You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÝ

HỌC PHẦN

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ: KHÍ QUYỂN VÀ THUỶ QUYỂN

Họ và tên học viên:


1. NGUYỄN THÀNH ĐẠT - DLHO834004
2. NGUYỄN THỊ HƯỜNG - DLHO834005
3. PHẠM THỊ KIỀU OANH - DLHO834011
4. PHẠM THỊ HUYỀN TRANG - DLHO834018

Ngành: Địa lý học (DLHO)


Giảng viên hướng dẫn: TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 01/2024


MỤC LỤC
CHƯƠNG I – KHÍ QUYỂN ............................................................................................................................1
1. Khái niệm khí quyển .............................................................................................................................. 1
2. Thành phần, cấu trúc và vai trò của khí quyển ................................................................................... 1
2.1. Thành phần ...................................................................................................................................... 1
2.2. Cấu trúc ............................................................................................................................................ 1
2.3. Vai trò ............................................................................................................................................... 3
3. Quá trình hình thành và phát triển của khí quyển .............................................................................. 6
3.1. Quá trình hình thành khí quyển ..................................................................................................... 6
3.2. Quá trình phát triển của khí quyển ................................................................................................. 6
4. Các đặc trưng cơ bản trong khí quyển ................................................................................................. 8
4.1. Năng lượng của mặt đất và khí quyển ............................................................................................ 8
4.2. Khí áp, gió và hoàn lưu khí quyển ................................................................................................ 11
4.3. Nước trong khí quyển .................................................................................................................... 20
4.4. Thời tiết và khí hậu ........................................................................................................................ 22
5. Hiện trạng khí quyển hiện nay và dự báo tương lai .......................................................................... 27
5.1. Hiện trạng khí quyển ngày nay ..................................................................................................... 27
5.2. Giải pháp ........................................................................................................................................ 31
CHƯƠNG II – THUỶ QUYỂN................................................................................................. 32
1. Khái niệm .............................................................................................................................................. 32
2. Thành phần của thuỷ quyển ................................................................................................................ 32
3. Quá trình hình thành và phát triển của thủy quyển .......................................................................... 33
4. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất ..................................................................................................... 34
5. Sự phân bố của nước trên Trái đất ..................................................................................................... 35
5.1. Nước trên bề mặt lục địa................................................................................................................ 35
5.2. Nước dưới đất (nước ngầm) .......................................................................................................... 38
5.3. Nước trong các biển và đại dương ................................................................................................ 39
6. Thách thức và giải pháp của thủy quyển ngày nay............................................................................ 42
Ô nhiễm nguồn nước ............................................................................................................................ 42
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới .................................................................................... 42
Chương I. KHÍ QUYỂN
1. Khái niệm khí quyển
Xung quanh Trái Đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển, khí quyển
cùng tham gia vào các vận động của Trái Đất. Không khí khác với đất, đá, nước
là có khả năng co giãn mạnh nên mật độ và tỉ trọng giảm nhanh theo chiều cao.
2. Thành phần, cấu trúc và vai trò của khí quyển
2.1. Thành phần
Một nửa khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất lên đến độ cao khoảng
5 km, 3/4 ở dưới 10 km, 9/10 ở dưới 20 km, từ độ cao 20 km trở lên chỉ còn
lại 1/10 khối lượng của toàn bộ khí quyển. Như vậy, càng lên cao không khí
càng loãng, đến độ cao khoảng 20.000 km mật độ của không khí đã giảm gần
hết, ta có thể xem đây là giới hạn trên của khí quyển, từ đây trở lên là khoảng
chân không bao la vô tận.
Không khí khô và trong sạch, không màu sắc, không mùi vị được cấu tạo
bởi hai chất khí chính là Nitơ (N2) và Oxy (O2). Thể tích Nitơ chiếm hơn 78%,
Oxy chiếm gần 21%, cả hai chất khí này chiếm 99,03%, ngoài ra còn có Acgông
(Ar) chiếm 0,93%, Cacbonic (CO2) chiếm 0,03%. Các chất khí còn lại là Neon
(Ne), Heli (He), Kripton (Kr), Hiđro (H2), Ozon (O3),... chiếm 0,01%. Tỉ lệ
phần trăm này không thay đổi theo chiều ngang cũng như theo chiều cao trong
khí quyển.
Riêng Cacbonic và Ozon phân bố không đều và không ổn định do nguồn
gốc phát sinh của chúng.
2.2. Cấu trúc
Kết quả nghiên cứu cho thấy khí quyển không đồng nhất theo chiều thẳng
đứng và bị phân hoá thành tầng, mỗi tầng đều có đặc điểm riêng của nó.
a. Tầng đối lưu:
Bề dày của tầng đối lưu từ mặt đất lên đến độ cao 10 – 15 km và luôn luôn
thay đổi theo thời gian và không gian: mùa hè lớn hơn mùa đông, ở xích đạo

1
(15 – 17 km) lớn hơn ở cực (8 km). Đại bộ phận (4/5) khối lượng không khí
của khí quyển nằm trong tầng đối lưu.
Đặc điểm nổi bật của tầng đối lưu là nhiệt độ dám cho chiều cao, trung
bình là 0,6oC/100m, ở đỉnh tầng đối lưu nhiệt độ tăng dần từ xích đạo (-70oC)
đến cực (-55oC). Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng, tất cả
các quá trình vật lý xảy ra trong tầng đối lưu có ý nghĩa quyết định đến thời tiết
và khí hậu ở mặt đất
b. Tầng bình lưu:
Tầng bình lưu nằm từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến độ cao 50 – 60
km. Đặc điểm của tầng này là nhiệt độ tăng dần theo chiều cao do có lớp Ozon
nằm đã hấp thụ năng lượng của tia tử ngoại nên tích lũy được năng lượng,
chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng yếu hẳn đi mà thay vào đó
là chuyển động ngang chiếm ưu thế. Gió ở đây là gió tây vì hướng của Gradien
khí áp nằm ngang là hướng từ xích đạo về hai cực, các đường đẳng áp thẳng và
song song không có mà sát. Hơi nước ở đây còn rất ít, song ở độ cao 25 km vẫn
còn thấy có mây xà cừ, mây này được cấu tạo từ những hạt nước lạnh.
c. Tầng giữa:
Tầng giữa nằm từ giới hạn trên của tầng bình lưu đến độ cao 75 – 80 km,
ở đây nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao, từ 0 oC ở dưới hạn dưới giảm xuống
-75oC ở giới hạn trên trên. Áp suất của khí quyển ở độ cao 80 km nhỏ hơn 200
lần so với áp suất ở mặt đất. Như vậy, từ mặt đất đến độ cao 80 km đã chiếm
99,5% khối lượng khí quyển, còn từ đây trở lên chỉ còn 0,5% khối lượng khí
quyển, nghĩa là không khí đã rất loãng.
d. Tầng ion:
Tầng ion nằm từ giới hạn trên của tầng giữa đến độ cao khoảng 1000 km.
Ở phần dưới của tầng ion, nhiệt độ tăng theo chiều cao, đến độ cao 300 km
nhiệt độ đã lên tới 2000 đến 3000°C nên lớp này gọi là lớp nhiệt, bên trên lớp
này nhiệt độ lại giảm mạnh và đạt tới nhiệt độ không gian vũ trụ.

2
Trong tầng ion, các chất khí bị phân li mạnh thành các ion, vì vậy khả
năng dẫn điện của tầng này tăng lên 10 – 12 lần so với lớp không khí gần mặt
đất. Tầng ion có khả năng hấp thụ khúc xạ và phản hồi sóng điện từ, vì vậy mà
sóng phát ra từ một địa điểm nào đó sẽ được truyền đến tất cả các địa điểm khác
trên mặt đất.
Trong tầng ion, còn thấy có hiện tượng cực quang, đây là hiện tượng do
các dòng những hạt điện tích phóng ra từ những vùng hoạt động ở mặt ngoài
của Mặt Trời, khi rơi vào từ trường của Trái Đất các hạt này bị lệch hướng và
xâm nhập chủ yếu vào miền cực của Trái Đất gây ra hiện tượng phát sáng của
các chất khí trong lớp khí quyển trên cao (400 – 500 km) mà ở các vùng vĩ độ
cao có thể nhìn thấy gọi là cực quang.
e. Tầng khuếch tán:
Tầng khuếch tán nằm ở độ cao trên 1000 km đó là tầng ngoài có khí quyển.
Giới hạn trên của nó vào khoảng 20.000 km. Đặc điểm của tầng này là có khả
năng làm khuếch tán các chất khí vào không gian vũ trụ, tốc độ chuyển động
của các chất khí rất lớn, không khí vô cùng loãng, trong mỗi cm3 chỉ còn vài
nghìn phân tử đã bị ion hoá.
2.3. Vai trò
a. Khí quyển duy trì sự sống trên Trái Đất, cung cấp oxy cần thiết cho quá
trình hô hấp
Đây là một vai trò quan trọng hàng đầu của khí quyển đối với sự sống của
chúng ta. Như các bạn cũng đã biết, tầng khí quyển được cấu tạo từ rất nhiều
loại khí và các khí này cần thiết cho duy trì sự sống của Trái Đất.
Việc mất đi các khí cần thiết để người, động vật và thực vật thực hiện được
quá trình hô hấp sẽ khiến cho hành tinh mất đi sự sống. Đồng nghĩa với các
tầng khí quyển duy trì sự sống của loài người và các sinh vật khác sinh sống
trên trái đất.
b. Duy trì lớp nước trên Trái Đất

3
Các tầng khí quyển như một lớp vỏ bảo vệ Trái Đất trước những ảnh
hưởng từ bên ngoài vũ trụ, cụ thể là Mặt Trời. Hai lớp khí quyển giữ vai trò
quan trọng khi chịu các tác động trực tiếp đó là tầng đối lưu và tầng nhiệt. Nếu
như không có lớp bảo vệ của các tầng khí quyển, Trái Đất sẽ bị tấn công bởi
sức nóng của Mặt Trời hay những vật thể lạ ngoài vũ trụ dẫn đến sự biến mất
hoàn toàn của đại dương. Tình trạng khô hạn, thiếu nước do nhiệt độ tăng cao
đột ngột hoặc duy trì trong một thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc
sống con người. Chính vì vậy, sự có mặt của những tầng khí quyển giống như
một lớp sáp bảo vệ giúp đốt cháy và ngăn cản các nguy cơ có thể diễn ra với
cuộc sống chúng ta.
c. Tránh những tàn phá nặng nề của thiên thạch
Thiên thạch là một tác nhân mang đến sức tàn phá khủng khiếp cho toàn
bộ trái đất. Hiện nay, chưa có một kết luận nghiên cứu chính thức nào về sức
công phá của thiên thạch. Tuy nhiên, đã có những mô phỏng dự đoán về những
va chạm giữa chúng với bề mặt trái đất gây ra sức tàn phá nặng nề tương đương
với một quả bom nguyên tử của Mỹ với hai thành phố Hiroshima và Narasaki.
Do đó, sự có mặt của các tầng khí quyển sẽ giúp đẩy lùi tối đa những va chạm
và những thiệt hại nghiêm trọng ở phạm vi cục bộ hay tổng quát.
d. Duy trì nhiệt độ ban đêm cho bề mặt Trái Đất
Nếu không có khí quyển, Trái Đất sẽ chịu tác động trực tiếp của các yếu
tố bên ngoài vũ trụ. Dẫn đến nhiệt độ ban đêm sẽ rất lạnh và khó có thể cân
bằng được nhiệt độ của sự sống. Theo đó thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất
là 15⁰C được cân bằng và cố định nhờ vai trò của các tầng khí quyển. Với khả
năng bao bọc và giữ nhiệt tốt, nếu không có các lớp trong bầu khí quyển để giữ
ấm thì vào ban đêm nhiệt độ dự đoán sẽ là khoảng – 150 độ C hoặc hơn thế
nữa.
e. Cân bằng nhiệt độ Trái Đất

