You are on page 1of 263

Vi sinh vật học môi trường

Biên tập bởi:


Ngô Tự Thành
Vi sinh vật học môi trường

Biên tập bởi:


Ngô Tự Thành

Các tác giả:


Ngô Tự Thành

Phiên bản trực tuyến:


http://voer.edu.vn/c/f65b4f19
MỤC LỤC

1. Những khái niệm cơ bản về vi sinh vật


1.1. Vi sinh vật trong tự nhiên, trong đời sống, sản xuất của con người
1.2. Cấu trúc và chức năng của tế bào Procaryot
1.3. Dinh dưỡng của vi sinh vật
1.4. Các chu trình sinh địa hóa
2. Giới thiệu một số nhóm vi sinh vật
2.1. Một số nhóm vi khuẩn
3. Vi sinh vật và xử lý môi trường ô nhiễm
3.1. Một số khái niệm căn bản về xử lý sinh học môi trường ô nhiễm
3.2. Khả năng của vi sinh vật phân hủy một số nhóm chất
3.3. Sự phân hủy sinh học một số chất đặc biệt
3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hủy sinh học
3.5. Xử lý In situ đối với nước ngầm
3.6. Phục hồi sinh học pha bùn
3.7. Phục hồi sinh học pha rắn
3.8. Xử lý sinh học pha khí
3.9. Xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ
3.10. Xử lý nước và xử lý nước thải
Tham gia đóng góp

1/261
Những khái niệm cơ bản về vi sinh vật
Vi sinh vật trong tự nhiên, trong đời sống, sản xuất của con
người
Khái niệm mở đầu về vi sinh vật

Vi sinh vật là những cơ thể rất nhỏ bé, mà đa số không được nhìn thấy bằng mắt thường.
Chúng bao gồm nhiều loại cơ thể, khác nhau rất cơ bản về mức độ tổ chức tế bào và lịch
sử tiến hóa, cũng như về ý nghĩa thực tiễn.

Những nhóm vi sinh vật chủ yếu là: vi khuẩn (bacteria), cổ khuẩn (archaea), nấm
(fungi), tảo (algae), động vật nguyên sinh (protozoa), và virut (viruses).

Riêng virut là những thực thể chưa có cấu tạo tế bào, các vi sinh vật khác đều thuộc một
trong hai loại tế bào: tế bào chưa có nhân điển hình – hay tế bào procaryot (procaryotic
cells) và tế bào có nhân điển hình – hay tế bào eucaryot (eucaryotic cells).

Trong phần này của chương, chúng ta sẽ đề cấp vắn tắt đến một số nhóm lớn hoặc nhóm
nhỏ vi sinh vật trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn.

Vi sinh vật trong cây chủng loại phát sinh chung của sinh giới

Trái đất của chúng ta đã có 4,6 tỉ năm tuổi. Người ta đã tìm thấy những hóa thạch của
procaryot có độ tuổi 3,5 – 3,8 tỉ năm. Sự sống của các cơ thể procaryot đã xuất hiện
một thời gian ngắn sau khi trái đất nguội bớt đi. Rất có thể các cơ thể procaryot đầu tiên
có lối sống kị khí. Sau đó, tới cách đây khoảng 2,5 – 3 tỉ năm thì xuất hiện một nhóm
procaryot khác là vi khuẩn lam (cyanobacteria) với sự quang hợp sản sinh ra oxy. Từ
đó, với sự có mặt của oxy, thì vi sinh vật ngày càng đa dạng

Dựa trên trình tự nucleotit của ARN ribosom (ARNr), Carl Woese và cộng sự cho rằng
các cơ thể procaryot đã tiến hóa thành hai nhóm khác nhau từ rất sớm. Trên hình 19.3–31
trình bày cây chủng loại phát sinh của sinh giới theo ý tưởng của Woese và cách trình
bày của Prescott. Theo đó, cây chủng loại phát sinh chung chia thành ba cành chính đại
diện cho ba nhóm nguyên thủy: vi khuẩn (bacteria), cổ khuẩn (Archaea), và sinh vật
có nhân thật (Eucarya). Vi khuẩn và cổ khuẩn phân hóa tách khỏi nhau trước, rồi sau
đó sinh vật có nhân thật xuất hiện. Ba nhóm nguyên thủy này được gọi là ba lãnh giới
(domain), mỗi lãnh giới gồm nhiều ngành (phylum), và giới (kingdom). Theo cách sắp
xếp trước đây thì các giới nằm trong ba lãnh giới này.

2/261
Hình 19.3 – 31. Cây chủng loại phát sinh chung của sinh giới. Các mối quan hệ được
xác định dựa trên sự so sánh trình tự nucleotit của ARN ribosom. Cây được xây dựng
theo ý tưởng của J. Olsen và C.R.Woese, với cách trình bày của Prescott và cộng sự.
Nguồn: 31

Một cách vắn tắt nhất, ba lãnh giới khác nhau về các đặc điểm căn bản nhất, đó là về
nhân, về ARNr, và về lipit của màng tế bào. Tế bào vi khuẩn và cổ khuẩn đều chưa có
nhân thật mà chỉ có một cấu trúc tương đương nhân, được gọi là thể nhân (nucleotit,
nuclear body) thể này không có màng bao quanh. Trong khi đó ở các sinh vật có nhân
thật sự thì nhân này có màng kép bao bọc. ARNr và lipit màng của chúng cũng khác
nhau. Ngoài ra là hang loạt sự khác nhau khác giữa ba lãnh giới.

Thuộc về… để chỉ vi khuẩn thật. [BDGV, 126-128]

Những đặc tính chung của vi sinh vật

Kích thước nhỏ bé

Vi sinh vật thường là những cơ thể đơn bào, nên khi nói về kích thước của vi sinh vật
cũng là nói về kích thước tế bào của chúng. Thông thường vi sinh vật có kích thước tế
bào từ 1 đến 10 micromet (1 μm=10-3mm), tùy theo chúng thuộc nhóm procaryot hay
eucaryot, trong khi tế bào thực vật hay tế bào động vật có đường kính khoảng 100 μm
(khoảng 1.1 – 40). Tuy nhiên với những phát hiện gần đây thì có những tế bào procaryot
rất nhỏ hoặc rất lớn – lớn hơn cả tế bào eucaryot thong thường. Dưới đây là một vài số
liệu về kích thước của vi khuẩn.

Nhỏ nhất và…

Điều cần nhận ra là kích thước rất nhỏ bé của vi sinh vật có những ý nghĩa rất quan trọng
về hình thái học, về hoạt tính và tính linh động trong trao đổi chất, về sự phân bố sinh
thái; và chúng ta phải có những phương pháp làm việc đặc biệt với chúng trong phòng
thí nghiệm. Ở một góc độ khác cũng cần thấy rằng mặc dù kích thước rất nhỏ bé, vi sinh
vật vẫn thực hiện rất hữu hiệu mọi chức năng mà mỗi cơ thể đa bào thực hiện: hấp thụ
và tiêu hóa chất dinh dưỡng, thu nhận năng lượng, sinh tổng hợp, tích lũy chất dự trữ,
tiếp nhận và xử lý các tác động của môi trường, chuyển sang giai đoạn nghỉ trong những
điều kiện môi trường bất lợi.

Vi sinh vật là một hợp phần của môi trường sống

Vi sinh vật do có kích thước hiển vi và do có nhiều khả năng sinh học rất đặc biệt mà tồn
tại ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất: ngay xung quanh chúng ta (đất, nước, không khí,
đồ dung, thực phẩm), và ngay trên bề mặt cơ thể, trong cơ thể chúng ta (trên da, trong
xoang miệng, xoang ruột…)

3/261
Trong tự nhiên, ở những môi trường bình thường – nơi có các điều kiện thuận lợi cho
hầu hết cơ thể sống (về chất dinh dưỡng, nhiệt độ, pH, oxi…) – thì có một khu hệ vi
sinh vật phong phú về chủng loại và đông đúc về số lượng. Ví dụ: trong 1gam đất ở tầng
canh tác có thể có tới khoảng hơn 20 tỷ vi khuẩn, vài chục triệu vi nấm, vài chục nghìn
vi tảo; trên cơ thể chúng ta, trong 1cm2 da của vùng trán có thể có tới bốn mươi nghìn
vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, còn ở vùng các ngón chân thì số vi khuẩn này là
hơn một triệu; đó là chưa kể các vi sinh vật khác.

Đặc biệt, ở những môi trường cực trị (extreme environments), nơi mà mọi động vật và
thực vật không thể tồn tại, thì vẫn có một số vi sinh vật sinh trưởng

Các môi trường cực trị ấy là những nơi có một hay nhiều điều kiện rất khắc nghiệt như
nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp, pH rất axit hoặc rất kiềm, độ mặn cao, áp suất cao, nghèo
dinh dưỡng, không có oxi…

Riêng về nhiệt độ, những giới hạn trên về nhiệt độ đối với cổ khuẩn (Archaea), vi khuẩn
(bacteria), và vi sinh vật có nhân thật (eukaryotic microorganisms) là 113, 95, và 62oC,
theo thứ tự, trong khi đó hầu hết động vật và thực vật không thể sinh trưởng ở trên 50oC.

Một vài ví dụ về các vi sinh vật sống trong các môi trường cực trị được nêu ra dưới đây.

• Cổ khuẩn Pyrolobus fumari có khoảng nhiệt độ sinh trưởng từ 90 đến 113oC,


trong đó nhiệt độ tối ưu ở 105oC, sống tại các “cột khói đen” ở các vùng biển
sâu trên 1000m
• Cổ khuẩn Cenarchacum symbiosum thuộc nhóm ưa lạnh (psychrophiles) sinh
trưởng nhanh nhất ở nhiệt độ 15oC hoặc thấp hơn – được phân lập ở ngoài khơi
bờ biển California
• Cổ khuẩn Thermoplasma volcanium sinh trưởng tối ưu ở 55oC và pH 2, được
phân lập từ các vùng có núi lửa ở nhiều nơi trên thế giới.
• Các loài cổ khuẩn Picrophilus oshimae và P. toridus thuộc nhóm cực kì ưa axit
(extreme acidophile) – có pH tối ưu cho sinh trưởng là 3 hoặc thấp hơn nữa –
đã được phân lập từ những vùng có núi lửa ở miền bắc Nhật Bản
• Những vi sinh vật cực kì ưa kiềm (extreme alkalophiles) sinh trưởng tối ưu ở
pH 10 hoặc cao hơn. Trong số này, nhiều chủng Bacillus đã được phân lập từ
các môi trường sống pH>10, như các suối kiềm và các hồ giàu cacbonat.
Những chủng Bacillus này có thể sinh trưởng ở pH 11. Ngoài ra người ta cũng
quan sát thấy các cơ thể giống Bacillus ở trong ruột già của một loài mối ăn đất
– nơi có điều kiện rất kiềm, pH tới 12, mặc dù chưa biết rõ những cơ thể này có
hoạt tính trao đổi chất hay không.
• Những vi sinh vật cực kì ưa mặn (extreme halophiles) sinh trưởng được trong
khoảng nồng độ muối 2,0 – 5,2 M, với nồng độ tối ưu là 3M. Trong số này có
loài cổ khuẩn Halobacterium lacusprofundi và một số loài tảo lục Dunaliella

4/261
sinh trưởng ở Hồ Sâu (Deep Lake) thuộc Nam Cực – nơi có nồng độ muối
4,5M và nhiệt độ dưới 0oC trong 8 tháng mỗi năm. Với các cực trị về nhiệt độ,
độ muối, lực ion và về năng suất sản xuất bậc một (10og.C/m2/năm) thì Hồ Sâu
được coi là một trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất trên trái đất.
• Tại các vùng biển sâu (sâu hơn 1000m), không những áp suất nước rất lớn
(khoảng 1100 atm), mà nhiệt độ thì rất lạnh (<5oC), hầu như không có ánh sáng
và rất nghèo dinh dưỡng (oligotrophic). Tuy nhiên, tại các “cột khói đen”
(“black smoker”) trong vùng biển sâu thì nhiệt độ lại rất cao (270-380oC) và
chất dinh dưỡng rất dồi dào. Vì thế tại vùng biển sâu có hai nhóm vi sinh vật ưa
áp suất nước (barophiles) sinh trưởng: một nhóm gồm các vi khuẩn ưa lạnh –
ưa áp suất hoặc cực kì ưa áp suất [psychophilic (extreme) barophilic bacteria],
và một nhóm gồm các cổ khuẩn cực kì ưa nhiệt – ưa áp suất
(hyperthermobarophilic archaea). Nhóm đầu chủ yếu gồm 5 chi của γ-
proteobacteria: Photobacterium, Shewanella, Colwenia, Moritella, và một
nhóm mới chứa chủng CNPT3, cũng như chủng DSK25 thuộc chi Bacillus.
Trong nhóm thứ hai thì có Pyrococcus spp
• Các cổ khuẩn sinh metan (methanogenic Archaea, methanogens) là một nhóm
ưa cực trị đặc biệt bởi sự đa dạng về các điều kiện cực trị mà các thành viên của
nhóm thích ứng với:
• Một số sống ở nhiệt độ gần độ không của Nam Cực, như Methanococcoides
burtonii và Methanogenium frigidum, còn số khác thì sống ở 110oC trong các
giếng thủy nhiệt (hydrothermal vents) ở đáy đại dương, như Methanopyrus
kandleri, Methanothermus fervidus, Methanoremus sociabilis, Methanococcus
jannaschii, và Methanococcus igneus.
• Phạm vi rộng về độ muối, từ nước ngọt đến nước biển bão hòa muối.
Methanohalobium evestigatum được phân lập từ một thảm vi sinh vật ở Hồ
Sivash và sinh trưởng ở pH trung tính, độ mặn cao (2,6 – 5,1 M)
• Phạm vi pH rộng, từ kiềm đến axit: Methanosalsus zhilinaeae thì ưa kiềm (pH
8,2 – 10,3), còn Methanosarcina sp. thì ưa axit (pH 4 – 5).
• Các vi sinh vật dinh dưỡng ít (oligotrophs) được hiểu là những vi sinh vật sinh
trưởng trong một môi trường nghèo dinh dưỡng (chứa 0,2 – 16,8 mg cacbon
hữu cơ hòa tan/L). Vi khuẩn siêu hiển vi (ultramicrobacterium) dinh dưỡng ít
Sphingomonas sp.,chủng RB2256, là một trong số đó, được phân lập từ vịnh
Resurrestion, Alaska.
• Deinococcus radiodurans là một vi khuẩn đề kháng bức xạ, nó có thể sống sót
ở nhiệt độ chiếu xạ đủ giết chết hầu hết các loại bào tử là 3 000 000 rad (trong
khi liều gây chết với người là 500 rad). Vi khuẩn này được phân lập lần đầu
năm 1956 từ hộp thịt đã chiếu xạ bằng tia γ. Sau đó, các loài Deinococcus đã
được tìm thấy trong bụi, trong thịt chế biến, trong dụng cụ y tế, vải, thực phẩm
khô, phân động vật. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa biết rõ nơi sống tự nhiên của vi
khuẩn này.

5/261
• Một số vi sinh vật ưa các điều kiện cực trị khác như tính độc của dung môi hữu
cơ, của hydrocacbon, của kim loại nặng: Vi khuẩn Rhodococcus sp. có thể sinh
trưởng trên benzene như nguồn cacbon duy nhất
• Các cổ khuẩn ưa mặn, nấm Xeromyces bisporus, và các vi sinh vật sống trong
đá (endolithic microorganisms) được coi là nhóm ưa khô hạn (xerophiles) hoặc
chịu được khô hạn (xerotolerants).

Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên

Vật chất trong tự nhiên luôn tuần hoàn: chuyển từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ và
ngược lại. Trong quá trình tuần hoàn ấy, các cơ thể sống được chia thành ba nhóm tùy
theo vai trò của chúng:

• Toàn bộ cây xanh và các vi sinh vật quang dưỡng tổng hợp các chất hữu cơ từ
cacbondioxit nhờ sử dụng năng lượng mặt trời, nên được gọi là sinh vật sản
xuất
• Toàn bộ động vật thì sử dụng phần lớn sinh khối sơ cấp vào việc tạo ra năng
lượng và một phần nhỏ vào việc tổng hợp sinh khối của chúng, nên được gọi là
sinh vật tiêu thụ
• Nấm và vi khuẩn có vai trò tích cực trong sự phân hủy chất hữu cơ của mọi
động vật, thực vật thành chất vô cơ (sự vô cơ hóa hay sự khoáng hóa,
mineralization), do đó được gọi là sinh vật phân hủy. Nấm thì đóng vai trò này
trong môi trường đất, còn vi khuẩn thì trong cả môi trường đất và môi trường
nước.

Như vậy, các cơ thể sống tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên bằng cách
làm cho vật chất ấy tuần hoàn từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ và ngược lại, thong qua
các phản ứng khử và phản ứng oxi hóa. Các phản ứng khử và oxi hóa do các cơ thể
sống thực hiện ấy cùng các quá trình không sinh học dẫn đến chu trình sinh địa hóa
(biogeochemical cycles) là sự tuần hoàn của toàn bộ các nguyên tố trong nội bộ một
phần hoặc giữa các phần của hệ sinh thái khổng lồ của chúng ta (trái đất), gồm khí
quyển, thủy quyển, thạch quyển, và sinh quyển.

Vai trò của vi sinh vật trong đời sống và sản xuất của con người

Chính nhờ sự vô cơ hóa chất hữu cơ mà các nguyên tố trong chất hữu cơ được trở về
dạng vô cơ để trả về cho khí quyển và cho đất hay nước, do đó, sự sống không bị ngừng
trệ: nhiều khí vô cơ được trả về khí quyển, trong đó CO2 được dung cho cây xanh thực
hiện quang hợp, nhiều chất vô sơ được trả về đất và nước trong đó các muối của N,P,S
được cơ thể sống hấp thụ để tổng hợp trở lại các chất hữu cơ.

Cũng chính bằng sự vô cơ hóa mà vi sinh vật tham gia vào sự tự làm sạch các tghuyr
vực bị ô nhiễm hữu cơ ở mức vừa phải, cũng như tham gia vào sự phân hủy xác sinh

6/261
vật và chất hữu cơ vẫn xảy ra tự nhiên trong đất, làm cho mặt đất chúng ta đang sống
nói chung không bị ngập tràn trong xác động vật thực vật thậm chí không còn chỗ cho
chúng ta sống. Mặt khác, sự vô cơ hóa nhờ vi sinh vật là cơ sở của hầu hết các quá trình
xử lý sinh học (bioremediations) đối với các môi trường nước và đất.

Trong chương 4 chúng ta sẽ xem xét sự tuần hoàn của các nguyên tố quan trọng hàng
đầu đối với sự sống: C, N, P, S, Fe, và Mn.

7/261
Cấu trúc và chức năng của tế bào Procaryot
Mở đầu

Như chúng ta biết, tế bào của mọi cơ thể sống đều thuộc một trong hai loại: tế bào chưa
có nhân điển hình, hay tế bào procaryot (procaryotic cells), và tế bào có nhân điển hình,
hay tế bào eucaryot (eucaryotic cells).

Thuộc về các cơ thể procaryot có vi khuẩn (bacteria) tức vi khuẩn thật (eubacteria) và vi
khuẩn cổ (archeobacteria hay archaea). Còn thuộc về các cơ thể eucaryot có tảo, nấm,
động vật nguyên sinh, tất cả thực vật và mọi động vật. Như vậy khái niệm “vi sinh vât”
chỉ hàm ý là những cơ thể có kích thước hiển vi chứ khong hàm ý gì vể mặt phân loại,
hoặc về hệ thống học vốn dựa trên cơ sở cấu trúc và chức năng của tế báo. Vi sinh vật
bao gồm các cơ thể thuộc cả hai nhóm, procaryot và eucaryot.

Sự khác nhau rõ ràng nhất giữa chúng là ở chỗ các tế bào procaryot có hình thái đơn
giản hơn nhiều so với eucaryot và không có một nhân thật sự - tức nhân được bao quanh
bởi một màng nhân; trái lại, tế bào eucaryot thường lớn hơn, phức tạp hơn về hình thái,
và nhất là có nhân được bao quanh bởi màng nhân.

Ngoài ra còn hàng loạt sự khác biệt nữa giữa hai loại tế bào, được nêu trong bảng 1.

Bảng 1. So sánh các tế bào procaryot và eucaryot

Đặc tính Tế bào procaryot Tế bào eucaryot


- Tổ chức của vật chất di
truyền
* Nhân thật sự (có màng
Không có Có
bao quanh)
* AND phức tạp, liên kết
Không có Có
với histon

* Số lượng nhiễm sắc thể 1a >1

* Các intron trong các gen Hiếm Phổ biến


* Nucleolus(plasmosom) Không có Có
* Sự phân bào gián phân Không xảy ra Có xảy ra

8/261
Truyền một phần
Thông qua giảm phân và sự kết
- Tái tổ hợp di truyền AND, theo một
hợp các giao tử
hướng
- Các ti thể Không có Có
- Các hạt lục lạp Không có Có

- Màng sinh chất chứa sterol Thường không có b Có

Kích thước dưới Kích thước hiển vi, có màng,


- Tiên mao hiển vi, câu tạo bằng thường gồm 20 vi quản xắp xếp
một sợi theo kiểu 9 + 2
- L ưới nội chất Không có Có
- Bộ máy Golgi Không có Có
Thường phức tạo về
hoá học, chứa Đơn giản hơn về hoá học và
- Thành tế bào
không chứa peptidoglican
peptidoglican e
- Những khác biện trong
các c ơ quan tử đơn giản
hơn
* Các ribosom 70S 80S
* Các lysosom và
Không có Có
peroxisom
Không có hoặc
* Các vi quản Có
Hiếm
* Bộ khung tế bào Có thể không có Có
Ở mức cao, thành mô và các cơ
- Sự biệt hoá Ở mức chưa cao
quan
-Một trong các chức
năng:N2 ->N hữu cơ, NO3 - Có ở một số loài Không có
> N2, sinh metan
- Khả năng dùng chất vô cơ
làm nguồn năng lượng duy Có ở một số loài Không có
nhất

a. Có thể có thêm thông tin di truyền trên các plasmit.

9/261
b. Chỉ có các Mycoplasma và các vi khuẩn dinh dưỡng metan (Methanotrophs) có chứa
các sterol. Các Mycoplasma không thể tổng hợp các sterol và đòi hỏi được cung cấp.
Nhiều procaryot chứa các hopanoit.

c. Các Mycoplasma và Archaea không có thành tế bào chứa peptidoglican.

Qua bảng 1 và hình 1 có thể khái quát hoá sự khác nhau và giống nhau giữa hai loại tế
bào ấy như sau:

- Các tế bào procaryot không có nhân điển hình được bao bọc bởi màng nhân, còn các
tế bào eucaryot thì có. Đây là sự khác nhau quan trọng nhất.

- Hầu hết các tế bào procaryot nhỏ hơn và đơn giản hơn cả về cấu trúc lẫn chức năng so
với loại tế bào kia. Chúng nhỏ bằng khoảng các ty thể hoặc các lạp thể của eucaryot.

Sự đơn giản về cấu trúc của các procaryot thể hiện ở chỗ chúng không có nhiều cơ quan
tử có màng bao quanh, còn sự đơn giản về chức năng thể hiện ở chỗ không có hai cơ chế
phân bào gián phân và giảm phân, đơn giản về tổ chức của vật liệu di truyền, thiếu vắng
nhiều quá trình phức tạp vẫn diễn ra ở các tế bào eucaryot.

Hình 1. Sơ đồ một tế bào procaryot (a) và eucaryot (b)

a) Sơ đồ lát cắt dọc của một tế bào vi khuẩn. Cm: màng sinh chất, Cp: sinh chất, Ge:
tiên mao, Gly: hạt glycogen, Ka; vỏ bọc, Li: Các giọt lipit, N: nucleus, PHB: axit poly-
β-hydroxybutyric, Pi: pili, Pl: plasmit, Po: các hạt polyphotphat, Rd: các ribosom và
polysom, S: Các giọt lưu huỳnh, Zw: thành tế bào.

b) Sơ đồ lát cắt dọc của một tế bào thực vật. Chl: Các lạp thể, Cm: màng sinh chất, Cp:
sinh chất, Di: thể lưới (dictyosom), ER: lưới nội chất, Ex: bóng tiết (exocytose); Li: các
giọt lipit, Mi: ti thể, Mt: các vi quản, N: nucleus hoặc nhân, Rb: các ribosom, Tü: lỗ nhỏ
trên thành tế bào, V: các không bào, Zw: thành tế bào.

Tuy nhiên sự giống nhau, sự thống nhất về sinh hoá ở mức độ phân tử giữa hai loại tế
bào cũng rất hiển nhiên:

- Chúng được tạo thành từ những hợp phàn sinh hoá giống nhau.

- Mã di chuyển của chúng là giống nhau, trừ một vài loại lệ.

- Sự biểu hiện các thông tin di truyền chứa trong ADN của chúng cũng giống nhau.

- Các nguyên lý của trao đổi và các con đường trao đổi chất quan trọng của chúng là
giống nhau.

10/261
- Do vậy, bên dưới sự khác nhau sâu sắc, rõ rệt về cấu trúc và chức năng của hai loại tế
bào, chúng ta vẫn nhìn thấy sự thống nhất thậm chí còn sâu sắc, cơ bản hơn, giữa chúng:
đó là sự nhất quán ở mức độ phân tử, sự nhất quán này là cơ sở cho mọi quá trình sống
trên hành tinh này.

Trong thực tiễn, khái niệm procaryot được dùng theo nghĩa chung, bao gồm cả vi
khuẩn thật (eubacteria) và vi khuẩn cổ (archeobacteria hay archea); khái niệm vi khuẩn
(bacteria) thường để chỉ vi khuẩn thật.

Khái quát về cấu trúc của tế bào procaryot

Kích thước, hình dạng và sự sắp xếp các tế bào

Có một quan niệm phổ biến cho rằng những cơ thể nhỏ và đơn giản như procaryot thì
khá đơn điệu về hình dạng và kích thước. Điều đó chỉ là một mặt của vấn đề. Mặt thứ
hai là, chúng cũng khá đa dạng về hình thái và kích thước, do sự khác nhau về bản chất
di truyền và cả do điều kiện sinh thái nữa (hình 2, 3, 4, 5).

Về hình dạng, có hai nhóm chính là vi khuẩn hình cầu, hay cầu khuẩn (coccus, cocci) và
vi khuẩn hình que hay trực khuẩn (rocl, bacillus, bacilli).

Các cầu khuẩn thì khác nhau về sự sắp xếp các tế bào như sau:

- Song cầu khuẩn (diplococcus, diplococci) là những cầu khuẩn mà khi phân chia chúng
không rời nhau, do đó tạo thành một cặp tế bào (Neisseria, hình 5).

- Liên cầu khuẩn (streptococcus, streptococci) là những cầu khuẩn mà sau nhiều lần
phân chia trên cùng một mặt phẳng các tế bào không tách ròi nhau. Đó là trường hợp
của các chi Streptococcus, Enterococcus, và Lactococcus (hình 2b).

- Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus, Staphylococci) là những cầu khuẩn phân chia theo
những mặt phẳng bất kỳ do đó tạo thành những chùm tế bào giống như chùm nho
(Staphylococcus, hình 2a).

- Vi cầu khuẩn (micrococcus, micrococci), thì thường phân bào trong hai mặt phẳng để
tạo thành các khối vuông gồm bốn tế bào (micrococus).

- Ở chi Sarcina, các cầu khuẩn phân chia tế bào trong ba mặt phẳng, do đó tạo thành
nhóm hình khối gồm tám tế bào.

Các trực khuẩn thì khác nhau về một vài đặc điểm:

- Tỷ lệ giữa chiều dài với chiều rộng: có những trực khuẩn ngắn đến mức trông gần
giống cầu khuẩn, nên có thể gọi là cầu - trực khuẩn (côccbacilli).

11/261
- Hình dạng của đầu mút tế bào: phẳng, cong, hình đầu điếu xì gà, đầu xẻ đôi.

- Sự sắp xếp tế bào: nhiều trực khuẩn có tế bào đứng riêng rẽ, một số khác thì xếp tế bào
thành chuỗi. Bacillus megaterium có tế bào to và xếp chuỗi dài (hình 2c).

- Dạng cong của tế bào: một số ít trực khuẩn có dạng cong như dấu phẩy hoặc như một
vòng xoắn không hoàn toàn, đó là trường hợp của chi Vibrio (hình 2e).

Sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn còn thể hiện ở các trường hợp sau đây:

- Xạ khuẩn (Actinomycetes) rất thường tạo những sợi dài – filaments, micelia (hình 3a).

- Nhiều vi khuẩn có dạng giống những trực khuẩn dài xoắn lại, được gọi là các xoắn
khuẩn (Spirillum) nếu chúng là rắn chắc, và gọi là xoắn thể (Spirochetes) nếu chúng là
mềm dẻo (hình 2d, 3c, 4a, 4b).

- Hypomicrobium có dạng oval đến dạng quả lê (hình 3d) thì tạo thành một chồi ở đầu
nút của một sợi dài.

- Có những vi khuẩn khác thì tạo thành những cuống không sống, như Gallionella chẳng
hạn (hình 3f).

- Một số ít vi khuẩn có dạng dẹt, ví dụ những khuẩn dẹt sống trong các hồ muối, do
Anthony E.Walsby phát hiện (hình 3e). Chúng sống như những hộp dẹt hình vuông tới
chữ nhật, kích thước 2 x 2-4μm, dầy chỉ có 0,25 μm.

- Cuối cùng, có những vi khuẩn có hình dạng không cố định, hay không có hình dạng
đặc trưng (hình 3b). Bọn này được gọi là có tính đa hình (pleomorphic), thậm chí mặc
dù chúng có thể, giống như Corynebacterrim, thường có dạng giống trực khuẩn.

Về kích thước, vi khuẩn cũng rất khác nhau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, có thể kể:

- Nhỏ nhất và mới được biết đến gần đây nhất, là các “vi khuẩn cỡ nano” (nanobacteria)
hay còn gọi là các vi khuẩn siêu nhỏ, có đường kính từ 0,2 μn đến dưới 0,05μm. Một số
chủng đã được nuôi cấy thành công, còn hầu hết chúng chỉ là những vật thể giống như
vi khuẩn và có kích thước hiển vi mà thôi. Người ta từng quan niệm rằng tế bào chỉ có
thể nhỏ đến mức có đường kính 0,14 μm – 0,20 μm, nhưng gần đây người ta đã phát
hiện thấy nhiều vi khuẩn nano còn nhỏ hơn thế. Một số nhà vi sinh vật học cho rằng các
vi khuẩn nano là những vật thể nhân tạo. Dĩ nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để
làm sáng tỏ ý nghĩa của những dạng sống này.

- Vi khuẩn có kích thước quen thuộc là Escherichia coli, với kích thước trung bình là 1,1
– 1,5 μm chiều rộng x 2,0 – 6,0 μm chiều dài.

12/261
- Một số ít vi khuẩn thì khá to, ví dụ một số xoắn thể đôi khi dài tới 500μm (nửa
milimet!) và một vi khuẩn lam – Oscillatorria – có đường kính tới 7 μm (tương đương
hồng cầu của máu).

- Một vi khuẩn khổng lồ, Epulopiscium fishelsoni, sống trong ruột của một loài cá, thì
có kích thước tới 600 x 80 μm, nghĩa là xấp xỉ một dấu gạch nối! (hình 6a). Gần đây
hơn, đã phát hiện một vi khuẩn còn to hơn thế, sóng trong tầng lắng đọng của đại dương,
có tên gọi là Thiomargarita namibiensis, với đường kính 100 – 700 μm (hình 6b). Như
vậy một số ít vi khuẩn còn lớn hơn cả một tế bào eucaryot trung bình (một tế bào thực
vật hay động vật điển hình có đường kính từ 10 đến 50 μm).

Sự tổ chức của tế bào procaryot

Các tế bào procaryot có các cấu trúc rất khác nhau. Những chức năng chủ yếu của chúng
được tóm tắt trong bảng 2 và được minh hoạ một phần ở hình 7. Không phải mọi cấu
trúc đều có mặt ở mỗi chi vi khuẩn. Ngoài ra, các tế bào gram âm và gram dương cũng
khác nhau về thành tế bào. Tuy vậy, các té bào procarryot vẫn có những đặc tính chung
về cấu trúc cơ bản và về các hợp phần quan trọng nhất.

Bảng 2. Chức năng của các cấu trúc ở tế bào procaryot


Cấu trúc Chức năng mặt

1.
* Nơi chứa vật liệu di truyền (ADN) a
Nucleoit
* Hàng rào thấm chọn lọc* Ranh giới cơ học của tế bào* Vận chuyển
2. Màng chất dinh dưỡng và chất thải* Nơi diễn ra nhiều quá trình trao đổi
a
sinh chất chất (hô hấp, quang hợp)* Phát hiện các tín hiệu môi trường đối với
hoá ứng động (chemotaxis)
3. Thành * Tạo hình thể tế bào.* Tránh cho tế bào khỏi bị tan trong môi trường
c
tế bào loãng.
4.
* Tổng hợp protein a
Ribosom
5.
* Chứa các enzym thuỷ phân* Liên kết các protein cho sự thu nhận
Khoang b
và chế biến chất dinh dưỡng
chu chất
6. Tiên
* Cơ quan di động của tế bào b
mao

13/261
7. Tiêm
mao * Cơ quan bám.* Cơ quan ghép đôi. b
(tua)
8.
Không * Phao làm nổi tế bào trong các môi trường nước b
bào khí
9. Vỏ
bọc và * Để kháng sự thực bào.* Bám vào các bề mặt. b
lớp nhày
10. Các
thể ẩn * Dự trữ nguồn cacbon, nguồn photpho và các chất khác b
nhập
11. Nội
* Dạng đề kháng để sống sót qua các điều kiện khắc nghiệt b
bào tử

Các tế bào procarryot là đơn giản hơn nhiều so với các tế báo eucaryot. Điều này sẽ
dược thấy rõ hơn sau khi tìm hiểu về tế bào eucaryot trong chuyên đề tiếp theo (chuyên
đề “Cấu trúc và chức năng của tế bào eucaryot”).

Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? NHỮNG VI KHUẨN KÌ DỊ

Với những vi sinh vật thường gặp xung quanh, chúng ta thường nghĩ rằng các tế bào
procaryot, tức vi khuẩn, là nhỏ hơn các vi sinh vật eucaryot (ví dụ nấm men tảo). Chúng
ta cũng đã biết rằng các tế bào procaryot sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với hầu hết tế
bào eucaryot và ở chúng không có những hệ thống vận chuyển phức tạp có dạng bọng
hay túi như ở eucaryot (đọc thêm về tế bào eucaryot). Chúng ta cũng thừa nhận rằng
chúng phải nhỏ bé, một phần bởi vì sự khuyếch tán chất dinh dưỡng vào tế bào là chậm,
phần khác vì có như thế thì tỉ lệ diện tích bề mặt/ khối lượng mới cao.

Thế rồi, những quan niệm ấy bắt đầu lung lay, khi một vi sinh vật khổng lồ hình điếu xì
gà, được phát hiện trong ruột của một loài cá ở Biển Đỏ (Acanthurus nigrofuscus): năm
1985, trong công bố của mình về phát triển nói trên, các tác giả Fishelson, Montgomery
và Myrberg cho rằng đó là một sinh vật thuộc giới Protista. Sau đó vào năm 1993,
bằng cách so sánh trình tự ARNr để nhận dạng vi sinh vật nói trên, mà ngày nay có
tên gọi Epulopiscium fishelssoni, Esther Angert, Kendall Clemens và Norman Pace đã
cho biết rằng vi sinh vật này là một procaryot có quan hệ với chi vi khuẩn gram dương
Clostridium.

Khi ấy người ta thấy bất ngờ về kích thước của E.fishelsoni (từ chữ Latin epulum - bữa
tiệc, và piscium - cá): 80 x 60μm, thông thường dài 200 đến 500μm (hình b). Như vậy
vi khuẩn này có khối lượng gấp một triệu lần so với Escherrichia coli! Mặc dầu kích

14/261
thước khổng lồ như vậy, nó vẫn có cấu trúc tế bào kiểu procaryot. Nó di động với tốc
độ khoảng hai lần chiều dài cơ thể/ 1 giây (khoảng 2,4cm/phút) nhờ cá tiên mao kiểu
vi khuẩn phủ khắp bề mặt tế bào. Khối sinh chất của nó chứa các nucleoit lớn và nhiều
ribosom như ở một tế bào lớn phải có. Epulopiscium dường như đã vượt quá giới hạn về
kích thước do sự khuếch tán quy định, nhờ có một lớp ngoài là màng tế bào được cuộn
chặt. Điều đó làm tăng bề mặt tế bào và do đó làm tăng cường sự vận chuyển chất dinh
dưỡng.

Epulopiscium có lẽ được lan truyền giữa các vật chủ của nó thông qua sự nhiễm phân cá
và thức ăn của cá. Vi khuẩn này có thể bị loại trừ bằng cách làm cho con cá vật chủ bị
đói trong thời gian vài ngày. Nếu những con cá con chưa bị nhiễm. Đáng chú ý là điều
này không xảy ra ở các con cá trưởng thành.

Tuy vậy vi khuẩn nói trên vẫn chưa phải là to nhất, nó mới chỉ bằng 1% so với vi khuẩn
Thiomargarita namibiensis được Heidi Schulz tìm thấy trong tầng lắng đọng của biển ở
vùng bờ biển Namibia vào năm 1997. Vi khuẩn này có hình cầu, đường kính từ 100μm
đến 750μm, thường tạo thành các chuỗi tế bào, trong các bao nhầy. Một không bào
chiếm tới khoảng 98% tế bào và chứa chất lỏng giàu nitrat; bao quanh không bào này là
một lớp chất nguyên dầy 0,5 μm – 2,0μm chưa đầy các hạt lưu huỳnh. Lớp chất nguyên
sinh này có độ dầy đúng như các hầu hết vi khuẩn và đủ mỏng cho các tốc độ khuyếch
tán vẫn diễn ra ở vi khuẩn. Nitrat được dùng làm chất nhận điện tử đối với quá trình oxy
hoá lưu huỳnh và sản sinh năng lượng.

Như vậy, với sự phát hiện ra hai procaryot khổng lồ nói trên thì quan niệm phân biệt
procarryot với eucaryot dựa theo kích thước tế bào đã không còn đứng vững. Những
proaryot vừa nhắc đến là lớn hơn nhiều so với một tế bào eucaryot bình thường. Ngoài
ra, một số tế bào eucaryot được “phát hiện lại” rằng chúng có kích thước nhỏ hơn so với
người ta thường vẫn tưởng. Ví dụ điển hình là Nanochlorum eukaryotum, có đường kính
chỉ 1- 2 μm. Hiện nay nó được xác định rằng đó là eucaryot thực sự, với một nucleus,
một cloroplasst và một ty thể. Sự hiểu biết của chúng ta về những nhân tố giới hạn kích
thước tế bào procarryot cần phải được xem xét lại. Quan niệm rằng các tế bào lớn là tế
bào eucaryot và nhỏ là procaryot không thể đứng vững được nữa.

Câu hỏi:

1. Sự khác nhau căn bản giữa tế bào procaryot và tế bào eucaryot là gì?
2. Những sự khác nhau giữa chúng?
3. Sự phát triển ra những vi khuẩn lớn hơn tế bào eucaryot bình thường, và những
tế bào eucaryot nhỏ 1 – 2 μm đường kính, nói lên điều gì?
4. Các tế bào Các tế bào procaryot có thể có những hình dạng đặc trưng nào, kích
thước của chúng ra sao.
5. Chúng có thể tụ tập với nhau theo những cách nào?
6. Vẽ sơ đồ một tế bào vi khuẩn và ghi chú những cấu trúc quan trọng của nó.

15/261
Các màng của tế bào procaryot

Đại cương

Mọi cơ thể sống đều nhất thiết phải có các màng. Các tế bào phải tương tác theo một
cách nào đấy với môi trường của chúng, đó có thể là môi trường bên trong của các cơ
thể đa bào, hoặc môi trường bên ngoài thay đổi nhiều hơn và nhiều rủi ro hơn. Các tế
bào không những phải có khả năng thu nạp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải, mà
còn phải duy trì mọi thành phần nội bào ở trạng thái ổn định và có tổ chức cao để tôn
tại trước những thay đổi ở bên ngoài. Màng sinh chất (plasma membrane) bao bọc chất
nguyên sinh, ở cả tế bào procaryot và tế bào eucaryot. Tế bào tiếp xúc với môi trường
chủ yếu tại đây và như vậy màng này chịu trách nhiệm về nhiều mối quan hệ với thế
giới bên ngoài. Để hiểu chức năng của màng thì cần phải biết cấu trúc của nó, nhất là
cấu trúc của màng sinh chất.

Màng sinh chất

Trong các màng bao giờ cũng có nhiều loại protein và nhiều loại lipit, với tỷ lệ rất khác
nhau giữa các loài. Nếu so với các màng ở eucaryot thì màng sinh chất của vi khuẩn
thường chứa nhiều protein hơn, có lẽ vì chúng thực hiện nhiều chức năng mà màng các
cơ quan tử của tế bào eucaryot thực hiện.

Hầu hết các lipit nào liên kết vớimàng thì có cấu trúc bất đối xứng, với một đầu phân
cực và một đầu không phân cực (hình 8) và được gọi là lưỡng cực. Các đầu phân
cực thì tương tác với nước (ưa nước, hydrophilic); các đầu không phân ực (kỵ nước,
hydrophobic) thì không tan trong nước và có xu thế kết hợp với một đầu kỵ nước khác.
Đặc tính này của các lipit làm cho chúng có khả năng tạo thành một loép kép ở trong
các màng. Các bề mặt ngoài có tính ưa nước, còn các đầu kị nước thì được giấu vào bên
trong, cách ly với nước ở xung quanh. Trong số các lipit lưỡng cực như vậy có rất nhiều
phospholipit (hình 8).

Thành phần lipit của các màng vi khuẩn thay đổi theo nhiệt độ duy trì được trang thái
lỏng của mình trong quá trình sinh trưởng. Ví dụ, những vi khuẩn sinh trưởng ở các
nhiệt độ thấp thì phải chứa các axit béo có điểm nóng chảy thấp trong photpholipit ở
màng của chúng.

Các màng của vi khuẩn thường khác với các màng của eucaryot ở chỗ chúng không
chứa các sterol, như cholesterol chẳng hạn (hình 9a). Tuy nhiên, nhiều loại màng của
vi khuẩn chứa các phân tử với các cấu trúc giống sterol nhưng có 5 vòng, được gọi là
các hopanoit (hình 9b) và trong các hệ sinh thái thì có một lượng khổng lồ các chất này.
Các tính toán cho biết rằng tổng lượng các hopanoit trong các tầng lắng đọng ở mọi
thuỷ vực là khoảng 1011-12 tấn, xấp xỉ tổng lượng cacbon hữu cơ trong tất cả các cơ thể
sống (1012 tấn). Có bằng chứng cho thấy rằng các hopanoit đã góp phần đáng kể vào sự

16/261
hình thành dầu mỏ. Các hopanoit được tổng hợp từ cùng những tiền chất của các steroit.
Giống như các steroit ở eucaryot, các hopaniot có lẽ làm ổn định màng vi khuẩn – các
lipit của màng dược sắp xếp thành hai lớp phân tử có các đầu kị nước đối diện nhau
(hình 10)

So với các màng của eucaryot thì các màng của procaryot có hai lớp lipit tương đối đồng
đều nhau. Ở eucaryot các lipit ở lớp đơn phía ngoài khác với các lớp đơn phía trong. Mặc
dù hầu hết các lipit trong các lớp đơn hỗn hợp nhau một cách tự do, nhưng vẫn có những
tiểu vùng khác nhau về thành phần lipit và protein. Ví dụ có những mảng lipit nào đó
giàu cholesterol và có những lipit chứa nhiều axit béo bão hoà, như một số sphingolipit
chẳng hạn. Các mảng lipit trùm ngang lớp lipit kép của màng và các lipit trong các lớp
đơn liền kề tương tác với chúng. Những mảng lipit này có lẽ tham gia vào rất nhiều quá
trình của tế bào, chẳng hạn sự di động, sự truyền tín hiệu. Các mảng này cũng có thể
liên quan đến sự xâm nhập và sự lắp ghép của một số virut.

Đặc biệt, các màng của nhiều vi khuẩn cổ khác với màng vi khuẩn thật ở chỗ có lớp đơn
chứa các phân tử lipit chiếm hầu như toàn bộ bề dày của màng, thay vì lớp kép.

Các màng tế bào là những cấu trúc rất mỏng, chỉ dày khoảng 5-10mm và chỉ có thể được
nhièn thấy dưới kính hiển vi điện tử. Bằng các kỹ thuật hiện đại, người ta thấy rằng
nhiều loại màng, trong đó có màng sinh chất, có cấu tạo bên trong phức tạp. Những hạt
hình cầu nhỏ nhìn thấy trong các màng này có lẽ là những protein của màng, chúng nằm
ở giữa lớp lipit kép của màng (hình 11).

Mô hình cấu trúc màng được thừa nhận rộng rãi nhất là mô hình khảm lỏng của
S.Jonathan Singer và Garth Nicholson (hình 10). Theo mô hình này thì có hai loại
protein của màng. Các protein phụ thì gắn lỏng lẻo với màng và có thể dễ dàng bị loại
bỏ. Chúng tan trong các dung dịch nước và chiếm 20 – 30% tổng lượng protein của
màng. Phần còn lại, 70-80%, là các protein thiết yếu của màng. Chúng không dễ dàng
được tách chiết khấu và không tan trong các dung dịch nước.

Các protein thiết yếu, giống như các lipit của màng, có tính lưỡng cực: những vùng kị
nước của chúng được vùi vào trong lớp lipit kép, còn những phần ưa nước thì nhô ra
khỏi mặt bề mặt của màng (hình 10). Một số protein này thậm chí rất lớn, nằm xuyên
qua toàn bộ bề dày của lớp lipit kép. Các protein thiết yếu có thể dịch chuyển một chút
so với bề mặt màng nhưng không thể quay lộn đầu đuôi hoặc xoay quanh trục của nó, ở
trong lớp lipit.

Ở bề mặt ngoài của các protein trong màng sinh chất cũng thường có những cacbohydrat
đính vào và có lẽ chúng có những chức năng quan trọng nào đó.

Hình ảnh trên đây là về màng tế bào biểu thị một hệ thống bất đối xứng và có tổ chức
cao, cũng như có tính linh động và năng động. Các màng tế bào có cấu trúc và chức

17/261
năng rất khác nhau. Những sai khác này là lớn và có tính đặc trưng đến mức các đặc
điểm của màng có thể được dùng như những đặc điểm về nhận biết vi khuẩn.

Màng sinh chất của các tế bào procaryot phải hoàn thành hàng loạt chức năng như:

• Duy trì khối sinh chất, nhất là ở những tế bào không có thành, và ngăn cách nó
với xung quanh.
• Hoạt động như một hàng rào thấm chọn lọc, nghĩa là chỉ cho phép các ion và
phân tử nào đó đi qua (vào và ra khỏi tế bào). Như vậy nó tránh sự thất thoát
các hợp phần quan trọng của tế bào do sự rò rỉ.
• Tang cường sự vận chuyển một số chất những chất không thể tự vận chuyển
xuyên qua màng. Các hệ thống vận chuyển tích cực này ở trong màng thực hiện
sự hấp thụ chất dinh dưỡng, sự loại bỏ các chất thải, sự tiếp các protein.
• Tại màng diễn ra nhiều quá trình trao đổi chất quan trọng như: hô hấp, quang
hợp, tổng hợp các lipit và các hợp phần của thành tế bào và có lẽ cả một số quy
trình liên quan đến nhiễm sắc thể.
• Chứa những phân tử tiếp nhận đặc biệt, giúp tế bào phát triển và các hoá chất
của môi trường xung quanh để có đáp ứng phù hợp.

Rõ ràng, màng sinh chất là một bộ phận thiết yếu của vi sinh vật.

Để hiểu thêm về màng, có thể đọc thêm các chuyên đề thẩm thấu, sự vận chuyển các
chất qua màng.

Các hệ thống màng ở trong lòng khối sinh chất

Sinh chất của các tế bào procaryot không chứa các quan tử có màng phức tạp kiểu như
ty thể (mitôchndria) hoặc lục lạp (chloroplasts), nhưng vẫn có thể có một vài kiểu cấu
trúc màng.

Kiểu cấu trúc màng phổ biến nhất là mesocom (mesosome). Đó là những phần của màng
tế bào chìm sâu vào trong khối sinh chất, có dạng túi (bọng), ống, hoặc tấm dẹt (hình 12
và 16). Chúng thường có mặt ở vi khuẩn gram dương cũng như có mặt cả ở nhóm gram
âm.

Các mesosom thường được nhìn thấy ở gần vách ngang của các vi khuẩn đang phân chia
và đôi khi có vẻ như chúng dính vào nhiễm sắc thể. Như vậy chún có thể liên quan đến
sự tạo nên thành tế bào trong quá trình phân bào, hoặc chúng có vai trò trong sự sao
chép nhiễm sắc thể và phân phối nhiễm sắc thể bản sao và các tế bào con.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà vi khuẩn học cho rằng các mesosom không phải là những
cấu trúc tự nhiên của tế bào, chúng xuất hiện do sự xử lý hoá học tế bào nhằm soi kính

18/261
hiển vi điện tử. Có lẽ chúng là những phần của màng tế bào có sự khác biệt về hoá học
và bị đứt ra bởi hoá chất dùng để xử lý tế bào.

Một kiểu màng khác, khác hẳn mesosom, cũng tồn tại ở nhiều vi khuẩn (hình 13). Đó
là những màng sinh chất gấp khúc nhiều lân và chiếm một khoảng lớn trong tế bào như
ở nhiều vi khuẩn quang hợp (vi khuẩn lam, vi khuẩn tía), hoặc như ở các vi khuẩn có
cường độ hô hấp mạnh như vi khuẩn nitrat hoá.

Những màng này cũng có thể tụ tập lại thành các bóng hình cầu, bóng dẹt, hoặc các
màng hình ống. Có lẽ nhờ sự gấp nếp này mà màng có được bề mặt rộng lớn để có thể
hoạt động trao đổi chất mạng hơn.

Câu hỏi:

1. Mô tả bằng sơ đồ có ghi chú và bằng lời, mô hình khảm lỏng của màng tế bào.
2. Liệt kê các chức năng của màng sinh chất.
3. Vai trò của lipit của màng đối với đời sống vi khuẩn?
4. So sánh màng tế bào của tế bào procaryot với tế bào eucaryot, của vi khuẩn cổ
với vi khuẩn thật.
5. Hãy nói về các hopanoid.
6. Thảo luận về bản chất, cấu trúc của các chức năng có thể có của mesosom
7. Các cấu trúc nội sing chất khắc của vi khuẩn, không kể mesosom?

Khối chất nguyên sinh

Đại cương

Chất nguyên sinh của tế bào procaryot khá với các tế bào eucaryot ở chỗ không chứa
cac cơ quan tử gắn với màng tế bào.

Khối chất nguyên sinh (cytoplasmic matrix) là khối chất nằm giữa màng sinh chất và
nucleoit; nó chứa nhiều nước (70% khối lượng).

Qua kính hiển vi điện tử, thường thấy chất nguyên sinh chứa các ribosom (ribosomes)
và có tổ chức cao (hình 14). Các protein đặc biệt được sắp xếp ở những vị trí đặc biệt,
ví dụ ở cực của tế bào và tại nơi mà tế bào sẽ phân chia. Như vậy, mặc dù vi khuẩn có
thể không có bộ khung tế bào thực sự, nhưng chúng có một hệ thống tương tự như thế,
có bản chất protein, nằm trong khối chất nguyên sinh và nhờ thế mà tế bào có hình dạng
nhất định.

Màng sinh chất và mọi cấu trúc được bao bọc trong nó hợp thành cái gọi là thể nguyên
sinh (protoplast); như vậy khối chất nguyên sinh chính là phần chủ yếu của protoplast.

19/261
Các thể ẩn nhập (Inclusion Bodies)

Đó là những hạt chất hữu cơ hoặc vô cơ có mặt trong khối chất nguyên sinh, thường
được nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi quang học.

Những hạt này thường được tế bào dùng như những kho dự trữ chất dinh dưỡng hưu cơ,
vô cơ và dự trữ năng lượng, và cũng làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào bằng cách
liên kết các phân tử thành dạng hạt.

Một số loại hạt ẩn nhập không có màng bao bọc mà nằm tự do trong bào chất, đó là:

• Các hạt polyphotphat (polyphosphate).


• Các hạt xyanophyxin (cyanophycin).
• Một số hạt glycogen (glycogen).

Một số loại hạt ẩn nhập khác thì có màng bao quanh, màng này dầy khoảng 2-4mm, là
màng đơn và không phải là màng kép đỉnh hình. Các ví dụ là:

• Các hạt poly-β-hydroxybutyrat (hydroxybutyrate).


• Một số hạt glycogen.
• Một số hạt lưu huỳnh
• Những cacboxysom (carboxysomes).
• Các không bào khí.

Màng của các thể ẩn nhập có thành phần hoá học khác nhau: một số có bản chất protein,
một số khác chứa lipit.

Như trên đã nói, các thể ẩn nhập được dùng để dự trữ dinh dưỡng và năng lượng,
nên số lượng của chúng thay đổi theo trạng thái dinh dưỡng của tế bào. Ví dụ các
hạt polyphotphat sẽ cạn kiệt nếu tế bào sống ở các môi trường nước ngọt vốn nghèo
photphat.

Dưới đây đề cập tóm tắt một số thể ẩn nhập quan trọng.

• Các hạt glycogen và các hạt poly-β-hydroxybutyrat (PHB) là những nguồn dự


trữ cacbon để tế bào sinh ra năng lượng và thực hiện sinh tổng hợp. Nhiều vi
khuẩn cũng dự trữ cacbon dưới dạng các giọt mỡ.
• Glycogen là một polyme (polymer) của các đơn vị glucozơ, đó là những chuỗi
dài được tạo thành bởi các liên kết α (1->6) glycosit (hình 15).

Poly-β-hydroxybutyrat (PHB) gồm những phân tử hydroxybutyrat nối với nhau bằng
các cầu nối este giữa các nhóm cacboxyl của các phân tử liền kề.

20/261
Thông thường thì mỗi loài vi khuẩn chỉ chứa một trong hai loại polyme nói trên, nhưng
các vi khuẩn quang dưỡng thì chứa cả hai.

Các hạt poly-β-hydroxybutyrat có kính 0,2 – 0,7μm dễ nhận biết, được nhuộm màu bằng
thuốc nhuộm Sudan đen để quan sát dưới kính hiển vi quang học, chúng cũng dễ nhìn
thấy dưới kính hiển vi điện tử (hình 16).

So với PHB, glycogen được bố tản mát hơn trong khối chất nguyên sinh, dưới dạng các
hạt nhỏ các đường kính 20 – 100mm và thường chỉ được nhìn thấy qua kính hiển vi điện
tử. Nếu các tế bào chứa nhiều glycogen thì phép nhuộm bằng dung dịch iodin sẽ làm
cho chúng bắt màu nâu - đỏ.

- Các hạt xyanophyxin là dự trữ nitơ ở vi khuẩn lam (hình 18a) được cấu tạo từ các
polypeptit lớn chứa những lượng gần bằng nhau của arginin và axit aspartic. Các hạt này
thường đủ lớn để nhìn thấy qua kính hiển vi quang học.

- Cacboxysom là những hạt dự trữ về enzym ribulozơ 1,5 – biphotphat cacboxylazơ


(ribulose –1,5 – biphosphat carboxylase) và có thể là một vị trí của sự cố định CO2.
Chúng có mặt ở nhiều vi khuẩn lam, nhiều vi khuẩn nitrat hoá, và nhiều Thiobacillus.
Các hạt này là những khối đa diện có đường kính khoảng 100m.

- Các không bào khí, một loại thể ẩn nhập hữu cơ đáng chú ý nhất, có vai trò của những
phao – làm cho tế bào nổi hẳn lên bề mặt hoặc ở gần bề mặt môi trường nước. Các
không bào này có mặt ở nhiều vi khuẩn lam, vi khuẩn quang hợp màu tía và màu lục và
ở một số vi khuẩn ở nước khác – như Halobacterium và Thiothrix.

Vai trò trên đây của các không bào khí được minh hoạ sinh động qua một thự nghiệm
đơn giản mà ẩn tượng sau đây. Các vi khuẩn lam trong một chai nước đầy và nút chặt
vẫn có thể nổi, nhưng nếu đập vỡ nút chai bằng búa chẳng hạn thì chúng chìm ngay
xuống đáy. Việc kiểm tra các vi khuẩn trước và sau thí nghiệm này cho thấy rằng sự
tăng áp suất đột ngột đã làm vỡ các không bào khí, cũng tức là làm vỡ các “phao” của
chúng.

Các không bào khí là một cấu trúc gồm nhiều cấu trúc nhỏ, hình trụ rỗng được gọi là các
bóng khí (hình 17). Các thành của các bóng khí chứa lipit và chỉ bao gồm một protein
nhỏ duy nhất. Các dưới đơn vị của protein này được xếp với nhau để tạo thành một hình
trụ kín, cứng, rỗng và không thấm nước, nhưng các khí của không khí đi qua. Những vi
khuản có không bào khí có thể tự nổi ở độ sâu cần thiết – phù hợp với cường độ ánh
sáng, nồng độ oxy và nồng độ chất dinh dưỡng. Chúng tự chìm xuống bằng cách đơn
giản làm vỡ các bóng khí, còn muốn nổi lên thì cần phải tạo thành các bóng khí mới.

Các thể ẩn nhập vô cơ bao gồm:

21/261
- Các hạt polyphotphat hoặc các hạt volutin (hình 18a), là những dự trữ photphat hoặc
dự trữ năng lượng của nhiều vi khuẩn.

Polyphotphat là một polyme không phân nhánh của các ortophotphat liên kết với nhau
bằng các cầu nối este. Như vậy các hạt volutin là những dự trữ photphat - một hợp phần
quan trọng của các cấu trúc tế bào như các axit nucleic chẳng hạn. Ở một số vi khuẩn,
các hạt volutin còn là dự trữ năng lượng.

Các hạt volutin đôi khi còn có tên là các hạt đổi màu (metachromatic granules): chúng
có màu đỏ hay các màu xanh khác nhau tuỳ theo được nhuộm bằng xanh metylen hay
bằng xanh toluidin, theo thứ tự.

- Các hạt lưu huỳnh, là kho dự trữ lưu huỳnh tạm thừi là một số vi khuẩn (hình 18b). Ví
dụ, vi khuẩn quang hợp màu tía có thể sử sunfua hydro (hydrogen sulfide) làm chất cho
điện tử trong quá trình quang hợp và tích luỹ lưu huỳnh sinh ra, trong khoang chu chất
hoặc trong những giọt nhỏ đặc biệt của sinh chất.

- Thể từ tính (magetosome), là một loại thể ẩn nhập không có chức năng dự trữ mà là
để tự định hướng trong những vùng có từ tính của trái đất. Thể này chỉ có ở một số ít vi
khuẩn (Đọc chuyên mục Bạn có biết? Bạn nghĩ gì?, bài Các nam châm sống). Trong các
thể này có chứa sắc ở dạng quặng sắt từ.

Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? CÁC NAM CHÂM SỐNG

Các vi khuẩn không những có thể đáp ứng với các nhân tố hoá học của môi trường, như
chúng ta đã biết, mà còn đáp ứng với các nhân tố khác nữa. Một ví dụ hấp dẫn các vi
khuẩn nước có đáp ứng với từ tính (aquatic magnetotactic bacteria), chúng có khả năng
tự định hướng trong vùng có từ trường của trái đất. Hầu hết những vi khuẩn này có
chứa những chuỗi nội bào của các hạt có từ tính (Fe3O4) hay còn gọi là các thể từ tính
(magnetosomes), với đường kính khoảng 40 – 100mm (hình 19a,b); những vi khuẩn này
cũng thường được bao bọc bởi một màng ngoài (hình 19a).

Một số loài khác, sống trong môi trường có lưu huỳnh, thì có các thể từ tính có bản chất
là greigit (greigite, Fe3S4) và pyrit (pyrite, FeS2).

Vì rằng mỗi hạt quặng sắt nói trên là một nam châm nhỏ xíu nên trên các vi khuẩn ở bắc
bán cầu thì dùng chuỗi thể từ tính của mình để xác định hướng bắc và hướng đáy của
thuỷ vực, để bơi xuống sâu tới tầng lắng đọng giàu dinh dưỡng hoặc tự định vị ở độ sâu
tối ưu trong các môi trường nước ngọt và nước biển. Các vi khuẩn có đáp ứng từ tính ở
nam bán cầu nói chung cũng xác định nam và hướng dấy theo cách như vậy.

Điều thú vị là các thể từ tính cũng có mặt ở não của chim, cá ngừ California, cá heo, rùa
xanh và động vật khác, có lẽ giúp vào chuyển động bay hơi của chúng. Như vậy, động

22/261
vật cũng có nhiều tập tính giống với của vi khuẩn và những sự giống nhau này là nhiều
hơn những gì chúng tưởng tượng trước đậy.

Các ribosom (Ribosomes)

Đó là những cơ quan tử làm nhiệm vụ tổng hợp protein. Chính tại đây thông tin vốn
được mã hoá trong ARN thông tin (mRNA) được dịch mã thành protein.

Dưới kính hiển vi điện tử có độ phóng đại thấp, các ribosom gắn lỏng lẻo với màng sinh
chất. Các ribosom nằm trong khối chất nguyên sinh thì tổng hợp các protein được giữ
trong tế bào, còn các ribosom gắn với màng chất thì tổng hơp các protein để được đưa
ra bên ngoài tế bào.

Chuỗi polypetit mới được tạo thành thì cuốn (= gấp) khúc lại để có hình dạng cuối cùng
của nó ngay khi được tổng hợp tại ribosom, hoạc không lâu sau khi được tổng hợp
xong. Hình dạng của mỗi protein phụ thuộc vào trìh tự các axit amin của nó. Có những
protein đặc biệt được gọi là chất “chăm sóc” (chaperones), làm nhiệm vụ trợ giúp chuỗi
polytein đặc biệt được gọi là chất “chăm sóc” (chaperones), làm nhiệm vụ trợ giúp chuỗi
polypeptit trong quá trình cuốn khúc để tạo thành các cấu hình riêng của mình. Sự tổng
hợp protein, bao gồm rất nhiều hoạt động của các ribosom và các chaperon thì vượt quá
khuôn khổ của mục này nên không được đề cập ở đây.

Cần lưu ý rằng các ribosom của tế bào pocaryot thì nhỏ hơn của tế bào eucaryot. Chúng
thường được gọi là các ribosom 70S, có kích thước 14-15x20mm, có trọng lượng phân
tử khoảng 2,7 triệu và được hợp thành bởi một tiểu phần 50S và một tiểu phần 30S.
Chữ S trong các con số nói trên biểu thị đơn vị Svedberg. Đó là đơn vị của hệ số lắng,
một đơn vị đo tốc độ lắng trong ly tâm; một hạt càng di chuyển nhanh khi bị ly tâm
thì giá trị Svedberg của nó hay hệ số lắng của nó càng lớn. Hệ số lắng là một hàm số
của trọng lượng phân tử của hạt, hàm số của khối lượng hạt ấy. Các hạt càng nặng và
càng rắn chắc thì thường có trị số Svedberg lớn hơn và lắng nhanh hơn. Các ribosom
trong khối chất nguyên sinh của tế bào eucaryot là những ribosom 80S với đường kính
khoảng 22nm. Mặc dù khác nhau về kích thước, cả ribosom của tế bào procaryot cũng
như eucaryot đều được cấu thành bởi một dưới đơn vị lớn và một dưới đơn vị nhỏ.

Câu hỏi:

1. Mô tả vắn tắt bản chất và chức năng của khối chất nguyên sinh.
2. Hỏi tương tự cho ribosom.
3. Protoplast là gì?
4. Các tế bào procaryot có những loại thể ẩn nhập nào, chức năng của chúng là gì?
5. Không bào khí là gì, liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của nó?

23/261
Nucleoit (Nucleoid)

Thể nhiễm sắc của các tế bào procaryot nằm tại một vùng có hình dạng không cố định
được gọi là nucleoit; tên này đồng nghĩa với: thể nhân (nuclear body), thể chất nhiễm
sắc thể (chromatin body) và vùng nhân (nuclear region).

Có thể coi vùng nhân này tương đương với nhân (thực sự) ở các tế bào eucaryot, nucleus
tức một cơ quan tử có màng bao bọc, trong đó có các thể nhiễm sắc (từ 2 thể trở lên). Sự
khác biệt về cách đóng gói vật liệu di truyền này được coi là sự khác biệt lớn nhất giữa
các tế bào procaryot và eucaryot.

Thông thường, mỗi tế bào procaryot chứa một vòng xoắn kép duy nhất của axit
deoxyribonucleic (ADN), nhưng một số vi khuẩn thì lại có thể nhiễm sắc ở dạng ADN
không đóng vòng kín. Ngoài ra, gần đây người ta còn biết thêm rằng một số vi khuẩn
như Virio cholerae có hơn thể nhiễm sắc.

Mặc dù vẻ ngoài của các nucleoit ở các vi khuẩn là khác nhau tuỳ theo phương pháp cố
định và phương pháp nhuộm, nhưng qua ảnh hiển vi điện tử đều thấy ở chúng có các sợi
(hình 16) và có lẽ chúng đều là ADN.

Ngoài những hình ảnh thông thường của nucleoit qua kính hiển vi quang học sau khi
nhuộm bằng thuốc nhuộm Feulgen đặc hiệu với ADN, còn có thể thấy những hình ảnh
đặc biệt sau đây, thấy qua kính hiển vi quang hoặc hoặc điện tử.

• Có nhiều hơn 1 nucleoit trong mỗi tế bào vi khuẩn, nếu đó là tế bào đang phân
chia sau khi vật liệu di truyền được nhân đôi (hình 20a).
• Nucleoit có những phần nhô ra, chĩa tua tủa ra xung quanh hướng vào khối sinh
chất (hình 20b,c); đó là trường hợp ở những tế bào đang sinh trưởng mạnh. Có
lẽ những phần nhô ra này chứa ADN đang được phiên mã mạnh để tạo thành
ARN thông tin (mRNA).

Nucleoit tiếp xúc với mesosom hoặc với màng sinh chất. Hình ảnh này có được vào
những quan sát tỉ mỉ qua hiển vi điện tử. Người ta cũng quan sát được các màng gắn với
các nucleoit tách rời. Những hiện tượng đó chứng tỏ rằng ADN của vi khuẩn được gắn
với các màng tế bào và rằng các màng tế bào có liên quan đến sự phân chia ADN và các
tế bào con trong quá trình phân bào.

Các nucleoit có thể được tách nguyên vẹn ra khỏi các màng để phân tích thành phần
hoá học. Chúng gồm 60% ADN, 30% ARN và 10% protein, tính theo trọng lượng. Ở
Escherichia coli, một trực khuẩn dài 2 - 6μm mà vẫn nằm gọn trong nucleoit,nghĩa là
ADN ấy phải được cuộn lại rất chặt.

24/261
AND được xoắn chặt (hình 21), có lẽ là mở ARN và các protein của nucleoit (các protein
này khác với các protein thuộc loại histon ở nhân của tế bào eucaryot).

Hình ảnh về một vùng nhân (nucleoit) ở mọi vi khuẩn như trên, bất kể giai đoạn phát
triển hay mức độ phân chia, sẽ khác đi trong hai ngoại lệ sau đây thuộc planctomycetes
(nhóm vi khuẩn nảy chồi).

• Ở chi Pirellula, nucleoit dạng sợi cùng với các hạt giống như ribosom tạo thành
một vùng, pirellulosom (pirellusosome), được bao bởi một màng đơn.
• Ở Gemmata obscuriglobus thì thể nhân được bao bọc bởi một màng kép(hình
22).

Ngoài ta còn chưa rõ những màng này có chức năng gì và hai ngoại lệ vừa kể là phổ
biến đến mức nào.

Các plasmit (Plasmids)

Ở một số vi khuẩn có những phân tử ADN xoắn kép, thường đóng vòng, nằm ngoài thể
nhiễm sắc và thường không gắn với màng sinh chất, đó là các plasmit.

Các plasmit có thể tồn tại và sao chép không phụ thuộc vào thể nhiễm sắc, hoặc có thể
được nhập làm một với thể nhiễm sắc. Dù thế nào đi nữa thì chúng vẫn được truyền cho
các tế bào con (đôi khi một số tế bào con không nhận được plasmit trong quá trình phân
bào).

Các plasmit là không cần thiết đối với sinh trưởng và sinh sản của tế bào chứa nó, mặc
dù chúng có thể mang những gen làm cho tế bào có một ưu thế chọn lọc như:

• Có tính kháng thuốc.


• Có những khả năng mới về trao đổi chất.
• Có tính gây bệnh.
• Có một số đặc tính khác.

Vì các plasmit thường di chuyển từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác nên các đặc tính
như kháng thuốc chẳng hạn có thể lan truyền trong quần thể.

Câu hỏi.

1. Nêu khái niệm về nucleoit.


2. Mô tả bằng lời và bằng hình vẽ, hình ảnh của nucleoit ở hai mức độ: quan sát
qua kính hiển vi quang học và hiển vi điện tử. Qua đó nêu nên sự khác nhau về
nucleoit giữa tế bào bình thường và tế bào sinh trưởng mạnh.
3. Có mối liên quan gì giữa nucleoit với màng tế bào?

25/261
4. Những nucleoit nào là đặc biệt nhất, vì sao?
5. Plasmit là gì, cấu trúc và chức năng của nó?

Thành tế bào procaryot

Đại cương

Thành tế bào là một lớ vừa tương đối cứng, vừa mềm dẻo, co dãn, nằm ngay bên ngoài
màng tế bào, mà bộ khung của nó là peptidoglycan hay còn gọi là murein. Mọi vi khuẩn
đều có thành tế bào, trừ Mycoplasma và một số vi khuẩn cổ (archae bacteria).

Nhờ có thành tế bào mà vi khuẩn có hình dạng cố định, có độ cứng, không bị tan do áp
suất thẩm thấu, không bị tác động của nhiều chất độc. Nhiều vi khuẩn gây bệnh có được
tính gây bệnh là nhờ những hợp phần nào đó trong thành tế bào. Tuy nhiên thành tế bào
cũng là đích tấn công của một số chất kháng sinh, như penexilin chẳng hạn.

Như đã đề cập ở một đoạn trên đây, Mycoplasma là một ngoại lệ, chúng không có thành
tế bào (vì không tổng hợp được tiền chất peptidoglycan). Chính vì vậy chúng không
bị hề hấn gì với penexilin nhưng rất dễ bị tan do sốc thẩm thấu và do tá động của các
chất tẩy rửa. Ngoài ra, cũng do không có thành tế bào, những vi khuẩn này có tính đa
hình: chúng có thể có hình cầu hoặc hình quả lê với đường kính 0,3 – 0,8μm, nhưng
cũng có thể có hình sợi phân nhánh hoặc hình xoắn (hình 23). Một số Mycoplasma, như
M.genitalium chẳng hạn, có một cấu trúc tận cùng đặc biệt, nhô ra từ tế bào và khiến
cho tế bào có hình chai hình quả lê. Cấu trúc này giúp nó bám vào các tế bào eucaryot.

Về phần các vi khuẩn cổ, thành của chúng khác hẳn thành của các procaryot còn lai về
cấu trúc là thành phần hoá học, chủ yếu là do không chứa peptidoglycan mà thay vào đó
là các protein, các glycoprotein, hoặc các polysaccarit.

Trở lại với thành tế bào của hầu hết các vi khuẩn. Do sự khác nhau về thành tế bào, các
vi khuẩn được chia thành hai nhóm chính dựa theo kết quả của phép nhuộm Gram, do
Chiristian Gram đưa ra từ năm 1884: Các vi khuẩn bắt màu tím được gọi là vi khuẩn
gra, dương, còn những vi khuẩn bắt màu hòng hoặc do là gram âm. Sự khác nhau thật
sự về cấu trúc giữa hai nhóm vi khuẩn này được sáng tỏ nhờ kính hiển vi điện tử truyền
qua:

- Thành tế bào vi khuẩn gram dương là một lớp peptidoglycan (tức murein) duy nhất
dầy 20 – 80nm, có tính đồng nhất, nằm phía ngoài màng sinh chất (hình 24).

- Trong khi đó, thành tế bào gram âm là rất phức tạp. Nó là một lớp peptidoglycan dầy
2-7nm mà phía ngoài nó còn một màng ngoài dày 7-8nm. Khoảng không gian giữa màng
sinh chất và màng ngoài được gọi là khoang chu chất (periplassmic space).

26/261
Đôi khi ở vi khuẩn gram dương cũng thấy có một khoảng trống tương tự nhưng nhỏ hơn,
nằm giữa màng sinh chất và thành tế bào và cũng được gọi là khoang chứa chất.

Tất cả các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất thường được gọi là vỏ hay vỏ tế bào (cell
envelope).

Gần đây có những bằng chứng cho thấy khoang chu chất có thể chứa đầy một mạng lưới
lỏng lẻo của peptidoglycan. Có thể khoang đó là một khoang chứa đầy gel hơn là chứa
chất lỏng. Vật chất của khoang chu chất được gọi là chu chất (periplasm). Các tế bào
gram dương, nếu không có một khoang chu chất rõ ràng và riêng biệt thì vẫn có thể chứa
chu chất.

Kích thước khoang chu chất của vi khuẩn gram âm là từ 1 đến 71nm. Theo các nghiên
cứu mới đây thì khoang này có thể chiếm tới 20 – 40% tổng khối lượng tế bào (30 –
70nm), nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra con số chính xác.

Nếu phá vỡ hoặc loại bỏ cẩn thận thành tế bào mà không làm hư hại màng sinh chất nằm
bên dưới nó thì có thể thu được các enzym và các protein khác của chu chất.

Nếu phá vỡ hoặc loại bỏ cẩn thận thành tế bào mà không làm hư hại màng sinh chất nằm
bên dưới nó thì có thể thu được cá enzym và các protein khác của chu chất.

Khoang chu chất của vi khuẩn gram âm chứa:

• Các protein thuỷ phân, tấn công các axit nucleic và các phân tử photphoryl hoá.
• Các protein liên kết, tham gia vận chuyển vật chất tế bào.
• Các protein vận chuyển điện tử (ở vi khuẩn phản nitrat hoá và vi khuẩn hoá thu
dưỡng vô cơ).
• Các enzym tham gia tổng hợp peptidoglycan.
• Các enzym làm cải biến các chất độc có hại cho tế bào.

Về phần các vi khuẩn gram dương, như đã đề cập, chúng không có khoang chu chất
rõ ràng và có lẽ không có nhiều loại protein của chu chất. Bù lại, chúng tiết ra những
enzym tương ứng với các enzym của chu chất ở vi khuẩn gram âm. Những enzym được
tiết ra bên ngoài tế bào này được gọi là các enzym ngoại bào (exoenzymes). Một số
enzym khác được giữ lại trong chu chất và gắn vào màng sinh chất.

Sau đây chúng ta đề cập chi tiết hơn về cấu trúc của peptidoglycan - bộ khung của thành
tế bào vi khuẩn, về cấu trúc của thành tế bào gram dương và gram âm.

Cấu trúc của peptigoglycan

Bộ khung của thành tế bào procaryot là peptidogycan. Peptidoglycan (tức murein) là


một polyme khổng lồ gồm ba loại đơn vị cấu trúc.

27/261
- Hai dẫn xuất từ đường là:

• N-axetylglucassamin (NAG)
• Axit N-axetylmuramic (lactyl ete của N-axetylglucassamin) (NAM)

- Hai dẫn xuất từ đường này xen kẽ nhau thành chuỗi (-NAG-NAM-NAG-NAM-…)

• Tetrapeptit của bốn loại axit amin khác nhau, ba trong số đó không có mặt
trong các protein: axit D-glutamic, axit meso – diaminopimelic và D- alanin;
axit amin còn lại là L-alanin. Sự có mặt của các D- axit amin có tác dụng chống
sự tấn công của các peptidse.

Các đơn vị cấu trúc của peptidoglycan ở hầu hết các vi khuẩn gram âm và nhiều vi
khuẩn gram dương được trình bày ở trên hình 25. Phần chính của polyme nàylà những
chuỗi trong đó các gốc N- axetylglucosamin và axit N-axetylmurramic xen kẽ nhau. Mỗi
chuỗi tetrapeptit (của 4 axit amin thuộc 4 loại kể trên) nối vào nhóm cacboxyl của axit
N-axetylmurramic. Ở nhiều vi khuẩn thì tại vị trí thứ ba trong chuỗi ấy không phải là
axit meso – diaminopimelic mà là một axit diamin khác, thường là L- lisin (hình 26).

Peptidoglycan như thế này là đặc trưng cho Escherichia coli, cho hầu hết vi khuẩn
gram âm và nhiều vi khuẩn gram dương. NAG là N-axetylglucossamin, NAM là Axit
N-axetylmurramic (NAG có axit lactic được nối vào bằng liên kết ete). Chuỗi bên
tetrapeptit gồm các axit D- alanin và L-amin xen kẽ nhau, axit meso- diaminopimelic
được liên kết thông qua L-cacbon của nó.

Các phần của peptiglycan gồm ba loại đơn vị cấu trúc nói trên thì được nối với nhau qua
các liên kết ngang giữa các peptit. Thường thì nhóm cacboxyl của D-alamin ở tận cùng
của một chuỗi peptit của polysaccarit này dược kết nối trực tiếp với nhóm amin của axit
diaminopimelic thuộc chuỗi peptit của polysaccarit khác, nhưng liên kết này cũng có thể
được thay bằng một cầu nối peptit (hình 27). Hầu hết peptidoglycan của thành tế bào
gram âm không có cầu nối peptit.

Nhờ các liên kết ngang giữa các peptit thuộc các polysaccarit khác nhau mà cái túi
peptidoglycan trở nên khổng lồ và có dạng mạng lưới dày đặc (hình 28). Những túi này
được tách riêng ra từ các vi khuẩn gram dương và chắc chắn đến mức giữ được hình
dạng và tính toàn vẹn của chúng (hình 29), mà vẫn mềm dẻo và co dãn, không giống
như xenlulozơ. Chúng cũng phải có các lỗ nhỏ để cho các phân tử khí có thể chui qua.

Thành tế bào vi khuẩn gram dương

Thông thường thì thành tế bào vi khuẩn gram dương là dầy, thống nhất, cấu tạo chủ
yếu bằng peptidoglycan chứa các cầu peptit (hình 29 và 30). Tuy nhiên thành tế bào
gram dương cũng thường chứa một lượng lơn các axit teichoic, đó là những polyme của
glyxerol hoặc ribitol trong đó các monome được liên kết với nhau nhờ các gốc photphat

28/261
(hình 30 và 31). Các axit amin như D-alamin hoặc ác đường như glucozơ được gắn vào
các nhóm glyerol và ribitol. Các axit teichoic được nối vào chính peptidoglycan nhờ liên
kết cộng hoà trị với nhóm hydroxyl của axit N-axetylmuramic hoặc nối vào các lipit
màng sinh chất; trong trường hợp sau, chúng được gọi là các axit lipoteichoic. Các axit
teichoic thường nhỏ lên bề mặt của peptidotglycan và vì chúng mang diện tích âm, nên
cũng làm cho thành tế bào gram dương mang điện tích âm.

Chức năng của axit teichoic còn chưa được biết rõ, nhưng có lẽ chsung rất cần thiết cho
việc duy trì cấu trúc của thành tế bào. Các axit teichoic không có mặt ở vi khuẩn gram
âm.

Các vi khuẩn Staphylococus và hầu hết vi khuẩn gram dương có một lớp gồm các
protein ở bề mặt của peptidoglycan của thành tế bào. Những protein này tham gia vào
tương tác giữa tế bào và môi trường. Một số protein được liên kết không cộng hoá trị
bằng cách gắn với peptidoglycan, với các axit teichoic, hoặc với các thụ thể khác. Ví dụ,
các protein của lớp S liên kết không cộng hoá trị với các polyme nằm rải rác khắp trong
thành tế bào.

Các enzym tham gia tổng hợp mới và thay thế peptidoglycan có lẽ cũng tương tác không
cộng hoá trị với thành tế bào.

Các protein khác thì liên kết cộng hoá trị với peptidoglycan. Nhiều protein liên kết cộng
hoá trị của các vi khuẩn gram dương gây bệnh có những vai trò như:

• Tăng cường sự bám vào mô chủ


• Ngăn cản sự opsonin hoá, và
• Phong toả sự thực bào.

Ở các Staphylococcus, những protein ở bề mặt này được liên kết cộng hoá trị với cầu
pentaglyxin của peptidoglycan. Một enzym có tên là sortazơ có nhiệm vụ xúc tác sự gắn
của các protein bề mặt vào peptidoglycan của vi khuẩn gram dương. Các sortazow được
gắn vào màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.

Thành tế bào vi khuẩn gram âm

Ở phần trên, qua hình 24 đã thấy ngay rằng các thành tế bào vi khuẩn gram âm là phức
tạp hơn nhiều so với của vi khuẩn gram dương. Tầng peptidoglycan mỏng kề ngày phía
ngoài màng sinh chất có thể chỉ chiếm không quá 5-10% trọng lượng của thành tế bào.
Ở E. coli, tầng peptidoglycan này dày khoảng 2nm và chỉ gồm 1-2 lớp.

Màng ngoài nằm phía tầng peptidoglycan mỏng (hình 32 và 33). Lớp protein có màng
có lượng nhiều nhất có tên là Brau’s lipoprotein, đó là một lipoprotein nhỏ liên kết cộng
hoá trị với tầng peptidoglycan nằm phía dưới nó và dầu kị nước của nó thì được vùi sâu

29/261
vào màng ngoài. Màng ngoài và tầng peptidoglycan gắn với nhau nhờ lipoprotein này
chặt đến mức chúng có thể cùng được tách khỏi tế bào như một hợp phần vậy.

