You are on page 1of 44

CHƯƠNG 2

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHUẾCH


TÁN CHẤT Ô NHIỄM TRONG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ
NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm của khí quyển


2.2. Các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến sự khuếch
tán các chất ô nhiễm trong môi trường không khí
2.3. Sự thay đổi nhiệt độ theo chiều cao (gradian nhiệt
độ) và độ ổn định của khí quyển
2.4. Những điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến độ ổn
định của khí quyển
2.5. Chuyển động ngang của lớp không khí sát mặt đất
2.6. Sự thay đổi vận tốc gió theo chiều cao
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ QUYỂN

3
SỰ PHÂN TẦNG CỦA KHÍ QUYỂN

Nhiệt quyển

Quyển giữa
Bình lưu

Đối lưu

4
Tầng đối lưu (troposphere):

 Có bề dày khoảng 10 – 12 km ở các vĩ độ trung bình và


khoảng 16 – 18 km ở các cực

 Hầu như hoàn toàn trong suốt đối với các tia bức xạ sóng
ngắn của Mặt Trời

 Thành phần hơi nước trong tầng đối lưu hấp thụ rất mạnh
bức xạ sóng dài của mặt đất  tầng đối lưu được nung
nóng chủ yếu là từ mặt đất  phát sinh sự xáo trộn không
khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và kéo
theo là mây, mưa

 Nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình khoảng 0,5-0,6


oC/100m
5
Tầng bình lưu (stratosphere):

 Bắt đầu từ độ cao từ 12-15 km trên mặt đất

 Có chứa một lượng nhỏ khí ozon O3  các tia cực tím
trong thành phần bức xạ của Mặt Trời bị hấp thụ mạnh 
nhiệt độ không khí dừng lại không giảm nữa

 Ở độ cao 20-25 km nhiệt độ không khí lại bắt đầu tăng và


đạt trị số ~ 0oC ở độ cao ~ 55km

6
Tầng giữa của khí quyển (mesosphere):

 Từ độ cao 50-55 km đến 85 km

 Nhiệt độ không khí giảm gần như theo tỷ lệ nghịch bậc


nhất với độ cao và đạt trị số ~ -100 0C: nhiệt độ thấp nhất
của khí quyển ở độ cao 85 – 90 km

7
Tầng nhiệt quyển (thermosphere):

 Là tầng trên cùng của khí quyển

 Lớp không khí rất loãng với mật độ phân tử không khí
khoảng 1013 phân tử/cm3 (so với 5 x 1019 phân tử/cm3 trên
mặt biển)

 Nhiệt độ không khí tăng và đạt đến trị số ~ 1200 oC ở độ


cao 700 km

8
Tầng đối lưu

 Có ảnh hưởng nhiều đến khí hậu trên Trái Đất

 Tương đối không ổn định do trong tầng này thường xuất


hiện dòng chảy theo phương thẳng đứng  các hiện tượng
ngưng tụ hơi nước và sinh ra mây, mưa

 Vận tốc chuyển động của không khí theo phương thẳng
đứng thường không lớn, ~7 cm/s ở những vùng rộng lớn

 Gió trên mặt đất chủ yếu là chuyển động theo phương
ngang
2.2. CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHUẾCH TÁN
CÁC CHẤT Ô NHIỄM
TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

10
Sự khuếch tán của các chất ô nhiễm trong
môi trường không khí
 (1) sự chuyển động của các khối không khí gây ra sự “lan
truyền” các chất ô nhiễm cuối hướng gió

 (2) sự nhiễu động của khí quyển gây ra sự khuếch tán của
các chất ô nhiễm theo các hướng khác nhau