4
Cũng tương tự với nhiệt độ giảm mạnh về ban đêm, thì nhiệt độ Trái Đất
cũng có thể sẽ đột ngột tăng cao gây ra hiện tượng “nóng lên toàn cầu”. Như
chúng ta cũng đã biết, nhiệt độ Trái Đất được tạo nên bởi sự cân bằng năng
lượng giữa Mặt Trời và Trái Đất. Trong đó thì năng lượng Mặt Trời được hấp
thụ chủ yếu từ các bước sóng ngắn có thể dễ dàng đi qua các tầng khí quyển để
xuống bề mặt Trái Đất. Ngược lại, khí quyển lại có bước sóng dài và năng
lượng thấp, nhiều chất khí lại bị giữ lại. Do đó, năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át
hoàn toàn năng lượng của Trái Đất. Các tầng khí quyển sẽ là lớp áo bảo vệ an
toàn và hỗ trợ tuyệt đối trong việc làm giảm đi năng lượng từ các tia nắng gắt
và sự khắc nghiệt của nhiệt độ.
f. Tạo ra tầng Ozon dồi dào, chống sự nguy hại của các tia cực tím xuống
Trái Đất
Trong cấu tạo của tầng khí quyển thì tầng bình lưu là nơi sở hữu tầng ozon.
Tầng ozon đóng vai trò quan trọng khi duy trì sự sống của Trái Đất, chúng hấp
thụ những tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời và ngăn chặn chúng chiếu trực tiếp
xuống Trái Đất. Hãy thử tưởng tượng, nếu tầng ozon bị phá hủy thì đồng nghĩa
với việc Trái Đất sẽ bị tia UV chiếu trực tiếp gây ra các loại bệnh tật nguy hiểm
cho con người. Có thể khẳng định, tầng ozon trong các lớp khí quyển là một
tấm áo giáp bảo vệ sự an toàn của Trái Đất. Tầng ozon hấp thụ các tia cực tím
giúp tránh các tia đó chiếu thẳng xuống Trái Đất
g. Mang những ảnh hưởng đến dòng hải lưu
Những nguyên nhân hình thành lên các dòng hải lưu là do sự tác động của
khí quyển, bức xạ Mặt trời, áp suất khí quyển để tạo ra thủy triều,…Các dòng
này có tác dụng trong việc làm tăng sự trao đổi nước, phân bố lại nhiệt độ, độ
muối, gia tăng tính đồng nhất về các thành phần hóa học của nước biển. Đồng
thời, có ảnh hưởng trực tiếp đến những vòng hoàn lưu khí quyển và khí hậu các
khu vực trên Trái Đất. Bên cạnh đó là khả năng dịch chuyển mang theo điện
năng về hướng cực ấm hơn.

5
h. Tăng cường quá trình quang hợp
Một vai trò điển hình của các tầng khí quyển là mang đến sức sống dồi
dào cho các loài sinh vật như động vật, thực vật và của con người. Bầu khí
quyển mang đến một hệ thống quang hợp, giúp tăng cường quá trình trao đổi
chất của các loài thực vật. Cây cối quang hợp bằng cách hấp thụ trực tiếp khí
Cacbonic và thải ra môi trường khí Oxy, giúp con người hô hấp và duy trì sự
sống.
3. Quá trình hình thành và phát triển của khí quyển
3.1. Quá trình hình thành khí quyển
Khí quyển của Trái Đất đã phát triển qua nhiều niên đại địa chất với nhiều
biến đổi khác nhau và gắn liền với lịch sử phát triển của Trái đất trong những
điều kiện riêng biệt của vũ trụ.
Khí quyển đầu tiên hình thành từ đám mây vũ trụ; về sau này được hình
thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ trong lòng Trái Đất đi lên do quá
trình phân dị trọng lực thông qua hoạt động núi lửa, phun trào macma; từ thuỷ
quyển và thạch quyển; cuối cùng gắn liền với sinh quyển.
3.2. Quá trình phát triển của khí quyển
3.2.1. Khí quyển đầu tiên của Trái Đất
Hyđro và Heli là những nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ nên chúng nằm
trong thành phần của đám mây hơi bụi nguyên thủy đã sản sinh ra Trái Đất.
Sau đó Trái đất tiếp tục được hun nóng, nhiệt sản sinh do sự nén trọng lực của
hành tinh và do sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ ở bên trong. Điều đó đã thúc
đẩy hai quá trình: sự tiêu tan dần dần của hydro và heli và sự tiết hơi của bao manti.
Trái đất mất đi lớp vỏ Hydro - Heli và thành lập một khí quyển riêng bằng các khí tự
ở trong lòng Trái đất bay ra. Theo ý kiến của A.P Vinogradov (một nhà địa hóa học-
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô), trong khí quyển này nhiều nhất có H 2O rồi đến
CO2, HCl, HF, H2S, N2, NH4, Cl, và CH4 (gần giống như thành phần của khí núi lửa
hiện tại). V. Xokolov (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô) cho rằng, trong khí quyển
này cũng có H2 và NH3, oxi hoàn toàn vắng mặt. Sự vắng mặt của oxi ở khí quyển
đầu tiên trong một thời gian dài được xem như điều kiện không thuận lợi đối với việc

6
xuất hiện sự sống; giai đoạn này các tia tử ngoại, do khôngbị hấp thụ bởi các phân tử
oxi, có thể đi tới bề mặt Trái đất một cách dễ dàng.
Khoảng 3,5 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất nguội dần đi để tạo thành lớp vỏ, chủ
yếu là các núi lửa phun trào nham thạch, cacbonic (CO2) và amoniac; nó chứa chủ
yếu là cacbonic và hơi nước, với một ít nitơ nhưng vẫn chưa có oxi. Bầu khí quyển
này có thể tích khoảng ~100 lần khí quyển hiện nay. Hiệu ứng nhà kính (sinh ra bởi
mật độ cao của cacbonic ) được cho là nhân tố đã giữ cho Trái Đất không bị đóng
băng thời điểm này.
Trong vài tỷ năm tiếp theo, hơi nước ngưng tụ để tạo thành mưa và các đại
dương để hòa tan khí cacbonic. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng Mặt Trời hơi
nước bị phân huỷ thành oxy và hydro, oxy tạo ra tác động với amoniac và metan tạo
ra khí nitơ và khí cacbonic. Quá trình tiếp diễn, một lượng hydro nhẹ mất vào khoảng
không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cacbonic, một ít oxi.
3.2.2. Giai đoạn phát triển tiếp theo của khí quyển
Giai đoạn chuyển từ điều kiện phi sinh vật sang điều kiện sinh vật, từ điều
kiện khử Oxy sang điều kiện Oxy hóa: N2, CO2, CO và với tư cách các tạp chất
thứ yếu; CH4, O2 trở thành những bộ phận chính trong thành phần lớp vỏ khí
của Trái Đất. Oxy xuất hiện có thể do sự phân giải các nguyên tử nước ở các
lớp bên trên của khí quyển dưới tác dụng các tia tử ngoại của Mặt Trời; nó cũng
có thể được giải phóng từ các hợp chất oxit cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Nhưng đại
bộ phận Oxy đó lại oxy hóa các khoáng vật của vỏ Trái đất (trong trầm tích tiền
Cambri có oxit sắt và sunfat canxi) hay là oxy hóa hyđro và các hợp chất của
nó trong khí quyển. Vì vậy, oxy tự do trong khí quyển rất ít.
Quá trình sản sinh ra khí Oxy được chứng minh từ các chứng cứ hóa thạch.
Các bằng chứng này đã chỉ ra rằng các vi khuẩn lam (một trong những dạng vi
khuẩn có mặt sớm nhất trên Trái Đất) có mặt khoảng 3,3 tỷ năm trước và là
những sinh vật sinh sống bằng quang hợp để sản xuất ra Oxy. Chúng là những
sinh vật đầu tiên chuyển đổi khí quyển từ trạng thái không Oxy sang trạng thái
có Oxy.

7
3.2.3. Giai đoạn phát triển cuối cùng của khí quyển
Giai đoạn này có liên quan tới sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất, liên
quan tới sự xuất hiện của cơ chế quang hợp. Thực vật xuất hiện trên Trái Đất
cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn Oxy và làm giảm đáng
kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Khi cây cối xuất hiện nhiều hơn thì lượng
Oxy tăng lên một cách đáng kể (trong khi lượng dioxide carbon giảm đi).
Lượng Oxy tự do có nguồn gốc sinh vật dần dần tăng lên.
6CO2 + 6H2O + Năng lượng BXMT C6H12O6 + 6O2
Sự phát triển mạnh mẽ của động, thực vật trên Trái Đất cùng với sự phân
huỷ xác động, thực vật; phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ
khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển
hiện nay. Oxy được giải phóng tương tác với amoniac để tạo ra nitơ; ngoài ra
vi khuẩn cũng có thể chuyển đổi amoniac thành nitơ.
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
Đồng thời với sự kiện đó, khí quyển hầu như mất hết khí cacbonic. Một
bộ phận của khí cacbonic gia nhập vào các vỉa lớn than đá và đá cacbonat. Sự
xuất hiện của lớp ozon, các loại hình sinh vật sống được bảo vệ tốt hơn trước
bức xạ tử ngoại. Bầu khí quyển chứa phần lớn khí oxy và nitơ cũng là bầu khí
quyển như hiện nay.
4. Các đặc trưng cơ bản trong khí quyển
4.1. Năng lượng của mặt đất và khí quyển
4.1.1. Cân bằng bức xạ
Khí quyển được giữ lại nhờ luật hấp dẫn của Trái Đất, 4/5 khối lượng
không khí của khí quyển tập trung ở tầng đối lưu.
Khí quyển tham gia vào quá trình làm biến đổi và phân bố lại nhiệt mà bề
mặt Trái Đất nhận được của Mặt Trời. Trái Đất trong cùng một lúc nhận nhiệt
(thu) của Mặt Trời và mất nhiệt (chi). Hiệu số giữa thu và chi bức xạ là cân
bằng bức xạ. Cân bằng bức xạ của Trái Đất bao gồm cân bằng bức xạ của mặt
đất và của khí quyển.

8
Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng bức xạ chính và thực tế là nguồn
nhiệt duy nhất của mặt đất và khí quyển. Bức xạ phát ra từ các nguồn khác
không đáng kể.
Bức xạ Mặt Trời một phần biến thành nhiệt trong khí quyển nhưng chủ
yếu là biến thành nhiệt ở mặt đất. Lượng nhiệt này đốt nóng những lớp thổ
nhưỡng và lớp nước trên cùng, còn không khí trên bề mặt thì được đốt nóng
bởi những lớp thổ nhưỡng và lớp nước này. Mặt đất và khí quyển được đốt
nóng lại phát bức xạ hồng ngoại (bức xạ sóng dài không nhìn thấy được). Khi
phát bức xạ hồng ngoại ra ngoài không gian vũ trụ, mặt đất và khí quyển lạnh
đi.
Nếu xét trong một khoảng thời gian tương đối dài, ta có thể nói Trái Đất
ở trong trạng thái cân bằng nhiệt, tức là bức xạ đến Trái Đất cân bằng với bức
xạ mất ra ngoài không gian vũ trụ.
Bức xạ Mặt Trời khi tới khí quyển, một bộ phận quay trở lại không gian
giữa các hành tinh (31%), gồm 7% do khuếch tán, và 24% do phản xạ. Khí
quyển hấp thụ 17% bức xạ tới (3% do ozôn 13% do hơi nước và 1% do mây).
Phần còn lại 52% tới bề mặt Trái Đất, một phần trong số này bị phản xạ ra
ngoài giới hạn khí quyển (4%) còn 48% thuộc bề mặt Trái Đất hấp thụ. Trong
48% này thì 18% mất đi do bức xạ hiệu dụng. Như vậy, cân bằng bức xạ của
bề mặt Trái Đất là 30%. Lượng nhiệt này chi cho bốc hơi 22%, trao đổi loạn
lưu nhiệt với khí quyển 8%. Và như vậy cân bằng nhiệt của bề mặt Trái Đất là
30% - 22% - 8% = 0.
Khí quyển được đốt nóng lên là do hấp thụ được năng lượng bức xạ Mặt
Trời khi nó xuyên qua khí quyển, nhận được từ phần năng lượng bức xạ riêng
của mặt đất, và do quá trình ngưng kết hơi nước từ đó khí quyển tích lũy được
năng lượng đặc biệt là lớp gần mặt đất. Đó là nguồn nhiệt quan trọng giúp Trái
Đất đỡ lạnh về đêm gọi là bức xạ nghịch của khí quyển. Bức xạ nghịch lớn đối