Một cấu trúc khác có thể góp phần vào độ rắn chắc của thành tế bào vi khuẩn gram âm
và giữ cho màng ngoài ở đúng vị trí của nó, là vùng dính nhau (adhesive site). Màng
ngoài và màng sinh chất có lẽ trực tiếp dính vào nhau tại nhiều vùng trên thành tế bào
gram âm. Ở những tế bào E. coli bị co nguyên sinh (plasmolyzed), có thể nhìn thấy
những vùng tiếp xúc giữa hai màng này. Những vùng dính nhau ấy có thể là những vùng
tại đó hai màng trực tiếp dính vào nhau hoặc có thể tại đó hai màng thực sự dung hợp
với nhau. Người ta cho rằng các chất có thể đi vào tế bào qua những vùng dính nhau này
chứ không đi xuyên qua chu chất.

Có lẽ các hợp phần khác thường nhất của màng ngoài là các lipopolysaccarit của nó
(LPSs). Những phân tử lớn và phức tạp này chứa cả lipit cũng như cacbohydrat và gồm
ba phần:

• Lipit A
• Phần cơ bản là polysaccarit, và
• Chuỗi bên O.

LPS từ Salmonella typhimurium đã được nghiên cứu kỹ, cấu trúc chung của nó được
mô tả trên hình 34.

Cơ chế nhuộm Gram

Như chúng ta biết, hầu hết vi khuẩn đều thuộc một tỏng hai nhóm dựa theo kết quả bắt
màu của chúng trong phép nhuộm Gram: các vi khuẩn gram dương bắt màu tím và các
vi khuẩn gram âm bắt màu đỏ hoặc hồng, mặc dù chúng được nhuộm trong cùng một
phép nhuộm. Mặc dầu đã có những giải thích khác nhau về hiện tượng này nhưng rất có
thể chúng bắt màu khác nhau như vậy là do thành tế bào của chúng có bản chất vật lý
khác nhau. Nếu tế bào gram dương bị lấy mất thành tế bào thì chúng trở thành gram âm.
Bản thân peptidoglycan thì không bắt màu, mà nó chỉ có tác dụng ngăn cản không cho
thuóc nhộm tím kết tinh thoát ra khỏi tế bào đã bị nhuộm. Theo quy trình nhuộm Gram
thì đầu tiên vi khuẩn được nhuộm bằng tím kết tinh rồi được xử lý bằng iodin để tăng
cường sự giữ thuốc nhuộm. Sau đó khi các vi khuẩn gram dương được tẩy màu bằng cồn
etanol thì có thể cồn làm co thắt các lỗ của tầng peptidoglycan dầy. Như vậy phức hệ
thuốc nhuộm – iodin được giữ lại trong giai đoạn tẩy màu ngắn ngủi và do vậy vi khuẩn
gram dương giữ được màu tím. Trong khi đó, tầng peptidoglycan của vi khuẩn gram âm
thì rất mỏng, không có nhiều liên kết ngang và có những lỗ to hơn. Ngoài ra, việc xử
lý bằng cồn còn tách được lipit ra khỏi thành tế bào gram âm do đó làm cho thành này
càng rỗng hơn. Vì những nguyên nhân vừa kể, cồn có tác dụng loại bỏ phức hệ tím kết
tinh – iodin ra khỏi vi khuẩn gram âm.

30/261
Thành tế bào và sự bảo vệ chống áp suất thẩm thấu bất lợi.

Thông thường, thành tế bào có vai trò bảo vệ vi khuẩn chống lại sự phá huỷ do áp suất
thẩm thấu. Các chất hoà tan được tập trung ở sinh chất của vi khuẩn nhiều hơn so với
ở hầu hết các nơi sinh sống của vi khuẩn vốn là nhược trương (hypotonic). Trong quá
trình thẩm thấu (osmosis), nước đi xuyên qua các màng có tính thấm chọn lọc như màng
sinh chất chẳng hạn, từ các dung dịch loãng (nồng độ nước cao hơn) tới các dung dịch
đậm đặc hơn (nồng độ nước thấp hơn). Như vậy thông thường thì nước đi vào các tế
bào vi khuẩn và ử đó áp suất thẩm thấu có thể đạt tới 20 atmotphe tức 300 pound/inch
vuông. Màng sinh chất không thể chống lại những áp suất thẩm thấu lớn như vậy và tế
bào sẽ phòng lên rồi bị phá huỷ nếu không có thành tế bào.

Trong những môi trường sống khác, có tính ưu trương (hypertonic) thì các chất tan có
nồng độ cao hơn so với ở bên trong tế bào. Khi ấy nước đi ra khỏi tế bào khiến cho tế
bào chất co lại và tách ra khỏi tế bào. Hiện tượng này được gọi là sự co nguyên sinh
(plasinolysis) và được ứng dụng để bảo quản thực phẩm: nhiều vi sinh vật không thể
sinh trưởng trong thực phẩm khô và trong mứt quả vì chúng bị co nguyên sinh.

Để chứng minh vai trò của thành tế bào trong việc bảo vệ vi khuẩn chống lại sự tan do áp
suất thẩm thấu, chúng ta hãy xử lý tế bào bằng lysozym hoặc penexilin. Enzym lysozym
và cacbon số bốn của N-axetylglycosamin Còn penixilin thì ngăn cản sự tổng hợp chuỗi
tetrapeptit của peptidoglycan. Do đó chỉ những vi khuẩn đang sinh trưởng thì mới bị giết
chết bởi penixilin. Ở trạng thái nghỉ (bào tử), hoặc ở trạng thái nguyên sinh trưởng do
điều kiện môi trường, vi khuẩn sẽ thoát chết dưới tác dụng của chất kháng sinh này. Nếu
cho vi khuẩn tiếp xúc với penexilin trong một dung dịch đẳng trương (isotonic) thì vi
khuẩn gram dương bị biến đổi thành các thể nguyên sinh (prôtplast). Các protoplast này
tiếp tục sinh trưởng bình thường trong môi trường đẳng trương mà vẫn hoàn toàn không
có thành tế bào. Còn về phần các vi khuẩn gram âm, chúng vẫn giữ được màng ngoài
của mình sau khi trải quả xử lý bằng penexilin; khi ấy chúng được gọi là các thể hình
cầu (spheroplast) bởi vì một phần thành tế bào của chúng được giữ lại. Các protoplast và
spheroplast có tính mẫn cảm thẩm thấu: nếu chúng được đưa vào một dung dịch loãng,
chúng sẽ bị tan do dòng nước đi vào tế bào không được kiểm soát (hình 35).

Thành tế bào là bộ phận thiết yếu đối với hầu hết vi khuẩn, còn một số vi khuẩn khác
thì lại không có nó. Chẳng hạn, các Mycoplasma thì khong có thành và do vậy mẫn cảm
với áp suất thẩm thấu, thế mà vẫn thường có thể sinh trưởng trong các môi trường loãng
hoặc trong đất, vì màng sinh chất của chúng vững chắc hơn các màng sinh chất khác.
Nguyên nhân chính xác của hiện tưởng này còn chưa được biết rõ, tuy rằng người ta cho
rằng các sterol có mặt trong các màng của nhiều loài có thể làm cho các màng này vững
chắc thêm. Vì không có một thành tế bào cứng, nên các Mycoplasma thường thuộc loại
đa hình (pleomorphic) tức là có khả năng thay đổi hình dạng.

31/261
Câu hỏi

1. Định nghĩa thành tế bào của các tế bào popcaryot?


2. Hãy nói rõ những trường hợp ngoại lệ về thành tế bào của các cơ thể procaryot.
3. Phân biệt tế bào gram âm và gram dương.
4. Mô tả peptidoglycan bằng lời và bằng sơ đồ.
5. Định nghĩa hoặc mô tả: khoang ngoài, khoang chu chất, chu chất, vỏ, axit
teichoic, vùng dính nhau, lipopolysaccarit và protein tạo lỗ.
6. Giải thích vai trò của thành tế bào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị tan và hãy
chỉ rõ vai trò ấy bằng thực nghiệm. Các protoplast và spheroplast là gì?

Sự tiết protein ở các tế bào procaryot

Đại cương

Trong phần 7 chúng ta đã biết rằng thành tế bào procaryot là một phức hợp chắc khoẻ
và thường rất dày. Nhiều cấu trúc quan trọng ở mặt bên ngoài thành tế bào, như sẽ được
thảo luận trong phần 9. Ngoài ra, các tế bào procaryot thường tiết ra hàng loạt protein,
đưa chúng vào môi trường xung quanh. Như vậy, vi khuẩn và vi khuẩn cổ phải có khả
năng vận chuyển các protein từ khối chất nguyên sinh xuyên qua cả màng sinh chất và
thành tế bào.

Tuỳ theo hệ thống phân loại, có ít nhất năm hoặc sáu cách tiết protein khác nhau ở các
tế bào procaryot. Trong phần này chúng ta sẽ mô tả vắn tắtt bốn cách tiết protein quan
trọng nhất: kiểu phụ thuộc Sec, kiểu II, kiểu I hoặc kiểu ABC, và kiểu III.

Sự tiết protein theo kiểu phụ thuộc Sec

Kiểu phụ thuộc Sec, đôi khi còn được gọi là kiểu tiết chung (general secretion pathway,
GSP), là kiểu phổ biến nhất và nhờ nó mà các protein được vận chuyển xuyên qua màng
sinh chất. Protein sắp sửa được tiết, tức tiền protein (preprotein) có một peptit tín hiệu
(signal peptide) ở axit amin tận cùng của nó, tức ở đầu tận cùng N. Peptit tín nhiện loại
bỏ sự gấp khúc của phân tử protein sau khi nó được tổng hợp ở ribosom và được bộ
máy Sec nhận biét một cách đặc hiệu. Khi các tiền protein này được tổng hợp ở ribosom
thì các chaperon đính vào chúng. Các chaperon giữ các tiền protein không bị gấp khúc
lại và giúp chúng đi tới bộ máy vận chuyển - tức translocon. Ở E.coli các chaperon
được dùng nhiều nhất cho sự vận chuyển của SecB và hạt nhận biết tín hiệu (signal
recognition particle, SRP). SecB có mặt ở các vi khuẩn gram âm, còn SRP thấy có mặt ở
mọi procaryot. SecB gắn với hợp phần SecA của translocon và tiền protein được chuyển
sang cho SecA. Trong những trường hợp khác, phức hợp SRP-tiền protein dịch chuyển
tới một thể tiếp nhận SRP. Sau đó tiền protein được nhả ra nhờ sự thuỷ phân GTP và
tiền protein liên kết với translocon, có lẽ là với SecA như trước. Có bằng chứng cho
thấy rằng sự dịch chuyển của các protein có thể bắt đầu trước khi chúng được tổng hợp

32/261
xong hoàn toàn ở các ribosom. Sau khi tiền protein đã gắn vào translocon thì nó được
vận chuyển xuyên qua màng.

Translocon của vi khuẩn gồm một phức hợp protein màng được gọi là SecYEG (hình
36a). SecA có thể được tách rời, và các protein khác (SecD, SecF). SecYEG có lẽ giữ
vai trò tạo nên một kênh xuyên qua màng để tiền protein đi qua. SecA nhận ra và liên
kết với SecYEG, SecB và tiền protein. Nó hoạt động như một môtơ để dịch chuyển tiền
protein xuyên qua màng bằng cách thuỷ phân ATP. Lực đẩy proton (prôtn motive force,
PMF) thường làm tăng tốc độ dịch chuyển (đọc thêm PMF).

Vi khuẩn cổ thì không khỏi màng sinh chất thì peptit tín hiệu được loại bỏ nhờ một
enzym có tiền chung là peptidaza tín hiệu. Sau khi protein gấp khúc để có cấu hình cần
thiết, rồi các cầu nối disunfua được tạo thành, nếu cần thiết.

Một số protein được tổng hợp để trở thành những protein của màng sinh chất. Những
lipoprotein này có lẽ có một peptidazơ tín hiệu riêng, khác với các protein khác, nhưng
vẫn được vận chuyển tới cùng một translocon. Thay vì dịch chuyển ra ngoài tế bào,
chúng vùi vào trong màng hoặc “thả neo” ở đó.

Sự tiết protein theo kiểu II

Theo kiểu II này, các protein sau khi đã dịch chuyển tới chu chất (thường là nhờ sự tiết
theo kiểu phụ thuộc Sec) thì được tiết ra ngoài xuyên qua màng ngoài. Kiểu II thấy có ở
nhiều vi khuẩn gây bệnh và là kiểu quan trọng nhất trong số các kiểu tiếp “tiếp xúc” từ
chu chất vốn có ở nhiều vi khuẩn gram âm.

Các vi khuẩn gây bệnh tiết protein theo kiểu II là Erwinia carotovora, Pseudomonas
aeruginosa và Vibrio cholerae. Các protein được tiết theo kiểu II ở chúng là các
xenlulazơ, các pectinazơ, các proteazơ, các lipazơ, độc tốc cholera và các protein của
pili.

Hệ thống tiết kiểu II rất phức tạp và chứa tới 12 – 14 protein, bầu hết chúng có lẽ là
những protein thiết yếu của màng.

Sự tiết protein theo kiểu I (kiểu ABC)

Nhiều hệ thống tiết phụ thuộc Sec là những thành viên của một họ và hệ thống vận
chuyển có tên gọi là họ casset liên kết ATP (ATP-binding cassette family, họ ABC). Hệ
thống kiểu I hay hệ thống tiết ABC dùng để tiết các protein như: các độc tố (ví dụ như
α-hemoysin), các proteazơ, các lipazơ và các peptit đặc biệt.

Theo kiểu I (hình 36b), sự tiết protein xảy ra chỉ qua một giai đoạn mà xuyên qua cả hai
màng. Các protein được tiết thường chứa tín hiệu tiết ở cacbon tận cùng. Các hệ thống
này thuỷphân ATP để điều khiển sự dịch chuyển của cá protein được tiết. Chúng có hai

33/261
vùng kỵ nước vùi vào trong màng, và hai vùng ưa nước gắn với ATP.Protein dịch đẩy
proton đều là cần thiết cho sự tiết theo kiểu I.

Ở các vi khuẩn gram âm như E.Coli chẳng hạn, một protein là nhiệm vụ liên kết màng
sinh chất với màng ngoài, trong quá trình vận chuyển. Một protein khác, ví dụ TolC
(một trime) thì tạo thành kênh xuyên qua mang ngoài; TolC thực hiện vai trò này ở một
số hệ thống tiết kiểu I, ít ra là như vậy.

Sự tiết protein theo kiểu III

Hệ thống tiết kiểu III có ở nhiều vi khuẩn gram âm gây bệnh và được dùng để tiết các
yếu tố độc và “tiêm” chúng vào các tế bào thực vật và động vật chủ. Quá trình tiết và
tiêm này dược tăng cường nhờ sự tiếp xúc giữa vi khuẩn và tế bào chủ. Ngoài ra, một
tín hiệu hoạt hoá, như nồng độ thấp của ion canxi cũng làm cho sự tiếp diễn có hiệu quả.

Hệ thống tiết kiểu III bao gồm khoảng 20 protein khác nhau. Hệ thống kiểu III của
Salmonella typhimurium mô tả trên hình 36c là một ví dụ, và gồm các phần như sau:

• Phần mảnh như một kim tiêm, nhô ra khỏi bề mặt tế bào.
• Phần gốc hình trụ, nối liền màng ngoài với màng sinh chất và trông hơi giống
thế gốc của tiên mao.

Cả hai phần tạo thành một kênh để qua đó các protein được tiết ra ngoài và được tiêm
vào tế bào chủ.

Hệ thống kiểu III thấy có ở các vi khuẩn như Salmonella, Yersinia, Shigella, E.Coli,
Bordeteella, Pseudomonas aeruginossa và Erwinia. Nó được dùng để tiết bốn loại
protein khác nhau:

• Các protein cần thiết cho quá trình tiết (ví dụ các protein tạo thành bộ phận
“kim tiêm”, như đã nhắc tới ở trên.
• Các chất điều chỉnh quá trình tiết.
• Các protein làm nhiệm vụ tăng cường sự “tiêm” protein được tiết vào tế bào
đích, và
• Các protein “gây hiệu quả”, chúng làm thay đổi các chức năng của tế bào chủ.

Các protein gây hiệu quả đôi khi là các enzym và chúng có thể có nhiều chức năng, ví
dụ:

• Hoạt động như những độc tố đối với tế bào chủ.


• Ức chế sự thực bào
• Kích thích sự tổ chức lại bộ khung của tế bào.
• Gây ra hiện tượng apoptosis.

34/261
Thông thường các protein nào sẽ được tiết ra thì được gắn với cá chaperon nhỏmà chức
năng của chúng còn chưa được biết tới. Những chaperon này có thể trao các protein cho
hệ thống tiết, giữ các protein ở trạng thái thích hợp để có thể tiết ra ngoài, hoặc ngăn
ngừa sự kết hợp với các protein khác trước khi chúng được tiết ra ngoài.

Vai trò của các hệ thống tiết kiểu III trong tính độc của vi khuẩn sẽ được thảo luật kỹ
hơn trong một chuyên đề khác.

Các bộ phận bên ngoài thành tế bào

Đại cương

Không phải mọi loại vi khuẩn đều có các bộ phận này. Những cấu trúc ấy có các chức
năng khác nhau như: bảo vệ, bám vào giá thể, hoặc có chức năng vận động (di chuyển).
Dưới đây chúng ta thảo luận về một số cấu trúc ấy.

Vỏ bọc (capsule), lớp nhầy (slime layer), và lớp S

Vỏ bọc và lớp nhày là một lớp vật chất ở bên ngoài thành tế bào của một số vi khuẩn.
Lớp vật chất này có các tên gọi khác nhau tuỳ theo cấu trúc của nó.

• Nêu slớp này có tổ chức tốt và bám chặt bên ngoài thành tế bào thì nó được gọi
là vỏ bọc (capsule).
• Nếu nó là một vùng vật chất khuyếch tán từ tế bào ra, không có tổ chức rõ ràng
và dễ bị lấy đi khỏi tế bào, thì đó là một lớp nhầy (slime layer).

Đôi khi vỏ bọc và lớp nhầy đều được gọi là glycocalyx (hình 37), tức là một mạng lưới
polysaccarit bên ngoài bề mặt vi khuẩn và bề mặt các tế bào khác.

Các vỏ bọc và lớp nhầy thường có bản chất polýyccrit, nhưng cũng có thể là các chất.
Ví dụ, Bacillus anthracis có vỏ bọc cấu tạo bằng axit poly-D-glutamic. Các vỏ bọc có
thể nhìn thấy rõ qua kính hiển vi quang học nếu đowcj nhuộm âm bản hoặc nhuộm bằng
các thuốc nhuộm đặc hiệu hiệu (hình 37a); chúng cũng có thể được nghiên cứu qua kính
hiển vi điện tử (hình 37b).

Các vỏ bọc là không cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của vi khuẩn được nuôi
trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên chúng mang lại nhiều lợi thế cho vi khuẩn đang tồn
tại trong tự nhiên, như:

• Đề kháng sự thực nào trong cơ thể chủ. Trường hợp của Streptococus
pneumoniae là một ví dụ kinh điển. Khi vi khuẩn này không có vỏ bọc, nó dễ
dàng bị phá huỷ và không gây bệnh, còn những biến thể có vỏ bọc thì nhanh
chóng làm cho chuột nhiễm chúng bị chết.

35/261
• Để kháng sự khô hạn, do trong vỏ bọc có nhiều nước.
• Lợi trừ các vi rut và hầu hết các chất độ kỵ nước như chất tẩy rửa chẳng hạn.
• Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt các vật cứng trong các môi trường nước hoặc
bám vào các bề mặt của mô động vậ, mô thực vật (hình 38).
• Giúp vào sự di chuyển ở vi khuẩn di động theo kiểu trượt (gliding bacteria) vốn
thường hay tiết ra chất nhầy.

Đọc chuyên mục Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? Bài VI KHUẨN CHUYỂN ĐỘNG
TRƯỢT NHƯ THẾ NÀO?

Cũng tìm đọc thêm về chủ đề Quan hệ giữa polysaccarit ở bề mặt vi khuẩn với sự thực
bào và sự sinh trưởng của chúng ở cơ thể chủ.

Nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm có một lớp cấu trúc đều đặn trên bề mặt của
chúng, được gọi là lớp S. Ở các vi khuẩn cổ thì lớp S cũng rất phổ biến và có thể là cấu
trúc chắc chắn duy nhất bên ngoài màng sinh chất.

Lớp S trông giống lớp gạch lát nền nhà và có bản chất là protein hoặc glycoprotein
(hình 39). Nó gắn trực tiếp với màng ngoài của vi khuẩn gram âm và gắn với bề mặt
peptidoglycan ở vi khuẩn gram dương.

Lớp S có thể có một hay nhiều vai trò trong số sau đây:

• Bảo vệ tế bào chống lại những thay đổi về ion và pH.


• Chống lại những bất lợi về áp suất thẩm thấu.
• Chống lại các enzym.
• Chống lại vi khuẩn ăn mồi Bdellovibrio.
• Giúp vào việc duy trì hình dạng và độ cứng của vỏ.
• Có thể tăng cường sự bám dính tế bào và các bề mặt.
• Có lẽ bảo vệ một số vi khuẩn gây bệnh chống lại tác dụng của bổ thể và chống
lại sự thực bào, do đó góp phần vào tính độc của những vi khuẩn này.

Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? VI KHUẨN CHUYỂN ĐỘNG TRƯỢT NHƯ THẾ
NÀO?

Các chuyển động trượt khác nhau nhiều về cách thức và tốc độ (từ khoảng 2 đến trên
600μm/phút). Các vi khuẩn như Myxococcus và Flexibacterr thì trượt theo hướng song
song với trục dọc của tế bào. Còn những vi khuẩn khác, ví dụ Saprospira thì di chuyển
theo kiểu xoáy đinh vít, còn Simonsiella thì thậm chí chuyển vuông góc với trục dọc của
tế bào.

Beggiatoa, vi khuẩn lam và một số vi khuẩn khác thì quay xung quanh trục dọc của
chúng trong khi trượt, nhưng không phải bao giờ chúng ta cũng nhìn thấy như vậy.
Nhiều vi khuẩn thì uốn lượn hoặc cũng xoáy “điêu luyện” như khi chúng trượt đi. Sự

36/261
đa dạng về chuyển động trượt như vậycó thể cho thấy rằng có nhiều thức di chuyển.
điều khẳng định này được củng cố thêmbằng hiện tượng một số cơ thể chuyển động
trượt (gliders), ví dụ Cytophaga, Glexibacter và Flavobacterium làm di chuyển hoặc làm
chuyển dịch rất chậm các hạt ấy. (Nghĩa là, không phải mọi vi khuẩn chuyển động trượt
có thể làm di chuyển nhanh các hợp phần của bề mặt tế bào). Mặc dù chất nhầy là cần
thiết cho chuyển động trượt nhưng hình như nó không trực tiếp đẩy vi khuẩn tiến về
phía trước. Có lẽ nó gắn vi khuẩn vào giá thể và bôi trơn bề mặt để làm cho dễ chuyển
động hơn.

Người ta giải thích chuyển động trượt bằng nhiều cơ chế khác nhau:

• Ở nhiều vi khuẩn trượt, các sơi sinh chất gắn vào vở của chúng. Ở Oscillatorria
có lẽ những sợi này có khả năng co dãn để tạo ra những làn sóng của màng
ngoài, do đó gây ra chuyển động của tế bào.
• Trong vỏ của nhiều vi khuẩn khác thì có những phức hợp protein giống như
những cái vòng, tức là những bộ phận quay giống các thể gốc của tiên mao.
Những bộ phận này có thể quay và làm di chuyển vi khuẩn về phía trước.
• Ở một số loài khác nữa thì các tua kiểu IV có thể co lại và làm cho vi khuẩn di
chuyển.
• Ở Myxococcus xanthus thì có bằng chứng cho thấy rằng những khác biệt về
sức căng bề mặt tế bào là nguyên nhân gây ra chuyển động. Vi khuẩn này có
thể tiết ra một chất hoạt dịch ở đỉnh phía sau tế bào (đối diện với hướng chuyển
động), chất này làm sức căng bề mặt tại đây. Sức căng bề mặt ở phía trước là
lớn hơn, sẽ lôi tế bào về phía trước. Gần đây người ta thấy rằng có chất nhầy
phun ra từ những miếng ống hẹp ở xung quanh các đỉnh tế bào Myxococcus.
Một số tác giả cho rằng gel chất nhầy nói trên trương phồng lên ở nước xung
quanh tế bào và đẩy tế bào đi.
• Myxococcus cũng chuyển động trượt theo một cách khác nữa: các tua của
chúng kéo dài ra và co ngắn lại để làm cho tế bào trượt đi.

Tua (Fimbriae) và lông (pili)

Tua (fimbria, fimbriae) và những phần phụ ngắn, mảnh, trông giống như lông, mảnh
hơn tiên mao (flagellum) và không có vai trò trong sự di động của tế bào, tồn tại ở nhiều
vi khuẩn gram âm.

Mặc dù nhiều ngowif không phân biệt hai thuật ngữ tua (fimbria, fimbriae) và lông
(pili), nhưng ở đây chúng ta phân biệt tua và lông giới tính (sex pili). Một tế bào có thể
có tới 1000 tua, dày đặc khắp bề mặt; tuy nhiên vì những tua này rất nhỏ nên chỉ có thể
nhìn thấy qua kính hiển vi điện tử (hình 40). Có lẽ đó là những ống mảnh, (đường kính
3 – 10nm, dài vài μm), được cấu tạo bằng những đơn vị protein xếp xoắn.

Về chức năng của các tua

37/261
- Một vài loại tua làm nhiệm vụ bám dính tế bào vào các bề mặt rắn, như bề mặt đá trong
các dòng suối hoặc bề mặt mô cơ thể chủ.

- Các tua typ IV có mặt ở một hoặc cả hai đầu của tế bào. Ngoài tác dụng để vi khuẩn
bám vào các bề mặt trên, chúng cũng góp phần vào chuyển động “xoay đinh vít” ở
những vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, N.gonorrhoeae và một số chủng E.coli.
Chuyển động này là gián đoạn, nhát gừng, đạt khoảng vài micromet mỗi lần và thường
được nhìn thấy trên các bề mặt rất ẩm. Có những bằng chứng cho thấy các tua co lại
mạnh để làm di chuyển những vi khuẩn này.

- Các tua typ IV có lẽ cũng tham gia một vài kiểu chuyển động trượt ở vi khuản nhầy
(Myxobacteria).

- Đọc thêm chuyên mục Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? Bài “VI KHUẨN CHUYỂN ĐỘNG
TRƯỢT NHƯ THẾ NÀO?”

Các lông giới tính (Sex pili)

Mỗi tế bào vi khuẩn nếu có lông giới tính thì có từ 1-10 cái, giống như những phần phụ
và khác với các tua ở những điểm sau đây:

• Thường lớn hơn các tua (đường kính khoảng 9 – 10nm).


• Được xác định về mặt di truyền bởi các nhân tố giới tính hay còn gọi là các
plasmit tiếp hợp.
• Là cần thiết đối với sựt iếp hợp của vi khuẩn.
• Một số virut của vi khuẩn bám đặc hiệu vào các phụ thể (receptors) trên các
lông giới tính vào lúc bắt đầu chu kỳ sinh sản của chúng/

Các tiên mao và khả năng di động của vi khuẩn

Tiên mao (flagellum, flagella) là cơ quan di động của hầu hết những vi khuẩn nào có
khả năng di động. Đó là những phần phụ dài và mảnh như những sợi chỉ nhô ra từ màng
sinh chất và thành tế bào, và hoạt động như một động cơ. Đó là những cấu trúch mảnh
và cứng có kích thước khoảng 20nm chiều rộng và 15 hoặc 20μm chiều dài. Vì các tiên
mao mảnh như vậy nên không thể quan sát trực tiếp chúng dưới kính hiển vi quang học;
muốn quan sát dưới kính hiển vi quang học thì phải làm nhuộm chúng bằng các kỹ thuật
nhuộm đặc biệt nhằm làm cho chúng trương nở to lên. (Đọc thêm chủ đề Soi kính hiển
vi và làm tiêu bản hiển vi).

Cấu trúc chi tiết của một tiên mao chỉ có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi điển tử
(hình 40).

Sự phân bố, sắp xếp các tiên mao trên tế bào là không giống nhau giữa các loài vi khuẩn:

38/261
- Các vi khuẩn đơn mao (monotrichous) có một tiên mao và có thể:

• Ở một đỉnh của tế bào, khi ấy vi khuẩn được gọi là vi khuẩn đơn mao đỉnh
(polar flagellum bacterium, hình 41a)
• Ở hai đỉnh của tế bào, vi khuẩn được gọi là lưỡng mao đỉnh (amphitrichous
bacterium).

- Các vi khuẩn chùm mao (lophotrichous) có một chùm tiên mao ở một hoặc ở hai đỉnh
tế bào (hình 41b).

- Các vi khuẩn chu mao (peritrichous) có cá tiên mao phân bố khắp bề mặt tế bào (hình
41c).

Cách phân bố, sắp xếp các tiên mao trên tế bào là một đặc điểm quant rọng để nhận dạng
vi khuẩn.

Siêu cấu trúc của tiên mao

Dưới kính hiển vi điện tử truyền qua, chúng ta thấy tiên mao của vi khuản gồm ba phần:

• Phần dài nhất và dễ nhận thấy nhất là sợi (filament), bắt đầu từ bề mặt tế bào, ra
phía ngoài tới đỉnh sợi.
• Phần vùi vào tế bào, được gọi là thể gốc (basal body) và
• Đoạn ngắn và cong, nối liên sợi với thể gốc, có tác dụng như một bộ phận nối
(hook) có tính mềm dẻo.

Sợi là một ống hình trụ rỗng, cứng, cấu tạo bằng một protein duy nhất có tên là flagelin
(flagellin), với hpân tử lượng từ 30.000 đến 60.000.

Một số vi khuẩn có bao xung quanh mỗi tiêm mao. Đó là trường hợp Bdellovibrrio và
Virrio cholerae. Bao của Bdellovibrrio có dạng màng, còn của V.cholerae thì có bản
chất lipoplyaccrit.

Thế gốc và bộ phận nối thì khác hẳn sợi (hình 42). Thế giới là phần phức tạp nhất của
tiên mao (hình 42 và 43) và có sự khác nhau giữa vi khuẩn gram âm và gram dương:

• Ở E.coli và hầu hết vi khuẩn gram âm, thể gốc có bốn vòng cùng bao quanh
một phần hình trụ ở trung tâm, tính từ phía ngoài tế bào vào trong và các vòng
L,P, S và M. Hai vòng L và P gắn với các tâng flipopolysaccarrit và
peptidoglycan, theo thứ tự. Vòng M tiếp xúc với màng sinh chất.
• Ở vi khuẩn gram dương, thể gốc chỉ có hai vòng, vòng ngoài có thể tiếp giáp
với peptidoglycan, còn vòng trong - với màng sinh chất.
• Ở vi khuẩn gram dương, thể gốc chỉ có hai vòng, vòng ngoài có lẽ tiếp giáp với
peptidoglycan, còng vong trong - với màng sinh chất.

39/261
Bộ phận nối thì hơn to hơn sợi và được cấu tạo từ những loại protein khá nhau.

Sự tổng hợp tiên mao

Quá trình này rất phức tạp, liên quan đến ít nhất khoảng 20 – 30 gen, gồm:

• Gen mã hoá cho flagelin,


• Các gen mã hoá cho protein của bộ phận nối.
• Các gen mã hoá cho các protein của thể gốc.

Hai nhóm gen này gồm khoảng 10 gen hoặc nhiều hơn nữa.

• Các gen khác liên quan đến sự kiểm soát cấu trúc hoặc kiểm soát chức năng
của tiên mao.

Sự phức tạp còn ở chỗ tế bào điều chỉnh hoặc xác định vị trí chính xác của các tiên mao
như thế nào và điều này thì chưa được biết đến.

Sự tái sinh tiên mao

Vi khuẩn có thể bị mất tiên mao và có thể tái sinh phần sợi mất ấy. Sự vận chuyển các
hợp phần của tiên mao diễn ra nhờ một bộ máy nằm trong thể gốc; bộ máy vận chuyển
này có quan hệ chặt chẽ với hệ thống tiết protein kiểu II vẫn được dùng để tiết các yếu tố
độc. Có lẽ các đơn vị của flagelin được vận chuyển thông qua phần thân rỗng bên trong
của sợi tiên mao. Khi tới đỉnh thì chúng tụ tập tự phát với nhau theo hướng của một mũ
sợi đặc biệt khiến cho sợi dài ra ở đỉnh chứ không phải ở gốc (hình 44).

Sự tổng hợp sợi tiêu mao là một ví dụ rất hay về sự tự lắp ghép. Các thông tin cần thiết
cho cấu trúc của sợi có mặt ngay trong các đơn vị của flagelin.

Ngoài tiên mao còn có những cấu trúc khác được hình thành một cách tự phát thông qua
sự liên kết của các hợp phần của chúng mà không cần tác dụng của các enzym hoặc ủa
các yếu tố khác.

Cơ chế chuyển động bằng tiên mao

Nguyên tắc chung của chuyển động bằng tiên mao là: sợi tiên ma cứng và xoắn quay
làm cho tế bào chuyển động, giống như chuyển động của chân viẹt tàu thuỷ. Những vi
khuẩn đột biến với ác tiên mao thẳng hoặc có các bộ phận nối quá dài hoặc quá ngắn
(những thể đột biến có nhiều bộ phận nối – polyhook mutants) đều không thể bơi được.
Nếu vi khuẩn được gắn vào một phiến kính bằng các kháng thẻ của protein của phần
sợi hoặc của phần nối thì thân tế bào quay xung quanh tiên mao đứng yên. Nếu các hạt
polystyren – latex được gắn vào các tiên mao thì các hạt này quay rất nhanh: môtơ của
E.coli quay 270 vòng một giây, còn của Vibrrio alginolyticus là 1100 vòng một giây.

40/261
Chi tiết của sự chuyển động bằng tiên mao được mô tả như sau:

• Hướng quay của tiên mao quy định cách di chuyển của vi khuẩn. Các tiên mao
đơn độc ở đỉnh tế bào ngược chiều kim đồng hồ (nếu hình từ phía ngoài tế bào)
trong suốt thời gian tế bào tiến về phía trước bằng cách quay chậm theo chiều
kim đồng hồ. Sợi tiên mao xoắn quay làm đầy tế bào tiến đi từng đoạn, còn tiên
mao thì như được kéo lê ở đằng sau (hình 45). Các vi khuẩn đơn mao đỉnh
dừng lại và quay đều lại bằng cách đổi chiều quay của tiên mao. Các vi khuẩn
chu mao thì hoạt động theo cách gần giống như trên. Để tiến về phía trước, các
tiên mao quay ngược chiều kim đồng hồ. Do sự quay như vậy, các tiên mao trở
nên cong ở những phần nối của chúng để tạo thành một bó các sợi quay, làm
đẩy tế bào về phía trước. Khi các tiên mao quay theo chiều kim đồng thì bó của
chúng tự mở ra và tế bào quay đầu ngược lại.
• Vì các vi khuẩn bởi được là nhờ sự quay các tiên mao cứng của chúng nên phải
có một số loại môtơ ở gốc của sợi tiên mao. Một cái cán nhô ra từ phần nối và
kết thúc ở vòng M vốn có thể quay tự do trong màng sinh chất (hình 46). Ở các
vi khuẩn gram dương, có lẽ vòng S được gắn vào thành tế bào và không quay.
Các vòng P và L của vi khuẩn gram âm sẽ hoạt động như một cái đệm đối với
cái cán đang quay. Có một vài bằng chứng cho rằng thể gốc là một cấu trúc
thụd dộng và quay trong phức hệ protein vùi vào màng, rất giống như cái rôto
của một động cơ điện, quay ở trung tâm một vòng của nam châm điện
electromagnets (tức là stato).
• Thể gốc quay như thế nào, tức cơ chế chính xác của sự quay này còn chưa được
biết rõ. Hình 46 là một bức tranh chi tiết hơn về thể gốc ở vi khuẩn gram âm.
Phần rôto của động cơ này có lẽ chủ yếu gồm một ống trụ, một vòng M và một
vòng C nối với nó ở phía màng sinh chất của thể gốc. Hai vòng này được cấu
tạo bằng một số loại protein:
• Fli G là đặc biệt quan trọng để khôi phục sự quay của tiên mao.
• Mot A và Mot B là hai protein quan trọng nhất ở phần stato của động cơ: chúng
tạo thành một kênh proteon xuyên qua màng sinh chất, đồng thời Mot B cũng
móc phức hệ Mot với tầng peptidoglycan của thành tế bào.

Có những bằng chứng cho thấy MotA và Fli G tương tác trực tiếp trong quá trình quay
của tiên mao. Ở procaryot, sự quay này được điều khiển trực tiếp bởi ATP như đối với
tiên mao của eucaryot.

Tiên mao là một “dụng cụ” bởi rất hiệu quả của tế bào. Đối với vi khuẩn thì bơi hoàn
toàn là một “nhiệm vụ”, bởi vì nước ở xung quanh chúng thì “bao la” và “đặc quánh”
hư rỉ đường (mật mía) vậy. Nghĩa là tế bào phải “khona” nước bằng “mũi khoan” của
nó là những tiên mao hình xoắn hay hình cái khoan nút lie. Nếu hoạt động của tiên mao
ngừng lại thì tế bào cũng đứng ngay tại chỗ không di chuyển được nữa. Mặc dù môi
trường có sức cản lớn như vậy, các vị khuẩn vẫn có thể bơi từ 20 đến gần 90μm/giây,

41/261
tương đương với từ 2 đến 100 chiều dài của tế bào/giây. Trong khi đó một người chậy
rất nhanh chỉ có thể chạy được đoạn đường gấp 5 lần chiều cao cơ thể trong một giây.

Ngoài sự quay của tiên mao, vi khuẩn còn có những cách vận động khác:

• Các khuẩn xoắn (xoắn khuẩn, Spirochetes) là những vi khuẩn hình xoắn di
chuyển nhờ những chất nhầy nhớt, bằng những chuyển động uốn khúc và xoay
của một sợi đặc biệt quấn theo hướng trục tế bào, gồm những tiên mao đặc biệt.
• Nhiều vi khuẩn khác thì di động theo kiểu trượt (gliding mibility). Đó là trường
hợp của vi khuẩn lam (Cyanobacteria), vi khuẩn nhầy (Myxobacteria), các
Cytophaga và một số Mycoplasma. Mặc dù không có những cấu trúc bên ngoài
tế bào chuyên trách về chuyển động theo kiểu trượt, những vi khuẩn này vẫn có
thể di chuyên trên cách bề mặt cứng với tốc độ tới 3 μm/giây.

Đọc thêm chuyên mục Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? Bài VI KHUẨN CHUYỂN ĐỘNG
TRƯỢT NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi

1.a) Nêu những đặc điểm chủ yếu và những chức năng chủ yếu của bốn hệ thống tiết
protein.

b) Hệ thống tiết protein phụ thuộc Sec và hệ thống tiết kiểu I hoạt động như thế nào?

2. Mô tả vắn tắt: các vỏ bọc, các lớp nhầy, các glycocalyx và các lớp S. Chức năng của
chúng là gì?

3. Phân biệt các tua với pili giới tính và nêu chức năng của chúng.

4. Thảo luận các vấn đề sau đây:

- Các kiểu phân bổ tiên mao ở vi khuẩn.

- Cấu trúc tiên mao và sự tổng hợp chúng.

- Tiên mao hoạt dộng như thế nào để làm cho vi khuẩn di chuyển được?

Hoá ứng động (chemotaxis)

Không phải bao giờ vi khuẩn cũng bơi không có mục đích. Trong nhiều trường hợp cúng
bơi hướng tới nơi có chất dinh dưỡng như các đường, axit amin v.v... hoặc bơi tách xa
các chất có hại và các chất thải của chúng. Ngoài ra, vi khuẩn còn đáp ứng với những
yếu tố của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, trọng trường… (Xem chuyên mục Bạn có
biết? Bạn nghĩ gì?, bài CÁC NAM CHÂM SỐNG). Chuyển động hướng tới các chất

42/261
có ích và tránh xa các chất có hại được gọi là hoá ứng đọng (chemotaxis). Tập tính này
rõ ràng có lợi cho vi khuẩn.

Dưới đây là một thực nghiệm để quan sát hoá ứng động. Một ống nhỏ kiểu mao quản
chứa đầy chất có ích cho vi khuẩn được nhúng vào một huyền dịch vi khuẩn. Khi chất
này khuếch tán từ đầu mao quản vào huyền dịch, vi khuẩn tụ tập tới đầu ống và bơi được
lên phía trên ống. Số lượngvi khuẩn trong ống sau một khoảng thời gian ngắn phản ánh
mức độ hấp dẫn của chất trong ống và tốt cộ hoá ứng động. Các hoá ứng động dương
tính và âm tính cũng có thể được khảo sát bằng các nuôi cấy trên đĩa petri (hình 47). Nếu
vi khuẩn được cấy vào phần giữa của một đĩa thạch chứa một chất hấp dẫn thì chúng sẽ
làm cạn kiệt vùng đó, rồi bơi ra phía ngoài ngược chiều của gradiemt hấp dẫn mà chúng
đã tạo nên. Trong trường hợp ngược lại, nếu một khoanh giấy thấm một chất có hại được
đặt vào một đĩa thạch bán lỏng chứa sẵn vi khuẩn, thì các vi khuẩn này sẽ bơi ra xa vùng
chất độc hại ấy, do đó tạo nên một vùng trong suốt xung quanh khoanh giấy (hình 48).

Các vi khuẩn có thể đáp ứng với những nồng độ rất thấp của chất hấp dẫn (từ 10-8M đối
với một số loại đường), mức độ đáp ứng của chúng tăng theo nồng độ chất hấp dẫn. Còn
đối với các chất có hại thì thông thường chúng chỉ cảm nhận được ở những nồng độ cao
hơn. Nếu một chất hấp dẫn và một chất cần phải tránh xa cùng có mặt thì vi khuẩn sẽ so
sánh hai tín hiệu này để có đáp ứng đối với hoá chất nào có nồng độ gây ra đáp ứng.

Các chất hấp dẫn và các chất cần phải tránh xa được vi khuẩn phát hiện nhờ các hoá thụ
thể (chemoreceptors). Đó là những protein đặc biệt có nhiệm vụ liên kết với các chất và
chuyển những tính hiệu này tới những hợp phần khác của hệ thống cảm nhận hoá chất
(chemosensing). Cho tới nay người ta biết được khoảng 20 hoá thụ thể dùng để nhận ra
các chấp hấp dẫn và 10 hoá thụ thể dành cho các chất cần phải tránh xa. Những protein
của hoá thụ thể này có thẻ nằm ở khoang chu chất hoặc ở màng sinh chất. Một số thụ
thể tha gia vào những giai đoạn đầu của sự vận chuyển đường vào tế bào.

Tập tính hoá ứng động của vi khuẩn đã được nghiên cứu bằng kính hiển vi dõi theo sự di
động (tracking microscope), là loại kính hiển vi có khả năng tự động giữ một vi khuẩn
riêng lẻ trong tầm nhìn dù nó đang di động. Trong một môi trường không có gradien
hoá học, E.coli và các vi khuẩn khác di chuyển một cách ngẫu nhiên. Một vi khuẩn di
chuyển theo đường thẳng hoặc hơi cong, tức một quãng đường nào đó, trong một vài
giây, sau đó nó sẽ dừng lại và di chuyển “dò dẫm” theo hướng khác. Sau khi di chuyển
dò dẫm như vậy, nó di chuyển theo một hướng khác (hình 49). Khi vi khuẩn đã tiếp xúc
với một gradient của chất hấp dẫn, nó ít di ngược lại hơn, tức là có quãng đường dài
hơn, trong lúc đi ngược gradien này, trái lại, nó thường xuyên di ngược trở lại với nhịp
độ thông thường, nếu nó đang đi xuôi chiều gradien đó. Kết quả là vi khuẩn đi ngược
gradien của chất hấp dẫn. Tập tính được định hình nhờ những thay đổi nhất thời về nồng
độ hoá chất: vi khuẩn so sánh môi trường hiện thời của nó trước thì sự dfi “dò dẫm”
giảm xuống và quãng đường đi được là dài hơn. Trong trường hợp của chất cần phải
tránh xa thì nó đáp ứng theo cách ngược lại: tần xuất đi ngược lại giảm xuống (quãng

43/261
đường đi được dài ra nếu vi khuẩn đang đi xuôi gradien, nghĩa là đang đi xa dần khỏi
chất cần tránh xa.

Mặc dù ứng động – tức chuyển động có hướng - của vi khuẩn là có thật, nhưng nên nhớ
rằng đó chỉ là trường hợp đặc biệt. Nếu môi trường sống của vi khuẩn là ổn định, thì
vi khuẩn có xu thế di chuyển ngẫu nhiên. Nghĩa là, có một trật tự ngẫu nhiên của các
quãng đường đi được, sau đó là sự chuyển “dò dẫm”. Nếu vi khuẩn đi được một quãng
đường theo hướng của các điều kiện được cải thiện, thì sự “dò dẫm” giảm xuống sao
cho tế bào có xu thế di chuyển ưa thích. Có thể nói rằng sự di chuyển ngẫu nhiên theo
hướng thiên về hướng của chất hấp dẫn và tránh xa các chất cần tránh. Các tế bào riêng
lẻ không chọn một hướng cụ thể nào. Thay vào đó, chúng xác định xem có nên tiếp tục
hướng đang di hay không.

Cơ chế hoá ứng động ở E. coli

Chúng ta đã biết rằng các vi khuẩn nói chung bơi về phía trước do sự quay tiên mao
ngược chiều kim đồng hồ, còn sự lộn về phía sau là do sự quay tiên mao thuận chiều
kim đồng hồ. Vì khuẩn phải có khả năng đáp ứng với những gradient theo cách sao cho
chúng quần tụ trong những vùng giàu dinh downgx và có nồng độ oxy thích hợp, đồng
thời tránh những chất có hại.

E. coli có bốn hoá thụ thể khác nhau, mỗi loại nhận biết một chất hoặc một nhóm chất
sau đây:

• Serin
• Aspartat và maltoza
• Riboza và galactoza
• Các dipeptit.

Các hoá thụ thể này thường được gọi là các proten hoá ứng động tiếp nhận metyl-
accepting chemotaxis. MCPs). Có lẽ chúng nằm trong các mảng thường ở đỉnh của một
tế bào hình que như E.coli. Các MCP không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quay
của tiên mao nhưng gây tác động thông qua nhiều protein. Kết quả là toàn bộ quá trình
này gây ra một đáp ứng của môtơ trong vòng dưới 200 phần ngàn (1/5) giây.

Cơ chế phân tử của hoá ứng động là rất phức tạp. Cơ chế này liên quan đến những thay
đổi cấu hình không gian của protein, liên quan đến sự metyl hoá protein, sự photphoryl
hoá protein CheA được sự photphoryl hoá nhờ ATP. Protein được photphoryl hoá này
có thể nhường photphat của nó cho protein CheY, chất này sau đó tương tác với protein
“công tác” FliM tại gốc tiên mao để làm quay tiên mao theo chiều kim đồng hồ, do đó
làm cho tế bào lộn ngược lại. Ngược lại, nếu chất dinh được gắn vào một MCP, thì sẽ
gây ra sự tách photphat ra khỏi CheA, làm cho tiên mao quay ngược chiều kim đồng hồ
và tế bào tiến về phía trước. Nếu không có mặt các chất hấp dẫn và các chất độc hại, thì

44/261
hệ thống sẽ duy trì những mức độ trung gian của photphat trong CheA và trong CheY.
Điều này làm cho tế bào di chuyển một cách ngẫu nhiên bình thường. Nói một cách
chung nhất, hệ thống hoá ứng động có một protein cảm nhận (“giác quan”) có thể được
photphoryl hoá. Protein được photphoryl hoá này sau đó gây ra sự photphoryl hoá một
protein khác để gây ra đáp ứng. Như chúng ta sẽ thấy về sau trong các chuyên đề khác,
hệ thống này được gọi là một hệ thống photphoryl hoá có hai hợp phần. Những chi tiết
phân tử của hệ thống có hai hợp phần này. Tuy nhiên, ngay ở đây cần chú ý rằng: Vi
khuẩn có một cơ chế tương tự như cơ chế hoá ứng động, để đáp ứng với những nhân
tố khác của môi trường, như oxy (khi ứng động, aerotaxis), ánh sáng (quang ứng động,
phototaxit), nhiệt độ (nhiệt ứng dộng thermotaxis) và áp suất thẩm thấu (thẩm thấu ứng
động, osmotaxis).

Đọc thêm về hệ thống photphoryl hoá có hai hợp phần.

Nội bào tử (Endospore) của vi khuẩn

Đó là một cấu trúc dạng nghỉ, có tính đè kháng đặc biệt, của một số vi khuẩn gram
dương. Các nội bào tử phát triển bên trong các tế bào sinh dưỡng của một số chí như:
Bacillus và Clostrdium 9các trực khuẩn) Sporosarcina (các cầu khuẩn) và những chi
khác. Những cấu trúc này cực kỳ bền vững trước những điều kiện bất lợi của môi trường
như nhiệt độ cao, bức xạ tử ngoại, bức xạ gama,c ác hoá chất sát khuẩn, sự khô hạn và
sự thiếu dinh dưỡng. Trong thực tế, một số nội bào tử vẫn còn sống khoảng 100000 năm
và các bào tử của xạ khuẩn (không phải là các nội bào tử thực sự) được tìm thấy ở trạng
thái còn sống trong bùn đã 7500 năm tuổi. Do các nội bào tử có tính đề kháng và vì rằng
một số vi khuẩn có khả năng sinh nội bào tử là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nên
các nội bào tử có ý nghĩa thực tiễn lớn trong vi sinh vật học thực phẩm, vi sinh vật học
công nghiệp và y vi sinh vật học. Điều này liên quan đến sự khử trùng các dung dịch và
các đồ vật cứng. Nội bào tử thường sống sót qua sự đun sôi hàng giờ, vì vậy người ta
thường dùng các nối hấp (autoclaves) để khử trùng nhiều vật liệu.

Nội bào tử cung có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Vì rằng vi khuẩn tạo ra những thực thể
phức tạp này theo một cách rất “khoa học” trong khoảng thời gian vài giờ, cho nên sự
tạo thành bào tử là vô cùng thích hợp để nghiên cứu sự tạo thành những cấu trúc sinh
học phức tạp. Trong môi trường sống tự nhiên, nội bào tử giúp tế bào sống sót trong
điều kiện khô hạn hoặc thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, do sức đề kháng mạnh của bào tử
đối với các điều kiện bất lợi, một số nhà khoa học cho rằng chúng là những mầm sống
đầu tiên trên trái đất, và chúng đến từ ngoài trái đất. Đọc thêm chuyên mục Bạn có biết?
Bạn nghì gì?, Bài Bào Tử và vấn đề nguồn gốc sự sống.

Nội bào tử có thể được nghiên cứu qua kính hiển vi quang học cũng như kính hiển
vi điện tử. Vì các bào tử không cho hầu hết các thuốc nhuộm thấm qua, nên chsung
ta thường nhìn thấy chúng là những vùng không bắt màu trong tế bào vi khuẩn được

45/261
nhuộm bằng xanh metylen và bằng các thuốc nhuộm khác dùng để nhuộm đơn vị khuẩn.
Các thuốc nhuộm riêng cho bào tử được dùng để làm cho chúng được nhìn thấy rõ.

Vị trí của bào tử trong tế bào chứa nó, tức là trong thể mang bào tử (sporangium) thường
khác nhau từ loài này sang loài khác, do đó thường được xem xét để nhận biết vi khuẩn.
Các bào tử có thể nằm ở giữa tế bào, nằm hơi lệch về một đỉnh tế bào, hoặc nằm hẳn ở
một đỉnh (hình 50). Đôi khi bào tử lớn đến mức nó làm tế bào chữa s nó phình to ra.

Cấu trúc của nội bào tử, như thấy qua ảnh hiển vi điện tử, là rất phức tạp. (hình 51). Qua
đó có thể phân biệt các cấu trúc sau đây:

• Vỏ ngoài bào tử (exosporium), mỏng và có cấu tạo tính vi,


• Áo bào tử (spore coat) nằm bên trong vỏ ngoài, được cấu tạo bằng một vài lớp
protein và có thể rất dầy. Nó không cho nhiều phân tử chất độc đi qua và chịu
trách nhiệm về tính đề kháng hoá chất của bào tử. Áo bào tử cũng có thể chứa
các enzym liên quan đến sự nẩy mầm của bào tử.
• Vỏ (coretx), có thể chiếm tới một nửa khối lượng bào tử, nằm bên trong vỏ bào
tử. Nó được cấu tạo từ peptidoglycan có ít liên kết ngang hơn sơ với phần này
của tế bào dinh dưỡng.
• Thành tế bào của bào tử (spore cell uall), hoặc thành của lõi (corewall), nằm
phía trong vỏ và bao bọc lấy thể nguyên sinh chất (protoplast).
• Thể nguyên sinh chất của bào tử, tức lõi của bào tử (protoplast, hoặc core) có
chứa những cấu trúc tế bào bình thường như các ribosom và một nucleoit
nhưng không có hoạt động trao đổi chất.

Người ta chưa biết chính xác vì sao nội bào tử bền như vậy đối với sức nóng và các tác
nhân gây chết khác. Có tới 15% trọng lượng khô của bào tử là axt dipicolinnic (hình 52)
tạo phức với các ion canxi, axit này có trong lõi bào tử. Trong một thời gian dài người
ta từng nghĩ rằng axit dipicolinic là nguyên nhân trực tiếp của tính bền nhiệt. Tuy nhiên
sau đó đã phân lập được các thể đột biến bền nhiệt mà không chứa axit này. Canxi góp
phần vào tính đề kháng đối với sức nóng ẩm, với các tác nhân oxy hoá và dôi khi với
sức nóng khô. Có lẽ, canxi – dipicolinat thường làm bền các axitnucleic của bào tử. Mới
đây đã phát hiện thấy trong nội bào tử có các protein nhỏ, được chuyên hoá, liên kết với
AND, hoà tan trong axit. Chúng liên kết dày đặc với AND của bào tử và bảo vệ nó khỏi
bị làm hại do sức nóng, bức xạ, sự khô cạn và các hoá chất.

Sự mất nước của protoplast là rất quan trọng đối với tính bền nhiệt. Vỏ (cortex) có thể
làm mất nước của protoplast bằng cách thẩm thấu, do vậy bảo về nó tránh tác hại của cả
sức nóng và bức xạ.

Áo bào tử (coat ) hình như cũng bảo vệ bào tử chống các enzym và các hoá chất, như
hydro peroxit chẳng hạn.

46/261
Cuối cùng, nội bào tử chứa một số enzym sửa chữa AND. AND được sửa chữa trong
khi bào tử nảy mầm và sinh trưởng mạnh lên sau khi lõi đã hoạt động trao đổi chất trở
lại.

Tóm lại, tính bền nhiệt của nội bào tử có lẽ là do một số nhân tố sau đây:

• Canxi - dipicolinat và sự làm bền AND do protein tan trong axit


• Sự mất nước của protoplast
• Áo bào tử
• Sự sửa chữa AND
• Tính ổn định hơn của các protein của tế bào ở những vi khuẩn thích ứng để sinh
trưởng ở nhiệt độ cao, và
• Các nhân tố khác.

Sự tạo thành bào tử (sporogenensis hay sporulation0 thường bắt đầu khí sinh trưởng
ngừng do thiếu các chất dinh dưỡng. Đó là một quá trình phức tạp và có thể được chia
thành bảy giai đoạn (hình 53)

• Giai đoạn I: Hình thành một sợi dạng trục của chất nhân.
• Giai đoạn II: Màng tế bào gấp khúc vào trong để bao lấy phần AND và sinh ra
vách ngang của tiền vào bào tử (forespore).
• Giai đoạn III: Màng tiếp tục sinh trưởng và bao bọc lấy bào tử non trong một
màng thứ hai.
• Giai đoạn IV: Vỏ được đặt xuống phía dưới, trong khoảng không giữa hai
mang; cả canxi và axit dipicolinic được tích luỹ.
• Giai đoạn V: Sau đó, các áo protein được hình thành xung quanh vỏ.
• Giai đoạn VI: Sự chín (thành thục, maturation) của bào tử.
• Giai đoạn VII: các enzym phân huỷ thể mang bào tử (sporangium) để giải
phóng bào tử.

Sự tạo thành bào tử kéo dài khoảng 10 giờ ở Bacillus megaterium.

Sự biến đổi các bào từ (dạng nghỉ) thành các tế bào sinh dưỡng (hoạt động) là một quá
trình phức tạp không kém sự hình thành bào từ và gồm ba giai đoạn:

• Sự hoạt hoá.
• Sự nảy mầm và
• Sự sinh trưởng mạnh.

Thông thường, một nội bào tử không nảy mầm hoàn hảo, thậm chí trong một môi trường
giàu dinh dưỡng, trừ khi nó được hoạt hoá. Sự hoạt hoá là một quá trình chuẩn bị cho
các bào tử nảy mầm và là kết quả của những xử lý như đun nóng chẳng hạn. Sau đó
bào tử nảy mầm, thoát khỏi trạng thái nghỉ. Sự nảy mầm được nhận biết qua sự trương
(phồng) lên của bào tử, sự vỡ hoặc tiêu biến của áo bào tử, sự mất tính kháng nhiệt và

47/261
kháng các điều kiện bất lợi khác, mất tính chiết quang, sự giải phóng các hợp phần của
bào tử và sự tăng hoạt tính trao đổi chất. Nhiều chất trao đổi bình thường hoặc chất dinh
dưỡng (các axit amin và các đường) có thể gây ra sự nảy mầm của bào tử đã được hoạt
hoá. Sau giai đoạn nảy mầm bào tử sinh trưởng mạnh. Proteoplast của bào tử tạo thành
những hợp phần mới, nhô ra khỏi những phần còn lại của áo bào tử và phát triển trở lại
thành một vi khuẩn hoạt động (hình 54).

Bạn có biết? Bạn nghĩ gì ? BÀO TỬ VÀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

Có hai nhóm giả thuyết chính về nguồn sự sống trên trái đất. Một nhóm giả thuyết phổ
biến ở thế kỷ 19 cho rằng sự sống trên trái đất bắt nguồn từ các hành tinh khác trong vũ
trụ. Nhóm giả thuyết thứ hai được biết đến vào đầu thứ kỷ 20, trong đó có thuyết của
Aleksandr Ivanovitch Oparine (người Nga), cho rằng sự sống bắt nguồn từ vật chất vô
cơ trên trái đất.

Mới đây, nhà thiên văn học người Anh, Fred Hoyle, đã làm sống lại những giả thuyết
của thế kỷ 19, dựa trên nghiên cứu của ông về sự hấp thụ bức xạ do các đám bụi trong
khoảng giữa các vì sao. Hoyle cho rằng các hạt bụi nói trên đã từng là những tế bào
sống, chúng đã bị phân huỷ, và rằng buổi bình minh của sự sống trên trái đất được bắt
đầu từ sự “cập bến” vào trái đến của nội bào tử vi khuẩn đã sống sót trải qua cuộc hành
trình của chúng trong vũ trụ.

Gần đây nhất, Peter Weber và J. Mayo Greenberg ở Trường Đại học Leiden (Hà Lan)
đã nghiên cứu sự sống sót của nội bào tử của Bacillus subtilis trong điều kiện độ chân
không rất cao, nhiệt độ thấp, bức xạ tử ngoại. Các số liệu của họ cho thấy cớ lẽ các
nội bào tử trong một đám mây phân tử ở khoảng giữa các vì sao có thể sống sót trong
khoảng thời gian từ 4,5 đến 45 triệu năm. Các đám mây phân tử di chuyển trong vũ trụ
với vận tốc đủ để vận chuyển vào các bào tử giữa các hệ mặt trời trong khoảng thời gian
nói trên. Mặc dù những kết quả này không chứng tỏ rằng sự sống bắt nguồn từ ngoài trái
đất, nhưng chúng phù hợp với dự đoán cho rằng các vi khuẩn có thể có khả năng “du
hành” giữa các hành tinh nào đủ điều kiện cho sự sống.

Câu hỏi:

1. Mô tả cấu trúc của nội bào tử của vi khuẩn qua một sơ đồ chú thích
2. Mô tả vắn tắt sự tạo thành bào tử và sự nảy mầm bào tử.
3. Bào tử có vai trò gì đối với vi khuẩn sinh ra nó?
4. Giải thích tính bền nhiệt của bào tử.

48/261
TÓM TẮT

Tổng quan về cấu trúc của tế bào procaryot

• Vi khuẩn có thể có hình cầu (cocci), hình que (bacilli), hình xoắn, hoặc hình sợi
chỉ; chúng có thể tạo các chồi, các thân; thậm chí chúng có thể không có hình
dạng đặc trưng (pleomorphic).
• Các tế bào vi khuẩn có thể quần tụ với nhau sau khi phân bào, để tạo thành các
cặp, các chuỗi và các đám, với hình dạng và kích thước khác nhau.
• Tất cả vi khuẩn đều không có nhân thực sự, (tức thuộc loại procaryot) và có cấu
trúc đơn giản hơn các tế bào eucaryot là những tế bào có nhân thật sự. Bảng 2
tóm tắt các chức năng chủ yếu của các cấu trúc của vi khuẩn.

2. Các màng tế bào procaryot

• Màng sinh chất và hầu hết các màng khác được câu tạo bằng một lớp lipit kép,
trong đó các protein xuyên màng được vùi vào. Các protein ngoai vi thì được
gắn lỏng lẻo hơn vào các màng.
• Màng sinh chất có thể lõm vào bên trong tế bào để tạo nên một số cấu trúc đơn
giản, như bộ máy quang học, bộ máy hô hấp và cõ lễ là cả mesosom nữa.

Khối chất nguyên sinh

Khối chất nguyên sinh chứa các thể ẩn nhập và các ribosom.

Nucleoit

Vật liệu di chuyển của tế bào procaryot nằm trong một vùng được gọi là nucleoit và
thường không có màng bao quanh.

Thành tế bào procaryot

• Hầu hết vi khuẩn có thành tế vào ở bên ngoài màng sinh chất, để tạo hình dáng
cho chúng và bảo vệ chúng khỏi tác hại của áp suất thẩm thấu.
• Thành tế bào vi khuẩn có thành phần hoá học phức tạp và chứa peptidoglycan
hay còn gọi là murein.
• Các vi khuẩn được sắp xếp vào một trong hai nhóm gram dương và gram âm
trên cơ sở khác nhau về cấu trúc của thành tế bào và kết quả của phép nhuộm
Gram.
• Thành tế bào gram dương có một tầng dầy, đồng nhất của peptidoglycan và các
axit teichoic. Thành tế bào gram âm có một tầng peptodoglycan mỏng dược bao
quanh bởi một màng ngoài phức tạp chứa các lipôplysaccarit (LPSs) và những
hợp phần khác.

49/261
• Một số vi khuẩn, ví dụ các Mycoplasma không có thành tế bào.

Sự tiết protein ở các procaryot

Các tế bào procaryot có thể tiết các protein ra ngoài nhờ một số hệ thống tiết khác nhau.

Các hợp phần bên ngoài thành tế bào

• Đó là các cấu trúc như: vỏ (capsule), tua (fimbriae) và lông giới tính (sex pili).
• Nhiều vi khuẩn có thể di chuyển, thường là nhờ các cơ quan tử hình sợi có tác
dụng như một động cơ, được gọi là các tiên mao.
• Các loài vi khuẩn khác nhau về số lượng và sự phân bố các tiên mao.
• Sợi tiên mao là một sợi xoắn cứng, nó quay như một chân vịt của tàu thuỷ hoặc
cánh quạt của máy bay để đẩy vi khuẩn đi trong nước.

Hoá ứng động (chemotaxis)

Các vi khuẩn di động có thể đáp ứng với những gradien của chất hấp dẫn hay chất có
hại. Hiện tượng này được gọi là hoá ứng động.

Nọi bào tử của vi khuẩn

Một số vi khuẩn sống sót trong những điều kiện bất lợi của môi trường, nhờ sự tạo thành
nội bào tử, là một cấu trúc dạng nghỉ, đề kháng với sức nóng, với sự khô hạn và nhiều
hoá chất.

Câu hỏi suy luận và ôn tập

1. Liệt kê các cấu trúc chủ yểu của tế bào procaryot đã được đè cập trong chuyên
đềnày và mô tả vắn tắt các chức năng của từng cấu trúc.
2. Một số nhà vi sinh vật học tin rằng sinh chất có liên quan đến sự tổng hợp
ADN trong quá trình sinh sản ủa vi khuẩn. Hãy chứng minh điều này.
3. Hãy thảo luận về một cơ chế có thể có của sự bắt màu khác nhau giữa vi khuẩn
gram dương và gram âm, dựa trên sự khác nhau về cấu trúc và về hoá học giữa
hai loại thành tương ứng.
4. Sự tự lắp ghép là gì tầm quan trọng của nó đối với tế bào.
5. Vi khuẩn có thể tạo nội bào như thế nào.

Câu hỏi suy luận – phê phán

1. Hãy đưa ra một mô hình về cấu tạo của một tiên mao trong màng của một vi
khuẩn gram dương. Mô hình này sẽ cần phải thay đổi như thế nào để diễn tả
cấu tạo của một tiên mao ở màng của vi khuẩn gram âm?

50/261
2. Nếu anh (chị) không có kính hiển vi, anh (chị) sẽ làm gì để biết được một tế
bào là tế bào procaryot hay tế bào eucaryot? Biết rằng cơ thể đó có thể được
nuôi dễ dàng trong phòng thí nghiệm.
3. Tầng peptidoglycan của vi khuẩn được ví như tấm áo giáp phép bằng các mảnh
kim loại mặc bên trong tấm áo giáp liền của hiệp sĩ thời trung cổ. Nó vừa có tác
dụng bảo vệ, vừa linh hoạt (không cứng nhắc). Anh (chị) có thể mô tả những
cấu trúc khác trong sinh học mà có chức năng tương tự? Những cấu trúc ấy có
thể được thay thế hoặc cải niến như thế nào để không cản trở sinh trưởng của
cơ thể mang nó?

51/261
Dinh dưỡng của vi sinh vật
Mở đầu

Tế bào vi sinh vật cũng là những thực thể vật chất của các nguyên tố hóa học. Tuy
nhiên, đó là các thực thể sống (cơ thể sống), chúng có quá trình trao đổi vật chất và năng
lượng với môi trường ngoài để tồn tại và sinh trưởng. Quá trình trao đổi vật chất và năng
lượng ấy bao gồm sự thu nhận vật chất từ bên ngoài vào để phân hủy chúng nhằm tạo
ra năng lượng cho tế bào (nếu không lấy năng lượng ánh sáng), và tổng hợp lại (mới)
thành các hợp phần của tế bào. Như vậy cơ thể cần phải được cung cấp các nguyên liệu
tho hay còn gọi là các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng (nutrients) là những chất
được dùng cho sinh tổng hợp và/ hoặc để tạo năng lượng cho tế bào, có nghĩa là chúng
cần thiết cho sinh trưởng của tế bào và cơ thể. Có thể hiểu theo nghĩa rộng, dinh dượng
(nutrition) là toàn bộ các quá trình hấp thụ các chất vô cơ và hữu cơ từ môi trường ngoài
vào tế bào, và đào thải cặn bã của sự chuyển hóa ấy ra khỏi tế bào. Quá trình chuyển
hóa (metabolism) gồm sự phân hủy các chất đã hấp thụ để giải phóng năng lượng và sự
tổng hợp các chất của tế bào thì tiêu tốn năng lượng. Sự hấp thụ và sự thải bỏ các chất
cũng tiêu tốn năng lượng. Tế bào cần phải hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng chứa các
nguyên tố mà tế bào vốn có. Nói cách khác, nhu cầu dinh dưỡng phản ánh thành phần
nguyên tố của tế bào.

Trong nghiên cứu và trong sản xuất, người ta nuôi vi sinh vật trên các môi trường dinh
dưỡng, nơi chứa các chất cần thiết mà chúng có thể hấp thụ để có thể tồn tại và sinh sống
được. Trên các môi trường dinh dưỡng, vi sinh vật được nuôi thành dạng thuần khiết
(chủng thuần khiết) để nghiên cứu các đặc tính của chúng, cũng như để thu nhận thêm
các sản phẩm của chúng nhờ một quá trình sản xuất công nghiệp nào đó.

Thông thường các phân tử chất dinh dưỡng không thể đi vào tế bào theo cơ chế khuếch
tán thụ động, chúng phải được vận chuyển vào tế bào nhờ ba cơ chế khác, theo đó các
protein vận chuyển nằm trong màng tế bào đóng vai trò quan trọng. Về phần các vi sinh
vật cucaryot thì chúng còn có thể sử dụng cơ chế nhập nội bào (endocytosis)

Câu hỏi :

1. Định nghĩa chất dinh dưỡng (nutrients) và sự dinh dưỡng (nutrition).


2. Khái niệm chất dinh dưỡng và sự dinh dưỡng ở đây được dùng riêng cho vi
sinh vật hay cho cả thực vật, động vật?
3. Vì sao tế bào cần thực hiện dinh dưỡng?
4. Hiểu sơ bộ thế nào là môi trường dinh dưỡng của vi sinh vật?
5. Việc nuôi vi sinh vật trên các môi trường dinh dưỡng nhằm những mục đích
thực tiễn gì?

52/261
6. Các protein vận chuyển là thành phần của màng tế bào có vai trò gì trong sự
dinh dưỡng của tế bào?

Thành phần nguyên tố của yế bào liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng

Thành phần nguyên tố của tế bào

Mọi tế bào đều chứa 10 – 12 nhuyên tố đa lượng và rất nhiều nguyên tố vi lượng. Các
nguyên tố đa lượng cần được cung cấp với lượng lớn, vì chúng tham gia vào các hợp
chất hóa học chiếm lượng lớn trong tế bào, như các cacbohydrat, các lipit, các protein,
bà các axit nucleic. Những nguyên tố vi lượng thì chỉ cần được cung cấp với lượng rất
nhỏ, vì chũng tham gia vào các hợp phần hóa học chiếm lượng nhỏ trong tế bào, như
các enzym và các cofacto. Trong [link] dưới đây có nêu ra tỷ lệ % của từng nguyên tố
đa lượng và các nguyên tố vi lượng so với sinh khối khô của vi sinh vật.

Thành phần nguyên tố của sinh khối vi sinh vật

% trọng lượng khô b


Phạm
Trung bình
vi
Nguồn điển hình được dùng cho vi sinh
vật trong môi trường

45c –
Cacbon 50 CO2, chất hữu cơ
58d

18e –
Oxy 21 H2O, O2, chất hữu cơ
31f

5g –
Nitơ 12 NH3, NO3- , chất hữu cơ
17h

6g –
Hydro 8 H2O, chất hữu cơ
8h

1,2i –
Photpho 3 PO43- , P hữu cơ
10
0,3 –
Lưu huỳnh 1
1,3 SO42-, H2S, S hữu cơ

53/261
0,2k K+ ( thường có thể thay
Kali 1
– 5l bằng Rb+)

Natri 1 Na+
0,02
Canxi 1
– 2,0 Ca2+

Clo 0,5 Cl-

Sắt 0,5
0,01 Fe3+, Fe2+, các phức chất
– 0,5 hữu cơ của sắt.

Magie 1 Mg2+
Tồng các nguyên tố vi lượng (Mo, Ni, Co, Được hấp hụ dưới dạng
0,5
Mn, Zn, W, Se, v.v…) các ion vô cơ.

1. Theo các số liệu của Tempest (1969), Pirt (1975), Herbert (1976), của phòng
thí nghiệm ủa T. Egli – trong The Desk Encyclopedia of Microbiology (2004),
và của H.G.Schlege; (2007).
2. Các tế bào chứa nước tới 70% và vật chất khô chỉ 30%, theo trọng lượng. Các
số liệu trung bình ở đây là của các tế bào gram âm được sinh trưởng trong sự
nuôi gián đoạn với sự dư thừa mọi chất dinh dưỡng, ở µmax.
3. Các tế bào được nuôi với sự giới hạn nguồn cacbon, chúng không chứa chất dự
trữ.
4. Các tế bào được nuôi với ự giới hạn nguồn nitơ và dư thùa nguồn cacbon,
chúng tích lũy PHA hoặc glycogen.
5. Các tế bào sinh trưởng với sự giới hạn nguồn nitơ và tích lũy các lipit trung
tính.
6. Các tế bào sinh trưởng với sự gới hạn nguồn nitơ và tích lũy glycogen.
7. Như mục d.
8. Những tế bào sinh trưởng với µ cao, chúng chứa nhiều ARNr.
9. Những tế bào sinh trưởng với sự giới hạn P.
10. Những tế bào tích lũy chất dự trữ polyphotphat.
11. Báo tử của Bacillus gram dương.
12. Các trực khuẩn gram dương.
13. Các tế bào được nuôi với sự giới hạn magie, và có tốc độ sinh trưởng thấp.

Câu hỏi

1. Hiểu thế nào là các nguyên tố đa lượng, vi lượng của vi sinh vật?
2. Hãy đưa ra một tỷ lệ phần trăm gần đúng nói lên lượng nước và lượng vật chất
không chứa nước trong tế bào vi sinh vật. Với tế bào các cơ thể khavs thì sao?

54/261
3. Hãy kể ra 6 nguyên tố chiếm lượng nhiều nhất trong tế bào vi sinh vật theo thứ
tự giảm dần.
4. Hãy kể ra, càng nhiều càng tốt, những chất hoặc loại chất hay được dùng nhất
để cung cấp các nguyên tố cho vi sinh vật.
5. Phân tích vì sao lượng cacbon trong tế bào của một phạm vi nào đó; nếu có thể,
hãy đưa ra những con số cụ thể.
6. Hãy làm tương tự cho một vài nguyên tố đa lượng khác.

Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật

Môi trường dinh dưỡng

Để sinh trưởng trong điều kiện phòng thí nghiệm, vi sinh vật cần được cung cấp mọi
nguyên tố tham gia vào vật chất tế bào, nghĩa là phải được cung cấp mọi chất là nguồn
các nguyên tố ấy ở dạng có thể sử dụng được, hay là phải được cung cấp một môi trường
dinh dưỡng (nutrient medium), hay còn gọi là môi trường nuôi (culture medium).

Thành phần của một môi trường dinh dưỡng đơn giản và một dung dịch gốc của các
nguyên tố vi lượng được nêu trong [link] và [link]. Như có thể thấy thông qua các bảng
này, đa số các nguyên tố được đưa vào môi trường dưới dạng muối của chúng.

Thành phần của một dung dịch dinh dưỡng tổng hợp đơn giản
Chất Lượng
Glucozơ 5,0 g
NH4Cl 1,0 g
KH2PO4 0,5 g
MgSO4.7H2O 0,2 g
FeSO4.7H2O 0,01 g
CaCl2.2H2O 0,01 g
Nước 1000 ml
Dung dịch gốc của các nguyên tố vi lượng (bảng 4.3) 1,0 ml

Dung dịch gốc của các nguyên tố vi lượng


Chất Lượng
CoCl2.6H2O 200 mg
MnCl. 4H2O 100 mg

55/261
ZnCl2 70 mg
NaMoO4.2H2O 50 mg
NiCl2.6H2O 25 mg
NaSeO3.5H2O 3 mg
CuCl2.2H2O 2 mg
HCl (25%) 1 mg
1000
Nước cất
ml
Với một số vi sinh vật thì còn cần bổ sung vào dung dịch trên
10 mg
đây:NaVO3.H2O
H3BO3 6 mg
NaWO4.2H2O 3 mg

Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản và nhu cầu dinh dưỡng bổ sung

Để sinh trưởng mọi vi sinh vật đều cần cung cấp một nguồn cacbon (thường cũng là
nguồn năng lượng), một nguồn nitơ (vô cơ hoặc hữu cơ), và nguồn các chất kháng khác
(đa lượng hoặc vi lượng). Nhu cầu về những chất như vậy được coi là nhu cầu dinh
dưỡng cơ bản, bởi vì từ những “bộ ba” các chất như vật, nhiều vi sinh vật tổng hợp được
mọi chất của tế bào. Những vi sinh vật như vậy được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng,
hay cơ thể nguyên dưỡng (prototropho). Trong khi đó, một số vi sinh vật khác không
thể tổng hợp được một số chất, thuộc loại các axit amin, các bazơ nitơ như purin và
pyrimidin, hay thuộc loại các vitamin, từ những chất dinh dưỡng cơ bản trên đây. Những
chất mà chúng không tổng hợp được thuộc loại ba nhóm chất vừa nêu, được gọi là các
chất dinh dưỡng bổ sung, hay các chất bổ sung hay còn gọi là các nhân tố sinh trưởng
(growth factions) Những vi sinh vật cần được bổ sung một nhân tố sinh trưởng nào đó
vào môi trường chứa các chất dinh dưỡng cơ bản, để chúng có thể sinh trưởng, thì được
gọi các cơ thể trợ dưỡng, hay các cơ thể khuyết dưỡng (auxotrophs).

Các axit amin và các bazơ nitơ là những hợp phần của protein và axit nucleic, theo thứ
tự, do đó nhu cầu của vi sinh vật về những chất này là khá lớn. Trái lại, các vitamin là
hợp phần của các coenzym hoặc của nhóm thêm của các enzym, nên chỉ được tế bào đòi
hỏi với lượng rất nhỏ. Một ví dụ về nhu cầu vitamin của một số nhóm vi sinh vật được
nêu trong [link].

56/261
Dung dịch vitamin cần cho
các vi khuẩn đất và vi
khuẩn nước
Vitamin Lượng
Pyridoxamin 5,0 mg
Axit nicotinic 2,0 mg
Cyanocobakamin 2,0 mg
Thiamin 1,0 mg
4- aminibenzoat 1,0 mg
Pantotenat 0,5 mg
Biotin 0,2 mg
Nước cất 100 ml

2 – 3 ml dung dịch vitamin này được đưa vào 100ml dung dịch dinh dưỡng.

Câu hỏi :

1. Môi trường dinh dưỡng của vi sinh vật là gì?

2. Vì sao để chế tạo mọi môi trường dinh dưỡng đều cần phải dùng đến nước?

3. Hãy nói rõ vai trò của từng chất trong môi trường dinh dưỡng nêu ở bảng 4.2.

4. làm tương tự cho bảng 4.3.

5. đọc câu đầu tiên của mục 4.2.2.2 để trả lời:

a) Một nguồn cacbon, thông thường cũng là nguồn năng lượng cho tế bào, vậy:

- thông thường như vậy, tế bào lấy năng lượng từ đó bằng cách nào (đọc thêm 4.2.4 để
được gợi ý).

- trường hợp nào là không thông thường, khi ấy tế bào phải giải quyết nhu cầu năng
lượng của mình ra sao?

b) Giải thích ý “và các nguồn các chất khoáng khác”.

6. Có thể có khái niệm về “các chất dinh dưỡng cơ bản” của vi sinh vật được không?
Nếu có thì đólà gì? Tại sao chúng có tính cơ bản?

57/261
7. Cũng hỏi như vậy cho thực vật và động vật.

8. Các vi sinh vật nguyên dưỡng là gì?

9. a) Thế nào là các chất dinh dưỡng bổ sung hay các nhân tố sinh trưởng?

b) Có mấy loại nhân tố sinh trưởng, vai trò của từng loại trong sinh trưởng.

10. Hãy chỉ ra chỗ sai lầm trong đoạn viết sau: “Nếu dùng môi trường dnh dưỡng có
thành phần nêu ở bảng 4.2, nhưng nếu bỏ glucose đi chỉ để nuôi vi sinh vật thì vi sinh
vật sẽ không sinh trưởng được. Do vậy glucose là nhân tố sinh trưởng đối với vi sinh vật
ấy”.

11. a) Thế nào là các cơ thể trợ dưỡng hay các cơ thể khuyết dưỡng ?

b) Trong tiếng Việt, khi nói “trợ dưỡng” là có hàm ý gì và khi nói “khuyết dưỡng” có
hàm ý gì?

12. Vì sao nhu cầu về vitamin của một vi sinh vật (nếu có) là nhỏ hơn nhiều so với nhu
cầu về axit amin và bazơ nitơ của nó (nếu có).

Phân loại môi trường dinh dưỡng.

Phân loại dựa theo trạng thái vật lý

Theo các tính chất vật lý, có thể phân biệt:

- Môi trường lỏng, trong đó các chất dinh dưỡng được hòa tan trong dung dịch. Trong
môi trường lỏng, nhất là ở trạng thái được khuấy động, vi sinh vật sinh trưởng tạo thành
huyền dịch (suspenion) của các tế bào tự do.

- Môi trường đặc (hay rắn) có chứa thêm thạch (agar) là chất tạo sự đông đặc sau khi
bị đun nóng chảy và để nguội đến nhiệt độ phòng. Trên bề mặt môi trường đặc, từ một
hay một vài tế bào đứng cạnh nhau (do được cấy vào hay do nhiễm vào ngẫu nhiên),
vi sinh vật sẽ sinh trưởng thành khuẩn lạc (colony) là một tập hợp tế bào có thể nhìn
thấy bằng mắt thường hoặc sũng có thể chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi (vi khuẩn lạc,
microcolony).

Phân loại theo thành phần dinh dưỡng

Dựa theo thành phần dinh dưỡng, có thế phân biệt những loại môi trường sau đây:

- Môi trường tổng hợp(synthetic medium), hoặc môi trường có thành phần xác định
(defined medium):

58/261
Một ví dụ về môi trường tổng hợp đơn giản đã được nêu trong bảng 4.2 trên đây. Qua
đó thấy rằng nó có thành phần định tính và định lượng hoàn toàn xác định. Những môi
trường như vậy được đề ra dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm
vi sinh vật nhất định. Tuy nhiên, trng nhiều trường hợp, không cần thiết phải dùng một
môi trường có thành phần xác định như vậy, mà chỏ cần dùng một môi trường phức hợp
(được mô tả dưới đây).

- Môi trường phức hợp (complex medium)

Công thức của một môi trường phức hợp khá thông dụng, được nêu trong [link]. Những
môi trường thuộc loại này chứa các chất dinh dưỡng như chất chiết từ nấm men, từ thịt,
hoặc từ thực vật, hoặc các sản phẩm phân hủy protein từ các nguồn khác nhau, Thành
phần hóa học chính xác của các chất chiết hoặc các sản phẩm phân hủy ấy thì thay đổi
một chút qua mỗi lần chiết hoặc phân hủy, cho nên thường chúng ta cũng chỉ biết thành
phần hóa học gần đúng của một môi trường phức hợp. Do vậy, chúng ta cũng không
biết được các đặc tính dinh dưỡng chính xác của một môi trường phức hợp đang được
sử dụng.

