You are on page 1of 6

CÂU: Tầng đối lưu có vai trò quan trọng nào đối với đời sống sinh giới

Là môi trường sinh sống chủ yếu của đa số các loài sinh vật trên Trái Đất.
– Tập trung phần lớn lượng hơi nước (3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4km
trở xuống) có tác dụng giữ tới 60% lượng nhiệt Trái Đất hấp thụ từ Mặt
Trời và tỏa vào không khí, giúp ban đêm đỡ lạnh.
– Chỉ chiếm 0,33% khí C02 trong thành phần không khí, nhưng chúng đã
giữ lại tới 18 % lượng nhiệt bề mặt Trái Đất tỏa vào không gian.
– Các phần tử vật chất rắn như: tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,…
trong tầng đối lưu có tác dụng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó
mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời chúng còn là hạt
nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh tạo thành sương mù, mây,
mưa,… Do vậy, mà các phần tử rắn này cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt
độ ở tầng đối lưu giảm theo độ cao.
CÂU : Sinh vật trong đất có đa dạng không vai trò là gì
Hệ vi sinh vật đất có vai trò rất quan trọng đối với đất và cây trồng. Hầu như
mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi
sinh vật. Chúng tác động đến môi trường sống của cây, hỗ trợ các quá trình sinh
lí sinh hóa trong cây.
Quần thể vi sinh vật đất là chỉ số để đánh giá chất lượng đất. Đất có tỷ lệ vi sinh
vật cao sẽ tỷ lệ thuận với độ màu mỡ của đất
Mối quan hệ của các vi sinh vật đất và sinh vật khác trong đất như giun đất,
ngành chân khớp, bò sát tạo nên mạng lưới thức ăn đa dạng, phức tạp. Vi sinh
vật sẽ phân hủy chất hữu cơ, xác động thực vật tạo ra dinh dưỡng nuôi sống thực
vật và sinh vật khác.
Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh
dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng, phân giải các chất hữu cơ trong
đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ
dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho
cây hấp thụ. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết ra các
vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng, cố định Nitơ tự nhiên để tạo
ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng,…
CÂU : Giới hạn sinh thái vùng cực thuận cùng chống chịu

Giới hạn sinh thái là giới hạn khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh
thái nhất định trong môi trường. Qua đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển một cách ổn
định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật đều có giới hạn sinh thái khác nhau.
– Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà sinh vật ở trong
khoảng giá trị đó thì mới có thể tồn tại và phát triển. Qua đó sinh vật có thể tồn tại,
phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật đều có giới hạn sinh thái
khác nhau.

+Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo
cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động
sinh lí của sinh vật.

CÂU : Sự khác nhau về ổ sinh thái và nơi ở

Nơi ở chỉ nơi sinh sống của một loài.


Ổ sinh thái lại biểu hiện cách sinh thái của loài đó. Ổ sinh thái của một loài là một
không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong
giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
CÂU : Đặc điểm sinh vật ở nơi khô hạn
Trong điều kiện khô hạn, sinh vật thích nghi bằng cách:
- Ở thực vật:
+ Tích trữ nước trong cơ thể: ở củ, rễ, thân, lá.
+ Giảm sự thoát hơi nước: khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào
mùa khô…
+ Tăng khả năng tìm nước: rễ phát triển, có nhiều rễ phụ.
+ Khả năng “trốn hạn”: cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất vào mùa khô, vào
mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết quả.
- Ở động vật:
+ Giảm sự thoát hơi nước: bò sát có lớp vỏ sừng bao bọc. Động vật đồng nhiệt
giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu.
+ Thích nghi về sinh thái và tập tính: nhiều loài chuyển hoạt động vào ban đêm
hay trong hang hốc.
+ Sử dụng nước để trao đổi chất: quá trình sử dụng nước nhờ đốt cháy mỡ.
+ Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (côn trùng, thằn
lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc Cực).

CÂU : Tại sao mỗi loài sinh vật lại có môi trường sống đặc trưng cho
mình
Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu
tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và
phát triển của sinh vật.

- Mỗi loài sinh vật đều có môi trường sống đặc trưng cho mình. Sống trong
môi trường nào, sinh vật đều có phản ứng thích nghi về hình thái, các đặc
điểm sinh lí – sinh thái và tập tính. Ví dụ: Sống trong nước, cá có thân hình
thon để giảm sức cản khi bơi; động vật sống trên tán cây có chi dài, leo
trèo giỏi (khỉ, vượn…)…

- Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật như:

+ Môi trường đất gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các
sinh vật đất sinh sống.

+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển gần mặt đất, là
nơi sống của phần lớn các sinh vật trên mặt đất.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có
các sinh vật thủy sinh.

=> Ba loại môi trường trên đều là môi trường vô sinh (môi trường không
sống).

+ Môi trường sinh vật gồm thực vật, động vật và con người là nơi sống của
các sinh vật khác: vật kí sinh, cộng sinh…

CÂU : Đôi tượng nghiên cứu của sinh thái là gì


Đối tượng nghiên cứu tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật và môi
trường: Đơn vị tổ chức: Nguyên tử - Phân tử - Tế bào - Mô - Cơ quan -
Cá thể - Quần thể -Quần xã - Hệ sinh thái. (tế bào là đơn vị cơ
bản). Đối tượng: Cá thể, Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái.
Câu : Trình bày mối quan hệ giữa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Tại sao
nói ánh sáng là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn vừa có tác
dụng điều chỉnh?Trả lời:Mối quan hệ giữa ánh sánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm
Nhìn chung, nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến các hoạt động sống
của sinh vật và các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau đối với tác
động của nhiệt độ.
Trong tự nhiên, đa số các loài sống được trong khoảng nhiệt độ 0 - 50°C.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật.
Trong tự nhiên, có loài chỉ sống được ở nơi ấm áp, có loài chỉ sống được ở
nơi giá lạnh.

Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ. Nhiệt độ thường xuyên ảnh
hưởng đến sinh vật, đến các đặc điểm hình thái, sinh lí của chúng.

Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là
nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật vì : cây
xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất
hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh
vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cũng như
sự phân bố của sinh vật.

Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và
phát triển sinh vật. Thực vật cũng như động vật mang nhiều đặc điểm
thích nghi với những môi trường có độ ẩm khác nhau như ếch nhái có
lớp da trân thích nghi với môi trường ẩm ướt, còn thằn lằn lại thích
nghi với môi trường khô hạn vì có lớp vảy sừng hay xương rồng có
thân cây mọng nước và lá biến thành gai đế có thể tồn tại được trên sa
mạc...
+ Mỗi loài sinh vật đều có cho riêng mình một giới hạn chịu đựng về
độ ẩm.
+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với độ ẩm của môi trường mà thực
vật được chia làm hai nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn,
còn động vật được chia thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động
vật ưa khô.
CÂU : Định nghĩa về diễn biến sinh thái,quần thể,quần xã
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua
các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến
cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.
- Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống
trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử
phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.
- Quần xã sinh học là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài,
cùng sống trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định.
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với
môi trường sinh sống.
-

You might also like