9
với những nơi nhiều mây, nhiệt độ cao và có nhiều hơi nước. Khu vực hoang
mạc thường có bức xạ nghịch nhỏ vì ít hơi nước và trời quang mây.
4.1.2. Chế độ nhiệt của khí quyển
Chế độ nhiệt của khí quyển là sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời
gian và không gian. Đây là nhân tố quan trọng của thời tiết và khí hậu.
- Nhiệt độ không khí thay đổi do ba nguyên nhân:
+ Trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh: như không gian vũ trụ, khối
khí lân cận, lớp không khí ở độ cao khác nhau, các lớp thổ nhưỡng…theo nhiều
phương thức khác nhau như: truyền dẫn, trao đổi loạn lưu, bức xạ, do bốc hơi,
ngưng kết)
+ Nhiệt độ thay đổi do đoạn nhiệt: nhiệt độ tăng khi không khí chuyển
động đi xuống và ngược lại. Khi không khí khô chuyển động đi xuống được
100m, nhiệt độ sẽ tăng lên 10C - gọi là đoạn nhiệt khô. Không khí ẩm chưa bão
hòa khi chuyển động đi lên đến một độ cao nào đó sẽ đạt đến bão hòa, gọi là
mực ngưng kết, hơi nước ngưng kết tỏa ra năng lượng làm chậm quá trình giảm
nhiệt độ theo độ cao gọi là đoạn nhiệt ẩm.
+ Sự thay đổi nhiệt do chuyển động ngang: gọi là bình lưu nhiệt. Không
khí chuyển đến có nhiệt độ cao hơn thì gọi là bình lưu nóng và ngược lại.
- Trạng thái của khí quyển không đồng nhất ở mọi nơi, mọi chỗ
+ Ở các độ cao, độ sâu khác nhau nhiệt độ cũng thay đổi phù hợp với tính
chất môi trường. Sự phân bố nhiệt độ không khí theo chiều thẳng đứng rất phức
tạp vì nó phụ thuộc vào tính chất vật lý của từng lớp không khí ở các độ cao
khác nhau. Nếu giảm theo độ cao thì gọi là thuận nhiệt, tăng theo độ cao gọi là
nghịch nhiệt, không đổi thì gọi là đẳng nhiệt. Đối với tầng đối lưu nhiệt độ
không khí sẽ giảm theo độ cao. (0,60C/100m)
4.1.3. Phân bố nhiệt độ không khí trên bề mặt đất
Sự phân bố nhiệt độ không khí trên bề mặt đất được biểu hiện bởi các
đường đẳng nhiệt. Dựa theo số liệu nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm

10
của các tháng đo được ở các đài trạm và theo sự phân bố các đường đẳng nhiệt,
trên thế giới phân loại các vòng đai nhiệt bao gồm:
- Một vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°C của Bắc
bán cầu và Nam bán cầu, tức là trong khoảng giữa vĩ độ 30° bắc và 30° nam;
- Hai vòng đai ôn đới, giới hạn về phía xích đạo là đường đẳng nhiệt +20°C
và về phía cực là đường đẳng nhiệt +10°C của tháng nóng nhất;
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực, giới hạn về phía xích đạo là đường
+10°C, phía cực là các đường đẳng nhiệt 0°C của các tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, ở đây nhiệt độ bất kỳ
tháng nào cũng đều dưới 0°C. Ở Bắc bán cầu là miền Greenland và không gian
xung quanh cực. Ở Nam bán cầu là miền nằm phía trong vĩ tuyến 60° Nam.
Vòng đai nhiệt là cơ sở của các vòng đai khí hậu. Trong mỗi vòng đai,
nhiệt độ đa dạng do phụ thuộc vào mặt đệm. Trên lục địa, địa hình ảnh hưởng
nhiều đến chế độ nhiệt, ở mỗi vòng đai, nhiệt độ biến đổi trong phạm vi 100m
theo chiều cao. Nhiệt độ biến thiên theo chiều cao là nguyên nhân hình thành
đai cao của khí hậu.
4.2. Khí áp, gió và hoàn lưu khí quyển
4.2.1. Khí áp
Khí áp là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
Khí áp được đo bằng trọng lượng của cột không khí có tiết diện 1 cm2 nằm
bên trên kéo dài từ địa điểm đó đến giới hạn trên của khí quyển. Khi đo khí áp
người ta dùng đơn vị mmHg hay bar
(1 mmHg=1,333 milibar (mb); 1 bar= 1000 mb)
Áp suất thường của khí quyển bằng 760mm thủy ngân tương đương với
1.013,25 milibar.
Khí áp dưới 1013 milibar là khí áp thấp và trên 1013 milibar là khí áp cao.
Ta có: P = g.p.z

11
Trong đó P là khí áp, g là gia tốc trọng trường, p là khối lượng riêng của
không khí, z là chiều cao của cột không khí từ địa điểm đo khí áp đến giới hạn
trên của khí quyển.
- Khí áp thay đổi mạnh theo độ cao:
Dùng bậc thang khí áp để tính toán sự thay đổi của khí áp theo chiều cao:
8000
h= (1 + αt)
𝑃
1
P là áp suất khí quyển; t là nhiệt độ không khí; hệ số α =
273

Bậc thang khí áp tỉ lệ thuận với nhiệt độ, tỉ lệ nghịch với khí áp. Tức là
càng lên cao bậc thang khí áp càng lớn, khi có cùng áp suất thì bậc thang khí
áp vùng nóng lớn hơn vùng lạnh, tức là vùng lạnh áp suất giảm nhanh, vùng
nóng áp suất giảm chậm theo độ cao, ở dưới thấp vùng nóng có áp suất thấp, ở
vùng lạnh dưới thấp là áp suất cao. Do đó gió ở dưới thấp và trên cao ngược
hướng nhau tạo thành hoàn lưu khí quyển.
- Khí áp luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian:
Ở các vĩ độ ôn đới thay đổi mạnh hơn ở các vĩ độ nhiệt đới. Khí áp thay
đổi theo ngày, đêm. Sự thay đổi khí áp thể hiện mạnh trên lục địa, mùa đông là
áp cao, mùa hạ là áp thấp.
Để thấy được sự phân bố khí áp theo không gian, người ta dùng các đường
đẳng áp - dùng trị số khí áp theo không gian đo được ở các đài trạm khí tượng
trong một chuỗi thời gian sau đó nối các điểm có cùng trị số khí áp.
- Khí áp lên xuống theo nhiệt độ: nhiệt độ càng lên cao khí áp càng giảm.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí có nhiều hơi nước thì khí áp cũng
giảm.
Sự phân bố nhiệt không đều trong khí quyển dẫn tới sự phân bố không đều
của khí áp.
4.2.2. Gió
Không khí chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp, sự
chuyển động này diễn ra mãi cho đến khi không còn sự chênh lệch áp suất.

12
Nguyên nhân gây ra gió là sự phân bố không đều của khí áp trên bề mặt nằm
ngang của Trái Đất.
Gió được đặc trưng bởi vectơ tốc độ, hướng của vectơ tốc độ gọi là hướng
gió.
Tốc độ gió được tính bằng mét/giây (m/s) hay kilomet/giờ (km/h).
Có 12 cấp độ gió: cấp không tức là lặng gió, tốc độ bằng 0, cấp bốn là gió
ôn hoà (nhẹ), tốc độ 5 - 7 m/s, gió cấp 7 là gió mạnh, tốc độ 12 - 15 m/s, gió
cấp 9 là bão thường tốc độ 18 - 21 m/s, gió cấp 12 và trên cấp 12 là bão mạnh,
tốc độ vượt quá 30 m/s.
Hướng gió gồm tám hướng chính: Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T),
Đông Bắc (Đb), Đông Nam (Đn), Tây Nam (Tn), Tây Bắc (Tb) Và Tám Hướng
Phụ: Bắc - Đông Bắc (Bđb), Đông - Đông Bắc (Đđb), Đông - Đông Nam (Đđn),
Nam - Đông Nam (Nđn), Nam - Tây Nam (Ntn), Tây - Tây Nam (Ttn), Bắc -
Tây Bắc (Btb), Tây - Tây Bắc (Ttb) Các Kí Hiệu Theo Tiếng Anh Về Hướng
Gió Như Sau: Bắc (N), Nam (S), Đông (E), Tây (W).
Hướng gió tại một địa điểm được xác định bằng hướng từ phía mà gió thổi
đến địa điểm đó.
* Xoáy thuận
Xoáy thuận là vùng áp thấp có các đường đẳng áp khép kín, áp suất giảm
từ ngoài vào trong. Gió trong xoáy thuận có hướng từ ngoài vào tâm ngược
chiều kim đồng hồ ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ ở bán cầu Nam,
hướng gió theo đường xoáy trôn ốc từ dưới lên trên nên trong khu vực có xoáy
thuận hoạt động có nhiều mây, mưa nhiều, khí hậu ẩm.
* Xoáy nghịch
Xoáy nghịch là vùng áp cao có các đường đẳng áp khép kín, gió trong
xoáy nghịch có hướng từ trong ra ngoài cùng chiều kim đồng hồ ở bán cầu Bắc
theo ngược chiều kim đồng hồ ở bán cầu Nam, hướng gió theo đường xoáy trôn

13
ốc từ trên xuống dưới, trong khu vực có xoáy nghịch hoạt động thời tiết trong
sáng, mây khó hình thành, mưa ít, khí hậu khô.
* Các Frông
Giữa các khối khí được ngăn cách với nhau bởi một lớp không khí chuyển
tiếp, lớp này nghiêng trên mặt đất và tạo với bề mặt đất một góc nhỏ khoảng
vài phút, lớp này gọi là frông.
Chiều dài của frông đến hàng nghìn km. Giới hạn phía trên của frông ở độ
cao vài km, thỉnh thoảng có thể đến giới hạn trên của tầng đối lưu. Bề dày của
frông (của lớp chuyển tiếp) khoảng 10 km. Bề dày này so với diện tích frông
thì vô cùng nhỏ nên người ta thường gọi lớp không khí chuyển tiếp đó là mặt
frông.
- Frông ngăn cách giữa hai khối khí chính gọi là frông chính. Trên Trái
Đất có các frông chính là:
+ Frông giữa khối khí bắc (nam) cực với khối khí ôn đới gọi là frông bắc
(nam) cực (FA);
+ Frông giữa khối khí nhiệt đới và khối khí ôn đới là frông ôn đới hay
frông cực (Fp);
+ Frông giữa khối khí nhiệt đới và khối khí xích đạo là frông nhiệt đới
(Fr).
- Ngoài ra còn có frông nằm trong một khối khí chính để ngăn cách hai
phần không khí tương đối không đồng nhất của khối khí gọi là frông phụ.
Hai khối khí ở hai bên frông, khối khí nóng luôn luôn ở trên khối khí lạnh.
Sự chuyển động đi lên của không khí trên mặt frông sẽ dẫn đến sự hình thành
mây, mưa trong một phạm vi rộng lớn. Hai phía chân frông có sự nhiễu loạn
lớn của khí quyển và dẫn đến sự hình thành các xoáy thuận và xoáy nghịch.
Dựa vào tính chủ động của hai khối khí ở hai bên frông khi di chuyển người ta
chia ra frông nóng và frông lạnh.

14
- Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối khí lạnh.
Khối khí nóng tràn lên trên mặt trông, chuyển động đi lên, bị lạnh đoạn nhiệt,
hơi nước ngưng kết tạo thành hệ thống mây và cho mưa trong phạm vi rộng
300 - 400 km trước chân frông (chân frông là giao tuyến giữa mặt frông và mặt
đất), gần hai bên frông có gió mạnh và giật từng đợt, sau frông mạnh hơn trước
frông.
- Frông lạnh: là frông có khối khí lạnh chủ động di chuyển ở phía dưới
đẩy lùi khối khí nóng ở phía trên, vì sức ì của khối khí nóng, khối khí lạnh dưới
mặt frông đẩy khối khí nóng và buộc nó phải nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống
đoạn nhiệt, hơi nước ngưng kết thành mây. Trước frông là khối khí nóng, sau
frông là khối khí lạnh.
4.2.3. Hoàn lưu khí quyển
Tất cả những luồng không khí di chuyển trên Trái Đất gọi là hoàn lưu của
khí quyển. Hoàn lưu chung chiếm một phạm vi rộng lớn trên hành tinh của
chúng ta gồm gió đông, gió tây, gió tín phong, gió mùa;
Những luồng chỉ thể hiện trong phạm vi nhỏ trong những điều kiện địa lí
tự nhiên riêng biệt thì gọi là hoàn lưu địa phương như gió bơri, gió fơn, gió núi
- thung lũng. Những hoàn lưu địa phương này đôi khi trùng với hoàn lưu chung.
- Hoàn lưu chung:
+ Gió tây, gió đông:
Chế độ nhiệt của mặt đất cùng với động lực của không khí ở phần dưới
của tầng đối lưu đã tạo nên các vòng đai khí áp cao, thấp xen kẽ nhau đó là đai
áp thấp nhiệt lực ở xích đạo, đai áp cao động lực ở 30 - 35° vĩ tuyến bắc và
nam, đai áp thấp động lực ở 60 - 65° vĩ tuyến bắc và nam, đai áp cao nhiệt lực
ở Bắc cực và Nam cực.
Không khí chuyển động từ nơi áp cao đến nơi áp thấp (theo hướng kinh
tuyến) bị lệch hướng về bên phải ở bán cầu Bắc, về bên trái ở bán cầu Nam (do
lực Coriolis) hình thành gió tây ôn đới ở bán cầu Bắc có hướng tây - nam, ở