 (3) sự khuếch tán của các chất ô nhiễm do có sự chênh lệch


về nồng độ của các chất ô nhiễm giữa các vùng khác nhau
Các yếu tố khí tượng chính có thể ảnh
hưởng đến sự khuếch tán
 Gió theo phương ngang (tốc độ và hướng): gây ra bởi sự chênh lệch áp
suất giữa các khối không khí và đặc điểm của gió tại địa phương (gió
thổi từ biển ở những nơi tiếp giáp với biển; gió thổi ở những vùng núi,
thung lũng...)
Các yếu tố khí tượng chính có thể ảnh
hưởng đến sự khuếch tán
 Sự ổn định của khí quyển (trạng thái nhiễu động của khí quyển): trung
tính, không ổn định, ổn định
Các yếu tố khí tượng chính có thể ảnh
hưởng đến sự khuếch tán
 Sự chuyển động theo phương thẳng đứng của các khối không khí gây ra
bởi các hệ thống áp cao/thấp
Các yếu tố khí tượng chính có thể ảnh
hưởng đến sự khuếch tán

 Các yếu tố khác: địa hình đồi, núi, các công trình cao tầng trong khu vực
đô thị
2.3.2. Độ ổn định của khí quyển (TIẾP)
Các cấp ổn định khí quyển theo Pasquill

Độ ổn định khí quyển được phân thành 6 cấp:


• A – không ổn định mạnh
• B – không ổn định vừa
• C – không ổn định nhẹ
• D – trung tính
• E – ổn định nhẹ
• F – ổn định vừa
2.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦA KHÍ QUYỂN

17
2.4.1. Hiện tượng nghịch nhiệt
 Nghịch nhiệt đóng vai trò rất quan trọng trong khí hậu học ô nhiễm
không khí

 Khi có nghịch nhiệt không khí trở nên rất ổn định và cản trở mọi chuyển
động thẳng đứng của từng bộ phận khí do lực nổi gây ra.

 Độ ổn định do nghịch nhiệt tạo ra còn làm hạn chế sự trao đổi năng
lượng gió của lớp không khí sát mặt đất với gió ở các lớp khí quyển trên
cao  làm cản trở quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm theo cả
phương đứng lẫn phương ngang
a. Làm lạnh lớp không khí từ bên dưới: gây ra
nghịch nhiệt bức xạ (radiation inversion)

 Dạng nghịch nhiệt này thường xuất hiện


quanh năm vào nửa đêm đến sáng sớm

 Về mùa đông có thể kéo dài cả ban ngày


khi năng lượng bức xạ Mặt Trời không đủ
sức phá vỡ lớp nghịch nhiệt
a. Làm lạnh lớp không khí từ bên dưới: gây ra
nghịch nhiệt bức xạ (radiation inversion)
 Vào ban ngày, lớp không khí tiếp giáp mặt đất được
nung nóng bởi dòng nhiệt từ mặt đất theo các phương
thức trao đổi nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, và bức xạ

 Vào ban đêm do không có bức xạ Mặt Trời và mặt đất


là vật đen “lý tưởng” phát xạ tia hồng ngoại rất mạnh và
hiệu quả vào không trung  nó được làm nguội một
cách nhanh chóng và làm cho các lớp không khí tiếp
giáp với mặt đất cũng tuần tự được nguội theo.

 Nhiệt độ của các lớp không khí tiếp giáp với mặt đất này
được hạ xuống thấp hơn so với nhiệt độ của các lớp
không khí ở phía trên nó  rạng sáng ngày hôm sau ở
sát mặt đất nhiệt độ tăng dần theo chiều cao

 Có cường độ mạnh nhất vào thời điểm rạng sáng và


trong điều kiện bầu trời quang và gió nhẹ.
a. Làm lạnh lớp không khí từ bên dưới: gây ra
nghịch nhiệt bức xạ (radiation inversion)
 Khi Mặt Trời lên cao, mặt đất và từng lớp không khí mỏng được
nung nóng từ từ để hình thành lớp không khí gần như đoạn nhiệt
ở sát mặt đất.  Không khí trong lớp đoạn nhiệt này không thể
thâm nhập vào lớp nghịch nhiệt còn lại bên trên nó từ đêm hôm
trước do tính ổn định cao.

