You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: CƠ SỞ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA SINH QUYỂN VÀ MỐI


QUAN HỆ CỦA SINH QUYỂN VỚI CÁC QUYỂN
KHÁC TRÊN TRÁI ĐẤT.
LIÊN HỆ KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

GVHD : ThS. Nguyễn Thị Oanh


Sinh viên : Ngô Phan Quỳnh Châu
MSSV : 2256080009
Khóa : K43 (2022-2026)

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. SINH QUYỂN
1.1. Khái quát lớp vỏ địa lý.....................................................................................................3
1.2. Khái niệm về sinh quyển...................................................................................................3
1.3. Giới hạn và cấu trúc của sinh quyển................................................................................3
1.4. Đặc tính và vai trò của sinh quyển...................................................................................4
CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ CỦA SINH QUYỂN VỚI CÁC QUYỂN KHÁC
TRÊN TRÁI ĐẤT
2.1. Mối quan hệ của sinh quyển với thạch quyển....................................................................5
2.2. Mối quan hệ của sinh quyển với khí quyển........................................................................5
2.3. Mối quan hệ của sinh quyển với thủy quyển......................................................................6
2.4. Mối quan hệ của sinh quyển với lớp vỏ thổ nhưỡng..........................................................6
CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
3.1. Khái quát khu vực Đông Nam Bộ......................................................................................7
3.2. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.........................................................................................7
3.3. Hệ sinh thái rừng ngập mặn...............................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................10

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SINH QUYỂN
1.1. Khái quát lớp vỏ địa lý
Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ của Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp vỏ bộ phận như
thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng và sinh quyển.
Các quyển này không tách rời mà xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên một tổng
thể tự nhiên thống nhất, vô cùng phức tạp và có cấu trúc thẳng đứng trong vỏ địa lý.
Trong các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lý thì thạch quyển là thành phần xuất
hiện trước hết, đồng thời cũng là bảo thủ nhất và nó đã có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài
tới các thành phần khác. Sinh quyển là quyển xuất hiện muộn nhất nhưng cũng là
quyển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng và rất sinh động của lớp vỏ địa lý.
1.2. Khái niệm về sinh quyển
Sinh quyển (quyển của sự sống) là quyển trẻ nhất của lớp vỏ địa lý. Người đầu tiên
dùng thuật ngữ này là nhà địa chất học người Áo, E. Suess (1875). Sau này, trong
những năm 1926, 1965, khái niệm mới đó ngày càng sáng tỏ nhờ các công trình của
V.I Vernadxki khi ông nghiên cứu sinh quyển về mặt địa hóa.
Theo Vernadxki, sinh quyển là một thành tạo mang tính chất hành tinh vũ trụ:
“Trong sinh quyển của hành tinh chúng ta, không phải sự sống tồn tại độc lập với hành
cảnh xung quanh mà là chất sống – nghĩa là toàn bộ sinh vật có quan hệ hết sức chặt
chẽ với môi trường xung quanh của sinh quyển”.
1.3. Giới hạn và cấu trúc của sinh quyển
“Sinh quyển là một trong những quyển của vỏ Trái Đất, thành phần, cấu trúc và
năng lượng của nó phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của các sinh vật sống” (Từ điển
bách khoa địa lý, 1988). Nếu hiểu sinh quyển theo cách này thì ranh giới của sinh
quyển trùng khớp với ranh giới lớp vỏ địa lý, mặc dù cấu trúc của lớp vỏ địa lý phức
tạp hơn.