Công thức của thạch


dinh dưỡng của một
môi trường phức hợp
cho các vi khuẩn dị
dưỡng
Hợp phần Lượng
Pepton 5,0 g
Cao thịt bò 3,0 g
Natri clorua 8,0 g
Thạch 15,0 g
Nước 1000 ml

Trong các môi trường phức hợp, nguồn cacbon (các chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon,
vừa là nguồn năng lượng), nguồn nitơ, lưu huỳnh, chủ yếu là protein. Tuy nhiên, phân
tử protein thì lớn, tương đối khó tan, nên chỉ một số ít vi sinh vật có thể sử dụng trực
tiếp. Do vậy, người ta thường dùng pepton để thay thế cho protein. Đó là một sản phẩm
thủy phân protein không hoàn toàn, chứa các peptit ngắn hơn và dễ tan hơn nên được
mọi vo sinh vật sử dụng. Về phần các nhân tố sinh dưỡng hữu cơ, chúng được cung cấp
từ cao thịt (meat extract) hoặc cao nấm men (yeast extract). Những sản phẩm được gọi
là cao này được chế ra bằng cách dùng nước để chiết rút các vitamin và các chất khoáng
từ thịt hoặc nấm men, rồi cho bay hơi nước để cô đặc những chất được chiết ra. Riêng

59/261
cao nấm men thì rất giàu các vitamin nhóm B. Trong các cao đó còn chứa cả các nitơ
hữu cơ và các hợp chất cacbon.

Trong nhiều trường hợp, mục đích của việc nuôi vi sinh vật chỉ đơn giản là thu lấy sinh
khối của chúng; khi ấy việc dùng một môi trường phức hợp là dễ dàng hơn hoặc/ và
nhanh hơn so với dùng một môi trường tổng hợp.

Thường thì một môi trường phức hợp không cần chứa các hóa chất tinh khiết, ởi các
hợp phần của nó đã chứa đủ lượng các chất dinh dưỡng cần thiết, kể cả các nguyên tố vi
lượng. Một môi trường phức hợp ở dạng lỏng thì được gọi là nước xuýt dinh dưỡng, hay
nước dùng dinh dưỡng (nutrient broth), còn nếu ở dạng đặc (có thêm thạch) thì được gọi
là thạch dinh dưỡng (nutrient agar). Thuật ngữ sau cùng nghe có vẻ “không khoa học”
bởi vifbanr thân thạch không có giá trị dinh dưỡng đối với vi sinh vật (và cả đối với ocn
người). Tuy vậy, đây là một trong những thuật ngữ đã được quen dùng.

- Môi trường tối thiểu (minimal medium) và môi trường đầy đủ (complete medium):

“Tối thiểu” ở đây có nghĩa là khi môi trường này chỉ chứa những yếu tố không thể thiếu
(nguồn cacbon, nguồn nitơ, nguồn các chất khoáng), mà không chứa một hay nhiều nhân
tố sinh trưởng mà một vi sinh vật trợ dưỡng nào đó cần được cung cấp. Ngược lại, “đầy
đủ” có hàm ý rằng có thêm cả một hay nhiều nhân tố sinh trưởng ấy. Môi trường tối
thiểu có thể được sử sụng kết hợp với môi trường đầy đủ tương ứng, để cho phép nhận
dạng một thể độtt biến trợ dưỡng để dễ dàng phân lập nó. Khi ấy, huyền dịch hỗn hợp
chứa thể hoang dại và thể đột biến được cấy trải trên một đĩa petri chứa môi trường đầy
đủ (đĩa 1); toàn bộ các khuẩn lạc xuất hiện được chuyển sang một đĩa khác chứa môi
trường tối thiểu tương ứng (đĩa 2), bằng phép “đóng dấu” (“in sao” các khuẩn lạc ấy từ
đĩa nọ sang đĩa kia bằng một “con dấu”, theo đó vị trí tương đối của chúng không thay
đổi). Một số vi khuẩn lạc của đĩa 1 sẽ không xuất hiện trên đĩa 2, đó chính là các khuẩn
lạc của thể đột biến trợ dưỡng về nhân tố sinh trưởng liên quan.

Câu hỏi:

Hãy nhấn mạnh sự đối lập nhau (về tính chất vật lý, thành phần hóa học à công dụng)
của các loại môi trường sau đây thành từng cặp: môi trường đầy đủ; môi trường lỏng;
môi trường tổng hợp; môi trường tối thiểu; môi trường đặc; môi trường phức hợp.

Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Cách thứ nhất để phân biệt các kiểu dinh dưỡng

Vi sinh vật, cũng như mọi sinh vật khác, đều phải tổng hợp chất hữu cơ cho mình, nghĩa
là đều phải được cung cấp cacbon, hydro và oxy – những nguyên tố có mặt ở mọi chất
hữu cơ. Ngoài ra, để tổng hợp chất hữu cơ và để thực hiện các chức năng khác chúng cần

60/261
được cung cấp năng lượng hoặc tạo điều kiện để tự mình tạo ra năng lượng. Muốn tạo
ra năng lượng, chúng phải thực hiện sự tách điện tử và proton ra khỏi một chất (nguồn
điện tử), vận chuyển đến một loạt các chất nhận trung gian, rồi đến chất nhận điện tử
cuối cùng. Như vậy, nều chỉ dựa trên việc vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon nào hoặc
nguồn năng lượng nào, hoặc nguồn điện tử nào, thì có thể phân biệt các cặp kiểu dinh
dưỡng như sau:

- Tự dưỡng (auto trophy) và dị dưỡng (hetero trophy)

Đó là hai kiểu dinh dưỡng sử dụng CO2 làm nguồn cacbon duy nhất hoặc chủ yểu, và
sử dụng nguồn cacbon hữu cơ, theo thứ tự. Tương ứng với hai kiểu dinh dưỡng ấy là
các cơ thể tự dưỡng (autotrophs) và các cơ thể dị dưỡng (heterotrophs). Thuộc về các cơ
thể tự dưỡng gồm có: các cơ thể procaryot như vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu
lục, màu tím, vi khuẩn không lưu hunhf màu lục, màu tím; các cơ thể eucaryot như thực
vật. Thuộc về các cơ thể dị dưỡng có: phần lớn các vi sinh vật, nhất là những vi sinh vật
quanh chũng ta (trong đất, nước) và ngay trong cơ thể chúng ta; động vật (bao gồm cả
con người).

- Quang dưỡng (phototrophy) và hóa dưỡng (chemotrophy)

Đó là hai kiểu dinh dưỡng mà các cơ thể sử dụng năng lượng ánh sáng và sử dụng năng
lượng hóa học, theo thứ tự. Năng lượng hóa học được sinh ra do sự oxi hóa các hợp chất
hữu cơ hoặc vô cơ. Tương ứng với hai kiểu dinh dưỡng ấy là các cơ thể quang dưỡng
(phototrophs) và các cơ thể hóa dưỡng (chemotrophs). Những cơ thể quang dưỡng bao
gồm: các cơ thể procaryot như vi khuẩn lam (trước đây gọi là tảo lam – lục), vi khuẩn
lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn lưu huỳnh màu tím,
vi khuẩn không lưu huỳnh màu tím và prochloron; các cơ thể eucaryot như thực vật
bậc cao, tảo đa bào màu lục, màu nâu và màu đỏ, tảo đơn bào (ví dụ các eugenoid, các
dinoflugellate, các diatom). Những cơ thể hóa dưỡng bao gồm: các cơ thể procaryot như
vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh, vi khuẩn oxy hóa sắt, vi khuẩn sử dụng hydro, vi khuẩn
nitrat hóa; các cơ thể eucaryot như động vật nguyên sinh, nấm, hầ hết vi khuẩn không
quang dưỡng trong đó có hầu hết vi khuẩn gây bệnh và tất cả động vật kể cả con người.

- Dinh dưỡng vô cơ (lithotrophy) và dinh dưỡng hữu cơ (organotrophy)

Đó là hai kiểu dinh dưỡng trong đó cơ thể sử dụng chất vô cơ có tính khử và sử dụng
các chất hữu cơ làm nguồn điện tử để sinh năng lượng, theo thứ tự. Điện tử tách ra từ
những nguồn ấy được vận chuyển qua một loạt chất nhận trung gian đến chất nhận cuối
cùng để sinh ra năng lượng. Tương ứng với hai kiểu cuối cùng để sinh ra năng lượng.
Tương ứng với hai kiểu dinh dưỡng ấy là hai nhóm cơ thể: các cơ thể dinh dưỡng vô cơ
(lithotrophs) và các cơ thể dinh dưỡng hữu cơ (organotrophs). Các cơ thể dinh dưỡng
vô cơ chỉ gồm một số cơ thể procaryot (vi khuẩn), như vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh,
vi khuẩn oxy hóa sắt, vi khuẩn sử dụng hydro, vi khuẩn nitrat hóa. Trong khi đó thuộc

61/261
về các cơ thể sinh dưỡng hữu cơ thì có cả các cơ thể procaryot và eucaryot, như động
vật nguyên sinh, nấm, hầu hết vi khuẩn không quang dưỡng (trong đó có hầu hết các vi
khuẩn gây bệnh) và tất cả động vật (kể cả con người).

Như vậy, sự phân loại các kiểu dinh dưỡng chỉ dựa vào hoặc nguồn cacbon, hoặc nguồn
năng lượng, hoặc nguồn điện tử, cho chúng ta thấy khá rõ nét sự tương phản theo từng
cặp tính chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ranh giới giữa các cặp tính chất ấy là không rõ
ràng: một nhóm cơ thể nào đó có thể có mặt trong cả hai tính chất (ví dụ như tảo có mặt
trong cặp tự dưỡng – dị dưỡng, và trong cặp quang dưỡng – hóa dưỡng; động vật thậm
chí có mặt trong cả ba cặp tính chất dinh dưỡng đã nêu trên đây. Mặt khác, nếu không
xét đến dinh dưỡng của động vật bậc cao chỉ xét đến dinh dưỡng của vi sinh vật thôi thì,
vì vi sinh vật gồm cả các cơ thể procaryot và eucaryot, nên chúng có sinh vật này thuộc
nhóm tự dưỡng nhưng có nhóm khác thì là dị dưỡng; điều tương tự cũng thấy đối với
cặp phạm trù quang dưỡng – hóa dưỡng và dinh dưỡng vô cơ – dinh dưỡng hữu cơ. Nói
cách khác, dường như ranh giới giữa hai phạm trù trong từng cặp cũng không rõ ràng
đối với vi sinh vật. Đương nhiên, những điều vừa đề cập trong đoạn này cũng phản ánh
sự đa dạng về dinh dưỡng của vi sinh vật so với động vật bậc cao và thực vật bậc cao.

Cách thứ hai để phân biệt các kiểu dinh dưỡng

Một góc độ khác, nếu không dựa đơn thuần trên nguồn cacbon nào, hoặc nguồn năng
lượng nào, hoặc nguồn điện tử nào cho vi sinh vật, mà xét gắn liền tất cả ba yếu tố ấy
thì một vi sinh vật nào đó chỉ có thể có một trong bốn kiểu dinh dưỡng sau đây:

- Tự dưỡng vô cơ quang năng (photolithotrophic autotrophy, hoặc


photolithoautotrophy) là kiểu dinh dưỡng trong đó có sử dụng nguồn cacbon CO2,
nguồn điện tử vô cơ và nguồn năng lượng ánh sáng. Những vi sinh vật có kiểu dinh
dưỡng này được gọi là các cơ thể tự dưỡng vô cơ quang năng (photolithotrophic
autotrophs) hoặc cơ thể tự dưỡng quang năng (photoautotrophs, photolithoautotrophs).

Ví dụ:

• Tảo và vi khuẩn lam dùng nước làm chất cho điện tử, do đó giải phóng oxy.
• Vi khuẩn lưu huỳnh màu tím và màu lục thì sử dụng các chất cho điện tử khác
như hydro, sulfua hydro (H2S) và sulfua nguyên tố (S)

- Dị dưỡng hữu cơ hóa năng (chemoordanotrophic heterotrophy), theo đó có sử dụng


nguồn cacbon hữu cơ, nguồn điện tử hữu cơ và nguồn năng lượng hóa học (từ chất hữu
cơ). Những vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng này được gọi là các cơ thể dị dưỡng hữu
cơ hóa năng (chemoorganotrophic heterotrophs). Thông thường, một chất hữu cơ vừa là
nguồn cacbon, nguồn điện tử và nguồn năng lượng. Dễ nhận thấy rằng rất nhiều vi sinh
vật, nhất là những vi sinh vật quanh chúng ta, trong đó có vi sinh vật gây bệnh là thuộc

62/261
kiểu dinh dưỡng này. Ví dụ: động vật nguyên sinh, nấm, hầu hết vi khuẩn không quang
dưỡng kể cả vi khuẩn gây bệnh.

Một thiểu số vi sinh vật thì thuộc về hai kiểu dinh dưỡng rất có ý nghĩa sinh thái sau
đây.

- Dị dưỡng hữu cơ quang năng (photoorganotrophic heterotrophy hoặc


photoorganohetrotrophy)

Theo kiểu này, vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon hữu cơ (đôi khi cả CO2 nữa), nguồn
điện tử hữu cơ và nguồn năng lượng ánh sáng. Tương ứng với kiểu dinh dưỡng này
là các cơ thể dị dưỡng hữu cơ quang năng (photoorganotrophic heterotrophs hoặc
photoorganoheterotrophs), chúng thường sống ở hồ cà suối ô nhiễm hữu cơ. Một số
vi khuẩn trong nhóm này cũng có thể là những cơ thể tự dưỡng quang năng (photo
autotrophs) – nghĩa là có khả năng dùng nguồn điện tử là hydro phân tử. Những đại diện
của kiểu dị dưỡng hữu cơ quang năng gồm: vi khuẩn không lưu huỳnh màu tím và vi
khuẩn không lưu huỳnh màu lục.

- Tự dưỡng vô cơ hóa năng (chemolithotrophic autotrophy, hoặc chemolithoautotrophy)

Vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng này thì sử dụng nguồn cacbon CO2, nguồn điện tử vô
cơ, và nguồn năng lượng hóa học từ chất vô cơ. Chúng được gọi là những cơ thể tự
dưỡng vô cơ hóa năng (chemolithotrophic autotrophs hoặc chemolithoautotrophs , hoặc
thậm chí chemolithotrophs). Chúng oxy hóa các chất vô cơ có tính khử như sắt, nitơ, lưu
huỳnh để tạo ra cả điện tử và năng lượng, dùng cho sinh tổng hợp chất hữu cơ, với CO2
là nguồn cacbon.

Đặc biệt một số ít chemolithotrophs có thể thu nhận cacbon từ các chất hữu cơ, và như
vậy chúng là những cơ thể dị dưỡng (heterotrophs).

Vai trò sinh thái quan trọng của nhóm cơ thể tự dưỡng vô cơ hóa năng là ở chỗ chúng
tham gia tích cực vaofnhuwngx biến đổi hóa học của các nguyên tố vốn luôn luôn diễn
ra trong các hệ sinh thái, như sự chuyển hóa amôn thành nitrat hoặc lưu huỳnh thành
sulfat. Có thể kể vài đại diện của nhóm tự dưỡng vô cơ hóa năng như:

• Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh


• Vi khuẩn oxy hóa sắt
• Vi khuẩn sử dụng hydro
• Vi khuẩn nitrat hóá

Như trên đây đã đề cập, nếu xét đồng thời cả ba yếu tố (nguồn cacbon, nguồn điện tử,
và nguồn năng lượng) thì một vi sinh vật nào đó chỉ thuộc về một trong bốn kiểu dinh
dưỡng đã nêu. Tuy nhiên, ở đây cũng có ngoại lệ. Một số vi sinh vật có tính mềm dẻo

63/261
dễ trao đổi chất, chuyển từ kiểu dinh dưỡng này sang kiểu khác tùy theo điều kiện môi
trường. Dưới đây sẽ dẫn ra hai ví dụ về sự chuyển từ kiểu dinh dưỡng này sang kiểu
dinh dưỡng khác trong phạm vi bốn kiểu đề cập ở trên.

• Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tím: chúng là những cơ thể dị dưỡng hữu cơ
quang năng nếu môi trường không có oxy, nhưng lại trở thành cơ thể dị dưỡng
hữu cơ hóa năng trong môi trường có nồng độ oxy bình thường. Thậm chí, nó
vừa có tính quang dưỡng vừa có tính hóa dưỡng nếu môi trường có nồng độ
oxy thấp, tức là khi ấy nó vừa thu nhận năng lượng từ ánh sáng, vừa tạo ra năng
lượng cho mình từ sự oxy hóa chất hữu cơ. Ngoài ra, nều trong điều kiện không
có ánh sáng, không có cả oxy nữa thì một số loài của vi khuẩn này có khả năng
lên men kỵ khí. Oxy ức chế sự tổng hợp bacterioclorophy và carotenoid đến
mức một số loài này sinh trưởng hiếu khí trong bóng tối thì trở nên mất màu
tím vốn có của chúng.
• Vi khuẩn Beggiatoa: chúng sử dụng nguồn cacbon hữu cơ (đôi khu CO2) do đó
có nguồn điện tử hữu cơ, và sự dụng năng lượng vô cơ. Như vậy, chúng không
thuộc kiểu nào trong bốn kiếu dinh dưỡng đã nêu, mà là những cơ thể “lai”
giữa bọn tự dưỡng vô cơ hóa năng và bọn dị dưỡng hữu cơ hóa năng. Cụ thể là,
chúng oxy hóa hydro sulfua (H2S) thành những hạt sulfua lớn nằm trong các túi
do màng tế bào lõm vào trong tạo nên. Sau đó chúng oxy hóa sulfua thành
sulfat. Các điện tử được vận chuyển đi theo chuối vận chuyển các điện tử để tạo
ra năng lượng. Một số chủng còn có khả năng dị dưỡng, sử dụng nguồn cacbon
hữu cơ như axetat; một số chủng khác thì có tính tự dưỡng, sử dụng CO2.

Tính “mềm dẻo” hay “linh hoạt” về trao đổi chất của những vi sinh vật như trên đôi khi
được gọi là tính tạp dưỡng (mixotrophy). Nó cho thấy tính đa dạng và phức tạp của
bức tranh về dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi sinh vật so với ở thực vật và động vật.
Dưới góc độ sinh thái học và si sinh vật học môi trường, đặc tính này là một lợi thế
cạnh tranh to lớn của vi sinh vật trong những điều kiện thường xuyên thay đổi của môi
trường.

Câu hỏi:

1. Có những cách nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng.


2. Theo mỗi cách ấy thì có những kiểu dinh dưỡng nào, định nghĩa mỗi kiểu dinh
dưỡng ấy; nêu một hay vài đại diện vi sinh vật cho mỗi kiểu dinh dưỡng ấy.
3. Nhận xét, phê phán mỗi cách phân biệt ấy.
4. Động vạt và thực vật có thể được sắp xếp vào kiểu dinh dưỡng nào theo mỗi
cách phân biệt ở câu 1.
5. Tính tạp dưỡng (mixotrophy) là gì? Ý nghĩa của nó?

64/261
Sự vận chuyển chất vào tế bào vi sinh vật

Khái quát

Tùy theo loại chất dinh dưỡng, tùy loại vi sinh vật, và tùy điều kiện môi trường mà
sự vận chuyển vào tế bào có thể xảy ra theo những cơ chế khác nhau: sự khuếch tán
được làm dễ dàng, sự vận chuyển tích cực, và sự chuyển nhóm. Các vi sinh vật eucaryot
dường như không sử dụng cơ chế chuyển nhóm mà sử dụng sự nhập bào.

Sự khuếch tán thụ động (passive diffusion)

Cơ chế này còn có tên gọi là sự khuếch tán đơn giản hay gọn hơn là sự khuếch tán. Theo
các quy luật vật lý va hóa học, các phân tử nào đó có thể di chuyển từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp, tức là thuận chiều gradient nồng độ. Sự di chuyển này không
cần được cung cấp năng lượng. Đó chính là sự khuếch tán.

Tốc độ khuếch tán là chậm, và phụ thuộc kích thước phân tử, tính của lipit của nó, cũng
như độ lớn của gradient giữa bên ngoài và bên trong tế bào (hính 5.1 – 31)

Hình 5.1 – 31. Sự khuếch tán thụ động và sự khuếch tán được làm dễ dàng.

Trên đồ thị thấy rõ sự phụ thuộc khác nhau của tốc độ của hai quá trình vào độ lớn của
gradient ở một giá trị ngưỡng của gradient khi mà chất vận chuyển (carrier) đang hoạt
động. Hiệu ứng bão hòa này được biểu hiện mỗi khi một protein vận chuyển có tham dự
vào sự vận chuyển 2.

Chỉ khi nào nồng độ ngoại bào của một chất dinh dưỡng khá lớn so với nồng độ nội bào
thì chất ấy mới được tế bào hấp thụ theo cơ chế khuếch tán thụ động, và tốc độ khuếch
tán này giảm xuống khi một lượng lớn chất ấy được hấp thụ vào, trừ phi nó được tiêu
dùng ngay.

Một số ít chất như glycerol và những chất có phân tử rất nhỏ như H2O, O2, CO2 thì có
thể được vận chuyển vào tế bào nhờ khuếch tán. Ngoài ra, các chất độc không phân cực,
các chất ức chế và các chất khác là xa lạ đối với tế bào cũng có thể xâm nhập tế bào nhờ
khuếch tán. Trong khi đó, đường thì không được chứng minh là có thể khuếch tán vào
tế bào, và điều đó gần như được khẳng định.

Sự khuếch tán được làm dễ dàng (facilitated diffusion)

Giống như sự khếch tán thụ động, sự khuếch tán này vẫn chỉ diễn ra thuận chiều gradient
nồng độ, nhưng có “được làm dễ dàng” hay “được tăng cường” nhờ sự tham gia của các
protein vận chuyển (carrie proteins) vốn là thành phần của màng tế bào. Nó cũng không

65/261
phụ thuộc năng lượng trao đổi chất. Tốc độ vận chuyển chất ở đây phụ thuộc nồng độ
của chất ấy, trong một phạm vi khá rộng (hình 7.20 – 5).

Hình 7.20 – 5. Các đường cong bão hòa đối với sự hấp hụ hai chất vào tế bào vi khuẩn
nguyên vẹn.Các đường cong này được thiết lập dựa trên sự đo tốc độ hấp thụ O2 (tốc độ
hô hấp). Vì cơ chất A được hấp thụ nhờ sự vận chuyển tích cực (chủ động) và được tích
lũy trong tế bào, nên tốc độ hô hấp đã đạt đến cực đại ở nồng độ cơ chất rất nhỏ. Cơ chất
B được hấp thụ thụ động, tốc độ hô hấp chỉ đạt đến cực đại ở nồng độ cơ chất tương đối
cao (khoảng 10 – 20 mmol/l). Theo H.G.Schlegel, 1992.

So với sự khuếch tán thụ động thì tốc độ của sự khuếch tán được làm dễ dàng tăng nhanh
hơn theo gradient nồng độ và ở nồng độ thấp hơn của chất khuếch tán (hình 5.1 – 31).
Trên hình đó ta nhận thấy đường biểu diễn sự khuếch đại được tăng cường chuyển sang
phần nằm ngang ở một mức độ gradient nồng độ nào đó. Đó là do các phân tử protein
vận chuyển bị bão hòa, nghĩa là chúng bị liên kết với các phân tử chát được vận chuyển
rồi, “không còn rồi” để hoạt động nữa. Đường cong ấy có dạng giống như của đường
cong enzym – cơ chất, trong khi đáp ứng của sự khuếch tán thụ động đối với gradient
nồng độ là một quan hệ tuyến tính.

Các protein vận chuyển còn với các enzym ở tính đặc hiệu của chúng chỉ vận chuyển:
mỗi protein ấy chỉ vận chuyển những chất gần giống nhau. Chính vì sự giống nhau này
với các enzym. Nên các carrier đôi khi còn gọi là các permease.

66/261
Các chu trình sinh địa hóa
Mở đầu

Chu trình của cacbon

Đó là sự tuần hoàn giữa các dạng khử và các dạng oxi hóa của cacbon, chứa trong các
dù trữ của chỳng trong tù nhiên. Các dạng khử của cacbon là metan (CH4) và vật chất
hữu cơ ( chất hữu cơ, CH2O), cần các dạng oxi hóa của nó là cacbon monoxit (CO) và
cacbon dioxit (CO2). Sự luân chuyển của cacbon giữa các chất dù trữ chính của chỳng
được nêu trên hình 28.18-31-T

Cần phải nhấn mạnh một vài điều về sự tuần hoàn ấy như sau:

• Về chất hữu cơ, để đơn giản hóa vấn đề đến mức có thể, trong sơ đồ về chu
trình cacbon ở hình 28.18-31 đó khụng ghi chi tiết các loại chất hữu cơ khác
nhau. Thùc ra có nhiều loại chất hữu cơ, chỳng khác nhau nhiều về thành phần
nguyên tố, về cấu trỳc của các đơn vị cơ bản được lặp lại trong phân tử, về liên
kết giữa các đơn vị đó, về các đặc tính lý – hóa, do đó khác nhau về con đường
sinh tổng hợp (sự cố định cacbon dẫn đến chỳng), và con đường phân hủy. Nói
cách khác, trong sơ đồ nói trên, mầi tên chỉ “sự cố định cacbon” thùc ra gồm rất
nhiều con đường khác nhau theo cùng hưíng. Điều tương tù cầng đỳng cho mầi
tên chỉ “sự phân hủy sinh học”. Một số đặc tính của các chất hữu cơ phức tạp
được nêu trong bảng 28.5-31.

Chất hữu cơ Đơn vị cơ bản Các liên kết


Những nguyên
tố có mặt số Sự phân hủy
lượng nhiều
Có Khụng
C H O N P
oxi có oxi
… (1→4), …
Tinh bột Glucoza + + + - - + +
(1→6)
Xenluloza Glucoza β (1→4) + + + - - + +
β (1→4),β
Các monosaccarit C6
Hemixenluloza (1→3),β + + + - - + +
và C5
(1→6)

67/261
Các cầu nối C-
Lignin Phenylpropan + + + - - + -
C, C-O
Kitin N-axetylglucosamin β (1→4) + + + + - + +
Các cầu nối
Protein Các axit amin + + + + - + -
peptit
Hydrocacbon Bộo, vầng, thơm + + - - - + +
Glyxerol, các axit
Lipit bộo, một số lipit chứa Các este + + + + + + +
photpho và nitơ
Sinh khối vi
Khác nhau + + + + + + +
sinh vật
Các cầu nối
Các bazơ purin và
Axit Nucleic photphodieste + + + + + + -
pyrimidin
và N-glycosit

• Sự phân hủy sinh học nói trên phụ thuộc vào nhiều nhân tố, chóng được xếp
thành ba nhóm:
• Các chất dinh dưìng có mặt trong môi trường
• Các điều kiện khụng sinh học, bao gồm pH, thế oxi hóa khử, O2, điều kiện
thẩm thấu
• Cộng đồng vi sinh vật có mặt

Dưới đây chỳng ta đề cập đến một số các yếu tố ấy

• Oxi: như bảng 28.5-31 cho thấy hầu như mọi chất hữu cơ phức tạp đều bị vi
sinh vật phân hủy dễ dàng trong cả hai điều kiện có và không có oxi. Hai ngoại
lệ là hydrocacbon và lignin. Các hydrocacbon như được biết cho đến gần đây,
chỉ bị phân hủy trong điều kiện hiếu khí. Đặc biệt các hydrocacbon mạch thẳng
và mạch nhánh cần oxi cho sự phân hủy mở đầu.

Gần đây chỳng ta biết rằng hydrocacbon cầng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kị
khí nếu có các chất nhận điện tử như sulfat. Vi khuẩn thuộc chi Desulfovibrio có thể sử
dụng sulfat để phân hủy các hydrocacbon một cách chậm chạp, với điều kiện được tiếp
xỳc với các cơ chất ấy một thêi gian dài. Lignin thì chỉ bị phân hủy trong điều kiện hiếu
khí.

Đặc điểm chỉ bị phân hủy trong điều kiện hiếu khí của lignin là rất đáng chỳ ý. Với một
lượng đáng kể trong nguyên liệu thùc vật nói chung và gỗ nói riêng (khoảng 1/3 trọng
lượng gỗ), lignin nguyên thể chỉ bị phân hủy in situ bởi nấm sợi trong điều kiện hiếu

68/261
khí. Chính vì thế ở trong các môi trường kị khí sẽ có sự tích lầy các vật chất chứa lignin,
trong đó có than bùn. Đặc điểm khụng bị phân hủy trong điều kiện kị khí cầng là quan
trọng đối với ngành xây dùng. Các cụng trình xây dùng lín đều phải có các cọc gỗ bên
dưới phần nền. Chừng nào các cọc ấy cần được giữ trong điều kiện bóo hầa nưíc và kị
khí của nền móng thì các cụng trình xây dùng ấy cần bền vững, nếu khụng chỳng sẽ bị
mục và cụng trình đe dọa bị đổ nát. Tương tù, các cụng trình bằng gỗ và đắt tiền cầng
có thể bị phân hủy them bởi các nấm sợi vốn sinh trưởng hiếu khí, do việc làm sạch các
bến cảng đó.

Điều kiện hiếu khí hay kị khí cầng ảnh hưởng đến việc sản phẩm cuối cùng nào của sự
phân hủy hữu cơ sẽ được tích lầy (hình 28.19 – 31). Trong điều kiện hiếu khí thì đó sẽ
là các sản phẩm có tính oxi hóa như nitrat, sulfat và cacbon dioxit, cần trong điều kiện
kị khí thì sẽ có các sản phẩm mang tính khử như ion amon, sulfua và metan

Hình 28.19 – 31. Ảnh hưởng của oxi tới sự phân hủy hữu cơ.

Vi sinh vật tạo ra các sản phẩm khác nhau tùy theo điều kiện là hiếu khí hay kị khí.
Trong điều kiện hiếu khí thì các sản phẩm oxi hóa sẽ tích lầy trong môi trường, cần
trong điều kiện kị khí thì sẽ là các sản phẩm khử. Những phản ứng phân hủy này cầng
thể hiện tính hội sinh (commensalistic): sản phẩm thải ra của một nhóm vi sinh vật này
sẽ được một nhóm khác sử dụng.

• Sự xáo trộn hay hỗn hợp giữa môi trường kị khí và hiếu khí cầng là một nhân
tố ảnh hưởng đến chu trình cacbon. Nếu khụng có sự xáo trộn này, nghĩa là nếu
các sản phẩm có tính oxi hóa hay khử được giữ nguyên ở môi trường hiếu khí
hay kị khí nơi chỳng sinh ra thì chỳng thường chỉ được dung làm chất dinh
dưìng. Cần nếu môi trường bị xáo trộn, thì các sản phẩm có tính oxi hóa có thể
được di chuyển tới vùng có tính khử hơn, hoặc các sản phẩm có tính khử thì tới
vùng có tính oxi hóa hơn. Trong những trường hợp như vậy, vi sinh vật có
them nguồn năng lượng bổ sung (sự liên kết của các chất nhận điện tử và các
chất cho điện tử), do đó sẽ xuất hiện một diễn thế (succession) và chất dinh
dưìng sẽ được tuần hoàn them nữa vì các chất oxi hóa và các chất khử được
hỗn hợp với nhau này được cả một cộng đồng vi sinh vật khai thác.
• Sự cố định cacbon, nếu khụng kẻ ở thùc vật thì do các vi sinh vật sau đây thùc
hiện: vi khuẩn lam (cyanobacteria) và tảo lục, vi khuẩn quang hợp (ví dụ
Chromatium và Chlorobium), và vi khuẩn hóa tù dưìng vụ cơ hiếu khí (aerobic
chemolitoantotrophs).
• -Về một vài dù trữ vật chất trong chu trình:
◦ Hydro: là chất cho điện tử, và là chất khử mạnh. Hydro có thể được tạo
thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, nhất là trong điều kiện kị
khí, như điều kiện của sự lên men kị khí chẳng hạn. Hydro sau khi được
tạo thành, và cả metan nữa, có thể di chuyển lên phía trên, từ các vùng

69/261
kị khí đến các vùng hiếu khí, tạo cơ hội cho các vi sinh vật oxi hóa hai
khí này hoạt động.
◦ Metan thì được tạo thành từ nhiều nguồn: hữu cơ và vụ cơ (CO2+H2),
trong vùng kị khí. Nếu bên trên vùng kị khí ấy có một tầng nưíc thoáng
khí thì metan có thể bị oxi hóa trưíc khi nó được khuếch tán tới khí
quyển. Trong nhiều môi trường, ví dụ như ruộng lỳa – nơi khụng có
tầng nưíc thoáng khí ở phía trên, thì metan sẽ được đưa trùc tiếp vào khí
quyển, như vậy góp phần làm tăng lượng khí này trong khí quyển.
Những nguồn metan quan trọng là ruộng lỳa, động vật nhai lại, má than,
bói chon lấp rác, và các đầm lầy. Ruột mối cầng là một nguồn metan,
với các vi sinh vật kị khí như Methanobrevibacter. Lượng metan trong
khí quyển đang tăng khoảng 1% mỗi năm, từ 0,7 đến 1,6 hay 1,7 ppm
(khối lượng), trong 300 năm gần đây.

Mặt khác trong môi trường biển có thể có tới 10 000 tỷ tấn metan hydrat bị vùi dưới
đáy biển, lượng này lớn gấp đôi trữ lượng đó biết của nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù có
một lượng metan khuếch tán lên phía trên, tới bề mặt, nhưng nó thường được tiêu dung
trước khi thoát khỏi tầng lắng đọng vùi lấp nó. May thay, bởi vì như trên đó nói, metan
gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO2 rất nhiều. Nếu khí quyển tràn ngập metan thì trái
đất sẽ quá nóng đối với sự sống hiện nay. Nguyên nhân của sự biến mất của metan trong
tầng lắng đọng vẫn là một điều bí ẩn cho đến tận một phát hiện mới đây.

Bằng cách dung một mẫu huỳnh quang đối với một trình tù ADN đặc biệt, người ta
đó phát hiện một tập hợp mới gồm các cổ khuẩn và vi khuẩn trong các tầng lắng đọng
khụng có oxi và giàu metan. Những đám procaryot này có một lừi gồm khoảng 100 cổ
khuẩn thuộc bộ Methanosarcinales được bao quanh bởi một vá gồm các vi khuẩn khử
sulfat có quan hệ gần với Desulfosarcina. Dường như hai nhóm này hợp tác trao đổi
chất với nhau, theo đó thì metan bị oxi hóa kị khí, cần sulfat thì bị khử. Có lẽ vi khuẩn
khử sulfat sử dụng các sản phẩm thải ra từ sự oxi hóa metan, để sinh ra năng lượng từ
sự khử sulfat. Các nghiên cứu bằng đồng vị phóng xạ cho thấy rằng các cổ khuẩn thì
“ăn” metan, cần vi khuẩn thì nhận được nhiều cacbon từ các cổ khuẩn. Những vi khuẩn
dinh dưìng metan (methanotrophs) này có thể có vai trầ rất quan trọng trong chu trình
cacbon, vì người ta cho rằng chúng oxi hóa tới 300 triệu tấn metan mỗi năm.

Bạn có biết? Bạn nghĩ gì?

SỰ SỐNG Ở TRÊN 100OC

Cho đến tận gần đây, theo các tài liệu khoa học thì nhiệt độ cao nhất mà các cơ thể
procaryot có thể sống được là 105oC. Dường như giới hạn trên của nhiệt độ đối với sự
sống là khoảng 100oC, tức nhiệt độ của nưíc sôi. Hiện nay các nhà khoa học biết thêm
rằng có những cơ thể procaryot ưa nóng (thermophilic) sinh trưởng tại các “cột khói
đen” chứa sulfua ở dọc theo các khe nứt và các gê ở đáy đại dương, những “cột khói

70/261
đen” này phun nước cực nóng (trên 350oC) và giàu sulfua. Có bằng chứng cho thấy rằng
những vi sinh vật này có thể sinh trưởng và sinh sản ở 113oC. Áp suất nưíc tại những
nơi sống của chỳng đủ lín để giữ nước ở trạng thái láng (ở 265 atm; nưíc biển khụng sối
khi nhiệt độ chưa quá 460oC).

Phát hiện nói trên nói lên nhiều điều. Các protein, các màng, các axit nucleic của
những cơ thể procaryot này có tính rất bền nhiệt, và đó là những đối tượng lý tưởng
để nghiên cứu xem bằng cách nào mà các đại phân tử và các màng lại được ổn định
như vậy. Trong tương lai chỳng ta có thể thiết kế những enzim hoạt động ở nhiệt độ rất
cao. Một số enzim bền nhiệt lấy từ các cơ thể nói trên đang có những ứng dụng quan
trọng trong cụng nghiệp và trong nghiên cứu. Chẳng hạn, Tag polymeraza từ cổ khuẩn
Thermus aquaticus (sinh trưởng ở ) được dung rộng rói trong phản ứng chuỗi trùng hợp
(polymerase chain reaction, PCR).

Câu hỏi

1. Vì sao vi sinh vật có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất?
2. Nêu các ví dụ về sự tồn tại của vi sinh vật trong các môi trường bình thường và
các môi trường cùc trị.
3. Định nghĩa sự tuần hoàn vật chất theo nghĩa là một chu trình sinh địa hóa
4. Giải thích các vai trầ sản xuất, tiêu thụ và phân hủy trong sự tuần hoàn vật chất.
Những nhóm cơ thể nào đảm nhiệm vai trò ấy?
5. Có thể nói nếu khụng có vi sinh vật thì sự sống trên hành tinh chỳng ta sẽ
ngừng trệ, vì sao?
6. Các thủy vùc bị ô nhiễm hữu cơ ở mức vừa phải có khả năng trở về trạng thái
ban đầu mà không cần xử lý, vì sao?
7. Mỗi năm cây xanh (và cả vi khuẩn tù dưìng) cố định một lượng khổng lồ
cacbon vào các chất hữu cơ (khoảng 2.1011 tấn) khiến cho khoảng từ 10 đến 20
năm thì lượng cacbon dioxit trong khí quyển (khoảng 2,6.1012 tấn) sẽ bị cạn
kiệt. Tuy nhiên điều đó đó không xảy ra từ rất lâu (từ khi có sự sống), vì sao?
8. Nêu các đặc trưng về thành phần nguyên tố của các polymer hữu cơ được đề
cập trong mục 6.2 và khả năng được vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu
khí và kị khí
9. Phân tích các quá trình trong chu trình cacbon và vai trầ của vi sinh vật trong
mỗi quá trình ấy
10. Định nghĩa sự phân hủy sinh học, sự vô cơ hóa, sự cố định (sự bất động hóa),
và nêu các ví dụ tương ứng
11. Có thể đặt “mùn” vào đâu trong chu trình cacbon ở hình 28.18–31-T
12. Sự phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện kị khí và hiếu khí có gì khác nhau về
mặt các sản phẩm được tích lầy
13. Lignin và sự phân hủy sinh học có gì đáng chú ý?

71/261
Giới thiệu một số nhóm vi sinh vật
Một số nhóm vi khuẩn
Mở đầu

Trong phần 2 (gồm các chương 6, 7, 8), chúng ta điểm qua một số nhóm vi sinh vật. Nói
chung, khái niệm “nhóm” được dung với ý nghĩa rất linh hoạt: “nhóm” có thể chỉ một
lãnh giới, một giới, một ngành, một lớp, một tập hợp nào đó của các vi sinh vật có một
ý nghĩa nhất định, có thể gồm nhiều lớp và cũng có thể chỉ là một loài (species), thậm
chí một chủng (strain). Chẳng hạn

Toàn bộ sinh giới được chia làm ba lãnh giới (domain), tùy theo các đặc điểm về nhân
tế bào, về ARN của riboxom, và về lipit của màng tế bào.

• Vi khuẩn (Bacteria)
• Cổ khuẩn (Archaea)
• Sinh vật có nhân thật (Eucarya)

Tên gọi vi khuẩn (bacteria) bắt nguồn từ chữ Hylạp bacterion có nghĩa là cái que, cái
gậy. Cách đây không lâu thuật ngữ bacteria cũng còn hàm ý vi khuẩn thật (eubacteria) –
có ý phân biệt với vi khuẩn cổ (Archeobacteria – mà hiện nau gọi là Archaea)

Tế bào vi khuẩn thuộc loại chưa có nhân điển hình (prokaryotic cell). Lipit của màng
tế bào của chúng chủ yếu là các dieste diacyl glycerol. Khác với các cơ thể eucaryot, vi
khuẩn không có quá trình sinh sản hữu tính.

Dựa theo phép nhuộm Gram, một phép nhuộm rất quan trọng đối với nhiều nghiên cứu
vi sinh vật cũng như đối với các xét nghiệm y vi sinh vật học thì tất cả các vi khuẩn được
chia thành hai nhóm: Gram dương và Gram âm. Hai nhóm này khác nhau về cấu trúc
thành tế bào, do đó khác nhau về phản ứng với phức hệ chứa iot: các vi khuẩn Gram
dương thì giữ lại thuốc nhuộm nói trên ở thành tế bào, do đó bắt màu tím. Trong khi
đó thì các vi khuẩn được gọi là Gram âm thì bị tẩy màu (mất màu) tím đó bởi axeton
hoặc etanol. Vi khuẩn Gram dương có thành gồm nhiều lớp peptidoglican, còn vi khuẩn
Gram âm thì có thành mỏng gồn một lớp peptidoglican, nhưng có them một màng thứ
hai được gọi là màng ngoài.

Dựa theo nhiều đặc điểm khác như về hình thái, hoạt tính sinh lý… thì có thể phân biệt
một số nhóm vi khuẩn như sau:

72/261
Ngành Aquificae và ngành Thermotogae

Đại diện cho ngành Aquificae là hai chi Aquifex và Hydrogenobacter, cả hai đều
là vi khuẩn Gram âm, hóa tự dưỡng vô cơ (chemolithoautotroph), ưa nóng. Aquifex
pyrophilus có hình que, sinh trưởng vi hiếu khí, chịu nóng cao với nhiệt độ tối ưu 85oC
và tối đa 95oC.

Đại diện cho ngành Thermotogae là chi Thermotoga, cũng gồm các vi khuẩn hình que,
nhưng là bọn hóa dị dưỡng (chemoheterotroph) có thể thực hiện các con đường đường
phân và sinh trưởng kị khí trên cacbohydrat và sản phẩm phân hủy protein. Thermotoga
maritime là những vi khuẩn có them bao ngoài (hình 21.1-31).

Hình 21.1-31. Thermotoga martima với bao ngoài kéo dài ra ở hai cực của tế bào.
Thanh tỉ lệ =19m. Nguồn: [31].

Ngành Deinococcus – Thermus

Chi đại diện Deinococcus gồm các cầu khuẩn hoặc trực khuẩn Gram dương thường xếp
thành đôi hoặc bốn tế bào (hình 21.2a-31), sinh trưởng hiếu khí, ưa ấm (mesophilic),
catalaza dương tính, chúng chỉ sinh ra axit từ một số ít loại đường.

Điều đặc biệt là hầu hết các chủng đều đề kháng rất tốt với sự khô hạn và với bức xạ (có
thể sống sót ở liều lượng bức xạ 3-5 triệu rad, trong khi con người đã chết ở 100 rad)

Các cầu khuẩn Deinococcus có thể được phân lập từ phân, không khí, nước ngọt…
nhưng nơi sống tự nhiên của chúng còn chưa được biết đến.

Hình 21.2a-31. Một vi khuẩn lạc Deinococcus radiodurans trong đó thấy rõ các cầu
khuẩn xếp thành bộ 4 tế bào với đường kính tế bào trung bình 2,5 μm. Nguồn: [31]

Các vi khuẩn quang hợp

Có ba nhóm lớn gồm năm nhóm nhỏ vi khuẩn quang hợp, tất cả đều Gram âm ([link]).
Theo đó, vi khuẩn lam (Cynaobacteria) khác về cơ bản với bốn nhóm còn lại ở chỗ
chúng có sản sinh oxy, bằng cách dùng nước làm chất cho điện tử. Về phần các vi khuẩn
màu tía (purple bacteria) và vi khuẩn màu lục (green bacteria) thì chúng quang hợp
không sản sinh oxy do sử dụng các chất khử như hydro sulfua, lưu huỳnh, hydro, và các
chất hữu cơ làm nguồn điện tử để tái tạo NADH và NADPH. Kết quả là chúng không
sinh oxy nhưng sinh ra accs hạt lưu huỳnh, ở bên trong tế bào (vi khuẩn lưu huỳnh màu
tía), hoặc bên ngoài tế bào (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục). Ngoài ra là những khác biệt
về các sắc tố quang hợp, nhu cầu dinh dưỡng, quan hệ với oxy…

73/261
Các tính chất của vi khuẩn quang dưỡng Gram âm
Các
tính
chất
của vi
khuẩn
quang
dưỡng
Gram
âm
Vi
khuẩn
quang
Vi khuẩn quang
dưỡng
dưỡng sinh oxi
không
sinh
oxi
Tính Vi khuẩn lưu Vi khuẩn không Vi khuẩn lưu Vi khuẩn không Vi khuẩn lam
chất huỳnh lục lưu huỳnh lục huỳnh tía lưu huỳnh tía (Cyanobacteria)
Các
sắc tố Các Các Clorophil a
Bacterioclorophil Bacterioclorophil
quang Bacterioclorophil Bacterioclorophil cộng với các
a hoặc b a hoặc b
hợp a và c, d hoặc e a và c phicobiliprotein
chính
Hệ thống quang
Hình hợp được chứa
thái Hệ thống quang trong các phức
Các clorosom có
của hợp là các hệ màng hình Các màng được
mặt khi vi khuẩn Như ở cột bên
các clorosom, chúng cầu hoặc dạng phủ bằng các
sinh trưởng kị trái
màng tách khỏi màng bản mỏng, phức phicobilisom
khí
quang sinh chất hệ này liên tục
hợp với màng sinh
chất
Chất
cho Thường là chất
Hữu cơ và vô cơ:
điện hữu cơ, đôi khi
đường, axit
tử H,HS,S H,HS,S vô cơ, các hợp HO
amin, axit hữu
trong chất lưu huỳnh
cơ, H S, H
quang khử hoặc H
hợp

74/261
Sự
tích
Đôi khi ngoài tế
lũy Ngoài tế bào Trong tế bào
bào
lưu
huỳnh
Bản
chất Sinh oxi (đôi
của Không sinh oxi Không sinh oxi Không sinh oxi Không sinh oxi khi không sinh
quang oxi tùy tiện)
hợp
Thường quang dị
Thường quang dị
dưỡng hữu cơ kị
Kiểu dưỡng, đôi khi
khí, một số
trao Quang dưỡng vô quang tự dưỡng Quang tự dưỡng Quang tự
quang tự dưỡng
đổi cơ kị khí bắt hoặc hóa dị vô cơ hiếu khí dưỡng vô cơ
vô cơ tùy tiện
chất buộc dưỡng (khi điều bắt buộc hiếu khí
(trong bóng tối,
chung kiện hiếu khí
hóa dị dưỡng
trong bóng tối)
hữu cơ)
Chuyển động
Không chuyển
Khả Chuyển động nhờ tiên mao ở
động hoặc
năng Không, một số Chuyển động nhờ tiên mao ở đỉnh hoặc không
chuyển động
di có bóng khí trượt đỉnh, một số có chuyển động;
trượt, một số có
động chu mao một số có bóng
bóng khí
khí
Phần
trăm 48-58 53-55 45-70 61-72 35-71
G+C

Ghi chú:a Các đặc tính của ngành Chlorobi

b
Các đặc tính của chi Chlorofexus

c
Các đặc tính của chi Ectothiorhodospira

Có một mối liên quan đáng chú ý giữa loại sắc tố quang hợp mà vi khuẩn sử dụng với
quan hệ với oxy của chúng, và với sự phân bố sinh thái của chúng. Như trong bảng
21.1-31 đã nêu, vi khuẩn tía và vi khuẩn lục khác với vi khuẩn lam ở chỗ chúng có các
bacterioclorophyl chứ không phải chlorophyl a. Các sắc tố ấy có phổ hấp thụ khác nhau
khiến chúng phân bố ở các độ sâu có ánh sang và hàm lượng oxy khác nhau trong thủy
vực. Thông thường, vi khuẩn lục và vi khuẩn tía sinh trưởng kị khí và dùng H2S và các

75/261
chất cho điện tử khác ở dạng khử cho quá trình quang hợp. Vì những vi khuẩn này sinh
trưởng tốt nhất ở những vùng kị khí sâu hơn của thủy vực, chúng không thể sử dụng
có hiệu quả những phần của phổ ánh sang nhìn thấy vẫn thường được các cơ thể quang
hợp khác sử dụng. Thường có một lớp bề mặt dầy của các vi khuẩn lam và tảo trong các
hồ ao, chúng hấp thụ một phần lớn ánh sáng xanh và đỏ. Các sắc tố bacteriochlorophyl
của vi khuẩn tía và vi khuẩn lục thì hấp thụ các bước sóng dài hơn thế vốn không được
cơ thể quang hợp khác sử dụng. Ngoài ra, các đỉnh hấp thụ của bacteriochlorophyl ở
350-550 nm cho phép chúng sinh trưởng ở độ sâu lớn hơn vì ánh sáng có bước sóng
ngắn hơn có thể xâm nhập sâu hơn vào nước. Kết quả là nếu nước có độ trong đến mức
nào đó thì có một lớp vi khuẩn tía và vi khuẩn lục sinh trưởng ở vùng kị khí giàu H2S.

Lưu ý rằng trong Bergey’s Manual xuất bản lần thứ hai, các vi khuẩn quang hợp được
xếp thành bẩy nhóm lớn phân bố trong năm ngành, và rằng trong đó ngành Firmicutes
gồm các vi khuẩn quang hợp Gram dương. Có lẽ đã có một sự truyền ngang mạnh mẽ
các gen quang hợp. Bằng chứng là khoảng 50 gen liên quan đến quang hợp có mặt ở cả
năm ngành này.

Một số đại diện của vi khuẩn quang hợp

• Chi Chloroflexus, đại diện chủ yếu cho vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục
(cũng có thể gọi là vi khuẩn lục không lưu huỳnh): chúng có thể tiến hành
quang hợp không sinh oxy với việc dùng chất hữu cơ làm nguồn cacbon hoặc
sinh trưởng hiếu khí như một cơ thể hóa dị dưỡng.
• Các chi Chlorobium, Prosthecochloris, và Pelodictyon đại diện cho vi khuẩn
lưu huỳnh màu lục. Đó là những vi khuẩn quang tự dưỡng vô cơ, kị khí bắt
buộc, sử dụng H2S, S, H2 làm nguồn điện tử. Chúng có màu xanh lục của cỏ
hoặc màu socola- nâu, có mặt ở các tầng kị khí giàu sulfua của các hồ. Mặc dù
chúng không có tiên mao để di động, nhưng một số loài có các bóng khí để tự
điều chỉnh vị trí của mình tới độ sâu có cường độ ánh sáng và nồng độ sulfua
tối ưu. Còn những loài nào không có bóng khí thì được tìm thấy ở những loại
bùn giàu sulfua và ở đáy các hồ ao.
• Ngành vi khuẩn lam (Phylum Cyanobacteria). Mặc dù nhiều vi khuẩn lam sinh
trưởng quang tự dưỡng vô cơ bắt buộc nhưng một số thì có thể sinh trưởng
chậm trong bóng tối như những cơ thể hóa dị dưỡng bằng cách oxi hóa glucoza
và một vài loại đường khác. Trong điều kiện kị khí, Oscillatoria limnetica oxi
hóa H2S thay vì nước, và tiến hành quang hợp không sinh oxi cũng mạnh như
vi khuẩn quang hợp màu lục. Qua các ví dụ này có thể thấy rằng vi khuẩn lam
có tính linh hoạt đáng kể về trao đổi chất.

Hầu hết vi khuẩn lam có màu xanh lơ- xanh lục do phycoxianin (phycocianin), một số
có màu đỏ hoặc nâu do sắc tố đỏ phycoeritrin (phycoerythrin).

76/261
Nhiều vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ nhờ những tế bào đặc biệt được
gọi là dị bào nang, heterocysts (hình 21.7b-31). Khoảng 5-10% các tế bào có thể phát
triển thành dị bào nang nếu vi khuẩn lam bị thiếu cả nitrat và amon là hai nguồn nitơ ưa
thích của chúng. Có những biến đổi ở những tế bào này khiến cho khi đã trở thành dị
bào nang thì oxi chậm xâm nhập vào hoặc bị tiêu dùng nhanh, khiến cho nitrogenaza-
enzyme cố định nitơ và rất mẫn cảm với oxi- không bị tác hại. Các dị bào nang nhận
được chất dinh dưỡng từ các tế bào sinh dưỡng kế cận và cung cấp nitơ cố định được
cho chũng dưới dạng axit amin glutamin.

Một số vi khuẩn lam không có dị bào nang và một số sinh vật nổi như Trichodesmium
cũng có khả năng cố định nitơ.

Hình 21.7b-31. Nostoc với các dị bào nang (x 550)

Vi khuẩn lam có tính chịu đựng cao đối với các điều kiện bất lợi của môi trường và có
mặt ở hầu hết mọi loại đất và nước. Các loài ưa nóng có thể sinh trưởng ở nhiệt độ cao
tới 75oC trong các suối nóng trung tính đến kiềm. Chính vì vậy chúng là sinh vật có mặt
đầu tiên tại những loại đất và những bề mặt nào thiếu vắng thực vật. Thậm chí một số
loại vi khuẩn lam đơn bào sinh trưởng ngay ở các khe nứt của đá trên sa mạc.

Một số vi khuẩn lam có thể sinh trưởng mạnh lên đáng kể trong các thủy vực được giàu
lên về chất dinh dưỡng (phi dưỡng), hiện tượng này được gọi là sự nở hoa (blooms). Tảo
cũng có hiện tượng tương tự được gọi là sự nở hoa của tảo (alga bloom). Biểu hiện của
sự nở hoa này là những mảng lớn màu xanh hoặc nâu của vi khuẩn lam hoặc của tảo,
nổi trên mặt nước.

Sự phi dưỡng (eutrophication) là sự giàu lên về chất dinh dưỡng, trước hết là photphat
và nitrat. Nguồn photphat quan trọng đổ vào các thủy vực là các chất tẩy rửa được thải
vào nước thải. Đối với các vi khuẩn lam nói chung và tảo, trong hầu hết các thủy vực
thường chỉ thiếu nguồn nitơ và photpho. Tuy nhiên nếu các thủy vực này tiếp nhận nhiều
nước thải công- nông nghiệp không được xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì chúng có
thể trở nên phi dưỡng và gây ra hiện tượng nở hoa của vi khuẩn lam hoặc/ và của tảo.
Còn những vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ thì chỉ cần một lượng photphat rất
nhỏ (vết) đã có thể gây hiện tượng nở hoa. Những chi vi khuẩn lam có khả năng cố
định nitơ hiếu khí là Anabaena, Nostoe, và Cylindrospermum; còn cố định nitơ kị khí là
Oscillatoria (chúng dùng H2S làm chất cho điện tử trong quang hợp).

Hiện tượng nở hoa như trên của vi khuẩn lam thường xảy ra tại các thủy vực ấm và phi
dưỡng. Tại những nơi đó thường thấy những vi khuẩn lam sống ở bề mặt như Anacystis
và Anabaena. Khi những vi khuẩn lam (hoặc tảo) nở hoa chết đi thì giải phóng một
lượng lớn chất hữu cơ, kích thích các vi khuẩn hóa dị dưỡng sinh trưởng mạnh theo.
Hậu quả là oxi trong thủy vực bị cạn kiệt, khiến cho cá và các cơ thể khác bị chết.

77/261
Sự phi dưỡng và sự nở hoa của vi khuẩn lam và của tảo còn được bàn luận them về một
vài khía cạnh khác trong phần nói về sự ô nhiễm hóa học (mục 5.2.3).

Một số loài vi khuẩn lam sản sinh các độc tố làm chết những động vật nuôi nào uống
nước có vi khuẩn ấy. Khả năng sinh độc tố làm cho chúng đề kháng tốt hơn với sự ăn
mồi. Một số loại khác, ví dụ Oscillatoria, thì đề kháng tốt với sự ô nhiễm và có mặt
trong các thủy vực nước ngọt có hàm lượng chất hữu cơ cao, do đó được dùng làm vi
sinh vật chỉ thị cho sự ô nhiễm nước.

Vi khuẩn lam có nhiều khả năng cộng sinh với các cơ thể khác. Chúng là phần quang
hợp trong hầu hết các loại địa y- một loại sinh vật đi tiên phong chiếm lĩnh các môi
trường nghèo dinh dưỡng và khắc nghiệt. Chúng cũng cộng sinh với động vật nguyên
sinh với nấm; nhiều loài vi khuẩn lam cố định nitơ thì cộng sinh với các thực vật khác
nhau (địa tiền, rêu, thực vật hạt trần, thực vật hạt kín).

Câu hỏi

• Phân biệt ba nhóm lớn và năm nhóm nhỏ của vi khuẩn quang hợp Gram âm
• Sự phân bố của vi khuẩn quang hợp trong môi trường nước bị chi phối bởi
những nhân tố bên trong và bên ngoài nào.
• Phân biệt sự quang hợp sinh oxi và sự quang hợp không sinh oxi.
• Một tế bào vi khuẩn lam cần có những biến đổi gì để biệt hóa thành dị bào
nang? Trong điều kiện nào thì vi khuẩn lam phát triển thành dị bào nang?
• Những ảnh hưởng quan trọng của vi khuẩn lam đối với con người và môi
trường là gì?
• Định nghĩa sự phi dưỡng (eutrophication) và sự nở hoa của vi khuẩn lam và của
tảo. Ý nghĩa của chúng
• So sánh sự nở hoa của vi khuẩn lam và của tảo

Ngành Chlamydiae

Điều khác biệt quan trọng nhất về lối sống của các vi khuẩn này với hầu hết các vi khuẩn
khác là ở chỗ chúng sống kí sinh nội bào bắt buộc: chỉ có thể sinh sản bên trong tế bào
chủ.

Trao đổi chất của Chlamydiae cũng rất khác biệt so với của các vi khuẩn Gram âm khác.
Người ta từng nghĩ rằng chúng không thể phân hủy cacbohydrat và nhiều chất khác cũng
như không thể tổng hợp ATP mà hoàn toàn phụ thuộc tế bào chủ. Tuy nhiên về sau nhờ
phân tích toàn bộ trình tự nucleotit của genom của một số trong chúng, người ta biết
rằng những vi khuẩn đã nghiên cứu này cũng có thể tổng hợp ít nhất một lượng nhỏ
ATP, và tổng hợp AND, ARN, glycogen, các lipit và các protein- nếu được cung cấp
các tiền chất từ tế bào chủ.

78/261
Mặc dù vỏ tế bào của Chlamydiae giống với của vi khuẩn Gram âm, nhưng thành của
chúng thì không chứa axit muramic và lớp peptidoglican.

Trong ngành Chlamydiae có ba loài gây bệnh quan trọng cho người và các động vật máu
nóng:

• Chlamydia trachomatis gây nhiễm bệnh ở người và chuột. Ở người, nó gây


bệnh mắt hột (trachoma) và các bệnh khác.
• C. psittaci gây bệnh sốt vẹt (psittacosis) ở người, và gây các bệnh ở nhiều động
vật khác ( như vẹt, gà tây, cừu, bò và mèo). Nó tấn công vào các cơ quan tiêu
hóa, hô hấp, sinh dục, vào nhau thai nhi và vào phôi thai, vào mắt, vào hoạt
dịch của khớp.
• C. pneumoniae là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi ở người. Có
những bằng chứng gián tiếp cho thấy sự nhiễm vi khuẩn này có thể liên quan
đến sự tiến triển của chứng xơ cứng mạch máu và có thể gây viêm tim nặng và
các chứng bệnh khác.
• Một loài gây bệnh nữa mới được nhận biết gần đây, đó là C. pecorum

Câu hỏi

1. Nêu các đặc điểm quan trọng nhất của vi khuẩn thuộc ngành Chlamydiae

2. So sánh chúng với virut

3. Phân tích một quan điểm cho rằng trao đổi chất của vi khuẩn ngành Chlamydiae có
tính rất hạn chế

4. Tầm quan trọng y học của các vi khuẩn thuộc ngành này?

Ngành thể xoắn (Phylum Spirochaetes)

Ngành này gồm những vi khuẩn Gram âm, có hình xoắn, có tính mềm dẻo, có tiên mao
(hình 21.15a,b-31).

Hình 21.15. Các vi khuẩn thể xoắn

1. Cristispira sp phân lập từ trụ tinh thể của một con trai, chụp qua kính hiển vi
đối pha (x 2200)
2. Treponema pallidum gây bệnh giang mai (x 1000)

Về mặt dinh dưỡng, các vi khuẩn thể xoắn là nhóm hóa dị dưỡng (chemoheterotrophic),
chúng có thể sử dụng cacbohydrat, axit amin, axit béo chuỗi dài và alcohol béo chuỗi
dài làm nguồn cacbon và năng lượng.

79/261
Trong quan hệ với oxi, thể xoắn có thể sống kị khí, kị khí tùy tiện hoặc hiếu khí.

Thể xoắn đa dạng về sinh thái, sinh trưởng ở nhiều môi trường sống khác nhau từ ao hồ,
bùn, ruột của mối, gián, ống tiêu hóa của nhuyễn thể, dạ cỏ của trâu bò, cho tới miệng
của người. Cụ thể hơn có thể nêu các ví dụ sau đây:

• Các loài của chi Spirochaeta sống tự do và thường sinh trưởng trong các môi
trường biển và nước ngọt giàu sulfua.
• Một vài loài của chi Leptospira sinh trưởng trong nước thoáng khí và trong đất
ẩm.
• Nhiều thể xoắn thì sống cộng sinh với các cơ thể khác và được tìm thấy ở nhiều
môi trường khác nhau: Cristispira cộng sinh trong ruột sau của mối, của gián
ăn gỗ, trong ống tiêu hóa của nhuyễn thể và của động vật có vú; Treponema
denticola, I. oralis trong khoang miệng của động vật.

Các thể xoắn ở ruột sau của mối và ở bùn của thủy vực nước ngọt có enzyme nitrogenaza
và có thể cố định nitơ. Hiển nhiên rằng chúng góp phần đáng kể vào dinh dưỡng nitơ
của mối.

Nhiều loại thể xoắn bao phủ bề mặt của nhiều loại động vật nguyên sinh trong ruột sau
của mối và của gián ăn gỗ. (hình 21.18a-31). Đó là trường hợp của động vật nguyên sinh
có tiên mao, Myxotricha paradoxa, được bao phủ chắc chắn bởi các thể xoắn rất mảnh
(0,15 x 10 μm)- những thể xoắn này giúp cho sự di chuyển của động vật.

Hình 21.18a-31. Sự liên kết giữa thể xoắn với động vật nguyên sinh. Các thể xoắn ở
bề mặt động vật nguyên sinh được động vật này sử dụng như một cơ quan di động.
Nguồn: 31.

Một vài loài của các chi Treponema, Borrelia và Leptospira là những tác nhân gây bệnh.
Ví dụ: I. pallidum (hình 21.15b-31) gây bệnh giang mai, B. recurrentis gây bệnh sốt hồi
quy, L. canicola theo nước và thức ăn vào máu, thận, gan rồi gây bệnh xuất huyết vàng
da…

Theo Bergey’s Manual xuất bản lần thứ hai thì ngành thể xoắn được chia thành một lớp,
một bộ, ba họ, với mười ba chi.

Câu hỏi

1. Thể xoắn là gì?


2. Ý nghĩa thực tiễn của thể xoắn.
3. Như mọi cơ thể sống khác về dinh dưỡng thể xoắn cũng cần một nguồn cacbon,
một nguồn nitơ. Mặt khác thể xoắn là bọn hóa dị dưỡng, nghĩa là câng nguồn
cacbon và nitơ vô cơ. Bạn có nghĩ rằng một số thể xoắn có điều kiện đặc biệt
về dinh dưỡng nitơ không, vì sao?

80/261
Ngành Bacteroidetes

Đặc điểm chung nhất của ngành này là không quang hợp, không sinh bào tử và nhiều
thành viên có lối chuyển động rất đặc biệt: chuyển động trượt. Chúng ta thảo luận hai
trong ba lớp của ngành

Lớp Bacteroides

Lớp này gồm các trực khuẩn Gram âm, kị khí, không sinh bào tử, chuyển động hoặc
không, với hình dạng khác nhau. Những vi khuẩn này là hóa tự dưỡng và thường sinh ra
một hỗn hợp các axit hữu cơ là những sản phẩm cuối cùng của sự lên men kị khí nhưng
không khử sulfat hoặc các hợp chất lưu huỳnh khác.

Nơi sống của Bacteroides là khoang miệng và ống tiêu hóa của người và động vật, cũng
như dạ cỏ của động vật nhai lại. Bacteroides ruminicola là hợp phần quan trọng của khu
hệ dạ cỏ. Nó lên men tinh bột, pectin, và những cacbohydrat khác. Chi Bacteroides cũng
chiếm tới 30% các vi khuẩn phân lập được từ phân người, và chúng có thể cung cấp
them dinh dưỡng cho người trong lúc bộ máy tiêu hóa của người làm việc, bằng cách
chúng phân hủy glucoza, pectin, và những cacbohydrat phức tạp khác.

Một số thành viên của Bacteroides thì gây bệnh cho người. Các loài của chi Bacteroides
thì có liên quan đến những bệnh của những cơ quan quan trọng như hệ thần kinh trung
ương, hệ xương. B. fragilis là vi khuẩn kị khí, rất hay gặp trong các nhiễm trùng ở bụng,
vùng khung chậu, phổi và máu.

Lớp Sphingobacteria

Tên gọi của lớp này hàm ý rằng các thành viên của lớp thường chứa các sphingolipit
trong thành tế bào của chúng.

Ba chi của lớp này được đề cập ở đây là Cytophaga, Sporocytophaga và Flexibacter.
Chúng sinh trưởng hiếu khí, hai chi đầu thì phân hủy mạnh mẽ các polysaccarit phức
tạp.

Các Cytophaga ở đất thì phân hủy xenluloza, còn cả hai dạng ở đất và ở biển thì đều
phân hủy kitin, pectin và keratin; một số loài ở biển thì phân hủy cả thạch.

Các Cytophaga đóng vai trò quan trọng trong sự vô cơ hóa chất hữu cơ và có thể làm
hỏng nặng dụng cụ nghề cá và các cấu trúc bằng gỗ nào bị nhiễm trùng. Chúng cũng là
hợp phần quan trọng trong quần thể vi khuẩn của các trạm xử lý nước thải và có lẽ góp
phần đáng kể vào quá trình xử lý nước thải này.

Hầu hết Cytophaga sống tự do, còn một số ít thì gây bệnh cho động vật có xương sống.

81/261
Trên hình 21.19 a, b, c -31 minh họa hình ảnh một số Cytophaga, Sporocytophaga và
Flexibacter

Hình 21.19. Các vi khuẩn không sinh bào tử và có chuyển động trượt

1. Cytophaga sp. (x 1150)


2. Sporocytophaga myxococcoides, tế bào sinh dưỡng trên thạch (x 1170)
3. S. myxococcoides, các nang nhỏ (microcysts) trưởng thành (x 1750)
4. Các tế bào dạng sợi dài của Flexibacter elegans (x 1100)

Câu hỏi

1. Đặc tính chung của ngành Bacteroides?


2. Các đặc tính quan trọng của lớp Bacteroides?
3. Phân biệt các đặc tính sinh lý của các chi Cytophaga, Sporocytophaga và
Flexibacter.
4. Vì sao các vi khuẩn Cytophaga có ý nghĩa sinh thái quan trọng?

82/261
Vi sinh vật và xử lý môi trường ô nhiễm
Một số khái niệm căn bản về xử lý sinh học môi trường ô
nhiễm
Môi trường

Môi trường (enviroment), theo định nghĩa khái quát nhất, là tổng thể của các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo xung quanh một cá thể (người, động vật, thực vật, vi sinh vật), hoặc
xung quanh các cá thể nào đó của một loài. Các yếu tố ấy có quan hệ mật thiết với nhau
và có ảnh hưởng tới đời sống , sự tồn tại và phát triển của từng cá thể và từng loài nói
trên.

Nói một cách khác, môi trường là tổng thể các yếu tố vô sinh và hữu sinh bao quanh mỗi
cá thể hoặc mỗi loài sinh vật, và có sự ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của chúng.

Trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó, ví dụ khi nói về sự ô nhiễm môi trường, người
ta thường có ý nói về môI trường bao quanh con người , hay môi trường sống của con
người. Tất nhiên, như thế không có nghĩa là trong môI trường ấy không có các loài khác.

Trong khuôn khổ của môn học này, chúng ta không đề cập tới những khái niệm hay
những định nghĩa rộng hơn về môi trường sống của con người trong đó bao hàm cả các
yếu tố xã hội, hay còn gọi là môi trường xã hội – tức tổng thể các mối quan hệ giữa con
người với nhau. Chúng ta chỉ thảo luận về môi trường sống tự nhiên của con người, hay
môi trường sống, hay môi trường gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, như ở trên đã đề
cập.

Cần lưu ý rằng chúng ta nêu ra khái niệm “môi trường tự nhiên” ở đây chỉ nhằm không
đề cập tới “môi trường xã hội”, chứ không nhằm đối lập nó với “ môi trường nhân tạo”
bao gồm các yêu tố do con người tạo nên.

Theo nghĩa khái quát nhất, khi nói tới môi trường (environment) là nói tới môi trường
của ai hay của cái gì?

Các yếu tố của môi trường có thể được xếp thành những nhóm nào?

Sự ô nhiễm môi trường

Theo quan niệm thông thường, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các tính chất tự nhiên
(về sinh học, vật lý và hóa học) của môi trường, mà sự thay đổi ấy thường có hại cho

83/261
sức khỏe và hoạt động của con người cũng như có hại cho các loài sinh vật. Sự thay đổi
tính chất hóa học của môi trường có thể được biểu hiện bằng sự xuất hiện hay gia tăng
của một hay nhiều chất độc hại được gọi là chất gây ô nhiễm (pollutant) và những biểu
hiện khác nữa.

Vẫn theo quan niệm này, các nhà quản lý môi trường còn có ý nói thêm rằng ô nhiễm
môi trường là sự thay đổi môi trường khiến cho các chỉ số về môi trường có thể vượt
quá những tiêu chuẩn môi trường được quy định bởi mỗi quốc gia.

Theo quan niệm sinh thái học, môi trường gồm các kho vật chất có kích thước (lượng
vật chất) nhất định của mỗi nguyên tố hóa học; và sự ô nhiễm môi trường là sự mất khả
năng tự điều chỉnh kích thước của các kho ấy. Ví dụ, nguyên tố cacbon được chứa trong
rất nhiều kho như kho CO2 và rất nhiều kho chất hữu cơ và vô cơ ; hiện nay kho CO2 đã
vượt quá rất nhiều so với kích thước vốn có của nó trong nhiều thế kỷ trước đây, và vẫn
gia tăng không ngừng, tức là mất đi khả năng tự điều chỉnh về mức cũ; đó chỉ là một
biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường theo quan điểm sinh thái học.

Riêng môi trường nước có một phần đặc biệt là các nguồn nước để uống (potable water).
Vì nước để uống có liên quan chặt chẽ với đời sống và sức khỏe của con người nên
chúng ta quan tâm hơn trước hết đến sự ô nhiễm do vi sinh vật tức là đến chât lượng vi
sinh vật học của nó. Việc kiểm tra chất lượng vi sinh vật học và xử lý để loại bỏ vi sinh
vật trong nước để uống sẽ được đề cập ở chương 16 và không thuộc về các khái niệm
sinh học ở mục 12.3.2 và phục hồi sinh học ở mục 12.3.3

Sự ô nhiễm môi trường có thể do các nguyên nhân tự nhiên ( hoạt động của núi lửa, động
đất, bão, lụt, v..v..) hoặc do các hoạt động của con người (công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông, v..v..). Tuy nhiên, nguyên nhân do con người ngày càng được lưu ý, nhấn
mạnh, bởi vì những hoạt động của con người dẫn đến sự ô nhiễm môi trường là điều
ngày càng hiển nhiên và trầm trọng khiến chúng ta không thể không hành động ngay để
cứu lấy Trái đất – môi trường sống, ngôi nhà chung của mọi chúng ta và của các thế hệ
mai sau. Ngoài ra, về mặt ý thức, chúng ta cần nhận thức rằng sự ô nhiễm môi trường-
như trên đã nói là do lỗi của con người chúng ta, do đó chúng ta cần nhấn mạnh để tìm
cách hạn chế và khắc phục.

Có những cách hiểu như thế nào về sự ô nhiễm môi trường

Có sự giống nhau và khác nhau nào giữa các quan niệm ấy?

Kho vật chất của mỗi nguyên tố hóa học là gì?

Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường?

Chất gây ô nhiễm là gì?

84/261
Phân hủy sinh học, xử lý sinh học, và phục hồi sinh học

Phân hủy sinh học

Có nhiều cách hiểu về sự phân hủy sinh học (biodegradation):

• Đó là sự chuyển hóa một chất hữu cơ, chủ yếu bởi vi sinh vật, thành các sản
phẩm cuối cùng ở dạng vô cơ.
• Đó là sự phân hủy hóa học đối với một chất hữu cơ, chủ yếu bởi vì sinh vật
hoặc các enzym của chúng.

Trong tự nhiên, sự phân hủy sinh học gần như là một trong hai phần đối lập nhau của sự
tuần hoàn vật chất, phần kia là sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (Xem mục
1.4 và chương 7).

Đối với đời sống và sản xuất của con người, tùy theo quá trình phân hủy sinh học cụ thể
nào mà nó có thể là có lợi (phân hủy các phân tử phức tạp thành các sản phẩm của công
nghiệp lên men như rượu, axit hữu cơ v.v.), hay có hại (phân hủy nguyên vật liệu như
giấy, vải, sơn v.v.).

Mọi cơ thể sống đều cần phải và có khả năng sử dụng tức là chuyển hóa các chất dinh
dưỡng mà chúng hấp thu thành vật chất (sinh khối) và năng lượng của mình. Tuy nhiên,
kỳ lạ thay, chỉ một số vi sinh vật có khả năng sử dụng cả những nguồn dinh dưỡng và
năng lượng là các chất hữu cơ tổng hợp vốn xa lạ với sự sống theo nghĩa sinh học (các
xenobiotic), và thường rất độc hại với mọi sinh vật, cũng như sử dụng được cả những
hydrocacbon của dầu mỏ không có chút giá trị dinh dưỡng nào đối với con người. Chính
những vi sinh vật kỳ diệu như vậy đang là cứu cánh của con người để xử lý môi trường
ô nhiễm bởi các chất độc hại (xem chuyên mục bạn có biết? Bạn nghĩ gì? ).

Tuy nhiên, đừng quên rằng các chất hữu cơ tự nhiên (thông thường, không độc hại) như
cellulose, đường, protein v.v., nếu vượt quá ngưỡng nồng độ nào đó trong môi trường thì
cũng gây ô nhiễm theo nghĩa làm biến đổi tính chất của môi trường theo hướng không
mong muốn. Những chất như vậy thì được phân hủy, “xử lý” bởi rất nhiều loài vi sinh
vật thông thường.

Bởi vậy, trong lĩnh vực xử lý môi trường ô nhiễm, người ta muốn vi sinh vật thực hiện
phân hủy sinh học để phân hủy các chất gây ô nhiễm độc hại trong môi trường thành
những chất không độc ại hoặc ít độc hại hơn, hoặc giảm nồng độ của chúng xuống tới
mức an toàn. Tuy vậy, kết quả không phải bao giờ cũng như ý muốn: sự phân hủy sinh
học có thể chuyển hóa một chất không độc thành chất độc, hoặc một chất độc thành chất
độc hơn.

85/261
“Bạn có biết? Bạn nghĩ gì?CÓ CẦN NHỚ ĐẾN CÁC SINH VẬT TỪ NGOÀI HÀNH
TINH?” “Theo các tiểu thuyết hư cấu về khoa học, những sinh vật đến từ ngoài hành
tinh có cấu trúc hóa học hoàn toàn khác chúng ta, và chúng có thể ăn, uống, hít thở
những chất mà chúng ta không thể hấp thụ. ” “Như vậy, những cơ thể xa lạ này là vô giá
nếu chúng giúp chúng ta làm sạch (loại trừ) những chất gây ô nhiễm hành tinh này như
dầu thô, xăng, thủy ngân…, tất cả đều độc hại đối với cây cối, động vật và con người.”
“May thay, chúng ta không cần chờ đợi sự viếng thăm của những cơ thể chỉ có trong
trí tưởng tượng ấy, mà vẫn có thể giải quyết được vấn đề của mình, nhờ những cơ thể
sống có thực ngay quanh ta: mặc dù nhiều vi sinh vật có nhu cầu dinh dưỡng giống như
con người (nên chúng mới “ăn vụng” và làm hỏng thực phẩm của chúng ta!), nhưng có
những vi sinh vật khác lại chuyển hóa được những chất mà chỉ có thể là các “món ăn”
của các cơ thể giả tưởng! Trên đây, như các kim loại nặng, lưu huỳnh, nitơ dạng khí,
dầu thô, thậm chí cả polyclorinat biphenyls (PCBs) và thủy ngân. Bằng chứng rất thuyết
phục về sự “giúp đỡ con người” của những vi sinh vật kỳ diệu ấy là việc xử lý thành
công môi trường rộng lớn bị ô nhiễm bởi vụ tràn dầu Exxon Valdez (xem chuyên mục
Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? Trang…)”

Về mặt hóa học, sự phân hủy sinh học có thể diễn ra ở một, hai, hay cả ba mức độ sau
đây, tùy theo bản chất của chất bị phân hủy, tùy theo điều kiện môi trường và vi sinh vật
thực hiện:

• Một sự thay đổi rất nhỏ trong phân tử hữu cơ, qua đó cấu trúc chủ yếu của phân
tử ấy không thay đổi.
• Một sự phân hủy triệt để hơn phân tử hữu cơ phức hợp sao cho những phần nhỏ
hơn được tạo ra lại có thể kết hợp với nhau để tái tạo cấu trúc ban đầu.
• Một sự vô cơ hóa hoàn toàn các phân tử hữu cơ, nghĩa là tạo thành các phân tử
vô cơ.

Nếu xét một chất hữu cơ cụ thể thì nó có thể thuộc về một trong ba nhóm sau đây:

• Có khả năng bị phân hủy sinh học (biodegradable), nghĩa là chịu sự chuyển
hóa sinh học.
• Bền vững (persistent), nghĩa là không bị phân hủy sinh học trong một số môi
trường nào đó.
• Rất bền vững (recalcitrant), nếu chất ấy không bị phân hủy sinh học trong rất
nhiều môi trường khác nhau.

Ở một góc độ khác nữa, bản chất các thuật ngữ có khả năng bị phân hủy sinh học
(biodegradabbe) và sự phân hủy sinh học (biodegradation) không hàm ý chỉ bất kỳ một
mức độ phân hủy nào. Sự chuyển hóa có thể bao gồm một hay nhiều phản ứng, và
hiệu ứng của sự chuyển hóa ấy có thể là nhỏ hay lớn. Do vậy chúng ta có một khái
niệm nữa, chỉ bất kỳ mức độ nào của sự phân hủy sinh học: sự chuyển hóa sinh học
(biotransformation) - là một quá trình do vi sinh vật thực hiện, trong đó hợp chất ban

86/261
đầu được chuyển thành các sản phẩm thứ cấp hoặc trung gian. Cùng đó sự phân hủy
sinh học có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau nên chúng ta còn có thể phân biệt:

• Sự phân hủy sinh học sơ bộ (primary biodegradation) thường được hiểu là sự


thay đổi do một phản ứng riêng lẻ gây ra, trong khi đó
• Sự phân hủy sinh học một phần (partial biodegradation) chỉ một sự thay đổi
nhiều hơn về hóa học.

Tuy nhiên, theo cách nói thông thường, khi nói rằng một chất có khả năng bị phân
hủy sinh học thì người ta muốn nói rằng nó có thể bị vô cơ hóa. Sự vô cơ hóa
(mineralization) là sự phân hủy triệt để (hoàn toàn) thành các sản phẩm cuối cùng như
CO2, H2O và các chất vô cơ khác. Nói chung các chất này là vô hại, bởi vậy phân hủy
sinh học được con người khai thác, tận dụng và tăng cường để dùng cho các quá trình
xử lý sinh học và phục hồi sinh học. Nói cách khác, phân hủy sinh học là tiên đề, là cơ
sở của xử lý sinh học và phục hồi sinh học.

Hiểu thế nào là sự phân hủy sinh học (biodegration), theo nghĩa rộng nhất và theo nghĩa
thông thường?

Có nghĩa nào của thuật ngữ đó riêng cho lĩnh vự xử lý môi trường ô nhiễm không?

Dưới góc độ về sự phân hủy sinh học thì hiểu thế nào là các nguồn vật chất (hoặc dinh
dưỡng) và năng lượng “thông thường” và “không thông thường”? Kể ra một vài ví dụ
cho mỗi nhóm ấy.

Vì sao có thể sử dụng một số vi sinh vật để xử lý môi trường ô nhiễm các chất rất độc
hại?

Có thể nói gì về hóa học của sự phân hủy sinh học?

Có thể nói gì về khả năng bị phân hủy sinh học của một chất nói chung?

Vì sao sự phân hủy sinh học là tiền đề, là cơ sở của xử lý sinh học và phục hồi sinh học?

Xử lý sinh học

Trước hết, hãy bàn về khái niệm xử lý (treatment) trong khuôn khổ môn học này. Chúng
ta thường nói tới việc xử lý môi trường (thực ra là xử lý môi trường ô nhiễm), mà ít diễn
đạt đúng mức rằng thực ra đó là việc xử lý đối với chất gây ô nhiễm trong môi trường
đó. Việc xử lý chất gây ô nhiễm ấy có thể là một xử lý không sinh học (non-biological
treatment) như thiêu đốt, hấp phụ (adsorption),v.v. đối với vậy liệu chứa chất gây ô
nhiễm hay chính chất gây ô nhiễm; hoặc đó có thể là một xử lý sinh học (biological
treatment). Trong khuôn khổ của giáo trình này thì chúng ta chủ yếu đề cập đến xử lý
sinh học.