 Nhưng ở ranh giới tiếp giáp vẫn có sự hòa trộn giữa không khí
trong lớp đoạn nhiệt mới hình thành và không khí của lớp nghịch
nhiệt. Đồng thời, bức xạ Mặt Trời mỗi lúc một mạnh hơn  làm
cho lớp không khí ấm đoạn nhiệt cứ tăng dần và cuối cùng là loại
bỏ hoàn toàn lớp nghịch nhiệt vào khoảng lúc xế trưa

 Nghịch nhiệt bức xạ có ảnh hưởng quan trọng đối với vấn đề ô
nhiễm không khí do nó xảy ra trong tầng khí quyển chứa đựng
các nguồn phát thải chất ô nhiễm (độ cao lớp nghịch nhiệt bức xạ
~ vài trăm mét).

 Nghịch nhiệt bức xạ có khả năng xảy ra nhất trong những đêm
trời quang và không có gió  do đó khả năng làm sạch không khí
do sự lắng đọng các chất ô nhiễm hoặc sự thổi bay các chất ô
nhiễm là rất nhỏ
b. Làm nóng lớp không khí từ phía trên
(subsidence inversion)

 Thường xuất hiện ở những vùng áp suất cao


(high pressure system: H) khi có lớp mây che
phủ bầu trời và hấp thụ năng lượng bức xạ từ
Mặt Trời chiếu xuống.

 Trong vùng này có dòng chảy chậm của


không khí hướng xuống dưới và gió nhẹ 
Khối không khí nặng chìm xuống dưới sẽ làm
tăng nhiệt độ của bản thân theo quá trình
đoạn nhiệt và thường trở thành lớp không khí
ấm hơn so với lớp không khí ở phía dưới. 
Kết quả là tạo ra lớp “nghịch nhiệt lắng
chìm” hoặc lớp “nghịch nhiệt trên cao”.

 Lớp nghịch nhiệt này thường có ở độ cao từ


400-500 m đến 4000-5000 m trên mặt đất
b. Làm nóng lớp không khí từ phía trên
(subsidence inversion)
 Nghịch nhiệt lắng chìm xảy ra ở độ cao
lớn hơn rất nhiều so với độ cao với sự
có mặt của các nguồn phát thải chất ô
nhiễm.

 Do đó, nhìn chung nghịch nhiệt lắng


chìm không gây ra các hiện tượng ô
nhiễm không khí tức thời.

 Tuy nhiên, nghịch nhiệt lắng chìm có thể


kéo dài trong khoảng thời gian vài ngày
đến một tuần  gây ra sự tích lũy lâu
dài của các chất ô nhiễm.

 Thực tế đã ghi nhận sự xảy ra của các


khoảng thời gian ô nhiễm không khí
nghiêm trọng ở các thành phố lớn trên
thế giới gây ra bởi nghịch nhiệt lắng
chìm
c. Chuyển động của dòng không khí lạnh bên
dưới lớp không khí ấm
 Dòng không khí lạnh từ các vùng đất cao vào ban đêm tràn xuống
các thung lũng  tạo thành lớp không khí lạnh nằm bên dưới lớp
không khí ấm  dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt ở đáy thung lũng.

 Trường hợp này nếu có ngưng tụ xảy ra thì lớp sương giá sẽ hình
thành và làm cho ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày không thể xuyên
qua được  lúc đó nghịch nhiệt có thể kéo dài nhiều ngày và chỉ khi
nào có gió mạnh hoặc bão nó mới bị quét sạch khỏi thung lũng
d. Chuyển động của dòng không khí ấm bên trên
lớp không khí lạnh