15
bán cầu Nam có hướng tây - bắc. Gió đông nhiệt đới (tín phong) ở bán cầu Bắc
có hướng đông - bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông - nam và gió đông cực đới
ở cực Bắc có hướng đông - bắc, ở cực Nam có hướng đông - nam.
+ Gió tín phong:(Gió đông nhiệt đới)
Tín phong bán cầu Bắc và bán cầu Nam hội tụ lại khu vực xích đạo thành
dải hội tụ tín phong. Khi gió tín phong ở bán cầu mùa đông vượt xích đạo đến
bán cầu mùa hè phải đổi hướng. Khi bán cầu Bắc là mùa hè thì tín phong đông
nam ở bán cầu Nam vượt qua xích đạo đổi hướng thành tây nam. Khi bán cầu
Nam là mùa hè thì tín phong đông bắc ở bán cầu Bắc vượt qua xích đạo đổi
hướng thành tây bắc. Gió tín phong có hướng gió cố định thịnh hành quanh
năm. Đây là loại gió giúp ích cho giao thông vận tải đường thuỷ của người xưa
khi dùng thuyền buồm nên được gọi là gió mậu dịch.
+ Gió mùa:
Gió mùa là dòng không khí cố định theo mùa, hướng gió thịnh hành thay
đổi mạnh từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ đến mùa đông. Hướng gió
thịnh hành của mùa này ngược với hướng của mùa kia, nghĩa là ở mỗi khu vực
gió mùa, gió mùa đông và gió mùa hạ sẽ có hướng thịnh hành gần đối lập nhau,
rất ít có hướng thịnh hành khác. Ngoài hướng gió thịnh hành trong mỗi mùa
còn xen kẽ những hướng gió khác. Trong những mùa chuyển tiếp (xuân và thu)
khi đang diễn ra sự thay đổi của gió mùa thì sự bền vững của gió mùa bị phá
vỡ.
Nguyên nhân căn bản tạo thành gió mùa nhiệt đới là sự nóng lạnh khác
nhau của hai bán cầu theo thời gian trong năm.
Gió mùa được thể hiện mạnh ở các vĩ độ nhiệt đới nên người ta gọi chúng
là gió mùa nhiệt đới. Ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương gió mùa kém phát
triển (trừ phần phía tây Thái Bình Dương gần lục địa châu Á và Inđônêxia).
Gió mùa nhiệt đới đặc biệt mạnh ở Ấn Độ Dương. Lục địa châu Á rộng
lớn, trải từ xích đạo lên phía bắc, mùa hạ rất nóng, mùa đông giá lạnh, dẫn tới

16
sự thay đổi theo mùa của khí áp, mùa hạ áp thấp, mùa đông áp cao ở Nam Á và
gió mùa ở đây phát triển mạnh lan rộng cách xa xích đạo, về phía bắc đến tận
Himalaya và hạ lưu sông Trường Giang. Gió mùa nhiệt đới mùa đông ở vùng
bắc Ấn Độ Dương là gió mùa đông bắc còn gió mùa mùa hạ là gió tây nam.
Ở vùng Ấn Độ Đương hoàn lưu gió mùa nội chí tuyến thấy trên một không
gian rộng lớn, trên toàn bộ phần phía bắc Ấn Độ Dương, Ấn Độ, Đông Dương,
nam Trung Quốc, trên quần đảo Inđônêxia, trên các vĩ tuyến thấp của nam Ấn
Độ Dương đến tận Madagaxca, bắc Ôxtrâylia và cả trên diện tích rộng lớn của
châu Phi xích đạo (đặc biệt ở phần phía đông của nó).
Điều kiện phát triển mạnh của gió mùa trong khu vực này có liên quan đến
tính độc đáo về điều kiện địa lí tự nhiên của nó, đó chính là sự hiện diện của
Ấn Độ Dương, của lục địa châu Á bao la ở phía bắc, gắn liền với lục địa châu
Phi nằm trên cả hai bán cầu.
Ở bán cầu Nam, gió mùa Ấn Độ Dương phân bố hẹp hơn; chỉ thấy ở bắc
Ôxtrâylia do sự thay đổi theo mùa của nhiệt độ trên lục địa này làm ảnh hưởng
lớn đến sự phân bố khí áp và ở vùng tây Ấn Độ Dương.
Mùa mưa trùng với gió mùa mùa hạ, còn mùa khô thể hiện rõ vào thời kì
gió mùa mùa đông. Mưa mùa hạ còn có liên quan với hoạt động của frông, nó
xuất hiện giữa các nhánh của luồng gió mùa; lượng mưa lớn còn do sự nâng lên
của không khí ẩm theo sườn núi và một phần do đối lưu.
- Các loại gió địa phương, mang tính cục bộ:
+ Gió đất, gió biển (gió bơri):
Bơri là loại gió có chu kì một ngày đêm, thường thấy ở các miền bờ biển,
bờ các hồ lớn, có khi cả trên bờ các sông lớn. Ban ngày gió thổi từ trên mặt
nước vào mặt đất, ban đêm ngược lại, gió thổi từ mặt đất lên trên mặt nước.
Loại gió này xảy ra trên các bờ biển, người ta gọi là gió biển ; gió đất. Gió
thường đổi hướng vào thời gian gần trưa (khoảng 10 giờ) và gần nửa đêm (22
giờ). Bề dày của gió đất - biển khoảng vài trăm mét, ở phía trên thì không khí

17
di chuyển theo hướng ngược lại (phản bơri) tạo thành với bơri một vòng tuần
hoàn khép kín. Bơri tràn sâu vào lục địa không quá 10 km và thường phát triển
mạnh vào mùa hạ, mạnh nhất vào những thời gian có thời tiết quang mây.
Nguyên nhân hình thành gió bơri chính là do sự khác nhau về tính chất vật
lí giữa đất và nước, dẫn tới sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất của không khí trên
mặt đất và mặt nước. Ban ngày mặt đất nóng hơn mặt nước nên có đối lưu phát
triển, trên mặt đất không khí chuyển động đi lên, áp suất hạ xuống, trong khi
đó trên mặt biển lạnh hơn, áp suất cao, không khí tràn vào bờ theo hướng của
gradien khí áp để bù đắp cho không khí đã được nâng lên tạo thành gió biển,
còn trên cao quá trình ngược lại, không khí từ bờ chuyển ra biển rồi lại chuyển
động đi xuống tạo thành vòng tuần hoàn kín. Ban đêm hiện tượng ngược với
ban ngày, nước có nhiệt dung lớn và bức xạ kém so với mặt đất nên nhiệt độ
của nước hạ xuống chậm hơn đất, do đó nước nóng hơn, không khí bốc lên cao,
áp suất hạ xuống, không khí trên mặt đất tran ra biển thành gió đất, trên cao gió
từ biển thổi vào và chuyển động đi xuống tạo thành vòng tuần hoàn kín.
+ Gió fơn:
Những đợt gió khô nóng thổi từ trên núi xuống gọi là gió fơn. Trong các
đợt gió fơn mạnh, nhiệt độ có khi lên rất cao, độ ẩm tương đối giảm mạnh, có
khi đạt đến giá trị rất thấp. Thời gian của những đợt gió fơn có thể từ vài giờ
đến vài ba ngày.
Gió fơn thấy ở nhiều nơi trên thế giới như ở tây Capcado, ở Trung Á, tây
Greenland, châu Mĩ và trong nhiều hệ thống núi khác. Ở Việt Nam có gió tây
khô nóng (gió Lào). Ở Campuchia có đợt khô ngắn vào mùa mưa (gió Caravanh
khô nóng)... là một hình thức gió fơn.
Gió fơn có thể xuất hiện ở hệ thống núi dài, cao bất kì nơi nào, khi hai bên
dãy núi có sự chênh lệch lớn về áp suất, các dòng không khí phải vượt qua sống
núi di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp; khi đến sườn đón gió chúng không
thể rẽ ngang được, bắt buộc phải vượt qua sống núi.

18
Ở sườn đón gió, không khí chuyển động đi lên, nhiệt độ hạ xuống theo
đoạn nhiệt ẩm (0,6°C/100m), không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điểm
sương, sự ngưng kết hơi nước được diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống
từ các đám mây bên sườn đón gió.
Khi các dòng không khí vượt qua sống núi sang sườn khuất gió, hơi nước
đã giảm nhiều, bắt đầu chuyển động đi xuống và nhiệt độ tăng lên theo đoạn
nhiệt khô (1°C/100m) nên độ ẩm tương đối hạ xuống. Vì vậy mà ở sườn phía
sau có gió nóng và khô, đó chính là gió fơn.
+ Gió núi - gió thung lũng:
Trong các hệ thống núi thường thấy có gió thay đổi hướng theo chu kì một
ngày đêm giống như gió bơri, loại gió đó gọi là gió núi - thung lũng. Ban ngày
gió thổi từ trung tâm thung lũng theo sườn núi đi lên. Ban đêm gió thổi theo
sườn núi đi xuống, dọc thung lũng tràn về đồng bằng, chiều dày của gió này có
thể tới vài kilômet, tốc độ gió mạnh có khi đạt tới 10 cm/s và lớn hơn.
Nguyên nhân sinh ra gió này chính là do sự chênh lệch nhiệt độ ở cùng độ
cao của không khí ở sườn núi và trên thung lũng. Ban ngày, không khí trên
sườn núi nóng hơn nên bốc lên cao, không khí ở thung lũng lạnh, tràn lên sườn
núi và đi lên gọi là gió thung lũng. Ban đêm sườn núi bức xạ mạnh hơn nên bị
lạnh đi nhiều, hiện tượng xảy ra ngược lại với quá trình diễn ra ban ngày, gió
trên đỉnh núi tràn xuống gọi là gió núi. Gió thung lũng thường oi bức (nóng
ẩm), gió núi mát dịu hơn.
+ Ngoài ra còn có loại gió núi chỉ thổi một chiều từ trên núi xuống suốt cả
ngày đêm, đây là loại gió lạnh thổi từ trên các đỉnh núi có băng bao phủ, thường
gọi là gió băng, ban đêm thổi mạnh hơn vì cùng hợp lực với gió núi, còn ban
ngày yếu hơn vì bị gió thung lũng cản trở, trong trường hợp này ban ngày
thường xuất hiện sương mù ở vùng giao nhau của hai luồng không khí.

19
4.3. Nước trong khí quyển
Nước tồn tại trong khí quyển chủ yếu do bốc hơi từ bề mặt Trái Đất. Hơi
nước trong khí quyển ngưng kết, được các dòng không khí đưa đi và rồi lại rơi
xuống bề mặt Trái Đất. Nước thực hiện một chu trình liên tục nhờ tồn tại ba
trạng thái (rắn, lỏng và hơi) được chuyển liên tục từ nơi này đến nơi khác.
4.3.1. Sự bốc hơi nước
Hơi nước có trong khí quyển là kết quả của quá trình bốc hơi nước từ mặt
nước, mặt đất và sự thoát hơi nước từ thực vật. Quá trình bốc hơi xảy ra khi
không khí thiếu nước và bề mặt bốc hơi có nước. Khi không khí đã bão hoà
hoặc bề mặt đất đã bị khô kiệt thì quá trình bốc hơi dừng lại.
- Các sản phẩm ngưng kết: Trong khí quyển ta thường gặp các sản phẩm
do ngưng kết hơi nước như:
+ Sương: Sự ngưng kết hơi nước xảy ra ở lớp không khí gần mặt đất, các
sản phẩm ngưng kết tập hợp lại tạo thành một hiện tượng gọi là sương. Theo
nguyên nhân hình thành, người ta chia ra hai loại sương mù:
 Sương mù bức xạ: xuất hiện trong điều kiện thời tiết quang mây
lặng gió, mặt đất bị mất nhiệt nhiều về ban đêm do bức xạ riêng của nó, nhiệt
độ mặt đất hạ xuống dưới điểm sương, lớp không khí gần mặt đất bị lạnh đi,
quá trình ngưng kết xảy ra.
 Sương mù bình lưu: xuất hiện khi có không khí ấm, ẩm tràn lên bề
lạnh mặt đệm lạnh, mặt lạnh thu nhiệt làm cho nhiệt độ của không khí mới
chuyển tới hạ xuống dưới điểm sương, hiện tượng ngưng kết diễn ra.
 Sương muối: Nếu hơi nước ngưng kết ở nhiệt độ âm thì hơi nước
tạo thành những tinh thể rắn gọi là sương muối.
+ Mây: là tập hợp các sản phẩm ngưng kết hay thăng hoa của hơi nước ở
các độ cao khác nhau trong khí quyển. Mây được hình thành do quá trình
chuyển động đi lên của không khí ẩm và chúng bị lạnh đi một cách đoạn nhiệt,
hay lạnh đi vì bức xạ. Nhiệt độ hạ xuống dưới điểm sương, sự ngưng kết hơi