87/261
Bây giờ, chúng ta cần nhận thức rằng xử lý sinh học phải dựa trên cơ sở của sự phân
hủy sinh học: sự phân hủy sinh học vẫn thường xảy ra trong tự nhiên, ở mọi lúc nào và
mọi nơi nào có đủ điều kiện cho nó xảy ra, nhưng rất chậm. Còn trong các quá trình xử
lý sinh học, người ta tăng cường sự phân hủy sinh học bằng cách tạo điều kiện thuận
lợi nhất đến mức có thể cho vi sinh vật, để chúng sinh trưởng và phân hủy chất gây ô
nhiễm.

Tiếp theo, cần phân biệt hai khái niệm rất gần nhau và do đó rất hay được dung lẫn cho
nhau, nhưng thực ra vẫn có sự khác nhau: xử lý sinh hoc và phục hồi sinh học. Sự phân
biệt này sẽ được đề cấp ở mục 12.3.3 ngay dưới đây.

Thực chất của xử lý môi trường là gì xử lý môi trường là xử lý cái gì trong môi trường
ấy?

Hãy tự tìm hiểu hoặc suy luận để biết sơ qua nguyên lý của các xử lý không sinh học,
và từ đó trình bày vắn tắt sự khác nhau về nguyên lý giữa các xử lý không sinh học với
xử lý sinh học.

Vì sao xử lý sinh học phải dựa trên tiền đề và cơ sở là sự phân hủy sinh học.

Xử lý sinh học là gì?

Phục hồi sinh học

Như trên đây đã đề cập, thực chất của “xử lý môi trường” là “xử lý chất gây ô nhiễm
trong môi trường bị ô nhiễm”. Tương tự, thực chất của “xử lý sinh học môi trường” là
“xử lý sinh học chất gây ô nhiễm trong môi trường”. Trái lại, khi nói đến “phục hồi
sinh học môi trường ô nhiễm” là chúng ta muốn nói đến những tác động vào chính môi
trường ô nhiễm ấy, thông qua việc xử lý sinh học các chất gây ô nhiễm, để trả môi
trường ấy trở về trạng thái an toàn. Sự khác nhau rất nhỏ giữa hai thuật ngữ hoặc hai
khái niệm là ở chỗ đó. Chính vì sự khác nhau rất nhỏ ấy mà, nếu hiểu đúng, thì có thể
dùng lẫn hai khái niệm ấy cho nhau. Nói cách khác, gần đúng, rằng phục hồi sinh học
chính là xử lý sinh học. Nói đúng hơn, phục hồi sinh học thì dựa trên cơ sở của xử lý
sinh học, tứ là cũng dựa trên cơ sở của sự phân hủy sinh học.

Có một số cách hiểu về phục hồi sinh học:

• Trong phạm vi môn học này thì: Phục hồi sinh học (bioremediation) là quá
trình tạo điều kiện cho vi sinh vật chúng phân hủy nhanh các chất gây ô nhiễm
hữu cơ độc hại trong môi trường để trả môi trường ô nhiễm ấy về trạng thái an
toàn.
• Theo một cách hiểu rộng rãi hơn thì: Phục hồi sinh học là một quá trình tự phát
hoặc có điều khiển, trong đó xảy ra sự phân hủy sinh học (nhất là vi sinh vật
học) đối với các chất gây ô nhiễm và do đó làm giảm bớt hoặc loại bỏ sự ô

88/261
nhiễm môi trường. Sự tự làm sạch của các dòng sông hay suối bị ô nhiễm nhẹ
là những ví dụ về sự phục hồi sinh học tự phát; tuy nhiên đó không phải là chủ
đề chính của phần III. Chủ đề chính ở đây là các quá trình phục hồi sinh học có
kiểm soát.
• Gần đây khái niệm phục hồi sinh học được mở rộng, bao gồm cả các quá trình
sinh học kể cả của thực vật, làm kết tủa hoặc cố định các chất gây ô nhiễm vô
cơ, ví dụ các kim loại nặng. Cách hiểu mở rộng này không thuộc khái niệm đã
nêu trên đây, nhưng sẽ được đề cập vắn tắt trong một phần về sau.

Sự phân hủy các chất gây ô nhiễm hữu cơ nhờ vi sinh vật là một quá trình xảy ra trong
tự nhiên và bị giới hạn bởi các điều kiện vật lý, hóa học và môi trường. Những ví dụ về
các điều kiện giới hạn ấy là: cấu trúc phân tử của chất gây ô nhiễm và tính đề kháng của
nó đối với sự phân hủy sinh học, thiếu sự tiếp xúc giữa các chất gây ô nhiễm với chủng
vi sinh vật phân hủy, sự có mặt của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy chất gây
ô nhiễm, và những điều kiện môi trường thích hợp cho vi sinh vật. Trong các hệ thống
phục hồi sinh học, những điều kiện giới hạn sự phân hủy sinh học được cải biến đi, và
hoạt động phân hủy của vi sinh vật được nâng cao, chẳng hạn như bằng việc hiệu chỉnh
một vài nhân tố môi trường vốn giới hạn hoạt tính sinh học.

Việc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật (cũng gọi là kích thích chúng) bao gồm sự
bổ sung hoặc cung cấp các chất dinh dưỡng, các chất cho điện tử, và chất nhân điện tử
cuối cùng, hoặc kết hợp các việc ấy, cũng như tạo các điều kiện thuận lợi khác (về pH,
nhiệt độ v.v.) để tăng cường sinh trưởng, tăng cường sự phân hủy sinh học và sự chuyển
hóa sinh học.

Mục đích cuối cùng của phục hồi sinh học là vô cơ hóa chất gây ô nhiễm, nghĩa là
chuyển hóa một hóa chất có hại thành các hợp chất không có hại, như cacbon dioxit
hoặc một số khí khác, hoặc các chất vô cơ, nước, và vật chất tế bào của vi sinh vật phân
hủy. Hầu hết vi sinh vật dùng oxy để oxy hóa và phân hủy sinh học chất hữu cơ (sự phân
hủy sinh học hiếu khí); những vi sinh vật khác thì dùng nitrat, sulfat, metan, hoặc các
chất nhận điện tử khác (sự phân hủy sinh học kỵ khí). Trước kia, hầu hết các quá trình
phục hồi sinh học đều dựa vào sự phân hủy sinh học hiếu khí. Nguyên nhân là vì nhiều
chất gây ô nhiễm dễ bị phân hủy trong điều kiện hiếu khí, vì phân hủy kỵ khí thường
diễn ra với tốc độ chậm hơn, và vì việc duy trì các điều kiện kỵ khí trong một quá trình
phục hồi sinh học có điều khiển là khó hơn so với duy trì điều kiện hiếu khí. Các quá
trình kỵ kí được dành cho một số nhóm các chất gây ô nhiễm nào dễ bị phân hủy kỵ khí,
ví dụ như các chất clo hóa ở mức độ cao. Trong giáo trình này chủ yếu đề cập đến sự
phân hủy sinh học hiếu khí vì nó được áp dụng rộng rãi hơn. Sự phân hủy sinh học kỵ
khí được đề cập ở mức độ hạn chế hơn.

Vi sinh vật tham gia phục hồi sinh học thường là các vi sinh vật bản địa (indigenous
microorganisms). Tuy nhiên nếu quần thể này không có khả năng phân hủy chất đích
hoặc bị ức chế bởi một yếu tố nào đó trong môi trường thì cần đưa vào đó những vi sinh

89/261
vật có khả năng trao đổi chất đặc hiệu đối với chất gây ô nhiễm. Đó có thể là những vi
sinh vật đã được tuyển lựa hoặc được cải biến di truyền. Biện pháp vừa nêu được gọi là
sự tăng cường sinh học(bioaugmentation).

Trong quá trình phục hồi sinh học, các vi sinh vật tham gia có thể thu nhận được cả vật
chất (cacbon) và năng lượng nhờ sự phân hủy các chất gây ô nhiễm hữu cơ. Đôi khi sự
phân hủy ấy diễn ra thông qua sự đồng trao đổi chất (cometabolisms, xem mục…) hoặc
nhờ sự nhận điện tử cuối cùng.

Phục hồi sinh học có thể diễn ra theo kiểu in situ hoặc ex situ (xem mục 12.7)

Các đối tượng của phục hồi sinh học, hay là các môi trường cần được phục hồi, có thể
là những thực thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí (như đất hoặc rác, nước ngầm hoặc nước
thải, không khí, theo thứ tự). Các công nghệ phục hồi sinh học có rất nhiều kỹ thuật
phương pháp khác nhau để phù hợp với mỗi thực thể môi trường đó, ví dụ: làm đất
(landfarming), ủ đống (composting), lọc sinh học (biofiltration) v.v. Tất cả các kỹ thuật
đó được chia thành hai nhóm, tùy theo việc vật liệu ô nhiễm không bị rời khỏi vùng ô
nhiễm để xử lý (xử lý in situ) hay có bị dời đi để xử lý (xử lý ex situ) (xem mục 12.7).

Phục hồi sinh học rất thường được sử dụng để khắc phục sự cố tràn dầu trên biển. Một
ví dụ điển hình là việc khắc phục sự cố tràn dầu Exxon Valdez năm 1989.

“Bạn có biết? Bạn nghĩ gì? VI SINH VẬT THAM GIA KHẮC PHỤC ” “SỰ CỐ TRÀN
DẦU EXXON VALDEZ” “ Tháng 3 năm 1989, tàu chở dầu Valdez của tập đoàn dầu
mỏ hàng đầu thế giới Exxon bị mắc cạn ở vùng biển Alaska, làm tràn vào nước biển
41,5 triệu lít dầu thô. Đó là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, gây tác hại đến
hàng trăm kilomet bờ biển, làm chết vô số động vật hoang dã tại đó.” “ Việc khắc phục
sự cố này đã tiêu tốn 2 tỷ đôla Mỹ, đòi hỏi sự phối hợp giữa Cơ quan Bảo về Môi trường
của Mỹ (EPA) với Chính quyền bang Alaska và tập đoàn Exxon, đòi hỏi sự tham gia
trực tiếp của 10.000 công nhân và rất nhiều không tính xuể …vi sinh vật.” “ Các vi sinh
vật bản địa của vùng ô nhiễm, trong đó có Pseudomonas, chuyển hóa dầu thành các sản
phẩm cuối cùng không độc như CO2 và nước. Để tăng cường hoạt động của những vi
sinh vật này, người ta bổ sung các chất dinh dưỡng chứa nitơ, photpho, và các nguyên
tố vi lượng vào vùng bờ biển ô nhiễm. Việc bổ sung dinh dưỡng này không chỉ tăng
cường sinh trưởng của vi sinh vật mà còn tăng cường tốc độ phân hủy dầu và làm sạch
bờ biển.” “ Tác hại lâu dài của vụ tràn dầu này tới vùng biển nơi xảy ra sự cố vẫn còn là
vấn đề gây tranh cãi. Thậm chí hơn 10 năm sau đó, một số quần thể động vật và thực vật
vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu về sự phục hồi đáng
ngạc nhiên của hệ sinh thái ở đây. Phần lớn vùng này bây giờ trông giống như trước khi
xảy ra sự cố, một phần nhờ sự phục hồi sinh học do các vi sinh vật “ăn dầu mỏ” thực
hiện.”

90/261
Phân tích môi quan hệ giữa ba khái niệm phục hồi sinh học, xử lý sinh học và phân hủy
sinh học.

Phân tích ý kiến cho rằng “phục hồi sinh học” và “xử lý sinh học” chẳng qua chỉ là hai
cách gọi khác nhau của cùng một quá trình.

Phục hồi sinh học có xảy ra trong tự nhiên hay không, vì sao, dẫn chứng ?

Phân tích sự giống và khác nhau giữa ba cách hiểu về phục hồi sinh học đã nêu ở mục
12.3.3.

Trình bày cụ thể đến mức có thể, con người muốn thực hành phục hồi sinh học thì cần
phải làm những công việc gì ?

Tại sao có trường hợp phục hồi sinh học trong đó người ta đưa các vi sinh vật không
phải của môi trường cần phục hồi vào môi trường ấy? Đó có thể là những loại vi sinh
vật nào ?

Vi sinh vật tham gia phục hồi sinh học là nhằm mục đích gì cho chúng ?

Nếu trong một quá trình phục hồi sinh hoc, vi sinh vật không thể phân hủy một chất đích
thì người ta khắc phục bằng cách nào ?

Thế nào là phục hồi sinh học in situ và ex situ ?

Hãy nói về hoạt động của con người đối với vi sinh vật, trong việc khắc phục sự cố tràn
dầu Exxon Valdez.

Xử lý in situ và ex situ

Trong xử lý in situ đối với một địa điểm ô nhiễm, môi trường ô nhiễm không được đào
bới để mang đến một trạm xử lý, nhằm tránh làm xáo trộn các hoạt động kinh tế, xã hội
… tại nơi đó; đồng thời cũng giảm đáng kể chi phí đào bới và vận chuyển vật liệu bị ô
nhiễm, chủ yếu là đất. Điều đó có nghĩa là người ta sẽ phải cung cấp chất dinh dưỡng
(cũng có thể đồng thời là chất cho điện tử) và chất nhận điện tử cuối cùng ( thường là
oxy ) vào sâu trong môi trường ô nhiễm (ví dụ đất hoặc nước ngầm), để cho vi sinh vật
tại đó có thể sinh trưởng và phân hủy chất gây ô nhiễm.

Như vậy, khó khăn lớn nhất về mặt kỹ thuật của xử lý in situ là việc cung cấp oxy và
chất dinh dưỡng vào nơi bị ô nhiễm, thông thường là vào các lớp sâu của đất và vào
nước ngầm. Mô tả kỹ thuật chi tiết của việc cung cấp này sẽ được đề cập cụ thể ở các
chương sau, trong từng phương pháp cụ thể.

91/261
Trái lại, trong xử lý ex situ, vật liệu bị ô nhiễm cần phải được đào bới để mang đến trạm
xử lý. Việc làm này đòi hỏi chi phí đáng kể. Bù lại, tại trạm xử lý, quá trình xử lý sinh
học được diễn ra một cách chủ động, có kiểm soát, trong những điều kiện được coi là tối
ưu. Bởi thế, xử lý ex situ thường có hiệu quả cao hơn rất nhiều và đòi hỏi thời gian ngắn
hơn so với in situ. Các phương pháp xử lý ex situ cũng sẽ được mô tả cụ thể ở những
chương sau.

Xử lý in situ nói chung là phương pháp được ưa dùng nhất để phục hồi cả nước ngầm
ô nhiễm và đất ô nhiễm vì nó không đòi hỏi phải đào bới và vứt bỏ vật liệu bị ô nhiễm.
Trong hầu hết các trường hợp, tổng chi phí của quá trình phục hồi là thấp hơn đáng kể
so với nếu phải đào bới xử lý. Trong những trường hợp nào đó thì chi phí của in situ có
thể không khác nhiều so với các phương pháp khác, nhưng trong quá trình lựa chọn một
phương pháp còn phải cân nhắc đến những nhân tố ngoài như chi phí, như …

Tuy nhiên xử lý in situ cũng có những nhược điểm so với phương pháp đào bới và xử
lý trên bề mặt hoặc xử lý bên ngoài và vứt bỏ, đó là khó khăn trong việc cung cấp oxy
và chất dinh dưỡng vào vị trí phản ứng, khó xác định phạm vi vùng xử lý, tốc độ xử lý
tương đối chậm, và xu thế lan rộng của vùng ô nhiễm.

Xử lý in situ đối với các thủy vực ô nhiễm được tiến hành khác với xử lý đất ở vùng ô
nhiễm không bão hòa, vì ở thủy vực nồng độ oxy và sự vận chuyển oxy là khác. Độ hòa
tan của oxy trong nước là thấp và phụ thuộc vào sự cân bằng với nồng độ oxy cân bằng
dưới 8mg/l và hầu hết các túi nước ngầm nông có nồng độ oxy hòa tan từ 4 đến 7mg/l.
Phân hủy sinh học hiếu khi là phương pháp chủ yếu để thực hiện phục hồi sinh học, vì
những nồng độ oxy thấp trong các thủy vực sẽ cản trở nhiều tốc độ và phạm vi của quá
trình xử lý, trừ khi oxy hoặc một chất nhận điện tử khác được đưa vào liên tục.

Còn về các chất dinh dưỡng, chúng thường có mặt ít hơn so với những nồng độ tỷ lượng
đòi hỏi, cả trong các thủy vực cũng như trong các đất ở vùng không bão hòa. Trong số
các chất dinh dưỡng thì nitơ có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của vi sinh vật và khả
năng phân hủy chất hữu cơ của chúng. Tuy nhiên, độ hòa tan của nitơ, NH4+và NO3-,
trong nước là cao, và người ta có thể đưa những chất này vào nước với nồng độ khá
cao mà không gây ức chế sinh trưởng và hô hấp của vi sinh vật. Ngoài ra, nitrat có thể
được đưa vào để vi sinh vật dùng nó như một chất nhận điện tử cũng như dùng làm chất
dinh dưỡng. Vì không phải mọi vi sinh vật đất đều có khả năng hô hấp bằng nitrat nên
phổ các chất gây ô nhiễm có thể bị phân hủy nhờ sự hô hấp nitrat hẹp hơn nhiều so với
trường hợp của oxy. Hơn nữa, một số phản ứng (ví dụ sự phân hủy các chất thơm được
xúc tác từ enzym oxygenaza) không thể xảy ra nếu không có oxy phân tử.

Sự đồng trao đổi chất

Thông thường, khi vi sinh vật chuyển hoá một chất hữu cơ thì chúng sử dụng chất đó
làm nguồn cacbon hoặc nguồn năng lượng. Tuy nhiên có những trường hợp vi sinh vật

92/261
chuyển hoámột số chất hữu cơ nào đó nhưng không có khả năng sử dụng chất đó làm
cơ chất cho sinh trưởng hoặc làm nguồn năng lượng. Khi ấy vi sinh vật cần một cơ
chất khác làm nguồn cacbon vànăng lượng để sinh trưởng. Kiểu trao đổi chất đặc biệt
này đối với một chất không có ích cho sinh trưởng, được gọi là sự đồng trao đổi chất
(cometabolism) .

Trong phạm trù về đồng trao đổi chất thì một cơ chất không có ích cho sinh trưởng được
định nghĩa là một chất hữu cơ không thể được dùng làm nguồn năng lượng hoặc không
phải là nguồn dinh dưỡng đáng kể cho vi sinh vật đang phân huỷ nó. Như vây, trong
đồng trao đổi chất, vi sinh vật sử dụng một cơ chất làm nguồn năng lượng sơ cấp, và
chuyển hóa “vô cơ” một chất khác bằng cách dùng các enzym được tổng hợp để phan
huỷ cơ chất sơ cấp .

Thuật ngữ đồng trao đổi chất đã gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Một số
người sử dụng thuật ngữ đồng oxy hoá (cooxidation), hoặc sự phân huỷ sinh học “vô
cớ” (gratuituos biodegradation),hoặc trao đổi chất phị(incidental metabolism). Một số
người khác thì dùng thuật ngữ đồng trao đổi chất để chỉ những trường hợp mà cơ chất
không có ích cho sinh trưởng được chuyển hoá nếu cơ chất sinh trưởng có mặt. Còn nếu
sự chuyển hoá cơ chất không có ích cho sinh trưởng diễn ra không cần sự có mặt của
cơ chất sinh trưởng thì có lẽ nên gọi đó là một sự trao đổi chất ngẫu nhiên (fortuituos
metabolism). Tuy nhiên, thuật ngữ đồng trao đổi chất (cometabolism) đã được dùng phổ
biến hơn cả, kể cả khi cơ chất sinh trưởng có mặt và không có mặt, và đó cũng là cách
dùng trong sách này.

Trong thực tiễn, một số chất lạ sinh học (xenobiotiz) quan trọng được chuyển hoá theo
kiểu đồng trao đổi chất, trong đó có dioxin, trichloroeten (trichloroethene,TCE), và các
biphenyl có nhiều gốc clo hoá (pplychlorinated biphenyls, PCBs). Các hệ thống xử lý
theo kiểu đồng trao đổi chất đối với TCE ở quy mô phòng thí nghiệm đã hoạt động tốt,
nhưng ở quy mô lớn thì không ổn định hoặc chưa có tính cạnh tranh so với các kiểu xử
lý khác. Đói với dioxin và PCBs thì hiện chưa có các hệ thống xử lý lớn theo nguyên lý
đồng trao đổi chất.

Màng sinh học

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu màng sinh học là gì và tầm quan trọng của nó.

Trong tự nhiên, ít khi sinh vật sống thành khuẩn lạc thuần khiết riêng rẽ (trong đó
chỉ gồm các tế bào của một loài) như chúng ta nhìn thấy trên đĩa thạch của phòng thí
nghiệm. Trái lại, chúng thường sống thành những tập đoàn nhầy, được gọi là màng sinh
học – tại đó chúng chia sẻ chất dinh dưỡng. Sự tạo thành một màng sinh học bắt đầu khi
một vi khuẩn bơi tự do bám vào một bề mặt. Nếu những vi khuẩn này sinh trưởng thành
một lớp dầy thì chất dinh dưỡng không thể đi tới những vị trí sâu hơn bên trong lớp
đó và các chất trao đổi độc có thể tích lũy bên trong. Màng sinh học tránh được những

93/261
vấn đề này nhờ cấu trúc như cột (hình 27.10-21) mà khoảng cách giữa chúng tạo thành
những khe hở cho nước chảy qua mang chất dinh dưỡng đi vào và mang chất thải đi ra.
Hệ thống tuần hoàn thô sơ này được tạo nên để đáp ứng những tín hiệu thông tin hóa
học giữa những vi khuẩn. Các vi khuẩn riêng lẻ và những tập hợp tế bào của chúng đôi
khi tách khỏi một màng sinh học này, di chuyển và nhập vào một màng sinh học khác.
Thông thường, một màng sinh học có một lớp bề mặt dày khoảng 10µm, với những cột
cao khoảng 200 µm bên trên nó.

Các màng sinh học. Dòng nước chuyển động (theo mũi tên từ phải sang trái) giữa các cột nhày
được tạo nên do sự sinh trưởng của các vi khuẩn bám trên bề mặt cứng. Điều này cho phép vi
khuẩn hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bỏ chất thải một cách hiệu quả. Các vi khuẩn riêng lẻ tạo
nhầy hoặc các vi khuẩn trong đám nhầy tách khỏi màng sinh học và di chuyển đến nơi khác.
Màng sinh học gồm các vi khuẩn đang sinh trưởng bên trong các ống của một hệ thống làm lạnh

Cũng giống như ở động vật có các mô khác nhau, bên trong màng sinh học có những
nhóm tế bào chuyên hóa và chúng hoạt động phối hợp nhau để hoàn thành nhệm vụ
phức tạp. Chẳng hạn, trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại, các vi khuẩn thường sống

94/261
thành màng sinh học với ít nhất 5 loài khác nhau để cùng phân hủy cenlulose. Các màng
sinh học cũng có một nhân tố quan trọng liên quan đến sức khỏe con người. Chẳng hạn
các vi sinh vật trong màng sinh học có tính kháng các chất diệt khuẩn cao hơn khoảng
1000 lần so với ở trạng thái tự do. Các chuyên gia của CDC cho biết khoảng 65% các
nhiễm khuẩn ở người có liên quan đến màng sinh học.

Các màng sinh học có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào mà nước và các giá thể cứng gặp
nhau, chẳng hạn như bề mặt răng, bên trong các ống thông dùng trong y tế, thủy tinh
thể, bên trong các ống dẫn nước.

Các nguồn gây ô nhiễm

Ba nguồn gây ô nhiễm đất chủ yếu – cung cấp những lượng lớn chất gây ô nhiễm- là:
các bồn chứa ngầm, sự thấm từ các bãi rác, và sự thấm từ các ao chứa chất thải: Tương
tác vật lý giữa các chất gây ô nhiễm và đất xảy ra, chủ yếu là sự hấp phụ và sự giải hấp
phụ của các chất không phân cực. Các phản ứng hóa học cũng có thể xảy ra, bao gồm cả
sự trao đổi ion.

Vùng ô nhiễm hình chùm lông di chuyển chậm vào vùng không bão hòa (vadose zone),
và cuối cùng thì có thể tới tận tầng nước ngầm nếu sự rò rỉ còn tiếp tục. Sự pha trộn với
nước trong tầng nước ngầm thì phụ thuộc vào tỷ khối tương đối: các vùng ô nhiễm có
tỷ khối nhẹ thì có xu thế nổi, các vùng ô nhiễm nặng, đặc thì có xu thế chìm xuống, còn
các vùng ô nhiễm có tỷ khối ở mức trung gian thì được pha trộn tốt với nước ngầm. Sự
rò rỉ xăng và nhiên liệu máy bay đã thường tạo nên những vũng nước chứa sản phẩm tự
do, tồn tại rải rác khắp một thủy vực. Đặc điểm của sự rò rỉ và sự thấm từ các nguồn ấy
được phân tích dưới đây và được mô tả trong hình 1.1 và 1.2.

Chỉ cần một lượng nhỏ các chất gây ô nhiễm có tính độc cũng có thể gây ô nhiễm một
lượng lớn nước, như có thể thấy qua ví dụ 1.1. Những sự rò rỉ hay thấm từ các nguồn
ô nhiễm nói trên đều tạo thành những vùng ô nhiễm hay vùng thấm lọc hình chùm lông
(contaminant plume, hoặc leachate plume). Những vùng này có xu thế xâm nhập dần
xuống phía dưới; có thể tới tận tầng nước ngầm.

- Sự rò rỉ các bồn chứa ngầm:

Việc đặt các bồn chứa nhiên liệu lỏng ngầm dưới đất là phổ biến, nhằm tiết kiệm diện
tích và bảo đảm an toàn cho cư dân gần đó. Dần dần các bồn chứa này bị ăn mòn và xuất
hiện các vết rò rỉ. Các vết rò rỉ cũng xuất hiện tại các chỗ nối đường ống dẫn, do sự lắp
đặt và do chấn động của đất. Thông thường, tốc độ rò rỉ là nhỏ và khó xác định, như có
thể thấy qua ví dụ 1.2. Những vùng ô nhiễm hình chùm lông hình thành từ sự rò rỉ các
bồn chứa ngầm có thể chứa sản phẩm tự do, điều này khác với vùng ô nhiễm do sự rò rỉ
từ các ao chứa chất thải.

95/261
- Sự thấm từ các ao chứa chất thải

Giống như trường hợp của các bồn chứa ngầm, tại các ao chứa chất thải cũng dần dần
xuất hiện các vết rò rỉ nhỏ ở những lớp lót. Trước năm 1970, người ta ít kiểm soát thiết
kế và vận hành của các ao chứa chất thải. Các ao ấy thường được xây dựng không có lớp
lót, do đó nhiều chất lỏng lắng xuống đã nhanh chóng thấm vào đất. Những luật lệ hiện
hành có quy định về các tiêu chuẩn cho lớp lót, về khoảng cách tới tầng nước ngầm, về
việc theo dõi sự rò rỉ. Tuy nhiên hàng ngàn ao cũ được thiết kế không tốt và không có
sự theo dõi về rò rỉ vẫn đang tồn tại.

Những vùng ô nhiễm hình chùm lông do sự rò rỉ từ các ao chứa chất thải thì thường hầu
như chứa nước trong đó có hỗn hợp các chất gây ô nhiễm.

- Sự thấm từ các bãi rác

Các bãi rác gây ra sự ô nhiễm đất và nước ngầm bên dưới nó là do sự thấm lọc
(leaching). Các chất lỏng tích tụ ở đáy của bãi rác và di chuyển xuyên qua các lớp lót.
Những vùng ô nhiễm hình chùm lông có thể là bão hòa hoặc không bão hòa, có xu thế
lan xuống phía dưới và lan theo những khe hở sẵn có.

Sơ đồ các vùng ô nhiễm hình thành do sự rò rỉ, sự thấm từ các bồn chứa ngầm, các ao chứa chất
thải.

96/261
Sơ đồ vùng ô nhiễm đất và nước ngầm hình thành do sự thấm từ bãi chôn lấp rác.

Ví dụ: Tốc độ rò rỉ từ một bồn chứa ngầm.

Một bồn chứa xăng (tỷ trọng 0,8) do bị ăn mòn mà bị thủng một lỗ với đường kính 0,5
mm ở gần chỗ bơm lên trên. Bồn chứa có đường kính 2m, chiều dài 4m, và mỗi ngày
người ta bơm trung bình 1500L từ bồn. Hãy tính: (a) tốc độ rò rỉ từ bồn theo độ sâu của
xăng trong bể, (b) thể tích, và (c) tỷ lệ rò rỉ của mỗi bồn đầy xăng.

Bài giải

a. Tính tốc độ rò rỉ
1
π
qL = AhVh = 4 d2CD(2gz) 2

Trong đó qL= tốc độ rò rỉ tính theo thể tích, m3/giây

Ah = diện tích lỗ, m2

Vh= tốc độ chảy qua lỗ, m/giây

d = đường kính lỗ, m

CD= hệ số giảm lượng chứa 0,8

g = gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2

z = độ sâu của xăng trong bể, m


2
Như vậy, qL = π
4 (5 × 10 − 4) (0,8)[2(9,8)]0,5z0,5 = 6,96 × 10 − 7z0,5m3 / giây
b. Tính thể tích xăng bị rò rỉ từ bồn xăng đầy

97/261
Trước hết hãy viết một cân bằng khối lượng cho bồn xăng, với giả sử rằng vùng không
bão hoà trong đất có áp suất bằng áp suất khí quyển.

ρkhí =
dV
dt ( m3 m3
= − ρkhí( QP+qL ) = − ρkhí 1,5 ngày + 6,96 × 10 − 7z0.5 giây )
Trong đó ρkhí= mật độ khối của khí, kg/m3

QP = tốc độ bơm

dV m3 m3
dt = − 1,74 × 10 − 5 giây − 6,96 × 10 − 7z0,5 giây

Thể tích trống trong bồn ở một thời điểm nào đó có thể được tính ra rất dễ dàng bằng
số học, dựa vào các dữ kiện thủy lực học cho dưới đây, với giả thiết rằng tốc độ bơm là
không đổi.

D2 πθ
V=L 8 180( )
− sinθ (V:thể tích trống)

z=
D
2 (1 + cos 2θ )
Từ đó có thể tính được thể tích xăng bị rò rỉ theo thời gian từ bể xăng đầy, như trong
bảng dưới đây.

Thời gian,ngày z,m Thể tích rò rỉ,m3 Thể tích bơm,m3 Thể tích còn lại,m3

0,00 2,0 0,00 0,00 12.56


0,41 1,8 0,03 0,62 11.91
1,13 1,6 0,09 1,7 10,78
2,01 1,4 0,15 3,02 9,40
2,98 1,2 0,22 4,47 7,87
3,99 1,0 0,29 6,00 6,28
5,01 0,8 0,34 7,53 4,69
5,99 0,6 0,39 9,00 3,17
6,88 0,4 0,43 10,35 1,79
7,62 0,2 0,45 11,46 0,65
8,05 0,0 0,46 12,10 0,00

98/261
c. Tính tỷ lệ thất thoát do rò rỉ, theo thể tích

VL = 0,46 m3

0,46m3
Tỉ lệ rò rỉ = = 0,037
2,56m3

Như vậy, tỷ lệ rò rỉ là rất cao. Nếu giá xăng hiện nay (năm 2007) khoảng 12.000 đồng
một lít thì thiệt hại trên mỗi bồn xăng là khoảng 5.520.000 đồng, và sau một năm sự
thiệt hại lên đến khoảng 250.285.000 đồng. Đây mới chỉ là thiệt hại do một bồn xăng
có một lỗ rò rỉ gây ra, chứ không phải do hàng trăm bồn trong khắp một thành phố hay
trong cả nước gây ra. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng thiệt hại này là còn rất nhỏ so với
phí tổn để xử lý môi trường đất và nước ngầm ô nhiễm do sự rò rỉ ấy. Ngoài ra cần lưu
ý rằng sự tổn thất sẽ khó được phát hiện nếu không có sự theo dõi rất cẩn thận.

- Hai nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nữa cho đất và nước ngầm là sự làm tràn và sự
thải bỏ không đúng cách các chất độc. Ví dụ, các sự cố trong lúc vận chuyển hóa chất
có thể làm tràn một lượng lớn các sản phẩm tinh khiết vào một vùng đất nhỏ hẹp. Nếu
những hóa chất này tồn đọng không được xử lý thì chúng có thể thấm vào đất và cuối
cùng có thể gây ô nhiễm nước ngầm tại nơi xảy ra sự cố. Sự thải bỏ không đúng cách
các chất độc vẫn thường xảy ra tại nhà và tại các cơ sở thương mại, cũng là nguyên nhân
gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Ví dụ người ta thường thải bỏ các dầu thải và các dung
môi để rửa động cơ xe cộ từ các gara, thải các hóa chất nông nghiệp thừa ở trang trại,
thải sơn và các chất rửa sơn vào đất, hoặc đốt các chất ấy. Các xưởng sản xuất ở vùng
nông thôn thường thải bỏ các phế thải vào một nơi “khuất nẻo”, do đó gây ô nhiễm nặng
cho đất và nước ngầm.

Một vài trường hợp điển hình của sự thải bỏ tùy tiện và gây hậu quả nghiêm trọng đã
được nhắc đến, như:

- Tại một cộng đồng nhỏ có tên Lathrop, ở California, Mỹ, chất tráng rửa bồn chứa của
xưởng sản xuất chất hun khói cho đất, dibromocloropropan (DBCP), đã được thải vào
cánh đồng phía sau xưởng. Nồng độ của chất này trong nước ngầm tại đó đạt tới 1700
mg/L đã được phát hiện sau khi được biết rằng chất này gây vô sinh ở nam giới và gây
ung thư.

- Tại Times Beach, Missouri, Mỹ, một hỗn hợp của các chất thải hóa học và dầu của hộp
trục khuỷu đã bị lạm dụng để phun trên các con đường và những khoảnh đất trần (không
lát) để hạn chế bụi. Hậu quả là một số động vật bị chết, sau đó người ta phát hiện những
nồng độ cao của tetraclorodibenzo(p) dioxin (TCDD, trong đất. Người ta đã khắc phục
bằng cách bóc bỏ đi một lớp đất dầy hơn 15cm nhưng cuối cùng thì cộng đồng dân cư ở
đây buộc phải di dời đi nơi khác.

99/261
Nhận thức của xã hội về hiểm họa của ô nhiễm môi trường và về vai trò của phục hồi
sinh học

Từ đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học môi trường và các kỹ sư môi trường không chỉ quan
tâm tới việc cung cấp nước sạch, an toàn và đạt các tiêu chuẩn thẩm mỹ, cũng như quan
tâm tới việc xử lý nước thải để bảo vệ sức khỏe con người; họ còn quan tâm tới việc cải
thiện môi trường nước và môi trường không khí, và gần đây nhất, họ quan tâm tới sự
phục hồi các đất ô nhiễm và nước ngầm ô nhiễm, và khụng khớ ụ nhiễm. Ba chủ đề này
được đề cập trong các chương 17-20.

Bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm của cả
xã hội từ sau khi cuốn sách Silence Spring của Rachel Carson được xuất bản năm 1962.
Cũng kể từ đó giới kỹ thuật quan tâm nhiều hơn đến những tác động khác về sinh thái
học của việc thải bỏ chất thải, ngoài những vấn đề như sự truyền bệnh tật qua nước, sự
mất tính mỹ quan của nước do hiện tượng “nở hoa” của tảo, sự chết cá hàng loạt, sự
trôi nổi của rác, và những tác động nghiêm trọng đến ngư trường và nghề cá. Kể từ năm
1962, mọi người được giáo dục tốt hơn về những tác động sâu sắc tới mọi cơ thể sống
do chúng tiếp xúc lâu dài với các chất độc trong môi trường, về tầm quan trọng của việc
bảo tồn sự đa dạng nguồn gen, và về những tác động tiềm ẩn ở quy mô toàn cầu do môi
trường bị làm hỏng, tại những vùng tương đối nhỏ hẹp Cũng từ đó đến nay nhiều nỗ
lực được bỏ ra nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về ý thức bảo vệ môi trường.
Những cuốn sách quý giá như cuốn The Diversity of life của Wilson (1992) đã được viết
theo cách thức và phong thái để dành cho những người không chuyên. Phát hiện về sự
cạn kiệt ozon trong tầng bình lưu do sự phát tán của những cloro flurocacbon đã gây ra
sự thảo luận rộng rãi gay gắt lúc ban đầu, và dẫn đến việc xây dựng nhiều luật lệ về môi
trường, dẫn đến sự ký kết nhiều hiệp định quốc tế và sự ra đời một chương trình nghiên
cứu rộng lớn về môi trường.

Cũng trong thời kỳ này chúng ta tìm thấy nhiều địa điểm mà tại đó các hóa chất bị rò rỉ,
bị lắng đọng, hoặc bị vứt bỏ, bừa bãi hoặc vô tình, vào đất đã gây ô nhiễm nước ngầm
và làm cho nhiều vùng đất rộng lớn không sử dụng được nữa và nguy hiểm đối với con
người và các dạng sống khác.

Sự ô nhiễm đất và nước ngầm ở quy mô lớn là hậu quả trực tiếp của sự phát triển xã
hội công nghiệp hiện đại của chúng ta. Hầu như mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại đều
sinh ra chất thải. Nền sản xuất đòi hỏi phải khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên-
khoáng sản, lâm sản, và dầu mỏ, và do đó đương nhiên thải ra một lượng lớn chất thải.
Cho đến tận gần đây ngay cả ở nhiều nước phát triển người ta vẫn còn vứt bỏ phế thải
của khai mỏ và phế thải sau thu hoạch ngay tại nơi sản xuất hoặc thải vào sông hồ. Lý
do chủ yếu khiến các nhà sản xuất vứt bỏ phế thải là vì chi phí tốn kém cho việc xử lý
chúng. Cho tới khi tình trạng ấy trở nên không thể chịu đựng được nữa thì các quy tắc
và luật lệ về môi trường mới ra đời.

100/261
Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay, việc sản xuất các hóa chất hữu cơ tăng lên mạnh mẽ. Tuy
nhiên điều đáng chú ý hơn là có những thay đổi về chủng loại các hóa chất được sản xuất
và về cách dùng chúng. Ở đầu thế kỷ 20, các hóa chất dùng trong nông nghiệp chủ yếu
được sản xuất từ chất thải của động vật, tàn dư thực vật, và các chất vô cơ. Ngày nay,
hàng loạt sản phẩm được điều chế từ dầu mỏ đang được dùng làm thuốc diệt sinh vật có
hại (pesticides) và thuốc diệt cỏ (herbicides). Nhiều chất trong số đó, sau một thời gian
dài được sử dụng rộng rãi khắp thế giới mới được biết là độc đối với sự sống hoang dã
và cá (ví dụ DDT), rất độc đối với động vật có vú (ví dụ các pesticide có gốc photphat,
như parathion), hoặc gây ung thư (ví dụ các chất halogen hóa, như các biphenyl polyclo
hóa ở mức cao và dibromocloropropan). Việc dùng một hóa chất để diệt trừ một loại sâu
hại nào đó có thể làm rối loạn cân bằng quần thể do đó dẫn đến sự tăng không mong
muốn của một loài khác.

Các sản phẩm từ dầu mỏ xưa nay được dùng chủ yếu làm nhiên liệu. Tuy nhiên, hàng
loạt hóa chất được điều chế từ dầu mỏ đang được dùng trong xã hội hiện đại thì nhiều
đến mức choáng ngợp: các chất dẻo, các dược phẩm, các pesticide, các thuốc diệt cỏ, và
các chất tẩy rửa. Vấn đề ô nhiễm đất và nước ngầm ở khắp nơi trên thế giới chắc chắn là
do sự rò rỉ từ các bể ngầm chứa nhiên liệu. Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ xác
định rằng có 200.000 địa điểm có các bể ngầm rò rỉ tại Mỹ. Gần như là phổ biến, việc
nhiễm dầu của động cơ vào đất là do những sự cố trong quá trình vận chuyển dầu mỏ.
Khi ấy dầu chảy tràn từ các bể chứa bị hỏng đã gây nên sự hư hại về sinh thái học ở khắp
nơi trên thế giới. Những lượng lớn thuốc trừ sâu và chất diệt cỏ đang được dùng ở quy
mô thương mại và quy mô nhỏ ở mọi nơi. Sự vứt bỏ các dụng cụ chứa chúng là một vấn
đề nghiêm trọng, nhất là các dụng cụ chứa nhỏ (bình, chai, lọ) được dùng trong nhà và
ngoài vườn. Hầu hết các bình chứa này được vứt bỏ vào bãi rác công cộng hoặc vào các
lò thiêu đốt và chúng giải phóng các chất độc vào môi trường một cách không thể kiểm
soát. Việc thải bỏ các hóa chất công nghiệp vào các bãi chôn lấp rác đã trở thành một
vấn đề có tính quốc gia, khi ở Mỹ sự kiện về khu vực bãi rác Love Canal, vùng Niagara,
New York, gây một dư luận ồn ào trong những năm 1970. ở đó, số các trường hợp sẩy
thai và sinh đẻ không bình thường là rất cao so với các vùng khác. Kể từ đó bắt đầu một
giai đoạn mới trong nhận thức của chúng ta về môi trường.

Việc phục hồi đất ô nhiễm và nước ngầm ô nhiễm đã trở thành một ngành công nghiệp
hoạt động trên toàn thế giới. Các vấn đề về ô nhiễm đất và nước ngầm được phân loại
như trong bảng 1.2.

Đất ô nhiễm và nước ngầm ô nhiễm có thể được phục hồi bằng nhiều biện pháp vật lý,
hóa học và sinh học. Trong phục hồi sinh học, các chất vô cơ và/ hoặc hữu cơ được loại
bỏ khỏi đất và nước ngầm thông qua hoạt động của vi sinh vật. Các chất đích cho phục
hồi sinh học bao gồm nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng, như thủy ngân, và các ion độc
tiềm ẩn như cyanid (CN-) và các nitrat (). Nhiều chất gây ô nhiễm một khi lắng đọng
trong đất hoặc nước ngầm thì bị chuyển hóa sang trạng thái không gây ô nhiễm, trong
các điều kiện bình thường ở nơi đó. Ví dụ, nếu một chai nước cam bị đổ ra trên mặt đất,

101/261
thì các hợp phần hữu cơ sẽ bị phân hủy trong một thời gian tương đối ngắn nhờ các vi
khuẩn sống tự nhiên trong đất. Thời gian phân hủy hết những chất ấy tùy thuộc vào các
tính chất của đất, nhiệt độ và sự có mặt của các chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng
của vi sinh vật, nhưng các chất hữu cơ trong nước cam sẽ bị vi sinh vật phân hủy đến
những trạng thái oxy hóa thấp nhất của chúng. Trái lại, với những chất chưa chắc chắn
bị phân hủy một cách tự nhiên như trên, hoặc bị phân hủy quá lâu thì cần áp dụng phục
hồi sinh học. Đó thường là trường hợp của các chất nhân tạo và các chất lạ sinh học
(xenobiotics).

Phân loại sự ô nhiễm đất và nước ngầm.


Tính
Nhóm chất gõy ụ
Các địa điểm ô nhiễm điển hình linh Hiệu ứng gây độc
nhiễm
động
Xưởng sản xuất, máy phân phối Nói
Các hóa chất - Các bệnh của hệ
hóa chất, đồng ruộng, máy phun chung
công nghiệp thần kinh.- Ung thư
hóa chất rất thấp
Thấp
Trạm bơm xăng, căn cứ quân đến
Xăng và diesel Sinh ung thư
sự, cơ sở lọc dầu trung
bình
Trung - Ngộ độc kim loại-
Sơn Bãi rác bình Hư hỏng hệ thần kinh-
đến cao Ung thư
Trung
Xưởng điện tử, gara, căn cứ - Sinh ung thư- Tổn
Dung môi bình
quân sự thương thần kinh
đến cao
Các Thấp
Một số PAH sinh ung
hydrocacbon đa đến
Nơi sản xuất khí than thư hoặc bị nghi như
vòng thơm trung
vậy
(PAHs) bình
Các biphenyl
poly clo hóa Máy biến áp điện Thấp Ung thư
(PCBs)
Xưởng hóa chất, khói từ xe cộ,
Các dioxin Thấp Sinh khối u
nơi đốt chất thải

Trong những năm gần đây, các hệ thống xử lý sinh học đã được áp dụng để loại bỏ các
chất gây ô nhiễm ra khỏi các môi trường, cả đất, nước, và khí.

102/261
Thực tiễn hiện nay của phục hồi sinh học

Phục hồi sinh học đã cú một bề dày tiến hóa, phát triển từ sự quản lý và xử lý nước thải
đô thị và nước thải công nghiệp cũng như quản lý và xử lý chất thải rắn. Việc thải bỏ đất
của nước thải vào những nơi xử lý chất thải (sewage farms), vốn đã bắt đầu vào cuối thế
kỷ 19, có bao hàm việc sử dụng các vi khuẩn đất trong các quá trình giải độc hay khử
nhiễm (decontamination). Sau đó vào nửa đầu thế kỷ 20 đã ra đời nhiều phương pháp
tinh vi hiện đại hơn để xử lý các chất gây ô nhiễm, như lọc chảy giọt (trickling filters),
bùn hoạt tính (activated sludge), và lên men kỵ khí (anaerobic fermentation). Sau đó
nữa, kể từ năm 1960, các quá trình xử lý sinh học còn bao gồm thêm những phương
pháp mới để xử lý đất và các quá trình phân hủy sinh học các chất đặc biệt. Việc xử lý
nước thải và xử lý chất thải vào đất đã được phát triển dần thành xử lý đất ô nhiễm và
nước ngầm ô nhiễm, nghĩa là thành phục hồi sinh học (bioremediation). Trong những
năm gần đây, hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố đều thuộc lĩnh vực xử lý
đất ô nhiễm các sản phẩm dầu mỏ. Điều đó do hai nguyên nhân: một là, hầu hết các
hydrocacbon của dầu mỏ dễ bị phân hủy, và do đó đất ô nhiễm chúng dễ được phục hồi
sinh học; hai là, có rất nhiều địa điểm bị ô nhiễm hydrocacbon dầu mỏ do sự rò rỉ các
bồn chứa ngầm. Trong bốn mươi năm gần đây, phục hồi sinh học đã được áp dụng thành
công để xử lý các đất ô nhiễm dầu mỏ.

Một bước phát triển tiếp theo của phục hồi sinh học, trong những năm gần đây, là nó
ngày càng là một biện pháp quan trọng để quản lý chất thải nguy hại.

Phục hồi sinh học có thể là giải pháp quan trọng để xử lý các nhóm chất thải nguy hại
sau đây:

- Các chất clo hóa, như tricloroetylen và một số biphenyl clo hóa ở mức cao
(polychlorinated biphenyls, PCBs). Những chất này trước kia từng được coi là khó bị
phân hủy thì nay được xem là có thể bị phân hủy sinh học, chí ít trong điều kiện phòng
thí nghiệm.

- Các chất hiện nay đang là đối tượng của phục hồi sinh học bao gồm:

• Các dung môi: axeton và các rượu.


• Các chất thơm: BTEX (tên chung để chỉ bốn nhóm chất gồm benzen, toluen,
etylbenzen, và các xylen), các hydrocacbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic
hydrocarbons, PAHs), và clorobenzen.
• Các nitro và clorophenol
• Các pesticide

Những chất gây ô nhiễm nguy hại thường gặp nhất trong đất và nước ngầm là các
hydrocacbon thơm như BTEX, bắt nguồn từ sự tràn dầu hoặc rò rỉ bồn chứa, các
hydrocacbon béo clo hóa như tetrecloroetylen hoặc percloroetylen (PCE), tricloroetylen

103/261
(TCE), và 1,1,1- tricloroetan. Những chất này được dùng trong công nghiệp để khử mỡ
(tẩy nhờn).

Cần nhấn mạnh rằng phục hồi sinh học là một lĩnh vực còn trẻ của công nghệ, để chúng
ta có những nhận thức đúng khi đọc các tài liệu có liên quan: cho tới nay, nhiều công
trình phục hồi sinh học đã được thực nghiệm và các tài liệu đã công bố tập trung vào
việc thử nghiệm khả năng áp dụng một phương pháp phục håi sinh häc vµo nh÷ng nơi
cụ thể ở một điều kiện nào đó, và với những chất gây ô nhiễm cụ thể. Hầu hết các tài
liệu đã công bố chỉ dẫn ra những trường hợp phục hồi sinh học thành công, còn những
trường hợp không thành công thì ít được dẫn ra.

Ngoài ra, những thành công của phục hồi sinh học thường được đánh giá qua sự giảm
nồng độ chất gây ô nhiễm trong đất hoặc nước ngầm. Tiêu chí này tỏ ra kém thuyết
phục, vì rằng phục hồi sinh học có thể loại bỏ chất gây ô nhiễm ở mức cao mà vẫn không
đạt được mục tiêu làm sạch. Đồng thời các chất gây ô nhiễm có thể bị vận chuyển ra
khỏi đất hoặc nước, hoặc bị chuyển hóa một cách không sinh học, thông qua các quá
trình khác, như bay hơi di động, hoặc quang oxy hóa. Trong những trường hợp như vậy
thì chưa chắc đã đạt được những mục đích của phục hồi sinh học như giải độc và làm
bất động các chất gây ô nhiễm.

Như vậy, một quá trình phục hồi sinh học có kết quả phải bao gồm các yếu tố sau đây:

- Có các phương tiện để kiểm soát được sự di chuyển của các chất gây ô nhiễm, ví dụ
một lớp che phủ để thu gom chất bay hơi, hoặc các giếng quan trắc để phát hiện sự di
chuyển của chất gây ô nhiễm.

- Có bằng chứng rằng sự phân hủy sinh học đã xảy ra:

• Sự tăng hoạt tính sinh học


• Sự tăng lượng CO2 được giải phóng
• Sự tăng lượng oxy tiêu dùng
• Sự có mặt các sản phẩm trao đổi chất.

Xử lý đất theo kiểu ex situ

1. Làm đất (Landfarming)

Kỹ thuật này bao gồm sự thông khí và đảo trộn đất ô nhiễm, bổ sung các chất dinh
dưỡng (và đôi khi cả vi sinh vật nữa), khống chế độ ẩm bằng cách tưới nước định kỳ.

Một vài nét đặc trưng của kỹ thuật này như sau:

104/261
- Trong hầu hết trường hợp làm đất, các đất ô nhiễm được đào bới lên và được xử lý tại
một nơi mà sự di chuyển của các chất gây ô nhiễm có thể được khống chế, nhờ những
hàng rào chống thấm (bằng đất sét nén hoặc các tấm lót bằng chất dẻo).

- Trong một số trường hợp khác, vùng đất ô nhiễm hầu như đủ rộng đến mức không cần
thủ tục đào bới đất, và chỉ cần xử lý nguyên vị (in situ) là được rồi.

- Các quá trình phân hủy diễn ra trong kỹ thuật làm đất nói chung là những sự phân hủy
sinh học. Tuy nhiên có thể xảy ra các quá trình phân hủy không sinh học như oxy hóa
quang hóa học chẳng hạn.

- Sự lan truyền các chất gây ô nhiễm vào khí quyển do sự bay hơi thường là nhược điểm
hạn chế việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật này.

b) ủ đống trộn (Composting)

Theo kỹ thuật này, vật liệu bị ô nhiễm được trộn với các chất độn, như phân chuồng
chẳng hạn, và tạo thành những đống hoặc đụn; chúng được tưới nước định kỳ và có thể
được đảo xới cơ học đều đặn thường xuyên hoặc không được đảo xới.

Các chất độn có tác dụng làm tăng tính xốp để không khí dễ đi vào, và năng lượng được
giải phóng do sự phân hủy chất hữu cơ sẽ làm tăng nhiệt độ của đống ủ.

Các đống ủ tĩnh là một dạng đống ủ trong đó có đưa vào các chất độn, các chất dinh
dưỡng và nước. Tuy nhiên các đống này không được đảo xới, và nhiệt độ bên trong nó
thường gần bằng nhiệt độ bên ngoài. Chúng được thông khí một cách thụ động (do sự
chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên ngoài đống ủ và không khí bên trong các lỗ),
hoặc thông khí cưỡng bức bằng cách tạo chân không và tạo dòng hút không khí đi qua
đống ủ như nêu trên hình 1.4. Các chất độn hay được dùng là phân chuồng, nó cung cấp
một quần thể vi sinh vật phong phú hơn so với đất và cung cấp các chất dinh dưỡng vô
cơ; loại chất độn khác là các vật liệu tương đối trơ như mùn cưa, vỏ bào hoặc compost.
Nước được đưa vào định kỳ, cần thiết để duy trì quẩn thể vi sinh vật.

105/261
Sơ đồ một quá trình phục hồi sinh học bằng đống ủ tĩnh. Đất ô nhiễm được trộn với một chất độn
chứa chất hữu cơ như phân chuồng chẳng hạn và được đặt lên trên một lớp sỏi hoặc một vật liệu
thô khác làm giá đỡ. Không khí được hút từ trên xuống xuyên qua đống ủ bằng cách tạo chân
không. Nếu cần thì phải thêm nước một cách định kỳ để duy trì độ ẩm.

c) Xử lý đất ở dạng bùn trong các nồi phản ứng sinh học ( bioreactors )

Xử lý bằng nồi phản ứng sinh học là những kỹ thuật xử lý pha bùn, theo đó đất ô nhiễm
được trộn với đủ nước và được đặt trong một nồi chứa, để có thể khuấy trộn liên tục.
Nếu cần thì oxy có thể được đưa vào. Thường thì phải khống chế dòng khí ra để ngăn
ngừa sự thất thoát các chất hữu cơ bay hơi do hiện tượng giải hấp (stripping).

Các biện pháp khống chế dòng khí ra bao gồm:

- Cho tái tuần hoàn dòng khí ra

- Sử dụng các khí ra cho các quá trình đốt cháy

- Làm sạch khí ra bằng vi sinh vật (sự lọc sinh học, biofiltration). Đây là một xu thế mới.

106/261
Xử lý khí nhờ vi sinh vật

Quá trình này được thực hiện bằng cách cho không khí ô nhiễm đi qua những tầng lọc
xốp được gọi là các lọc sinh học (biofilters) hoặc các lọc sinh học chảy giọt (biotricling
filters).

Các tầng lọc là những tầng vật liệu nhồi, thường là hỗn hợp của compost với một vật
liệu trơ, hoặc là các viên gốm xốp được làm từ đất khuê tảo hay thủy tinh xốp.

Cộng đồng vi sinh vật sinh trưởng bám dính vào bề mặt của vật liệu nhồi. Màng chất
lỏng cần thiết phải có thì được cung cấp bằng cách duy trì một dòng không khí bão hòa
hơi nước, hoặc bằng cách bơm một sol khí xuyên qua tầng lọc, hoặc bằng cách đưa một
dòng nước vào tầng lọc. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng của vi sinh vật
thì được đưa vào một cách định kỳ, hoặc đưa vào cùng với sol khí hay cùng với chất
lỏng tái tuần hoàn, tùy theo hệ thống xử lý khí. Sơ đồ các hệ thống làm sạch khí nhờ vi
sinh vật được nêu trên hình 12.5.

Sơ đồ các hệ thống làm sạch khí nhờ vi sinh vật.

Quá trình xử lý khí nhờ vi sinh vật được ứng dụng để loại bỏ các chất hữu cơ bay hơi có
trong dòng khí ra từ quá trình phục hồi sinh học, trong dòng khí ra từ quá trình phục hồi
không sinh học, và trong dòng khí sinh ra do xử lý nước thải và do các hoạt động công
nghiệp [11].

Xử lý sinh học các dòng khí có hiệu quả kinh tế cao so với các quá trình xử lý khác như
đốt cháy hoặc hấp phụ trên than hoạt tính. Tuy nhiên, các quá trình đang được dùng hiện

107/261
nay gặp một số khó khăn trong vận hành, nhất là khi phải xử lý những hỗn hợp các chất
gây ô nhiễm, hoặc khi nồng độ chất gây ô nhiễm thay đổi mạnh trong thời gian ngắn, và
khi xử lý có tạo thành các axit, như HCl và H2SO4.

Sự lan tỏa các chất hữu cơ bay hơi từ địa điểm xử lý

Quá trình phục hồi sinh học thường kèm theo sự lan tỏa các chất hữu cơ bay hơi (volatile
organic compounds, VOCs). Sự lan tỏa này có thể xảy ra ngay khi nạp nguyên liệu vào
các nồi phản ứng sinh học, hoặc trong khi các quá trình phục hồi sinh học đang diễn ra,
hoặc đó là kết quả của sự hình thành các chất bay hơi tại địa điểm xử lý.

Trong các hệ thống xử lý đất như các hệ thống làm đất hoặc hệ thống đống ủ tĩnh, các
chất bay hơi có thể được phát tán trong lúc xây dựng các đống ủ hoặc trong lúc trộn đất
ô nhiễm với chất độn. Còn trong quá trình xử lý pha bùn thì VOCs có thể được phát tán
do sự khuấy trộn và sự thông khí. Sự sản sinh ra các VOC, để rồi chúng được phát tán,
có thể xảy ra do sự phân hủy các hợp chất ban đầu, nhất là trong điều kiện kỵ khí cục
bộ, hoặc do sự bay hơi khi đất được đảo xới hoặc khuấy trộn.

Có thể phân biệt hai trường hợp hình thành các VOC do sự phân hủy các chất ban đầu:

- Sự hình thành các VOC từ các chất không bau hơi trong quá trình phân hủy sinh học
về nguyên tắc là có thể xảy ra, nhưng ít có ý nghĩa thực tiễn [9], ít ra là đối với các quá
trình hiếu khí.

- Sự phân hủy nhờ vi sinh vật các VOC thành các chất dễ bay hơi hơn (ví dụ tricloeten
thành vinyl clorua) có thể xảy ra trong điều kiện kỵ khí, do sự phá vỡ liên kết khử, và đã
được quan sát thấy.

Vinyl clorua là một hợp phần phổ biến của các dòng khí thoát ra từ các bãi chôn lấp rác
hợp vệ sinh và các bể phân hủy kỵ khí bùn, và nguồn gốc của nó rất có thể là các dung
môi clo hóa [9].

Hầu hết các quá trình phục hồi sinh học được thiết kế để vận hành theo kiểu hiếu khí,
bởi vậy sự lan tỏa các VOC sẽ được giới hạn vào các hợp chất nào đã được nhận biết tại
địa điểm xử lý.

Như đã đề cập trên đây, những chất nào dễ bị vi sinh vật đất phân hủy thì nói chung sẽ
được chuyển hóa dễ dàng nhờ các kỹ thuật phục hồi sinh học. Ví dụ, các rượu đơn giản
như etanol, metanol, và propanol, là thuộc về nhóm các VOC dễ bị oxy hóa sinh học.

Sự phân hủy sinh học thường đồng thời xảy ra và có tính cạnh tranh với sự hấp phụ và
sự bay hơi. Hình 1.6 dưới đây cho thấy các VOC được hấp phụ vào các hạt đất vẫn có

108/261
thể bị bay hơi hoặc bị phân hủy sinh học. Sự phát tán sẽ xảy ra từ đất bị ô nhiễm bởi các
chất dễ được vi sinh vật sử dụng (phân hủy).

Các cơ chế loại bỏ các VOC hòa tan trong nước liên kết của đất. Sự hấp phụ vào đất không phải
là hiện tượng cuối cùng, vì nó còn được cân bằng với sự giải hấp phụ vào nước và từ đó bay hơi
vào không khí.

Ưu điểm và nhược điểm của phục hồi sinh học

So với các quá trình vật lý và hóa học được dùng để xử lý đất ô nhiễm và nước ô nhiễm,
thì phục hồi sinh học có một số ưu điểm:

- Giá thành rẻ hơn: để làm sạch bằng phục hồi sinh học, thường tốn từ 100 đến 250 đôla
cho một mét khối, so với 250 đến 1000 đôla nếu dùng các công nghệ khác như thiêu đốt
hoặc chôn lấp một cách an toàn [5].

- Mục đích triệt để hơn: đó là phân hủy sinh học và giải độc tức làm mất độc tính của các
chất gây ô nhiễm nguy hại), chứ không phải chỉ đơn giản chuyển các chất gây ô nhiễm
sang một môi trường khác hoặc nơi khác như vẫn thực hiện các công nghệ khác bao gồm
thông khí, hấp phụ trên than hoạt tính, hóa rắn (solidification) / ổn định (Stabilization),
rửa đất và chôn lấp một cách an toàn.

- Công nghệ tương đối đơn giản hơn so với hầu hết các công nghệ khác.

- Riêng phục hồi sinh học in situ có thể được tiến hành mà ít gây xáo trộn nhất cho địa
điểm xử lý, ít gây phát tán các chất bay hơi nhất, và ít gây nguy cơ nhất cho sức khỏe
con người tại nơi xử lý và vùng phụ cận.

109/261
Tuy vậy, phục hồi sinh học cũng thể hiện nhiều nhược điểm.

- Những nhược điểm mang “tính chất kỹ thuật” của phục hồi sinh học được đề cập tới
dưới đây đều bắt nguồn từ đặc điểm “mang tính sinh học” của phục hồi sinh học, đó là
những đặc điểm của các cơ thể sống nói chung, và vi sinh vật nói riêng: rất nhạy cảm
với các nhân tố môi trường. Nói cách khác, phục hồi sinh học (và các xử lý sinh học)
luôn chịu ảnh hưởng đáng kể của sự thay đổi các điều kiện (các nhân tố) của môi trường
(nhiệt độ, PH, Oxy (Hoặc các chất nhận điện tử cuối cùng khác), độ ẩm, khả năng cung
cấp chất dinh dưỡng (Trong đó cí chất gây ô nhiễm đang được xử lý) cho vi sinh vật ..)

Từ đó cũng có thể thấy những nhược điểm sau đây của phục hồi sinh học:

- Những nhược điểm quan trọng nhất là khó dự đoán hiệu suất của quá trình và khó áp
dụng những kết quả thu được từ các thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc quy
mô pilot vào quy mô thực địa. Kết quả của một công trình phục hồi sinh học phụ thuộc
vào khả năng của những người điều hành nó trong việc tạo ra và duy trì những điều kiện
môi trường cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Các vi sinh vật luôn nhạy cảm
với các yếu tố của môi trường như nhiệt độ, pH, tính độc của chất gây ô nhiễm, nồng độ
chất gây ô nhiễm, độ ẩm, các nồng độ chất dinh dưỡng, và nồng độ oxy. Một sự giảm
hoạt tính vi sinh vật sẽ làm chậm sự phân hủy và kéo dài thời gian xử lý. Nếu hoạt động
vi sinh vật ngừng lại (ví dụ do sự tạo thành các chất trao đổi độc) thì sự khởi động lại
quá trình có thể là rất khó khăn.

- Đôi khi bằng phục hồi sinh học không thể đạt được mục đích làm sạch môi trường ô
nhiễm, vì một số chất gây ô nhiễm không bị phân hủy sinh học hoặc chỉ bị phân hủy
sinh học một phần, hoặc vì nhờ vi sinh vật có thể không loại bỏ được chất gây ô nhiễm
đến mức cần thiết.

- Khi nồng độ chất gây ô nhiễm giảm thì sự phân hủy sinh học chậm lại, và vi sinh vật
có thể chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác hoặc ngừng sinh trưởng hoàn
toàn. Trong trường hợp như vậy, riêng sự phục hồi sinh học có thể là không đủ để xử lý
một địa điểm ô nhiễm và do đó có thể phải áp dụng thêm một công nghệ xử lý khác.

- Cuối cùng, phục hồi sinh học đòi hỏi khá nhiều thời gian. Thời gian cần thiết để xử lý
một địa điểm ô nhiễm thường phụ thuộc vào tốc độ phân hủy chất gây ô nhiễm.

110/261
Khả năng của vi sinh vật phân hủy một số nhóm chất
Sự phân hủy các chất tự nhiên

Các chất hữu cơ sơ cấp - do thực vật tổng hợp từ CO2 liên tục hàng triệu năm nay, và
các chất hữu cơ thứ cấp bắt nguồn từ đó, luôn luôn được phân huỷ song song và gần như
cân bằng với sự tạo ra chúng, nên không bị tích tụ trên trái đất. Chỉ một phần nhỏ của
sinh khối thực vật còn được giữ lại dưới dạng các hợp chất cacbon có tính khử mạnh
như dầu mỏ, khí mỏ và than đá, trong điều kiện kị khí. Còn trong điều kiện có không
khí thì mọi chất được các cơ thể sống tổng hợp nên đều có khả năng bị phân huỷ nhờ vi
sinh vật.

Mỗi chất hữu cơ đều bị một nhóm vi sinh vật tương ứng phân huỷ một phần hay toàn
bộ, các sản phẩm phân huỷ này lại được các loài khác phân huỷ tiếp, cứ như thế đến tận
các chất vô cơ. Như vậy vật chất luôn luôn được tuần hoàn bởi hai loại quá trình đối lập
nhau: sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, và phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Các quá trình phân huỷ này chủ yếu do vi sinh vật thực hiện, ở bất kỳ đâu có sự hiện
diện của chúng: trong đất, trong nước, trong cơ thể các sinh vật khác. Riêng trong đất,
sự phân huỷ chất hữu cơ rơi vào đó do nhiều nhóm vi sinh vật và nhiều động vật nhỏ
tham gia, tạo thành các mạng lưới dinh dưỡng. Sinh khối của các nhóm vi sinh vật và
động vật này trong đất được thể hiện ở hình sau

111/261
Sinh khối của các nhóm cơ thể tham gia phân huỷ các chất hữu cơ trong đất, tính gần đúng

Vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ tự nhiên để thu nhận vật chất (nguồn cacbon,
nguồn nitơ,…) và năng lượng, cho sinh trưởng của chúng. Trải qua quá trình tiến hoá
nhiều tỷ năm, chúng đã hoàn thiện được nhiều con đường phân huỷ đối với nhiều loại
chất khác nhau. Kết quả là ngày nay, không có một chất tự nhiên hữu cơ nào không bị
vi sinh vật phân huỷ. Và chính vì thế, các chất tự nhiên ấy luôn tuần hoàn.

Sự phân huỷ các chất phi tự nhiên

Với những chất lạ (xenobiotics) thì tình huống có khác. Đây là những chất tổng hợp hóa
học do nền văn minh hiện đại của con người tạo nên, vốn không có trong tự nhiên trước
đó. Có thể tạm xếp chúng thành một vài nhóm theo công dụng như: Các chất diệt hại,
các chất tẩy rửa, và các chất dẻo hoá học.

- Các chất diệt hại (pesticides) bao gồm:

• Chất diệt sâu hại (insecticides)


• Chất diệt cỏ (herbicides)
• Chất diệt nấm (fungicides),v.v…

Hơn 1000 pesticides đã được tung ra thị trường trong cuộc đấu tranh với sinh vật hại để
giành thu hoạch nông nghiệp.

- Các pesticide rất đa dạng về hoá học, như:

• Các axit clorophemoxyalkyl cacboxylic


• Các ure được thay thế gốc
• Các nitrophenol
• Các triazin
• Các phenylcacbonat
• Các chất hữu cơ chứa clo hoặc photpho,.v.v..

Công thức hoá học của một số chất hoá học này được nêu trong các hình dưới đây.

112/261
Một vài chất lạ (xenobiotics).

Ở một phần trên đây, chúng ta đã nói rằng chất lạ là những chất được tổng hợp hoá học
mà trước đó chưa bao giờ tồn tại một cách tự nhiên. Do vậy, những cơ thể có khả năng
sử dụng chúng có thể không tồn tại trong thiên nhiên. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự
nhiên hoặc một số vi sinh vật được cải biến di truyền có thể phân hủy chúng.

113/261
Chỉ một số pesticide được một vi sinh vật đất sử dụng làm nguồn cacbon và nguồn điện
tử, khi ấy chúng bị phân huỷ và rốt cuộc sẽ biến mất khỏi đất. Tuy nhiên, các chất rất
giống nhau vẫn có thể bị phân huỷ một cách khác nhau, như được nêu trong bảng 17.7.
Dù sao thì bức tranh này cũng chỉ gần đúng, bởi vì hàng loạt nhân tố môi trường như
nhiệt độ, pH, sự thông khí, hàm lượng chất hữu cơ trong đất, v..v.. đều ảnh hưởng đến
sự phân huỷ.

Một vài thuốc trừ sâu có gốc clo đã tồn đọng trên 10 năm. Sự biến mất của pesticide
khỏi một hệ sinh thái không nhất thiết có nghĩa rằng nó đã bị vi sinh vật phân huỷ, mà
nó có thể là do sự bay hơi, sự chắt lọc (leaching) hoặc đồng thời bị phân huỷ hoá học.

Thời gian biến mất khỏi đất của một số chất diệt cỏ và chất trừ sâu
Thời gian để biến mất
Chất
75-100%
Các thuốc trừ sâu có gốc clo
DDT [1,1,1 - tricloro - 2,2 - bis - (p - clorophnyl)
4 năm
etan]
Aldrin 3 năm
Clodan 5 năm
Heptaclo 2 năm
Lindan (Hexacloroxyclohoxan) 3 năm
Các chất diệt cỏ có gốc photphat hữu cơ
Diazinon 12 tuần
Malation 1 tuần
Paration 1 tuần
Các chất diệt cỏ
2,4 - D (axit 2,4 - dicloro - phenoxyaxetic ) 4 tuần
2,4,5 - T (axit 2,4,5 - tricloro - phenoxy - axetic) 20 tuần
Dalapin 8 tuần
Atrazin 40 tuần
Simazin 48 tuần
Propazin 1,5 năm

114/261
Các chất tẩy rửa (không kể xà phòng), là những chất hữu cơ có tác dụng như một tác
nhân làm ẩm ướt, và như một chất nhũ hoá, thường được dùng để làm sạch đồ vật, và
một số chất có thể được dùng như những tác nhân kháng vi sinh vật.

Công dụng trên đây của các chất tẩy rửa là do chúng có cả đầu phân cực ưa nước và đầu
không phân cực kỵ nước. Do bản chất lưỡng tính này mà chúng hoà tan các gốc không
tan, và có tác dụng tẩy rửa rất tốt. Chúng khác hẳn xà phòng là các dẫn xuất của mỡ.

Các chất tẩy rửa được dùng phổ biến nhất như những chất tẩy uế (tẩy trùng) là những
chất tẩy rửa cationic, thuộc nhóm các hợp chất amôn bậc bốn, trong đó có một nguyên
tử nitơ bậc bốn mang điện tích dương và một chuỗi béo kị nước (hình dưới). Chúng phá
huỷ các màng tế bào vi sinh vật và có thể làm biến tính các protein.

Một số chất tẩy uế và chất tẩy trùng.

- Các chất dẻo hoá học, được dùng trong chế tạo nhiều loại đồ vật, do dễ gia công ở
trạng thái lỏng.

115/261
Một ví dụ điển hình về chất dẻo là polyvinyl clorit (H2CCHCl)x, đó là một polyme của
vinyl clorit, không mùi vị, không hoà tan trong hầu hết dung môi hữu cơ, và là một chất
trong họ của các nhựa vinyl. Nó được dùng để chế tạo các màng mỏng làm vật liệu bao
gói thực phẩm và sản xuát các sản phẩm cứng bằng cách đúc, như các ống dẫn, các vật
liệu dạng sợi, các vật liệu bao gói, lông bàn chải, v.v...

Các chất lạ thuộc cả ba nhóm này rất khó hoặc không bị vi sinh vật phân huỷ, ít ra cũng
có thể nhận định như vậy sau những quan sát và thí nghiệm kéo dài nhiều năm (bảng
17.7). Khi được tích kuỹ trong đất, các chất thuộc hai nhóm đầu có thể làm hỏng cấu
trúc của đất và ngấm vào nước bề măt cũng như nước ngầm, gây tác hại lâu dài. Còn về
phần các chất dẻo hoá học, khi tích luỹ trong đất và trên bề mặt đất, chúng choán chỗ rất
nhiều, cản trở việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau.

Một số chất lạ thường không được một vi sinh vật nào đó sử dụng làm nguồn cacbon và
năng lượng. Tuy nhiên, nếu vi sinh vật ấy được cung cấp một chất hữu cơ dễ sử dụng
như glucose hoặc cenllulose, thì chất bền vững nói trên sẽ bị phân hủy. Hiện tượng này
được gọi là đồng trao đổi chất (cometabolism).

Vì các chất lạ không tồn tại trong tự nhiên trước khi con người phát minh ra chúng nên
nói chung có thể không tồn tại một vi sinh vật có khả năng phân huỷ một chất lạ nào đó
. Tuy vậy vẫn có thể tồn tại một số vi sinh vật như vậy, thường với số lượng tế bào rất
ít mà bằng các kỹ thuật thông thường khó lòng phân lập được. Ngoài ra có thể tạo ra vi
sinh vật như vậy bằng thực nghiệm.

“Từ nguyên lý đến kỹ thuật: PHÂN LẬP CÁC VI SINH VẬTHIẾM GẶP TRONG TỰ
NHIÊN ”

Những vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất lạ thường có mặt với số lượng rất
ít trong mẫu vật. Khi ấy phải có những kỹ thuật phù hợp mới có thể phân lập được
chúng. Thường thì phải làm giàu (tích luỹ) chúng trên một môi trường chọn lọc, hoặc
môi trường phân biệt, ngay trước khi phân lập.

Các môi trường chọn lọc tạo điều kiện sinh trưởng chỉ cho một nhóm vi sinh vật nào
đó. Chẳng hạn, để phân lập vi sinh vật phân huỷ chất diệt cỏ 2,4 - diclorophenoxyacetic
axit (2,4-D), người ta cấy đất vào một môi trường lỏng chứa chất này làm nguồn cacbon
duy nhất, và chứa các nguồn dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi ấy chỉ những vi khuẩn có
khả năng phân huỷ 2,4-D mới sinh trưởng được. Sau đó, cấy chuyển một phần của dịch
nuôi này vào một bình môi trường lỏng, tươi (chưa sử dụng), có cùng thành phần để làm
giàu hơn nữa nhóm vi sinh vật cần phân lập. Lập lại thao tác này một vài lần. Sau đó
cấy hỗn hợp cuối cùng lên môi trường thạch đĩa chứa 2,4-D là nguồn cacbon duy nhất.
Chỉ riêng những vi khuẩn sinh trưởng được trên 2,4-D mới tạo thành các lạc khuẩn nhìn
thấy được, và chúng được cấy chuyển thành chủng thuần khiết.

116/261
Phương pháp làm giàu theo kiểu như trên được dùng để phân lập và thuần khiết, nhiều
loại vi sinh vật, dựa trên việc tạo điều kiện cho một hoạt tính sinh lý riêng biệt nào đó.
Kỹ thuật nuôi làm giàu (tích luỹ) và việc sử dụng các môi trường chọn lọc đã được
M.W.Beijerinck và Winogradsky khởi xướng từ cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi tích luỹ đôi khi không thành công, không phát hiện được một
vi sinh vật có khả năng phân huỷ một chất nào đó (chất lạ hoặc chất tự nhiên) trong môi
trường chọn lọc đã dùng để phân lập nó. Nguyên nhân là:

Vi sinh vật ấy cần một nhân tố sinh trưởng nào đó mà chúng ta chưa biết nên không cho
vào môi trường chọn lọc.

Trong các môi trường lỏng dùng để nuôi tích luỹ, chỉ những cơ thể sinh trưởng nhanh
nhất trong các điều kiện đã cho mới hiện diện trước sự quan sát của chúng ta. Vì thế
chúng ta vẫn luôn nghi ngờ, liệu chúng có phải là đại diện thực sự của các cơ thể mà
trong tự nhiên dường như thực hiện quá trình phân huỷ mà chúng ta quan tâm, hay
không? Nghĩa là, trong các môi trường chọn lọc – tích luỹ đó, với những điều kiện đã
cho, các cơ thể với những đặc điểm sinh trưởng khác có thể đã bị bỏ qua, không được
biết tới.

Phân huỷ kị khí và phân huỷ hiếu khí

Một phần nhỏ sinh khối được phân huỷ theo kiểu kị khí, còn phần lớn hơn-thì theo kiểu
hiếu khí.

Các hệ sinh thái kị khí bao gồm:

• Tầng lắng đọng của các thuỷ vực nước lặng


• Các ruộng lúa nước
• Các đầm lầy và đồng rêu
• Các đất ẩm ướt, tù đọng
• Các bộ phận làm mục nát trong các thiết bị xử lý nước thải
• Đường ruột của mọi động vật.

Một chất nào đó có thể bị phân huỷ kị khí bởi các nhóm sinh vật kế tiếp nhau trong một
“chuỗi dinh dưỡng kị khí” (xem hình).

117/261
Chuỗi dinh dưỡng kị khí.

Mối quan hệ giữa các cơ thể tham gia chuỗi ấy có thể là:

• Cộng sinh
• Trợ dưỡng
• Vận chuyển hydro từ loài này sang loài khác
• Hợp tác trao đổi chất

Tham gia vào những chuyển hoá kị khí hầu như chỉ có vi khuẩn mà thôi.

Trong khi đó tham gia vào quá trình phân huỷ hiếu khí thì có cả các cơ thể procaryot và
eucaryot, và bọn thứ hai chiếm ưu thế, cả về số lượng cơ thể tham gia cũng như lượng
sinh khối được chuyển hoá. Vì thế dòng phân huỷ hiếu khí phân nhánh rất nhiều so với
chuỗi dinh dưỡng kị khí, đến nỗi chúng ta có thể gọi đó là “mạng lưới dinh dưỡng hiếu
khí”. Trong mạng lưới này, các động vật nhỏ – chủ yếu là động vật không xương sống
như giun, thân mềm, côn trùng và ấu trùng của chúng – chiếm một không gian rộng lớn.
Nhưng chúng ta cần nhớ lại rằng trong đường ruột của động vật luôn có các vi sinh vật
tham gia vào sự chế biến dinh dưỡng, ít nhất là vào sự chuyển hoá các chất dạng sợi
(lignoxenluloz và xenluloz) vốn chiếm hơn nửa sinh khối sơ cấp .

Cho tới nay hầu như có rất ít nghiên cứu về diễn biến sinh hoá và động thái của cộng
đồng vi sinh vật trong ruột của động vật tham gia phân huỷ sinh khối, ngoại trừ mối là
một trường hợp ngoại lệ. Các nghiên cứu về sinh hoá học và vi sinh vật học của những
gì diễn ra trong ruột mối đã gây sự kinh ngạc cả về tác dụng cũng như tác hại của chúng.
Tác hại ghê gớm của mối dối với các công trình và đồ vật bằng gỗ thì ai cũng biết tới.
Tuy nhiên, cần nhớ răng mối gây tác hại đó là nhờ quan hệ hỗ sinh (mutualism) của nó
với các vi sinh vật là động vật nguyên sinh. Trong hình dưới là hình ảnh của mối phá gỗ,
Reticulitermes, mà trong ruột của nó có các động vật nguyên sinh với nhiều tiên mao,
Trichonympha. Mối nuốt các hạt gỗ vụn vào ruột, tại đó các động vật nguyên sinh bao
bọc lấy chúng, phân huỷ xenluloz trong đó nhờ các enzym xunlulaz, tạo thành axetat và
các sản phẩm khác để mối sẽ oxi hoá. Nhờ vậy mà mối có thể dủng gỗ như một nguồn

118/261
dinh dưỡng. Từ các nghiên cứu này người ta mới thấy rằng thực ra chúng ta biết về quá
trình phân huỷ hiếu khí sinh khối sơ cấp ít hơn chúng ta vẫn tưởng.

a) Mối phá gỗ thuộc chi Reticulitermes (x10). b) Động vật nguyên sinh nhiều tiên mao, thuộc chi
Trichonympha sống hỗ sinh trong ruột mối nói trên, giúp mối sử dụng gỗ như một nguồn thức ăn

Cellulose

Cellulose là hợp phần cơ sở của sinh khối thực vật, được tạo thành nhiều hơn tất cả các
chất tự nhiên khác cộng lại và chiếm khoảng một nửa sinh khối do quang hợp tạo thành.
Xác thực vật nằm lại trong đất và rơi trở lại đất trung bình chứa 45%, riêng ở cây bông
là 90% cellulose. Vì thế bên cạnh CO2, cellulose cũng chiếm một vị thế trung tâm trong
vòng tuần hoàn của cacbon.

Sụ phân huỷ bằng enzym đối với cellulose được thực hiện bởi một hệ các enzym
cellulase, dẫn đến sự tạo thành xenlobioz và glucoz. Nhiều nấm đảm và một số ít vi
khuẩn có các enzym này. Đó là một số vi khuẩn di động theo kiểu trượt, các vi khuẩn
cộng sinh với động vật, các Clostridium, và các xạ khuẩn Micromonospor.

Trong số vi khuẩn di động theo kiểu trượt có thể kể: Cytophaga và Sporocytophaga, là
những vi khuẩn hiếu khí phân huỷ mạnh mẽ nhiều polisaccarit, trong đó có cellulose.

119/261
Chuyển động theo kiểu trượt mang lại cho các vi khuẩn này nhiều lợi thế để phân huỷ
những cơ chất không tan như cellulose: nhiều enzym phân huỷ ở trạng thái gắn với tế
bào, mà vi khuẩn thì phải tiếp xúc với những nguồn dinh dưỡng không tan nói trên, và
chuyển động trượt giúp chúng điều đó. Chuyển động trượt là rất thích hợp ở những nơi
sống khô.

Ngoài ra, các vi khuẩn chuyển động trượt, giống như những vi khuẩn có tiêm mao, có
thể tự định vị mình ở những nơi có điêu kiện tối ưu về cường độ ánh sáng, về ôxy, H2S,
nhiệt độ, và về những nhân tố khác có ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của
chúng.