 Dòng không khí từ phía khuất gió của sườn núi thổi xuống chân núi
 Dòng không khí này sẽ được ấm lên theo quá trình nén ép đoạn
nhiệt và nó len vào bên trên lớp không khí lạnh ở sát mặt đất dưới
chân núi  gây ra hiện tượng nghịch nhiệt với cường độ mạnh và có
thể kéo dài
Sự tồn tại song song của hai lớp nghịch nhiệt trên
cùng một địa điểm vào cùng một thời gian

 Một lớp ở sát mặt đất đến độ cao 100-200m


 Một lớp ở độ cao 900-1100 m
Những điều kiện hình thành và tăng cường
nghịch nhiệt
 Thời tiết trong năm: về mùa đông nghịch nhiệt thường kéo dài do Mặt
Trời không đủ sức làm ấm mặt đất để phá vỡ lớp nghịch nhiệt

 Khả năng hấp thu và nhả nhiệt của mặt đất: mặt đất trơ trụi không
cỏ cây hấp thụ và nhả nhiệt nhanh hơn so với mặt đất có lớp thực vật
che phủ  tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nghịch nhiệt

 Sương mù, mây – nhất là mây thấp và che kín bầu trời làm cho bức
xạ Mặt Trời không đủ sức làm ấm mặt đất

 Sự di chuyển các khối không khí ấm hoặc lạnh từ sườn núi xuống đồng
bằng hoặc từ các triền đất cao xuống thung lũng

 Cản trở sự xáo trộn của khí quyển và do đó dẫn đến sự tích tụ các
chất ô nhiễm, làm cho nồng độ các chất ô nhiễm có thể tăng rất cao
2.4.2. Độ cao hòa trộn (mixing height)
a. Khái niệm

 Khi mặt đất bị đốt nóng không đều  bộ phận không khí tiếp giáp với chỗ
mặt đất bị đốt nóng mạnh nhất sẽ có nhiệt độ cao và bay lên nối tiếp nhau
thành cột không khí nóng;

 Không khí mát xung quanh ở trên cao sẽ chìm xuống dưới để thay thế.

 Kết quả tạo ra sự hòa trộn không khí theo phương thẳng đứng trên một
phạm vi rộng  do đó kéo theo cả sự hòa trộn theo phương ngang

Hình 2.9. Cột không khí nóng bốc lên cao


2.4.2. Độ cao hòa trộn (TIẾP)
a. Khái niệm

 Khi bốc lên cao, nhiệt độ không khí sẽ giảm theo quá trình đoạn nhiệt

 Chênh lệch nhiệt độ giữa khối không khí đang bốc lên cao với không khí
xung quanh mỗi lúc một giảm dần

 Cho đến lúc nhiệt độ cân bằng  khối không khí dừng lại, không tiếp tục
bay lên cao được nữa.

 Độ cao mà tại đó có sự cân bằng nhiệt độ được gọi là độ cao hòa trộn

Hình 2.9. Cột không khí nóng bốc lên cao


2.4.2. Độ cao hòa trộn (TIẾP)
b. Xác định độ cao hòa trộn

 Bằng cách tìm điểm giao nhau của đường đoạn nhiệt đi qua điểm có nhiệt độ cao
trên mặt đất (To’) với đường phân bố nhiệt độ theo chiều cao thực tế (To)
 MMD = maximum mixing depth

(a). Khí quyển (b). Khí quyển rất (c). Khi có nghịch
không ổn định ổn định (nghịch nhiệt trên cao
nhiệt sát mặt đất)
 Chất ô nhiễm phát thải từ mặt đất sẽ được hòa trộn một cách đều đặn đến độ cao
hòa trộn và dừng lại ở đó không thể bay lên cao hơn  Độ cao hòa trộn xác định
giới hạn trên của quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm trong khí quyển
2.4.2. Độ cao hòa trộn (TIẾP)
c. Trị số của độ cao hòa trộn

 Thông thường thấp nhất vào ban đêm, thấp vào buổi sáng và tăng dần lên
theo thời gian trong ngày cho đến xế trưa là đạt trị số lớn nhất  Giảm khả
năng khuếch tán các chất ô nhiễm vào ban đêm & buổi sáng sớm.