20
nước được thực hiện. Mây được cấu tạo có thể bằng những hạt nước hoặc tinh
thể băng, cũng có thể cả hai loại sản phẩm trên và gọi là mây hỗn hợp.
 Mây được chia ra làm bốn tầng : Theo chiều cao của chân mây, có
thể phân biệt thành ba tầng (tầng cao, tầng giữa và tầng thấp) và tầng thứ tư là
mây phát triển theo chiều thẳng đứng, là những khối mây riêng biệt, chân của
nó thường ở tầng thấp, còn đỉnh thường ở tầng giữa hoặc tầng cao.
 Mây được chia ra 10 loại cơ bản theo tầng:
 Mây tầng cao (chân mây cao trên 5 km) gồm mây ti (Cirus) - Ci,
mây ti tích -Cirocumulus - Cc, mây ti tằng - Cirostratus - Cs.
 Mây tầng giữa (chân mây cao 2 - 6 km) gồm mây trung tích
Altocumulus-Ac, mây trung tằng - Altostratus - As.
 Mây tầng thấp (chân mây cao 0,5 - 3 km) gồm mây tằng tích -
Stratocumulus - Sc, mây tằng - Stratus - St, mây vũ tằng - Nimbostratus - Ns.
 Mây phát triển theo chiều thẳng đứng gồm: mây tích - Cumulus -
Cu, mây vũ tích - Cumulonimbus - Cb
Mỗi loại mây đều có thể tồn tại ở thể nước, băng hay hỗn hợp. Mây tầng
cao thường là mây băng, mỏng, trong suốt, nhẹ, màu trắng, không có bóng râm.
Mây tầng giữa thường là mây nước hay mây hỗn hợp, dày đặc hơn mây tầng
cao ; mây tầng giữa có cho mưa nhưng ít khi tới mặt đất.
Mây tầng thấp cấu tạo bằng những hạt nước hay hoa tuyết nhỏ, sau lớn
dần lên, mây này có màu xám tro hoặc màu tối sẫm và rất dày đặc. Mây phát
triển theo chiều thẳng đứng, hay còn gọi là mây đối lưu, hình thành khi không
khí bốc lên cao do đối lưu. Trên đất liền vào mùa hạ, mây này xuất hiện vào
quá trưa và tan đi vào buổi chiều. Ngoài biển và đại dương, mây này phát triển
vào ban đêm. Mây Cu không cho mưa, khi phát triển thành Cb cho mưa rào rất
lớn dưới dạng lỏng hay rắn, về mùa hạ mưa từ mây vũ tích (Cb) thường kèm
theo dông.
+ Mưa khí quyển:

21
Mưa khí quyển là tên gọi chung của nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn, rơi
từ các đám mây xuống, dưới dạng mưa nước, mưa tuyết hay mưa đá. Các giọt
nước hoặc tinh thể băng muốn rơi xuống tới đất phải có kích thước lớn, để có
trọng lượng thắng sức cản của không khí, và sự bay hơi trên đường rơi của
chúng. Các phần tử mây được lớn lên do sự ngưng kết của hơi nước được tiếp
tục trên các phần tử nhỏ ban đầu, hoặc sự kết hợp với nhau do va chạm khi
chuyển động ngang hoặc rơi theo chiều thẳng đứng.
Mưa có ba loại: mưa dầm, mưa rào, mưa phùn và có hai dạng: mưa nước,
mưa rắn (tuyết hoặc đá).
4.4. Thời tiết và khí hậu
4.4.1. Thời tiết
Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong
khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa,
nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra
trong tầng đối lưu
4.4.2. Khí hậu
Khí hậu cũng là trạng thái khí quyển, nhưng trạng thái này đặc trưng cho
một không gian nào đó, hoặc cho toàn bộ Trái Đất nói chung. Khái niệm khí
hậu được rút ra dựa trên cơ sở phân tích các số liệu nhiều năm về thời tiết, về
quy luật biến đổi của nó, đó là chế độ thời tiết.
4.4.3. Các loại khí hậu trên Trái Đất
Khí hậu trên Trái Đất được chia thành nhiều loại và phân bố thành đới
theo vĩ độ. Trong các đới lại có những khí hậu bờ đông, bờ tây, khí hậu hải
dương và lục địa.
Các yếu tố nhiệt độ, khí áp, gió, độ ẩm, nước rơi (mưa) ở mỗi nơi trên Trái
Đất kết hợp với nhau thành khí hậu của nơi ấy.
Trên Trái Đất, nhiệt độ được phân bố thành những đới, phân loại khí hậu
theo các đới ấy, ta có các đới nóng, ôn hoà và lạnh; Mỗi khí hậu lại tùy theo
khu vực gần hay xa đại dương mà có các kiểu khí hậu đại dương hay lục địa.

22
Năm 1844, nhà khí hậu học người Nga Wladimir Petrovich Köppen đã tạo
ra hệ thống khí hậu mang họ của ông (Hệ thống Köppen) và thiết lập cách thức
phân loại khí hậu trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay.
Köppen đã tạo ra một thang phân loại khí hậu nhóm tất cả các vùng khí
hậu trên thế giới thành năm loại chính và viết tắt chúng bằng các chữ in hoa:
1. Nhiệt đới (A).
2. Khô (B) .
3. Các vĩ độ trung bình ôn đới/ẩm (C) .
4. Các vĩ độ trung bình lục địa/khô (D) .
5. Cực (E) .
Mỗi loại khí hậu này có thể được chia thành các loại phụ dựa trên mô hình
lượng mưa và nhiệt độ theo mùa trong một khu vực. Trong sơ đồ Köppen, các
danh mục con này cũng được biểu thị bằng các chữ cái viết thường, trong đó
chữ cái thứ hai biểu thị chế độ mưa và chữ cái thứ ba biểu thị mức độ nóng vào
mùa hè hoặc lạnh vào mùa đông.
* Khí hậu nhiệt đới (A):
Khí hậu nhiệt đới (A) được biết đến với nhiệt độ cao trải qua trong suốt
cả năm và lượng mưa hàng năm cao. Ở kiểu khí hậu này, tháng nào cũng có
nhiệt độ trung bình trên 18°C (64°F), nghĩa là không có tuyết rơi, kể cả trong
những tháng của mùa đông.
- Các vi khí hậu của loại khí hậu nhiệt đới A là:
+ Ướt (f).
+ Gió mùa (m).
+ Khô (w).
- Dãy các đới khí hậu nhiệt đới bao gồm:
+ Nhiệt đới ẩm (Af). Được coi là khí hậu cận xích đạo, quanh năm nắng
ấm, mưa nhiều và không tháng nào có lượng mưa dưới 60 mm.

23
+ Nhiệt đới gió mùa (Am). Khí hậu này ấm áp quanh năm. Nó có một mùa
khô theo sau là một mùa mưa với những cơn mưa lớn.
+ Nhiệt đới khô (Aw). Được coi là khí hậu thảo nguyên, quanh năm ấm áp
với một mùa khô.
* Khí hậu khô (B):
Vùng khí hậu khô (B) có nhiệt độ tương tự như khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên,
ở vùng khí hậu khô, lượng mưa hàng năm dưới 300 mm, tạo ra sự dao động
nhiệt rõ rệt giữa ngày và đêm. Ở vùng khí hậu khô, xu hướng nóng và khô khiến
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.
- Các vi khí hậu của loại khí hậu khô B: là các chỉ số về mức độ khô cằn
và được phân loại như sau:
+ Thảo nguyên (S). Còn được gọi là khí hậu bán khô hạn, nó được đặc
trưng bởi lượng mưa ít, gió mạnh không có độ ẩm và đồng bằng rộng lớn với
thảm thực vật khan hiếm. Nó có thể tương tự như thời tiết ở thảo nguyên, nhưng
không nóng bằng.
+ Sa Mạc (W): nhiệt độ cao, lượng mưa thấp và lượng mưa hàng năm dưới
200 milimét. Việc thiếu mưa ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật và ngay
cả khi có mưa, nước thường bị mất do bốc hơi và thoát hơi nước từ đất.
- Trong bộ phận này có thêm hai chữ cái biểu thị chế độ nhiệt độ.
+ Nóng (h). Với nhiệt độ trung bình hàng năm trên 18ºC.
+ Lạnh (k). Với nhiệt độ trung bình dưới 18ºC.
- Do đó, phạm vi của khí hậu khô bao gồm:
+ Khí hậu bán khô nóng (BSh).
+ Khí hậu khô bán khô lạnh (BSk).
+ Khí hậu khô sa mạc nóng (BWh).
+ Khí hậu khô sa mạc lạnh (BWk).
* Khí hậu ôn đới (C):

24
Khí hậu ôn đới (C) chịu ảnh hưởng của cả đất và nước xung quanh, có
nghĩa là chúng có mùa hè ấm đến nóng và mùa đông ôn hòa. Những tháng lạnh
nhất có thể có nhiệt độ từ -3ºC (27°F) đến 18ºC (64°F).
- Các vi khí hậu của loại khí hậu ôn đới C:
+ Mùa đông khô hạn (w). Lượng mưa của tháng mùa đông khô hạn nhất
ít hơn 1/10 lượng mưa của tháng ẩm ướt nhất.
+ Ướt (f): không có mùa khô.
- Chữ cái thứ ba chỉ sự gia tăng nhiệt độ vào mùa hè.
+ Mùa hè nóng hoặc cận nhiệt đới (a): khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ khá cao
vào mùa hè và cực kỳ lạnh vào mùa đông. Lượng mưa kéo dài và liên tục trong
suốt cả năm.
+ Mùa hè ôn hòa (b): khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình không vượt
quá 22ºC trong tháng ấm nhất và với nhiệt độ trung bình trên 10ºC ít nhất bốn
tháng một năm.
+ Lạnh (c): mùa hè lạnh, nhiệt độ trung bình trên 10°C.
- Như vậy, phạm vi của khí hậu ôn đới bao gồm:
+ Địa Trung Hải mùa hè khô (Csa).
+ Địa Trung Hải mùa hè mát mẻ (Csb).
+ Cận nhiệt đới với mùa đông khô (Cwa).
+ Ôn đới với mùa đông khô (Cwb).
+ Cận nhiệt đới ẩm (Cfa).
+ Hàng Hải Bờ Tây (Cfb) (Đại Dương).
+ Subactic Maritime (Cfc) (đại dương lạnh).
* Khí hậu lục địa (D)
Khí hậu lục địa (D) hay còn gọi là khí hậu khô ở vĩ độ trung bình, là một
trong những kiểu khí hậu có sự thay đổi rõ rệt nhất trong 4 mùa của nó. Nó
cũng nổi tiếng với sự thay đổi nhiệt độ khi chuyển mùa, với mùa hè rất nóng
và mùa đông rất lạnh. Trong những tháng nóng, bạn có thể thấy nhiệt độ là

25
10ºC và trong những tháng lạnh nhất -3ºC. Khí hậu này bao phủ một lãnh thổ
rộng lớn của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu.
- Các vi khí hậu của loại khí hậu lục địa D là:
+ Mùa khô mùa hè (s).
+ Mùa khô mùa đông (w).
+ Wet (f) từ tiếng Đức feucht có nghĩa là ướt.
- Khí hậu D có thể được giảm hơn nữa theo các tiêu chí sau:
+ Mùa hè nóng (a)
+ Mùa hè ôn hòa (b).
+ Lạnh (c).
+ Mùa đông rất lạnh (d).
- Do đó, phạm vi khí hậu lục địa bao gồm:
Khí hậu lục địa nóng (Dsa), ấm (Dsb), lạnh (Dsc) và rất lạnh (Dsd).
Khí hậu lục địa của các mùa đông nóng (Dwa), ấm (Dwb), lạnh (Dwc) và
rất lạnh (Dwd). Những vùng khí hậu này thường được gọi là khí hậu lục địa
cận bắc cực hoặc phương bắc.
Khí hậu lục địa nóng ẩm (Dfa), ấm áp (Dfb), lạnh có tuyết (Dfc) và rất
lạnh có tuyết (Dfd). Đây còn được gọi là khí hậu lục địa cận Bắc Cực với mùa
đông cực lạnh.
khí hậu vùng cực
* Khí hậu vùng cực (E)
Khí hậu vùng cực E là điển hình của cực bắc và cực nam, cũng như các
ngọn núi ở vĩ độ thấp hơn. Với lượng mưa ít và nhiệt độ dưới 0°C, khí hậu của
những nơi như Greenland và Nam Cực rất nổi bật.
- Thể loại này chỉ có hai vi khí hậu:
+ Đài nguyên (T). Nhiệt độ trung bình của tháng ấm nhất là từ 0ºC đến
10ºC.
+ Băng vĩnh cửu (F). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất dưới 0ºC.