3
Giới hạn của sinh quyển tùy thuộc vào phạm vi phân bố của các sinh vật. Ranh
giới trên cao tiếp xúc với tầng ôzôn của khí quyển (25-30km), ranh giới thấp xuống tận
đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở các lớp vỏ phong hóa trên đất liền (ở độ
sâu trung bình khoảng 60m). Tuy nhiên, sinh vật không rải ra khắp quyển phong hóa
mà tập trung vào một lớp có mật độ cao nhất, dày khoảng một vài chục mét, nơi có
thực vật sinh sống gọi là “quyển địa thực vật” (E.M Lavrenko, 1949).
Như vậy, sinh quyển gồm có tầng đối lưu của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và
phần trên của thạch quyển.
1.4. Đặc tính và vai trò của sinh quyển
- Trong lớp vỏ địa lí, sinh quyển có một số đặc tính nhất định:
+ Khối lượng sinh chất nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển
khác trong lớp vỏ địa lí. Theo V.I. Vernadxki, khối lượng sinh quyển là 1.1020g và
theo A.P. Vinôgrađôv thì khối lượng của khí quyển là 5.1021g, khối lượng của thủy
quyển là 1,5.1024g, khối lượng của thạch quyển là 3.1025g. 44 Theo V.G. Bôgôrôv
(1969) và A.M. Riapchikôv (1972) tổng khối lượng sinh vật trên Trái Đất là 1.789,9 tỉ
tấn. Trong đó, phần đất nổi chiếm 1.786,5 tỉ tấn, ở đại dương chỉ 3,47 tỉ tấn. Khối
lượng sinh vật ở đại dương nhỏ hơn trên đất nổi 525 lần. Sản lượng hằng năm của khối
sinh vật trên Trái Đất là 248,2 tỉ tấn vật chất khô. Trong đó, trên đất nổi chiếm 187,6 tỉ
tấn, ở đại dương 60,6 tỉ tấn. Tuy nhiên, sản lượng hàng năm của khối lượng sinh vật ở
đại dương lại cao gấp 328 lần so với đất nổi, điều này được giải thích bởi sự sinh sản
nhanh chóng của các hệ tảo.
+ Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp mà cây
xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Trong quá trình quang hợp, cây
xanh đã hấp thu một lượng lớn năng lượng bức xạ mặt trời. Chính năng lượng này về
sau lại được chuyển cho các cơ thể khác trong quá trình dinh dưỡng, hoặc được giải
phóng trong quá trình cháy hoặc khoáng hóa vật chất hữu cơ. Trong sinh quyển, các
phản ứng ôxi hóa, nhiệt hóa học cũng có thể là nguồn phát sinh năng lượng, nhờ đó mà
các vi khuẩn (như vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn tích lũy sắt) tổng hợp được các chất
hữu cơ…
+ Các cơ thể sống của sinh quyển đã tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật
chất. Đó là các vòng tuần hoàn cacbon, nitơ, photpho..rất quan trọng với sự sống.