Về các vi khuẩn cộng sinh với động vật và có khả năng phân huỷ cellulose, người ta đã
biết đến những vi khuẩn, cộng sinh với động vật thân mềm (Lyrodus pedicellatus). Vi
khuẩn này có vai trò với động vật ở chỗ vừa phân huỷ cellulose, vừa cố định nitơ. Nhiều
vi khuẩn khác cộng sinh trong dạ cỏ của động vật nhai lại và phân huỷ cellulose tại đây,
trong điều kiện kị khí. Một số khác cộng sinh trong ruột mối, khiến mối có thể sử dụng
cellulose trong gỗ làm thức ăn.

Ở nấm, hệ cellulase có ít nhất ba enzym:

• Các endo - β - 1,4 - glucanaz tấn công đồng thời các liên kết β - 1,4 bên trong
đại phân tử và tạo thành các đoạn dài có các đầu tự do.
• Các exo - β - 1,4 - glucanaz tách từng disaccarit xenlobioz từ phía đầu chuỗi.
• Các β - glucosidaz thuỷ phân xenlobioz với sự tạo thành glucoz.

Sự điều chỉnh tổng hợp các cellulase

Quá trình tổng hợp enzym này có thể được điều chỉnh nhờ sự kiềm chế dị hoá (catabolite
repression) cũng như nhờ sự cảm ứng bằng cơ chất (substrate induction) thông qua
xenlobioz, trong đó một lượng hỏ cellulase đã tồn tại từ trước do sự tổng hợp theo kiểu
kiến trúc. Vậy thì nồng độ nào có tác dụng cảm ứng hoặc kiềm chế, điều đó phụ thuộc
vào loại vi sinh vật. Nói chung, những nồng đọ nhỏ của xenlobioz cảm ứng sự tổng hợp
enzym, còn những nồng độ cao thì kiềm chế.

Ngoài ra, xenlobioz là một chất ức chế cạnh tranh ở múc độ protein. Bản thân cellulose,
vì không tan trong nước nên không có tác dụng trực tiếp đến sự tổng hợp enzym mà chỉ
có tác dụng gián tiếp thông qua xenlobioz được giải phóng từ cellulose. Điều đó giải
thích tác dụng cảm ứng của cellulose tinh thể.

120/261
Sự phân huỷ cellulose trong điều kiện hiếu khí

Trong các đất được thông khí tốt, cellulose bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu khí (nấm, vi
khuẩn nhày và các vi khuẩn thật khác), còn trong điều kiện kị khí thì nhờ một số nấm kị
khí, vi khuẩn và động vật nguyên sinh (xem bảng).

Các vi sinh vật phân huỷ cellulose. Ghi chú: a: Sinh trưởng hiếu khí; b:
Sinh trưởng kị khí.
Các procaryot Các eucaryot
Cytophaga a Aspergilus fumigatus a
Sporocytophaga a A. nidulans a
Archangium, Sorangium a Botrytis cinerea a
Polyangium a Chaetomium globosum a
Pseudomonas fluorescensvar. cellulosa a Fusarium a
Cellulomonas fimi a Myrothecium verrucaria a
Các Streptomycete a Trichoderma viride a
Cellvibrio flavescens a T. reesei a
Clostridium thermocellum b Rhizoctonia solani a
C. cellobioparum b Neocallimastix frontalis b
Ruminococcus albus,R. flavefaciens b Neocallimastix frontalis b
Bacterodes succinogenes b Diplodinium b
Butyrivibrio fibrisolvens b Entodinium b
Eubacterium cellulosolvens b Entodinium b

Nấm góp phần chủ yếu vào sự phân huỷ cellulose trong điều kiện thoáng khí. Chúng đặc
biệt ưu thế hơn vi khuẩn trong các đất chua và trong sự phân huỷ cellulose có lẫn lignin.
Các loại thuộc các chi Fusarium và Chaetomium đóng vai trò to lớn. Ngoài ra còn có các
loài khác như: Aspergillus fumigatus, A. nidulans, Botritis cinerea, Rhizoctonia solani,
Trichoderma viride, Chaetomium globosum, Myrothecium verrucaria.

Cytophaga và Sporocytophaga là những vi khuẩn phân huỷ hiếu khí cellulose có thể
được phân lập dễ dàng nhất theo kỹ thuật tích luỹ thông thường trong các dung dịch
dinh dưỡng lỏng. Trong số những chi tương tự vi khuẩn nhày (Myxobacteria) này có thể
phân biệt ra nhiều loài. Người ta còn biết ít về việc sử dụng và phân huỷ mở đầu đối
với cellulose nhờ các vi khuẩn nhày. Một cellulase ngoại bào hoặc các sản phẩm phân

121/261
huỷ cellulose không bao giờ được phát hiện thấy. Các tế bào vi khuẩn dính chặt vào sợi
cellulose, và có lẽ chúng hấp thụ các sản phẩm thuỷ phân ngay lập tức. Trong số cá loài
vi khuẩn nhày tạo thể quả thuộc các chi Polyangium, Archangium, Sorangium thì nhiều
loài có khả năng sinh trưởng trên cellulose.

Khả năng sinh trưởng trên cellulose có lẽ cũng phổ biến ở nhiều vi khuẩn hiếu khí, bọn
này hầu như có thể được gọi là “tạp dưỡng”. Một số hình như chỉ tấn công cellulose khi
không có những nguồn cacbon khác. Một số vi khuẩn giống với Pseudomonas trước đây
đã được gộp vào chi Cellvibrio. Gần đây người ta gọi chúng là Pseudomonas fluorescens
var. cellulosa. Trong số xạ khuẩn thì chỉ có ít loài phân huỷ cellulose đã được mô tả:
Micromonospora chalcea, Streptomyces cellulosae, Stretosprorangium.

Sự phân huỷ cellulose trong điều kiện kị khí

Trong điều kiên kị khí thì cellulose bị phân huỷ bởi các vi khuẩn thật, ưa ấm và ưa
nhiệt, cũng như bởi một số nấm và động vật nguyên sinh. Clostridium thermocellum ưa
nhiệt sinh trưởng được trong các dung dịch dinh dưỡng tổng hợp đơn giản với cellulose
hoặc xenlobioz làm nguồn cacbon và các muối amôn làm nguồn nitơ. Glucoz và nhiều
đường khác không được biến đổi. Cũng như có thể thấy ở nhiều vi khuẩn phân huỷ
kị khí cellulose khác, trước khi xảy ra sự phân huỷ cellulose, vi khuẩn này tiết ra một
chất giống như carotinoit màu vàng, có tác dụng nâng cao ái lực của enzym phân huỷ
cellulose với cơ chất của nó. Do sự nhuốm màu vàng của cellulose mà sự phân huỷ nó,
một khi xảy ra, sẽ dễ dàng được nhận biết. Phức hệ nhiều enzym đã nhắc tới trên đây
của loài C. thermocellum được gắn trong những cấu trúc có tên là xenlulosom, có trọng
lượng phân tử khoảng nhiều triệu. Các sản phẩm của sự lên men cellulose là: etanol,
axetat, formeat, lactat, hydro phân tử, và cacbon dioxit. Cellulose bị phân huỷ ngoại
bào tới glucoz. Quá trình lên men cellulose nhờ Clostridiumcellobioparum ưa ấm dẫn
tới những sản phẩm lên men giống như vậy. Trực khuẩn dài đã được quen biết dưới
tên gọi Bacillus cellulosae-dissolvens dính rất chặt vào các sợi cellulose giống như các
Cytophaga và không tiết cellulase vào môi trường.

Những biến đổi vi sinh vật học trong dạ cỏ

Trong dạ cỏ thì cellulose bị phân huỷ nhờ vi khuẩn kị khí, nấm và động vật nguyên sinh.
Nguồn cacbohydrat chủ yếu của động vật nhai lại là cỏ khô, rơm rạ và cỏ. Cỏ khô gồm
khoảng 50% fructosan và xylan, phần còn lại là cellulose. Phần cellulose của thưc ăn
gia súc sẽ là không sử dụng được, nếu ở các động vật nhai lại trong quá trình tiến hoá
đã không xuất hiện một quan hệ cộng sinh với vi sinh vật mà một số trong chúng có khả
năng phân huỷ cellulose (hình dưới).

122/261
Sơ đồ những biến đổi nhờ vi sinh vật trong dạ cỏ của động vật nhai lại. 1. Dạ cỏ, 2. Dạ tổ ong,
3. Dạ lá, 4. Dạ múi khế.

Hai phần đầu của dạ dày động vật nhai lại, tức dạ cỏ và dạ tổ ong, là một buồng lên
men lớn với dung tích 100-150 lít, trong đó có những điều kiện lý tưởng cho sinh trưởng
của nhiều vi sinh vật. Động vật tạo ra cho sự công sinh này: một nhiệt độ ổn định từ 37
đến 390C, dòng vào liên tục của một dung dịch khoáng (100-200 lít nước bọt mỗi ngày)
được đệm tốt bởi bicacbonat và photphat (pH 5,8 đến 7,3), một dòng vào định kỳ của
các chất dinh dưỡng ở dạng thức ăn chứa cellulose được nghiền kỹ, và một sự khuấy
trộn cơ học nhờ sự co bóp dạ cỏ. Như vậy, dạ cỏ giống một hệ thống nuôi bán liên tục
đối với các vi sinh vật trong đó.

Trong số vi sinh vật dạ cỏ của dạ cỏ thì chiếm ưu thế là các động vật nguyên sinh và
vi khuẩn. Trong 1 ml chất chứa trong dạ cỏ có 105 động vật nguyên sinh, đa số là các
Ciliata thuộc các chi Diplodinium và Endodinium. Đó là những chi đặc biệt, ít phổ biến
ở bên ngoài dạ cỏ. Tỉ lệ trọng lượng của chúng so với các chất chứa trong dạ cỏ là từ 5
đến 10%, trong đó một phần là các polysaccarit dự trữ. Trong dạ cỏ chúng có thể không
có vai trò thiết yếu.

Những thể định cư trong dạ cỏ quan trọng nhất về chức năng là các vi khuẩn, chúng có
tới 1011 tế bào trong một ml dịch dạ cỏ và làm thành 5-10% khối lượng khô của chất
chứa trong dạ cỏ. Những vi khuẩn đặc trưng cho dạ cỏ thì kị khí nghiêm ngặt hoàn toàn.

Vi khuẩn phân huỷ cacbohydrat của thức ăn gia súc thành các chất đơn giản như các
axit béo và các amôn. Từ cellulose, tinh bột, fructoz, và xylan thường hay tạo thành các
axit béo. Theo những đo lường về cân bằng thì 90% cellulose hấp thụ bị phân huỷ. Khi
ấy xuất hiện một lượng lớn axit mà tỉ lệ % của chúng trong tổng lượng axit là như sau:
Axetat (sản phẩm chính) 50-70% (w/w), propionat 17-21%, butyrat 14-20%, valerat và

123/261
formiat được tạo thành chỉ với lượng nhỏ. Ngoài ra, hàng ngày còn tạo thành 900 lít khí,
tỉ lệ khối lượng (v/v) của chúng là khoảng 65% CO2, 27% CH4, 7% N2, 0,18% H2, và
các vết H2S. Vì các vi khuẩn phân huỷ cellulose được phân lập từ dạ cỏ trong những
năm gần đây cũng lên men trong điều kiện phòng thí nghiệm và tạo thành các axit với
cùng các tỉ lệ như trong dạ cỏ, nên có ý kiến cho rằng các axit trong dạ cỏ được hình
thành trong sự phân huỷ cellulose nhờ vi khuẩn.

Có khả năng phân huỷ cellulose trong dạ cỏ là Ruminococcus albus và R. flavefaciens;


các cầu khuẩn gram âm; Fibrobacter succinogenes (một trực khuẩn gram âm không
di động và đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo thành axetat và succinat); Butyrivibrio
fibrisolvens; Clostridium cellobioparum.

Sự vắng mặt của lactat trong dạ cỏ là do sự có mặt của Veillonella alcalescens


(=Micrococcus lactilyticus), bọn này lên men lactat thành propionat, axetat, H2, và CO2.
Trong sự phân huỷ cellulose không hình thành metan, nó có nguồn gốc thứ cấp và được
tạo thành từ các axit béo cũng như từ H2 và CO2 (trang.......). Sự tạo thành H2S trong dạ
cỏ là do sự khử sulfat bởi Desulfotamaculum ruminis. Celenomonas ruminantium (hình
b) lên men glucoz thành lactat, axetat, và propionat. Trong số nấm kị khí sống trong dạ
cỏ thì Neocallimastix frontalis (Chytridiomycet) được nghiên cứu kỹ nhất. Nó phân huỷ
cellulose tói glucoz và lên men glucoz tới axetat, formiat, etanol, lactat, CO 2, và H2.

Thức ăn của động vật nhai lại ở nơi sống của chúng trên các savan và thảo nguyên thì rất
nghèo nitơ và nghèo protein. Vì thế, để bảo đảm quá trình tổng hợp protein nhờ sự cộng
sinh trong dạ cỏ,ở động vật nhai lại đã hình thành một chu trình đầy ý nghĩa, “sự tuần
hoàn nghiền nát gan”. Urê được tổng hợp ở gan dưới hình thức khử độc của amôn chỉ
được bài tiết từng phần cùng với nước tiểu, một phần urê đi tới các dạ dày trước nhờ sự
tiết qua tuyến nước bọt và đi qua thành dạ cỏ, do vậy được trở thành hữu ích cho sự tổng
hợp protein nhờ khu hệ vi sinh vật của dạ cỏ (xem hình). Trên cơ sở của sự cộng sinh
với khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ mà động vật nhai lại không phụ thuộc vào protein.

Vi khuẩn góp phần vào dinh dưỡng của động vật nhai lại theo cách kép: Các axit được
hình thành trong sự phân huỷ polysaccarit được tái hấp thụ ở dạ cỏ. Sinh khối của vi
khuẩn được phân huỷ ở ruột trong sự vận chuyển tiếp chất chứa trong dạ cỏ và cũng
được tái hập thụ. Tham gia vào sự phân huỷ vi khuẩn là các lisozim do biểu mô của dạ
múi khế tiết ra. Vì các vi khuẩn sinh trưởng trong dạ cỏ cũng sử dụng các nguồn nitơ vô
cơ nên thu nhập protein cho động vật được tăng lên đáng kể.

Phân hủy xylan

Đây là một cacbohydrat phổ biến và chiếm khối lượng thứ nhì trong tự nhiên, sau
cellulose. Khối lượng của nó trong các nguyên liệu thực vật là như sau: Rơm rạ và libe -
30%, bã mía - 30%, gỗ cây thuộc bộ tùng bách - từ 7 đến 12%, và gỗ cây lá bản - từ 20
đến 25% (w/w).

124/261
Xylan là những cacbohydrat và cũng được coi là các hemicellulose. Chúng không giống
với cellulose về phương diện các viên gạch cấu trúc và cả về cấu trúc nữa, nhưng ít ra
cũng tan một phần trong nước hoặc trong kiềm. Các hemicellulose được cấu tạo từ các
pentoz (xyloz, arabinoz), hặoc từ các hexoz (glucoz, maltoz, galactoz), cũng như từ axit
uronic. Trong thực vật chúng đóng vai trò là các chất dự trữ hoặc các bảo vệ, Thuật ngữ
các hemicellulose được đưa ra sau khi một loạt các polysaccarit tương tự được tìm thấy
ở nấm và vi khuẩn

Chuỗi xylan bao gồm các β - D - Xyloz liên kết theo kiểu 1,4 - glucosit. Về mặt hình
thức, chúng xuất hiện từ một chuỗi cellulose, do sự thay thế các nhóm CH2OH bằng các
nguyên tử hydro. Tuy nhiên, mức độ trùng hợp của chúng là nhỏ hơn nhiều (30-100).
Một số xylan còn chứa thêm arabinoz, glucoz, galactoz, và glucuronat. Như vậy chúng
có cấu tạo phức tạp, và khác với cellulose, chúng phân nhánh mạnh.

Xylan được phân huỷ nhanh hơn và được nhiều vi sinh vật phân huỷ hơn so với
cellulose. Nhiều trong số các vi sinh vật phân huỷ cellulose cũng sản sinh xylanaz. Ngay
cả Sporocytophaga mixococcoides (bọn này chỉ phân huỷ cellulose trong sự tiếp xúc
chặt chẽ với các sợi đó), và Neocallimastix, cũng bài tiết xylanaz. Những cơ thể nào là
bọn đầu tiên tấn công xylan trong đất là vấn đề phụ thuộc vào các nhân tố môi trường:
trong các đất chua thì nấm chiếm ưu thế, còn trong đất trung tính đến kiềm thì đó là các
Bacillus, Sporocytophaga và các vi khuẩn khác. Ở các nấm thì khả năng sử dụng xylan
là khá phổ biến. Ngay đối với nấm nuôi trồng thì xylan cũng là một cơ chất rất tốt.

Xylanaz được tạo thành bởi một số vi khuẩn (Clostridium) theo kiểu kiến trúc, còn bởi
một số khác thì theo cơ chế cảm ứng nhờ xylan. Sản phẩm của sự tấn công của xylanaz
vô bào lên xylan là xyloz, ngoài ra còn có xylobioz, và những mẩu gẫy dài hơn. Có lẽ
enzym tiến công cùng một lúc vào nhiều vị trí dọc theo phân tử.

Phân hủy tinh bột và các glucan khác

Tinh bộtlà chất dự trữ chiếm ưu thế ở thực vật. Nói chung nó tồn tại ở dạng các hạt nhỏ
có thể hình cầu, hình thấu kính hoặc hình trứng và có cấu trúc lớp rõ ràng. Tinh bột
thực vật được cấu thành từ cả hai glucan là amiloz (15-27%)và amilopectin. Amiloz tan
trong nước nóng mà không bị trương và tạo thành màu xanh đặc trưng với iot. Nó gồm
những chuỗi không phân nhánh của D - glucoz. Các chuỗi đó được liên kết với nhau
theo kiểu α - glucosit ở vị trí 1 - 4 và được cuốn hình ốc; mức độ trùng hợp là 200 -
5000. Amilopectin thì trương lên trong nước và khi được đun nóng thì tạo thành hồ, với
iot thì cho màu tím đến màu nâu. Nó cũng là một poly - α - 1,4 - D - glucoz. Tuy nhiên,
cũng như glucogen, nó phân nhánh ở vị trí 1,6. Ngoài ra nó còn chứa các gốc photphat
và các ion magie và canxi. Các loại tinh bột có nguồn gốc khác nhau thì khác nhau đáng
kể về sự phân nhánh, mức độ trùng hợp và các đặc tính khác.

125/261
Nhờ axit hoặc enzym mà tinh bột bị phân huỷ thành glucoz. Đã biết 3 kiểu phân huỷ
bằng enzym đối với các glucan:

• Photphorolyse
• Thuỷ phân
• Sự chuyển gốc glycosyl

Photphorolyse

Sự biến đổi tinh bột, glycogen và polysaccarit tương tự thành glucoz - 1 - photphat được
xúc tác bởi các α - 1,4 - glucanphotphorylaz (các photphorylaz). Mặc dù phản ứng là
thuận nghịch, có lẽ nó chỉ tham gia vào sự phân huỷ polysaccarit nội bào, mà không
tham gia vào sự tổng hợp. Sự photphorolyse bắt đầu ở đầu tự do không khử của chuỗi
amiloz và từ mỗi đầu ấy sẽ cho ra một glucoz - 1 - photphat tự do. Trong amilopectin thì
sự photphorolyse dừng lại ở các điểm phân nhánh 1, 6 và lại tiếp tục sau khi amilo - 1,6
- glucosidaz đã tác dụng. Các photphorylaz đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng
lại và huy động các polysaccarit dự trữ nội bào (các glucan)

Sự thuỷ phân

Bên ngoài tế bào thì các polysaccarit bị phân huỷ bởi các amylaz theo kiểu thuỷ phân.
α - amylaz phổ biến ở thực vật, động vật và vi sinh vật. Nó hoá lỏng tinh bột rất nhanh,
tấn công vào nhiều liên kết α - 1,4 ngay cả bên trong đại phân tử cùng một lúc (vì thế
cũng còn gọi là endoamylaz) và để lại, ngoài maltoz là các oligomer chứa khoảng 3-7
gốc glucoz. Do sự phá huỷ nhanh cấu trúc đại phân tử mà cả độ nhớt của dung dịch và
sự tạo phức với iot (khả năng nhuộm màu với iot) cũng giảm nhanh, và các đường có
thể lên men được (glucoz, maltoz, maltotrioz) xuất hiện chậm. Nếu bên cạnh α - amylaz
còn có thêm một enzym tách đôi như pululanaz hoặc isoamylaz thì cả các α - dextrin
cũng bị phân huỷ (hình dưới).

Các β - amylaz thường có ở thực vật (lúa mạch, lúa mì, vv...). Khác với α - amylaz, nó
tấn công đại phân tử chỉ từ đầu không khử và tách ra maltoz. Như vậy, tác dụng của nó
lên tinh bột dẫn tới sự đường hoá nhanh hơn, trong khi đó khả năng tạo màu với iot được
duy trì lâu hơn. Sự phân huỷ dừng lại ở vị trí phân nhánh. Phần còn lại là β - dextrin giới
hạn. Nếu đảm bảo cho sự tách ra các nhánh bằng enzym tách nhánh thì diễn ra sự thuỷ
phân đến cùng, tới matoz. Maltoz có thể được phân huỷ theo lối thuỷ phân ở bên ngoài
tế bào nhờ maltaz. Nếu có các permeaz tương ứng thì maltoz và các oligomer phân tử
lượng thấp được hấp thụ vào tế bào và được phân huỷ theo kiểu photphorolyse.

126/261
Những điểm tấn công của các enzym tham gia vào sự phân huỷ amylose và amylopectin.

Sự chuyển gốc glycosyl

Trong các dung dịch dinh dưỡng chứa tinh bột đã nuôi Bacillus macerans, có thể phát
hiện thấy các hợp chất kết tinh, chúng bao gồm các chuôic khép kín dạng vòng của các
phân tử glucoz ở liên kết 1,4 - glucosit. Những α -, β -, hoặc ?- xyclodextrin này chứa
6-7 hoặc 8 phân tử glucoz trong vòng và được hình thành từ tinh bột dưới tác dụng của
các transglycosylaz.

Nấm và vi khuẩn sản sinh các α - amylaz. Khả năng phân hủy tinh bột bằng các
exoenzym rất phổ biến ở vi sinh vật. Không thể nói tới một khu hệ vi sinh vật
tham gia đặc hiệu vào sự phân huỷ tinh bột. Nhiều nấm đất là những cơ thể tạo
thành amylaz mạnh mẽ. Để thu nhận các chế phẩm amylaz kỹ thuật, ngời ta sử dụng
Aspergillus oryzae, A. niger và A. wentii. Takaamylaz hoặc takadiastaz là những ví dụ
về một sản phẩm thô thương mại từ dịch nuôi của A. oryzae, nó phân huỷ tinh bột tới
glucoz. Trong số vi khuẩn thì các Bacillus (B. Macerans, B. polymyxa, B. subtilis), các
Pseudomonas và các xạ khuẩn khác nhau cũng sản sinh mạnh mẽ α - amylaz. Đặc biệt,
enzym của B. stearothermophilus chịu được nhiệt độ 1000C trong thời gian ngắn mà
không mất hoạt tính. Một số Clostridium ưa nhiệt như C. thermosulforogenes và C.
thermohydrosulfủicum cũng tiết ra các α - amylaz và pululanaz bền nhiệt. Vì các nấm
men tạo thành rượu không tiết ra các amilaz nên để đường hoá tinh bột người ta bao giờ
cũng phải dùng đến các amylaz của nha hoặc của Aspergillus orizae.

Tronh những điều kiện yếm khí ở các đất bão hoà nước vừa mới được bón cacbonhydrat
thì tinh bột thường bị phân huỷ bởi các Clostridium phân huỷ đường. Bởi vì chúng liên

127/261
kết nitơ phân tử cho nên sự phân huỷ yếm khí các xác thực vật giàu polysaccarit trong
đất có thể dẫn đến một thu nhập nitơ cao.

Các glucan khác

Vi khuẩn mà nấm chứa nhiều glucan, trong đó một số có chức năng bảo đảm độ rắn
chắc, còn số khác là chất dự trữ. Nhiều chất nhày do vi sinh vật tiết ra cũng được coi
là các glucan. Chất quen thuộc nhất trong số chúng là dextrin, ví dụ được sinh ra nhiều
bởi Leuconnostoc mesenterroides hoặc L. Dextranicum nhờ exoenzym dextranxacaraza
trong các dung dịch dinh dưỡng chứa xâcroza.

Bộ khung bảo vệ của thành tế bào nấm men chứa β - 1,6 - glucan. Tuy nhiên, cấu trúc
chính xác của bộ khung bảo vệ không hoà tan, được tạo lưới với các khối gồm những
liên kết β - 1,3 này của tế bào nấm men còn chưa được biết rõ. Cũng như nhiều glucan
khác, các thành tế bào nấm men bị phân hủy bởi dịch tiêu hoá (dịch hepatopancrea)
của ốc sên. Dịch này chứa một hỗn hợp của 30 hoặc hơn nữa các enzym, trong đó có
các cellulase, mannaz, glucanaz, chitinaz, và lipaz. Nó thích hợp cho việc sản xuất các
protoplast từ nấm men cũng như từ các tế bào nấm khác và tảo.

Nấm men màu đen Aureobasidium (Pullularia) pullalans trong khi sinh trưởng trên các
dung dịch dinh dưỡng chứa glucoz hoặc saccaroz thì tiết ra pullulans, glucan này gồm
các đơn vị maltotrioz được liên kết với nhau theo kiểu α - glucosit ở vị trí 1,6 (poly - α -
1,6 - maltotrioz). Pullulans bị phân huỷ bởi các pullulanase.

Phân hủy các fructan

Ở một vài họ thực vật thì các fructan (còn gọi là các polyfructosan) là chất dự trữ thay
cho hoặc thêm vào các tinh bột (các glucan).

Trong khi inulin, tức fructan của các cây họ cúc (ví dụ của rễ cây thược dược) ít có ý
nghĩa thì các fructan kiểu phlein cần được nghiên cứu kỹ hơn. Ở cỏ liễu chúng chiếm tỉ
lệ 12-15% chất khô. Các enzym phân huỷ chúng thì được tách từ Aspergillus niger và
vi khuẩn, và có lẽ phổ biến rộng.

Các fructan (còn gọi là các laevan) cũng là những exopolysaccarit. Chúng được tạo
thành bởi hàng loạt vi khuẩn khi trong dịch nuôi có chứa saccaroz. Quá trình tạo thành
các laevan giống với sự tạo thành dextran và được xúc tác bởi một laevan saccaraz ngoại
bào.

n Saccaroz → Laevan + n Glucoz

Trên các môi trường dinh dưỡng chứa saccaroz thì sự tạo thành laevan nhờ exoenzym
như vậy có thể nhìn thấy được do sự xuất hiên những giọt nhỏ laevan ở gần các
khuẩn lạc; điều này thường được quan sát thấy ở các chủng Bacillus subtilis, B.

128/261
cereus, và Azotobacter chroococcum. Các vi sinh vật khác có khả năng sinh laevan là:
Streptococcus salivarius, S. mutans và nhiều chủng của các Pseudomonas tạo huỳnh
quang và của các Pseudomonas gây bệnh thực vật, của Enterobacter vv.... Laevan sinh
ra lại được thuỷ phân bằng enzym và được sử dụng bởi một số chủng, sau khi saccaroz
được tiêu dùng hết.

Phân hủy mannan

Mannan có trong gỗ của một số cây lá kim (tới 11% khối lượng khô). Nó cũng có trong
tế bào nấm men, như là polysaccarit hoà tan và có thể được chiết ra nhờ việc xử lý bằng
kiềm trong nước hoặc bằng cách hấp trong nồi hấp đối với các huyền dịch nấm men. Từ
nấm men Hansenula holstii đang sinh trưởng trên glucoz có tiết ra một mannan hoà tan
được este hoá tới 20% bằng axit photphoric.

Pectin

Pectin là những chất gian bào có trong các mô của cây non và đặc biệt giàu ở quả dâu, ở
quả có hạch, và quả có hạt. Ý nghĩa của nó không phải ở khối lượng mà là ở va trò của
nó đối với độ chắc của cây. Đó là một hợp phần của những tấm mỏng trung gian, nằm ở
giữa các thành tế bào của những tế bào thực vật nằm cạnh nhau.

Pectin là những polygalacturonit. Chúng bao gồm những chuỗi không phân nhánh của
các axit D - galacturonic được liên kết α - 1,4 glucosit. Các nhóm cacboxy đựoc este
hoá hoàn toàn hay một phần với metanol. Trong các pectin không hoà tan thì phần lớn
các chuỗi liên kết với nhau thành mạng lưới. Trong sự phân huỷ pectin nhờ vi sinh
vật có sự tham gia của các enzym phân huỷ pectin (các esteraz và các depolymeraz).
Các pectin esteraz thì phân huỷ các liên kết metyleste và giải phóng metanol. Các axit
polygalacturonic còn lại thì được phân huỷ nhờ polygalacturonaz để giảp phóng các
oligomer và các monomer của axit D - galacturonic.

Khả năng phân hủy pectin là đặc tính riêng của nhiều nấm và vi khuẩn. Một số vi sinh
vật (Botrytis cinnerea, Fusarium oxysporum, F. Lycopersici) có khả năng gây bệnh thực
vật là do chúng tiết enzym hoà tan pectin. Erwvinia caratovora làm tan mô ở rau xà
lách, cà rốt, rau cần tây vv.... Số lượng các cơ thể phân huỷ pectin trong đất là cực kỳ
lớn (105 tế bào/gam đất). Các vi khuẩn sinh bào tử như Bacillus macerans và Bacillus
polimisa nằm trong số vi sinh vật phân hủy pectin mạnh mẽ nhất. Nhiều Pseudomonas
(P. fluorescens), vi khuaanr trong daj cor, xaj khuaanr, Clostridium ưa nhiệt và vi khuẩn
lactic cũng phân huỷ pectin. Trong số nấm phân huỷ pectin thì có Aspergillus niger,
Aureobasidium pullulans, Fusarium và Rhizoctonia solani.

Có ý nghĩa kỹ thuật là các vi sinh vật phân huỷ pectin trong quá trình ngâm dầm cây lanh
và cây gai. Quá trình này nhằm tách các bó sợi cellulosea ra khỏi tập hợp mô của cây.
Tham gia vào sự dầm sương thoáng khí là nấm, còn vào sự ngâm nước yếm khí thường

129/261
là vi khuẩn. Trong số bọn sau thì có lẽ Clostridium pectinovorum và C. felsineum là
quan trọng nhất. Các enzym phân huỷ pectin dùng cho mục đích kỹ thuật và các enzym
khác cho sự làm trong dịch quả và làm trọng rượu vang chủ yếu được thu nhận từ những
nấm được sinh trưởng trên các môi trường dinh dưỡng chứa pectin.

Phân hủy thạch

Thạch là một hỗn hợp của agazoza và agaropectin. Polysaccarit chính bao gồm D -
galactoza và 3,6 - anhydrogalactoza, chúng được gắn với nhau theo mạch thẳng luân
phiên, qua liên kết β - 1,4 và liên kết 1,3. Agaropectin được cấu tạo phức tạp hơn và
chứa D - galactoza,3,6 - anhydrogalactoza, các axit uronic tương ứng và sulfat. Đa số
tảo đỏ chứa agar; trên quy mô thương mại người ta thu nhận agar từ các loài Gelidium.

Thạch không bị phân huỷ bởi hầu hết vi sinh vật. Chỉ từ nước biển vào tảo biển mới
phân lập được một số loài vi khuẩn thuỷ phân thạch. Sự phân huỷ thạch được nhận biết
ở những chỗ lõm của các khuẩn lạc vào lớp thạch (hình dưới). Vi khuẩn phân huỷ thạch
rất hay gặp trong các sinh cảnh biển. Ở các vùng có thuỷ triều đã tìm thấy tới 107 vi
sinh vật phân huỷ thạch/gam bùn, tức là khoảng 2-4% số lượng vi khuẩn hiếu khí gặp ở
nơi sống này. Vi sinh vật phân huỷ thạch thuộc về các chi Cytophaga, Flevobacterium,
Bacillus, Pseudomonas và Alcaligenes.

Khuẩn lạc của Cytophaga fermentans var agarovorans trên các đĩa thạch dinh dưỡng. Sự phân
huỷ thạch được nhận biết ở các chỗ lõm của các khuẩn lạc (a). Các vùng khuyếch tán của
exoenzym thủy phân thạch trở nên nhìn thấy được sau khi tráng đĩa bằng dụng dịch iot -
kaliumiotdi (b).

130/261
Phân hủy chitin

Chitin được xem là polysaccarit có khối lượng lớn nhất trên trái đất sau cellulosea. Về
hình thức thì chitin bắt nguồn từ cellulosea do sự thay nhóm amino được axetyl hoá.
Tính cứng nà ta thấy là do các liên kết kiểu cầu nối hydro xuất phát từ các nhóm bên
N - axetyl gây nên. Chitin là một chất bảo vệ phổ biến cả trong giới động vật cũng như
thực vật. Nó tạo thành bộ xương ngoài của nhiều động vật không xương sống. Là hợp
phần chủ yếu của thành tế bào của nhiều nấm, nhất là nấm đảm (Basidiomy cetes) và
nấm nang (Ascomy cetes), chitin cũng liên tục được tạo thành trong đất.

Vì thế không đáng nhạc nhiên rằng nhiều vi khuẩn đât và vi khuẩn nước có khả năng
sử dụng chitin. Trong số 50 vi khuẩn phân huỷ chitin được phân lập từ đất ruộng,
có những chi đại diện sau đây: Flavobacterium, Bacillus, Cytophaga, Pseudomonas,
Streptomyces, Nocardia, và Mortierella. Trong mộ gam đất ruộng có tới 106 vi sinh vật
có khả năng sử dụng chitin. Tỷ lệ cao chứng tỏ rằng chitin luôn là một cơ chất dồi dào ở
trong đất.

Nếu đưa chitin nghiền nhỏ vào đất thì các xạ khuẩn phản ứng bằng cách sinh sản nhanh
hơn, vì thế các môi trường dinh dưỡng thạch với chitin là nguồn nitơ và nguồn cacbon
duy nhất là cực kỳ thích hợp đối với xạ khuẩn, với tư cách là môi trường dinh dưỡng
chọn lọc. Trong điều kiện kị khí thì chitin bị phân huỷ nhờ một số vi khuẩn kị khí bắt
buộc chuyên hoá cao về phân huỷ chitin. Tuy nhiên chúng ta còn biết rất ít về sự phân
huỷ kị khí chitin, chẳng những trong ruột của những động vật biển ăn giáp xác chân
chèo, ăn tôm, cua, mà cả trong tần lắng đọng của các thuỷ vực.

Sự tấn công của vi sinh vật vào chitin cũng xảy ra nhờ các enzym được tiết ra bên
ngoài tế bào. Các enzym do Streptomyces griseus tiết ra được tách thành chitinaza và
chitobiaza. Sự phân huỷ có lẽ xảy ra nhờ sự tấn công đồng thời của chitinaza vào
nhiều vị trí dọc theo polymer, khi ấy có ít N - axetylglucosamin và nhiều kitobiaza và
kitotrioza được giải phóng, Những chất saucùng được phân huỷ bởi kitobioza thành các
monomer. Dưới tác động của vi sinh vật, ví dụ của Absidia coerylea, chitin cũng có thể
được chuyển hoá thành kitosan. Đó là một poliglucosamin, hình thành từ chitin do sự
loại bỏ gố axetyl. Kitosan đã được sản xuất với khối lượng lớn nhờ công nghệ sinh học
và được dùng làm keo dính, chất xử lý miệng vết thương, chất tạo chelat, chất bổ sung
vào đất và bổ sung vào thức ăn gia súc.

Phân hủy lignin

Sau cellulosea và bên cạnh hemicellulosea thì lignin là hợp phầncó ý nghĩa nhất về
mặt khối lượng của thực vật. Hàm lượng lignin của mô gỗ thay đổi giữa 18 và 30%
khối lượng khô. Lignin được che phủ trong mô thực vật, nó nằm trong những lá mỏng
thứ cấp cảu thành tế bào. Phức hệ hình thành từ lignin và cellulosea cũng được gọi là
lignõenluloza. Lignin là sản phẩm thực vật được tạo thành rất nhiều mà bị phân huỷ sinh

131/261
học chậm nhất. Vì thế nó là nguồn chủ yếu của chất hữu cơ chỉ bị phân giải chậm, nhất
là của các axit humic trong đất.

Lignin, về mặt hoá học không phải là một hợp chất đồng nhất, mà là một hợp chất rất
phức tạp (hình 14.5). Tính phức tạp này không phải là do có một số lớn các viên gạch
cấu trúc monomer khác nhau. Những viên gạch cấu trúc cơ bản đều là các dẫn xuất
phenylpropan mà đa số là coniferylacohol. Tính phức tạp, trái lai, là do có nhiều loại
liên kết khác nhau giữa các viên gạch cấu trúc monomer. Cấu trúc khác thường này của
lignin phù hợp với quan niệm cho rằng quá trình enzym của sự tổng hợp lignin chỉ xảy
ra đến mức tạo thành các gốc coniferylacohol. Các gốc này sau đó tự phát liên kết với
nhau mà kiểu và các khả năng liên kết tuỳ thuộc vào các trạng thái đồng phân không
quang hoạt của chúng.

Sản phẩm trung gian của sự tổng hợp lignin được tách ra là một dimer và oligomer
của coniferylacohol (hình 14.6). Trong khi lignin của họ thông phân nhiều bao gồm
coniferylacohol thì lignin của cây là bản chứa coniferylacohol và sinapylalcohol, còn
lignin của họ hoà thảo thì chứa, thêm cumarylalcohol. Sự khác biệt về thành phần thể
hiện đặc biệt rõ ở hàm lượng nhóm metoxy: hàm lượng này của họ thông là 15 đến 16%,
của cây lá bản là 20,5 đến 21,5%, và của họ hoà thảo là 14 đến 15% so với hàm lượng
lignin.

Một phần phân tử lignin của gỗ cây họ thông

132/261
Các chất ban đầu của sự sinh tổng hợp lignin và các dimer của coniferylacohol, chúng xuất hiện
như những sản phẩm trung gian của sự xây dựng và sự phân huỷ lignin.

Ở trong lignin thì các viên gạch cấu trúc phenylpropan được tạo lưới với nhau theo nhiều
dạng, thông qua các liên kết ester và liên kết C - C (hình 14.5). Những liên kết này là
cực kỳ bền vững đối với sự tấn công bằng enzym. Ở thực vật, lignin là một sản phẩm
cuối cùng có tính trơ của trao đổi chất, nó không được thu nhận lại vào trao đổi chất và
chỉ thực hiện chức năng cơ học. Nó chỉ bị phân huỷ bởi vi sinh vật. So với cellulosea và
hemicellulosea thì lignin bị phân huỷ cực kỳ chậm, cả bởi các nấm phá gỗ cũng như bởi
nấm và vi khuẩn trong đất.

Lignin có thể bị nấm và vi khuẩn phân hủy. Về nấm, chúng có thể phân huỷ lignin
thậm chí ngay trong cây còn sống. Trong số các nấm đảm (Basidiomy cetes) phá gỗ có
thể phân biệt hai nhóm: - những tác nhân của “sự mục nát hoá nâu” biến đổi gỗ thành
một đống màu nâu đỏ, chúng thường phá huỷ các hợp phần thuộc các loại cellulosea và
hemicellulosea của gỗ và chừa lại các polymer phenylpropan. - Các tác nhân của “sự
mục nát hoá trắng”của gỗ để lại một đống hầu nhưmàu trắng, chúng tấn công trước hết
lignin và để lại celluloseacòn nguyên vẹn. Những nấm tần công lignin quan trọng nhất
gồm nấm đốm bướm (Polyversicolor) và các nấm tầng, ví dụ Stereum hirsutum. Các
nấm khác thì tấn công đồng thời lignin và cellulosea: Pleurotus ostreatus, Ganoderma
applanatum, Polyporus adustus, Armillari mellea. Sự phân huỷ gỗ bằng giống nấm
thuần khiết xảy ra chậm đến nỗi các thí nghiệm kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm.
Nhờ các phương pháp khác nhau mà đã có thể phát hiện ra rằng các thành viên của các
chi khác cũng có khả năng phân huỷ lignin (Clitocybe, Pholiota, Lenzites, Panus, Poria,
Trametes vv...).

Phanerochacte chrysporium là một trong những nấm gây mục nát hoá tráng mạnh nhất
và hiện đang là mô hình để nghiên cứu sự phân huỷ lignin nhờ nấm. Chúng phân huỷ
lignin chỉ khi có mặt oxi và glucoza. Lignin không bị phân huỷ kị khí. Trong quá trình

133/261
phân hủy lignin, có sự tham gia của một hệ enzym, trước hết là ligninaza. Hệ thống này
gồm các peroxidaza với hai hemoprotein - peroxidaza, một là lignin - peroxidaza và hai
là mangan - peroxidaza (phụ thuộc Mn). Các peroxidaza cần H2O2 cho hạot động của
mình và xúc tác sự phân huỷ oxi hoá các liên kết ete β - O - 4 và các liên kết C - C trong
lignin và trong các chất tương tự. H2O2 cần thiết trên đây có lẽ được cung cấp từ sự
oxi hoá glucoz (bắt nguồn từ cellulose), do glucoz - oxidaz. Sự tạo thành các peroxidaz
được thúc đẩy nhờ sự thiếu nitơ. Cơ chế điều hoà này của sự tạo thành peroxidaz có
nghĩa rằng sự phân huỷ lignin bởi nấm không phải nhằm thu nhận năng lượng từ lignin
mà là trước hết nhằm khai thác các chất chứa nitơ trong gỗ vốn không được khai thác.

Không nghi ngờ gì rằng lignin không những được phân huỷ bởi nấm mà còn bởi vi
khuẩn. Tuy nhiên sự phân huỷ xảy ra chậm đến nỗi nó dễ bị bỏ qua trong số các biểu
hiện trao đổi chất khác của vi khuẩn. Người ta vẫn òcn phải tìm kiếm các vi sinh vật
phân huỷ hoặc trước hết biến đổi lignin sao cho nó có thể được oxi hoá bởi các vi snh
vật khác.

Phân hủy lipit

Vi sinh vật thường phân huỷ các lipit để khai thác năng lượng. Các triglyxerit (tức các
triaxylglyxerol ), là những este của glyxerol và các axit béo được dùng làm nguồn năng
lượng phổ biến và sẽ được đề cập trong phần này. Những chất này có có thể vị thuỷ phân
tới glyxerol và các axit béo nhờ những vi sinh vật có các enzym lipaz. Sau đó glyxerol
bị photphoryl hoá, bị oxi hoá tới dihidroxyaxeton photphat, và bị phân huỷ hơn nữa theo
con đường đường phân.

Các axit béo từ các triaxylglyxerol và từ các lipit khác thường bị oxi hoá theo con đường
β - oxi hoá sau khi bị biến đổi thành các este của coenzym A. Trong con đường khép
kín thành chu trình này, các axit béo bị phân hủy tới axetyl - CoA để sau đó chất này
đi vào chu trình TCA hoặc được dùng trong sinh tổng hợp. Trong quá trình β - oxi hoá,
có tạo thành axetyl - CoA, NADh, và FADH2; NADh và FADH2 có thể bị oxy hoá theo
chuỗi vận chuyển điện tử để cung cấp thêm ATP. Axetyl - CoA béo, đã bị ngắn đi hai
cacbon, lại sẽ được oxy hoá thêm một vòng nữa của chu trình này. Các axit béo của lipit
là nguồn giàu năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng. Theo một cách tương tự, các vi sinh
vật sinh trưởng tốt trên các hydrocacbon của dầu mỏ, trong điều kiện hiếu khí.

Các thực phẩm chứa lipit, như bơ chẳng hạn, có thể bị hỏng do vi sinh vật phân huỷ lipit
trong đó, bằng các kiểu phân huỷ như thuỷ phân, β - oxi hoá axit béo vv..., và tạo thành
glỷeol và hỗn hợp các axit béo, khiến bơ trở nên cúng và có vị đắng.

Phân hủy protein

Các cơ thể chứa protein là chủ yếu. Đối với đa số vi sinh vật thì một cơ thể chết là cơ
chất tốt nhất. Các protein của sinh vật chết vị tấn công và phân huỷ rất nhanh bởi nhiều

134/261
vi khuẩn và nấm. Cũng như các chất cao phâ tử khác, các protein trước hết bị phân huỷ
bên ngoài tế bào bởi các enzym ngoại bào thành những mẩu nhỏ hơn có thể xâm nhập
vào tế bào. Các enzym phân huỷ protein (các protease), do vi khuẩn và nấm tiết ra, thuỷ
phân protein thành các oligopeptit và các axit amin. Các oligopeptit được vi sinh vật hấp
thụ nhờ những hệ thống vận chuyển đặc hiệu và sau đó được phân huỷ nhờ các protease
nội bào thành các axit amin. Những axit amin này hoặc được thu nhận vào protein của
tế bào, hoặc được tách amin trên những con đường trao đổi chất đặc biệt, được lôi cuốn
vào các con đường trao đổi chất trung gian và bị oxi hoá tận cùng. Như vậy chúng cũng
được dùng làm nguồn năng lượng (hình 14.16)

Sơ đồ phân huỷ protein ở bên ngoài và bên trong tế bào vi khuẩn và những cách biến đổi axit
amin tiếp theo.

Người ta thường xác định hoạt tính phân huỷ protein ngoại bào của vi sinh vật trên một
môi trường rắn chứa gelatin. Khi ấy hoạt tính được nhận biết qua vùng phân huỷ bao
quanh khuẩn lạc, vùng này không bị kết tua bởi HCl. Cũng theo nguyên tắc khuyếch tán
này, có thể thay gelatin bằng sữa gầy, khi ấy môi trường có đọ đục tự nhiên của sữa, và
vùng phân hủy hiện ra trực tiếp như những quầng trong suốt bao quanh khuẩn lạc.

Các proteaselà những enzym phân huỷ liên kết peptit. Trước hết cần phân biêt protease
nội bào và protease ngoại bào. Loại đầu tiên thực hiện những chức năng của trao đổi
chất trong tế bào, còn loại sau phục vụ cho sự phân huỷ các protease ngoại bào. Tuỳ
theo tính đặc hiệu của chúng có thể phân biệt các exopeptidase và các enđopeptiaza.
Các exopeptidase là những enzym mà tính đặc hiệu của chúng được qui định bởi đầu
tận cùng cacboxy hoặc đầu tận cùng amino. Còn các endopeptidaza, hay còn gọi là các
proteinaza,thì phân hủ những liên kết peptit bên trong chuỗi polypeptit. Có thể phân biệt
ít nhất 4 nhóm proteinaza: serin - proteinase, xistein - proteinase, aspartat - proteinase,
và kẽm - proteinase. Những enzym nội bào này cực kỳ đặc hiệu và đóng vai trò to lớn
trong sự điều hoà trao đổi chất của tế bào, ví dụ bằng cách phân hủy peptit tín hiệu và
hoạt hoá hay bất hoạt các enzym này nhờ sự phân huỷ.

135/261
Protein được tiêu hoá một nửa gọi là pepton. Tên gọi được định nghĩa không rõ này ám
chỉ pepton dùng làm môi trường dinh dưỡng cho vi khuẩn, nó được sản xuất theo cách
xử lý protein bằng pepsin, làm cho một phần các liên kết peptit bị phân huỷ. Nó gồm
khoảng 30% (W) các axit amin tự do; phần còn lại chứa các di - và tripeptit cũng như
cac polipeptit hoà tan trong nước, không thể bị kết tủa bởi nhiệt hoặc axit nữa. Dịch dinh
dưỡng phức hợp với thành phần không xác định (nutrient broth, NB) là một hỗn hợp
của pepton, cao thịt và cao nấm men (tỷ lệ 7:7:2), chứa không những các axit amin và
oligopeptit mà cả nhiều đường, axit hữa cơ, và các vitamin và nguyên tố vi lượng.

Cácprotease ngoại bào được tiết vào môi trường và phục vụ cho việc phân huỷ protein.
Một số protease ngoại bào cũng tác động như những chất độc (toxin) và những nhân tố
độc (virulent factor): subtilisin, lizostaphin, streptokinaza, elastase, hemolizin vv.... Các
protease được sản xuất công nghiệp trên quy mô lớn và dùng làm chất bổ sung vào chất
tảy rửa, để xử lý da, và cho nhiều mục đích khác. Các protease bền nhiệt được sản xuất
từ vi khuẩn ưa nhiệt. Protease ngoại bào được nhiều vi khuẩn và nấm sinh ra, nhưng
không phải là mọi vi sinh vật đều có khả năng này.

Sự phân hủy protein trong đất xảy ra kèm theo sự tạo thành amon. Vì thế người ta gọi
đó là sự khoáng hoá nitơ hay sự amôn hoá (amonifikation). Tham gia vào sự phân huỷ
protein có vô số nấm và vi khuẩn, trong số đó có Bacillus cereus var mycoides, các
Pseudomonas, Proteus vulgaris vv...

Phản ứng phân huỷ đầu tiên tấn công vào một axit amin có thể là một sự tách cacboxy
(dercarboxilation) hoặc một sự tách amin (desamidization). Các decacboxilaza thường
được tạo thành ở vùng pH axit. Các sản phẩm của sự tách cacboxi đối với các axit amin
là cacbon dioxit và các amin bậc một. Những bazơ quen thuộc nhất, trước kia đựoc mô
tả như là những độc tố thối (ptomain) hoặc độc tố xác chết, là cadaverin, putrexsin và
agmatin; chúng hình thành từ lizin, ornitin hoặc arginin. Các amin bậc một xuất hiện
trong sự thối rữa bình thường ở ruột và trong các quá trình phân huỷ yếm khí khác đối
với các chất chứa protein.

Sự tạo mùn

Một phần đáng kể xác thực vật, động vật bị vi sinh vật phân huỷ trong đất. Một phần các
chất hữu cơ này bị phân hủy nhanh tới tận cung (CO2 ), còn một phần khác, chủ yếu là
xác thực vật, bị phân huỷ chậm hoặc rất chậm thì tồn tạo dưới dạng mùn. Đó là hỗ hợp
của rất nhiều chất hữu cơ - sản phẩm của một chuỗi phản ứng nhiều chất ban đầu. Hỗn
hợp này có tính vô định hình, tính keo, thường mầu xẫm, có tính giữ ẩm, giữ nhiệt. Đó
là một kho cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây.

Tham gia vào sự tạo mùn có vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cũng như giun bậc
thấp và bậc cao. Mùn, ở mức độ nhất định, tồn tại trong một cân bằng động: một mặt
nó luôn luôn được bổ sung bởi các chất hữu cơ, mặt khác thì bị oxi hoá tận cùng một

136/261
phần. Như vậy hàm lượng mùn của đất càng cao nếu những điều kiện tạo thành mùn
càng thuận lợi và những điều kiện phân huỷ chúng càng khó khăn. Hàm lượng mùn thấp
của các đất nhiệt đới là do sự phân huỷ nhanh chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật nhiệt đới.
Đất đen đồng cỏ ở những vùng có mùa đông kéo dài và mùa hè khô là điều có thể hiểu
được. Lượng mùn được tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu và thổ
nhưỡng mà còn vào loại chất thực vật. Rơm của cây ngũ cốc và cây đồng cỏ tạo nên
mùn dễ phân huỷ, còn lá cây rừng và nhất là rơm của bộ thông thì tạo nên mùn khó phân
huỷ (mùn thô).

137/261
Sự phân hủy sinh học một số chất đặc biệt
Mở đầu

Một số chất đặc biệt có khả năng bị phân huỷ sinh học được đề cập trong chương này
là: các hydrocacbon của dầu mỏ, các dung môi (metyletylketon, axeton, các alkohol,
metylen, clorit), các chất thơm (benzen,toluen,xylen,các chất thơm đa vũng,
clorobenzen), nitro và các clorophenol, các este phtalat, các chất diệt hại sinh
học(pesticides), và các chất béo clo hoá. Các hợp chất này có thể được sơ bộ xếp nhóm
thành những hydrocacbon của dầu mỏ và các sản phẩm oxy hoá của chúng , các chất
béo halogen hoá, và các chất thơmhalogen hoá. Chỉ một số trong các hợp chất kể trên
đó được nghiên cứu kỹ về khả năng bị phân huỷ nhờ vi sinh vật, ở quy mô phũng thớ
nghiệm, cũn việc nghiờn cứu chỳng ở ngoài thiờn nhiờn thỡ cũn ớt hơn thế . Các tốc độ
phân huỷ sinh học và các con đường phân huỷ những chất này được xác định được trờn
cỏc chủng ở phũng thớ nghiệm khụng phản ỏnh hết những gỡ xảy ra trong nước thải,
trong đất hoặc trong các hệ sinh thái nước. Ngoài ra, việc nghiên cứu các con đường trao
đổi chất thường chỉ cho phép nhận dạng những chất nào được tiết ra bên ngoài tế bào và
tích tụ trong thời gian đủ dài để có thể phát hiện bằng một kỹ thuật phân tích nào đó.

Ngay cả những chất bền vững về mặt hoá học như parafin, dầu mỏ và cao su cũng bị
vi sinh vật phân hủy. Chỉ khi vắng mặt oxy như trong các mỏ dầu hoặc trong những
điều kiện đặc biệt ở các vỉa than đá thì mới không diễn ra sự phân huỷ nhận thấy được.
Những câu hỏi sau đây là có ý nghĩa thực tiễn to lớn:

• Liệu dầu thô xâm nhập vào đất hoặc vào nước có bị oxy hoá sinh học hay
không?
• Liệu có một khu hệ vi sinh vật chuyên hoá sử dụng hydrocacbon hay không?,

• Liệu có thể căn cứ vào số lượng vi sinh vật oxy hoá hydrocacbon mà suy ra
lượng dầu mỏ hoặc khí mỏ tương ứng được không?

Vi sinh vật sử dụng dầu mỏ là rất phổ biến. Chúng có thể được phân lập từ tất cả đất
ruộng, đất rừng, và đất đồng cỏ. Ngoài ra, khả năng sử dụng dầu mỏ làm nguồn năng
lượng không chỉ có ở một số vi sinh vật đặc biệt, mà có ở rất nhiều nấm và vi khuẩn.
Phát hiện này phù hợp với những số liệu phân tích mới về thành phần hoá học của vi
sinh vật, thực vật và động vật: hydrocacbon có mặt trong nhiều cơ thể và được tổng hợp
không ngừng bởi vi sinh vật và thực vật; có lẽ chúng thuộc về các chất kiểu sáp bao phủ
các lá cây. Như vậy hydrocacbon không chỉ được coi là những phần còn lại nằm dưới
lòng đất do sự sản sinh sơ cấp của thực vật của thời đại xa xưa, mà được coi là các chất
trao đổi thứ cấp ngày nay vẫn còn đang được sản sinh với một lượng đáng kể nhờ cây
xanh.

138/261
Phân huỷ các hydrocacbon

Mỗi năm trên tòan thế giới người ta sản xuất trên hai tỷ tấn dầu mỏ, và một lượng lớn
các sản phẩm dầu mỏ làm ô nhiễm cả môi trường biển cũng như môi trường đất liền. Sự
thải bỏ thường nhật (rác thải đô thị, chất thải lỏng, sự rửa đường giao thông, vv..) chiếm
khoảng 90% tổng lượng hydrocacbon của dầu mỏ thải vào môi trường.Các sự cố như
sự cố tầu chở dầu, sự vỡ đường ống dẫn dầu, sự cố phun từ giếng dầu chiếm dưới 10%
trong tổng lượng thải nói trên. Nói chung các hydrocacbon của dầu mỏ nằm ở mức trung
gian giữa một bên là các chất dễ phân huỷ sinh học và bên kia là các chất khó phân huỷ.
Các hợp chất của dầu mỏ đã xâm nhập vào sinh quyển do sự dò rỉ qua hàng triệu năm
và các con đường trao đổi chất của sự phân huỷ chúng cũng đã tiến hoá.

Các hydrocacbon của dầu thô được phân loại thành: các alkan (bình thường và iso), các
xycloalkan,các chất thơm, các chất thơm đa vòng, các nhựa đường và các nhựa. Các
alkan nói chung không có mặt trong dầu thô nhưng có thể có với lượng nhỏ trong các sản
phẩm dầu tinh chế, do quá trình “cracking” dầu thô. Những khác biệt về chiều dài chuỗi,
về sự phân nhánh của chuỗi, về sự ngưng tụ thành vòng, về sự liên kết giữa các lớp ,
cũng như sự có mặt của oxy, nitơ và các chất chứa lưu huỳnh đã tạo nên sự đa dạng của
các hydrocacbon của dầu mỏ. Sự phân huỷ sinh học các hợp chất này phụ thuộc đáng kể
vào trạng thái vật lý và tính độc hại của chúng. Vì dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp như
vậy nên sự phân huỷ nó là do một quần thể hỗn hợp các vi sinh vật có các enzym khác
nhau thực hiện. Ngoài ra, sự phân huỷ mở đầu các hydrocacbon của dầu mỏ thường do
các enzym oxygenaz xúc tác và do vậy mà cần đến oxy phân tử. Vì thế các điều kiện
hiếu khí là cần thiết cho sự phân huỷ mở đầu các hydrocacbon của dầu mỏ. Trong các
bước tiếp theo thì nitrat hoặc sulfat có thể được dùng làm chất nhận điện tử cuối cùng,
nhưng oxy vẫn thường được dùng hơn cả.

Các alkan

Các n – alkan thường dễ bị phân huỷ nhất trong số các hydrocacbon của dầu mỏ. Tuy
nhiên, các alkan bình thường có độ dài từ C5 đến C10ở các nồng độ cao lại có tính ức chế
đối với nhiều cơ thể phân huỷ hydrocacobn, bởi vì giống như các dung môi, chúng phá
huỷ các màng có chứa lipit. Các alkan trong khoảng C20 đến C40(được coi như “xốp “)
là những chất rắn kỵ nước; độ tan thấp của chúng khiến cho chúng khó bị phân huỷ sinh
học.Trong sự phân huỷ các alkan, enzym monoxyzenaz tấn công nhóm metyl tận cùng
để tạo thành một alkohol, như được nêu trên hình 6.1 Alkohol này bị oxy hoá tiếp thành
một aldehyt và sau đó thành một axit béo . Axit béo này lại bị phân huỷ tiếp theo kiểu
β- oxy hoá đối với chuỗi béo.

Nói chung, sự phân huỷ các alkan làm sinh ra các sản phẩm có tính oxy hoá và ít làm
bay hơi hơn chúng. Tuy nhiên, các alkan ban đầu là bay hơi mạnh, và có thể được loại
khỏi đất là chủ yếu nhờ sự giải hấp trong điều kiện thoáng khí.

139/261
Hình 6.1 Sự oxy hoá mở đầu đối với các alkan

Các alken

So với các alken thì sự phân huỷ các alken còn ít được biết đến .Vị trí của liên kết không
bão hoà có ảnh hưởng đến sự phân huỷ này. Ví dụ, các1- alken, tức các alken có nối
đôi ở cacbon số một, bị phân huỷ dễ hơn nhiều so với các alken có nối đôi ở bên trong
chuỗi. Có hai con đường chuyển hoá các 1- alken: một là nối đôi bị oxy hoá,dẫn đến sự
tạo thành một diol; và hai là đầu tận cùng của chuỗi bão hoà bị oxy hoá , để tạo thành
một axit. Hình 6.2 minh hoạ hai con đường chuyển hoá các 1- alken này.

Hình 6.2. Sự phân huỷ các 1- alken.

Các xycloalkan (các alkan vòng béo)

Các alkan vòng béo khó bị phân huỷ hơn so với các alkan mạch thẳng nhưng dễ hơn so
với các chất thơm đa vòng (PAHs). Các alkan vòng béo có càng nhiều cấu trúc vòng thì
càng khó bị phân huỷ sinh học, giống như đối với các PAH. Sự giảm khả năng bị phân
huỷ sinh học này có liên quan một phần đến sự giảm tính hoà tan. Các alkan vòng béo
có nhóm thay thế là alkyl thì dễ bị phân huỷ hơn nhiều so với các hydrocacbon không
được thay thế, còn các alkan vòng béo có các nhóm bên chuỗi dài thì dễ bị phân huỷ hơn
nhiều so với các alkan vòng béo có nhóm metyl hoặc etyl. Không nên nhầm lẫn sự phân
huỷ với sự khoáng hoá: thông thường thì một phân tử phức tạp sẽ bị phân huỷ một phần
nhưng phần còn lại có thể không bị phân huỷ. Trái lại, sự thay thế bằng nhóm alkyl có
thể làm tăng tính tan và do đó làm cho các cấu trúc alkan vòng béo dễ bị phân huỷ hơn
bởi các vi khuẩn.

140/261
Các xycloalkan thường bị phân huỷ nhờ các oxidaz để sinh ra một alkohol vòng,
chất này sau dố bị tách hydro để trở thành một keton, như mô tả ở hình 6.3. Các
alkylcycloalkan chịu sự phân huỷ mở đầu tại vị trí nhóm alkyl, làm sinh ra một axit béo.
Vì thế các xycloketon và các axit xycloalkan-cacboxylic là những sản phẩm sơ cấp của
sự chuyển hoá các xycloalkan.

Hình 6.3. Sự phân huỷ các xycloalkan.

Các hydrocacbon thơm

Các chất thơm đều có cấu trúc dựa trên phân tử benzen (hình 6.4). Một vài chất thơm
có mặt trong dầu mỏ, trong đó có các chất 1,2,3,4,và5 vòng, và các chất thơm có nhóm
được thay thế bằng alkyl. Các chất thơm có tính bền vững hơn so với các chất chứa
vòng khác là do có chung các điện tử tự do nhờ các liên kết pi. Hợp chất thơm đơn giản
nhất là benzen. Benzen,toluen, etylbenzen, và ba loại xylen (hình 6.4) được gọi chung là
các BTEX, là những hợp phần dễ tan nhất trong nước và linh động nhất của xăng thông
thường. Những chất hữu cơ bay hơi này cũng thuộc về những chất độc hại nhất, đặc biệt
là benzen có tính gây ung thư. Bởi vậy các BTEX thường được dùng làm chất chỉ thị
cho sự ô nhiễm đất và nước ngầm, nhất là sự ô nhiễm do dò rỉ các bể chứa ngầm. Như
sẽ đề cập trong một phần dưới đây, các chất phụ gia chứa oxy hiện nay được dùng để
tăng cường khả năng cháy của xăng. Chúng chiếm tỷ lệ đáng kể trong xăng, tan hoàn
toàn trong nước, và rất linh động trong nước ngầm.

Hình 6.4. Cấu trúc phân tử của BTEX.

Sự phân huỷ sinh học các chất thơm bao gồm hai bước: sự hoạt hoá vòng, và sự phá vỡ
vòng.

Sự hoạt hoá vòng:

Sự hoạt hoá vòng là sự thu nhận oxy phân tử vào vòng, tức là sự dihydroxyl hoá nhân
thơm. Bước này được thực hiện nhờ các oxygenaz. Về sự hoạt hoá có tính tiền đề cho
sự phân huỷ này của các chất thơm, liên quan đến các oxygenaz, các nhóm vi sinh vật
có các tiềm năng khác nhau:

141/261
• Nấm và các eucaryot khác chứa các monooxygenaz xúc tác cho sự thu nạp một
nguyên tử oxy riêng lẻ vào vòng của chất thơm, để tạo thành một epoxit bị
hydrat hoá về sau mà sinh ra transdihydrodiol.
• Còn vi khuẩn thì chứa các dioxygenaz xúc tác sự thu nạp cùng lúc hai nguyên
tử của oxy phân tử để tạo thành một dihydrodiol. Những phản ứng của các
dioxygenaz này được biết là hay xảy ra đối với benzen, các benzen halogen
hoá, toluen, p- chlorotoluen, các xylen, biphenyl, naphtalen, antraxen,
phenantren, benzo[a] – pyren, và 3- metylcolantren.

Sự phá vỡ vòng:

Các dihydrodiol (hình 6.5) bị oxy hoá tiếp với các dẫn xuất dihydroxyl hoá, như các
catechol chẳng hạn, đó là những chất trực tiếp chịu sự phá vỡ vòng.

Catechol có thể bị oxy hoá qua một trong hai con đường sau đây:

- Con đường orto: sự phá vỡ vòng xảy ra tại cầu nối giữa các nguyên tử cacbon của hai
nhóm hydroxyl và do đó sinh ra axit muconic.

- Con đường meta: vòng bị phá vỡ tại cầu nối giữa một nguyên tử cacbon có nhóm
hydroxyl và một nguyên tử cacbon liền kề, do vậy tạo thành 2-hydroxymoconic
semialdelhyt.

Cả hai sản phẩm của hai kiểu phân huỷ này bị các vi sinh vật phân huỷ tiếp sau đó để
tạo thành các axit lại được chính chúng và cả các vi sinh vật khác dùng làm nguồn năng
lượng.

Hình 6.5. Sự phân huỷ các hydrocacbon thơm.

Các hydrocacbon thơm đa vòng

Các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHS) có chứa từ hai vòng benzen trở lên, có công
thức chung mang tính thực nghiệm là C4n+ 2 H 2n+4 trong đó n = số lượng các vòng
thơm. Ví dụ, các PHA thuộc loại chứa ba vòng như antraxen và phenantren có công thức
chung làC14H10 và công thức cấu tạo được nêu trên hình 6.6. Trong số các PHA có cả
16 chất gây ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm, ví dụ như một số chất đáng ngờ về khả năng
gây ưng thư.

Hình 6.6. Hai PHA thuộc loại chứa ba vòng, anthraxen và phenanthren.

Nhìn chung, các PAH có trọng lượng phân tử và số lượng cấu trúc vòng càng lớn thì độ
hoà tan và tính bay hơi càng thấp (bảng 6.1), và khả năng hấp phụ càng cao.

142/261
Các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) hay còn gọi là đa nhân (PNAs) được hình thành
trong quá trình của các hoạt động công nghiệp ở nhiệt độ cao như sự tinh chế dầu
mỏ, luyện than cốc, và bảo quản gỗ. Chính vì vậy chúng là những chất gây ô nhiễm
phổ biến tại những nơi có các hoạt động này mà chất thải không được kiểm soát. Các
hydrocacbon thơm đa nhân là những hợp phần chủ yếu của creosot, chất chủ yếu được
dùng để bảo quản gỗ.

Sự phân huỷ các PAH chính là sự phân huỷ lần lượt từng vòng , theo những cơ chế
giống như đối với các hydrocacbon thơm. Khả năng bị phân huỷ sinh học cuả các PAH
thường giảm dần theo sự tăng số lượng vòng và số lượng các nhóm thế alkyl. Ở các
procaryot có khả năng phân huỷ PAH, các enzym tham gia phân huỷ có thể được cảm
ứng bởi sự có mặt của các hydrocacbon thơm có phân tử nhỏ, như naphtalen chẳng hạn.
Do vậy, cần lưu ý rằng các PAH phân tử lớn có thể không bị vi sinh vật phân huỷ nếu
các PAH phân tử nhỏ hơn không có mặt. Sự phân huỷ các PAH nhờ nấm cần phải được
quan tâm về mặt môi trường, vì một số sản phẩm phân huỷ bị coi là những chất độc đối
với các cơ thể bậc cao. Một số tác giả cho biết rằng sự tăng tính bay hơi của một số PAH
(naphtalen,và 1- methylnaphtalen) là kết quả của sự phân huỷ sinh học chúng thành các
chất có phân tử nhỏ hơn.

Bảng 6.1. Các tính chất của một số PAH

Côngthức phân tử (Trọng Cấu trúc Độ tan mg/l ở Áp suất hơi,


Chất
lượng phân tử) phân tử 25 o C mgHg(o C)

Nguồn : Eweis J.B và cộng sự, 1994.

Các asphaltin và các nhựa

Đó là các chất thơm đa vòng có phân tử lớn và có chứa thêm nitơ,lưu huỳnh và oxy. Các
asphaltin và hầu hết nhựa gồm các chuỗi hydrocacbon và các nguyên tử nitơ, lưu huỳnh
và oxy liên kết các chuỗi thơm đa vòng chứa nikel và vanadi.

Các asphaltin và các nhựa rất khó bị phân huỷ sinh học do tính không hoà tan của chúng
và do sự có mặt của các nhóm chức mà được các cấu trúc vong thơm to lớn bảo vệ khỏi
sự tấn công của vi sinh vật.

Trong quá trình phân huỷ sinh học các hydrocacbon của dầu mỏ, số lượng tương đối và
đôi khi cả số lượng tyuệt đối của các asphaltin có xu thế tăng lên do sự khó phân huỷ và
do sự hình thành mới nhờ các phản ứng ngưng tụ.

Theo một số nghiên cứu (Leahy và Colwell, 1990) thì có thể loại bỏ các asphaltin nhờ
sự đồng trao đổi chất với sự có mặt của các n-alkan từ C12 đến C18

143/261
Các chất phụ gia chứa oxy cho nhiên liệu

Các chất phụ gia chứa oxy cho nhiên liệu được dùng để bổ sung vào xăng nhằm tăng tính
cháy hoàn toàn của nó, do đó giảm lượng cacbonmonoxit (CO) trong khí thải. Chúng
làm tăng hàm lượng oxy cho nhiên liệu, cải thiện chỉ số octane và tăng tính chống nổ.

Có hai loại chất phụ gia chứa oxy chính: các alkohol béo (metanol và etanol), và các ete.

Người ta bắt đầu sử dụng các chất phụ gia này theo các điều khoản của Clean Air Act
Amendments (CAAA)năm 1990, bắt đầu từ mùa đông năm 1992, tại những vùng nào
mà lượng CO trong không khí vượt quá mức cho phép. Tại chín vùng đô thị chịu tác hại
nặng nề của sự ô nhiễm tầng ozone, người ta bị bắt buộc phải dùng “xăng được chế biến
lại” bắt đầu từ năm 1995. Nhiều vùng đô thị khác ở Mỹ đã tham gia vào chương trình
dùng xăng chế biến lại.

Xăng có trộn thêm phụ gia chứa oxy và xăng chế biến lại phải chứa ít nhất 2,7 và 2,0%
oxy, theo thứ tự. Đối với xăng thêm phụ gia, để đạt mức oxy nói trên người ta dùng
những chất được nêu trong bảng …. dưới đây

Bảng…. Các chất phụ gia được dùng hiện nay

Chất phụ gia được dùng phổ biến nhất hiện nay là MTBE. Chất này tương đối rẻ, dễ sản
xuất và hoà trộn tốt với xăng – không phân lớp. Việc sản xuất MTBE đã tăng đáng kể
trong những năm gần đây. Năm1995 nó là chất hữư cơ được sản xuất nhiều thứ ba tại
Mỹ, và đạt mức khoảng 8 tỷ tấn (Kirschner, 1996)

Tuy vậy MTBE cũng là một chất gây quan ngại về mặt môi trường do có độ tan, tính
linh động và tính bay hơi mang nhiều nguy cơ cho nước ngầm. Nó tan mạnh hơn so với
BTEX, và có độ hấp phụ thấp hơn đáng kể, thể hiện ở chỉ số KSD thấp hơn. Theo các
nghiên cứu thực địa, MTBE di chuyển trong nước ngầm với tốc độ gần như của một
chất phóng xạ. Đồng thời, MTBE dường như bền vững trong nước ngầm, cả trong điều

144/261
kiện hiếu khí cũng như kỵ khí. Do vậy nó có thể tích tụ trong nước ngầm và là mối nguy
cơ chưa rõ ràng cho sức khoẻ.

-- Một số ít nghiên cứu cho biết MTBE gây ung thư trên động vật, vì vậy tại Mỹ, cơ
quan hữu trách đã dè dặt xếp nó vào nhóm những chất gây ung thư cho người.

Về sự phân huỷ sinh học MTBE, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu . Các vấn đề được
đề cập gồm:

-- Có lẽ cầu nối eter trong MTBE (hình 6.7) cũng như các nhóm metyl trong phân tử là
nguyên nhân của tính ổn định sinh học của nó . Để có thể bắt đầu phân huỷ được nó, các
vi sinh vật trong đất cần có một giai đoạn thích ứng khá lâu.

Hình 6.7. MTBE và sự phân huỷ nó tới sản phẩm trung gian (TBA).

-- Ở các điều kiện kị khí nhân tạo được bắt chước giống như trong nước ngầm, người ta
thấy không xảy ra sự phân huỷ sinh học trong điều kiện của sự khử nitrat, ngay cả sau
một giai đoạn thích ứng quá 180 ngày. Tuy nhiên, MTBE bị phân huỷ sinh học trong
điều kiện của sự sinh metan. Khi ấy có một sản phẩm trung gian được tạo thành, đó là
tert – butyl alcohol (TBA), chất này dường như bền vững, không bị phân huỷ sinh học
nữa.

-- Trong điều kiện hiếu khí, MTBE bị phân huỷ sinh học sau một giai đoạn thích ứng dài
hai tháng . Bằng cách dùng MTBE đánh dấu phóng xạ bằng 14C, người ta đã ghi nhận
sự phân huỷ triệt để chất này đến CO2 và một phần đi vào sinh khối. Trong quá trình
phân huỷ hiếu khí cũng vẫn phát hiện được sản phẩm trung gian TBA. Nó dường như
tích tụ một thời gian ngắn, sau đó phân huỷ sinh học ở một tốc độ thấp hơn tốc độ phân
huỷ MTBE. TBA đôi khi cũng được dùng làm chất phụ gia cho nhiên liệu.

Sự phân huỷ sinh học hiếu khí MTBE trong các điều kiện nghiêm ngặt của phòng thí
nghiệm cũng được ghi nhận. Tại một trạm kiểm soát sự ô nhiễm nước ở California, Mỹ,
người ta tiến hành loại bỏ MTBE trong một màng sinh học hình thành theo nguyên tắc
ủ đống, tiến hành trên thực địa. Kết quả cho thấy cần một giai đoạn thích ứng khoảng
1 năm để loại bỏ hơn 95% MTBE (nếu nồng độ trung bình ở dòng vào là 200 ppbv).

145/261
Giai đoạn thích ứng này có thể được giảm xuống còn 3 tuần lễ, nếu một chủng phân lập
từ màng sinh học của trạm đó được nuôi tích luỹ bằng MTBE rồi được cấy vào màng
sinh học ở quy mô pilot chứa các môi trường nhân tạo. Các thực nghiệm ở cả hai qui
mô phòng thí nghiệm và pilot đều cho thấy rằng MTBE có thể được chủng nuôi tích luỹ
dùng làm nguồn cacbon và năng lượng duy nhất, rằng nồng độ MTBE 150ppmv không
ức chế sinh trưởng, và rằng sự phân huỷ sinh học đồng thời đối với MTBE và những cơ
chất dễ chuyển hoá hơn (như toluen chẳng hạn) là điều có thể.

143. Phân huỷ các chất béo halogen hoá

Nhiều chất gây ô nhiễm trong nước ngầm và tại các nơi thải rác độc hại là những chất
béo halogen hoá.

Các chất béo halogen hoá quan trọng trong công nghiệp bao gồm các alkan và các alken
từ C1 đến C3 được clo hoá và brom hoá:

- Các etan và eten clo hoá được dùng phổ biến làm dung môi tẩy rửa cũng như dùng
trong các quá trình giặt khô và trong ngành chế tạo chất bán dẫn.

- Các chất brom hoá được dùng làm chất diệt hại sinh học (pesticides), ví dụ etylen
dibromit (EDB) và dibromocloropropan (DBCP).

- Các metan halogen hoá được hình thành trong quá trình sát khuẩn nước, như CHCl3,
CHCl2Br, CHClBr2, và CHBr3.

Các chất béo halogen hoá thường khó bị vi sinh vật phân huỷ hơn và do vậy tồn tại dai
dẳng trong môi trường. Các nguyên tử halogen trong phân tử làm tăng trạng thái oxy
hóa của nguyên tử cacbon, và các quá trình phân huỷ hiếu khí là kém thuận lợi về mặt
năng lượng so với sự phân huỷ kị khí. Các quá trình lý hoá như giải hấp và hấp phụ do
có tốc độ phân huỷ chậm nên thường hiệu quả và có kết quả chắc chắn hơn.

Một số chất béo halogen hoá khác, trái lại, tương đối dễ bị phân huỷ, như:

• Metylen clorit (diclorometan)


• Clorophenol
• Orto-, meta-, và para- clorobenzoat.

Như đã biết, các chất hữu cơ thường được vi sinh vật sử dụng làm chất cho điện tử. Tuy
nhiên, do các nhóm thế là halogen có điện tích âm của điện tử, nên các chất béo halogen
hoá nhiều lần có thể phản ứng như những chất nhận điện tử trong các môi trường có
tính khử. Vì thế, số lượng nguyên tử halogen trong phân tử càng lớn thì khả năng bị
phân huỷ sinh học của nó trong các hệ thống hiếu khí càng nhỏ và khả năng này trong
các hệ thống kị khí càng lớn. Như vậy tốc độ phân huỷ sinh học cũng phụ thuộc vàoloại

146/261
halogen trong hợp chất.Các halogen có thể được xắp xếp theo sự giảm điện tích âm của
điện tử như sau:F, Cl, Br, I. Bởi vậy, brom vốn là chất có điện tích âm ít hơn so với clo
nên dễ bị thay thế hơn.

Để có thể phân huỷ sinh học dễ dàng hơn đối với các chất béo halogen cũng rất nên vận
dụng sự đồng trao đổi chất. Các chất như tricloroeten (TCE), tetracloroeten (PCE), và
triclorometan (cloroform) được phân huỷ theo cơ chế này nhờ các enzym cảm ứng. Cụ
thể hơn, với TCE, nó được đồng trao đổi chất nhờ một trong ba nhóm vi sinh vật sau
đây:

• Vi khuẩn dinh dưỡng metan


• Vi sinh vật phân huỷ hydrocacbon thơm, và
• Vi sinh vật oxy hoá amôn.

Ở cả ba nhóm trên, các enzeym của đồng trao đổi chất là monooxygenaz hoặc
dioxygenaz.

Vi sinh vật gây ra sự phân huỷ chất béo halogen hoá là nhờ các phản ứng thế, phản ứng
oxy hoá, và phản ứng khử. Sự tách halogen ra khỏi phân tử thường là bước đầu tiên đối
với các chất có chuỗi alkyl ngắn. Còn đối với các chuỗi alkyl dài, halogen không có ảnh
hưởng nữa tới sự oxy hoá nguyên tử cacbon tận cùng. Khi ấy sự oxy hoá nhóm metyl
tận cùng là bước đầu tiên và do vậy tạo thành một alkohol béo halogen hoá. Trong các
phản ứng thế, halogen được thay thế bằng một nhóm hydroxyl:

Cụ thể hơn, sự tách halogen ra khỏi diclorometan xảy ra như sau:

Trong sự thuỷ phân diclorometan và 1,2 – dicloroetan, các sản phẩm trung gian là
formaldehyt, 2- cloroetanol, và 1,2 – etandiol. Các sản phẩm trung gian này được phân
huỷtiếp tục đến các khí cacbonic nhờ các tập hợp vi sinh vật khác nhau.

Sự oxy hoá theo kiểu alpha- hydroxyl hoá cũng có thể xảy ra nhưng ít phổ biến hơn:

Sự phân huỷ hiếu khí các eten clo hoá có lẽ xảy ra theo kiểu epoxi hoá:

147/261
Sản phẩm epoxit sau đó để thành cacbondioxit và clohydric.

Sự tách halogen theo kiểu phản ứng khử là kiểu phản ứng thứ ba, xảy ra trong các môi
trường kị khí. Theo kiểu này, một halogen bị thay thế bằng một nguyên tử hydro, hoặc
hai halogen bị loại bỏ để hình thành một nối đôi (sự loại bỏ dihalo):

Sự loại bỏ dihalo không những có thể xảy ra trong điều kiện kị khí mà còn trong
điều kiện hiếu khí. Sự loại bỏ dihalo khử đối với PCE và TCE dẫn đến sự hình thành
vinyliden và vinyl clorit, đây là những chất gây ung thư và bay hơi mạnh hơn các chất
tiền thân của chúng.

14.4. Phân huỷ các chất thơm halogen hoá

Giống như những hydrocacbon béo halogen hoá, các chất thơm halogen hoá cũng là
những chất gây ô nhiễm phổ biến đối với đất, nước ngầm, và những nơi chứa rác thải
độc hại.

Các chất thơm halogen hoá quan trọng về công nghiệp bao gồm:

• Các dung môi,


• Các chát bôi trơn,
• Các chất diệt hại sinh học(ví dụ DDT, 2,4-D, 2,4,5-T),
• Các chất dẻo hoá,
• Các biphenyl polyclo hoá (PCBs) vẫn được dùng rộng rãi làm vật liệu cách
điện trong việc truyền điện và trong các tụ điện,
• Pentaclorophenol, một chất bảo quản gỗ.

Giống như mọi alkyl halogen hoá, cả vị trí của halogen và số lượng của chúng trong
phân tử đều ảnh hưởng tới khả năng bị phân huỷ sinh học của các chất thơm. Và giống
như các alkyl halogen hoá , các gốc thế halogen càng nhiều thì chất thơm càng dễ bị tách
halogen khử trong các môi trường có tính khử. Về cơ chế hoá học, sự phân huỷ sinh học

148/261
hydrocacbon thơm halogen hoá cũng có thể là một sự oxy hoá, sự khử hay sự thay thế,
giống như đối với các chất béo halogen hoá.

Cơ chế hoá học của sự phân huỷ sinh học một số chất thơm halogen hoá cụ thể như sau:

- Các aryl halogen hoá có thể bị phân huỷ bằng cách tách halogen đối với cấu trúc vòng
thông qua sự oxy hoá, sự khử, hoặc sự thay thế; cách thứ hai là sự cắt đứt vòng xảy ra
trước sự tách halogen, do đó tạo thành các chất béo halogen hoá.

- Các chất diệt cỏ thuộc nhóm clorophenoxy và các clorobenzen rất hay bị oxy hoá thành
các halocatechol thông qua clorophenol để sau đó xảy ra sự cắt đứt vòng. Sự cắt đứt
vòng theo kiểu orto ở đây dẫn đến sự tạo thành axit cloromuconic (hình 6.8).

Hình 6.8. Sự mở vòng đối với clorobenzen.

Ngoài ra, sự mở vòng tại cầu nối meta cũng có thể xảy ra và do đó tạo thành
clorohydroxymuconic semialdehyt. Sự tách halogen có thể xảy ra ngẫu nhiên sau khi
vòng thơm được mở.