26
- Do đó, phạm vi của khí hậu vùng cực bao gồm:
+ Khí hậu vùng cực với lãnh nguyên (ET).
+ Khí hậu vùng cực với băng vĩnh cửu (EF).
- Ngoài ra còn có một loại thứ sáu trong hệ thống khí hậu Köppen được
gọi là Highland (H) hoặc khí hậu vùng cao, tuy nhiên, loại này không có trong
sơ đồ ban đầu, nhưng đã được đưa vào một thời gian sau đó để thích ứng với
những thay đổi của khí hậu. Nhiệt độ và lượng mưa ở những vùng có khí hậu
này sẽ phụ thuộc vào độ cao, do đó sẽ có sự khác biệt giữa các ngọn núi. Mặt
khác, không có tiểu thể loại cho khí hậu này.
5. Hiện trạng khí quyển hiện nay và dự báo tương lai
5.1. Hiện trạng khí quyển ngày nay
5.1.1. Cấu trúc khí quyển thay đổi
- Hiện trạng:
Theo phát hiện được công bố ngày 5.11 trên tạp chí Science Advances,
các phép đo được thực hiện ở Bắc Bán cầu trong 40 năm qua cho thấy, tầng
thấp nhất của khí quyển Trái đất - được gọi là tầng đối lưu - đang mở rộng lên
trên với tốc độ khoảng 50m mỗi thập kỷ.
Thông thường, không khí trong khí quyển nở ra khi nóng và co lại khi
lạnh. Vì vậy, ranh giới trên của tầng đối lưu sẽ co lại và mở rộng theo sự thay
đổi của các mùa.
Các nhà nghiên cứu bằng cách phân tích dữ liệu khí quyển như áp suất,
nhiệt độ và độ ẩm ở phạm vi 20-80 độ vĩ bắc và kết hợp dữ liệu đó với dữ liệu
GPS, đã chỉ ra rằng khi lượng khí nhà kính ngày càng gia tăng, hiện tượng giữ
nhiệt sẽ xuất hiện nhiều hơn trong bầu khí quyển, khiến tầng khí quyển bị ảnh
hưởng rõ rệt hơn bao giờ hết.
Theo thống kê, tầng khí quyển Trái Đất chỉ tăng khoảng 50 mét mỗi thập
kỷ từ năm 1980 đến năm 2000, nhưng mức tăng đó đã đạt 53,3 mét mỗi thập
kỷ từ năm 2001 đến năm 2020.

27
- Nguyên nhân: Biến đổi khí hậu, gia tăng khí hiệu ứng nhà kính. Các nhà
nghiên cứu ước tính rằng hoạt động của con người vẫn chiếm 80% tổng mức
tăng chiều cao của khí quyển.
- Hậu quả:
Bên cạnh tầng khí quyển, thì tầng bình lưu - lớp phía trên tầng đối lưu,
cũng đang thu hẹp lại đáng kể do quá trình giải phóng các khí nhà kính, dẫn
đến làm suy giảm tầng ozon.
Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ những mối nguy hại khi tầng
khí quyển Trái Đất bị biến đổi, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu hoặc thời
tiết.
Tuy nhiên, hiện tượng này có thể buộc máy bay phải hoạt động ở tầm cao
hơn trong khí quyển để tránh các nhiễu động.
5.1.2. Ô nhiễm không khí
- Khái niệm:
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí.
Chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí; có sự tỏa
mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu; gây bệnh cho con người và
cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực. Nó có
thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và
các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là
yếu tố tự nhiên & tác động của con người. Cụ thể như sau:
- Ô nhiễm môi trường không khí tự nhiên:
+ Ô nhiễm từ gió: các chất ô nhiễm phát thải từ nguồn thải, nhờ gió mà
phát tán đi xa, gây ảnh hưởng diện rộng và nhanh chóng hơn.
Gió có thể mang bụi từ nguồn phát sinh bụi ra các khu vực lân cận khác,
hoặc đi xa hơn tùy thuộc vào hướng gió và tốc độ gió.

28
+ Bão: bão tuyết, bão cát, bão bụi và bão gió mưa thông thường. Đi kèm
với bão là gió giật mạnh, là tác nhân gây ra sự chuyển dời của các hạt bụi, cát
vào trong không khí và được di chuyển ra nơi khác. Trong các loại bão thì bão
cát và bão bụi là ảnh hưởng nhiều đến môi trường không khí nhất.
+ Cháy rừng: cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không
khí ở một vài khía cạnh sau: phát thải lượng khí lớn COx, NOx… vào không
khí gây ra hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, tiêu hủy và giảm diện tích của
các cánh rừng, là các lá phổi xanh của trái đất.
+ Núi lửa: Khi núi lửa phun trào. Một lượng lớn dung nham, tro núi lửa,
và khí thải thoát ra từ một lò Magma ở dưới bề mặt trái đất. Tro núi lửa theo
gió bay đi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một diện tích rất rộng. Ngoài ra
các khí thải phát sinh ra từ núi lửa tiếp xúc với hơi ẩm trong không khí tạo ra
mưa axit trên diện rộng, ảnh hưởng không chỉ đến môi trường mà nhiều loài
thực vật, động vật. Trong quá khứ đã từng diễn ra mùa đông núi lửa gây ra nạn
đói trên diện rộng.
- Ô nhiễm môi trường không khí do con người:
Khi nền công nghiệp phát triển, con người là nguyên nhân chính dẫn đến
ô nhiễm môi trường không khí. Những hoạt động của con người như sinh hoạt,
sản xuất, xây dựng và giao thông…đã đang và ngày càng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường không khí; khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng
trầm trọng và bức thiết hơn.
5.1.3. Biến đổi khí hậu
- Hiện trạng:
+ Hiệu ứng nhà kính - Nóng lên toàn cầu:
Do các hoạt động sản xuất phát thải các khí thải gây hiệu ứng nhà kính
+ Thủng tầng Ozone: tầng Ozone là lá chắn giúp bảo vệ trái đất khỏi tia
UV phát sinh từ mặt trời xuống trái đất. Thủng tầng Ozone là hiện tượng suy
giảm lượng Ozone trong tầng bình lưu.

29
Theo thông kê từ năm 1979 đến 1990 lượng Ozone trong tầng bình lưu đã
suy giảm 5% (theo Wikipedia). Sự phát thải các chất khí như Cacbon
Tetrachloride, các hợp chất của Brom, các hợp chất cacbon của clo và flo (CFC
– chlorofluorocacbons) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng Ozone.
Các nguyên tử Clo trong các hợp chất này được giải phóng bởi tia cực tím;
sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử Ozone trong một chu kỳ khép
kín. Một nguyên tử Clo đơn độc sẽ phân hủy Ozone mãi mãi nếu như không có
các phản ứng khác mang nguyên tử Clo này ra khỏi chu kỳ.
+ Mưa axit: khi các khí sinh ra trong quá trình đốt nóng như NOx, COx,
SOx… tiếp xúc với độ ẩm trong không khí gây ra axit, lượng axit này theo mưa
rơi xuống bề mặt trái đất gây ra hiện tượng mưa axit.
- Nguyên nhân:
+ Các chất ô nhiễm có thể kể đến như: Carbon dioxidee (CO2), Carbon
monoxide (CO), Sulfur oxide (SOx), Nito Oxide (NOx), Hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi (VOCs), Các hạt mịn (PM), Các kim loại độc như chì và thủy ngân, và
đặc biệt là các hợp chất của chúng, Chlorofluorocarbons (CFCs), Amonia
(NH3)
+ Trong các ngành sản xuất có sử dụng các khí thải chứa các hợp chất
CFC. Trong một thời gian dài, ngành sản xuất điều hòa, tủ lạnh thường sử dụng
các khí thải chứa hợp chất CFCs để làm lạnh. Ở thời kỳ này quá trình suy giảm
tầng Ozon diễn ra nghiêm trọng.
+ Khói, bụi và khí thải ô nhiễm từ các nhà máy: ô nhiễm môi trường không
khí do hoạt động công nghiệp. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn
các khí COx, SOx, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết (muội than, bụi) với
nồng độ cực cao. Các khí này nếu không được xử lý khí thải tốt sẽ ảnh hưởng
rất xấu đến môi trường. Là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm
nóng lên toàn cầu.

30
Các khí này cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit, gây
nhiều thiệt hại cho động thực vật và cho chính con người.
+ Lượng khói, bụi đến từ các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu
khí đốt để hoạt động… chiếm một phần rất lớn bởi các phương tiện giao thông
đang ngày một tăng cao.
+ Ô nhiễm đến từ các quá trình sản xuất nông nghiệp
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động nông nghiệp: các quá trình
chăn nuôi phát sinh các khí Amoniac (NH3), và Cacbonic (CO2).
+ Các cuộc tập trận và thử nghiệm vũ khí trong chiến tranh và sản xuất vũ
khí:
Việc thử nghiệm các vũ khí hạt nhân gây phát thải các chất phóng xạ vào
không khí. Các khí độc sinh ra do các vũ khí chiến tranh; các chất hóa học trong
vũ khí hóa học & tên lửa cũng là một trong các nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm
môi trường không khí.
5.2. Giải pháp
- Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí:
Hiện nay thế giới cũng rất chú trọng đến vấn đề giải quyết và hạn chế ô
nhiễm môi trường không khí. Điều này được thể hiện qua các chính sách, luật
bảo vệ môi trường, các yêu cầu khắt khe hơn về mặt kỹ thuật được thể hiện qua
các tiêu chuẩn và quy chuẩn đối với từng ngành sản xuất riêng biệt.
- Các biện phát kỹ thuật để cải thiện như:
+ Cải tiến dây chuyền công nghệ, máy móc lạc hậu gây ô nhiễm bằng các
dây chuyền công nghệ hiện đại, máy móc và thiết bị sử dụng có hiệu suất sử
dụng nguyên liệu cao hơn. Từ đó hạn chế được các chất ô nhiễm phát thải ra
môi trường không khí.
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng
các nhiên liệu đã được tinh luyện để lọc bớt tạp chất như Xăng A95. Hoặc sử

31
dụng nhiêu liệu hữu cơ như xăng E5… để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi
mồ hóng và SO2.
+ Sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt
trời, gió, và sóng biển….
+ Đưa ra nhiều chính sách và quy hoạch cụ thể:
 Xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy tại các địa điểm xa khu
dân cư, thành phố lớn.
 Đưa ra các quy định, và luật về việc xử lý khí thải trước khi thải
ra môi trường không khí.
 Phát triển các phương tiện công cộng và khuyến khích người dân
sử dụng phương tiện công cộng để giảm thiểu phát thải các khí thải nhà kính.
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng.
+ Quy hoạch các công viên cây xanh trong thành phố, các hàng rào cây
xanh quanh khu vực sống.
+ Có các chương trình nâng cao ý thức của người dân về việc ô nhiễm môi
trường sống và bảo vệ môi trường sống.
Chương II. THUỶ QUYỂN
1. Khái niệm
Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn,
hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển,
trong đó có khoảng 2,8 % là nước ngọt, còn lại là nước mặn. Phần lớn nước ngọt của
Trái Đất là băng, tuyết ở hai cực và trên các đỉnh núi cao. Sự vận động và thay đổi
trạng thái của nước tạo nên vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
2. Thành phần của thuỷ quyển
Thuỷ quyển có thành phần tương đối phức tạp. Chiếm 96% trọng lượng của
thuỷ quyển là nước (trong đó nước mặn chiếm 97%, còn nước ngọt 3%), đồng thời
đó cũng là thành phần quan trọng nhất của thuỷ quyển, 4% còn lại là các chất hoà tan,
trong đó chủ yếu là các ion. Ngoài ra, trong nước còn có rất nhiều chất rắn như: bùn,
cát, các chất hữu cơ, tỷ lệ của các chất này rất nhỏ.