4
- Sự có mặt của sinh quyển trong lớp vỏ địa lí đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển
của các quyển khác trên Trái Đất. Ảnh hưởng của các cơ thể sống trong sinh quyển đã
làm thay đổi thành phần hóa học của khí quyển, thành phần của thủy quyển, cấu tạo
của thạch quyển, đến sự hình thành thổ nhưỡng.
CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ CỦA SINH QUYỂN VỚI CÁC QUYỂN KHÁC TRÊN
TRÁI ĐẤT
2.1. Mối quan hệ của sinh quyển với thạch quyển
2.1.1. Khái niệm thạch quyển
Phần cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp đồng tâm, từ ngoài vào là Sial, Sima và
Nife. Lớp Sial còn được gọi là thạch quyển, có nghĩa là lớp đá hay lớp vỏ của Trái
Đất.
2.1.2. Mối quan hệ
Có ba kiểu di chuyển chính của vật chất trong thạch quyển (vật lý, hóa học, sinh
vật). Trong đó, kiểu di chuyển sinh vật thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của sinh quyển
với thạch quyển: Trong quá trình phát triển, sinh vật có khả năng tổng hợp các nguyên
tố hóa học tản mạn trong nước (Ca, SI, S, P, C), trong đá, không khí để thành các hợp
chất hữu cơ trong cơ thể. Khi chết, chúng được tích tụ lại. Qua quá trình biến đổi,
chúng trở thành đá có nguồn gốc hữu cơ như than đá, lưu huỳnh, đá vôi san hô, đá vôi
tảo, đá silic,…
Các chất sống ảnh hưởng đến thạch quyển, nơi diễn ra quá trình phong hóa do tác
động sinh vật. Sinh vật tham gia di chuyển và tích tụ các nguyên tố khác như Ca, P, S,
Cu, I, Rad,… Đồng thời sinh vật cũng tham gia vào tạo thành các đá trầm tích có giá
trị lớn như photphoric, than đá, dầu mỏ, than bùn,…
2.2. Mối quan hệ của sinh quyển với khí quyển
2.2.1. Khái niệm khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ ngoài cùng bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng
của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
2.2.2. Mối quan hệ
Sự tác động của sinh quyển làm thay đổi tính chất hóa học của khí quyển. Phần
lớp khí cacbonic và oxi có nguồn gốc sinh vật. Hàng năm có đến 175 tỷ tấn cacbon
5
vận chuyển trên Trái Đất. Theo con số tính toán được, cứ đồng hóa được 1 tấn cacbon
thì sinh vật lại thải ra 27 tấn oxi ở dạng tự do.
Sự quang hợp của thực vật và sự hô hấp của động vật duy trì sự cân bằng giữa oxi
và khí cacbonic trong khí quyển. Do ngày nay các dòng khí cacbonic tỏa vào không
khí tăng lên 0,5% mỗi năm do con người thải ra ngày càng nhiều khói công nghiệp và
đốt phá rừng bừa bãi. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho khí hậu toàn cầu
dao động do “Hiệu ứng nhà kính” của khí quyển
2.3. Mối quan hệ của sinh quyển với thủy quyển
2.3.1. Khái niệm thủy quyển
Thủy quyển là một trong những hợp phần quan trọng của lớp vỏ địa lý và có
những quan hệ chặt chẽ về mặt động lực với các quyển khác.
Thủy quyển là “quyển nước” của địa cầu năm trên bề mặt và cả trong vỏ quả đất;
tức là tổng thể các đại dương, biển và các đối tượng nước khác trên lục địa: sông ngòi,
hồ, đầm lầy, nước ngầm, kể cả nước trong thể rắn là lớp phủ tuyết và băng.
2.3.2. Mối quan hệ
Tính vận động của thể hữu cơ có thể làm thay đổi địa hình, ví dụ, khi thực vật đầm
lầy phát triển làm cho hồ chóng bị lấp kín tạo nên địa hình đầm lầy, san hô tạo ra các
bãi rạn, đảo vòng,…
Trong thủy quyển, đầm lầy là môi trường thuận lợi cho quá trình hình thành than
bùn và phát triển các loài thực vật đầm lầy, sống trong điều kiện thừa ầm và thiếu oxi
trong đất.
Người ta phân loại đầm lầy theo thực vật thủy sinh (đầm lầy có thực vật giàu,
trung bình, nghèo dinh dưỡng,…) hoặc theo các dấu hiệu tổng hợp (nguồn cung cấp
nước, địa hình, thực vật và than bùn được lắng đọng,…)
2.4. Mối quan hệ của sinh quyển với lớp vỏ thổ nhưỡng
2.4.1. Khái niệm lớp vỏ thổ nhưỡng
Lớp vỏ thổ nhưỡng hay quyển thổ nhưỡng là một địa quyển thành phần của lớp vỏ
địa lý. Đó là một lớp vật chất mềm xốp, nằm ở trên cùng của thạch quyển, tiếp xúc với
khí quyển và có quan hệ mật thiết với sinh quyển.
2.4.2. Mối quan hệ

6
Tính vận động của thể hữu cơ trong sinh quyển quyết định việc hình thành lớp vỏ
thổ nhưỡng.
Theo viện sĩ V.R William: “Thổ nhưỡng là lớp đất xốp trên bề mặt lục địa có khả
năng cho thu hoạch thực vật, tức là có độ phì. Độ phì là một tính chất hết sức quan
trọng của thổ nhưỡng, là đặc trưng cơ bản của thổ nhưỡng”.
Sinh vật là nguồn gốc các phần tử hữu cơ của thổ nhưỡng. Thực vật còn tạo ra
điều kiện thuận lợi cho thổ nhưỡng có khả năng hấp thụ sinh vật; nấm và vi khuẩn lại
điều khiển sự phân hủy và sự tổng hợp vật chất khoáng và hữu cơ, nghĩa là sự phong
hóa và hình thành chất mùn. Sự hình thành và phân giải các chất hữu cơ trong đất thực
chất là quá trình tạo đất. Nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất là xác thực vật
bậc cao màu lục. Thực vật màu lục có khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt Trời để tạo ra
các chất hữu cơ bằng cách đồng hóa khí cacbonic và nước trong khí quyển, còn các vi
sinh vật là động vật ít có khả năng cung cấp chất hữu cơ cho đất. Vai trò quan trọng
nhất của vi sinh vật là phân giải xác chết của thực vật tổng hợp thành các hợp chất hữu
cơ mới của đất – mùn và hợp chất mùn tạo ra các muối khoáng làm thức ăn cho thực
vật.
Như vậy trong quá trình hình thành đất, sự tác động qua lại của các thể tự nhiên
sống và tự nhiên chết được thực hiên theo vòng tuần hoàn sinh vật dưới dạng: “đất –
cơ thể sống – đất”
CHƯƠNG 3
LIÊN HỆ KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
3.1. Khái quát khu vực Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Diện tích: 23.560,6 km2
Theo số liệu mới đây năm 2021 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng dân số
của vùng Đông Nam Bộ là 18.719.266 người (không kể số người tạm trú lâu dài)
Mật độ dân số bình quân 795 người/km², chiếm 19,1% dân số cả nước.
Điển hình về tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ là Vườn quốc gia Cát
Tiên (Đồng Nai) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh).