- Các benzoat clo hoá, các PCB, 2,4,5-T, các clorophenol, và 1,2,4-triclorobenzen thì bị
tách halogen theo kiểu khử trong các điều kiện sinh metan. Các sản phẩm của những
chuyển hoá này chứa ít clo hơn các chất khởi nguồn. Các sản phẩm này chưa chắc bị
phân huỷ về sau trong các điều kiện kị khí nhưng có thế bị oxy hoá trong điều kiện hiếu
khí. Ví dụ, tất cả các monoclorobenzoat đều bị phân huỷ sinh học hiếu khí tới CO2.

Đặc biệt, 3-clorobenzoat có thể bị phân huỷ sinh học trong mối quan hệ tương hỗ giữa
ba loại vi sinh vật, như được nêu trên hình ...... . Nếu một trong số chúng không có mặt
hoặc không hoạt động thì chất này không bị phân huỷ.

Hình...... Quan hệ hội sinh giữa ba vi sinh vật trong sự phân huỷ sinh học
3-clorobenzoat. Nếu thiếu một trong ba cơ thể thì sự phân huỷ này không xảy ra.
Các mũi tên liền biểu thị các dòng dinh dưỡng đã biết rõ, còn các mũi tên gián đoạn
biểu thị các dòng dinh dưỡng giả thiết.

Sự tách clo theo kiểu khử đối với pentaclorophenol được nêu trên hình 6.9. Các sản
phẩm là 3,4,5 - triclorophenol, 3,5 - diclorophenol, và 3 - clorophenol.

Hình 6.9. Sự tách halogen theo kiểu khử đối với pentaclorophenol.

- Các benzoat monohalogen hoá và thế ở vị trí para, và PCP thì bị thay thế nhóm halogen
bằng nhóm hydroyl (hình 6.10). Sản phẩm của sự phân huỷ PCP là tetracloro- p –
hydroquinon thì chỉ có thể bị phân huỷ trong các điều kiện kị khí.

149/261
Hình 6.10. Sự phân huỷ pentaclorophenol

Tóm lại, sự phân huỷ sinh học các hydrocacbon, các chất béo halogen hoá, và các chất
thơm halogen hoá có những đặc điểm sau đây:

- Trong hoặc sau quá trình phân huỷ sinh học, cả tính độc và tính bay hơi của chúng có
thể thay đổi.

- Sự phân huỷ sinh học và sự bay hơi là hai quá trình có tính cạnh tranh: một chất càng
dễ bị phân huỷ thì càng có khả năng bị phân huỷ trước khi bay hơi. Tuy nhiên, các chất
khởi nguồn có tính dễ bay hơi, như những hydrocacbon của xăng chẳng hạn, lại thường
bị bay hơi khỏi đất trong những điều kiện nào đó, mặc dù chúng rất dễ bị phân huỷ. Một
số hoá chất bị phân huỷ thành những sản phẩm dễ bị phân huỷ hơn so với các chất khởi
nguồn, và do vậy rất nhanh chóng biến mất khỏi môi trường. Một số khác thì lại bị phân
huỷ thành những chất bền vững hơn so với các chất khởi nguồn.

- Trong các quá trình phân huỷ hiếu khí, như sự phân huỷ một alkan thành axit béo, hay
sự phân huỷ một chất thơm thành catechol, đã có sự thêm oxy vào các chất bị phân huỷ,
do đó làm cho chúng bay hơi kém hơn, tan nhiều hơn và bị phân huỷ dễ hơn. Tuy vậy,
các hydrocacbon đa vòng có thể bị phân huỷ thành những sản phẩm bay hơi nhiều hơn;
đó là do việc mở các vòng thơm và sự tạo thành các chất có phân tử nhỏ hơn. Điều náy
đặc biệt quan trọng trong sự phân huỷ các PAH nhờ nấm, trong đó enzym ngoại bào
được tiết ra để mở các vòng thơm.

Những quá trình phân huỷ nào làm cho các chất bị phân huỷ trở nên dễ hoà tan hơn thì
có thể làm cho chúng khó bị hấp phụ hơn lên các bề mặt và do vậy làm dễ dàng cho việc
tách chúng ra khỏi pha lỏng.

- Một số quá trình phân huỷ kị khí các hydrocacbon halogen hoá tạo thành những chất
dễ bay hơi hơn ví dụ:

• Sự tách clo kiểu khử đối với TCE, tạo thành trcloeten và vinyl,
• Các phản ứng loại bỏ dihalo đối với 1,2-dicloroetan, tạo thành eten.

150/261
Nếu các sản phẩm hình thành này được giữ trong đất trong các điều kiện kỵ khí, chúng
có thể khuyếch tán chậm tới những vùng hiếu khí hoặc tới tận khí quyển.

Người ta đã đưa ra một số hệ thống phân huỷ sinh học đối với các chất này, nhưng đều
dựa trên sự phân huỷ kị khí và hiếu khí xen kẽ nhau. Trong các hệ thống xử lý này người
ta tách halogen theo kiểu khử,sau đó thông khí và đảo trộn, như vậy có thể làm tăng sự
bay hơi của các chất được tạo thành trong giai đoạn trước.

Câu hỏi

1. Một hàm lượng cao của chất hữu cơ ảnh hưởng đến sự phân huỷ sinh học các
chất gây ô nhiễm nguy hiểm như thế nào?
2. Giải thích hiện tượng sau: sự phân huỷ sinh học một số chất gây ô nhiễm trong
đất bị chậm lại, nếu không phải là ngừng hẳn, khi nồng độ chất gây ô nhiễm bắt
đầu giảm xuống dưới một ngưỡng nào đó? Hãy lấy các PAH có các phân tử lớn
trong một hỗn hợp cresot để làm ví dụ.
3. Có một hiện tượng như sau: Trong những đất bị ướt và khô theo chu kỳ thì một
số hydrocacbon clo hoá ở mức độ cao, ví dụ tetracloroetan, hoặc DDT, bị phân
huỷ sinh học nhanh hơn so với trong những đất luôn luôn ẩm ướt hoặc luôn
luôn khô.

- Tại sao?

- Có những cơ chế lý hoá nào có thể xảy ra đối với sự loại bỏ những chất loại này?

• Các hoá chất nêu trong bảng dưới đây là những chất hợp phần của các chất thải
nguy hiểm.
• Hãy bình luận về khả năng phân huỷ sinh học của mỗi chất.
• Những tính chất hoá học nào có thể làm giảm hoặc tăng cường sự phân huỷ
sinh học trong mỗi trường hợp? Những tính chất hoá học đã cho là những tính
chất hoá học của những chất có thể là có lợi.

• Các váng nổi cuả hydrocacbon trong dầu mỏ thường gặp trên đại dương và trên
bề mặt nước ngầm. Hãy so sánh và thảo luận ngắn gọn các nhân tố ảnh hưởng
đến sự loại bỏ và sự phân huỷ tự nhiên các chất gây ô nhiễm trong mỗi trường
hợp.

151/261
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hủy sinh học
Mở đầu

Chúng ta hãy xem xét sự phân huỷ sinh học một chất gây ô nhiễm X phụ thuộc những
nhân tố nào. Nghĩa là chúng ta xem xét sự phân huỷ ấy trong môi trường tự nhiên của
nơi xử lý hoặc môi trường trong nơi phản ứng sinh học(bloreactor) với các nhân tố của
môi trường, với một quần xã áac vi sinh vật tương tác với môi trường ấy và tương tác
với nhau trong quá trình phân huỷ . Bản thân chất gây ô nhiễm có những thuộc tình của
mỡnh cũng ảnh hưởng đến sự phân huỷ nó.

Như vậysự phân huỷ sinh học một chất gây ô nhiễm chịu ảnh hưởng của hàng loạt nhân
tố, trong đó nồng độ và thành phần của quần xã vi sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố để đến lượt mình, chúng chịu ảnh hưởng đến sự phân huỷ sinh học chất ô nhiễm.

Do đó chúng ta có thể xem xét sự phân huỷ sinh học một chất gây ô nhiễm bằng cách
đặt một là vi sinh vật (mật độ và thành phần của quần xã các hoạt tính của chúng trong
đó có sự phân huỷ sinh học chất gây ô nhiễm) cùng với chất gây ô nhiễm, và bên kia là
các nhân tố ảnh hưởng đến các vi sinh vật và sự phân huỷ ấy.

Các nhân tố ảnh hưởng đến các vi sinh vật và sự phân huỷ sinh học ở đây gồm ba loại
nhân tố :

- Các nhân tố môi trường

- Các nhân tố thuộc bản thân chất cần phân huỷ, mà ở đấy được gọi là cơ chất của các vi
sinh vật trong môi trường mà chúng ta đang xem xét, và

- Các nhân tố thuộc về những vi sinh vật nói trên.

Các nhân tố môi trường bao gồm:

• Độ ẩm
• Sự thông khí
• Nhiệt độ
• pH
• Sự cung cấp chất dinh dưỡng

Các nhân tố thuộc về cơ chất bao gồm:

• Tính độc
• Nồng độ

152/261
• Độ tan
• Độ bay hơi
• Sự phân chia thành pha rắn
• Cấu trúc hoá học

Các nhân tố vi sinh vật học bao gồm:

• Sự có mặt (hay không) các con đường phân huỷ chất X


• Sự thích nghi của âasc quần thể vi sinh vật, và
• Các nhân tố sinh thái.

Dưới đây chúng ta thảo luận về những nhân tố quan trọng nhất trong số nói trên.

1. Các nhân tố môi trường thuộc về môi trường

Các nhu cầu dinh dưỡng

Để tồn tại và sinh trưởng, vi sinh vật cẩn thực hiện trao đổi chất. Chỳng thu nhận cỏc
chất từ mụi trường, đồng hoỏ cỏc chất ấy để tổng hợp cỏc hợp phần của tế bào. Núi
cỏch khỏc, cỏc hợp phần hoỏ học tham gia vào cỏc hợp phần của tế bào phải được cung
cấp cho vi sinhvật học. Trong [link] dưới đõy nờu rừ cỏc nguyờn tố mà vi sinh vật đũi
hỏi, với tỷ lệ gần đỳng, và chức năng của chỳng trong tế bào. Chỳ ý rằng trong hai cụng
thứcthực nghiệm đó cú lần nhăc đến, cỏc nguyờn tố chủ yếu cú tỷ lệ gần đỳng giống
như đú nờu trong [link]. Vớ dụ, cụng thức thực nghiệm C5H7NO2, tỷ lệ của cỏc nguyờn
tố trong đố lần lượt là 53,6,12,28.

153/261
Thành phần nguyên tố của cỏc tế bào vi sinh vật, tớnh theo trọng lượng khụ (khoảng 10% trọng
lượng tươi)

Nguồn: Stanier và cộng sự, 1986

Không phải một nguyên tố ở bất kỳ trạng thái nào cũng được vi sinh vật đồng hoá. Ví
dụ các vi khuẩn dị dưỡng đòi hỏi cacbon ở dạng hữu cơ. Nhiều loại vi khuẩn chỉ có khả
năng sử dụng một số ít chất hoá lactozơ là một loại đường 5 cacbon, và điều này được
dụng để xác định các cơ thể thuộc nhóm coliform trong các mẫu nước. Phép thử nhiều
ống nghiệm (MPN) được xây dựng dựa trên hiện tượng này. Hầu hết vi khuẩn có thể
đồng hoá nitởtong amôni (-3), trong nitrit (+3), và trong nitrat (+5). Lưu huỳnh thường
chỉ được đồng hoá ở trạng thái oxy hoá của sulfat (+6).

Thường thì có một hoặc hai chất dinh dưỡng trong môi trường đóng vai trò giới hạn sự
sinh trưởng. Khái niệm chất dinh dưỡng giới hạn (limiting-nutrient) là vô cùng tiện lợi
để dự đoán tác động của các chất gây ô nhiễm đối với nước hứng chịu chúng, và để thiết
kế cũng như vận hành các quá trình xử lý sinh học. Các Hồ Lớn vốn không có nhiều
photpho; vào cuối thập kỷ 1960, các chất tẩy rửa có khả năng bị phân huỷ sinh học được
thải vào đây làm tăng lượng photpho của chúng và làm cho chúng trở nên phú dưỡng
hay phì dưỡng (eutriphication). Việc loại bỏ photpho ra khỏi nước thải đổ vào Các Hồ
Lớn đã từng là một ứng dụng của khái niệm về chất dinh dưỡng giới hạn. nhiều lọai
nước thải công nghiệpbị mất cân đối về chất dinh dưỡng, do vậy cần phải bổ sung một
cách định lượng các chất dinh dưỡng (thường là nitơ và/ hoặc photpho)

154/261
pH

Như đã biết, hầu hết vi sinh vi sinh vật sinh trưởng thuận lợi nhất ở các giá trị pH từ
6 đến 8 còn một số nấm thì ở pH dưới 5. Tương tự hầu hết vi khuẩn ưa các điều kiện
trung tínhvà bị ức chế sinh trưởng ở các điều kiện quá axit hoặc quá kiềm. Chỉ có một
số ít vi khuẩn thích ứng tốt với các điều kiện axit hoặc kiềm. Ví dụ, vi khuẩn oxy hoá
lưu huỳnh, thuộc một chi hoá tự dưỡng hiếu khí bắt buộc, có thể tạo thành axit sulfurơ
bằng cách oxy hoá H2S, và sinh trưởng tốt ở pH1.

pH của đất còn ảnh hưởng đến độ an toàn của photpho, một nguyên tố dinh dưỡng quan
trọng đối với vi sinh vật, và ảnh hưởng đến sự vận chuyển các kim loại độc hại trong
đất. Độ hoà tan của photpho là lớn nhất ở pH 6,5, và vận chuyển kim loại là nhỏ nhất ở
pH lớn hơn 6 (Sims và cộng sự 1990). Hầu hết các loại đất có tính axit. Để làm tăng pH
của đất, người ta thường đưa vào đó các chất chứa can xi hoặc ma nhê. Quá trình này
được gọi là vôi hoá (liming), và các chất được dùng là canxi oxit(lime), canxi hydroxit,
canxi cacbonat, manhê cacbonat, và xỉ canxi silicat. Nếu pH của đất là cao, do nồng độ
cacbonat cao, hoặc do sự có mặt của các chất thải độc hại có pH cao, thì “sự axit hoá” có
thể là cần thiết. Sự axit hoá, tức là làm giảm pH của đất, có thể được thực hiện bằng cách
bổ sung lưu huỳnh nguyên tố hoặc các chất chứa lưu huỳnh, như axit sulfuric, amon
polysulfua, cũng như nhôm sulfat và sắt sulfat (Dupon và cộng sự, 1988)

Nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật và sự phân huỷ sinh học như thế
nào?

Chúng ta biết rằng các loài vi sinh vật nói chung sinh trưởng tốt trong những khoảng
nhiệt độ tương đối hẹp. Trong quan hệ với nhiệt độ, có thể phân chia vi sinh vật thành
những nhóm sau đây:

- Vi sinh vật ưa ẩm (mesphiles) sinh trưởng khoảng từ 15 oC đến 45 oC, sinh trưởng tối
ưu trong khoảng 25-35 oC; phần lớn vi khuẩn đất thuộc nhóm này.

- Vi sinh vật ưa lạnh (Psychrophiles) sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ dưới 20 oC

- Vi sinh vật ưa nóng (Thermophiles) sinh trưởng tốt nhất trong khoảng 45-65 oC.

Trong mỗi nhóm trên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau với những khoảng nhiệt độ tối ưu
riêng của chúng.

Theo Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (U.S. Environmental Protection Agency, U.S. EPA),
có một quy tắc chung là, khi nhiệt độ tăng lên 10 oC thì tốc độ chuyển hoá sinh học tăng

155/261
khoảng gấp đôi. Tuy nhiên khi, nhiệt độ tăng lên quá nhiệt độ tối ưu thì tốc độ phản ứng
giảm sút.

Sở dĩ lhi nhiệt độ tăng (trong một khoảng nào đó) mà sự chuyển hoá sinh học tăng theo
là do một hay nhiều nguyên nhân trong số sau đây:

- Sự tăng hoạt tính vi sinh vật

- Sự tăng độ hoà tan của chất gây ô nhiễm (cơ chất)

- Sự giảm nhiệt độ hấp phụ vào đất của chất gây ô nhiễm.

Nói chung, ở nhiệt độ trên 40 oC thì sự phân huỷ sinh học giảm xuống, do sự biến tính
của enzym và protein, còn ở nhiệt độ gần 0 oC thì sự phân huỷ sinh học gần như ngừng
hoàn toàn [Sims và cộng sự, 1990]. Về phần bản vi sinh vật, nói chung chúng có khả
năng chịu đựng các cực trị nhiệt độ thấp do do có vỏ bọc, rồi phục hồi khi nhiệt độ trở
về bình thường, trong khi đó phần lớn quần thể bị chết ở nhiệt độ rất cao.

Trong thực tiễn những ảnh hưởng trên đâycủa nhiệt độ đối với vi sinh vật và sự phân
huỷ sinh học chất gây ô nhiễm đã được khai thác như thế nào?

Trước hết, như chúng ta đã biết, những thay đổi khí hậu theo mùa làm thay đổi nhiệt độ
của đất, do đó làm thay đổi tốc độ phân huỷ sinh học đó. Để giữ cho nhiệt độ của đất ít
thay đổi theo mùa, đôI khi người ta phủ đất bằng những lớp bổi từ các nguyên liệu như
phân ủ (compost), phân bón (manure), vỏ bào, vỏ cây, mùn cưa…v..v…

Việc tưới tiêu nước cũng là một biện pháp để điều chỉnh nhiệt độ của đất. Độ ẩm làm
giảm tính dẫn nhiệt của đất và làm giảm những thay đổi hàng ngày về nhiệt độ của đất.
Chính nguyên lý này được áp dụng trong nông nghiệp bằng cách tưới phun để hạn chế
sự tạo thành sương muối (sương tuyết) trong mùa đông và làm mát đất trong mùa hè.

Một biện pháp khác là che phủ mặt đất nơi xử lý để hạn chế sự lan toả các hợp chất bay
hơi, do đó làm tăng nhiệt độ của đất.

Độ ẩm và sự thông khí

Về ảnh hưởng của độ ẩm đối với hoạt tính sinh học trong đất có những nguyên lý sau
đây:

• Nước là hợp phần chủ yếu của nguyên sinh chất, do vậy việc cung cấp đủ nước
là thiết yếu để đảm bảo sự tồn tại và sinh trưởng của vi sinh vật.
• Nước là môi trường vận chuyển chất hữu cơ và chất dinh dưỡng vào tế bào
cũng như vận chuyển các chất thải ra khỏi tế bào.

156/261
• Hàm lượng nước của đất ảnh hưởng đến sự thông khí (vận chuyển oxy), độ hoà
tan của các hợp phần của đất và pH.
• Vì những lẽ đó, nếu độ ẩm của đất quá thấpthì sẽ tạo thành những vùng khô
hạnvà làm giảm hoạt động vi sinh vật. Ngược lại, nếu độ ẩmcủa đất quá cao thì
sự trao đổi khí sẽ giảm xuống, do đó sẽ tạo thành những vùng kị khí cùng với
sự loại trừ vi sinh vật hiếu khí và tăng số lượng vi sinh vật kị khí hoặc kị khí
tuỳ tiện.
• Độ ẩm có quan hệ trực tiếp với sự thông khí vì các lỗ hổng trong đất nếu không
chứa khí.
• Khí quyển trong đất nói chung chứa nhiều CO2 hơn khí quyểnphía trên mặt đất
do sự hô hấp của vi sinh vậtvà của rễ cây. Điều này hạn chế nhiều sự di
chuyểncủa khí vào các lỗ nhỏ của đất.
• Trong thực tiễn, để đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất của hầu hết vi sinh vật hiếu
khí, cần đảm bảo độ ẩm của đất từ 50% đến 75% so với khả năng giữ nước của
nó.

Các nhân tố thuộc về chất gây nhiễm

Bản chất và cấu trúc hoá học

Các cấu trúc hoá học sau đây ức chế sự phân huỷ sinh học đối với hợp chất chứa chúng:

• Các nhóm amin, methoxy, sulfomat, nitro


• Các phân tử được halogenhoá quá nhiều
• Các phân tử có trọng lượng lớn hoặc nhiều chuỗi dài
• Các vòng benzen được thế ở vị trí meta
• Các liên kết ete, và
• Các chuỗi cacbon phân nhánh

Do một trong những cấu trúc nói trên, mà những chất/nhóm chất sau đây được coi là
khó bị phân huỷ sinh học (tức bền vững), hoặc không bị phân huỷ, chúng có thể có mặt
trong đất hoặc nước ngầm:

• Cac polyme tổng hợp


• Các chất clo hoá và các chất thơm
• Các pesticide như DDT và clordan (chlordane)

Thuộc diện khó phân huỷ còn có những chất rất khó tan nên không được vận chuyển
vào tế bào

Thuộc diện phân tử quá lớn nên không thể xâm nhập vào tế bào, đồng thời không bị biến
đổi bởi enzym ngoại bào thì :

157/261
- Polyvinyl clorit (polyvinyl chlorde), và

Polyetylen (polyethylene)

Một số phân tử khác thì do có những đặc tính cấu trúc không gian nào đó mà ngăn cản
sự tấn công của benzeym.

Ảnh hưởng của cấu trúc phân tử đến sự phân huỷ sinh học được thảo luận chi tiết ở
chương 6.

Nồng độ

Trong môi trường, các chất gây ô nhiễm có thể có mặt ở những nồng độ thấp hơn nồng
độ ngưỡng đảm bảo sự tồn tại và sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Đó là trường hợp
của 2,4D và diclorophenol (dichlorophenol): hai chất này dễ bị phân huỷ ở các nồng độ
từ 1ppm đến 100ppm nhưng lại có thể tồn đọng nhiều năm khi có mặt ở các nồng độ cỡ
ppb [Alexander,1981]. Nguyên nhân có thể là ở những nồng độ rất thấp thì các chất đó
không cung cấp đủ năng lượng cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, hoặc có lẽ vi sinh vật
đã sử dụng những nguồn năng lượng khác (nếu có).

Trái lại, nếu các chất gây ô nhiễm có mặt với nồng độ vừa phải hoặc nồng độ cao thì có
thể là độc đôí với các vi sinh vật bản địa của đất, nước, nước thải, hoặc tầng lắng đọng.
Các vi sinh vật bần dưỡng (oligotrophic microogamisms) chỉ có thể chịu đựng độ độc
và sự ức chế của phân huỷ sinh học ở nồng độ thấp hơn so với các vi sinh vật được phân
lập và duy trì trong các điều kiện phòng thí nghiệm điển hình, tức ở dạng chủng thuần
khiết.

Cót một vấn đề liên quan đến nồng độ của đồng cơ chất (cosubstrate) trong một hiệu
ứng được gọi là sự đồng trao đổi chất (cometabolism). Như đã đề cập ở một phần trên
đây, một số chất hữu cơ không được vi sinh vật sử dụng làm cơ chất cho sinh trưởng,
nhưng sẽ được phân thông qua nếu vi sinh vật được cung cấp một chất hữu cơ khác, tức
đồng chất. Đồng cơ chất này có tác dụng cảm ứng những enzym cần thiết trong quần
thểthực hiện đồng trao đổi chất. Vấn đề về nồng độ là ở chỗ nếu đồng cơ chất có mặt với
nồng độ quá cao thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về enzym và do đó làm giảm sự chuyển
hoá chất gây ô nhiễm đang bàn đến. (“Mọi sự thái quá đều không tốt”!). Người ta đang
cố gắng hiểu rõ hơn vấn đề này bằng cách đưa ra các đồng cơ chất vào những địa điểm
đang diễn ra sự phục hồi sinh học.

Một vấn đề khác, liên quan đến đồng trao đổi chất: sự có mặt của một cơ chất thứ hai,
mà bản thân nó không phải là một đồng cơ chất gây ô nhiễm do hiệu ứng sinh trưởng
kép (dianxic effects). Cụ thể là vi sinh vật chọn cho mình cơ chất nào cho phép nó sinh
trưởng với tốc độ cao nhất (dễ sử dụng). Cơ chất được ưa thích ít hơn (khó sử dụng),

158/261
thường là chất gây ô nhiễm, chỉ được phân huỷ khi cơ chất dễ sử dụng hơn có nồng độ
vừa phải.

Các nhân tố vi sinh vật học.

Sự có mặt của các con đường phân huỷ chất gây ô nhiễm

Bất kỳ sinh học một chất hữu cơ nào cũng được xúc tác nhờ các enzym. Sự phân huỷ
sinh học một chất gây ô nhiễm đặc biệt nào đó thường là một quá trình nhiều giai đoạn
do nhiều loại enzym xúc tác của nhiều loại vi sinh vật. Các enzym này là đặc hiệu về cơ
chất và về phản ứng xúc tác.

Thông thường thì các vi sinh vật có những enzymđể phân huỷ các chất gây ô nhiễm , tức
con đường phân huỷ những chất ấy, đã có mặt trong đất. Ví dụ dễ thấy nhất là trường
hợp của các hydrocacbon dầu mỏ. Tuy vậy, sự phân chất gây ô nhiễm thường không
xảy ra do các điều kiện môi tường như oxy, chất dinh dưỡng, độ ẩm, pH.v.v.. không cho
phép. Những nhân tố này đã được bàn đến ở mục2. Theo đó các nhân tố môi trường có
thể vừa tác động đến hoạt tính của quần xã vi sinh vật và quần thể phân huỷ chất gây ô
nhiễm,vừa ảnh hưởng đến chính chất gây ô nhiễm. Khi các yếu tố của môI trường tác
động đến quần xã và quần thể vi sinh vật, chúng cũng thể hiện tác dụng như những nhân
tố sinh thái.

Sự thích ứng(acclimation, acclimatzation)

Có thể nói về một thời kỳ thích ứng (acclimation period), đó là giai đoạn từ khi đưa
(cấy) các vi sinh vật vào môi trường cần xử lý đến khi quan sát thấy biểu hiện của sự
phân huỷ sinh học.

Trong xử lý đất ô nhiễm theo kiểu làm đất(land treament) hay canh tác đất (land
farming), người ta trải đều chất thải trên nền đấtỉồi cày bừa đất để đưa chất thải vào đất,
rồi làm thoáng khí cho đất để tăng cường hoạt động của vi sinh vật. Xử lý này có thể
được tiến hành thành nhiều đợt. Trong đợt đầu, đất được trải thành một lớp dầy, còn ở
các đợt sau thì mỏng hơn. Ở các đợt sau, độ dầy lớp đất phải làm sao để một phần đất
của các đợt trước được trộn vào cùng đất mới do thao tác làm đất. Điều nàycho phép
đưa một số vi sinh vật đã qua giai đoạn thích ứng của đợt trước vào đất của đợt sau, và
do đó làm rút ngắn pha sinh trưởng mở đầu. Ngoài ra làm như thế còn có tác dụng pha
loãng chất thải cho lần sau, khiến cho thời gian xử lý lần sau được rút ngắn.

Còn trong xử lý chất thải theo kiểu ủ đất (composting), một quá trình hiếu khí trong đó
chất hữu cơ rắn và ẩm được oxy hoá thành những dạng ổn định được áp dụng.

Vật liệu cấy thchs hợp cho việc làm đống ủ thường có mặt trong đất, suôí nóng, và trong
các vật liệu hữu cơ chát đống. Những hydrocacbon dầu mỏ, các dung môi không halozen

159/261
hoá, và nhiều hoá chất dùng trong nông nghiệp đều bị nhiều vi sinh vật phân huỷ. Mặc
dù vậy, người ta vẫn thường bổ sung bùn cống như một nguồn vi sinh vật bổ sung để rút
ngắn giai đoạn thích ứng. Ngoài ra việc táI tuần hoàn nguyên liệu từ các đống ủ cũ cũng
là một biện pháp tốt để cấy đống ủ mới.

Trong các đống ủ, nhiệt được sinh ra với tốc độ lớn hơn sự mất nhiệt. Sự tăng nhiệt
độcủa đống ủ theo thời gian thường bắt đầu bằng một giai đoạn mở đầu ngắn ứng với
giai đoạn thích ững của vi sinh vật; sau đó nhiệt độ tăng theo hàm số mũ cho tới khi đạt
giá trị cực đại.

160/261
Xử lý In situ đối với nước ngầm
Mở đầu

Tương tự như phục hồi sinh học tại chỗ đối với đất ô nhiễm, việc phục hồi sinh học tại
chỗ cho nước ngầm ô nhiễm đòi hỏi cung cấp oxy, chất dinh dưỡng, và đôI khi cả những
vi sinh vật nào đó, tới khắp vùng ô nhiễm.

Để thực hiện những sự cung cấp ấy, có ba phương pháp:

• Thấm lọc (percolation)


• Kết hợp bơm, xử lý và tái tuần hoàn
• …………… ( air sparging)

Phương pháp thấm lọc

Theo phương pháp này, người ta đưa một dung dịch các chất dinh dưỡng cần thiết cho
sự phân huỷ sinh học vào bề mặt đất để cho nó chảy xuống tầng nước ngầm, sau khi đi
xuyên qua vùng thoáng khí (hình 7.1)

Cụ thể người ta tạo một cáI ao không có lót đáy hoặc một loạt các rãnh nông, chứa đầy
dung dịch dinh dưỡng, rồi cho dung dịch này thấm xuống đất, tới tầng nước ngầm cần
xử lý. Phần lớn dung dịch này thấm theo chiều thẳng đứng.

Hình 7.1. Sự thấm lọc các chất dinh dưỡngtới một tầng nước ngầm ô nhiễm.

Những đặc điểm của phương pháp này là:

• Chỉ được áp dụng cho các túi nước ngầm nông, để thời gian thấm lọc không là
quá lâu.
• Không thể đưa oxy tới nơi cần xử lý, vì độ hoà tan của oxy trong nước là nhỏ,
và vì trong vùng sự tiếp xúc của chất lỏng vớikhông khí trong vùng thoáng khí.
• Mặc dù thông qua sự thấm lọc, về lý thuyếtcó thể bổ sung vi sinh vật vào nơi
cần xử lý nhưng trong thực tế việc bổ sung này là không khả thi, vì chúng bị
thất thoát nhiều.
• Sự cung cấp oxy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ phục hồi sinh học nước
ngầm nhờ các hệ thống thấm lọc. Nừu nguồn oxy duy nhất được khuyếch tán từ
bề mặt nước ngầm thì tốc độ oxy hoá sinh học sẽ rất chậm.

Sự bổ sung chất dinh dưỡngcó thể tạo điều kiện cho vi khuẩn kị khí tuỳ tiện hoặc kị khí
bắt buộc sinh trưởng được.Các sản phẩm lên men thường linh động hớno với các chất
gây ô nhiễm ban đầu, và sự lan rộng vùng ô nhiễm có thể là do các điều kiện kị khí.

161/261
- Về việc bổ sung NO3- như một nguồn nitơ và nguồn chất nhận điện tử: Như ta biết,
nitrat là dạng nitơ vô cơ phổ biến nhất trong đất (cùng với amoni), đồng thời là chất nhận
điện tử phổ biến nhất đối với hô hấp kị khí. Nitrat có thể bị khử dần tới NO2- , NO2 , NO
rồi N2 , tất cả chúng đều ở dạng khí và có thể biến mất khỏi đất. Quá trình từ NO3- tới
N2 như trên làm tổn thất nitơ của đất và được gọi là sự phản nitrat hoá (denitrification).

Việc sử dụng nitrat làm chất nhận điện tử để tạo thành nitơ dạng khí cũng được gọi là sự
khử nitrat dị hoá (dissmiltive nitrate reduction), nó khác với khử nitrat dược khử thành
amoni được dùng làm nguồn nitơ cho sự tổng hợp các axit amin và các protein,nghĩa là
cho sinh trưởng. Các enzym tham gia vào sự khử nitrat dị hoá phân bố ngang gần các
enzym của sự hô hấp oxy. Sự tổng hợp enzym nitratreductazơ khó xảy ra khi có mặt
oxy, vì thể sự phản nitrat hoá ít khi xảy ra đồng thời với hô hấp oxy. Trong khi đó, sự
khử nitrat đồng hoá có thể xảy ra khi có mặt oxy. Mọi vi sinh vật phản nitrat hoá đều là
kị khí tuỳ tiện và ưa dùng oxy (hô hấp oxy) hơn là nitrat (hô hấp nitrat). Chỉ có một số
vi khuẩn có khả năng khử nitrat dị hoá, trong khi đó các vi khuẩn, nấm, và thực vật thì
có thể khử nitrat đồng hoá.

Tóm lại số lượng các loại chất bị phân huỷ thông qua sự hô hấp nitrat là không nhiều.
Điều đáng nói là một số chất gây ô nhiễm hữu cơ quan trọng như các alkan và các chất
thơm, rất khó bị phân huỷ kị khí, vì hầu hết các con đường trao đổi chất phổ biến đều
đòi hỏi có oxytrong những bước mở đầu.

Tóm lại việc sử dụng nitrat như một nguồn nitơ và chất nhận điện tửlà khá hấp dẫn
nhưng không phải lúc nào cũng khả thi. Tuy vậy nitrat luôn phải được nghĩ đến để không
bỏ lỡ cơ hội dùng nó.

Phương pháp kết hợp: bơm ra để xử lý và tái tuần hoàn

Đây là sự kết hợp giữa bơm để mang đi xử lý tại trạm xử lý (ex situ bioremediation)(
hình 7.2). Trong việc bơm nước ra ngoài để xử lý, nước được bơm ra khỏi vùng ô nhiễm,
được xử lý, được thải vào cống rãnh chung, vào một thuỷ vực nào đó, hoặc vào nơi thải
nào đó trên đất. Nừu mọi xử lý ấy là thật hoàn hảo thì nước đã xử lý có thể được đưa trở
lại vào nước ngầm, nhưng nước để phục hồi ấy bị coi là nước thải nên không thể được
đưa trở lại nước ngầm.

Việc đưa nước đã được bổ sung oxy, chất dinh dưỡng, và đôi khi cả vi sinh vật nữa, vào
nước ngầm, là một phương pháp để liên tục đưa các nguyên liệu này vào vùng ô nhiễm.
Các chất gây ô nhiễm kị nước thường khó bị loại bỏ bằng các phương pháp bơm và xử
lý chuẩn mực (xem chương3). Việc đưa chất dinh dưỡng và oxy vào vùng ô nhiễm đã
góp phần phát triển phương pháp phục hồi sinh học tại chỗ và làm tăng đáng kể tốc độ
phục hồi nước ngầm. Việc kết hợp bơm nước ra để xử lý với việc đưa chất chất dinh

162/261
dưỡng và oxy vào vùng ô nhiễm đã tạo nên một vùng phản ứng bên trong tầng nước
ngầm.

Hình 7.2. Sơ đồ sự kết hợp các biện pháp bơm nước ra để xử lý và việc đưa nước xử lý
trở lại vào nước ngầm

Có thể cung cấp H2O2 hoặc NO3- vào vùng ô nhiễm, thay vì oxy của không khí hoặc
oxy nguyên chất, để dùng làm chất nhận điện tử. Người ta có nhiều kinh nghiệm dùng
H2O2 hơn so với NO3- và thậm chí coi đó như một thủ tục chuẩn mực. Hydro peroxit,
được phân huỷ thành nước và oxy phân tử, dưới sự xúc tác của enzym catalazơ:

2H2O2 2H2O +O2

Lượng oxy được giải phóng từ sự cung cấp H2O2 là 0,47g/g. Nếu H2O2

được bổ sung với nồng độ trên 100mg/lit thì có thể gây độc cho môi trường.

Các nguyên tắc thiết kế hệ thống

Để thiết kế hệ thống kết hợp giữa bơm, xử lý , và đưa chất dinh dưỡng, oxy vào nước
ngầm ô nhiễm,cần tính đến các nhân tố căn bản sau đây:

- Xác định các điều kiện của vùng ô nhiễm

- Chọn tốc độ bơm phù hợp

- Xác định các nồng độ chất gây ô nhiễm trong nước được bơm ra

- Xác định nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng

- Xác định thời gian cần thiết cho toàn bộ quá trình phục hồi sinh học

- Lập chương trình lấy mẫu

- Có các giếng quan trắc

Việc dùng không khí nén hoặc oxy nguyên chất có thể cung cấp oxyowr nồng độ trên
20mg/l . Nừu cần nồng độ cao hơn thì có thể bổ sung H2O2.

Một hệ thống xử lý nước ngầm trong đó kết hợp việc bơm nước ra ngoài để xử lý với
việc đưa chất dinh dưỡng và oxy vào trong cũng có thể được hiwur là một hệ thống kết
hợp giữa xử lý không tại chỗ (ex situ) với sử lý tại chỗ (in situ), và cũng là hẹ thống xử

163/261
lý kết hợp lý- hoá- sinh học. Hình ảnh bề ngoài của một hệ thống như vậy được nêu trên
hình….

Hình…….. Hệ thống xử lý - hoá- sinh học đối với nước ngầm ô nhiễm dung môi và kim
loại tại một nơI tồn trữ lớn ở New Jersey [ ].

Xác định tốc độ bơm

Việc chọn tốc độ bơm phù hợp phải được tính toán dựa vào:

- Thời lượng dự tínhcho việc phục hồi

- Độ dân thuỷ lực của nước ngầm cần xử lý

- Kích thước vùng ô nhiễm, và

- Hệ số phân bố của đất gây ô nhiễm.

Nhiều hệ thống đã hoạt động trên mười năm, và phổ biến là một vài năm. Thời gian xử
lý dài dẫn đến chi phí vận hành lớn (ví dụ do tiền điện), vì thế thời gian xử lý ngày được
cân nhắc kỹ trong việc thiết kế hệ thống. Do vậy mgười ta thích chọn tốc độ bơm thấp.

Có những trường hựop sự phân bố các chất gây ô nhiễm giữa pha rắn và pha hoà tanlà
rất bất lợi và nước được bơm ra có nồng độ chất gây ô nhiễm cực kỳ thấp. Lúc đầu các
nồng độ chất gây ô nhiễm trong pha lỏng có thể là cao nhưng sau đó giảm xuống thấp
rất nhanh vì tốc độ giảI hấp và sự khuyếch tán ra khỏi những vùng có tính thấm nhỏ
là thấp hơn tốc độ chiết rút..Trong những trường hợp như vậy thì nên giảm tốc độ bơm
hoặc thực hiện bơm theo kiểu “gián đoạn”, tức là bơm và ngừng bơm xen kẽ nhau, như
đươc biểu thị trên hình 7.3 .

Hỡnh 7.3. Nồng độ chất gõy ụ nhiễm trong pha lỏng (C 2 ) phụ thuộc vào sự bơm “gián
đoạn” (Q) đối với cỏc chất gõy ụ nhiễm kị nước.

Nếu phần chủ yếu của chất gây ô nhiễmđược hấp phụ vào pha rắn, tốc độ giải hấp có
thể thấp hơn so với tốc độ loại bỏ mạnh mẽ do bơm. Cũng như vậy, nếu sản phẩm tinh
khiết tồn tại , tốc độ di chuyển hàng loạt là nhỏ hơn so với tốc độ loại bỏ hàng loạt do
bơm. Trong những trường hợp như vậy, nồng độ chất gây ô nhiễm trong pha lỏng sẽ
giảm xuống trong thời gian bơm, và tăng lên trong thời gian ngừng bơm.

Xác định nồng độ chất gây ô nhiễm

Nồng độ chất gây ô nhiễm trong nước được bom ra là hàm số của:

• Lượng chất gây ô nhiễm trong tầng nước ngầm

164/261
• Khối lượng vùng ô nhiễm, và
• Hệ số phân bố trong đất.

Khó xác định được chính xác lương chất gây ô nhiễm có mặt tại địa điểm xử lý. Tuy
nhiên trong một số trường hợp, lượng chất thảI ra có thể được tính toán dựa trên hồ sơ
trong đó cho biết lượng các bồn chứa và sự thảI nước thải. Nếu các thủ tục vận hành
được tuân theo một cách bình thường (ví dụ chế độ rửa các bồn chứa và các thủ tục thải
nước sục rửa thì có thể xác định được lượng chất gây ô nhiễm để đáp ứng việc thiết kế
hệ thống.

Việc điều tra địa điểm ưu tiên cho việc thiết kế hệ thống phải bao gồm việc phân tích
các mẫu lấy từ tâm tại các điểm lựa chọn trong vùng ô nhiễm để xác định các nồng độ
chất gây ô nhiễm trong pha lỏng và pha hấp phụ.

Ví dụ1: Xác định nồng độ chất gây ô nhiễm

Các mẫu lõi từ tầng nước ngầm được nêu trên hình 7.4 đã được phân tích và tổng hợp
hydrocacbon dầu mỏ (total peroleum hydrocacbons,TPH) ở các độ sâu khác nhau, như
nêu trong bảng dưới đây. Hãy xác định tổng hợp chất gây ô nhiễm trong tầng nước ngầm
ấy và tính hệ số phân bố. Mật độ khối của vật chất trong nước ngầm được bơm ra là
2.500kg/m3 và ỉ lỗ

TPH của đất (S) và nước (C L )


Om 3m 6m
S, g/kg C L , mg/L S, g/kg C L , mg/L S, g/kg C L , mg/L
d2 0,006 0,63 0,000 0,00 0,000 0,00
d4 0,000 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00
e1 0,000 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00
e3 0,010 1,10 0,009 0,95 0,000 0,00
e5 0,000 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00
f1 0,011 1,22 0,013 1,40 0,005 0,04
f3 0,013 1,20 0,016 1,62 0,012 1,20
f4 0,008 0,07 0,010 1.05 0,003 0,03
g2 0,000 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00
g4 0,000 0,00 0,000 0,00 0,000 0,00

165/261
Hình 7.4. Hình chiếu phẳng và hình vẽ mặt cắt ngang của một vùng ô nhiễm
hydrocacbon dầu mỏ trong một tầng nước ngầm.

Bài giải:

1. Chia vùng ô nhiễm thành các tiểu vùng và chia nồng độ trung bình cho mỗi tiểu vùng,
dựa trên các mẫu lõi

Vùng Khối lượng m3 Nồngđất độ g/kg trong Nồng nước độ mg/L trong

0-2 2- 4 4-6 0-2 2- 4 4-6 0-2 2- 4 4-6


d2 90 0 0 0,008 0,005 0,000 0,87 0,48 0,00
d3 90 0 0 0,008 0,005 0,000 0,87 0,48 0,00
e1 70 35 0 0,008 0,010 0,006 0,81 1,00 0,43
e2 420 210 0 0,010 0,009 0,000 1,10 0,95 0,00
e3 420 210 0 0,010 0,009 0,000 1,10 0,95 0,00
e4 70 35 0 0,030 0,006 0,001 0,37 0,67 0,01
f1 300 300 150 0,011 0,013 0,005 1,22 1,40 0,04
f2 450 450 225 0,012 0,014 0,008 1,21 1,51 0,62
f3 450 450 225 0,013 0,016 0,012 1,20 1,62 1,20
f4 300 300 150 0,008 0,010 0,003 0,07 1,05 0,03

1. Xác định Ksd cho mỗi vùng

Ví dụ, tính cho e3 ở độ sâu từ 2- 4m:

166/261
Lập bảng các giá trị cho vùng ô nhiễm.

167/261
Phục hồi sinh học pha bùn
Mở đầu

Nếu như làm đất và ủ đống là những phương pháp xử lý đất ô nhiễm ở trạng thái rắn
(pha rắn) thì phục hồi sinh học pha bùn (xử lýpha bùn) là phương pháp được dùng để xử
lý đất ô nhiễm sau khi đã chuyển nó sang dạng bùn. Đất ô nhiễm thường được đào bới
và được đưa vào một nồi phản ứng dành cho pha bùn. Trong một số trừơng hợp, các loại
bùn phát sinh từ sự tồn trữ lâu các vật liệu bị ô nhiễm thì được xử lý tại chỗ trong những
điều kiện của pha bùn. Những tên gọi khác của xử lý pha bùn là: xử lý trong hệ thống nồi
phản ứng sinh học (bioreactor system), xử lý bùn sinh học (bioslurry treatment), hoặc
xử lý trong các nồi tiếp xúc pha lỏng-pha rắn(liquid-solid contactor)

Đặc điểm nổi bật của xử lý pha bùn là sự huyền phù hoá đất ô nhiễm (hoặc bùn ô nhiễm)
trong một môi trường lỏng; nghĩa là quá trình xử lý diễn ra trong các điều kiện bão hoà.
Bùn được tạo thành bằng cách bổ sung nước hoặc nước thải vào đất ô nhiễm để đạt được
một mật độ bùn mong muốn. Mật độ cần đạt được này phụ thuộc vào lượng đất (hoặc
bùn) cần xử lý và nồng độ chất gây ô nhiễm trong đó. Mật độ bùn càng cao thì năng
lượng tiêu thụ cho việc khuấy trộn càng tốn. Khi cần xử lý một lượng lớn nguyên liệu
thì nên xử lý ở mật độ bùn loãng. Tương tự, nếu nồng độ các chất gây ô nhiễm là lớn
thì cần một tốc độ tiếp xúc với oxy lớn, và có thể cần phải pha loãng. Trong hầu hết các
quá trình xử lý pha bùn, các nồi phản ứng dành cho pha bùn được khuấy trộn kỹ để duy
trì các chất rắn ở dạng huyền phù.

Việc khuấy trộn bùn trong nồi phản ứng có tác dụng làm tăng sự tiếp xúc giữa các vi
sinh vật với chất gây ô nhiễm, do đó làm tăng sự vận chuyển vật chất vào tế bào và tăng
tốc độ phản ứng. Việc khuấy trộn liên tục, cùng với sự thông khí, còn có tác dụng làm
vỡ các hòn đất nhỏ và làm hoà tan các chất gây ô nhiễm.

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng (vô cơ và/hoặc hữu cơ) cũng thường là cần thiết để
tối ưu hoá sự phân huỷ sinh học.

Việc khống chế pH và nhiệt độ trong nồi phản ứng cũng góp phần tối ưu hoá sự phân
huỷ sinh học, thông qua việc đáp ứng các nhu cầu này cho sinh trưởng của vi sinh vật.

Nhìn chung, nếu so sánh với các quá trình xử lý khác, thì xử lý pha bùn cho phép một
sự tiếp xúc tốt nhất giữa các chất gây ô nhiễm với vi sinh vật, với oxy, nước, và các chất
dinh dưỡng. Chính vì vậy, xử lý pha bùn đặc biệt được áp dụng cho các đất bị ô nhiễm
các chất thải dạng dầu và các chất thải có tính quánh dạng hắc ín [194].

168/261
Có hai cách thức xử lý pha bùn: xử lý bên trong(in situ) và xử lý tại chỗ (on site). Hai
cách xử lý này thật ra không khác nhau nhiều, chỉ là sự khác nhau về công cụ xử lý và
về vận hành.

• Xử lý bên trong được thực hiện chính ngay tại đầm hoặc hồ ao, nơi có bùn ô
nhiễm cần xử lý, mà không gây xáo trộn hoặc cản trở nhiều cho các hoạt động
bình thường của địa điểm hay khu vực xử lý.
• Xử lý tại chỗ ám chỉ xử lý đất hay bùn ô nhiễm sau khi chúng được nạo vét, đào
bới đưa vào xử lý trong các nồi phản ứng sinh học được thiết kế đặc biệt. Xử lý
bùn bên trong theo đúng nghĩa được thực hiện có sự tham gia của một máy
khuấy trộn và/hoặc máy thông khí, được lắp đặt nổi ngay trong hồ ao, và việc
xử lý toàn bộ hồ ao ấy diễn ra theo một đợt (= mẻ) duy nhất. Khi mục đích xử
lý đã đạt được thì các chất rắn trong hồ được cho lắng xuống, còn phần lỏng thì
được bơm ra ngoài. Nếu muốn giữ lại bùn đã xử lý ngay tại hồ, chẳng hạn khi
tầng lót đáy hồ còn nguyên vẹn và không xảy sự ô nhiễm đất bên dưới nó, hoặc
khi không có tầng lót nhưng sự ô nhiễm đất bên dưới là không đáng kể, thì sau
đó các chất rắn có thể được làm khô, hoặc được ổn định bằng cách bổ sung vôi
hoặc tro trước khi lấp hồ.

Nếu là ao nơi xử lý bùn có diện tích lớn hơn 8000 m2 thì không nên xử lý bằng một mẻ
duy nhất vì khó làm cho bùn ở đó đồng nhất hoàn toàn [201]. Trường hợp này cần phải
chia nó thành các ô, nhờ các thanh chắn hoặc các bờ bằng đất, trước khi tiến hành xử lý.

Các nồi phản ứng dùng cho xử lý bùn có thể được chế tạo lấy hoặc mua về. Các nồi
thương phẩm có kích thước từ 3 đến 15m đường kính, và 4,5 đến 7,6 m chiều sâu. Các
bồn chứa di chuyển được có thể chứa khoảng 75m3 chất lỏng, trong khi đó các nồi phản
ứng bên trong được tự xây dựng thường có sức chứa từ 300 đến 1.325 m3 [193], thậm
chí lớn hơn. Các nồi phản ứng bên trong thường được xây dựng tại nơi mà đất ô nhiễm
đã được đào bới lên thành một ao hoặc hố trũng. Để tránh sự ô nhiễm nước ngầm, có thể
phải nén chặt đất nền ao ấy và lót nó bằng đất sét nhằm tạo một lớp ít thấm. Sau đó trải
một lớp lót dầy, bằng polyetylen tỷ trọng lớn chẳng hạn, để chứa chất lỏng và giữ cho
nó khỏi ngấm xuống nước ngầm.

Mô tả quá trình

Thông thường, các hệ thống xử lý pha bùn được vận hành theo kiểu từng đợt, hoặc “từng
đợt nửa vời” (semibatch), đó là do bản chất và khối lượng vật liệu cần xử lý. Trong một
số ít trường hợp có thể vận hành theo kiểu dòng liên tục.

Theo kiểu từng đợt, người ta dùng một nồi phản ứng riêng lẻ, và thứ tự các thủ tục vận
hành như sau:

169/261
• Cho đất ô nhiễm hoặc bùn ô nhiễm vào một nồi phản ứng riêng lẻ
• Bổ sung các chất dinh dưỡng, nước, các chủng giống vi sinh vật.
• Khuấy trộn và thông khí cho bùn, cho tới khi các chất đích được chuyển hoá tới
mức độ cần thiết.
• Ngừng khuấy trộn và thông khí
• Tách các chất rắn ra khỏi chất lỏng bằng cách để lắng (đối với đất) hoặc tuyển
nổi (đối với một số loại bùn)

Loại bỏ các chất rắn, và nếu có thể thì:

• Trả chúng về chỗ cũ, đồng thời


• Đưa phần lỏng đi xử lý ở một trạm xử lý nước thải, hoặc cho bay hơi, hoặc tái
tuần hoàn vào đợt xử lý bùn tiếp theo.

Một phần bùn được giữ lại trong nồi phản ứng để dùng làm vật liệu cấy (chủng giống vi
sinh vật) cho lần xử lý tiếp theo. Một quá trình xử lý như vậy được gọi là xử lý trong nồi
phản ứng theo đợt kế tiếp nhau (sequencing batch reactor, SBR).

Theo kiểu “ từng đợt nửa vời”, người ta dùng các bồn chứa riêng biệt, và thứ tự các thủ
tục vận hành, ứng với các bồn chứa ấy như sau:

• Trong bồn đầu tiên, người ta trộn các các chất rắn với nước, bổ sung các chất
dinh dưỡng cần thiết, các chủng giống vi sinh vật, các chất điều chỉnh pH.
Những thủ tục này được thực hiện trong bồn thứ nhất.
• Chuyển hỗn hợp nói trên sang bồn xử lý (hoặc những bồn xử lý), tại đó xảy ra
hầu hết các quá trình phân huỷ sinh học, trong điều kiện có khuấy trộn và thông
khí liên tục.
• Bơm bùn sang bồn cuối cùng, tại đó chất lỏng được tách ra khỏi các chất rắn.
Một số quá trình phân huỷ sinh học có thể còn tiếp tục diễn ra trong thời gian
tách, nhờ đó mà toàn bộ quá trình xử lý có thể đạt tới mức mong muốn.

Hệ thống xử lý theo từng đợt nửa vời có thể có hiệu quả hơn về số lượng so với hệ thống
theo đợt, vì các bước bổ sung nước và tách các chất rắn có thể được tiến hành trong các
bồn chứa nhỏ hơn. Tuy nhiên, nó phức tạp và đòi hỏi chi phí lớn hơn so với hệ thống xử
lý theo đợt bằng bồn chứa riêng lẻ.

Hình …. Một trạm xử lý sinh học pha bùn ở quy mô thực địa. Bùn này phát sinh từ
chất thải xử lý gỗ. Trong ảnh là một hệ thống gồm bốn nồi phản ứng 200.000 galon, đặt
tại nơi xử lý gỗ ở Superfund, Mississipi. Trạm này thuộc khuôn khổ Dự án xử lý sinh
học ex situ đối với pha bùn, lần đầu tiên hoàn thành tại Superfund[243].

170/261
Cấu hình nồi phản ứng và sự mô hình hoá

Mở đầu

Như đã đề cập ở trên, có hai loại nồi phản ứng, là nồi phản ứng theo đợt kế tiếp nhau,
SBR (hình9.1) và nồi phản ứng “từng đợt nửa vời” (hình 9.2). Lưu ý rằng trên hình 9.1
trình bày các bước kế tiếp nhau về thời gian, diễn ra trong cùng một nồi phản ứng, còn
trên hình 9.2 là các bước kế tiếp nhau diễn ra trong các nồi khác nhau, tương ứng.

Hình 9.1. Sơ đồ bước vận hành một nồi phản ứng SBR. Thời gian cần thiết cho mỗi
bước thì phụ thuộc vào nguyên liệu đang được xử lý.

Hình 9.2. Sơ đồ hệ thống nồi phản ứng “theo đợt nửa vời”, trong đó sự bổ sung nước,
sự phản ứng, và sự tách các chát rắn được diễn ra trong các nồi tách biệt nhau.

Điều cần nhấn mạnh là, ở cả hai kiểu nồi trên đây, các bước có thể thao tác theo kỹ thuật
như đã liệt kê ở phần 9.2 có thể được gộp thành các bước có tính nguyên lý sinh học,
chung cho cả hai loại nồi là:

• Pha loãng đất ô nhiễm (hoặc bùn ô nhiễm) thành huyền dịch tới độ quánh đặc
mong muốn, kết hợp với bổ sung chất dinh dưỡng, và chủng giống (nếu cần) .
• Tạo điều kiện và để cho quá trình xử lý diễn ra.
• Tách chất rắn ra khỏi chất lỏng; và giải quyết nốt các phần việc còn lại, hoặc xử
lý tiếp nếu cần.

Thời gian cần thiết để pha loãng huyền dịch đất hoặc bùn tới độ quánh mong muốn,
cũng như để bổ sung chất dinh dưỡng và bổ sung các vật liệu khác thì phụ thuộc vào
công suất của các máy bơm và lượng vật chất có trong nồi phản ứng.

Thơì gian phản ứng (hay thời gian thực sự xử lý) thì phụ thuộc khả năng bị phân huỷ
của các chất gây ô nhiẽm, mật độ các vi sinh vật có mặt, và sự phân bố của các chất gây
ô nhiễm giữa pha lỏng và các pha rắn. Như đã đề cập trong hai chương 4 và 5 , các vi
sinh vật thu nhận toàn bộ chất dinh dưỡng của mình từ pha lỏng, do vậy sự phân bố các
chất gây ô nhỉễm giữa các pha và/ hoặc tốc độ vận chuyển vật chất vào tế bào là những
nhân tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế nồi phản ứng dành cho bùn.

Cuối cùng, thời gian tách chất rắn ra khỏi chất lỏng (lắng, gạn chắt) thì phụ thuộc các
tính chất của hạt đất và mật độ huyền dịch. Vận tốc lắng giảm khi kích thước hạt và
nồng độ hạt giảm xuống.

171/261
Mô hình hoá nồi phản ứng theo mẻ

Với các nồi phản ứng bùn ở quy mô lớn thì rất khó có thể khuấy trộn thật đều như người
ta luôn luôn mong muốn. Trong những nồi phản ứng theo mẻ hoạt động thật hoàn hảo,
có một mối tương quan giữa khối lượng các chất gây ô nhiễm và tốc độ phản ứng như
sau:

trong đó:M = khối lượng của các chất gây ô nhiễm trong nồi phản ứng

t = thời gian, ngày

V = khối lượng nồi phản ứng, m3

r0 = tốc độ phân huỷ sinh học chất gây ô nhiễm, kg/m3 .ngày

Ở đây, khối lượng chất lỏng được coi là tương đương với khối lượng tổng số V(tức
Vlỏng+ Vrắn). Khối lượng chất rắn là không đáng kể so với khối lượng chất lỏng, trong
hầu hết trường hợp . Trong các trường hợp không như vậy thì các phương trình 9.1- 9.5
cần phải được sửa đổi.

Khối lượng của các chất gây nhiễm có mặt bao gồm cả những chất hấp phụ lên các chất
rắn cũng như các chất trong dung dịch:

M = s X sV + CV (9.2)

trong đó :

s = khối lượng của các chất gây ô nhiễm hấp phụ trên đơn vị khối lượng của các chất
rắn có mặt trong nồi phản ứng, kg/kg

Xs= nồng độ khối lượng của các chất rắn (coi rằng đó là đất ô nhiễm), kg/m3

C = Nồng độ khối lượng của các chất gây ô nhiễm hoà tan, kg/m3

Khi phản ứng diễn ra chậm thì các điều kiện cân bằng là gần đúng, và khi ấy các chất
hoà tan có tương quan với nhau theo hệ số phân bố trong đất, KSD (xem chương 3, phần
thảo luận đầy đủ về hệ số phân bố trong đất)

172/261
Khi phản ứng diễn ra nhanh thì các điều kiện là không cân bằng, và cần phải tính các
cân bằng vật chất riêng rẽ cho pha hấp phụ và pha lỏng.

Cho pha hấp phụ:

Cho pha lỏng:

trong đó:

KL= hệ số tốc độ vận chuyển khối, m/ngày

a = vùng phân cách trên mỗi đơn vị khối lượng, m-1

Cs = nồng độ trong pha lỏng lúc cân bằng với pha rắn,

như được quy định theo phương trình (9.3) , kg/m3.

Trong rất nhiều trường hợp, các điều kiện cân bằng là gần đúng, và phương trình (9.1)
có thể được viết là:

173/261
Bài toán 9.1: Sự phân huỷ sinh học trong nồi phản ứng bùn

Một đất ô nhiễm được phục hồi trong một nồi phản ứng bùn. Nồng độ chất gây ô nhiễm,
được đo theo COD, là 800mg/kg đất khô, và nồng độ cho phép (do độ độc) là 40mg/
kg. Dựa theo các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, KSD= 0,2 m3/ kg, và sự phân huỷ
sinh học có thể được mô tả như một hàm số bậc nhất của nồng độ COD hoà tan. Đã xác
định được một giá trị của hệ số tốc độ bậc nhất là 0,05 mỗi ngày. Có thể đạt được một
sự khuấy trộn thoả đáng ở nồng độ chất rắn là 10kg/m3. Hãy tính thời gian cần thiết để
phục hồi đất này. Tỷ trọng của đất là 2.600 kg/m3.

Bài giải

1. Xác định khối lượng nước cần thiết cho mỗi kg đất để bùn có nồng độ 10kg/
m3.

Vw= 0,1 m3 /kg đất

2. Xác định các nồng độ đầu và cuối của chất ô nhiễm trong pha lỏng (tính trên 1 kg
đất).

C=s

K SD

M = 8 x 10- 4 kg = s (1kg) + VC

=( KSD+ V)C =(0,2 + 0,1) C

174/261
3. Hãy áp dụng phương trình (9.6b) để xác định thời gian cần thiết cho sự phục hồi.

Tích phân từ C0 đến Cf và từ 0 đến t

t = - 59,9 ln 0,05 = 179 ngày.

Cung cấp oxy

Như đã biết, oxy là cần thiết cho sự phân huỷ sinh học hiếu khí chất gây ô nhiễm. Trong
những điều kiện nào đó thì có thể thay oxy bằng NO3-, NO2-, hoặc SO42- để dùng làm
chất nhận điện tử cuối cùng. Trong những trường hợp còn lại, vốn là phổ biến, thì vẫn
nên dùng oxy, vì nó có khả năng oxy hoá nhiều chất hơn,

Có ba phương thức cung cấp oxy cho các nồi phản ứng xử lý bùn:

• Sự thông khí nhờ khuyếch tán


• Sự phun khí kết hợp với hoạt động của tuabin
• Sự thông khí từ bề mặt

Sự thông khí nhờ khuyếch tán (hình 9.3a)

175/261
Theo phương pháp này, oxy được cung cấp nhờ sự thổi không khí qua những dụng cụ
khuyếch tán có nhiều lỗ nhỏ, chẳng hạn như bằng gốm, được đặt ở đáy bể. Khi các bóng
khí nổi lên, oxy khuyếch tán qua bề mặt ranh giới giữa hai pha khí và lỏng của các bóng
ấy.

Hiệu quả vận chuyển oxy của phương pháp này phụ thuộc vào kích thước của bóng khí
và thời gian tiếp xúc. Thời gian tiếp xúc phụ thuộc vào chiều cao của khối chất lỏng;
hầu hết các bể được thông khí theo kiểu khuyếch tán có chiều sâu 5 m trở lên.

Sự phun khí kết hợp với hoạt động của tuabin (hình 9.3b)

Như tên gọi của phương pháp đã cho thấy, ở đây, một dụng cụ thông khí được đặt dưới
một tuabin dẹt ở đáy nồi phản ứng, sao cho không khí phun ra làm quay tuabin; tuabin
này hoạt động làm khuấy trộn vật chất chứa trong nồi, do đó làm cho không khí tạo
thành các bóng khí nhỏ, cũng là làm tăng hiêụ quả trộn đều và hiệu quả vận chuyển oxy.
Ở các nồi phản ứngcó chiều sâu lớn có thể còn phải lắp đặt thêm các cánh khuấy và một
tuabin ở lưng chừng nồi để đảm bảo một sự khuấy trộn hoàn hảo.

Sự thông khí từ bề mặt (hình 9.3c)

Sự thông khí này được thực hiện nhờ một tuabin đặt ở bề mặt pha lỏng. Khi tubin ở bề
mặt quay, nước được kéo lên phía trên và văng ra ngoài thành các giọt nhỏ. Các gọt này
làm tăng tổng diện tích bề mặt của nước có thể tiếp nhận oxy. Hoạt động của tuabin này
cũng có tác dụng khuấy trộn. Sự khuấy trộn này chỉ giới hạn ở một độ sâu nào đó trong
nồi, mặc dù có thể lắp đặt thêm các ống đặc biệt để làm tăng độ sâu khuấy trộn có hiệu
quả.

Hình9.3. Sơ đồ minh hoạ các định nghĩa về các hệ thống vận chuyển oxy trong phục hồi
sinh học.

Đối với một huyền dịch loãng, ví dụ nước thải đô thị đang được xử lý, thì tốc độ vận
chuyển oxy thường là từ 1,2 đến 2,5 kg O2 .kw.h cho cả ba hệ thống trên đây. Tuy nhiên,
tốc độ vận chuyển oxy giảm xuống khi nồng độ chất rắn trong huyền dịch tăng lên, và
cần phải thận trọng trong việc lựa chọn các thiết bị cho các quá trình phục hồi sinh học
pha bùn. Nếu nồng độ chắt rắn vào khoảng 10% thì tốc độ vận chuyển oxy có thể thấp
hơn nhiều so với giá trị 1kg O2 .kw.h.

Tốc độ vận chuyển oxy cần đạt đến thì phụ thuộc vào tốc độ phân huỷ chất hữu cơ ro và
tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật rg. Tốc độ hấp thụ oxy, và do đó tốc độ vận chuyển
oxy cần đạt đến là nhỏ hơn so với tốc độ loại bỏ COD, bởi vì một phần chất hữu cơ được
dùng vào việc tạo ra các vi khuẩn mới chứ không phải bị oxy hoá. Đáng tiếc là trong
một hệ thống xử lý pha bùn thì việc xác định sinh khối vi khuẩn là cực kỳ khó khăn. Một

176/261
tương quan gần đúng cho tốc độ hấp thụ oxy, tốc độ này dựa trên thiét kế xử lý nước
thải [197] được nêu trong phương trình (9.7) dưới đây.

trong đó rO2 = tốc độ tiêu thụ oxy

T = thời gian lưu giữ chất rắn, ngày.

trong đó VR = khối lượng các chất rắn lắng xuống được giữ trong bể, m3

t = thời gian phản ứng, ngày.

Bài toán 9.2. Về yêu cầu vận chuyển oxy trong một nồi phản ứng dành cho pha bùn.

Hãy tính yêu cầu vận chuyển oxy cho hệ thống phục hồi sinh học của của bài toán 9.1
nếu khối lượng của phần giữ được trong mỗi lần xử lý là 10%.

Bài giải

1. Xác định thời gian lưu giữ các chất rắn T

T = 1,1 t = 1,1(18 ngày) = 19,8 ngày

1. Xác định rO2

rO2= rO(1 - 0,6 )

1+ 0,05 T

= - kC (1 - 0,6 ) = - 0,7 kC

1+ 0,05 T

C = CO e-kt = COe- 0,0167 t

rO2 = - 0,7(0,05) COe- 0,0167 t=-0,035 COe- 0,0167 t

177/261
CO = 2,67 x 10-3 kg/m3

rO2 = 9,35 x 10-5e- 0,0167 tkg/m3. ngày

3. Tốc độ hấp thụ oxy (giá trị tuyệt đối) sẽ giảm khi COD giảm (hình 9.4)- nghĩa là khi
sự phục hồi sinh học diễn ra. Tốc độ vận chuyển oxy cần đạt đến là tương đương với tốc
độ tiêu dùng oxy. Mặc dù tốc độ vận chuyển cần đạt đến thì giảm tới một giá trị rất thấp,
nhưng vẫn cần phải khuấy trộn như cũ để giữ đất ở trạng thái huyền dịch. Vì thế không
thể giảm tốc độ tuabin khi nhu cầu oxy giảm xuống.

Hình 9.4. Tốc độ vận chuyển oxy là hàm số của thời gian phản ứng trong bài toán 9.1
và 9.2.

Khuấy trộn

Sự khuấy trộn làm cho chất lỏng trong nồi phản ứng được đầy lên. Nếu trong nồi phản
ứng bùn có những gradien nồng độ hoặc nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tại các điểm khác
nhau trong nồi sẽ là khác nhau. Trong một vài trường hợp……….

Trong một nồi phản ứng bùn, thường phải khuấy trộn chất lỏng thật đồng đều, để đạt
được các gradien nồng độ nhỏ nhất, nghĩa là để đạt được các tốc độ phản hấp phụ lớn
nhất, và độ độc với vi sinh vật là nhỏ nhất.

Lý thuyết về sự khuấy trộn đã được đề ra cho các nồi phản ứng tương đối nhỏ (<50m3),
trong khi đó các hệ thống xử lý pha bùn thường có dung tích lớn hơn nhiều (> 500m3).
Việc lựa chọn thiết bị khuấy trộn thường dựa theo kinh nghiệm trong những điều kiện
cụ thể. Trong nhiên, trong trường hợp của các nồi lên men lớn bắt đầu đưa vào sử dụng
lần đầu thì cần phải kết hợp giữa kinh nghiệm với sự giới thiệu của nhà sản xuất, cũng
như phải làm thử nghiệm để lưa chọn được thiết bị khuấy phù hợp.

Vì trong nồi phản ứng pha bùn thì đất lắng xuống nhanh nên chế độ khuấy trộn sẽ phải
thay đổi. Bán kính tác dụng của một máy khuấy trộn kiểu tuabin được dùng cho các
huyền dịch đất thường bằng 2-3 lần đường kính vòng quay của máy khuấy ấy. Như vậy
để có thể khuấy trộn kỹ bằng một máy khuấy có đường kính 5m trong một nồi có đáy
vuông, mỗi cạnh 60m thì cần từ 16 đến 36 máy.

Mức độ khuấy trộn do máy khuấy tạo ra có thể được biểu thị bằng đại lượng Reynolds
(NRei ) của máy khuấy:

NRei= NDi2p

178/261
trong đó:

N = tốc độ quay của máy khuấy, vòng/giây (rps)

Di = đường kính vòng quay của cánh khuấy, m

p = mật độ huyền dịch, kg/m3

ỡ = độ nhớt động lực của huyền dịch, kg/m.giây

Để duy trì được các trạng thái khuấy trộn trong vùng khuấy trộn, hoặc vùng tác dụng,
thì cần các trị số NRei lớn hơn 10.000. Đối với một máy khuấy có đường kính 5m và
một huyền dịch có các đặc tính gần giống như của nước (pw = 1.000 kg/m3, ỡ ≈ 0,001
kg/m.giây), tốc độ quay N sẽ được sẽ chỉ cần lớn hơn 0,024 phút -1.

Tuy nhiên, trong vận hành thông thường, các trị số N là từ 40 đến 60 vòng/phút, tức 0,7
đến 1 vòng/giây, và các trị số NReilà từ 1 đến 3ì107.

Nhu cầu năng lượng cho việc khuấy trộn được xác định theo kinh nghiệmvà theo các
đặc điểm kỹ thuật của thiết bị khuấy trộn. Thông thường, để khuấy trộn kỹ những huyền
dịch có độ đậm đặc vừa phải thì cần từ 20 đến 50kw/1000m3. Còn đối với các huyền
dịch có độ đậm đặc cao thì có thể cần từ 100 đến 250kw/1000m3, và bán kính tác dụng
của máy khuấy trộn sẽ giảm xuống đáng kể. Vì lẽ đó, các huyền dịch đậm đặc được xử
lý dễ dàng trong một nồi phản ứng sâu và có đường kính nhỏ, hơn là trong một nồi nông
có đường kính lớn.

Các nhu cầu dinh dưỡng

Muốn biết được có cần bổ sung dinh dưỡng vào các nồi phản ứng bùn hay không thì
phải căn cứ vào các nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm về sự phân huỷ chất gây ô
nhiễm. Như đã đề cập ở một phần trên đây, nếu trong nồi phản ứng có một lượng lớn
các chất vô cơ dạng hạt thì khó đo được sinh trưởng của vi sinh vật, và vì thế cũng khó
xác định được nhu cầu về nitơ, photpho và các nguyên tố khác.

Để vượt qua khó khăn này, có thể dùng một phương pháp tương tự như phương pháp xác
định nhu cầu oxy. Thông thường, nitơ chiếm khoảng 10-14% sinh khối vi sinh vật, và
photpho chiếm khoảng 0,5-2%. Tốc độ tiêu dùng nitơ, N, phụ thuộc tốc độ sinh trưởng
của tế bào vi sinh vật, mà tốc độ sinh trưởng này thì phụ thuộc vào tốc độ loại bỏ chất
hữu cơ. Nếu tốc độ loại bỏ chất hữu cơ được đo bằng đơn vị nhu cầu oxy (COD hoặc
BODU) thì tốc độ tiêu dùng nitơ có thể được tính gần đúng theo phương trình (9.10).

rN ≈ 0,06 ro (9.10)

179/261
1 + 0,05 T

Nitơ có thể được bổ sung dưới dạng NH4+ hoặc NO3- , và lượng muối được bổ sung để
cung cấp lượng N cần thiết có thể là rất lớn. Ví dụ, nếu dùng NaNO3 thì cần tới 6,1g
muối để cung cấp 1g N. Kết quả là nồng độ tổng số của các chất rắn hoà tan tăng lên
nhiều.

Một dạng tương tự với phương trình (9.10) có thể được dùng để xác định tốc độ tiêu
dùng photpho. Lưu ý rằng photpho thường được cung cấp dưới dạng ortophotphat,
PO4-3, và khoảng 3g được cung cấp để có được1g photpho.

rP ≈ 0,01 ro (9.11)

1 + 0,05 T

Nên tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm nhằm xác định
các nhu cầu dinh dưỡng, bởi vì phép tính hệ số tỷ trọng của các quá trình phản ứng nhờ
vi sinh vật thì rất khác nhau.

Sự phân huỷ các chất phức tạp, như các chất thường thấy trong đất ô nhiễm, thường dẫn
đến một thu hoạch tế bào thấp đến mức đáng ngạc nhiên, và do đó có những đòi hỏi về
dinh dưỡng rất thấp. Các nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm có thể được tiến hành
trong đó chúng ta cung cấp một chất gây ô nhiễm hữu cơ riêng lẻ ở nồng độ dư thừa,
và sự phân huỷ nó được theo dõi trong một khoảng nào đó của các nồng độ dinh dưỡng.
Khi các chất dinh dưỡng bổ sung được làm cạn kiệt thì có thể thấy tốc độ loại bỏ chất
hữu cơ gỉam đi rõ rệt. Sau đó có thể xác định được nhu cầu dinh dưỡng dựa theo phép
tính hệ số tỷ lượng, đó là tỷ số giữa lượng chất dinh dưỡng được bổ sung và sự thay đổi
về lượng chất hữu cơ, như đã nêu trong hình 9.

Tiền xử lý (Xử lý sơ bộ)

Mở đầu

Mục đích của việc xử lý sơ bộ (hay tiền xử lý, pretreatment) đối với đất ô nhiễm là để
loại bỏ các vật liệu không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm, cũng như loại bỏ các vật liệu không
phù hợp với quy trình xử lý bùn.

Các chất gây ô nhiễm thường ít nhiều có tính kỵ nước, và sẽ bị liên kết với phần mịn
hơn của đất là phần vốn có tỷ lệ bề mặt / khối lượng lớn hơn. Đá, sỏi, và cát nói chung là
tương đối sạch và có thể được tách khỏi đất định xử lý trong nồi phản ứng bùn. Những
vật liệu này khó tồn tại trong huyền dịch và dễ lắng xuống tại những điểm nào đó ít bị
khuấy trộn trong nồi phản ứng, và đó cũng là lý do để cần phải bỏ loại chúng. Ngoài ra

180/261
những vật rắn lớn nhỏ như cành cây, đồ vật bằng chất dẻo, các bộ phận máy móc, vật
liệu xây dựng v.v..., phải bị loại bỏ trước khi xử lý pha bùn.

Có hai phương pháp tiền xử lý đất ô nhiễm

• Sự tách phân đoạn đất (soil fractionation)


• Sự rửa đất (soil washing)

Tách phân đoạn đất

Người ta sàng đất bằng các loại sàng có kích thước lỗ sàng khác nhau. Các mảnh vụn
lớn như gỗ, chất dẻo, nhựa đường v.v... được loại bỏ ngay, đồng thời các hạt thô trong
đất như sỏi và cát thì được tách khỏi các hạt mịn hơn như phù sa, sét, mùn.

Mục đích của việc tách bỏ các hạt lớn ra khỏi các hạt mịn là để tập trung và giảm khối
lượng đất cần thiết đưa vào xử lý trong nồi phản ứng bùn. So với các hạt lớn thì các hạt
nhỏ có tỷ lệ bề mặt/khối lượng lớn hơn, và có hoạt tính là bề mặt lớn hơn, do đó hấp
phụ một lượng lớn các chất gây ô nhiễm, tính trên một đơn vị khối lượng. Lượng chất
hữu cơ trong các phần khác nhau của đất được nêu trong bảng 9.1. Đó là các số liệu thu
được từ những nghiên cứu về đất tại một cơ sở sản xuất hoá chất. Trong những trường
hợp khác thì các con số cụ thể của bảng này sẽ khác đi nhiều, tuỳ thuộc đặc tính của chất
gây ô nhiễm cũng như của đất, nhưng mẫu chung về sự phân bố chất hữu cơ trong đất
thì về cơ bản là như đã nêu trong bảng đó. Hắc ín bao gồm chủ yếu là những chất lỏng
không phải nước, và chúng thường có mặt với những lượng nhỏ trong đất ô nhiễm. Nếu
có thể thì cần loại bỏ riêng chúng

Bảng 19.1. Sự phân bố COD theo các hợp phần của đất

Hợp phần % khối lượng % COD


Các hạt thôCác hạt mịnHắc ínNước 29550,315,7 2,988,88,80

Rửa đất

Việc rửa đất có cùng mục tiêu như việc tách phân đoạn đất, đó là tách các hạt mịn bị ô
nhiễm nhiều ra khỏi các hạt lớn bị ô nhiễm ít hơn . Tuy nhiên, do trong quá trình rửa có
sự hoà tan chất gây ô nhiễm, nên các hạt lớn có thể được làm sạch đến mức có thể vứt
bỏ đi một cách ít tốn kém. Như vậy, đôi khi việc rửa đất được dùng như một công nghệ
riêng rẽ về xử lý nhằm giảm đáng kể khối lượng đất ô nhiễm. Rửa đất là một quá trình
tốn kém, được cơ giới hoá cao, và nói chung là không kinh tế, trừ khi hơn 70% khối
lượng đất đem rửa phải được rửa tới mức sạch [183].

181/261
Tại Mỹ, việc rửa đất được áp dụng lần đầu tiên vào thập kỷ 1980 [188]. Một số hãng đã
đưa ra những cải tiến so với những khái niệm cơ sở mà hầu hết vốn dựa trên những cơ
chế và nguyên tắc được dùng trong khai mỏ và chế biến quặng.

Hầu hết các quá trình rửa đất bắt đầu bằng việc sàng thô đất để loại bỏ các mảnh vụn
lớn và những vật liệu không mong muốn khác, như vật liệu bằng chất dẻo và các viên
đá lớn. Sau đó nước được bổ sung để tạo thành bùn. Sau đó là việc làm sạch các hạt lớn,
được tiến hành trong các hộp cọ xát [183]. Các cánh khuấy quay để tạo ra sự va chạm
cơ học nhằm phá vỡ các cục đất. Sự cọ rửa bùn như vậy dẫn đến việc phân tách giữa các
hạt đất nhỏ và lớn, và việc rửa các hạt lớn bởi sự cọ xát bề mặt. Sự rửa các hạt cũng có
thể đạt được nhờ một dòng ngược.

Sau khi rửa, người ta tiến hành phân loại sơ bộ các hạt dựa theo kích thước của chúng,
nhờ các kỹ thuật trống quay (trommels), tức sàng quay (rotary screens), xoáy thuỷ lực
(hydrocyclones), hoặc sàng rung (vibrating screens).

Các hạt có đường kính lớn hơn 74ỡm thường sạch đến mức có thể loại bỏ [188]. Các
chất rắn còn lại mà đi qua sàng thì sau đó được tách khỏi nước rửa nhờ sự sa lắng (các
hạt nặng) hoặc nhờ sự tuyển nổi (các hạt nhẹ). Cần theo dõi mức độ tập trung kim loại
vì những vấn đề về độc tính có thể nảy sinh. Nước rửa có thể tái tuần hoàn và được dùng
như nước nguyên (sạch) ở dòng vào, hoặc có thể được xử lý trước khi thải vào hệ thống
cống rãnh chung.

Sụ rửa đất có thể có một số thay đổi như:

• Làm nóng nước để rửa, nhằm tăng cường sự hoà tan của các chất gây ô nhiễm.
• Bổ sung các chất hoạt động bề mặt hoặc các chất khác, để tăng cường sự giải
hấp và sự hoà tan các chất kị nước.
• Bổ sung axit để kết tủa kim loại, và đôi khi
• Bổ sung kiềm để cải thịên sự tách chiết axit hữu cơ, như trường hợp của
pentaclorophenol [188].

Lưu ý rằng các chất bổ sung có thể làm cho quá trình xử lý sơ bộ trở nên phức tạp hơn,
cả với đất cũng như với nước rửa thải ra, và vì thế phải được dùng rất thận trọng.

Dưới góc độ kinh tế thì rửa đất là một xử lý thích hợp cho các loại đất pha cát, đất thô,
hơn là cho các loại đất sét. Với các loại đầu, thì một phần lớn khối lượng đất đem rửa có
thể thu hồi thành đất sạch, vì trong đất đem rửa ấy, phần chủ yếu là các hạt lớn. Cần tiến
hành các nghiên cứu khả thi để xác định xem liệu trong một trường hợp cụ thể, xử lý sơ
bộ bằng cách rửa đất có kinh tế hay không. Vì những mục đích của xử lý pha bùn, việc
tách phân đoạn đất đạt được mục đích giống như của xử lý theo kiểu rửa đất, đó là loại
bỏ các hạt lớn hơn, và chúng dễ đựơc huyền dịch hoá và được trộn hơn. Việc tách phân
đoạn có thể được áp dụng nhiều hơn khi các nồng độ thấp của chất gây ô nhiễm chiếm

182/261
ưu thế , và chất gây ô nhiễm tập trung ở các hạt nhỏ. Tuy nhiên, việc xử lý các hạt đất
lớn hơn có thể vẫn là cần thiết.

Xử lý thật sự

Mở đầu

Trên đây đã nói rằng xử lý pha bùn có thể được tiến hành theo một trong ba phương
thức: kiểu từng đợt, kiểu nửa vời, hoặc kiểu dòng liên tục. Những xử lý bên trong (in
situ) nhỏ thường được tiến hành theo kiểu từng đợt. Những khu vực lớn để ngăn cách
bùn ô nhiễm hoặc đất thải bỏ có thể được xử lý in situ bằng cách chia chúng thành nhiều
ô bằng các thanh đóng sâu xuống như cọc. Các ô đó có thể được xử lý tuần tự bằng
các máy khuấy trộn di chuyển được, cùng với các thiết bị thông khí, nếu thời gian xử lý
không bị giới hạn.

Về phần các xử lý tại chỗ (on site), trong đó dùng các nồi xử lý tách biệt nhau cho việc
bổ sung hoá chất, cũng như cho việc tách các chất rắn (xem hình 9.1), thì thích hợp nếu
khối lượng cần xử lý là nhỏ hoặc nếu thời gian xử lý không bị hạn chế.

Về phía các xử lý theo kiểu dòng liên tục, như trên đã đề cập, chúng ít phổ cập do phải
có thời gian lưu nước lâu và do khó có thể di chuyển đất và bùn [184].

Vật liệu cấy

Để tạo ra và sử dụng vật liệu cấy cho mỗi phản ứng pha bùn thì cần cân nhắc ba điều
đặc biệt quan trọng sau đây:

• Tạo ra một quần thể vi sinh vật thích hợp


• Đưa vào nồi xử lý một mật độ vi sinh vật phù hợp, và
• Kiểm soát độ độc.

