You are on page 1of 4

SỰ THỦNG TẦNG OZON.

1.
a. Khái niệm tầng ozon
Tầng ozon, hoặc lá chắn ozon là một khu vực trong tầng bình lưu của Trái Đất,
hấp thụ đến 99% các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nó chứa nồng độ ozon cao (O3)
liên quan đến các phần khác của khí quyển. Tầng ozon chứa ít hơn 10 ppm (phần
triệu) ozon, trong khi nồng độ ozon trung bình trong toàn bộ bầu khí quyển của
Trái Đất là khoảng 0,3 ppm.
( ppm là từ viết tắt của part per million và khi dịch parts per million ra tiếng việt
thì nó mang nghĩa là đơn vị để đo mật độ đối với thể tích, khối lượng cực kỳ thấp.
Đơn vị ppm này thường được sử dụng trong các phép tính toán đo lường hoặc
phân tích vi lượng, nghĩa là cái nó dùng để đo cực kỳ nhỏ )
Tầng ozon chủ yếu được tìm thấy ở phần dưới của tầng bình lưu, từ khoảng 15 đến
35 kilômét trên Trái Đất, mặc dù độ dày của nó thay đổi theo mùa và theo địa lý.[1]
Thông thường chúng ta sẽ thấy nó có màu xanh nhạt với mùi khó chịu.
Con người đã phát hiện sự có mặt của tầng ozon vào năm 1913. Phát hiện ra nó là
2 nhà vật lý Henri Buisson và Charles Fabry.
PHÂN LOẠI TẦNG OZON.
 Loại không có hại: Ozon không có hại là ozon liên tục được tạo ra và phân
hủy ở tầng bình lưu, đây là loại có sẵn được tạo ra trong môi trường tự
nhiên.
 Loại có hại: Ozon có hại là kết quả do các hoạt động của con người tạo ra.
Sự phản ứng hóa học giữa oxit của nitơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(hay còn gọi là VOC) tạo ra ozon có hại. Loại này chủ yếu được tìm thấy ở
tầng đối lưu cao khoảng 10km so với mặt đất (tầng tiếp giáp với mặt đất).
b. Khái niệm : Lỗ thủng tầng ozon là gì?

Hiện tượng sụt giảm ozone tại các vùng cực được gọi là lỗ thủng ozon.
Lỗ thủng tầng ozon còn được biết đến với cách gọi sự suy giảm tầng ozon. Sự suy
giảm ozon tập trung nhiều hơn ở một vài khu vực, tầng khí ozon ở đó sẽ xuất hiện
một khoảng trống. Đặc trưng là lượng khí ozon tại khu vực đó thấp hơn rất nhiều
so với thông thường. Nó giống như 1 lỗ thủng nên xuất hiện tên gọi lỗ thủng tầng
ozon hay hiện tượng thủng tầng ozon. Nó bao gồm 2 sự kiện liên quan được các
nhà khoa học quan sát thầy lần đầu tiên vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
+ sự giảm đều đặn khoảng 4% tổng lượng ozon trong bầu khí quyển của Trái
Đất (tầng ozon)
+ sự sụt giảm lớn hơn nhiều vào mùa xuân của ozon tầng bình lưu xung quanh các
vùng cực của Trái Đất.[1]
Ngoài các sự kiện tầng bình lưu này còn có các sự kiện suy giảm tầng ozon ở tầng
đối lưu tại các cực vào mùa xuân.
Hình chụp lỗ thủng ozon lớn nhất ở Nam Cực từ trước đến nay vào tháng 9 năm
2000.

2. Vai trò của tầng ozon


Có thể nói, sự tồn tại của tầng ozon tác động sống còn đến sự sống của các sinh vật
trên trái đất. Và nó có nhiều vai trò quan trọng to lớn đối với sự sống của hành tinh
chứng ta
2.1.Tầng ozon được coi như là một lá chắn bức xạ

Bức xạ diễn ra do tiếp xúc với các tia nắng nguy hiểm, vì vậy nếu không được bảo
vệ các bức xạ này sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho da và mắt. Tầng ozon khi
này sẽ thực hiện chức năng bảo vệ và ngăn chặn phần lớn các bức xạ này truyền tới
bề mặt trái đất.

2.2.Tầng ozon bảo vệ vật lý

Tầng ozon giúp bảo vệ bề mặt trái đất khỏi các thiên thể rơi xuống gần trái đất như
thiên thạch. Tầng ozon sẽ có khả năng phá hủy chúng trước khi chạm đến bề mặt
trái đất.

2.3.Tầng ozon kiểm soát ánh sáng

Trái đất hoàn toàn có thể nhận năng lượng từ bức xạ điện từ của mặt trời. Năng
lượng trái đất do bề mặt trái đất phản xạ sẽ bị tầng ozon hấp thụ, phản xạ hoặc
truyền đi.

2.4.Tầng ozon kiểm soát sự sống

Tầng ozon ở trong tầng bình lưu rất có lợi cho việc hấp thụ các tia cực tím. Do đó,
sinh vật và con người trên trái đất sẽ được bảo vệ khỏi các tia cực tím độc hại.
Những hàm lượng khí như oxy, carbon dioxide, nitơ được coi là có lợi cho động,
thực vật và con người.

2.5.Tầng ozon là một bộ điều chỉnh nhiệt độ


Tầng ozon còn có tác dụng duy trì nhiệt độ trái đất. Lượng bức xạ mặt trời chiếu
xuống Trái Đất mỗi ngày rất lớn và tầng ozon giống như một lớp điều hòa giúp hấp
thụ, phản xạ hoặc truyền đi lượng ánh sáng nhất định. Điều này sẽ giúp kiểm soát
ánh sáng xuống bề mặt Trái Đất tốt hơn, giảm lượng nhiệt đi phần nào.

Bên cạnh đó tầng ozon còn có vai trò duy trì nhiệt độ cho Trái Đất. Các phân tử ở
tầng ozon sẽ hấp thụ ngay năng lượng mặt trời khi chiếu đến nó. Sau đó sẽ lan tỏa
nhiệt độ ra khắp nơi, ngăn không cho ban đêm của Trái Đất trở lên quá lạnh.

https://nuoccat.vn/vai-tro-cua-tang-ozon/
https://novigas.vn/vai-tro-cua-tang-ozon-voi-con-nguoi-va-su-song-trai-dat
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lớp_ozon
https://vi.wikipedia.org/wiki/Suy_giảm_ozon
https://www.sonha.net.vn/tang-ozon-la-gi.html

You might also like