32
Thành phần của nước sông và nước biển rất khác nhau. Độ mặn trung bình của
nước biển là 35 các hợp chất của Clo và Natri chiếm ưu thế (88%) trong khi đó độ
mặn trung bình của nước sông là 0,15 chủ yếu là các loại muối Cac-bo-nat. Hàng năm
các con sông đem ra biển 4,5 tỷ tấn vật liệu hoà tan và 32,5 tỷ tấn vật liệu lơ lửng.
Về thành phần hoá học nước, phần quan trọng nhất của thuỷ quyển là hợp chất
của Hiđro (chiếm 11,11%) và Oxy (88,89%). Nước là vật chất duy nhất của Trái đất
có thể thấy ở 3 trạng thái: lỏng, rắn và hơi tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và có thể dễ
dàng chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác nhưng nước ở thể lỏng là chủ
yếu.
Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại
dương, nước ở lục địa (nước trên mặt, nước dưới đất) và hơi nước trong khí quyển.
3. Quá trình hình thành và phát triển của thủy quyển
Thủy quyển xuất hiện trên Trái Đất do kết quả của sự ngưng đọng hơi nước từ
trong lòng Trái Đất thoát ra do hoạt động của núi lửa. Hơi nước là bộ phận cấu thành
chủ yếu của khí phun núi lửa, của mạch geize và của các thành phần bay hơi trong
macma axit. Các núi lửa hiện tại, hàng năm phun ra 40 - 50 triệu tấn nước.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khối nước căn bản đi ra khỏi bao manti và lên
tới bề mặt Trái Đất không phải do sự phun trào của núi lửa mà do sự khuếch tán cùng
với các chất hơi và dung dịch của clo, natri, brom, fluo, lưu huỳnh, bo và các chất
bay hơi khác, gây ra do gradien nhiệt động lực cao giữa bao manti và bề mặt Trái
Đất. Theo con đường đi lên phía trên, các thành phần của dung dịch chi phí dần vào
sự hình thành các khoáng vật. Phần còn lại của dung dịch đạt tới các tầng bên trên
của thạch quyển chỉ bao gồm thành phần natri clorit (NaClO2) hay canxi clorit
(Ca(ClO2)2). Quá trình gia nhập của thành phần này vào trong thủy quyển ngày nay
vẫn còn tiếp tục ở dưới đáy đại dương. Như vậy, đại dương có muối ngay từ buổi đầu,
đặc biệt nếu nói về các nguyên tố như clo và phần nào natri. Các nguyên tố khác được
đưa tới đại dương bởi dòng chảy từ trên lục địa xuống: chủ yếu là natri và cũng có
kali, magie. Cuối cùng, hàng loạt các nguyên tố nằm trong thành phần muối của nước
biển đã được hình thành bằng con đường sinh vật, do hoạt động sống của các sinh
vật.

33
Theo Derpgolix, sự tăng lên hàng năm về khối lượng của thủy quyển do sự thoát
hơi của bao manti, tổng cộng là 3.108 tấn. Cứ mỗi nghìn năm, mực nước của đại
dương thế giới dâng lên 1 mm. Sự tăng lên về khối lượng của thủy quyển hiện nay
đang xảy ra, nhưng một ngày nào đáy nó sẽ bị đình chỉ, bởi vì trên Trái đất khối lượng
của oxy và hydro là có hạn. Về căn bản, sự tăng lên của thủy quyển bị kìm hãm bởi
các quá trình quang hợp (nước bị phân tích thành oxy và hydro và không quay trở lại
thể nước nữa) và bởi sự tiêu tan của các nguyên tử hydro vào vũ trụ.
Tuổi của thủy quyển không ít hơn 3 tỉ năm: nhiều đá tuổi Thái cổ mang dấu hiệu
nói lên nguồn gốc của chúng thuộc loại đá trầm tích đầu tiên trên Trái Đất và có
những vết tích hiển nhiên của băng hà vào đại Nguyên sinh.
Nước ở các đại dương cổ có độ mặn thấp. Tính phân lớp của quaczit sắt tuổi
Nguyên sinh nói lên điều đó (muối gây ra sự ngưng kết của các chất lơ lửng ở trong
nước, cản trở sự thành tạo tính phân lớp). Nhiều sinh vật ở kỉ Cambri có bộ xương
bằng silic chứ không phải chất vôi là do nước nghèo canxi cacbonat.
Theo thời gian độ mặn của nước biển tăng lên; độ mặn của nước biển vào kỉ
Pecmi đã đạt tới gần 26‰ và vào kỉ Creta thì đã gần đạt tới độ mặn của nước biển
hiện nay.
4. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất

Sơ đồ tuần hoàn của nước

34
Nước có mối quan hệ chặt chẽ về mặt động lực với các quyển khác trong lớp vỏ
địa lí. Mối liên hệ này được thực hiện nhờ các quá trình tuần hoàn của nước dưới
dạng tác động trực tiếp của bức xạ Mặt Trời, nước sẽ bốc hơi từ các bề mặt nước
(biển, đại dương, sông hồ) các sinh vật cũng thoát hơi, lượng hơi nước này đi vào khí
quyển, khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và các yếu tố khác, hơi nước sẽ ngưng
tụ thành mây hoặc các giọt nước và dưới tác động trọng lực nó lại rơi xuống bề mặt
Trái đất. Khi nước rơi xuống đất, một phần sẽ bốc hơi trở lại không khí, một phần tạo
thành dòng chảy và một phần ngấm xuống đất thành nước ngầm. Dòng nước ngầm
này lại cung cấp nước cho sông, suối và chảy ra biển, đại dương. Từ bề mặt Trái đất
(biển, đại dương, sông, hồ, cây cối) nước lại bốc hơi và hình thành một vòng tuần
hoàn mới.
Có thể chia vòng tuần hoàn nước thành 2 loại:
Tuần hoàn nhỏ: chu trình vận chuyển của nước chỉ có 2 giai đoạn là bốc hơi
và rơi tại chỗ.
Tuần hoàn lớn: chu trình vận chuyển của nước có 3 giai đoạn: bốc hơi, nước
rơi, dòng chảy hoặc có 4 giai đoạn bốc hơi, nước rơi, ngầm và dòng chảy. Đặc trưng
nhất của vòng tuần hoàn này là bốc hơi ở một chỗ nhưng lại rơi ở chỗ khác, hơi nước
di chuyển theo gió dưới dạng mây.
Tuần hoàn của nước có ý nghĩa rất lớn đối với thiên nhiên cũng như đối với
đời sống con người. Quá trình tuần hoàn của nước có thể làm thay đổi đời sống con
người và nhiều thành phần khác trong lớp vỏ địa lí, trong cơ thể con người.
5. Sự phân bố của nước trên Trái đất
Nước có ở khắp mọi nơi trên Trái đất, trong tất cả các hợp phần của lớp vỏ địa
lí. Tuyệt đại bộ phận nước trên Trái đất nằm trong thuỷ quyển, chiếm tỷ lệ 98,28%
trọng lượng nước. Ngoài ra trong các lớp đất đá, nước cũng có một khối lượng khá
lớn gọi là nước ngầm. Trong khí quyển nước tồn tại dưới dạng hơi nước có ý nghĩa
rất quan trọng trong hệ tuần hoàn nước.
5.1. Nước trên bề mặt lục địa
Nước trên bề mặt lục địa chiếm gần 1,75% tổng lượng nước chung, bao gồm ở
các sông ngòi, ao hồ, đầm lầy và băng hà. Trong đó, nước sông ngòi đóng vai trò
quan trọng.

35
5.1.1. Sông ngòi
Sông là dòng nước thường xuyên có kích thước tương đối lớn chảy trong dòng
sông do chính nó tạo nên.
- Nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông:
Độ dốc lòng sông: nước sông chảy nhanh hay chậm, là tuỳ thuộc vào độ dốc
của lòng sông, nghĩa là tuỳ độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng lớn
thì tốc độ dòng chảy càng cao.
Chiều rộng lòng sông: nước sông chảy nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào bề
ngang của lòng sông rộng hay hẹp. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc hẹp
nước chảy nhanh hơn.
- Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ chảy của nước sông
Trong một năm, lưu lượng của sông có thể thay đổi tuỳ theo tháng, mùa mưa
mực nước dâng cao thì lưu lượng lớn, mùa khô mực nước hạ thấp lưu lượng nhỏ. Lưu
lượng của dòng sông thay đổi trong năm làm thành chế độ chảy của sông, chế độ chảy
của sông phụ thuộc vào các nhân tố.
+ Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi có địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn
tiếp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông của từng nơi phụ thuộc vào chế
độ mưa của nơi đó. Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng
kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông.
Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung
cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được cung cấp nước
nên mùa xuân là mùa lũ.
+ Địa thế, thực vật và hồ đầm.
Địa thế: ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
Thực vật: khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán
cây, phần còn lại khi rơi xuống mặt đất, một phần bị lớp thảm mùn giữ lại, một phần
len lỏi qua các rễ cây thấm xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hoà dòng chảy
cho sông ngòi, giảm lũ lụt.

36
Hồ, đầm: cũng có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một
phần chảy vào hồ đầm; khi nước xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước
sông đỡ cạn.
- Các đại lượng đo dòng chảy sông ngòi
Vận tốc trung bình: để tính vận tốc trung bình, người ta đo tốc độ nước chảy
ở giữa sông, ở hai bên bờ và ở đáy. Tốc độ nước chảy ở hai bên bờ và ở đáy sông bao
giờ cũng nhỏ hơn tốc độ nước chảy ở giữa sông. Để có tốc độ nước chảy trung bình
người ta cộng tốc độ của cả ba lần đo rồi chia cho ba.
Lưu lượng nước chảy của một con sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang
(trạm đo) của dòng sông ở một nơi nào đó trong một đơn vị thời gian.
Công thức chung để tính lưu lượng là: Q=S*V (m3/s)
Trong đó: Q là lượng chảy
S là diện tích mặt cắt lòng sông có nước tính bằng m2
V là vận tốc trung bình của nước chảy trong lòng sông (m/s)
Để tính được S, người ta đo chiều ngang của lòng sông có nước rồi chia ra một
số đoạn bằng nhau.

A B C D E F

Mặt cắt của lòng sông có nước được chia thành một số đoạn.
Ở các điểm A B, C, D... người ta đo độ sâu của lòng sông. Như vậy, mặt cắt của
lòng sông có nước đã được chia thành một số hình thang và hai hình tam giác. Tổng
diện tích của các hình này là diện tích của mặt cắt lòng sông có nước.
Để có được lượng chảy trung bình của sông trong một ngày người ta đo lượng
chảy của sông bốn lần trong một ngày (cách nhau 6h) cộng lại rồi lấy trung bình.
5.1.2. Hồ, đầm
- Hồ là vùng đất kín có diện tích to nhỏ khác nhau. Hồ được hình thành từ nhiều
nguồn gốc khác nhau.

37
Hồ được hình thành từ một khúc uốn của sông gọi là hồ móng ngựa như hồ
Tây ở Hà Nội.
Hồ được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu những
chỗ đất, đá mềm để lại những hồ nước lớn gọi là hồ băng hà như các hồ ở Phần Lan,
Ca-na-đa.
Ở những nơi trũng của miền núi, nước tụ lại trước khi chảy ra sông cũng thành
hồ. Có khi hồ được hình thành ở miệng núi lửa gọi là hồ miệng núi lửa.
Hồ được hình thành do những vụ sụt đất như các hồ ở đông châu Phi gọi là hồ
kiến tạo.
Ở các hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát một số nơi trũng,
nước tụ lại thành hồ, các dạng hồ này thường nông.
Hồ được hình thành do quá trình cải tạo các sông hoặc xây dựng các công trình
thuỷ điện của con người như: hồ Hoà Bình, hồ Trị An được gọi là hồ nhân tạo.
Dựa vào tính chất của nước người ta chia ra hồ nước ngọt và hồ nước mặn. Hồ
nước ngọt là loại hồ thường gặp, hồ nước mặn thường ít gặp hơn. Có thể là di tích
của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa, cũng có thể trước đây là hồ nước ngọt
nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỷ lệ muối khoáng trong nước tăng
lên.
- Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm
lầy.
5.1.3. Băng tuyết
Băng tuyết được hình thành trong quá trình tích tụ nước do nhiệt độ thấp và bị
nén chặt của một khối lượng lớn tuyết trên núi cao. Các khối băng này di chuyển từ
cao xuống thấp dọc theo sườn núi hoặc thung lũng ở các miền núi cao có băng tuyết.
Băng hà có ở hầu khắp các châu lục (trừ Ôx-trây-lia).
5.2. Nước dưới đất (nước ngầm)
Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm, băng tuyết
cộng lại (chiếm 30% lượng nước ngọt dự trữ của toàn bộ Trái đất). Nước ngầm luôn
luôn di chuyển theo trọng lượng từ nơi cao xuống nơi thấp, tạo thành các mạch nước
ngầm có chứa một lượng khoáng chất hoà tan (các chất muối, chất hữu cơ, và khí) có
nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, làm cho nó có tính chất, màu sắc và mùi vị khác nhau.