Quần thể vi sinh vật

Một loài, hoặc mỗi chủng trong một loài, chỉ có thể thực hiện một số phản ứng phân
huỷ. Trong hầu hết các trường hợp thì nếu một loài có khả năng mỏ đầu sự phân huỷ
hiếu khí một chất nào đó thì nó có khả năng oxy hoá các nguyên tử cacbon trong đó tới
CO2 . Một phần bộ khung cacbon của các chất phức tạp có thể được trở lại pha lỏng
bởi vì một cấu trúc liên kết đặc biệt có thể không bị phá vỡ. Trong những trường hợp
như vậy, các loài khác có thể sinh trưởng trên các sản phẩm mà loài mở đầu tạo ra. Vào
lúc mà phần không bị phá phuỷ có thể là độc đối với vi khuẩn phân huỷ mở đầu, và
không có loài thứ hai tiêu dùng nó đi thì độ độc có thể tích luỹ tới mức làm cho hệ thống
dừng hoạt động. Thông thường, mỗi bứơc phản ứng của sự phân huỷ là do một số loài
thực hiện, và số lượng tương đối của mỗi loài hoặc mỗi nhóm có mặt thì phụ thuộc vào

183/261
cácđiều kiện môi trường (nhiệt độ, pH, sự có mặt của những kim loại đặc biệt, ...). Các
quần thể hỗn hợp hoặc các giống hỗn hợp hầu như luôn luôn bền vững hơn so với các
giống thuần khiết, trong quá trình xử lý. Loài có mặt thực sự có thể thay đổi nhiều theo
thời gian, đó là những thay đổi môi trường tại nơi xử lý hoặc ở phạm vi rộng hơn. Tuy
nhiên, nếu dùng giấy hỗn hợp thì có thể giảm thiểu ảnh hưởng của những thay đổi về
điều kiện môi trường tới quá trình xử lý, vì có nhiều loài có thể thực hiện các phản ứng
phân huỷ.

Việc tạo ra vật liệu cấy

Hình 9.6 và bảng 9.2 minh hoạ các bước tiến hành để tạo ra vật liệu cấy dùng cho mục
đích phục hồi sinh học. Bước đầu tiên thường là thu thập các mẫu từ một số nguồn được
biết là có chứa một phổ rộng các loài vi khuẩn, ví dụ từ các trạm xử lý nước thải theo
phương pháp bùn hoạt tính, hoặc từ các đất nông nghiệp . Đất ô nhiễm và bùn ô nhiễm
cần được xử lý cũng có thể là một nguồn vi sinh vật như vậy, nhưng nếu thế thì có một
câu hỏi nảy ra là “ Tại sao đất hay bùn ấy vẫn còn ô nhiễm”?. Một hỗn hợp các nguyên
vật liệu từ mỗi nguồn nói trên có thể được dùng để mở đầu việc nuôi trong phòng thí
nghiệm. Đầu tiên, người ta nuôi một số chủng bằng cách dùng: các cơ thể của từng
nguồn nói trên nuôi riêng rẽ, hỗn hợp giữa các cơ thể, và các đối chứng. Nừu không biết
gì về tính độc của vật liệu bị ô nhiễm thì cần phải thử một dãy nồng độ . Nừu xử lý pha
bùn đã là một sự lựa chọn đúng đắn thì các chất gây ô nhiễm thường không bay hơi, và
khi ấy có thể thông khí cho các mẫu xử lý bằng biện pháp thông khí nhờ khuyếch tán
hoặc hoặc bằng cách lắc. Nếu có khả năng sinh ra khí độc thì các khí thoát ra phải được
cho qua than hoạt tính và nồng độ cuối cùng phải được theo dõi . Nồng độ chất gây ô
nhiễm có thể được đo thông qua thông số đại diện, như COD chẳng hạn. Đôi khi việc
đo COD là không thích hợp, ví dụ như một chất gây ô nhiễm đặc biệt có mặt tại ở nồng
độ tương đối thấp cần phải được loại bỏ mà không cần quan tâm đến sự loại bỏ toàn bộ
các chất hữu cơ.

Hình 9.6. Trình tự các bước trong việc tạo ra các chủng giống vi sinh vật để dùng cho
các nồi phản ứng pha bùn. Các bước tiến hành đối với nguồn A cũng là cho các nguồn
khác. Những chủng sinh trưởng tốt có thể được hỗn hợp với nhau ở bước cuối cùng.

Các số liệu về giai đoạn đầu tiên của sự phát triển quần thể sẽ là cơ sở để nuôi các vi sinh
vật thích hợp, và dẫn đến thông tin ban đầu về các nồng độ có thể xử lý. Trong nhiều
trường hợp có thể tạo ra các chủng giống có khả năng xử lý những nồng độ cao hơn
nhiều so với được quan sát thấy trong hàng loạt đầu tiên của các thực nghiệm. Nguyên
nhân có thể là do sự phát triển chậm của các quần thể thứ cấp, những quần thể này phân
huỷ các sản phẩm phụ có tính độc. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc nghiên cứu hơn
nữa về các nồng độ giới hạn cũng đều là thích hợp.

Các chủng giống được cho là thích hợp sẽ được cho sinh trưởng trong những nuôi cấy
tích luỹ trong đó có bổ sung liệu ô nhiễm, thông khí và khuấy trộn, cho tới khi các chất

184/261
ô nhiễm bị phân huỷ, cho phép các chất rắn được tách ra, loại bỏ chất lỏng nổi phía trên,
và bổ sung thêm nữa bùn ô nhiễm. Việc theo dõi số lượng tế bào bằng các kỹ thuật vi
sinh vật học chuẩn mực (ví dụ việc đếm trên đĩa thạch) cũng rất nên làm. Những mật độ
vi sinh vật trong nồi phản ứng bùn lúc bắt đầu hoạt động sẽ là lớn hơn 108 tế bào/mL.

Bảng 9.2. Các bưpớc tiến hành để tạo ra chủng giống vi sinh vật cho các nồi phản ứng
bùn

Bước Mục tiêu Nhận xét


Tìm các nhóm hoặc các loài
Nên dùng trên một nguồn,
1.Lựa chọn các nguồn vi sinh vật có khả năng
trong đó luôn luôn có đất và
vi sinh vật phân huỷ các chất gây ô
bùn hoạt tính
nhiễm
2.Nuôi các chủng
Chọn các nguồn vi sinh vật Việc trộn hỗn hợp các nguồn
giống trong phòng thí
tốt nhất để dùng về sau có thể là sự lựa chọn tốt nhất
nghiệm
3. Xác định động học Bước này quy định việc thiết
và các thông số của Xác lập thiết kế và các kế hệ thống vận chuyển oxy và
phép tính hệ số tỷ thông số vận hành các nhu cầu bổ sung dinh
lượng dưỡng
4. Xác định các giới Xác lập các giới hạn về Tính độc với vi sinh vật là một
hạn về độc tính nồng độ trong vận hành vấn đề phổ biến
5. Tăng mật độ quần Cung cấp vi sinh vật cho Nói chung, mật độ quần thể
thể các quá trình xử lý càng cao thì càng tốt.

Lựa chọn nồi phản ứng

Nếu khối lượng đất cần sử lý không lớn, và thời gian để xử lý không bị hạn chế thì nên
dùng các nồi phản ứng theo mẻ (batch reutor). Có thể phải dùng đến các thùng (holding
tanks) để pha chế hỗn hợp dinh dưỡng để chứa chủng giống vi sinh vật sẽ đưa vào bùn
để xử lý. Xử lý theo kiểu đợt là có ích nếu động học của sự phân huỷ là một hàm số bậc
nhất của nồng độ chất gây ô nhiễm, khi ấy sự phân huỷ ban đầu hầu như rất nhanh, khi
mà nồng độ chất gây ô nhiễm là cao nhất. Thông thường thì sự phân huỷ này trải qua
một giai đoạn mở đầu (tiềm phát, lag period), bởi vì trong hầu hết trường hợp, vật liệu
cấy được chế tạo từ một chủng ở dạng dịch thể, và vì các vi sinh vật dùng để xử lý –
mặc dù chúng là các cơ thể bản địa (indigenous), nhưng chúng vẫn cần một thời gian để
thích ứng với các điều kiện môi trường mới của nồi phản ứng bùn.

Ví dụ 9.3. Sự giới hạn tốc độ giải hấp

185/261
Người ta tiến hành phục hồi một bùn đất ô nhiễm trong nồi phản ứng bùn; bùn này có
nồng độ chất rắn 10kg/m3. Nồng độ chất gây ô nhiễm trong đất, s, tính theo COD đo
đượclà 320mg/kg đất khô , và nồng độ trong chất lỏng có thể cho phép (vì độ độc) là
50mg/L. Dựa trên các nghiên cứu phòng thí nghiệm thì KSD= 2x10 -2 m3/kg, hệ số tốc
độ giảI hấp KLa = 2 mỗi ngày , và sự phân huỷ sinh học là hàm số bậc nhất của nồng độ
COD hoà tan với hệ số tốc độ k = 0,05 mỗi ngày.

Hãy tính thời gian cần thiết để loại bỏ 90% các chất gây ô nhiễm ra khỏi đất. Giả thiết
rằng có thể đạt được sự khuấy trộn đồng đều, và rằng sự loại bỏ được tính theo đơn vị
khối lượng.

Bài giải

1. Viết các phương trình cân bằng khối lượng đối với đất và đối với pha lỏng (phương
trình 9.4a và 9.5b)

2. Phương trình thay thế (9.3)

Mđất = (1m3)(10kg/m3)(s kg/kg)

= (10kg)(KSD m3)(Cs kg/m3)

= (0,2m3)(Cs kg/m3) = (0,2m3)(Cs mg/L)

3. Xác định các điều kiện ban đầu dựa trên cơ sở khối lượng đơn vị:

so = 3,2 x 10 -4 kg COD/kg đất

= 1,6 x 10-2 m3/ kg = 16 mg/L

186/261
4. Các phương trình vi phân thông thường có thể được giản bằng số học . Thời gian cần
thiết để xóa bỏ 90% các chất ô nhiễm ra khỏi đất kà khoảng 250 ngày, được biểu thị trên
hình 9.7

Hình 9.7. Tổng lượng chất gây ô nhiễm trong đất và trong chất lỏng phụ thuộc vào thời
gian, trong ví dụ 9.3

Về phần các vận hành theo kiểu dòng liên tục , chúng có một số ích lợi được trình bày
dưới đây:

• Thường không có giai đoạn mở đầu: Một dòng hồi lưu từ dòng ra của hệ thống
có tác dụng cung cấp cho dòng vào rất nhiều vi sinh vật có hoạt tính cao và đã
thích ứng.
• Điều này đặc biệt có ích khi dòng vào chứa các chất bay hơi. Nếu không có giai
đoạn mở đầu thì sự phân huỷ các hơi chất bay hơi bắt đầu ngay khi dòng vào đi
vào nồi phản ứng, và lượng chất bay hơi giảm xuống.
• Việc duy trì một mật độ vi sinh vật nhờ sự hồi lưu cũng có thể là cần thiết nếu
tốc độ phân huỷ phụ thuộc vàosố lượng vi sinh vật có hoạt tính.
• Sự pha loãng nhanh chóng trong dòng vào. Những nồng độ cao của các chất
gây ô nhiễm hoặc các chất gây độc như các kim loại chẳng hạn được pha loãng
ngay, như vậy làm hiệu quả ức chế có thể có của chúng đối với vi sinh vật.
• Có thể áp dụng để xử lý một số lọai đất trong một khoảng thời gian ngắn hơn
so với bằng phương pháp xử lý từng mẻ(= đợt), vì đất được đưa liên tục vào nồi
phản ứng và không có thời gian chờ đợi giữa các mẻ. Tuy nhiên, do sự bơm
liên tục mà chi phí có thể là quá cao, nhất là phảI tính đến điều là các quá trình
xử lý pha bùn đòi hỏi thời gian lưu tính bằng ngày hoặc tuần , trong khi đó
phương pháp bùn hoạt tính dựa trên cùng nguyên lý nhưng có thời gian lưu
ngắn hơn nhiều.

Còn các xử lý theo mẻ không hoàn toàn, chúng là giải pháp trung gian giữa kiểu theo
mẻ và kiểu dòng liên tục.

• So với phương pháp dòng liên tục, chúng đòi hỏi chi phí ít hơnvề năng lượng vì
các bơm chỉ hoạt động gián đoạn.
• So với phương pháp theo mẻ, việc xử lý đất là nhanh hơn vì không có thời gian
trống giữa các mẻ.
• Ngoài ra là các lợi ích khác có được do đặc thù của kiểu xử lý này:
• Với các nồi phản ứng được lắp đặt kế tiếp nhau, nồi thứ nhất có thể được dùng
để tạo bùn , nồi thứ hai cho việc thông khí và khuấy trộn, còn nồi thứ ba cho
việc làm lắng và tách chất lỏng ra khỏi chất rắn. Một dòng hồi lưu từ nồi cuối
cùng tới nồi đầu tiên có thể cung cấp các vi sinh vật đã thích ứng và có hoạt
tính.

187/261
• Vì rằng cùng một lúc sự phân huỷ có thể diễn ra ở cả ba nồi phản ứng nên thời
gian lưu có hiệu quả có thể được tăng lên.

Về kích thước của mỗi nồi phản ứng thì phải căn cứ vào thời gian trữ nước (hydranlic
retention time, HRT) cần thiết cho xử lý:

V = Q HRT

Trong đó : V là khối lượng nồi phản ứng và Q là tốc độ dòng bùn. Thời gian trữ nước thì
phụ thuộc vào khả năng phân huỷ sinh học của chất gây ô nhiễm, các nồng độ ban đầu
và mức độ xử lý cần đạt đến . Thông thường , động học của sự phân huỷ được đơn giản
hoá thành dạng bậc nhất:

C = Co e-kt

Trong đó C = nồng độ , kg/m3, ở thời gian t, ngày

Co = nồng độ ban đầu, kg/m3

k = hằng số tốc độ phân huỷ, mỗi ngày.

Ví dụ 9.4. Thiết kế nồi phản ứng bùn

Trong bột khu vực có các bồn chứa ngầm, đất bị ô nhiễm chứa khoảng 650 ppm
hydrocacbon dầu mỏ tổng số ( total petroleum hydrocacbons, TPH) dưới dạng diesel.
Khi sử lý đất này ở quy mô phòng thí nghiệm thì sự phân huỷ những hdrcacbon dầu mỏ
có thể được biểu thị gần đúng bằng một mô hình tốc độ bậc một với thời gian bán huỷ
là 15 ngày. Nếu dùng một nồi phản ứng pha bùn theo kiểu dòng liên tục thì:

a/ Hãy xác định thời gian trữ nước cần thiết để giảm nồng độ các chất

gây ô nhiễm tới bằng hoặc dưới 100 ppm.

b/ Nồi phản ứng ấy phải có dung tích bao nhiêu nếu tốc độ dòng bùn là 6m3/ngày.

c/ Cần bao nhiêu thời gian để xử lý 400m3 đất, biết rằng 1m3 tạo thành

4m3 bùn.

Bài giải:

1. Tính hằng số tốc độ phân huỷ, dựa vào thờig gian bán huỷ 15 ngày:

188/261
C = Co e– kt

Trong đó:

C = 0,5 = e– k(15)

2. Sau đó có thể tính thời gian trữ nước bằng cách thay thế các trị số của Co, C, và k
trong phương trình (9.13):

100 = 650 e– 0,46 t

t = HRT = 41 ngày.

Lưu ý rằng, trong thực tế, tức ở trong quy mô lớn, thời gian trữ nước sẽ là lớn hơn so
với ở quy mô phòng thí nghiệm. Tốc độ phân huỷ trong các hệ thống lớn là thấp hơn,
nhất là khi một mô hình tốc độ bậc một là không thể đúng trong toàn bộ khoảng nồng
độ, và khi sự vận hành ở quy mô lớn không có môi trường được kiểm soát tốt về tính
đồng nhất, như ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả là các khối lượng của môi trừơng
phản ứng….. sẽ lớn hơn so với tính toán dựa trên các số liệu của phòng thí nghiệm.

3. Dung tích nồi phản ứng

Vchất lỏng = Q HRT = (6 m3/ngày)( 41ngày) = 246m3

Khoảng trống phía trên khối chất lỏng trong nồilà một phần (f) của dung tích tổng số
của nồi. Thường thì người ta lấy f = 0,05.

f Vtổng = 13m3

Vtổng = 259 m3

189/261
Các chiều của nồi phản ứng có thể vào khoảng 4m chiều sâu và 9,5m đường kính
(283m3). Độ cao khoảng trống ở đỉnh nồi sẽ là 500mm, đó là độ cao cần thiết để đề
phòng sự sinh bọt.

4. Tính thời gian cần thiết để xử lý 400m3 đất

Các thông số vận hành và sự kiểm soát quá trình

Mở đầu

Qua các phần trên đâychúng ta đã thấy sự phục hồi đất thông qua xử lý pha bùn là một
quá trình cơ giới hoá cao và đòi hỏi nhiều năng lượng. Bởi vậy để đảm bảo cho quá trình
xử lý đạt hiệu quả cả về chất lượng và kinh tế thì cần phải kiểm soát một số thông số.
Những thông số quan trọng nhất :

• Nồng độ các chất rắn của bùn


• Nồng độ oxy hoà tan
• Các thông số khác bao gồm:
◦ Nhiệt độ
◦ pH
◦ Sinh khối vi sinh vật

Ngoài ra, các vấn đề nảy sinh trong vận hành cũng cần được kiểm soát, như:

• Sự phát tán khí


• Sự tạo thành bọt, và
• Sự hấp thụ chất gây ô nhiễm.

Dưới đây sẽ thảo luận về việc kiểm soát một số thông số và các vấn đề đã nêu.

Nồng độ các chất rắn

Bùn xử lý nên có nồng độ các chất rắn như thế nào, điều đó phụ thuộc trước hết vào
thiết kế của nồi phản ứng, loại đất cần xử lý, và nồng độ chất gây ô nhiễm. Trong các
xử lý in situ thông thường người ta chọn nồng độ các chất rắn từ 5 đến 20% [201]. Như
vậy, nếu lớp bùn là dầy và sự huyền phù hoá triệt để là khó thực hiện thì có thể phải chia
khu vực xử lý thành các ô để kiểm soát lượng các chất rắn tại trạm xử lý. Trái lại trong

190/261
các xử lý on-site thì nói chung dễ xử lý bùn tốt hơn ở các nồng độ chất rắn cao hơn. Ví
dụ, với một nồi phản ứng thép được thiết kế có phần đáy thót lại, có bộ phận thông khí
và có cánh khuấy mạnh,thì có thể xử lý bùn có nồng độ các chất rắn tới 50%. Một nồi
phản ứng được thiết kế tốt thì trong đó các chất rắn được giữ ở huỳnh dịch mà không
lắng xuống. Thế mà, một hàm lượng chất rắn cao thì tương ứng với thời gian xử lý ngắn
hơn, hoặc nồi phản nhỏ hơn, điều mà chúng ta mong muốn.

Tuy nhiên, hàm lượng chất rắn cao có thể gây ra hai vấn đề:

• Một là, khi ấy nồng độ chất gây nhiễm là cao và có thể là độc đối với vi sinh
vật. Trong trường này thì đành phải chấp nhận vận hành ở hàm lượng chất rắn
thấp hơn để pha loãng chất gây ô nhiễm ấy.
• Hai là, tốc độ chuyển khối của oxy bị giảm xuống. Nguyên nhân là ở chỗ oxy
phải được xâm nhập vào chất lỏng và được hoà tan trong đó trước khi nó có thể
được cung cấp cho vi sinh vật. Có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận
chuyển oxy, đó là nồng độ các chất rắn và tốc độ dòng không khí.

Tốc độ vận chuyển oxy cực đại trên một đơn vị khối lượng bùn, theo kết qảu thực
nghiệm của Andrews [ ], thì tăng theo sự tăng tốc dòng không khí và giảm theo sự tăng
hàm lượng các chất rắn; ở hàm lượng các chất rắn trên 40% thì tốc độ vận chuyển oxy
là rất nhỏ và hầu như không phụ thuộc tốc độ dòng không khí.

Tốc độ vận chuyển oxy cực đại được tính theo phương trình sau đây:

r
o2 max = KLaC (1-w) (9.14)

trong đó KL = Hệ số chuyển khối, m/giây

a = Bề mặt tiếp giáp khí- lỏng m2/m3

C = nồng độ oxy, g/m3

w = Hàm lượng chất rắn của bùn, kg chất rắn/ kg nước

p = Tỷ trọng của chất lỏng, g/m3

Theo các quan sát bằng mắt thường của Andrews [ 180], Joosten và cộng sự [190] thì
một hiện tượng phù hợp với phương trình (9.14), đó là sự kết tụ các bóng khí tăng lên
theo sự tăng nồng độ các chất rắn. Andrews ghi nhận rằng đối với nước không chứa chất
rắn thì sự tăng tốc độ dòng không khí làm tăng số lượng bóng khí nhưng kích thước của
chúng hầu như không đổi. Kết quả là có sự tăng bề mặt tiếp giáp (a) giữa chất khí và

191/261
chất lỏng do đó làm tăng sự chuyển khối. Tuy nhiên, với chất lỏng có nồng độ chất rắn
cao thì dường như sự tăng tốc độ dòng không khí làm tăng kích thước các bóng khí mà
không làm thay đổi nhiều số lượng của chúng, nghĩa là không làm tahy đổi sự kết tụ.
Với một bùn đậm đặc chúng ta có thể thấy những bóng khí này vỡ ra ở bề mặt bùn. Một
sự tăng kích thước bóng khí trong điều kiện số lượng chúng không tăng thì sẽ làm tăng
đôi chút bề mặt tiếp giáp giữa khí và nước, do đó dẫn đến sự tăng nhẹ tốc độ chuyển
khối.

Sự phục hồi sinh học đất ô nhiễm thông qua xử lý pha bùn, thường đwocj tiến hnhf hầu
như dễ dàng theo từng mẻ tương đối nhỏ, để tránh những khó khăn cố hữu trong việc
khuấy trộn và thông khí. Trong hầu hết các quá trình vận hành, hàm lượng chất rắn được
áp dụng là từ 10 đến 40% [199]. Tuy nhiên vẫn thấy có các báo cáo trong đó áp dụng
các hàm lươọng chất rắn thấp tới 5% và cao tới 50% [192].

Ví dụ 9.5. Xác định độ đậm đặc của bùn

Ba trăm yard

Yard: đơn vị đo chiều dài của Anh, = 0,914m


khối đất được đào bới để xử lý trong một nồi phản ứng pha bùn. Đất có hàm lượng ẩm
(w) bằng 0,19g/gđất…….. bằng 2,65g/m2, và dung trọng bằng 1,2 g/mL. Nếu đất được
xử lý từng mẻ 20m3 thì lượng nước phải cho vào mỗi mẻ là bao nhiêu để tạo bùn có
25% chất rắn theo trọng lượng?; Và mật độ đặc đậm đặc của bùn ấy là bao nhiêu?

Bài giải

1. Tính khối lượng các chất rắn, Ms, trong 20m3 đất, dựa vào dung trọng của đất:

pb = khối lượng các chất rắn = 1,2g/mL = 1.200kg/m3

khối lượng tổng số

Ms = pbVt= (1.200kg/m3)(20m3) = 2.400kg

1. Tính khối lượng nước trong bùn:

0,25 = khối lượng các chất rắn = Ms

Khối lượng bùn Ms+Mw

0,25 Mw = (1- 0,25) Ms

192/261
Mw = 3 Ms

= 3 (24.000kg) = 72.000kg

3. Xác định khối lượng nước có mặt lúc đầu trong đất.

Msw = w Ms= (0,19)24.000kg = 4.560kg

Ghi nhận rằng khoảng 6% nước dùng để tạo thành bùn thì bắt nguồn từ nước có mặt lúc
đầu trong đất.

4. Xác định khối lượng và thể tích của nước phải cho vào

Mw cho vào = 72.000kg - 4.560 kg = 67.440 kg

Vw= Mw cho vào = 67.440kg = 67,4m3

pw1.000kg/m3

5. Xác định độ đậm đặc của bùn pbùn

pbùn = Khối lượng các chất rắn + Khối lượng nước

Thể tích các chất rắn + Thể tích nước

=Ms + Mw

Vs+Vw

Vs =Ms = 24.000kg = 9,06 m3

ps2,65kg/m3

pbùn = 24.000kg + 72.000kg

9,06 m3 + 72 m3

= 1.184kg/m3 = 1,18 kg/L

Nhu cầu oxy và sự thông khí

Như đã đề cập trong chương này, phục hồi sinh học pha bùn là một quá trình kiếu khí, do
đó một trong những thông số vận hành quan trọng nhất là nồng độ oxy hoà tan (dissolvel

193/261
oxygen, DO) đảm bảo các điều kiện hiếu khí bên trong các hạt đất, cần phaỉ duy trì một
nồng độ DO tối thiẻu là 2 mg/L.

Các thiết bị thông khí dùng phổ biến thì được mô tả ở phần trên của chương này.Không
giống như trong các quá trình xử lý nước thải thông thường, trong các nồi phản ứng
dùng để phục hồi sinh học pha bùn, nhu cầu năng lượng dùng cho khuấy trộn là lớn
hơn so với nhu cầu năng lượng dùng choi sự thông khí. Với các bùn đậm đặc, vốn được
khuấy trộn bằng các máy khuấy trộn kiểu cánh khuấy, thì có thể cần đến các hệ thống
khuấy và hệ thống thông khí tách biệt nhau. Việc khuấy trộn có tác dụng hoà tan và
phát tán oxy, cũng như làm tăng bề mặt tiếp xúcgiữa ba pha (rắn, lỏng, và khí). Thông
thường, với các huyền dịch đậm đặc thì cần khuấy trộn dọc theo trục cũng như khuấy
trộn toả tròn thì mới đạt được sự huyền phù hoá triệt đẻ các chất rắn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ của bùn trong nồi phản
ứng? Vì nước là chất dẫn nhiệt kém nên những thay đổi nhỏ về nhiệt độ môI trường
không gây ra những thay đổi rõ rệt về nhiệt độcủa bùn đang được xử lý. Tuy nhiên, sự
phục hồi sinh học pha bùn đòi hỏi thời gian lưu của bùn khá lâu nên có thể thấy sự dao
động nhiệt độ bùn là khác nhaugiữa các mùa. Ví dụ, trong một nghiên cứu ở quy mô
đồng ruộng, tiến hành ở Canton, MISSISSIPI, Mỹ, đối với đất ô nhiễm PAH [ ], người
ta nhận thấy một sự tăng tốc độ và mức độ phân huỷ những chất này ở mùa nóng so với
mùa lạnh. Nhiệt độ nồi phản ứng dao động từ 25 đến 40oC trong các mùa xuân, hè, thu
so với từ 15 đến 21oC vào các mùa đông. Có thể cần phải khống chế nhiệt độ nếu việc
xử lý diễn ra trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nơi mà nhiệt độ có thể có thể
trở thành nhân tố giới hạn hoạt động của vi sinh vật.

Các chất hoạt động bề mặt và các phụ gia khác

Tác dụng của các chất hoạt động bề mặt đối với sự phân huỷ sinh học là điều còn gây
tranh luận, và còn có ít tài liệu về tác dụng này.

Đôi khi các chất ấy được dùng để tăng cường sự giải hấp và sự hoà tan của các chất gây
ô nhiễm, do đó tăng cường sự phân huỷ sinh học.

Sau đây là những kết quả và nhận xét khác nhau về việc dùng các chất hoạt động bề mặt.

• Trong một nghiên cứu ở quy mô pilot để xử lý đất ô nhiễm PAH [ ], người ta
nhận thấy rằng vệc đưa chất hoạt động bề mặt Tween 80 không gây ra bất kỳ sự
cải thiện đáng kể nào về khả năng phân huỷ
• Trong một nghiên cứu khác [196], các tác giả cho rằng sở dĩ việc dùng chất
hoạt động bề mặt không làm tăng sự phân huỷ sinh học là bởi vì nó được dùng
ở dưới nồng độ mixen tới hạn (critical micelle concentration, CMC). Tuy

194/261
nhiên, ở một nồng độ cao hơn, chất hoạt động bề mặt không điện ly lại ức chế
sự phân huỷ sinh học
• Một số nhà nghiên cứu khác thìtin rằng các chất hoạt động bề mặt có nguồn
gốc sinh học thì có tác dụng tăng cường sự phân huỷ sinh học tốt hơn so với
các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc cao nhân tạo (tổng hợp). Ví dụ,
Castaldi và Ford [185] gợi ý rằng việc duy trì một lượng sinh khối vi sinh vật
cao có thể dẫn đến sự sản sinh mạnh mẽ các chất hoạt động bề mặt do vi sinh
vật tạo thành. Người ta cho rằng các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc sinh
học này tác dụng như những chất nhũ hoá, chúng tăng cường sự giải hấp một số
chất ô nhiễm kỵ nước hơn và đưa chúng vào pha lỏng.

Các phụ gia khác là những tác nhân oxy hoá. Trong một số trường hợp chúng được đưa
vào bùn để oxy hoá các phân tử chất gây ô nhiễm có độ bền cao và do đó làm cho chúng
dễ bị phân huỷ sinh học hơn. Thuốc thử Fenton là một ví dụ, gần đây nó được dùng
đẻ phân huỷ các PAH có trọng lượng phân tử cao [184]. Thuốc thử Fenton một ví dụ,
gần đây nó được dùng để phân huỷ PAH có trọng lượng phân tử cao [184]. Thuốc thử
Fenton, một dung dịch của hydro peroxit và các muối sắt, được dùng để tiến hành một
bước oxy hoá hoá học dẫn đến sự hydroxyl hoá các phân tử PAH lớn. Như đã đề cập
trong các chương trước đây, sự hydroxyl hoá đối với vong là bước đầu tiên của sự phân
huỷ sinh họccác PAH. Đối với các PAH có nhiều vòng thì sự hydroxyl hoá thường bước
giới hạn tốc độ phân huỷ sinh học.

Sự phát tán các hợp chất bay hơi

Đó là một vấn đề đáng lo ngại của kỹ thuật xử lý pha bùn, vì theo đó phải khuấy trộn và
thông khí liên tục

Đối với các nồi phản ứng nhỏ di chuyển được thì vấn đề này được khắc phục bằng cách
trang bị thêm một bộ phận để thu thập và xử lý các khí thải ra (bộ hood). Còn đối với
cácnồi phản ứng in situ thì việc trang bị thêm như vậy là khó thực hiện vì bộ hood ấy
phải che phủ lên toàn bộ trên nồi,mà nồi này thì lớn.

Hầu hết sự phát tán các hợp chất bay hơi xảy raỉtong một vài ngày đầu tiên của quá trình
vận hành, nhát là trong khi nạp vào nồi và khởi động nó.

Lượng các chất hữu cơ bay hơi giải phóng ra thì phụ thuộc vàocác đặc tính và nồng độ
của chúng.

Hiệu quả kinh tế của việc che phủ các nồi phản ứng là điều còn chưa rõ ràng, nhất là
nếu cần các chất gây ô nhiễm hầu như là không hoàn toàn bay hơi. Chẳng hạn, có tài
liệu [194] cho biết rằng sự thoát các khí từ quá trình xử lý pha bùn đối với các chất ô
nhiễm PAH cũng không kém gì so với khi vận hành các quá trình xử lý vật lý hay hoá
học khác, như thiêu đốt hay giảI hấp bằng nhiệt chẳng hạn.

195/261
Sự tạo thành bọt

Đây cũng là một vấn đề thường nảy sinh trong khi vận hành xử lý pha bùn. Theo Glasser
và cộng sự [187] thì nguyên nhân của sự hình thành bọt có lẽ là do sự có mặt tự nhiên
của các chất hữu cơ trong một số loại đất. Có thể đánh giá khả năng tạo bọt thông qua
các nghiên cứu xử lý sơ bộ. Vấn đề về sự tạo thành bọt có xu thế trở nên nghiêm trọng
hơnnếu dùng bùn xử lý có độ đậm đặc cao. Có thể khống chế sự tạo thành bọt bằng cách
giảm tốc độ khuấy trộn hoặc dùng các chất chống bọt.

Một hồ sơ nghiên cứu

Dưới đây là hồ sơ tóm tắt của một nghiên cứu ở quy mô nhỏ được tiến hành tại Ohio,
mỹ, nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các tiêu chuẩn thiết kế được lựa chọn đối với hiệu quả
xử lý đất ô nhiễm crosot [187]. Các thông số thiết kế được dùng bao gồm nồng độ các
chất rắn, tốc độ khuấy trộn, và việc bổ sung các tác nhân phân tán. Như một thủ tục của
tiền xử lý, trước hết đất được sàng để loại bỏ các hạt có đường kính lớn hơn 0,25 inch.
Sau đó cho nước vào, và bùn đặc được dẫn qua một xyclon thuỷ lực để loại bỏ phần cát
hoặc sỏi.

Các nồi lên men bằng thuỷ tinh có dung tích 8L, được đậy kín để khống chế sự phát
tán khí. Mỗi nồi có máy khuấy trộn với tốc độ có thể được điều chỉnh tuỳ ý. Trục máy
khuấy được gắn hai bộ cánh khuấy : bộ cánh khuấy phía dưới tạo ra sự khuấy toả tròn,
và bộ cánh khuấy phía trên tạo ra sự khuấy dồn xuống phía dưới. Không khí được đưa
vào ngaybên dưới cánh khuấy dưới để phân bố thật đều oxy vào chất lỏng. Dòng không
khí ấy được điều chỉnh sao cho nồng độ oxy hoà tan được giữ ít nhất ở mức 2mg/L.

Các nồi lên men được vận hành trong thời gain 10 tuần lễ,và được thử nghiệm về hai
nồng độ chất rắn: 10 và 30%. Giá trị trung bình của nồng độ PAH tổng số ban đầu của
bùn 10% chất rắn là 1.750 ppm, và của bùn 30% chất rắn là là 2.047 ppm. Ở mỗi nồng
độ chất rắn thì thử nghiệm hai tốc độ khuấy: một tốc độ cao và nột tốc độ thấp. Tốc độ
cao tói đa với bùn 10% là 650 ppm, đối với bùn 30% chất rắn là 900 ppm. tốc đô thấp
đối với cả hai laọi bùn là 200 ppm. Một tác nhân phân tán (Westvaco Reax 100M) cũng
được thử nghiệm về các kết quả xử lý khả năng làm giảm sự tạo bọt đựơc tóm tắt như
sau:

- Nồng độ các chất rắn trong bùn dường như có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ loại bỏ và
đến các nồng độ cuối cùng của các PAH trong đất ở cuôí của thời kỳ 10 tuần lễ. Hầu hết
sự loại bỏ diễn ra trong 7 ngày xử lý đầu tiên. ở bùn 10% chất rắn, các nồng độ PAH
tổng số được giảm khoảng 74%, so với sự giảm 82% ở bùn có 30% chất rắn. Trong cả
hai trường hợp thì thấy các PAH có 2 đến 3 vòng bị bị loại bỏ nhiều hơn các hợp chất
có 4 đến 6 vòng (90% so với 64 đến 75%).

196/261
- Nồng độ các chất rắn trong bùn cũng ảnh hưởng tới động học của quá trình loại bỏ. Ở
bùn có 10% chất rắn thì sự loại bỏ PAH tiếp diễn suốt thời kỳ thí nghiệm, nồng độ PAN
tổng số giảm 50% trong khoảng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 70, và nồng độ cuối cùng
đạt mức khoảng 170 ppm. Trong khi đó ở bùn 30% chất rắn thì toàn bộ sự loại bỏ PAH
diễn ra trong 21 ngày đầu tiên, và sau đó không có sự giảm đáng kể nồng độ PAH. Ở
cuối thời kỳ 10 tuần lễ, PAH vẫn tồn tại dai dẳng ở nồng độ khoảng 300 ppm.

- Các tốc độ khuấy dường như không ảnh hưởng gì đến sự loại bỏ PAH.

- Việc đưa ra tác nhân phân tán vào không làm giảm sự tạo bọt và cũng không làm tăng
sự loại bỏ PAH. Sự tạo bọt đã được khống chế tốt hơn bằng cách giảm tốc độ khuấy
hoặc sử dụng chất chống bọt.

Câu hỏi

1. Tạo sao anh/chị nghĩ rằng sự phân huỷ trong bùn có 30% chất rắn dừng lại sau
21 ngày?
2. Thành phần của ….. chất thải có thể ảnh hưởngđến sự phân huỷ như thế nào?
3. Tốc độ khuấy có thể nâng cao sự phân huỷ sinh học như thế nào?
4. Điều gì xảy ra đối với với sinh khối tế bào trong thời gian nghiệm?

Những áp dụng ở quy mô đồng ruộng

Trong khi có rất nhiều tài liệu tham khảo về xử lý pha bùn ở quy mô phòng thí nghiệm
và quy mô pilot nhỏ, nhưng lại rất ít tài liệu về các vận hành ở quy mô đồng ruộng. Sau
đây là hai trong số rất ít các xử lý pha bùn ở quy mô đồng ruộngđã được Coover và cộng
sự công bố [186].

Trong công trình xử lý thứ nhất, xử lý pha lỏng /răn được áp dụng như một phần của
quá trình xử lý nhằm phục hồi ba thửa đất chứa bùn dầu mỏ tại một từng là nơi lọc dầu,
ở SugarCreek, Montana, Mỹ. Một thửa đất trong số đó, dung tích 19.000m3, được dùng
như một nồi phản ứng pha lỏng/rắn, trong khi một thửa khác thì được dùng như một nơI
xử lý đất dùng làm nền. Nồi phản ứng pha bùn in situ được lắp các máy trộn và máy
thông khí gắn…. và được vận hành theo kiểu từng mẻ. Mỗi mẻ kéo dài từ dưới 60 đến
90 ngày để làm giảm được 66% các nồng độ dầu và mỡ. Một khi đạt đến mỗtử lý này,
các chất rắn được làm lắng, sau đó chúng được bơm vào một trạm xử lý đất để có thể xử
lý sinh học thêm nữa. Không có kết quả chi tiết nào nữa được thông báo thêm sau đó.

Trong công trình xử lý thứ hai,…… ở quy mô pilot 1 triệu gallon được …..trên bùn dầu
mỏ lấy từ môt thửa đất ở trạm lọc dầu tại Gulf Coast, Mỹ. Một bể làm lắng trong đã bỏ
hoang, đường kính 47m, được dùng làm nồi phản ứng sinh học. Độ sâu bể ở gần thành
bể và ở giữa bể là 2,7m và 4,3m, theo thứ tự. Bùn được…. từ thửa đất nói trên và nạp
vào nồi phản ứng trong suốt 5 ngày. Hàm lượng các chất rắn của bùn được khống chế

197/261
ở mức khoảng 10%.Sau đó các máy thông khí và máy trộn ….. được lắp đặt, nhưng
sự thông khí được bắt đầu….., trong thời gain ba ngày, để giảm thiểu sự thoát các chất
dễ bay hơi. Vào lúc bắt đầu khuấy trộn, người ta đưa vào nồi phản ứng 83m3( 22.000
gallon) bùn hoạt tính lấy từ trạm xử lý nước thảI của cơ sở lọc dầu. Nồi phản ứng được
vận hành như một nồi đơn độc kiểu từng mẻ trong thời gian 8 tuần lễ. Các thông số vận
hành được nêu trong bảng 9.3

Bảng 9.3. Các thông số vận hành trong quá trình phục hồi sinh học bằng nồi phản ứng
pha bùnở quy mô pilot

C : N : PNhiệt độ, oCpHTốc độ tiêu dùng oxy, mg/LphútSố 100 : 2 : 0,220 –


lượng tế bào vi sinh vật, CFU/mL 255,80,2104-108

Hầu hết sự phân huỷ sinh học trong hệ thống diễn ra trong 2 tuần lễ đầu tiên. Những vấn
nảy sinh trong vận hành hệ thống này được thông báo là sự tạo bọt (một lớp dầy 10 -
25cm) trong suốt thời gian hoạt động, và sự sa lắng vật liệu xuống đáy nồi (khoảng 25%
chất rắn, vào cuối thời gian xử lý).

Sự cân nhắc trước khi áp dụng

Trước khi áp dụngphương pháp xử lý pha bùn, cần cân nhắc những ưu và nhược điểm
sau đây của nó:

• Trong trường hợp xử lý chất thảI độc hại theo phương pháp xử lý pha bùn thì
nói chung sẽ còn ít thời gian hơn và ít diện tích hơn so với xử lý theo kiểu làm
đất. Điều này đã được chứng tỏ trong một nghiên cứu chuyên sâu về so sánh
tốc độ, được thực hiện với vật liệu bị ô nhiễm pentaclorophenol và creosot
[198].
• Các hệ thống xử lý pha bùn cũng được khống chế tốt hơn so với các hệ thống
khác dùng để xử lý đất, và vì thế xử lý pha bùn có thể là công nghệ phục hồi
sinh học có hiệu quả nhất.
• Xử lý pha bùn phát thải ra nhiều khí do sự khuấy trộn mạnh và thông khí mạnh,
vì thế phương pháp này có thể sẽ không được lựa chọn để xử lý đất bị ô nhiễm
các chất hữu cơ dễ bay hơi.
• Xử lý pha bùn mang tính cơ giới hoá cao (do các hoạt động tiền xử lý, khuấy
trộn, và thông khí), do vậy đòi hỏi chi phí cao cho thiết bị vận hành, và có thể
giảm chi phí bằng cách áp dụng xử lý pha bùn như một bước sơ bộ trước khi
thải bỏ đất, hoặc bằng cách áp dụng nó theo kiểu bán liên tục.

198/261
Phục hồi sinh học pha rắn
Các thông số để thiết kế

Mở đầu

Như đã đề cập ở phần trên, bản thân đất ô nhiễm hoặc bùn ô nhiễm không phải là một
môi trường tốt cho việc ủ đống trộn. Ví dụ, nó không cung cấp đủ nguyên liệu dễ phân
hủy để sinh ra đủ nhiệt cho đống ủ. Các chất thải độc hại thường không dễ bị phân hủy.
Như vậy chất thải ô nhiễm thường được trộn với chất hữu cơ dễ bị phân hủy với tư cách
là một nguồn sinh ra nhiệt [159].

Các chất độn thường được cho vào đống ủ để cải thiện cấu trúc của đất, tăng độ xốp,
làm cho không khí dễ xâm nhập. Việc cho chất độn vào là đặc biệt quan trọng đối với
những loại đất chứa nhiều sét và bùn, hoặc với bùn và các loại đất bão hòa - ở đó không
khí khó xâm nhập vào do không có hoặc thiếu các lỗ chứa đầy không khí. Điều quan
trọng là cần chọn các chất độn nào có khả năng hấp phụ một phần độ ẩm thừa và tạo ra
những lỗ chứa không khí liền nhau. Ví dụ, có thể bổ sung vỏ bào gỗ vào bùn cống theo
tỷ lệ 2:1 theo khối lượng, khi ấy giảm được độ ẩm từ 78% xuống còn 60% và tạo nên độ
thoáng khí cần thiết [141].

Thông thường, một vật liệu có thể vừa được dùng làm nguồn nhiệt, vừa là chất độn. Đôi
khi nhiều chất được dùng phối hợp để thành những chất bổ sung vào đất. Các ví dụ về
những chất được dùng để bổ sung vào đất trong các trường hợp ủ đống trộn khác nhau
được kê trong bảng 8.4. Trong hầu hết trường hợp, các chất bổ sung vào đất cũng được
dùng như một nguồn vi sinh vật để kích thích sự phân hủy sinh học. Trong những trường
hợp này không cần phải có thủ tục riêng để cấy vi sinh vật. Các loại nguyên liệu đựơc
dùng làm chất bổ sung vào đất sẽ được thảo luận trong các phần sau đây.

Bảng 8.4. Các loại chất bổ sung đ ư ợc dùng trong các tr ư ờng hợp ủ đống khác nhau

Quá Loại Tài


Các chất được bổ sung
trình đất liệu
Các
Phân ủ, 10% khối lượng 168
loại
Hỗn hợp của rơm, vỏ bào, và vỏ cây thông (đã được cấy bằng Bình
154
mốc trắng đỏ), 5% trọng lượng khô thường
Rơm/phân chuồng : 47%,Cỏ linh lăng : 38%,Thức ăn của Bùn
177
ngựa : 12%, khối lượng của hồ

199/261
Bình
Phân ủ từ đất vườn: 20%Phân gà tây : 5% 131a
thường
Hỗn hợp của: cặn sữa, vỏ bào, bã thải từ khoai tây, và cỏ linh Bình
131a
lăng: 70% thường

Nguồn nhiệt

Ít khi chất gây ô nhiễm cần phân hủy có mặt ở nồng độ cao đủ để sinh ra nhiệt thừa
trong đống ủ. Vì thế, trong hầu hết các quá trình phân hủy sinh học theo kiểu ủ đống
trộn, người ta phải bổ sung một nguồn nhiệt. Vật liệu dùng làm nguồn nhiệt phải có
hàm lượng cao về chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Các vật liệu hay dùng là: phân
chuồng (ví dụ phân gà, phân ngựa), các chất thực vật (thân và lá cây), và chất thải công
nghiệp thực phẩm (ví dụ rỉ đường). Sự phân hủy sinh học chất hữu cơ trong nguồn nhiệt
tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đống ủ sinh trưởng mạnh, trong đó có các loài phân
hủy chất gây ô nhiễm mà ta cần phân hủy. Trong một số trường hợp, nguồn nhiệt còn
đồng thời đóng vai trò của một đồng cơ chất (cosubstrate) tức một đồng chất trao đổi
(cometabolite) cần thiết cho sự phân hủy chất gây ô nhiễm đích vốn khó hoặc không bị
phân hủy sinh học.

Tỷ lệ C : N là điều cần được xem xét khi thực hiện bổ sung nguồn nhiệt. Tỷ lệ ấy không
được quá 20 hoặc 25. Tỷ lệ C : N của một số chất thải có quá ít Nitơ thì có thể không
được vi sinh vật sử dụng triệt để, do đó nhiệt sinh ra trong đống ủ là không đủ. Vì thế,
nếu nguồn nhiệt được dùng có quá nhiều Cacbon, thì cần thêm một nguồn Nitơ. Việc
chọn nguồn nhiệt nào thì phụ thuộc vào giá cả và vào mức độ dồi dào của các nguyên
liệu ấy.

Bảng 8.5. Tỷ lệ C : N của một số chất thải được dùng làm nguồn nhiệt

Chất thải C:N


Mùn cưa 200 – 500
Rơm lúa mì 128 – 150
Rơm yến mạch 48
Phân ngựa 25
Phân bò 18
Phân gia cầm 15
Cỏ vụn 12 – 15
Cây ngoài họ đậu 11 – 12

200/261
Bùn hoạt tính 6
Nước tiểu 0,8

Chất độn

Chất độn, một khi được trộn vào đống ủ, có tác dụng làm cho đất được xốp, không bị
nén chặt, do đó tăng độ thoáng khí cho đất. Đất càng xốp thì càng dễ thoát nước, và
do đó độ ẩm có thể giảm, và điều đó làm hại tới các hoạt động của vi sinh vật. Vì vậy,
người ta thích dùng một chất độn nào hút nước, duy trì được độ ẩm cao đồng thời hạn
chế sự nén chặt của đất, và ít bị phân hủy [167].

Những chất độn hay được dùng là rơm, cỏ khô, trấu, các nguyên liệu thực vật có sợi
khác, vỏ bào, và các vật liệu tổng hợp trơ. Các lốp xe cũ được cắt hay xé nhỏ có thể
cũng được dùng; chúng không bị phân hủy, nhưng không có tính hút ẩm và không có
nhiều cấu trúc. Cũng có thể dùng các bã thải lấy từ một đống ủ đã kết thúc. Không nên
dùng giấy làm chất độn, vì khi bị ướt nó thường bết vào nhau.

Có thể dùng nhiều lần một số chất độn, để giảm bớt lượng chất thải vào môi trường, và
đó cũng là một cách đưa các vi sinh vật đã được thích ứng vào cho lần phân hủy sau.
Những chất độn có thể sử dụng nhiều lần là vỏ bào, bã thải từ đống ủ, mảnh vụn lốp xe
cũ bằng cao su v.v… Tuy nhiên, để có thể sử dụng lại các chất độn ấy, phân ủ đã xong
(compost) cần phải được sàng, và thủ tục này tiêu tốn nhiều năng lượng và thời gian,
đồng thời có thể làm phát tán các bóng khí nhỏ li ti trong đó có thể chứa các hợp phần
độc hại.

Vật liệu cấy

Chúng ta biết rằng nhiều loài vi sinh vật trong đất có khả năng chuyển hóa hydrocacbon
của dầu mỏ, các dung môi không halogen hóa, và nhiều hóa chất nông nghiệp. Các vi
sinh vật thỏa mãn các tiêu chí của vật liệu cấy dùng cho sự ủ đống trọn thường có mặt
trong đất, trong nguồn nhiệt, và trong chất độn. Tuy vậy, bùn cống vẫn thường được đưa
vào đống ủ nhằm cung cấp thêm vi sinh vật và rút ngắn thời gian thích ứng. Việc sử
dụng lại bã thải ra từ các đống ủ đã xong cũng là một phương pháp tốt để cấy vào các
đống ủ.

Ngoài những vật liệu cấy như trên, có khi còn cần đến những vật liệu cấy đặc biệt, được
nuôi trước trong phòng thí nghiệm. Đó là những trường hợp chúng ta biết chắc chắn
rằng chất gây ô nhiễm đích chỉ có thể bị phân hủy bởi một nhóm nhỏ các vi sinh vật.
Ví dụ, trong một xử lý ở quy mô đồng ruộng tại Phần Lan [154], người ta cấy nấm mốc
Phanerochaete chryosporium để phân hủy sinh học mỹ mãn Clorophenol trong một loại
đất ô nhiễm. Nấm đỏ trắng này là một hệ enzym đặc biệt có khả năng oxy hóa rất nhiều
chất gây ô nhiễm hữu cơ vốn chỉ bị phân hủy sinh học kỵ khí một phần, theo cách khác.

201/261
Nấm này trước hết được cho mọc trên một hỗn hợp gồm rơm, vỏ bào, mùn cưa, và vỏ
cây thông, để tạo ra một môi trường chứa lignin tự nhiên. Sau khi nấm đã mọc tốt, hỗn
hợp này được trộn vào đất ô nhiễm với tỷ lệ 5% theo trọng lượng khô. Sau 24 tháng,
nồng độ Clorophenol giảm từ mức 200 xuống còn 30 ppm. Điều đáng ngạc nhiên là,
thông thường nhiều loài vi khuẩn có khả năng phân hủy Clorophenol, thế mà ở đây phải
cần đến một loài đặc hiệu. Có lẽ trong trường hợp này thì các điều kiện môi trường nào
đó đã chi phối.

Thành phần đống ủ

Thành phần đống ủ là một nhân tố quan trọng cần phải được xem xét trong thiết kế đống
ủ. Cần phải tìm được thành phần hợp lý nhất của hỗn hợp trong đống ủ để cho quá trình
phân hủy trong đó diễn ra hoàn hảo, với tốc độ nhanh và mức độ triệt để nhất có thể.

Gần như bao giờ cũng phải tiến hành các thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc
quy mô pilot để xác lập thiết kế tối ưu. Một thiết kế tối ưu thường có tỷ lệ tương đối cao
của các chất bổ sung, để tăng độ xốp của đất, để không khí được phân bố tốt hơn trong
đống ủ, tăng khả năng giữ nước, và do đó có được sự phân hủy sinh học tốt hơn. Điều
này đặc biệt đúng cho các đất chứa nhiều sét. Tuy nhiên, nếu càng cho nhiều chất bổ
sung thì lượng đất được xử lý trong một mẻ (đợt) càng ít, và diện tích đất cần cho việc
xử lý càng nhiều, hoặc thời gian để xử lý toàn bộ đất ô nhiễm càng dài.

Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về xử lý đất ô nhiễm diesel [170] cho biết
rằng khối lượng phân trộn (compost) càng nhiều (trong hỗn hợp đất – compost) thì hoạt
động vi sinh vật càng mạnh, và sự loại bỏ hydrocacbon càng hiệu quả. Hiệu quả xử lý
tốt nhất đạt được ở tỷ lệ đất : phân ủ bằng 2 : 1 (theo trọng lượng khô), còn hiệu quả thấp
nhất ứng với tỷ lệ 16 : 1. Một nghiên cứu khác ở quy mô phòng thí nghiệm đối với đất
sét bị ô nhiễm chất diệt cỏ Dicamba (axit 3,6-dicloro-2-metoxibenzoic) cũng thu được ở
những kết quả tương tự [138]. Các hỗn hợp compost chứa 41% chất bổ sung theo trọng
lượng (35% vỏ bào và 6% phân bò) có thời kỳ tiềm phát (lag period) ngắn hơn, có tốc
độ phân hủy nhanh hơn, mức độ loại bỏ lớn hơn, và mức độ khoáng hóa lớn hơn, so với
các hỗn hợp chỉ chứa 10,8% chất bổ sung (4,5% vỏ bào và 6,3% phân bò).

Mặt khác, có những thí nghiệm ở quy mô pilot cho thấy rằng việc bổ sung chất độn và
bổ sung dinh dưỡng chỉ có ít hiệu quả cải thiện khả năng phân hủy chất ô nhiễm [152].
Các chất độn được lựa chọn trong thí nghiệm này bao gồm: bã thải thực vật băm nhỏ,
rơm lúa mì, và bùn từ nhà máy lọc dầu, mỗi loại được trộn vào đất với 2 tỷ lệ khác nhau.
Chúng được dùng để xử lý đất ô nhiễm bởi chất thải từ nhà máy lọc dầu và dầu thô,
tồn đọng từ năm 1920. Mười lăm đống ủ được dựng lên với những cấu hình khác nhau,
và được vận hành trong thời gian 45 tuần. Kết quả là, mức độ loại bỏ TPH trung bình
khoảng 55% ở tất cả các đống, trong đó không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công
thức xử lý khác nhau. Nguyên nhân chính có thể là chất gây ô nhiễm bị biến đổi do thời
tiết – khí hậu mà trở nên khó được vi sinh vật sử dụng. Nhân tố làm hạn chế khả năng

202/261
phân hủy sinh học đối với các chất gây ô nhiễm trong trường hợp này không phải là hoạt
động của vi sinh vật mà là sự biến đổi của các chất gây ô nhiễm: chúng trở nên không
sử dụng được đối với vi sinh vật – tức trở nên bền vững. Có sự giảm khả năng được sử
dụng của chất gây ô nhiễm là do sự hấp phụ mạnh vào sét và các bề mặt bùn cặn, do sự
liên kết các hóa chất vào các chất hữu cơ của đất và của mùn, cũng như do chúng được
giữ trong các lỗ nhỏ (micropores)

Độ ẩm

Để cho quá trình composting diễn ra hoàn hảo thì điều thiết yếu là phải duy trì một độ
ẩm thuận lợi cho sinh trưởng của vi sinh vật. Điều này tương tự như đối với quá trình
làm đất. Trong quá trình làm đất, như đã đề cập ở trên, với độ ẩm tối ưu thì có đủ các
khoảng không của các lỗ chứa đầy không khí để cho phép diễn ra hoạt động hiếu khí;
độ ẩm tối ưu này được biểu thị bằng phần trăm (%) so với độ trữ ẩm đồng ruộng. Còn
trong quá trình composting, độ ẩm tối ưu được đo bằng % của khả năng giữ nước của
hỗn hợp trong đống ủ. Do có các chất độn được đưa vào đống ủ mà khả năng giữ nước
của hỗn hợp compost thường cao hơn so với độ trữ ẩm đồng ruộng của đất không được
bổ sung chất độn.

Độ ẩm tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật trong hỗn hợp compost của đất là vào khoảng
60% khả năng giữ nước của nó [170]. Độ ẩm cao hơn thế thì làm giảm hoạt động vi sinh
vật do làm giảm các lỗ chứa đầy không khí. Còn độ ẩm thấp hơn thì cũng gây hậu quả
tương tự, nhưng là do nó làm giảm tính dễ sử dụng của chất gây ô nhiễm. Nói chung thì
độ ẩm tối ưu thay đổi tùy trường hợp cụ thể, và phụ thuộc vào thành phần đống ủ cũng
như bản chất của môi trường hoạt động của vi sinh vật phân hủy (hiếu khí, kị khí, vi
hiếu khí), và dao động trong khoảng từ 50 đến 80% khả năng giữ nước.

Sự sinh nhiệt trong các đống ủ

Do hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật tham gia phân hủy các chất hữu cơ mà sinh ra
nhiệt trong đống ủ. Tốc độ sinh nhiệt lớn hơn tốc độ thoát nhiệt, nên khi hoạt động trao
đổi chất bắt đầu diễn ra thì nhiệt độ trong đống ủ cũng tăng dần lên, như biểu diễn trên
hình 8.3.

Hình 8.3 . Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình ủ đống trộn.

Đồ thị biểu diễn nhiệt độ theo thời gian trong đống ủ ở hình 8.3 cho thấy bốn giai đoạn:
tiềm phát, logarit, cân bằng và giảm. Giai đoạn tiềm phát này trùng hợp với sự thích ứng
của vi sinh vật trong đống ủ. Sau đó nhiệt độ tăng lên với tốc độ logarit cho tới khi đạt
giá trị cực đại, giữ nguyên giá trị ấy một thời gian rồi giảm xuống.

Nếu nhiệt độ đống ủ tăng lên đến phạm vi nhiệt độ của bọn ưa nóng ( >45°C ) thì sẽ diễn
ra những thay đổi lớn trong quần xã sinh vật. Những vi sinh vật nào không chịu được

203/261
nhiệt độ cao thì sẽ chết hoặc tạo thành bào tử, còn các vi khuẩn ưa nóng thì được tăng
cường và trở nên chiếm ưu thế. Nếu nhiệt độ được phép tăng lên đến trên 55 hoặc 60°C
thì vi khuẩn ưa nóng bị ảnh hưởng, và hoạt động của chúng sẽ giảm. Thông thường, các
đống ủ được vận hành sao cho nhiệt độ của chúng nằm trong khoảng ưa ấm ( 30 đến
40°C ) hoặc trong khoảng ưa nóng ( 50 đến 60°C ). Việc lựa chọn khoảng nhiệt độ này
hay khác được dựa trên khả năng cung cấp vật liệu dùng làm nguồn nhiệt với chi phí
vừa phải.

Trên đồ thị ở hình 8.3 ta thấy rằng trong những điều kiện đã cho nào đó, nhiệt độ của
đống ủ sẽ giảm xuống sau một thời gian nào đó. Sự giảm nhiệt độ này có liên quan đến
sự giảm cung cấp chất dinh dưỡng và sự giảm tương ứng của hoạt động vi sinh vật. Diễn
biến nhiệt độ như trên hình 8.3 thường được ứng dụng để theo dõi hoạt động bên trong
một đống ủ, nhất là các trường hợp đống ủ xử lý bùn cống. Khi đống ủ nguội đi và nhiệt
độ bên trong nó gần bằng nhiệt độ xung quanh thì có thể coi như những chuyển hóa
mạnh mẽ của quá trình ủ đã kết thúc.

Ngoài ra, một đống ủ còn có những biểu hiện khác chứng tỏ nó đã kết thúc hoạt động
một cách có hiệu quả qua những thay đổi về kết cấu và mùi của nó. Vào lúc quá trình
ủ bắt đầu thì ta thấy mùi khó chịu bốc ra từ bùn cống hoặc phân chuồng được đưa vào
đống ủ làm nguồn nhiệt, còn khi quá trình ủ đã kết thúc thì phân ủ (compost) có mùi
rất giống với mùi của đất vườn. Cấu trúc của hỗn hợp cũng chuyển từ dạng lổn nhổn và
dạng sợi sang dạng mịn và đồng nhất hơn. Những thay đổi về kết cấu và mùi này đều là
kết quả của sự phân hủy sinh học chất hữu cơ.

Cuối cùng, sự chuyển đổi vật chất của đống ủ từ dạng rắn sang dạng khí làm cho kích
thước đống ủ nhỏ đi là một biểu hiện khác nữa chứng tỏ rằng đống ủ đang kết thúc hoạt
động có hiệu quả của mình. Tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ được trộn với đất để đưa
vào đống ủ mà khối lượng của đống ủ có thể giảm khoảng 40% [148].

Bài toán về hiệu suất của một đống ủ

Một đống ủ để xử lý bùn ô nhiễm pyren (pyrene) ở nồng độ 20.000 ppm có trọng lượng
2500 kg. Đống ủ được làm sao cho bùn chiếm 25% khối lượng của hỗn hợp compost.
Quá trình xử lý gồm hai giai đoạn, giai đoạn ủ thuần túy kéo dài 40 ngày và giai đoạn
đảo xới (trong đó đống ủ được đảo xới định kỳ) kéo dài 90 ngày. Nếu thời gian chu kỳ
bán hủy của pyren trong giai đoạn ủ thuần túy là 30 ngày và trong giai đoạn đảo xới là
55 ngày, và nếu khối lượng compost giảm đi được dự tính là 30% trong giai đoạn đảo
xới thì nồng độ cuối cùng của pyren trong đống ủ sẽ là bao nhiêu?

Bài giải

1. Tìm nồng độ pyren có sẵn lúc đầu trong đống ủ:

204/261
1. Tìm sự giảm nồng độ pyren, dựa trên tốc độ phân hủy trong giai đoạn ủ thuần
túy và giai đoạn đảo xới :

- Trong giai đoạn ủ thuần túy:

ln (0,5) = - k (30 ngày)

k = 0,023 mỗi ngày

Sau 40 ngày nồng độ pyren là :

- Trong giai đoạn đảo xới :

ln (0,5) = -k (55 ngày)

k = 0,013 mỗi ngày

Sau 130 ngày, nồng độ của pyren là :

205/261
3. Tìm nồng độ cuối cùng trong đống ủ:

Kết quả này cho thấy sự giảm thực sự nồng độ pyren là không nhiều lắm.

Các kiểu hệ thống ủ đống trộn

Mở đầu

Ba kiểu hệ thống ủ đống trộn được sử dụng rộng rãi là: luống, đống ủ tĩnh, và nồi phản
ứng kín. Các luống và đống đôi khi còn được gọi là các hệ thống mở được dùng rộng rãi
hơn các nồi phản ứng kín.

Trong các hệ thống mở, nguyên liệu cần ủ được chất thành đống trên một nền không
thấm, chẳng hạn bằng bê tông hoặc nhựa đường. Người ta thường đặt một lớp lót bằng
polyetilen (polyethylene) lên trên mặt nền trước khi chất đống nguyên liệu, để đảm bảo
chắc chắn rằng các chất gây ô nhiễm hoàn toàn không rò rỉ xuống đất qau các kẽ nứt có
thể có của nền.

Các hệ thống kiểu luống và kiểu đống ủ tĩnh thì khác nhau nhiều về biện pháp thông khí.
Trong vận hành các luống, người ta thông khí cho chúng bằng cách đảo xới hỗn hợp ủ,
bằng tay hoặc bằng máy. Còn đối với các đống thì người ta áp dụng sự thông khí cưỡng
bức. Một hệ thống các ống dẫn khí có đục nhiều lỗ nhỏ dọc theo thành ống được đặt

206/261
nằm trên nền của đống ủ (hình 8.4), và sự thông khí được thực hiện nhờ áp suất dương
(đẩy không khí qua ống dẫn) hoặc nhờ áp suất âm (tạo chân không trong ống dẫn).

Trong một hệ thống đóng (còn gọi là hệ thống trong bình chứa) thì hỗn hợp ủ được đặt
vào trong một nồi phản ứng đóng kín, trong đó sự trộn và sự thông khí được tiến hành
bằng cách khuấy đảo và thông khí cưỡng bức.

Hình 8.4 . Sơ đồ một đống ủ tĩnh được thông khí

Luống

Đó là kiểu ủ đống trộn đơn giản nhất trong ba kiểu đã nêu ở phần trên đây. Luống là
những đống dài của nguyên liệu đem ủ trên một nền không thấm.

Kích thước của luống có ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất ủ. Để duy trì nhiệt độ cao bên
trong luống thì luống phải đủ lớn, sao cho nhiệt sinh ra do trao đổi chất vượt quá lượng
nhiệt mất đi ở các bề mặt ngoài của luống. Tiết diện ngang của luống càng lớn thì tỷ lệ
bề mặt so với khối lượng càng nhỏ, do vậy lượng nhiệt được giữ trong luống càng nhiều
[151]. Nhiệt độ của luống có thể được khống chế bằng cách đảo xới luống, và thao tác
này cũng còn là một cách để thông khí nữa. Bề rộng của luống thường từ 3 đến 4m, còn
chiều cao thì có thể tới 1,2 hoặc 1,5m [136]. Đôi khi các luống có chiều rộng tới 6m
[131a].

Muốn cho hỗn hợp bên trong luống có cấu trúc đồng nhất hơn, và do đó đạt được sự
phân hủy sinh học tốt hơn thì các nguyên vật liệu dùng để ủ thường phải được trộn kỹ
với nhau trước khi chúng được đổ thành luống hay đống. Sự trộn sơ bộ này là đặc biệt
quan trọng nếu có dùng các chất dinh dưỡng và các chất bổ sung khác cho luống ủ. Các
chất dinh dưỡng và các chất bổ sung hòa tan có thể được đưa vào luống cùng với nước
bổ sung để đảm bảo một sự phân bố đồng đều bên trong luống. Nếu chất dinh dưỡng
được đưa vào cùng với nước tưới thì có thể bị hạn chế do sự di chuyển của chất lỏng
trong khối chất được ủ.

Đôi khi nguyên liệu đem ủ được trải đều thành các lớp, sau đó được trộn với nhau để
tạo thành luống. Ví dị tại căn cứ không quân Seymour Johnson ở Bắc Carolina, một hệ
thống luống được thiết lập gồm 5 lớp. Một lớp gồm mảnh vụn cây và cỏ được đặt ở đáy
của luống để bảo vệ nền kín khỏi bị hư hại do các máy móc nặng ở phía trên. Một lớp
đất ô nhiễm được đổ lên trên đó, rồi tiếp theo là một compost, và sau đó là một lớp phân
gà tây được dùng làm nguồn nhiệt. Lớp compost chiếm khoảng 10% khối lượng đống
(luống), còn lớp phân gà chỉ chiếm khoảng 5%.

Thông khí cho luống

Biện pháp thông khí nào sẽ được áp dụng cho luống ủ, điều đó chi phối phần nào
kích thước của luống sắp xây dựng. Việc trộn bằng máy là phổ biến, trong đó sử dụng

207/261
máy ………………..……...(front-end loader) hoặc máy …………..……(turner). Máy
………………………….là không đắt bằng máy kia, nhưng hiệu quả trộn phụ thuộc vào
thời gian mà người vận hành máy dùng để trộn đều luống. Còn máy .......................thì
có khả năng leo lên luống để đảo và trộn trong lúc nó di chuyển theo chiều dài luống, do
vậy kết quả trộn và thông khí là tốt hơn.

Việc đảo xới nhằm mục đích trước hết là thông khí cho luống ủ, sau đó có thể là kết hợp
với việc làm thoát nhiệt để giảm nhiệt độ của luống. Do vậy, tùy theo mục đích của việc
đảo xới mà tần suất đảo xới là khác nhau. Sơ đồ phân bố nhiệt độ trong luống được trình
bày trên hình 8.5. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các phần trong luống ủ và kích thước của
mỗi phần phụ thuộc phần nào vào tần suất đảo xới. Việc đảo xới góp phần làm thay đổi
sơ đồ phân bố nhiệt trên đây, sao cho những lớp ngoài vốn có nhiệt độ thấp sẽ được đảo
vào bên trong có nhiệt độ cao hơn

Hình 8.5. Sơ đồ sự phân bố nhiệt độ thường thấy bên trong một luống ủ

Một lợi ích nữa của việc đảo xới là góp phần trộn đều các chất gây ô nhiễm với các chất
bổ sung vào đất, do đó chúng được cung cấp tốt hơn cho các vi sinh vật phân hủy.

Tần suất đảo xới luống, theo U.S.EPA [176] là mỗi ngày một lần, còn theo Seller và
cộng sự [168] thì chỉ là một tháng một lần, thậm chí không cần đảo xới suốt quá trình ủ.

Những luống hoặc đống không được đảo xới đôi khi được coi là có sự thông khí thụ
động để duy trì điều kiện hiếu khí. Sự thông khí thụ động là kết quả của sự chênh lệch
nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài luống hoặc đống ủ : do sự chênh lệch này mà có
dòng thông khí đối lưu vào và ra khỏi luống hoặc đống ủ. Sự thông khí như vậy phụ
thuộc vào độ xốp của luống hay đống ủ (khoảng rỗng chứa không khí) và vào độ sâu
của đống ủ, như nêu trong hình 8.6. Lớp ngoài cùng do tiếp xúc với khí quyển nên có
nồng độ oxy cao hơn so với lớp sâu nhất – nơi thiếu oxy nhất. Nếu luống ủ hoặc đống ủ
có kích thước quá lớn thì oxy khuyếch tán xuyên qua các lớp ngoài sẽ bị tiêu dùng hết
trước khi nó có thể tới các lớp sâu phía trong.

Hình 8.6. Sự phân bố oxy bên trong một luống ủ không được đảo xới thường xuyên.

Khả năng khuyếch tán rất hạn chế của oxy vào bên trong một đống ủ lớn như vừa trình
bày, có thể thấy rất rõ trong một xử lý ở quy mô đồng ruộng sau đây [130]. Trong xử lý
này, một luống rộng 12m, cao 2,5m, và dài 26m, được xây dựng để xử lý đất ô nhiễm
etylbenzen (ethylbenzene), styren (styrene), và những hydrocacbon khác của dầu mỏ.
Để tăng cường sự thông khí thụ động, người ta đặt bốn ống dẫn không khí trên nền của
luống, và thêm ba ống nữa vùi vào luống ở độ sâu 1,5m tính từ bề mặt luống. Sau đó,
phủ luống bằng một lớp vỏ bào dầy 20mm. Sau 168 ngày xử lý, nồng độ của cả hai
chất này đã giảm từ mức cao là 2.190 và 365 ppm, theo thứ tự, xuống còn dưới 1ppm, ở
bên trong lớp 80cm trên cùng. Nồng độ tổng của các hydrocacbon đã giảm từ mức cao

208/261
30.000 ppm xuống gần 1000 ppm ở cùng độ sâu. Tuy nhiên ở những độ sâu quá 80cm
thì nồng độ chất gây ô nhiễm giảm không đáng kể. Nhiệt độ trung bình của luống trong
những tháng mùa đông lạnh là 15°C trong khi nhiệt độ của không khí xung quanh luống
là dưới -10°C. Như vậy, các kết quả này dường như cho thấy rằng oxy chỉ khuyếch tán
vào đến lớp trên cùng của luống.

Che phủ các luống

Thông thường, các luống ủ được làm ở ngoài trời nên cần phải che phủ chúng để duy trì
nhiệt độ bên trong, giảm thiểu sự bào mòn do gió, và ngăn cản sự bão hòa nước mưa.
Mưa còn nguy hiểm ở chỗ, nước chảy ra từ các luống hoặc đống bị mưa thì có chứa các
chất gây ô nhiễm. Các lớp che phủ cũng cần thiết nếu có nguy cơ về sự lan tỏa vác VOC
độc hại. Chỉ trong những trường hợp các luống được làm bên trong các nhà kho hoặc
các kiến trúc tương tự (tận dụng) thì mới không cần che phủ luống.

Vật liệu che phủ luống thường là vật liệu tổng hợp, như polyetylen dầy, hoặc vật liệu
hữu cơ, như vỏ bào hoặc compost.

Đống ủ tĩnh

Đống ủ tĩnh khác với luống ủ ở biện pháp thông khí cho nó. Ở đây, vật liệu đem ủ được
chất bên trên một hệ thống ống dẫn khí có đục nhiều lỗ nhỏ ở thành và thông với máy
nén khí hoặc máy hút chân không. Như vậy sự thông khí cho đống ủ tĩnh có thể đạt được
nhờ áp suất dương (thông khí cưỡng bức) hoặc áp suất âm (tạo chân không).

Người ta ưa dùng áp suất âm vì theo cách này thì sự lan tỏa của các chất bay hơi được
giảm thiểu và các khí ra khỏi hệ thống có thể được xử lý riêng rẽ (xem chương 10) hoặc
được oxy hóa có xúc tác. Việc tái tuần hoàn khí thoát ra cũng có thể có hiệu quả, trong
đó đống ủ tĩnh, chính nó, đóng vai trò của một màng sinh học. Tuy nhiên sự thông khí
theo kiểu áp suất âm có thể không được dùng ở những vùng có khí hậu quá lạnh. Không
khí lạnh bị hút vào trong đống ủ tĩnh sẽ làm giảm nhiệt độ trong đó, nhất là ở những
lớp ngoài. Trong khi đó thì xử lý theo kiểu áp suất dương làm cho đống ủ nóng lên, do
không khí nén đưa vào đó đã bị nóng lên rồi.

Đống ủ tĩnh thường có kích thước lớn hơn luống ủ vì nó được thông khí không cần đảo
xới. Thông thường, các đống ủ tĩnh có chiều cao tới 3m (bảng 8.6), có khi cao tới 6m
[136]. Những đống ủ cao vài mét đôi khi được gọi là các đống ủ sinh học (biopiles)
(hình …). Trong các đống ủ lớn thì hệ thống ống dẫn có thể được đặt ở những độ cao
nào đó (thay vì đặt ở đáy), để đảm bảo sự thông khí, sự cung cấp độ ẩm và cung cấp chất
dinh dưỡng. Những đống ủ nhỏ hơn thì thường được tưới nước nhờ các ống dẫn hoặc
vòi nước đặt ở bề mặt ngoài của đống.

Bảng 8.6. Các đặc tính của đống ủ tĩnh trong một số công trình xử lý

209/261
Kích
thước
đống ,
m
Rộng Cao Dài
Vật
liệu Kiểu
Nhận
che thông Tài liệu
xét
phủ/ khí
lót
Đống ủ được cấy mốc đỏ
30 2 50 Lót, HDPE Dương 154
trắng
Phần che phủ có khung
16,5 2,4 16,5 HDPE 9mm Âm 163
PVC
Ống dẫn được vùi ở độ
9,1 3,0 24,4 3 lớp chất dẻo 6mm Âm cao 1,2 và 2,1m, và đặt 168
cạnh các ống hút hơi
5,5 1,6 9,1 Mùn cưa Âm 177
Lớp vỏ bào 0,3m, rồi 75% của khí ra được tái
12 2,5 26 lớp phủ trên cùng Âm tuần hoàn vào trong 130
bằng PE dầy 20mm đống ủ.

Hình … Các đống ủ sinh học để xử lý khoảng 15.200 m3 đất ô nhiễm hydrocacbon từ
các bể chứa ngầm [243]

Thông khí cho đống ủ tĩnh

Dòng không khí đi vào đống ủ tĩnh không những là nguồn oxy mà còn góp phần khống
chế nhiệt độ của đống ủ. Vì thế việc đặt các ống dẫn có đục lỗ và lựachọn tốc độ thông
khí được coi là những yếu tố thiết kế quan trọng trong xử lý theo hình thức đống ủ tĩnh.
Các ống dẫn ở nền đống ủ luôn luôn được vùi vào một lớp vật liệu có độ thấm cao như
sỏi, cát, vỏ bào, hoặc compost. Trên hình 8.4a và 8.6a cho chúng ta thấy các ống dẫn
đang được lắp đặt trên nền các đống ủ.

Hình 8.4a. Chuẩn bị nền cho một đống ủ sinh học để xử lý đất ô nhiễm hydrocacbon
dầu mỏ. Một mạng lưới các ống dẫn vùi được lắp đặt để cung cấp oxy cho các vi sinh
vật phân hủy.

210/261
Hình 8.6a. Hệ thống thông khí cho các đống ủ sinh học ở một nhà máy lọc dầu. Các
ống dẫn khí được có lớp bọc ngoài để ngăn ngừa rò rỉ và giữ nhiệt trong thời tiết lạnh.

Tốc độ thông khí khi vận hành đống ủ phải phù hợp với hoạt động vi sinh vật đang diễn
ra trong đống. Khi quá trình xử lý bắt đầu và hoạt động vi sinh vật tăng tốc, nhu cầu oxy
là cao, nhiệt độ tăng tương đối nhanh, thì cần thông khí với tốc độ lớn. Còn khi quá trình
xử lý diễn ra, nồng độ các chất hữu cơ giảm, hoạt động vi sinh vật giảm, nhu cầu oxy
giảm, nhiệt độ giảm, thì cũng phải giảm tốc độ dòng không khí.

Có ba kiểu thông khí cho đống ủ tĩnh, tùy theo tốc độ thông khí [160]:

a, Tốc độ cố định

Theo kiểu này, tốc độ thông khí là không đổi, và người ta khống chế lượng không khí đi
vào đống ủ theo một chế độ bật-tắt cố định. Ví dụ, cho máy thông khí hoạt động trong 6
phút rồi cho dừng trong 18 phút. Nhược điểm chính của phương pháp này là đống ủ có
thể bị thông khí quá mức , do đó cũng bị làm nguội đi, lúc bắt đầu xử lý - khi hoạt động
vi sinh vật chưa mạnh; và có thể bị thông khí chưa đủ, về sau - khi hoạt động vi sinh vật
và do đó nhiệt độ đống ủ đạt mức cực đại.

b, Tốc độ thay đổi

Theo kiểu này, tốc độ thông khí lúc bắt đầu xử lý được duy trì ở mức độ cao, sau đó
giảm dần (hàm bậc thang) theo thời gian. Phương pháp này khó áp dụng vì phải theo dõi
hàng ngày, và do vậy ít được dùng nhất.

c, Thông khí tự động

Người ta lập chương trình cho máy tính để điều chỉnh tự động phù hợp với các trị số
nhiệt độ đo được.

Che phủ cho đống ủ tĩnh

Việc che phủ có những tác dụng tốt như đã nói trước đây, nhưng cũng cản trở dòng
không khí đi vào đống ủ tĩnh, nhất là trường hợp của những tấm che phủ không thấm
như plastic hoặc HDPE. Khi ấy cần phải có các biện pháp sao cho không khí có thể xâm
nhập đống ủ để bù lại phần đã bị rút đi. Các ví dụ về những biện pháp ấy là:

• Tạo những chỗ hở hoặc khe hở ở tấm che phủ. Tuy nhiên, như thế chỉ tạo được
sự di chuyển không khí theo từng đoạn ngắn ở những chỗ hở, còn ở phần
không hở thì không có dòng không khí nào được tạo ra. Để khắc phục nhược
điểm này, Peterson và cộng sự [163] đã dùng một hệ thống khung đỡ bằng
PVC để giữ tấm phủ ở độ cao khoảng 15-70cm bên trên bề mặt đất. Vấn đề

211/261
khác lại nảy sinh từ đó là hệ khung đỡ này khá yếu, nó có thể bị võng xuống,
làm cho nước đọng ở trên tấm phủ, và rồi tấm phủ sẽ bị rách.
• Cho phép một dòng không khí thụ động đi vào trong đống ủ bằng cách đặt
những ống PVC có khe hở vùi vào trong đống, mà những ống này thông với
khí quyển bên ngoài, hoặc đặt một lớp sỏi giữa các tầng trong đống ủ, để tạo
một lớp cho không khí đi vào.
• Cho phần không khí ở dòng ra từ đống ủ quay trở lại đống ủ, đồng thời bổ sung
không khí mới.

Hiệu quả của ba kỹ thuật trên đây cũng như những nhược điểm của chúng không được
đề cập nhiều trong các tài liệu.

Nồi phản ứng kín

Đó là những bể chứa kín trong đó diễn ra quá trình xử lý được kiểm soát gần như hoàn
toàn. Các nồi phản ứng này thường có các bộ phận khuấy trộn thường xuyên hoặc liên
tục chất thải cần xử lý, và do đó được gọi là các trống xoay (quay), các bể trộn, hoặc
các buồng trộn, tùy theo cấu trúc của chúng. Việc khuấy trộn làm cho các chất ô nhiễm
đích được phân bố tốt hơn trong lòng khối hỗn hợp xử lý và cải thiện sự tiếp xúc giữa vi
sinh vật với các hóa chất, do đó tăng cường khả năng phân hủy sinh học [148]. Các nồi
phản ứng kín cũng cho phép kiểm soát tốt hơn sự phát thải không khí. Các chất hữu cơ
bay hơi, cũng như các mùi độc hại, được chứa, và có thể được hồi lưu hoặc được xử lý
riêng. Vì rằng khối hỗn hợp xử lý trong nồi không tiếp xúc với khí quyển bên ngoài nên
sự mất nhiệt được giảm thiểu, và sự khống chế nhiệt cũng như cung cấp oxy có thể đạt
được bằng cách thông khí cưỡng bức. Đồng thời môi trường đóng kín ấy cũng cho phép
duy trì độ ẩm tối ưu, loại bỏ sự rò rỉ do thấm lọc, do đó tránh được sự ô nhiễm cho đất
và nước ngầm trong vùng xử lý.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ủ đống trộn

Ưu điểm

• Cần ít năng lượng


• Thải ra ít bùn và nước thải
• Có thể áp dụng để xử lý hầu hết chất hữu cơ
• Ít bị ảnh hưởng của nồng độ tương đối cao của kim loại
• Thời gian lưu giữ, tức thời gian phân hủy, ngắn hơn nhiều so với của xử lý tại
chõ hoặc của xử lý theo phương pháp làm đất, ví dụ hàng tuần so với hàng
tháng [167]
• Đòi hỏi ít diện tích hơn so với làm đất
• Hạn chế được sự ô nhiễm nước [174]
• Rẻ hơn nhiều so với các phương pháp không sinh học, ví dụ thiêu đốt, và công
nghệ cũng dễ áp dụng hơn

212/261
Nh ư ợc điểm

• Đòi hỏi cao về duy tu, bảo dưỡng


• Mức độ lan tỏa không khí cao

Cả hai đặc điểm này là do nhiệt độ cao của đống ủ chi phối. Tuy vậy, sự lan tỏa không
khí ở đây dễ kiểm soát hơn so với trong phương pháp làm đất.

