầu Nam). theo vòng xoắn ốc (thuận ở bán
Hướng gió di chuyển vòng xoắn cầu Bắc, nghịch ở bán cầu Nam)
ốc từ dưới lên trên

Phạm vi Phạm vi là ở các vĩ độ thấp (5 - Phạm vi là ở các vĩ độ trung bình


𝑜 𝑜 𝑜
20 ) và các vĩ độ cao (60 - 65 ) ở (30 - 35 ) ở 2 bán cầu
2 bán cầu

Hiện tượng Nơi có xoáy thuận hoạt động thì Khu vực có xoáy nghịch hoạt
có gió mạnh và mưa lớn thường động thì thời tiết trong sáng, ít
là áp thấp nhiệt đới hay bão mây mưa, khí hậu khô

8. Đối lưu toàn cầu, mô hình gió toàn cầu. Sự hình thành và các đặc điểm của bão
Đối lưu toàn cầu
a) Vòng Hadley
- Không khí nhiệt đới có thể di chuyển (tăng) theo chiều thẳng đứng và di chuyển về
phía Bắc trong khi không khí mát từ vùng cực di chuyển về phía Nam.
- Khí không khí nhiệt đới di chuyển về phía Bắc, nó làm giảm năng lượng của bức xạ
trước khi xuống tới mặt đất, và được thay thế bởi không khí lạnh hơn từ phía Nam.
- Tương tự, không khí lạnh lại đc đốt nóng từ mặt đất và nhiệt độ sẽ tăng trong vùng
xích đạo.
⇒ Một hệ thống tuần hoàn được hình thành vận chuyển năng lượng nhiệt từ xích đạo
đến các cực gọi là vòng Hadley.
b) Vòng Ferrel
0 0
- Có một vòng tuần hoàn của không khí giữa 30 N và 60 N (tương tự như vậy ở bán
0
cầu nam) mà tại đó không khí bay lên cao ở những vùng lạnh hơn (ví dụ ở 60 N)và
0
chìm xuống ở những vùng ấm hơn (30 N), ngược với cơ chế Hadley.
c) Vòng Polar
0 0
- Một vòng nữa ở giữa 60 N (và 60 S) với cực cùng hướng với vòng Hadley nhưng
yếu hơn nhiều gọi là vòng Polar.
Mô hình gió toàn cầu
Mô hình gió mạnh được xây dựng từ những vùng áp suất biến động theo mùa. Đó là:
a) Đông bắc/hè nam:
- Gió Tây thổi ở các vĩ độ trung bình. Ở bán cầu bắc còn bị giới hạn bởi các lòng chảo
đại dương
- Gió đông bắc xoáy ngược thổi từ lục địa châu Á đến biển Ả rập và biển Nam Trung
hoa
- Gió mậu dịch thổi theo hướng đông - bắc ở bán cầu bắc và hướng đông - nam ở bán
cầu nam.
- Dải hội tụ Chí tuyến (ITCZ) là vùng kéo dài theo hướng đông - tây, nơi gió mang
hơi nóng và ẩm tới.
b) Hè bắc/đông nam
- Gió tây ở vĩ tuyến trung bình thổi yếu trên các vĩ tuyến bắc (về mùa đông vận tốc
chỉ bằng 65%)
- Vùng ITCZ trên các đại dương dịch chuyển lên phía bắc (nhưng không xa lục địa,
tương đương vùng cận Sahara và nam Á).
- Đó là lý do gió mùa thổi ngược từ biển Ả rập và biển Nam Trung hoa.
c) Đặc điểm
- Mô hình Hadley không giải thích được chế độ gió này bởi sự cân bằng lực được tạo
bởi gradient áp suất là do:
+ Đối lưu nhiệt
+ Lực ma sát do không khí chuyển động trên bề mặt trái đất
+ Lực Coriolis
- Mô hình gió chuyển động theo phương thẳng đứng đơn giản hơn nhiều.
- Lực ma sát với lục địa giảm xuống.
- Các gió mùa quan trọng nhất là ở 300N và 500N (tương tự là S).
- Đây là những khu vực bốc hơi nước.
Sự hình thành và đặc điểm của bão
- Bão là những lốc xoáy nhiệt đới - là những vùng áp suất thấp cường độ lớn. Không
khí nóng và lạnh gặp nhau tại khu hội tụ chí tuyến và tạo vùng khí áp thấp đối xứng
dọc theo khu vực này.
- Cơ chế của 1 cơn bão:
+ Áp suất giảm nhanh tại trung tâm của vùng xáo trộn.
+ Gió thổi mạnh trong một vùng hẹp khoảng 30-60km (thường gọi là mắt bão).
+ Khi cơn bão phát triển nó sẽ di chuyển về phía tây đến vùng vĩ độ cao hơn bởi
gió mậu dịch (ở vĩ độ 8-150).
+ Cơn bão phát triển đến khi áp suất ở tâm bão ngừng giảm. Đường đi của bão
phụ thuộc địa hình, nhiệt độ bề mặt của biển, và thường không đoán trước
được. Bão chỉ hình thành khi nhiệt độ của nước biển trên 270C.
+ Các cơn bão lớn có bán kính lên đến 300 km hoặc lớn hơn và sau đó bắt đầu
tan khi đi qua vùng nước lạnh hoặc đất liền.
+ Các cơn bão di chuyển bởi gió tây thổi từ vĩ độ trung bình tới vĩ độ cao rồi tan.