 Ban đêm, nếu có nghịch nhiệt bức xạ  độ cao hòa trộn có thể ~ 0 m.

 Về mùa hè độ cao hòa trộn lớn hơn so với mùa đông do sự hòa trộn nhiệt
lớn hơn về mùa hè  Giảm khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm vào mùa
đông

 Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí khu vực đô thị đáng kể có thể xảy ra khi
độ cao hòa trộn có trị số < 1500 m
2.4.2. Độ cao hòa trộn (TIẾP)
Độ cao hòa trộn theo các mùa khác nhau
2.5. CHUYỂN ĐỘNG NGANG
CỦA LỚP KHÔNG KHÍ SÁT MẶT ĐẤT

33
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động ngang của không
khí trên mặt đất

 Địa hình, độ gồ ghề của mặt đất và công trình nhà cửa  có ảnh hưởng
rất lớn đến chuyển động ngang của không khí trên mặt đất.

 Khi gió thổi qua công trình, các gờ sắc cạnh của công trình sẽ hắt luồng
gió lên cao  tạo ra độ rối có cường độ và kích thước lớn hơn nhiều so với
độ rối tự nhiên của bản thân luồng gió  làm cho luồng gió có khả năng bị
thay đổi cả vận tốc lẫn chiều hướng chuyển động.
Dòng chảy của không khí trên mặt cắt đứng khi thổi qua
một công trình có dạng mỏng như tường chắn với bề dài
không giới hạn đặt vuông góc với chiều gió
Các vùng:

Vùng I: vùng chưa bị ảnh hưởng nào của vật cản xung quanh

 Trong vùng này trường vận tốc gió theo chiều cao thay đổi theo quy luật logarit và
phụ thuộc vào độ gồ ghề của mặt đất

Vùng II: vùng gió hãm

 Áp suất tăng cao và gió chuyển động tuần hoàn


 Ở sát mặt đất  vận tốc gió có chiều ngược với chiều gió chính ban đầu
Các vùng:
Vùng III: vùng bóng khí động

 Áp suất âm, gió chuyển động tuần hoàn, chảy ngược về phía vật cản

 Là nơi tích lũy chất ô nhiễm nếu nguồn phát thải chất ô nhiễm nằm trong phạm vi này

Vùng IV: vùng đuôi ảnh hưởng

 Bề dài của vùng này có trị số khoảng 17 lần chiều cao của công trình
Dòng chảy của không khí trên mặt cắt đứng khi thổi qua
một công trình có bề dày (tức bề rộng) lớn gấp nhiều lần
so với chiều cao

 Vùng bóng khí động được tạo ra do dòng chảy bị hất ngược lên ở cạnh sắc
nhọn trên mặt đón gió của công trình sẽ nằm gọn trên phạm vi mái nhà (vùng III)
và ở phía khuất gió của công trình lại hình thành thêm một vùng bóng khí động
khác (vùng V)

 Ngoài ra do bề rộng của công trình lớn  sức cản đối với chuyển động của gió
cũng lớn  bề cao của các vùng tuần hoàn trong trường hợp này bé hơn so với
trường hợp nhà mỏng hoặc tường chắn
2.6. SỰ THAY ĐỔI VẬN TỐC GIÓ
THEO CHIỀU CAO

39
Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc gió

 Chuyển động của không khí trên mặt đất chịu tác động của
lực ma sát của mặt đất:
• độ nhám, độ gồ ghề của mặt đất làm cho vận tốc gió ở sát mặt đất
có thể xem là = 0
• càng lên cao vận tốc gió càng lớn dần: lúc đầu tăng nhanh và sau
chậm dần

 Bản chất của địa hình, vị trí và mật độ của cây cối, vị trí và
độ lớn của sông, hồ, đồi núi, các công trình...  gây ra sự
thay đổi vận tốc gió khác nhau theo phương thẳng đứng
Quy luật thay đổi theo chiều cao của vận tốc gió

u(z) = φ u(z1) (2.31)

với φ = ln [(z+zo)/zo] . {ln [(z1+zo)/zo]}-1 (2.32)