7
3.2. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu Dự trữ Sinh
quyển Thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào ngày
21/1/2000.
Rừng phòng hộ Cần Giờ chiếm hơn một nửa (1/2) diện tích tự nhiên toàn Huyện
Cần Giờ. Tiếp giáp với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sự đa dạng sinh học của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế Giới rừng ngập mặn còn là
nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt
Nam (2007).
3.3. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
 Rừng ngập mặn là quần thể các loại thực vật có khả năng chịu mặn cực tốt. Rừng
ngập mặn thường phân bố tại các vùng ven biển, tập hợp hệ sinh thái gồm động vật và
thực vật vô cùng đa dạng. Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái cũng
như đời sống của con người.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp oxi mà còn giúp điều
hòa không khí. Đây là một trong những lá chắn giúp phòng hộ ven biển và phòng tránh
được sự bào mòn của nước biển.
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, qua đó mang lại nhiều
lợi ích cho động vật, con người và cả hệ sinh thái xung quanh.
3.3.1. Cung cấp sinh kế cho con người
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều loài động vật có vỏ (cá, tôm…) cho con
người. Đồng thời, cung cấp nhiều nguyên liệu phổ biến: sợi, dược liệu, than củi, mật
ong, lá dừa để lợp mái nhà.
Bên cạnh đó còn có giá trị về văn hóa, kinh tế và thích hợp cho phát triển du lịch.
Hiện nay, rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho rất nhiều người trên toàn thế giới
thông qua việc khai thác giá trị của nó.
3.3.2. Giảm tác động của biến đổi khí hậu
Biến đối khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu, trong đó Việt
Nam là đất nước trực tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lũ. Khi đó, rừng ngập
mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người, đồng ruộng, nhà cửa khỏi
các thiên tai này.
8
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng loại bỏ thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí
quyển, giảm biến đổi khí hậu.
3.3.3. Giảm ô nhiễm
Rừng ngập mặn loại bỏ các ô nhiễm, trầm tích, phú dưỡng ra khỏi kênh rạch, sống,
ngòi, đại dương. Qua đó giúp lọc sạch nước cho hệ sinh thái xung quanh như san hô,
cỏ biển.
Nhờ những quá trình sinh hóa phức tạp để phân giải, hấp thụ và chuyển hóa các
chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.
3.3.4. Cung cấp thức ăn và môi trường sống động vật 
Rừng ngập mặn cung cấp thức ăn, là nơi trú ngụ cho nhiều loài cá, tôm, động vật
có vỏ, chim và động vật có vú. Các loài động thực vật phổ biến trong rừng ngập mặn
là cây chịu mặn, chim nước, hải sản, chim di cư, lợn rừng, trăn, khỉ, chồn và kỳ đà.
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Do
đó, nếu phá hủy rừng ngập mặn sẽ tác động xấu đến đời sống thủy sinh và đại dương.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huân, Trương Quang Hải (2005), Cơ sở địa lý tự
nhiên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Chương (2007), Địa lí tự nhiên đại cương 3 - Thổ nhưỡng quyển, sinh
quyển, lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lí của Trái Đất, NXB Đại học Sư phạm Hà
Nội.
3. Nguyễn Thục Nhu, Đặng Duy Lợi, Lê Thị Hợp (2008), Cơ sở địa lí tự nhiên (sách
dùng cho hệ đào tạo từ xa), NXB Đại học Huế
4. Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh (2006), Địa lí tự nhiên đại cương 1 – Trái
Đất và thạch quyển, NXB Đại học Sư phạm
5. https://www.rungngapmancangio.org/bao-ve-tai-nguyen/
6. https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/thuc-trang-va-giai-
phap-bao-ve-rung-ngap-man-594476.html

10
11
12

You might also like