9. Môi trường xây dựng – Các định luật Vật lý tác động đến điều kiện sống của
một ngôi nhà
10. Môi trường đô thị: các hiểu biết duy trì hoạt động và giảm thiểu ô nhiễm
trong một đô thị lớn
Ô nhiễm đô thị có thể đến từ các nguồn tự nhiên, nhưng bất lợi nhất là những khí thải
liên quan đến các hoạt động của con người. Các nguồn ô nhiễm do con người gây ra,
chẳng hạn như các nhà máy, công nghiệp, giao thông vận tải, v.v., thường trở nên trầm
trọng hơn ở các thành phố do sự tập trung của con người và các hoạt động của con
người.
11. Vai trò của năng lượng. Bài toán tối ưu giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử
dụng năng lượng nhằm mục đích phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Năng lượng được sử dụng phổ biến để cung cấp các dịch vụ năng lượng thuộc mọi
loại hình. Chúng bao gồm việc cung cấp điện, giao thông vận tải, chiếu sáng, sưởi ấm,
làm mát, các quá trình công nghiệp (ví dụ: tinh chế và sản xuất) và nhiều hơn nữa.
Toàn bộ vòng đời của năng lượng rất phức tạp và bao gồm việc thu nhận các nguồn
năng lượng, chuyển đổi chúng thành các dạng hữu ích, vận chuyển, phân phối, lưu trữ
năng lượng và sử dụng năng lượng . Các dịch vụ do năng lượng cung cấp cho phép
nâng cao mức sống và hỗ trợ phát triển xã hội.

12. Tổng quan về ưu và nhược điểm của các dang năng lượng tái tạo và không tái
tạo. Nhận xét về 1 đến 2 đặc điểm nổi bật của từng loại “nhiên liệu”.
Ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo
Ưu điểm :
- Năng lượng tái tạo sẽ không cạn kiệt
- Năng lượng tái tạo tiết kiệm chi phí
- Năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích về môi trường
- Năng lượng tái tạo giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài
- Năng lượng tái tạo có thể cắt giảm chất thải
Nhược điểm :
- Năng lượng tái tạo không liên tục
- Năng lượng tái tạo có khả năng lưu trữ hạn chế
Ưu nhược điểm năng lượng ko tái tạo
Ưu điểm
- Tài nguyên không tái tạo có năng lượng cao. Các nguồn tài nguyên như than đá và
dầu mỏ có xu hướng cung cấp cho chúng ta nhiều năng lượng hơn
- Đối với một số người, máy móc mới và các nguồn năng lượng khác không thể thay
thế được vì vậy, nó còn được gọi là năng lượng truyền thống
- Năng lượng không tái tạo có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi và mọi nơi
- Hầu hết các nguồn không thể tái tạo cũng khá dễ dàng để lưu trữ.
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian khai thác
- Thời gian hình thành qua hàng triệu năm
- Quá trình khai thác giải phóng khí thải ra môi trường

You might also like