Trong đó:
 u(z) : vận tốc gió cần tìm ở độ cao z, m/s
 u(z1) : vận tốc gió đã biết ở độ cao z1, m/s
 zo : độ cao tính theo mét mà ở đó vận tốc gió được xem là = 0
 z và z1 : lần lượt là độ cao cần tính vận tốc gió và độ cao có vận
tốc gió đã biết, m
Quy luật thay đổi theo chiều cao của vận tốc gió (TIẾP)

 Thông thường nhận zo = 0,1 m – độ gồ


ghề của mặt đất, nơi vận tốc gió có thể
xem là = 0  khi đó công thức (2.31) và
(2.32) có thể được viết thành:

u(z) ≈ u(z1) [ln(z/zo)] / [ln(z1/zo)] (2.33)

 Ở các trạm quan trắc khí tượng: vận tốc


gió thường được đo ở trụ đo gió có độ cao
z1 = 10 m (chiều cao tiêu chuẩn quốc tế cho
việc đo gió bề mặt);

 Để tính toán vận tốc gió ở độ cao z bất kỳ


theo số liệu gió của trạm khí tượng  Hình 2.14. Biểu đồ hệ số φ
người ta lập biểu đồ để tra hệ số φ ứng với ứng với zo = 0,1 m và z1 =
zo = 0,1 m và z1 = 10 m theo công thức 10 m
(2.32) (hình 2.14)  u(z) = φ u(z1)
Quy luật thay đổi theo chiều cao của vận tốc gió (TIẾP)

Quy luật biến đổi của gió theo hàm số mũ bằng thực nghiệm của Sutton:

u(z) = u(z1) (z/z1)a/(2-a) = u(z1) (z/z1)n (2.34)

Trong đó:
 Khi nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao (khí quyển không ổn
định): a = 0,20  n = 0,11
 Độ giảm nhiệt độ theo chiều cao nhỏ hoặc bằng không (khí
quyển trung tính): a = 0,25  n = 0,14
 Khi có nghịch nhiệt vừa (khí quyển ổn định): a = 0,33  n = 0,20
 Khi có nghịch nhiệt mạnh (khí quyển ổn định mạnh): a = 0,50 
n = 0,33
 z, z1 và u(z1) đã biết

Theo số liệu của tác giả M.E.Berliand thì số mũ n trong công thức (2.34)
thường được nhận n = 0,15 – 0,20.
Quy luật thay đổi theo chiều cao của vận tốc gió (TIẾP)

Theo Irwin J.S (1979), vận tốc gió thay đổi theo chiều cao theo quy
luật hàm số mũ phụ thuộc vào: độ gồ ghề của mặt đất zo và các cấp
ổn định của khí quyển theo thang Pasquill-Gifford nêu ở bảng 3.4
chương 3. Công thức có dạng:
u(z) = u(10) (z/10)n (2.35)
Trong đó:
 u(10) : vận tốc gió ở độ cao 10 m (độ cao của trụ đo gió của các
trạm quan trắc khí tượng)
 z : độ cao cần tính vận tốc gió u(z), m
 Số mũ n trong công thức (2.35) được cho ở bảng 2.4
Bảng 2.4. Số mũ n trong công thức (2.35)
Các cấp ổn định của khí quyển theo thang Pasquill-Gifford
Độ gồ ghề (xem bảng 3.4 - Chương 3)
zo của mặt
đất, m A B C D E F

0,01 0,05 0,06 0,06 0,12 0,32 0,53


0,10 0,08 0,09 0,11 0,16 0,34 0,54
1,00 0,17 0,17 0,20 0,27 0,38 0,61
3,00 0,27 0,28 0,31 0,37 0,47 0,69

You might also like