38
Đại bộ phận nước ngầm là do nước trên bề mặt đất thấm xuống, nước ngầm
phụ thuộc vào:
Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan) và lượng bốc hơi
nhiều hay ít.
Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít, mặt đất bằng
phẳng nước thấm nhiều.
Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đá đất lớn sẽ tạo thành khe hở rộng,
nước thấm nhiều, ngược lại hạt nhỏ tạo khe nhỏ thấm ít.
Lớp phủ thực vật: ở nơi có nhiều cây, nước theo thân cây và rễ cây thấm xuống
nhiều hơn ở vùng ít cây cối.
5.3. Nước trong các biển và đại dương
5.3.1. Một số đặc điểm của nước biển và đại dương
- Thành phần và tỷ trọng của nước biển:
Nước biển có chứa các chất muối, khí (oxy, nitơ, cacbonic) và chất hữu cơ có
nguồn gốc động, thực vật.
Trong nước biển, nhiều nhất là các muối khoáng, trung bình mỗi kg nước biển
có 35g muối khoáng. Trong đó 77,8% là muối Natriclorua (tức muối ăn).
Tỷ lệ muối hay độ muối trung bình của nước biển là 35‰ nhưng độ muối cũng
luôn thay đổi tuỳ thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi của lượng mưa và lượng nước
sông từ các lục địa đổ ra. Biển Đỏ có độ muối lên đến 43‰ trong khi biển Ban Tích
có độ muối thấp nhất có nơi chỉ có 3,5‰.
Độ muối của đại dương thay đổi theo vĩ độ.
- Dọc theo xích đạo, độ muối là 34,5‰
- Vùng chí tuyến, độ muối lên tới 36,8‰
- Gần 2 cực, độ muối chỉ có 34‰
Nước biển có tỷ trọng lớn hơn nước ngọt, độ muối càng cao thì tỷ trọng của
nước biển càng lớn. Tuy nhiên, xuống tới một độ sâu nhất định thì độ muối ở mọi nơi
đều đồng nhất, nên tỷ trọng cũng dần dần đồng nhất.
- Nhiệt độ nước biển:

39
Nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu từ độ sâu hơn 3000m (ở bất kỳ vĩ độ
nào) nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0 oC đến + 4oC). Sở dĩ như
vậy là vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và
trôi đến.
Nhiệt độ nước biển thay đổi tuỳ theo mùa trong năm. Do ảnh hưởng của nhiệt
độ không khí nên nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo các mùa trong năm, mùa hạ
nước biển cao hơn mùa đông.
Nhiệt độ nước biển giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. Ngoài ra nhiệt độ
nước biển còn thay đổi do ảnh hưởng của các dòng biển.
5.3.2. Sự chuyển động của nước biển
- Sóng biển:
Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng,
quanh vị trí cân bằng nhưng lại cho người ta cảm giác là nước luôn chuyển động theo
chiều ngang từ ngoài khơi xô vào bờ.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Gió càng mạnh thì sóng càng to, mặt
biển càng nhấp nhô, những giọt nước tung tóe ra tạo thành bọt trắng, đó là sóng bạc
đầu.
Động đất, núi lửa dưới đáy biển cũng sinh ra sóng, sóng này có chiều cao khoảng
20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể lên tới 400 - 800 km/h gọi là sóng
thần.
- Thuỷ triều:

Vị trí của Mặt trăng với Trái đất và Mặt trời ở các ngày "triều cường"

40
Thuỷ triều là hiện tượng chuyển động lên xuống thường xuyên và có chu kỳ của
các khối nước trong các biển và đại dương.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành thuỷ triều là do lực hấp dẫn giữa Trái đất và
Mặt trăng.
Khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng thì dao động
thuỷ triều lớn nhất. Còn khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất nằm vuông góc với nhau
thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất.
Có các loại triều : bán nhật triều, nhật triều và tạp triều.

A O B
MT

Sức hút mặt trăng

Sức hút li tâm

Lực tạo triều của Mặt trăng


- Dòng biển:
Trong các biển và đại duơng có những dòng nước chảy giống như dòng sông
mà hai bên bờ là nước biển gọi là dòng biển.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra dòng biển là sức gió, đặc biệt là các loại gió thổi
thường xuyên và lâu dài theo một hướng nhất định (như Tín phong và Tây ôn đới) có
thể đẩy nước biển thành dòng.
Có 2 loại dòng biển đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh:
+ Dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên bờ xích đạo rồi chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh thường xuất phát ở vùng vĩ độ cao chảy về xích đạo.
Ở vùng khí hậu gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

41
6. Thách thức và giải pháp của thủy quyển ngày nay
Hiện nay, dưới tác động quá mức của con người trong quá trình sinh hoạt và sản
xuất đã làm biến đổi thủy quyển ở nhiều mặt, làm gia tăng các tai biến thiên nhiên
như: khan hiếm nước sạch, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng…
Ô nhiễm nguồn nước
- Khái niệm:
Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,
mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức
khỏe của con người và động thực vật.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Ngày nay cách ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng
và nâng cao chất lượng đời sống của con người. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ
lụy có thể hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.
Việc công nghiệp hóa quá mức, lạm dụng nguồn nước đã khiến tình trạng ô nhiễm
môi trường nước ở mức đáng báo động. Á châu chính là châu lục có mức độ ô nhiễm cao
nhất trên thế giới, tình trạng các chất độc trong nước ở đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung
bình trên thế giới.
Theo số liệu thống kê ô nhiễm môi trường nước của UNEP thì 60% nguồn nước trên
các dòng sông của 3 châu lục Á-Phi-Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef thì 5 quốc gia có nguồn
nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.
Theo WHO ở Việt Nam có 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng
nguồn nước không đảm bảo và vệ sinh kém, 44% trẻ bị nhiễm giun.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước bắt nguồn từ rất nhiều những
vấn đề khác nhau, một trong số đó phải kể đến những nguyên nhân cụ thể dưới đây:
+ Ô nhiễm nguồn nước vì lượng nước thải sinh hoạt
Việc xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đưa ra bên ngoài môi trường vẫn chưa
thực sự được chú trọng. Chính vì vậy, nước thải sinh hoạt ở nhiều nơi vẫn được xả
trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối,... từ đó làm giảm đáng kể lượng oxy trong nước, khiến

42
nguồn nước bị ô nhiễm và làm cho các loài động vật, thực vật không thể sinh sống và
phát triển được.
+ Ô nhiễm nguồn nước do lượng rác thải y tế
Ở nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước hiện nay hầu như đều chưa được
xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Với lượng bệnh nhân rất lớn mỗi
ngày kết hợp cùng với các phương thức khám chữa bệnh nên hằng ngày sẽ có một
lượng lớn các loại rác thải như thiết bị và dụng cụ y tế được thải ra.
Chính vì vậy nếu không có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời thì quả thực
là rất nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe của con người.
+ Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
Trong nông nghiệp, các nguồn nước thải như phân, nước tiểu của các loài động
vật thường được xả trực tiếp ra bên ngoài mà không thông qua bất cứ một hệ thống
xử lý nào. Hơn nữa, trong quá trình canh tác, trồng trọt người nông dân cũng sử dụng
một lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,... với hàm lượng
vượt mức cho phép thì cũng chính là những nguyên do khiến môi trường nước bị ô
nhiễm.
Bên cạnh đó, việc bảo quản và cất giữ các loại hóa chất nêu trên không đúng
cách hoặc vứt các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi
xuống các khu vực kênh rạch, bờ ruộng cũng là yếu tố làm cho môi trường nước bị ô
nhiễm.
Về công nghiệp, các hoạt động sản xuất từ các nhà máy, doanh nghiệp, xí
nghiệp là một trong những nguyên nhân lớn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm như hiện
nay. Theo tính toán, mỗi ngày có tới hàng nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý đã đổ
thẳng ra ngoài. Từ đây, nguồn nước sinh hoạt của các cư dân khu vực này cũng sẽ bị
ảnh hưởng tiêu cực, chất lượng sức khỏe của con người bị giảm sút đáng kể.
+ Ô nhiễm môi trường nước vì quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của các nước trên thế giới hiện nay
chứ không phải là của bất kỳ một quốc gia nào. Đất đai được quy hoạch thành các
khu chung cư, nhà cao tầng, cây cối bị chặt để xây đường, xây cầu vượt,... Quá trình

43
đô thị hóa diễn ra quá nhanh đã làm thay đổi bộ mặt của tự nhiên, thay vào đó là sự
sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại.
Đô thị hóa là cần thiết, nhưng còn phải phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của con
người bởi việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường sẽ dần dần phá
hủy chính cuộc sống của chúng ta.
- Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới con người,
động thực vật và cả những ảnh hưởng liên quan tới vấn đề kinh tế.
+ Đối với con người
Sử dụng và tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc
các bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa, các bệnh lý về da,... Nguy hiểm hơn còn
khiến chúng ta bị ngộ độc, mắc các bệnh về ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ và
năng suất làm việc của con người.
+ Đối với động, thực vật
Các tạp chất và kim loại nặng độc hại tồn tại trong nước sẽ khiến cho các loài
vi sinh vật, động vật, thực vật không thể phát triển và dẫn tới tình trạng chết dần chết
mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Hiện nay, bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được rằng ở nhiều khu vực cũng
đã có hiện tượng cá, tôm chết trắng hàng loạt vì vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
+ Đối với vấn đề kinh tế
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ làm cho sức khỏe bị suy giảm, năng suất làm
việc bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, ô nhiễm môi trường nước cũng sẽ làm cho lượng
rác thải ngày càng chất đống, rác thải bốc mùi khó chịu. Chính những tác nhân này
sẽ làm kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế của xã hội.
- Các biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nước
Để giải quyết và xử lý thực trạng ô nhiễm môi trường nước rất cần sự chung tay
và đồng lòng của cả chính quyền và toàn bộ người dân. Dưới đây là một số biện pháp
hữu hiệu mà chúng ta nên thực hiện và áp dụng để giúp nguồn nước nói riêng và môi
trường sống trở nên trong lành hơn.

44
+ Tiết kiệm nguồn nước sạch
Tại nhiều khu vực ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, có rất nhiều người dân
chưa thể tiếp cận được với nguồn nước sạch. Vậy nên, chúng ta cần chủ động tiết
kiệm nước, không để tình trạng thiếu nước sạch lan ra trên toàn diện rộng. Hành động
thiết thực nhất là ngay sau khi sử dụng nước, bạn cần tắt hết các vòi nước, tận dụng
nguồn nước mưa để tưới cây, rửa sân, rửa xe,...
+ Xử lý chất thải trước khi xả ra bên ngoài môi trường
 Các doanh nghiệp sản xuất cần xử lý rác thải, chất thải đúng theo
quy định trước khi thải ra bên ngoài môi trường bằng cách bổ sung các trang
thiết bị và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
 Không vứt rác bừa bãi ra sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, mương
nước.
 Không xả hóa chất, dầu máy, chất thải ô tô, thuốc dạng lỏng vào
các đường cống sinh hoạt.
 Tại các hộ gia đình, người dân cũng cần nâng cao ý thức xử lý chất
thải đúng cách để hạn chế xả trực tiếp ra môi trường, làm cho các chất độc
ngấm vào đất và mạch nước ngầm.
+ Nâng cao ý thức của cộng đồng
 Chính phủ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường nước cho người dân. Thường xuyên kiểm tra các doanh
nghiệp, xí nghiệp đã đảm bảo được chất lượng nước thải trước khi thải ra môi
trường hay chưa?
 Khuyến khích người nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm
biogas để có thể xử lý tốt các loại phân, nước tiểu của động thực vật.
 Giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu, đặc biệt là các loại chất cấm nguy hại.
 Kêu gọi, tuyên truyền người dân thu gom các loại rác thải tại khu
vực ao, hồ, sông, suối.

45
 Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác thải đúng nơi quy định
tránh tình trạng xả rác bừa bãi.
+ Chuyển dịch xu hướng sử dụng năng lượng sạch
Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng được cho là một trong những
biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường nói chung và hơn hết là bảo vệ môi trường
nước. Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoạt động theo nguyên lý 100% không sử
dụng điện năng, vậy nên nó có thể tiết kiệm lượng điện tiêu thụ và tài nguyên cho đất
nước.

46

You might also like