• Cần theo dõi chặt chẽ độ ẩm để duy trì hoạt động vi sinh vật ở mức tối ưu. Đó
cũng là do nhiệt độ cao của đống ủ, và do sự thông khí định kỳ.

8.4. …………………………………..

Một nghiên cứu đồng ruộng được tiến hành tại Nhà máy vũ khí ở Louisiana để đánh
giá phương pháp ủ đống trộn với tư cách là một công nghệ trong xử lý bùn hồ bị ô
nhiễm các chất nổ [177,178]. Các chất ô nhiễm bao gồm TNT (2,4,6-trinitrotoluen),
HMX (octahydro-1,3,5,7-tetranitri-1,3,5,7-tetraazocin), RDX (hexahydro-1,3,5-trinitro-
1,3,5-triazin), và tetryl (N-metyl-N,2,4,6-tetranitroanilin).

Để chuẩn bị hỗn hợp ủ, bước đầu tiên là trộn đều (đồng nhất hóa) bùn ô nhiễm và xác
định nồng độ của các chất nổ gây ô nhiễm. Kết quả cho thấy bùn này chứa 56.800 mg
TNT/ kg, 17.900 mg RDX/ kg, 2.390 mg HMX/ kg, và 650 mg teryl/ kg.

Sau đó các chất độn và các nguồn nhiệt được đưa vào và trộn đều với bùn. Thành phần
của hỗn hợp cuối cùng, theo trọng lượng, là: 24% bùn ô nhiễm, 10% cỏ linh lăng, 25%
rơm ổ gia súc (rơm/phân), và 41% thức ăn ngựa. Môt lượng nhỏ phân vô cơ cũng được
đưa vào để cung cấp nitơ và phôtpho cho sinh vật. Tỷ lệ C:N trong thiết kế là 30:1. Mỗi
đống ủ có khối lượng khoảng 26,6 m3 và trọng lượng khoảng 4.400 kg. Mùn cưa, vỏ
bào, và rơm bó được dùng làm lớp phủ và lớp nền.

Hai đống ủ tĩnh được xây dựng trên những nền bê tông có gờ rãnh thoát nước. Nước rỉ
thoát ra, nếu cần, được đưa trở lại đống ủ để điều chỉnh độ ẩm. Mỗi đống ủ được che
phủ riêng bằng một cấu trúc mở về phía bên để chống mưa và chống thấm xuống dưới.
Một ống bễ với các cánh quạt tỏa tròn được nối với hệ thống ống PE đục lỗ dùng để hút
không khí qua đống ủ, có tác dụng chống nổ. Một rơle thời gian được lập trình và một
hệ thống báo phản hổi nhiệt độ được dùng để kiểm tra sự tuần hoàn khí do ống bễ, và
kiểm tra nhiệt độ trong đống ủ.

Một trong hai đống ủ được giữ ở nhiệt độ khoảng 35°C (khoảng của vi sinh vật ưa ấm),
còn đống kia ở 55°C (khoảng của vi sinh vật ưa nóng). Hai cặp nhiệt độ cũng được dùng
để theo dõi nhiệt độ bên trong đống ủ. Một cặp được đặt ở đầu chót của đống ủ tiếp giáp
với ống bễ, còn cặp kia được đặt ở giữa đống ủ, bên cạnh nhiệt điện trở kiểm soát sự
tuần hoàn khí của ống bễ.

213/261
Thời gian hoạt động của hai đống ủ là 153 ngày, với 9 lần lấy mẫu ở các thời điểm khác
nhau để xác định nồng độ các chất gây ô nhiễm. Các mẫu được lấy từ phần trung tâm
đống ủ, ít nhất tại ba điểm khác nhau dọc theo chiều dài đống, ở mỗi lần lấy mẫu. Độ ẩm
trong các đống thay đổi trong khoảng từ 25 đến 56% trọng lượng. Người ta nhận thấy
rằng mỗi khi độ ẩm hạ xuống tới dưới 35% thì nhiệt độ hạ xuống đáng kể. Do vậy, nước
được thêm vào mỗi khi độ ẩm giảm xuống tới dưới 40%. Trong thời gian thí nghiệm,
các đống ủ được dỡ ra, làm ẩm trở lại, và trộn lại, ba lần.

Kết quả

Các kết quả thu được từ công trình xử lý này được tóm tắt như sau:

• Hiệu quả xử lý (mức độ giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm) ở nhiệt độ của vi
sinh vật ưa nóng cao hơn nhiều so với ở nhiệt độ của bọn ưa ấm. Tổng lượng
các chất nổ trong “đống ưa nóng” giảm từ mức 17.870 (tính trung bình) xuống
còn 74 mg/kg, còn ở “đống ưa ẩm” là từ 16.460 xuống còn 326 mg/kg.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng các trị số này chỉ phản ánh nồng độ các chất gây ô nhiễm trong
phần có thể chiết rút, chứ không thể tính được trong phần được hấp phụ vào mạng lưới
chất thô của đống ủ hoặc được gắn vào các chất mùn trong đó. Ngoài ra, sự bay hơi
không thể được coi là một sự loại bỏ các chất gây ô nhiễm do áp suất hơi thấp của chúng

• Đã theo dõi sự tạo thành các sản phẩm đặc hiệu từ TNT, và thấy rằng nồng độ
các sản phẩm này tăng gấp 6 lần trong vài tuần lễ đầu tiên, sau đó giảm tới mức
rất thấp ở cuối quá trình xử lý.
• Có những biến đổi về cảm quan của khối chất trong đống ủ. Nhìn bằng mắt
thường thì nhận thấy ở đống ủ đã biến đổi nhiều trong thời gian xử lý. Khi mới
bắt đầu trộn, đống ủ trông như có kết cấu thô và dạng kết cấu là dạng sợi, đồng
thời có mùi của phân chuồng. Vào lúc kết thúc thực nghiệm, nó trông như …
và có mùi như đất mùn.

Câu hỏi suy luận

• Vì sao anh/chị nghĩ rằng nhiệt độ trong đống ủ giảm khi độ ẩm giảm?
• Vì sao anh/chị nghĩ rằng sự loại bỏ chất gây ô nhiễm trong “đống ưa nóng” là
mạnh hơn trong “đống ưa ẩm”?
• Bình luận về sự biến động các sản phẩm của sự chuyển hóa trong quá trình xử
lý.

214/261
Xử lý sinh học pha khí
Mở đầu

Xử lý sinh học pha khí có thể được áp dụng đối với các khí thải ra từ các quá trình xử lý
đất, xử lý nước ngầm, xử lý nước thải, và từ các hoạt động công nghiệp, nếu chúng có
chứa các chất gây ô nhiễm có khả năng bị phân hủy sinh học như: những hydrocacbon
dầu mỏ, các dung môi halogen hóa và không halogen hóa, các sulfua ( ví dụ H2S), và
amoniac.

Các chất gây ô nhiễm cần phải được chuyển vào pha lỏng để vi sinh vật có thể chuyển
hóa chúng. Như vậy xử lý sinh học pha khí bao gồm ba bước: sự chuyển chất gây ô
nhiễm dạng khí vào pha lỏng, sự chuyển chất lỏng này vào tế bào vi sinh vật, và sự phân
hủy chất này nhờ vi sinh vật.

Mặc dù có thể xử lý ph khí theo hai kiểu: kiểu sục khí qua một huyền sịch vi sinh vật,
và kiểu dùng một tầng lọc, nhưng kiểu sau được áp dụng nhiều hơn.

- Kiểu sục khí qua huyền dịch: được ứng dụng hầu như bằng cách kết hợp với việc dùng
không khí ô nhiễm để thông khí vào hệ thống bùn hoạt tính của xử lý nước thải . Trong
những trường hợp như vậy, việc xử lý các chất gây ô nhiễm dạng khí chỉ là một công
việc kết hợp với xử lý nước thải chứ không phải là công việc được thực hiện trong một
hệ thống thiết kế riêng.

- Kiểu xử lý bằng một tầng lọc: đây là kiểu xử lý sinh học thực sự với các chất gây ô
nhiễm ở dạng khí. Các hệ thống tầng lọc được chế tạo lần đầu đã được dùng để khống
chế mùi ở các trạm xử lý nước thải [205, 230, 231].

Tùy theo chất liệu dùng làm tầng lọc và theo sự cải tiến dần các hệ thống tầng lọc mà
chúng có tên gọi và tác dụng khác nhau như sau:

+ Các lọc với tầng lọc bằng đất (soil filters): đó là những hệ thống lọc với tầng lọc đầu
tiên được dùng bằng đất, có tốc độ dòng khí đi qua (m3/ m2. giây) tương đối thấp.

+ Các lọc sinh học (biofilters): rất giống với các hệ thống lọc bằng tầng lọc dùng để xử
lý nước thải. Những lọc sinh học này khác chủ yếu ở chỗ các chất gây ô nhiễm đi qua
nó là dạng khí chứ không phải dạng dạng lỏng, và khi những lọc này vận hành thì không
có một pha lỏng chuyển động.

+ Các lọc chảy giọt sinh học (biotrickling filters): đó là sự cải tiến các lọc sinh học nói
trên, theo đó những hệ thống lọc pha khí được cung cấp chất dinh dưỡng lỏng bằng cách
phun từ phía đỉnh cột lọc, và dòng này được tái tuần hoàn liên tục [209, 235, 236].

215/261
+ Tháp lọc khí sinh học (bioscrubber): đó là sự cải biến công nghệ lọc sinh học cơ sở,
theo đó, một huyền sịch vi sinh vật được phun từ phía trên tầng lọc, được thu lại ở đáy,
và được hồi lưu vào một nồi phản ứng sinh học có huyền dịch vi sinh vật đang sinh
trưởng [216].

Những ưu điểm quan trọng của các hệ thống lọc sinh học so với các hệ thống khác kiểm
soát sự ô nhiễm không khí là: chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp, đòi hỏi ít năng
lượng, và không có các chất thải và các sản phẩm phụ cần được xử lý tiếp hoặc thải bỏ.

Mặc dù mục đích của các hệ thống thông thường dùng cho việc loại bỏ VOC khỏi các
dòng chất thải là kiểm soát sự ô nhiễm do pha khí gây ra, nhưng chính mỗi hệ thống lại
sinh ra một dòng chất thải đòi hỏi được xử lý hoặc thải bỏ. Trong bảng 10.1 có tóm tắt
các công nghệ hiện đại về khống chế chất hữu cơ dễ bay hơi, với các chất thải và sản
phẩm phụ sinh ra, các chi phí về năng lượng cũng như những hạn chế của chúng.

Bảng 10.1. So sánh các công nghệ kiểm soát chất gây ô nhiễm dạng khí

Chi
Công phí
Các chất thải/ Sản phẩm phụ Nhận xét
nghệ năng
lượng
Cacbon hoạt tính hết tác dụng (các Vừa Sự phát thải khí ở mức thấp
hệ thống tái sinh được cacbon này phải đến vừa phải, với các chất
Hấp phụ
thường được dùng kết hợp với sự đến có trọng lượng phân tử
ngưng tụ và sự thiêu đốt) cao khoảng từ 45 đến 130.
Các chất thải chỉ giới hạn ở
Vừa nhóm các hợp chất hòa tan
Hấp phụ Nước thải, bùn hóa chất
phải (ví dụ H2S, axeton,
metanol).
Hiệu suất ổn định, nếu thực
Oxy hóa NOx, CO, HCl, các chất hữu cơ độc
Cao hiện với đủ thời gian, nhiệt
bằng nhiệt tiềm tàng.
độ, và sự khuấy trộn tốt.
Oxy hóa
Vừa
có xúc tác H2S, HCl, hoặc vật chất
NOx, CO, HCl, các chất hữu cơ độc phải
(thiêu đốt dạng hạt có thể phá hủy
tiềm tàng. tới
có xúc chất xúc tác.
cao
tác)
Các chất không bị phá hủy; tuy
Ngưng tụ nhiên, có thể từ đây thu được các Cao ít chất có nồng độ cao.
sản phẩm khác.

216/261
Các chất thải ra có khả
Lọc sinh Môi trường compost, được thải ra năng bị phân hủy sinh học,
Thấp
học cứ 2- 5 năm một lần. có nồng độ từ thấp đến vừa
phải.
Thấp Các chất thải ra có khả
Lọc chảy
Các vật liệu tổng hợp, dòng tế bào đến năng bị phân hủy sinh học,
giọt sinh
thải ra có tốc độ thấp. vừa có nồng độ vừa phải đến
học
phải cao.

Các bộ phận lọc sinh học (biofilters)

Cấu trúc và nguyên lý hoạt động

Các lọc sinh học là những nồi phản ứng có một tầng lọc được nhồi hoặc nén chặt mà
qua đó không khí cần xử lý được thổi qua hoặc hút qua, và trên đó có các tập đoàn vi
sinh vật sinh trưởng thành những màng mỏng sinh học (biofilms). Ba loại cấu hình cơ
bản của các lọc sinh học được mô tả trên hình 10.1.

Hình 10.1. Ba loại cấu hình chủ yếu của các lọc sinh học.

Các biofilm được cấu thành từ nhữn tế bào vi sinh vật (mà chủ yếu là vi khuẩn), các
polysaccarit ngoại bào, và nước liên kết. Một màng chất lỏng phải tồn tại xung quanh
các vi sinh vật vì chúng thu nhận toàn bộ chất dinh dưỡng cho mình từ pha lỏng. Người
ta chưa biết rõ liệu có cần thêm một lớp nước nữa trong biofilm để duy trì điều kiện
thích hợp cho biofilm hoạt động, hay không. Tuy nhiên, trong các lọc sinh học thông
thường, vận hành ở độ ẩm 50- 60% treo trọng lượng, thì các màng chất lỏng là rất mỏng.
Vì rằng compost được nhồi vào tầng lọc thường có tỷ diện từ 6 đến 10 m2/g nên các
màng chất lỏng sẽ có độ dầy từ 0,5 đến 5 àm.

Một hệ thống xử lý nhờ lọc sinh học thường bao gồm bộ phân lọc sinh học và các bộ
phận khác như máy thổi khí hoặc hút khí, máy làm ẩm, và đôi khi có thêm bộ phận chứa
cacbon hoạt tính dạng hạt (GAC), như minh họa trên hình 10.2. Ngoài ra, cũng thường
có thêm một bộ phun điều khiển bằng tay, phun nước thành sương trực tiếp lên vật liệu
nhồi. Thay vì bộ phun nước trực tiếp, đó có thể là một ống xoắn (“ruột gà”) làm nguội
bớt nhiệt độ của khí ra và làm ngưng tụ độ ẩm ở dạng hơi rồi đưa trở lại vào tầng lọc.

Hình 10.2. Các bộ phận của một hệ thống sinh học: bơm đẩy khí, phòng làm ẩm, bộ
phận lọc sinh học, và bộ phận hấp phụ bằng GAC.

Các lọc sinh học hoạt động theo kiêu hút dường như có tác dụng phân bố dòng tốt hơn
kiểu đẩy. Tuy nhiên, những sự giảm áp suất thường là dưới 10 mm H2O cho mỗi m vật
liệu nhồi, và sự tổn thất áp suất qua chính tầng lọc thường không gây ra vấn đề gì trừ phi

217/261
sự tích lũy sinh khối do nạp nhiều vật liệu hữu cơ làm tắc những khe hở nhỏ giữa các hạt
của vật liệu nhồi. Sự giảm áp suất không nhiều có thể gây ra những vấn đề về sự phân
bố dòng không khí. Những thất thoát về áp suất trong dòng khí từ dưới lên của các bộ
phận xử lý và trong dòng khí từ trên xuống của lọc sinh học có thể dẫn đến những khác
nhau đáng kể về áp suất và các bộ phận hoạt động theo kiểu áp suất âm đã ngừng hoạt
động do độ chân không lớn. Việc chọn tốc độ dòng khí nào để vận hành thì tùy thuộc
vào các chất ô nhiễm cần loại bỏ, nhưng thông thường thì tốc độ ấy là từ 1 đến 2 m3/m2.
phút, căn cứ trên tổng tiết diện ngang.

Xử lý pha khí bằng lọc sinh học được áp dụng ở quy mô lớn hầu hết để khống chế những
mùi khó chịu, nhưng cũng ngày càng được dùng để loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi. Với sulfua, có thể xử lý được ở các nồng độ từ dưới một đến vài trăm ppm. Với các
chất hữu cơ dễ bay hơi, cũng có thể xử lý có kết quả các khoảng nồng độ tương tự. Có
thể đạt được những tốc độ nạp chất hữu cơ tới 4g cacbon/m2.phút, tức khoảng 10 lần lớn
hơn so với tốc độ nạp vào các lọc chảy giọt tốc độ cao có tầng lọc bằng đá dùng trong
xử lý nước thải.

Công nghệ sinh học đã trải qua khoảng năm chục năm phát triển. Lúc đầu, vào thập kỷ
1950 nó được dùng để khống chế mùi tại các trạm xử lý nước thải, các trạm xử lý đất
theo phương pháp ủ đống, và trong các quá trình công nghiệp [205]. Sau đó nó được
phát triển thành một công nghệ mới để kiểm soát sự phát tán các chất hữu cơ dễ bay hơi
, và được chấp nhận vào thập kỷ 1990. Các dòng khí gây ô nhiễm này có nồng độ thấp
của các chất hữu cơ bay hơi tương đối dễ tan và có khả năng bị phân hủy sinh học thì rất
phù hợp để xử lý bằng lọc sinh học.

Sự lọc sinh học có thể được kết hợp với phương pháp hút hơi từ đất (SVE) hoặc với
sự hút hết không khí của nước ngầm, nhằm phục hồi sinh học một địa điểm ô nhiễm.
Những nghiên cứu mới đây về các hệ thống lọc sinh học, ở quy mô phòng thí nghiệm
và quy mô sản xuất, được tóm tắt trong bảng 10.2. Công nghệ này còn có tiềm năng ứng
dụng trong các lĩnh vực khác bao gồm các ngành sản xuất như hóa học, dược, giấy, dệt,
polyme, chất dẻo, công nghiệp in, các quá trình trang phủ bề mặt, cũng như trong ngành
khai thác dầu mỏ và lọc dầu.

218/261
Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến sự lọc sinh học các chất hữu cơ bay hơi

Ghi chú: CM- clorometan, EtBZ- etylbenzen, MEK- metyl etyl keton, MIK- metyl
isobutyl keton, DCM- diclorometan, BZ- benzen, TOL- toluen, XYL- xylen, TCE-
tricloroetan, TCM- triclorometan.

Sự lọc sinh học đối với các nhóm chất gây ô nhiễm khácnhau

Các nhóm chất gây ô nhiễm được phân loại ở đây liên quan đến lọc sinh học bao gồm:
các chất vô cơ, các chất hữu cơ ưa nước, và các chất hữu cơ kỵ nước.

Các chất vô cơ

- H2S: Đó là chất gây ô nhiễm vô cơ chủ yếu, nó tan hoàn toàn trong nước và dễ dàng
được hấp thụ vào pha lỏng. Sản phẩm chủ yếu của sự phân hủy sinh học H2S là H2SO4.

219/261
Tại các vùng phản ứng của các bộ lọc sinh học xử lý H2S có thể có pH cực kỳ thấp
(trường hợp xuống tới khoảng 1 cũng không hiếm) và có thể xảy ra sự ăn mòn nghiêm
trọng. Các vi khuẩn oxy hóa sulfua hoạt động tốt ở các trị số pH thấp nhưng sự tích
lũy lâu dài axit cuối cùng cũng hạn chế hiệu suất của quá trình xử lý. Để khắc phục trở
ngại này thì có thể áp dụng những cải biến của lọc sinh học, như lọc sinh học chảy giọt
(biotrickling filters) và tháp lọc khí sinh học (bioscrubbers) trong đó axit được loại bỏ
khỏi bộ phận xử lý trong một dòng chất lỏng.

- Các khí amoniac, NO, và N2O: Cũng có thể được loại bỏ bằng sự lọc sinh học. Sự
oxy hóa amoniac cũng dẫn đến sự tạo thành một axit, như trường hợp của H2S. Khác
với vi khuẩn oxy hóa sulfua, các vi khuẩn nitrat hóa không hoạt động tốt ở pH dưới 6,5.
Bởi vậy cần phải khống chế pH trong các hệ thốn xử lý amoniac. Về phần các khí NO
và N2O (gọi chung là NOx), sự oxy hóa chúng trong một lọc sinh học ở quy mô phòng
thí nghiệm đã được công bố, nhưng với tốc độ loại bỏ rất thấp [206]. Phương pháp sinh
học có triển vọng nhất để loại bỏ NOx ra khỏi các dòng không khí là sự phản nitrat hóa
(denitrification) [203, 204, 210]. Sự khử NOx đòi hỏi các điều kiện kỵ khí tại chỗ, một
nguồn cacbon và một nguồn năng lượng. Trong quá trình phản nitrat hóa thì môi trường
được kiềm hóa.

Các chất hữu cơ ưa nước

Những chất này dễ tan và có thể tích lũy trong pha lỏng của chất nhồi trong tầng lọc
sinh học. Bởi vậy, sự loại bỏ đáng kể chất hữu cơ ưa nước có thể là do sự hấp thụ hơn
là bị phân hủy sinh học. Nếu có sự rút nước mạnh ra khỏi hệ thống, nhưn trong trường
hợp của các hệ thống lọc sinh học chảy giọt thì dòng chất lỏng có thể chứa các chất gây
ô nhiễm với nồng độ cao.

Các chất hữu cơ kỵ nước

Nhóm BTEX là một ví dụ, chúng không tíchlũy ở nồng độ cao trong chất nhồi, và các
tốc độ phân hủy sinh học là vào khoảng tương tự như các tốc độ chuyển khối từ pha khí
vào pha lỏng.

Vật liệu nhồi

Giới thiệu

Vật liệu nhồi phải có tỷ diện lớn, tính thấm lớn, cũng như phải cung cấp một nguồn dinh
dưỡng tốt cho sinh trưởng của vi sinh vật. Vật liệu ấy có thể là vật liệu tự nhiên hay tổng
hợp.

220/261
Các vật liệu tự nhiên bao gồm: đất, compost, than bùn, vỏ bào gỗ. Sỏi và đá có thể được
dùng, nhưng do tỷ số bề mặt/khối lượng là nhỏ nên tốc độ phản ứng theo khối lượng là
thấp.

Các vật liệu tổng hợp bao gồm: các hạt gốm, các hạt polyetylen, các hạt đất khuê tảo.

Dưới đây chúng ta thảo luận về một số loại vật liệu nhồi cụ thể.

Compost

Đó là loại vật liệu nhồi được dùng phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều loại compost đã
được dùng làm vật liệu nhồi, đó là các compost bắt nguồn từ rác sinh hoạt, từ bùn của
nước thải, từ phân chuồng v.v... các tính chất của những compost ấy thì rất khác nhau,
và đôi khi bao gồm cả những nhược điểm của chúng. Chẳng hạn có những loại compost
nghèo dinh dưỡng và/hoặc nghèo vi sinh vật (mật độ quần thể thấp). Nói chung quần
thể vi sinh vật trong compost là phong phú, và việc bổ sung vi sinh vật là không cần
thiết. Tuy nhiên, nếu bổ sung thì việc khởi động hệ thống có thể diễn ra nhanh hơn. Các
compost của đống ủ phân trộn đang hoạt động (chưa hoại) chứa nhiều nitơ dễ sử dụng
hơn so với các compost của đống ủ đã xong (đã hoại), và nhiệt độ ở đó có thể lên đến
trên 600C.

Độ ẩm của vật liệu nhồi bằng compost nên được duy trì ở mức 50- 60% theo trọng lượng
tươi. Độ ẩm cao thì làm giảm độ xốp có hiệu quả cũng như làm giảm dòng khí đi qua
lọc, và có thể dẫn đến những điều kiện kỵ khí cục bộ. Độ ẩm thấp thì làm giảm hoạt tính
vi sinh vật và tạo nên các kẽ nứt. Các compost ẩm hoặc ướt thì dần dần kết cứng lại, và
khi ấy người ta phải bổ sung vật liệu làm xốp để duy trì độ xốp và kết cấu của vật liệu
nhồi cũng như ngăn cản sự tụt áp suất. Các vật liệu làm xốp được dùng bao gồm: vật
liệu gốm xốp, đá trân châu, vỏ bào gỗ, vỏ cây, và các hạt nhựa xốp; chúng được trộn với
compost theo tỷ lệ khoảng 1:1 theo khối lượng.

Để cho compost khỏi bị khô đi trong khi hệ thống hoạt động thì không khí ô nhiễm đưa
vào để xử lý qua lọc sinh học chứa compost phải được làm bão hòa nước. Trong nhiều
trường hợp thì không khí ô nhiễm cần phải được làm ẩm. Vật liệu compost cũng có thể
bị khô đi bởi nhiệt sinh ra do sự phân hủy sinh học trong quá trình lọc, hoặc do bị phơi
dưới ánh sáng mặt trời. Khi ấy, phải cần đến một phương pháp bổ sung nước hoặc kiểm
soát độ ẩm. Các phương pháp kiểm soát độ ẩm sẽ được thảo luận ở một phần dưới đây.

Vật liệu nhồi tổng hợp

Thuộc về loại này có: các hạt chất dẻo, đất khuê tảo, và được dùng nhiều nhất là cacbon
hoạt tính dạng hạt (GAC). Chúng được dùng trong các thực nghiệm ở quy mô phòng thí
nghiệm cũng như pilot. Hiệu suất của hệ thống dùng vật liệu nhồi tổng hợp về cơ bản
không khác so với dùng vật liệu nhồi tự nhiên.

221/261
Những ưu điểm của vật liệu nhồi tổng hợp bao gồm: sự tổn thất áp suất là nhỏ, ít gây
tắc nhờ có các khe hở lớn giữa các hạt vật liệu, tỷ diện lớn, và riêng với GAC thì còn có
tính hấp phụ các chất gây ô nhiễm vào pha rắn. Tuy nhiên, sự tổn thất áp suất trong các
hệ thống dùng compost đã hoạt động lâu tới vài năm cũng chỉ ở mức 1- 3 cm, và trong
số các hệ thống sử dụng vật liệu nhồi tổng hợp thì chỉ có GAC là có tỷ diện lớn hơn
của compost. Vì các lỗ của GAC nhỏ hơn các tế bào vi khuẩn nên tỷ diện lớn của GAC
không làm tăng khả năng phản ứng. Ngoài ra, đối với các hệ thống hoạt động theo kiểu
dòng liên tục thì GAC nhanh chóng trở nên cân bằng với pha khí. Cũng có giả thuyết
cho rằng nếu các chất gây ô nhiễm có khả năng bị phân hủy sinh học thì GAC có thể
cung cấp môi trường đệm, nhưng điều này chưa được chứng minh.

Độ ẩm và chất dinh dưỡng cũng cần được cung cấp cho các lọc sinh học dùng vật liệu
nhồi tổng hợp, giống như đối với các hệ thống dùng compost. Không khí thì được làm
ẩm, còn các chất dinh dưỡng thì được dung cấp thông qua hệ thống làm ẩm, hoặc bằng
cách nhúng định kỳ vật liệu nhồi vào một dung dịch dinh dưỡng [212].

Sự phân phối khí

Có bốn kiểu phân phối khí được dùng hiện nay trong các hệ thống lọc sinh học: dùng
các ống có đục lỗ nhỏ, dùng các buồng áp lực, dùng các khối dung kết, và dùng các
khoảng thông gió trần.

- Trong các hệ thống dùng các ống đục lỗ nhỏ, tầng lọc có một mạng lưới các ống đục
lỗ nhỏ ở thành được đặt trong một tầng các hạt sỏi.

- Trong các hệ thống lọc dùng buồng áp lực, không khí được cung cấp và phân phối nhờ
một buồng áp lực đặt ở đáy hoặc ở đỉnh của tầng lọc. Buồng áp lực chỉ được áp dụngcho
các tầng lọc nhỏ, vì rằng các buồng áp lực lớn thì không ổn định, và với các lọc lớn thì
vật liệu lọc của chúng cũng nặng [218].

- Trong các hệ thóng có khối dung kết, sự phân phối không khí được thực hiện thống
qua các khối bêtông khía rãnh làm sẵn, có tác dụng kép: thông khí và thoát nước.

- Các hệ thống có khoảng thông gió trần là những hệ thống nhỏ, ở đó trọng lượng vật
liệu nhồi có thể được đỡ bằng những lưới (vỉ) kim loại mở rộng. Chiều cao thông thường
của các khoảng thông gió trần là từ 150 đến 300 mm.

Khống chế độ ẩm

Độ ẩm của môi trường lọc sinh học phải được khống chế tốt để vận hành hệ thống lọc
một cách mỹ mãn. Nếu độ ẩm này thấp thì có thể tạo thành những vùng khô, dẫn đến
làm giảm hoạt tính vi sinh vật, và tạo nên những vết nứt của tầng lọc. Ngược lại, nếu
độ ẩm này quá cao thì làm hạn chế sự vận chuyển khí, và tạo nên những vùng kỵ khí.

222/261
Thông thường, độ ẩm của môi trường lọc sinh học cần được duy trì khoảng từ 50 đến
65% theo trọng lượng:

Độ ẩm của tầng lọc thường được tạo ra bằng cách phun nước lên bề mặt tầng lọc và nhất
là bằng cách làm ẩm các khí đi vào. Cách làm thứ hai là thiết yếu, trừ trường hợp xử
lý các khí phát ra từ các quá trình xử lý nước thải. Độ ẩm tương đối của không khí đi
vào bộ lọc sinh học nên ở mức khoảng 100% ở nhiệt độ của tầng lọc. Độ ẩm tương đối,
theo định nghĩa, là tỷ lệ giữa áp suất riêng phần của hơi trong khí đối với áp suất hơi của
nước lỏng tinh khiết ở nhiệt độ của khí:

trong đó Hr= độ ẩm tương đối, phần trăm.

PH2O = áp suất riêng phần của hơi có mặt thực sự trong khí, atm.

PvH2O = áp suất hơi của nước lỏng, atm.

Một buồng làm ẩm điển hình được mô tả trên hình 10.3.

Buồng này có một bộ phận tạo sương mù gắn ở phía trên, và không khí được thổi qua
nó được làm ẩm bên trong buồng do dòng các hạt sương mù từ phía trên đi xuống. Thời
gian lưu không khí trong buồng thường dưới 2 giây. Sự làm ẩm gây ra sự giảm nhiệt độ
của khí một cách đặc trưng, do đó có thể cần bổ sung nhiệt vào buồng làm ẩm.

Hình 10.3. Sơ đồ nguyên lý của buồng làm ẩm dùng cho hệ thống lọc sinh học.

Đối với các hệ thống lọc xử lý khí dùng compost cho tầng lọc thì việc theo dõi hàm
lượng ẩm của nó là khó khăn. Các bộ cảm biến nhận biết độ ẩm sẵn có trên thị trường
thì không tốt lắm. Việc lấy mẫu định kỳ từ vật liệu của tầng lọc là khả thi nhưng đòi
hỏi phải lấy ở nhiều điểm. Trên thị trường có bán một hệ thống lọc sinh học có bộ phận
theo dõi hàm lượng ẩm của compost trong đó [240]. Các chất dinh dưỡng và dung dịch
đệm có thể được đưa vào cùng với nước trong lúc khởi động hệ thống lọc. Còn việc đưa
nước và chất dinh dưỡng trong thời gian vận hạnh thì có thể được kết hợp với sự đưa
nước định kỳ vào hệ thống.

Về phần các hệ thống lọc xử lý khí có tầng lọc là vật liệu tổng hợp- như đấ khuê tảo
chẳng hạn, ở quy mô phòng thí nghiệm, thì người ta đã chế tạo ra một hệ thống lọc có

223/261
bộ phận cung cấp độ ẩm dưới dạng sol khí (aerosol) [223]. Các hạt sol khí được tạo ra
từ một dung dịch dinh dưỡng nhờ một máy phun mù. áp dụng hệ thống này vào việc xử
lý toluen và metyl clorit là rất có kết quả, thể hiện ở chỗ nó tạo ra rất ít nước chảy thành
dòng, ít gây thất thoát áp suất, và có hiệu suất rất ổn định.

Khống chế pH

Đối với sự loại bỏ các hợp chất hữu cơ bay hơi thì pH của vật liệu lọc nên được duy trì
ở mức 7- 8,5. Việc xử lý các hợp chất lưu huỳnh khử và các hợp chất hữu cơ clo hóa có
những nét đặc biệt. Khi chuyển hóa sinh học các hợp chất này thì sinh ra các sản phẩm
phụ có tính axit, dẫn đến sự giảm tương ứng của pH môi trường lọc. Các điều kiện axit
cao thường ức chế hoạt tính vi sinh vật vì hầu hết vi khuẩn ưa điều kiện trung tính. Tuy
nhiên các vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh thích ứng tốt với các điều kiện axit. Có một chi
vi khuẩn hóa tự dưỡng hiếu khí bắt buộc, chúng oxy hóa lưu huỳnh, qua đó sinh ra axit
sulfuric và hoạt động tốt ở pH thấp tới 1.

Biện pháp chủ yếu để giảm mức độ axit của môi trường lọc là đưa các chất dùng để bón
vôi trong nông nghiệp vào tầng lọc. Đó là các nhóm chất như các oxit, các hydroxit,
những cacbonat, và xilicat của calxi hoặc calxi và magie. Các chất cụ thể vẫn dùng để
bón vôi trong nông nghiệp gồm vôi tôi [Ca(OH)2], vôi sống (CaO), đá vôi (CaCO3), vỏ
sò nghiền (CaCO3), dolomit [CaMg(CO3)2], sét vôi (macnơ, tức đất + CaCO3), và xỉ
(CaSiO3).

Tác dụng của tất cả các chất dùng để bón vôi là ở chỗ chúng trung hòa các ion H+ trong
dung dịch bằng các ion OH- hoặc , ví dụ như phản ứng của calxi cacbonat:

Những khác biệt về khả năng trung hòa và về tốc độ phản ứng của những vật liệu này
phụ thuộc vào thành phần phân tử, độ tinh khiết của vật liệu và độ mịn của các hạt.

Ngoài biện pháp giống như bón vôi trong nông nghiệp, người ta thấy răng việc rửa tầng
lọc một cách định kỳ bằng nước cất hoặc bằng dung dịch natri bicacbonat cũng có tác
dụng tốt trong việc loại bỏ các ion hydro và kéo dài tuổi thọ của tầng lọc. Như đã đề cập
ở một phần trên đây, trong khi vận hành các tháp lọc khí sinh học (bioscrubbers) và các
bộ lọc chảy giọt sinh học (biotrickling filters), người ta đưa liên tục dung dịch đệm vào
môi trường dinh dưỡng.

224/261
Khống chế nhiệt độ

Cũng như nhiều nhân tố khác, có thể thông qua nhiệt độ để điều khiển các phăn ứng sinh
hóa. Nói chung, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng, cho tới khi đạt mức tối đa ở
nhiệt độ tối ưu mà quá giới hạn đó thì tốc độ phản ứng giảm.

Mỗi vi sinh vật có một khoảng nhiệt độ sinh trưởng tối ưu. Đa số vi sinh vật trong các
bộ lọc sinh học thuộc nhóm ưa ấm (mesophile), nghĩa là có thể sinh trưởng trong phạm
vi từ 15 đến 450C, và có khoảng nhiệt độ tối ưu từ 25 đến 350C.

Các hệ thống lọc sinh học đã được áp dụng có kết quả tốt ở các vùng khí hậu lạnh như
Wisconsin (Mỹ) [221] và Phần Lan [225]. Còn ở những vùng khí hậu lạnh hơn nữa thì
cần phải cô lập các hệ thống lọc sinh học và làm nóng dòng khí đi vào hệ thống. Trong
khi đó các dòng khí vào có nguồn gốc từ những dòng khí bị nóng từ các quá trình công
nghiệp hay các quá trình khác thì có thể phải được làm nguội bớt trước khi được xử lý
bằng biện pháp lọc sinh học. Về sự vận hành các hệ thống lọc sinh học trong khoảng
nhiệt độ của nhóm vi sinh vật ưa nóng (thermophiles), 50- 650C, nó chỉ có tính thực tiễn
nếu có sẵn một nguồn cung cấp ổn định không khí nóng.

Giai đoạn thích ứng và các điều kiện quá độ

Trong thời kỳ đầu của vận hành các hệ thống lọc sinh học, dường như bao giờ cũng nhận
thấy một giai đoạn thích ứng (acclimation period) hay còn gọi là giai đoạn mở đầu (lag
period). Đó là khoảng thời gian từ lúc cấy vi sinh vật vào đến lúc nhận thấy hoạt tính (ví
dụ sự phân hủy sinh học).

Sở dĩ có thời kỳ mở đầu ấy là vì quần thể vi sinh vật phải thích ứng với các chất gây ô
nhiễm mà chúng phân hủy- túc là chúng sử dụng như một nguồn cacbon và nguồn năng
lượng, và/hoặc vì sự sinh trưởng của tập đoàn vi sinh vật từ số lượng nhỏ cá thể ban đầu.
Nói một cách khác, các enzym của vi sinh vật có thể được cảm ứng chỉ khi nào tiếp xúc
với cơ chất; hoặc những quần thể nhỏ bé ban đầu của vi sinh vật có khả năng phân hủy
chất gây ô nhiễm có thể có mặt và chúng đòi hỏi thời gian để có thể sinh trưởng và bao
phủ đến mức cần thiết bề mặt tại nơi mà sự phân hủy đáng kể có thể xảy ra.

Độ dài của thời kỳ mở đầu được các tác giả thông báo là rất khác nhau. Một số cho biết
có một giai đoạn 10 ngày trước khi có các điều kiện ổn định, trong những hệ thống xử
lý các chất khí bay ra từ chất để pha loãng sơn [228]. Một số khác thì nhận thấy một giai
đoạn thích ứng dài 1 tuần lễ trước khi đạt được sự phân hủy ổn định đối với kerosen và
hơi xăng không pha chì [229]. Thậm chí có giai đoạn thích ứng dài tới 1 năm khi dùng
hệ thống lọc sinh học chứa compost để xử lý metyl ter-butyl eter [214]. Vẫn những tác
giả của nghiên cứu này, về sau trong các thực nghiệm dùng vi khuẩn phân lập được từ
hệ thống lọc sinh học chứa compost để đưa vào hệ thống lọc sinh học chứa vật liệu lọc
tổng hợp thì nhận thấy giai đoạn mở đầu rút ngắn xuống còn 3 tuần lễ [215].

225/261
Một trường hợp khác, được nêu trên hình 10.4. Cột lọc sinh học ở quy mô phòng thí
nghiệm này chứa compost dùng để xử lý dòng không khí chứa 40 ppmv toluen và có
thời gian lưu 1 phút. ậ đầu thời kỳ khởi động của hệ thống, nồng độ trong dòng ra tương
đương nồng độ dòng vào. Sau giai đoạn mở đầu, sự phân hủy sinh học bắt đầu xảy ra
nhưng với tốc độ chậm. Sau 17 ngày hoạt động, hệ thống đạt tới tốc độ xử lý ổn định.

Hình 10.4. Thời kỳ thích ứng của một hệ thống lọc sinh học chứa compost phân hủy
toluen [211].

Giai đoạn mở đầu cũng xuất hiện trong các hệ thống lọc sinh học sau những thời kỳ
ngừng hoạt động của hệ thống, khi nồng độ tăng lên, hoặc do sự nạp đột ngột.

Trong vận hành các hệ thống lọc sinh học cần lưu tâm đến vấn đề về giai đoạn thích
ứng, vì nó có thể làm giảm hiệu quả xử lý, và như trên đã đề cập- nó có thể diễn ra ở
thời kỳ khởi động hệ thống, sau những giai đoạn ngừng hoạt động, hoặc do sự thay đổi
nồng độ ở dòng vào.

Các hệ thống lọc chảy giọt sinh học

Có thể coi rằng các hệ thống lọc chảy giọt sinh học là tương tự như các hệ thống lọc
sinh học, như có thể thấy trên hình 10.5. Sự khác nhau về vật lý duy nhất là ở chỗ độ
ẩm được cung cấp bằng cách phun nước liên tục từ trên đỉnh của cột lọc chứ không phải
bằng cách đưa một dòng không khí bão hòa nước đi vào hệ thống. Tuy nhiên chính sự
phun chất lỏng như vậy dẫn đến những khác biệt trên thực tế sau đây giữa hệ thống lọc
chảy giọt sinh học so với lọc sinh học:

- Sự phun chất lỏng dẫn đến tạo thành một màng chất lỏng phủ kín bề mặt tầng lọc. Sự
vận chuyển chất gây ô nhiễm từ pha khí vào pha lỏng vẫn là một bước then chốt trong
quá trình xử lý, nhưn nó diễn ra chậm hơn, vì màng chất lỏng là dầy hơn.

- Trong một hệ thống lọc chảy giọt sinh học không nên dùng tầng lọc bằng compost, vì
nước sẽ tích lũy trong compost, làm cho độ xốp thực sự bị giảm, làm xuất hiện các điều
kiện kỵ khí, và sự tổn thất áp suất tăng lên.

- Trong các hệ thống lọc chảy giọt sinh học, vật liệu lọc cần có kích thước lớn hơn so
với trong các hệ thống lọc sinh học, để cho phép kết hợp dòng không khí và dòng chất
lỏng. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, vật liệu lọc là các hạt đất khuê tảo
có đường kính khoảng 5 mm và chiều dài khoảng 10mm đã biểu hiện một hiệu suất cao
nhưng lại gây ra những phiền toái về sự tắc nghẽn [235].

- Trong thiết kế các hệ thống lọc chảy giọt sinh học, cần tính đến cả việc sử dụng nước
mới đưa vào và nước dự trữ. Vì có sự hao hụt nước do dòng khí ra nên cần đưa nước từ

226/261
ngoài vào. Do sự tích lũy các muối trong dòng nước phun hồi lưu mà cần phải đưa một
dòng nước từ trên xuống.

Hình 10.5. Sơ đồ một hệ thống lọc chảy giọt sinh học. Hướng của dòng không khí là
tùy chọn. Cần cung cấp nước vào để bù đắp sự tổn thất chất lỏng do dòng khí ra.

Hệ thống lọc chảy giọt sinh học thường vận hành ở tốc độ phun chất lỏng khoảng 1
m3/m2.ngày [235], tương đương với tốc độ nạp thông thường của các hệ thống lọc chảy
giọt có tốc độ thấp dùng trong xử lý nước thải. cũng giống như đối với các hệ thống lọc
chảy giọt vận hành ở tốc độ thấp, màng sinh học (biofilm) không những không bị loại bỏ
khỏi tầng lọc, mà còn tích lũy tại nơi nào có sự tăng tổn thất áp suất và gây nên sự phân
dòng. Thường thấy sự tắc nghẽn nghiêm trọng trong các hệ thống lọc chảy giọt sinh học
có tốc độ nạp hữu cơ nhỏ, ở mức 1,2 kg cacbon hữu cơ/m3.ngày [234, 235]. Trong khi
đó, ít gặp những vấn đề tương tự ở các hệ thống lọc sinh học dùng compost, thậm chí ở
tốc độ nạp hữu cơ cao tới 9 kg cacbon/m3.ngày [227]. Trên một hệ thống lọc chảy giọt
sinh học có tầng lọc là đất khuê tảo, Kinney [224] quan sát thấy sự tắc nghẽn ở mức vừa
phải, và sự giảm hiệu suất xử lý sau khoảng 60 ngày vận hành ở tốc độ mạp hữu cơ 1
kg cacbon/m3.ngày, và đề ra phương thức khắc phục bằng cách đảo ngược hướng dòng
khí ở các giai đoạn 1 đến 3 ngày. Kết quả là biofilm được phân bố đều hơn trong toàn
bộ cột lọc, và hoạt động của hệ thống là ổn định hơn- không có sự tổn thất áp suất và sự
giảm hiệu suất do tắc nghẽn.

Các biện pháp khắc phục sự tắc nghẽn bao gồm:

- Tăng kích thước các hạt vật liệu lọc để có được những khe hở lớn hơn. Với biện pháp
này sẽ có tỷ diện nhỏ hơn và tốc độ xử lý chậm hơn.

- Rửa định kỳ vật liệu lọc [234, 236].

- Sử dụng các bộ phun sol khí để cung cấp độ ẩm và...

- Hạn chế dinh dưỡng đễ khống chế sự sinh sản của tế bào [219].

Các thông số thiết kế và vận hành

Các hệ thống lọc sinh học (và lọc chảy giọt sinh học) được thiết kết và vận hành dựa
trên bốn thông số về tốc độ nạp: thời gian lưu trong tầng lọc trống rỗng, dòng khí, tốc
độ nạp chất gây ô nhiễm, và khả năng loại bỏ chất gây ô nhiễm.

Thời gian lưu trong tầng lọc rỗng (empty-bed residence time, tr) là thời gian lý thuyết
trung bình mà một phân tử khí sẽ trải qua bên trong một tầng lọc trống:

227/261
trong đó V = thể tích tầng lọc rỗng, m3.

Q = tốc độ dòng khí theo thể tích, m3/giây.

Thông số này trong các nghiên cứu để loại bỏ các hợp chất hữu cơ bay hơi vẫn được áp
dụng ở các trị số từ 0,3 đến 12 phút; khi xử lý các hợp chất khó bị phân hủy hoặc kém
hòa tan thì cần một thời gian lưu lâu hơn. Các chất như hexan, benzen, toluen, và xylen
là tương đối kém tan (11 đến 1.780 mg/L) nhưng đòi hỏi các trị số trdưới 1 phút để được
loại bỏ hoàn toàn. Dường như tốc độ chuyển khổi ít khi là nhân tố giới hạn trong các hệ
thống lọc sinh học.

Tốc độ dòng khí hoặc tốc độ bề mặt v (m/giây) là số đo tốc độ trung bình của khí xuyên
qua tầng lọc trống rỗng:

trong đó A = diện tích tiết diện ngang, m2.

Thời gian lưu trong tầng lọc trống và tốc độ dòng khí liên hệ với nhau qua biểu thức:

trong đó h = chiều cao của tầng lọc, m.

Độ cao của các cột lọc sinh học thường vào khoảng 1 m, nhưng cũng có cột cao tới 1,5
m hoặc hơn thế [218]. Nồng độ chất gây ô nhiễm thường giảm rất nhanh theo chiều cao
cột, và thông thường sự loại bỏ nó xảy ra trong khoảng 250 mm đầu tiên của cột. Việc
tăng độ sâu của tầng lọc chỉ là cần thiết nếu tốc độ phản ứng hoặc tốc độ chuyển khối
thấp, hoặc có sự giao thoa giữa các phản ứng. Việc dùng các tầng lọc sâu để xử lý những
nồng độ lớn của chất gây ô nhiễm sẽ làm tăng sinh trưởng của vi sinh vật ở cuối dòng
vào và do đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, và như thế là phản tác dụng.

Tốc độ lý thuyết của khí đi qua các lỗ của vật liệu lọc (vpore) hoặc tốc độ Darcy là tỷ số
giữa tốc độ dòng khí và phần trống f (không có kích thước):

228/261
Tốc độ nạp chất gây ô nhiễm theo khối lượng, Rm (g/m3.giây) có thể được xác định theo
biểu thức:

trong đó Ci = nồng độ chất gây ô nhiễm trong khí ở dòng vào, g/m3.

Khả năng loại bỏ (Elimination capacity, EC) chất gây ô nhiễm (g/m3.giây) của một tầng
lọc sinh học là tổng tốc độ loại bỏ chất gây ô nhiễm, và có thể được tính như sau:

trong đó Co = nồng độ chất gây ô nhiễm trong khí ở dòng ra, g/m3.

Số liệu về các nghiên cứu về lọc sinh học ở quy mô pilot thường được biểu diễn bằng đồ
thị trên hệ tọa độ với trục hoành là tốc độ nạp chất gây ô nhiễm và trục tung là EC. Ví
dụ, các số liệu từ một hệ thống pilot dùng để khống chế sự phát thải H2S được biểu thị
trên hình 10.6 [242]. Theo đó, ở các tốc độ nạp thấp (nồng độ trong dòng vào thấp hoặc
tốc độ dòng khí thấp) thì khả năng loại bỏ của tầng lọc tăng theo sự tăng tốc độ nạp; còn
ở các tốc độ nạp cao thì khả năng loại bỏ của tầng lọc giữ nguyên không đổi khi tốc độ
nạp tăng lên.

Hình 10.6. Xác định khả năng loại bỏ tối đa của môi trường lọc sinh học dựa trên khối
lượng lưu huỳnh (S) được nạp [242].

Ví dụ 10.1. Xác định thể tích tầng lọc.

Dựa trên các số liệu ở hình 10.6 hãy xác định thể tích lọc cần thiết cho một hệ thống lọc
sinh học với nồng độ H2S trong dòng vào là 100 ppmv và tốc độ dòng là 2000 ft3/phút
(biết rằng P = 1atm, I = 250C).

Bài giải

1. Tính tốc độ dòng tổng số của lưu huỳnh, MS

229/261
= 0,253g mol/phút

= 8,09g/phút = 485 g- S/giờ

2. Dùng trị số ECmax ở hình 10.6.

3. Trong thực tiễn, người ta thường thiết kế một hệ thống với thể tích lớn hơn từ 30 đến
70% so với tính toán.

Các quá trình vi mô

Mở đầu

Sơ đồ một lát cắt hiển vi qua vật liệu lọc của lọc sinh học được nêu trên hình 10.7. Theo
đó, không khí chứa các chất ô nhiễm đi theo một đường ngoằn nghoèo len lỏi giữa các
hạt vật liệu, mỗi hạt ấy được bao quanh bởi một màng chất lỏng chứa vi sinh vật. Các
hợp chất hòa tan chứa trong các khí được phân chia vào những màng có hoạt tính sinh
học này, tức biofilm, nơi mà chúng được cung cấp cho sự phân hủy sinh học. Mỗi cơ
chất (các chất cho điện tử và các chất nhận điện tử) và mỗi chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự trao đổi chất của vi sinh vật phải được vận chuyển, hoặc từ pha khí hoặc từ pha
lỏng vào biofilm- nơi xảy ra phản ứng. Tất cả các sản phẩm (ví dụ CO2, các chất trao
đổi), trừ sinh khối, phải được vận chuyển ra khỏi biofilm. Vì thế, các hiện tượng vật lý,
hóa học, và sinh học xảy ra liên quan đến biofilm bao gồm: hiện tượng bình lưu của pha
khí; sự khuếch tán của pha khí hoặc/và lỏng vào film, sự khuếch tán của biofilm, sự hấp
phụ, và sự phân hủy sinh học.

Hình 10.7. Sơ đồ lát cắt hiển vi qua một tầng lọc xốp.

Xây dựng mô hình lý thuyết cho hoạt động của lọc sinh học

Các mô hình lý thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích sự vận chuyển khối và sự phân
hủy sinh học các chất gây ô nhiễm diễn ra trong các biofilm. Hầu hết các mô hình đang
dùng được xây dựng dựa trên các phương pháp vẫn dùng trong các mô hình trước đó
về sự vận chuyển và sự phân hủy sinh học trong các biofilm [217, 220, 232]. Phương

230/261
pháp của các mô hình lọc sinh học cũng như màng sinh học (biofilm) là để giải các
phương trình cân bằng khối lượng một chiều trên khắp một tiết diện ngang vi mô của
một biofilm với giả thiết về động học phản ứng được đơn giản hóa. Với các giả thiết về
sự đơn giản hóa động học của sự phân hủy sinh học thì có thể có ba cách giải khác nhau:

- Phản ứng bậc không/ sự giới hạn phản ứng.

- Phản ứng bậc không/ sự giới hạn quá trình khuếch tán

- Phản ứng bậc một.

Cách giải cho mỗi trường hợp trên đây được khai triển và so sánh trong một phần dưới
đây.

Một mô hình được thừa nhận về ba pha của lọc sinh học được nêu trên hình 10.8. Theo
đó, ở bề mặt tiếp giáp giữa pha khí và pha lỏng thì nồng độ lớp chất lỏng được coi là cân
bằng với nồng độ pha khí. Hợp chất khuếch tán xuyên qua màng chất lỏng nơi mà nó bị
phân hủy sinh học. Phương trình vi phân mô tả sự cân bằng khối lượng cho hợp chất CL
trong lớp chất lỏng của lọc sinh học là:

trong đó CL = nồng độ hợp chất trong pha lỏng, g/m3.

NL = tốc độ dòng hợp chất trong pha lỏng, g/m2.giây.

rL = tốc độ phản ứng do sự phân hủy sinh học, g/m3.giây.

Hình 10.8. Sơ đồ vẽ các pha trong một lọc sinh học

Tốc độ dòng trong pha lỏng NL được mô tả bằng định luật thứ nhất của Fick về sự
khuếch tán, trong trường hợp sự vận chuyển một hợp chất trong một chất lỏng tĩnh:

trong đó D = hệ số khuếch tán pha lỏng, m2/giây.

Từ đó có phương trình vi phân là:

231/261
Tốc độ phân hủy sinh học thường được mô tả theo biểu thức Monod về việc sử dụng cơ
chất:

trong đó k = tốc độ loại bỏ riêng phần cực đại của chất gây ô nhiễm, giây-1.

KS = hằng số bão hòa cơ chất, g/m3.

Pb = mật độ sinh khối, g/m3.

Tốc độ tăng sinh khối thật sự có thể coi là tuân theo biểu thức sau đây:

trong đó Y = thu hoạch sinh khối mỗi phút từ cơ chất đã dùng, g/g.

kd = hệ số phân hủy riêng phần sinh khối, giây-1.

Có thể giả định rằng có tồn tại một trạng thái hầu như ổn định mà nhờ đó tổng lượng
sinh khối là vừa bằng lượng sinh khối do dòng cơ chất tạo ra [232]; ví dụ, tốc độ sinh
trưởng của tế bào là tương đương với tốc độ tiêu dùng năng lượng để duy trì tế bào:

Và tốc độ sinh trưởng thật sự là bằng không.

Có thể biện hộ cho giả thiết về trạng thái ổn định, thậm chí cả trong thời kỳ mà biofilm
đang sinh trưởng, bằng một luận cứ thứ hai, đó là các quá trình tăng trưởng sinh học là
tương đối chậm so với thời gian lưu trong hệ thống. Nếu giả thiết rằng có tồn tại điều
kiện của trạng thái ổn định trong biofilm và rằng sinhkhối không tích lũy trong hệ thống
sau một giai đoạn mở đầu nào đó, thì phương trình (10.13) được rút gọn thành phương
trình vi phân tổng số biểu thị trạng thái ổn định:

232/261
Các phép giải bằng giải tích của phương trình (10.17) bằng cách đơn giản hóa bậc không
và bậc một của biểu thức Monod sẽ được thảo luận trong các phần dưới đây.

Phản ứng bậc không

ở những nồng độ cơ chất trong pha lỏng cao hơn nhiều so với hằng số bán bão hòa, CL
>> KS , thì phương trình (10.17) được rút gọn thành biểu thức của tốc độ bậc không:

trong đó K = tốc độ phản ứng bậc không, g/m3.giây, tương đương với . Các động học
phản ứng bậc không được dùng khi cơ chất không là nhân tố giới hạn tốc độ, do nồng
độ cao trong dòng vào hoặc do có một hợp chất khác được dùng làm cơ chất sơ cấp.

Dưới đây trình bày hai ví dụ về động học bậc không vẫn thường được mô tả: một là,
hợp chất xâm nhập hoàn toàn qua một biofilm có độ dầy L, tức trường hợp giới hạn
phản ứng; hai là, nồng độ hợp chất trong pha khí là thấp hơn, và hợp chất này xuyên qua
biofilm tới một khoảng cáchnào đó nhỏ hơn L, còn phần còn lại của biofilm được coi là
không có hoạt tính, đó là trường hợp giới hạn sự khuếch tán.

- Trường hợp giới hạn phản ứng, khi mà hợp chất xâm nhập hoàn toàn qua biofilm:
phương trình (10.18) có thể được giải bằng điều kiện ranh giới bên phải

với giả định


rằng dòng vào pha rắn bằng không. Giả định này được giải thích rằng dòng vào pha rắn
do sự hấp phụ bằng dòng ra khỏi pha rắn do giải hấp.

Điều kiện ranh giới bên trái

trong đó H = hệ số định luật Henry không thứ nguyên

Cg = nồng độ pha khí, g/m3

233/261
Với việc dùng điều kiện ranh giới bên trái, chúng ta coi rằng các pha khí và lỏng là ở
trạng thái cân bằng ở bề mặt ranh giới giữa chúng, đó là điều kiện có thể được mô tả
bằng định luật Henry như đã thảo luận ở một phần trên đây. Phép giải cho trường hợp
giới hạn phản ứng là:

hoặc dưới dạng không thứ nguyên:

Thông số ệ , tức chỉ số Thiele, được dùng để biểu thị tỷ số giữa tốc độ phản ứng và tốc
độ khuếch tán.

- Trường hợp giới hạn sự khuếch tán, khi mà chiều dầy xâm nhập nhỏ hơn chiều dầy
của biofilm: điều kiện ranh giới bên phải biến đổi thành

Lưu ý rằng khi x kéo theo λ thì CL ≤ KS và giả định về động học bậc không bị vi phạm.
Phép giải phương trình (10.18) ở dạng không thứ nguyên trở thành

Khoảng xâm nhập có thể được tính bằng cách đặt C* bằng không ở σ=λ/L, từ đó suy ra

234/261
Phản ứng bậc một

ở những nồng độ cơ chất trong pha lỏng nhỏ hơn nhiều so với hằng số bán bão hòa, CL
<< KS, biểu thức Monod rút gọn thành biểu thức tốc độ bậc một. Phương trình (10.17),
với biểu thức tốc độ bậc một trở thành

Với những điều kiện ranh giới (10.19) và (10.20), phép giải ở dạng không thứ nguyên là

Thuật ngữ ệ‘ cũng biểu thị chỉ số Thiele vì đó là tỷ số giữa tốc độ phân hủy sinh học và
tốc độ khuếch tán. Lưu ý rằng các số hạng trong (10.21) là khác với các số hạng trong .

Sự cân bằng khối lượng trong pha khí

Trên hình 10.9 trình bày sơ đồ một tầng lọc sinh học và các trục tọa độ. Phương trình vi
phân mô tả sự cân bằng khối lượng ở trạng thái ổn định đối với hợp chất trong pha khí
tại vị trí z trong tầng lọc, với giả định rằng sự khuếch tán dọc theo trục không đáng kể,
có dạng như sau:

trong đó vpore = tốc độ dòng khí (m/giây) xuyên qua môi trường xốp hay còn gọi là tốc
độ Darcy, được tính bằng tỷ số giữa tốc độ dòng khí ở bề mặt và phần trống rỗng trong
môi trường.

AS = diện tích bề mặt trên mỗi đơn vị thể tích của môi trường xốp (m-1)

Ng =dòng hợp phần từ pha khí đi vào tầng biofilm (g/m2.giây).

Dòng khí xuyên qua tầng biofilm được giả thiết là có dạng ...

235/261
Hình 10.9. Sơ đồ một tầng lọc sinh học.

Dòng Ng đi vào tầng lọc sinh học có thể được xác định từ các phương trình (10.21b),
(10.23), và (10.26) cho động học bậc không/ sự giới hạn phản ứng động học bậc không/
sự giới hạn khuếch tán, và động học phản ứng sinh học bậc một, theo thứ tự.

Đối với trường hợp động học bậc không/ sự giới hạn phản ứng, thì dòng được xác định
từ (10.21) như sau:

Đối với trường hợp động học phân hủy sinh học bậc không với sự giới hạn khuếch tán
thì dòng được xác định từ (10.23) như sau:

Đối với trường hợp động học phân hủy sinh học bậc một thì dòng được xác định từ
(10.26) như sau:

Giả sử hằng số bán bão hòa cơ chất, tốc độ sinh trưởng đặc hiệu cực đại, và mật độ sinh
khối không phải là các hàm số của vị trí trong nồi phản ứng, thì phương trình (10.27) có
thể được giải bằng phép tích phân cho ba trường hợp trên đây, với điều kiện ranh giới,
Cg = C0 ở z = 0, tại đó C0 là nồng độ trong dòng vào, để thu được các kết quả sau đây:

- Bậc không sự giới hạn phản ứng:

- Bậc không, sự giới hạn khuếch tán:

- Bậc một:

236/261
Phương trình (10.31), biểu thị trường hợp động học bậc không/ giới hạn phản ứng cho ta
biết trước rằng đường biểu diễn nồng độ theo chiều cao trong cột lọc sinh học sẽ là một
đường thẳng, và rằng nồng độ trong pha khí ở dòng vào càng cao thì càng đòi hỏi một
tầng lọc sâu hơn để đạt được cùng một hiệu quả xử lý (loại bỏ). Hình 10.10 trình bày
một kết quả thực nghiệm về khống chế sự phát tán butan bằng một lọc sinh học chứa
compost [222] và minh họa động học phản ứng bậc một.

Hình 10.10. Đường biểu diễn nồng độ butan trong một lọc sinh học ở quy mô phòng thí
nghiệm minh họa một động học phản ứng bậc một [222].

Phương trình (10.32), biểu thị trường hợp động học bậc không với sự khuếch tán, được
chứng tỏ là đúng thông qua kết quả thực nghiệm về việc loại bỏ toluen bằng lọc sinh học
ở quy mô phòng thí nghiệm [228] (Hình 10.11). Trong nghiên cứu này, nồng độ toluen
trong dòng vào là 0,84 g/m3, tức khoảng 200 ppmv.

ở một nồng độ thấp hơn thế, trong dòng vào, các kết quả thực nghiệm về loại bỏ
diclorometan bằng lọc sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm [212] là phù hợp với những
gì mà mô hình đã cho phép dự đoán: hình 10.12 cho thấy động học của sự phân hủy bậc
một, như ở phương trình (10.33). Các số liệu rất phù hợp với những trị số được dự đoán,
cho thấy rằng mô hình này là một công cụ hữu ích để dự đoán hiệu suất của các lọc sinh
học xử lý sự phát tán các chất hữu cơ bay hơi ở nồng độ thấp. Trong những thực nghiệm
này, nồng độ diclorometan trong dòng vào là 3 ppmv.

Hình 10.11. Dạng đường biểu diễn nồng độ toluen trong một lọc sinh học chứa compost
cho thấy động học phản ứng bậc không với sự giới hạn khuếch tán trong biofilm [228].

Hình 10.12. Đường biểu diễn nồng độ diclorometan trong một lọc sinh học chứa
compost ở quy mô phòng thí nghiệm cho thấy động học phân hủy sinh học bậc một
[212].

237/261
Xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ
Mở đầu

Riêng lượng rác thải sinh hoạt thải vào môi trường là rất lớn. chúng ta hãy tự làm phép
tính rằng trung bình mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,5 kg rác thải thì nước ta
với dân số 80 triệu, thế giới với dân số 6 tỷ sẽ phải xử lý một lượng rác thải khổng lồ
như thế nào.

Vì vậy việc xử lý chất thải sinh hoạt là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng
dân cư. Và ngành công nghiệp xử lý rác thải sinh hoạt đã phát triển nhanh chóng thu hút
nhiều công ty có phạm vi hoạt động quốc tế, với nhiều công nghệ hiện đại.

Trong khuôn khổ của chương này, chúng ta chỉ đề cập đến những cơ sở của xử lý sinh
học- công cụ chủ yếu đễ xử lý chất thải rắn hữu cơ nói riêng và chất thải hữu cơ nói
chung. Nắm vững những cơ sở ấy chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng tiếp cận những vấn
đề khác mang tính kỹ thuật của việc xử lý chất thải rắn.

Về thành phần chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn hữu cơ

Thành phần chất thải rắn nói chung (rác thải) rất đa dạng, bao gồm từ rác thải công
nghiệp, rác thải (phế thải) xây dựng, rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp. Như trên
đã nói, chất thải rắn hữu cơ chỉ có trong rác thải sinh hoạt (cùng với hỗn hợp rất phức
tạp của các hợp phần vô cơ), và là hầu như toàn bộ thành phần của phê thải nông nghiệp.

Vì vậy, muốn xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ trong rác thải sinh hoạt một cách hiệu
quả thì cần phảitách riêng chúng ra khỏi hỗn hợp của rác. Công việc phân loại đó được
thực hiện một cách thủ công hoặc cơ giới. Việc tách (phân loại) bằng cơ giới chủ yếu
dựa vào tỷ trọng và kích thước của các hợp phần trong rác.

Riêng về phần chất thải rắn hữu cơ trong rác sinh hoạt, chúng cũng rất đa dạng về thành
phần nguyên tố, do rất đa dạng về thành phần hợp chất. Chúng ta phải quan tâm tới thành
phần nguyên tố của rác này vì vi sinh vật than gia phân hủy chúng, cũng như mọi vi
sinh vật, đòi hỏi sự cân đối về thành phần nguyên tố trong hỗn hợp chất dinh dưỡng mà
chúng thu nhận, nhất là về tỷ lệ C:N. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, chúng ta thường
nuôi vi sinh vật trên các môi trường có tỷ lệ C:N (w/w) khoảng từ 8 đến 10. Trong điều
kiện tự nhiên của các bãi rác, tỷ lệ này thường cao hơn nhiều, nhưng vi sinh vật vẫn có
thể sinh trưởng được- tất nhiên không thể ở mức độ như trong phòng thí nghiệm. Việc
bổ sung thêm dinh dưỡng nitơ vào các bãi rác tự nhiên để đạt tỷ lệ C:N như trong điều
kiện phòng thí nghiệm là hoàn toàn không kinh tế. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó có
thể dùng bùn cống như một nguồn dinh dưỡng nitơ bổ sung.

238/261
Những số liệu sau đây cho chúng ta khái niệm về tỷ lệ C:N của một vài loại rác thải hữu
cơ:

239/261
240/261
Về nguồn gốc:

Chất thải rắn (rác thải, rác) hữu cơ bao gồm các vật liệu hữu cơ thải bỏ thuộc nhiều loại
như:

- Phế thải nông nghiệp (rơm, rạ)

- Thân, cành và lá cây các loại

- Các loại rác thải của vùng nguyên liệu công nghiệp, như: vỏ hạt cà phê, vỏ lạc, bã mía,
v.v...

- Phế liệu nhà máy giấy, nhà máy sợi

- Phế thải của làng nghề chế biến tinh bột

- Thực phẩm hỏng hoặc thừa (rau, quả, thịt, cá, trứng v.v...)

- Phế thải sinh hoạt (đồ dùng) từ vải, bông, sợi bông, cactông

Về mặt hóa học, các rác hữu cơ ấy chứa các phân tử lớn mà tuỳ theo loại rác có thể giàu
polysaccarit, protein, lipit, hoặc hỗn hợp của chúng, v.v.... Đa số rác thải sinh hoạt là
một hỗn hợp của tất cả các chất hữu cơ nói trên.

Về sự phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi sinh vật

Như chúng ta biết, trong tự nhiên, tất cả các chất hữu cơ tự nhiên đều bị nhóm này hay
nhóm khác của vi sinh vật phân huỷ, trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí. Chất hữu cơ
càng phức tạp bao nhiêu thì sự phân huỷ nó càng phải trải qua nhiều giai đoạn, do nhiều
nhóm vi sinh vật kế tiếp nhau phân huỷ, trước khi tới sản phẩm cuối cúng là các chất vô
cơ. Tuỳ theo loại chất hữu cơ bị phân huỷ, các sản phẩm cuối cùng có thể là CO2, CH4,
H2O, NH3, NO2, H2S, v.v... (hình 1). Như vậy một sản phẩm của phản ứng phân huỷ
nào đó có thể tích luỹ trong môi trường tự nhiên nơi nó được sinh ra, cũng như có thể
được phân huỷ trong một phản ứng tiếp theo, nhờ một nhóm vi sinh vật khác.

Xử lý sinh học rác hữu cơ

Khái niệm

Các quá trình xử lý sinh học rác hữu cơ do con người thực hiện chính là sự bắt chước
những gì diễn ra trong tự nhiên. Nói cách khác, xử lý sinh học rác thải hữu cơ dựa vào
hoạt động phân huỷ của vi sinh vật nhằm phân huy chất hữu cơ của rác. Tuy nhiên, để
cho quá trình phân hủy ấy đạt hiệu quả cao và triệt để (tới các sản phẩm cuối cùng), cần

241/261
phải tạo các điều kiện tối ưu cho những vi sinh vật tham gia phân huỷ. Muốn được như
vậy, có rất nhiều vấn đề kỹ thuật cần được giả quyết. Ở một mức độ nhất định, một số
vấn đề kỹ thuật này sẽ được đề cập ở các phần dưới đây.

Các biện pháp và quy mô xử lý

Ủ đống (composting)

Đây là hình thức xử lý được coi là đơn giản nhất và với quy mô nhỏ nhất. Rác được
ủ thành đống hoặc luống, nổi trên mặt đất hoặc chìm dưới hố, hoặc nửa nôỉ nửa chìm.
Đống ủ có thể được trát kín bằng bùn. Trong trường hợp này, suốt quá trình ủ, oxy sẽ
được tiêu thụ dần đến hết, và điều kiện chuyển từ hiếu khí sang kị khí; nhiệt độ có thể
tăng lên đến 60-70oC. Nếu đống ủ không được trát kín, nó cũng có thể được đảo xới
định kỳ để được cung cấp oxy vào bên trong.

Hình thức ủ đóng có thể được áp dụng không những với rác thải sinh hoạt mà còn với
rác thải sản xuất của làng nghề, loại giàu tinh bột (chế biến sắn, làm bún, miến, v.v...),
với phế thải công nghiệp: công nghiệp cà phê (vỏ hạt cà phê), công nghiệp đường (bã
thân cây mía), công nghiệp giấy (phế liệu từ thực vật), phế thải nông nghiệp (rơm, rạ),
và với phế thải chăn nuôi (phân và nước tiểu gia súc và gia cầm).

Thời gian ủ dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào quy mô đống ủ, tuỳ nguyên liệu ủ và điều kiện
hiếu khí hay kị khí. Có thể kết hợp một giai đoạn hiếu khí với một giai đoạn kị khí.

Sản phẩm của sự ủ đống được gọi là phân ủ (compost), cũng giống như của quá trình
phân huỷ chất hữu cơ trong tự nhiên, là hỗn hợp của các chất hữu cơ đơn giản (các sản
phẩm trung gian của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp) và các chất vô cơ.
Hỗn hợp này tương đương với mùn trong tự nhiên, vì thế có thể được dùng làm phân
bón hữu cơ, dùng cho trồng trọt. Khi bón vào đất, chúng được các nhóm vi sinh vật đất
phân huỷ tiếp tới các chất vô cơ mà cây hấp thụ được. Trong quá trình ủ đống nói trên,
nếu đảm bão giữ được nhiệt sinh ra (tới 60-70oC) thì hầu hết vi sinh vật gây bệnh (vốn
không sinh bào tử), và cả trứng giun, sán bị giết chết, nên phân ủ nói chung không đáng
lo ngại về mặt vệ sinh.

Trong một số trường hợp, để tăng cường quá trình phân huỷ trong đống ủ, người ta bổ
sung các chế phẩm vi sinh vật gồm các tế bào sống đã được lựa chọn. Đó có thể là chế
phẩm đơn chủng, hoặc đa chủng có những hoạt tính mong muốn, ví dụ phân huỷ một
loại chất nhất định, ở điều kiện hiếu khí, hay kị khí, hoặc vi hiếu khí.

Một số chủng đã được dùng làm chế phẩm là thuộc các chi Cellulomonas, Trichoderma,
Aspergillus, và Penicillium.

Chôn lấp hợp vệ sinh

242/261
Chôn lấp hợp vệ sinh:

Đó là phương pháp lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có phủ đất lên trên. Chất thải
rắn trong bãi chôn lấp bị phân hủy sinh học, tạo thành các sản phẩm như axit hữu cơ,
các hợp chất nitơ, amôn và một số khí như CO2, CH4.

Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp phải là chất thải không nguy hại.

Vận hành bãi chôn lấp:

Trải những lớp rác dầy 40- 80 cm lên mặt đất, đầm nén nó <để thu nhỏ khối lượng> và
tiếp tục trải những lớp khác lên. Khi lớp rác dầy 2- 2,2 m thì phủ một lớp đất dầy 10- 60
cm lên trên rồi lại đầm nén. Cứ như thế với độ cao 15m. Một lớp hoàn chỉnh như vậy
gọi là ô rác. Thông thường một con đập bằng đất được làm để rác đổ xuống tì vào và để
dễ dàng đầm nén rác sau đó.

Nếu bãi vận hành liên tục thì cứ sau 24 tiếng vận hành lại cần phủ đất.

Chống thấm cho các ô chôn lấp.

• Ô chôn lấp cần được đặt ở những nơi có lớp đất đá tự nhiên đồng nhất, với hệ
số thấm ≤ 1.10-7cm/s, và có chiều dày tối thiểu 6m.

Phải tạo độ dốc của đáy tối thiểu 2% để nước rác tự chảy về các rãnh thu gom nước thải.

• Thành ô chôn lấp cũng phải có tính chống thấm như đáy của nó. Nếu thành ô
chôn lấp không đạt yêu cầu, cần phải xây thành nhân tạo, bằng vật liệu có hệ số
thấm ≤ 1.10-7cm/s, với chiều rộng tối thiểu 1m.

Quá trình sinh hóa diễn ra tại các bãi chôn lấp.

• Tại đây, vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ của rác làm nguồn dinh dưỡng.
• Nhiệt độ tăng tới 60- 70oC kéo dài những 30 ngày.
• Ở khoảng nhiệt độ này, các phản ứng hóa học diễn ra sẽ trội hơn các phản ứng
vi sinh vật vì hầu hết vi sinh vật bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70oC.
• Oxy bị vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ dần => các vi sinh vật yếm khí bắt đầu hoạt
động.
• Các quá trình sinh hóa:

• Cách chất hữu cơ

243/261
Nếu rác chứa nhiều sunphat thì sự tạo thành mêtan sẽ giảm. Chất thải xây dựng là một
nguồn sunphat, vì thế, không nên đổ lẫn nó vào bãi chôn lấp rác thải chung.

Các giai đoạn lớn:

• Giai đoạn hiếu khí (ngắn, vài tuần): tạo ra …


• Giai đoạn yếm khí tùy tiện: tạo ra axit (axit béo); ngoài ra có axit amin, axit
hữu cơ
• Giai đoạn yếm khí tuyệt đối: tạo ra nhiều CH4 (vài năm đến 100 năm hoặc lâu
hơn).

Nước rỉ rác (nước rác)

Đó là nước bẩn (ô nhiễm) chứa các chất gây ô nhiễm bắt nguồn từ rác, thấm qua lớp
rác của bãi chôn lấp, đi xuống đất ở dưới bãi chôn lấp và có thể xuống tới nước ngầm ở
vùng đó.

Nước rác được hình thành từ tất cả các loại nước xâm nhập vào bãi rác, cũng như từ
nước của chính rác thải đem chôn lấp.

Thành phần và tính chất lý- hóa- sinh học của nước rác do rất nhiều nhân tố quy định
trong đó có thành phần của chính rác ở bãi chôn lấp, thành phần đất phủ, đất nền, độ nén
rác, thời gian chôn lấp, khí hậu và mùa, v.v…

Có thể coi nước rác cũng là một loại nước thải, một loại nước thải thứ cấp. Do vậy, các
bãi chôn lấp rác phải có hệ thống thu gom nước rác để xử lý. Đó là hệ thống cống rãnh
và/ hoặc ống dẫn xung quanh bãi rác và dưới đáy các lớp rác.

Các phương pháp xử lý nước rác về cơ bản cũng là các phương pháp để xử lý nước thải
nói chung, và bao gồm các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Trước khi lựa chọn
công nghệ phù hợp để xử lý nước rác và thiết kế trạm xử lý nước rác, trước hết cần quan
tâm đến các đặc tính của nước rác về BOD, COD, cặn lơ lửng (SS), hàm lượng nitơ tổng
số, hàm lượng NH4+, pH, số lượng coliform, v.v…

Về sự tạo thành khí ở bãi chôn lấp rác

Quá trình phân hủy rác hữu cơ do vi sinh vật thực hiện tại các bãi chôn lấp rác làm sinh
ra nhiều loại khí, hỗn hợp các khí ấy được gọi chung là khí sinh học (biogas). Khí sinh

244/261
học chiếm chủ yếu là mêtan (50- 60%), rồi các khí khác với lượng rất nhỏ, như nitơ,
oxy, hydro,v.v…

Mêtan (CH4) là khí chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây nguy hiểm nhất (gây ngạt, gây cháy nổ)
nên cần có hệ thống thu gom để tận dụng như một nguồn nhiên liệu. Nếu không thể thu
gom được, cần làm thoát khí này để tránh các nguy cơ nói trên. Giới hạn cho phép về
nồng độ khí mêtan trong không khí thuộc khu vực bãi chôn lấp rác là 1,25% (v/v). Việc
thu gom cũng như làm thoát khí này phải được tính đến trong thiết kế bãi chôn lấp rác.

Xử lý có chế biến

Chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị (rác) hầu hết thường được đổ vào các bãi rác rộng lớn. Điều kiện ở
đấy là rất kỵ khí, thậm chí đến mức những vật liệu mà lẽ ra bị phân hủy sinh học – như
giấy chẳng hạn – cũng rất khó bị vi sinh vật tấn công. Trong thực tế việc tìm thấy những
tờ báo cũ tới 20 năm mà vẫn còn đọc rõ chữ là chuyện bình thường. Tuy nhiên những
điều kiện kỵ khí như vậy lại thúc đẩy hoạt động của chính những vi khuẩn sinh mêtan.
Mêtan mà chúng sinh ra có thể được thu lấy nhờ các lỗ khoan, và được đốt cháy để tạo
thành điện năng, hoặc được làm sạch rồi đưa vào hệ thống ống dẫn khí tự nhiên (xem
hình 28.14). Tại Mỹ, hơn 100 bãi rác có những hệ thống như vậy, một số hệ thống này
cung cấp năng lượng cho vài nghìn người.

Hình 28.14. Sự sản sinh mêtan từ rác. Mêtan bắt đầu được tích lũy vài tháng sau khi bãi
đổ rác đầy và được bịt kín. Bãi rác này còn tiếp tục sinh mêtan trong vòng 5 – 10 năm.
Ảnh này chụp ngọn lửa cháy do mêtan sinh ra từ một bãi rác như vậy.

Có thể làm giảm đáng kể lượng chất hữu cơ đổ vào các bãi rác bằng cách trước hết tách
nó khỏi vật liệu không bị phân hủy sinh học, và đem ủ đống. Việc ủ đống (composting)
là một quá trình được những người làm vườn áp dụng để biến rác thực vật thành mùn
tự nhiên (hình 27.9). Đống lá cây hoặc vụn cỏ ấy sẽ chịu sự phân hủy của vi sinh vật.
Trong những điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn ưa nóng sẽ làm tăng nhiệt độ của đống ủ
lên tới 55 – 600C trong vòng hai ngày. Sauk hi nhiệt độ giảm xuống, người ta xới trộn
đống ủ để cung cấp thêm oxy, và nhiệt độ đống ủ lại tăng lên. Sau một thời gian, quần
thể vi sinh vật ưa nóng được thay thế bằng một thể ưa ấm, chúng tiếp tục biến đổi, một
cách chậm chạp, vật chất hữu cơ trong đống ủ sang trạng thái ổn định hơn, đó là mùn.
Nếu có nhiều diện tích, rác được ủ đống thành luống (là những đống dài và thấp), những
luống này được đảo xới định kỳ bằng máy móc chuyên dụng, nhờ phương pháp ủ đống.

a. Rác thải đô thị được đảo xới bằng b. Phân ủ làm từ rác thải đô thị đang chờ để
máy chuyên dụng vận chuyển đi bón ruộng

Hình 27.9. Việc làm phân ủ từ rác thải đô thị.

245/261
Phục hồi sinh học những vùng ô nhiễm dầu và những vùng ô nhiễm thủy ngân

Theo các tiểu thuyết hư cấu về khoa học, những sinh vật ngoài hành tinh đến đây có cấu
trúc hóa học hoàn toàn khác chúng ta, và chúng có thể ăn, uống, hít thở những chất mà
chúng ta không thể hấp thụ. Như vậy những cơ thể xa lạ này là vô giá nếu chúng giúp
chúng ta làm sạch (loại trừ) những chất gây ô nhiễm hành tinh này như dầu thô, xăng,
thủy ngân…, tất cả đều độc hại đối với cây cối, động vật và con người.

May thay, chúng ta không cần chờ đợi sự viếng thăm của những cơ thể chỉ có trong trí
tưởng tượng ấy mà vẫn có thể giải quyết được vấn đề của mình nhờ những cơ thể sống
ngay quanh ta: mặc dù nhiều vi sinh vật có nhu cầu dinh dưỡng giống như con người
(nên chúng mới làm hỏng thực phẩm của chúng ta!), nhưng có những vi sinh vật khác
lại chuyển hóa được những chất mà chỉ có thể là các “món ăn” của các cơ thể ngoài trái
đất, như các kim loại nặng, lưu huỳnh, nitơ dạng khí, dầu thô, thậm chí cà polyclorinat
biphenyls (PCBs), và thủy ngân.

Vi khuẩn có một vài lợi thế trong việc xử lý ô nhiễm. Chúng có thể tách chiết ra những
chất gây ô nhiễm khó bị rửa trôi hoặc tách ra, do đã liên kết với đất và nước.

Ngoài ra chúng có thể làm thay đổi cấu trúc hoá học của một chất độc để thành một chất
không độc, thậm chí có ích. Những vi sinh vật có khả năng phân hủy nhiều chất gây ô
nhiễm vẫn sống tự nhiên trong đất và nước; việc sử dụng chúng để phân hủy các chất
gây ô nhiễm được gọi là sự phục hồi sinh học (bioremediation). Tuy nhiên vì số lượng
của chúng là nhỏ nên không đủ để xử lý những vùng ô nhiễm rộng lớn. Vì vậy phương
hướng giải quyết vẫn đề này là nâng cao hoạt tính của các chủng tự nhiên. Một cách
khác là cải biến di truyền các chủng để chúng có thể phân hủy một chất hóa học nhất
định.

Người ta đã đạt được những kết quả rất khả quan trong lĩnh vực phục hồi sinh học khi
xử lý vùng bờ biển Alaska sau vụ tràn dầu Exxon Valdez. Nhiều vi khuẩn tự nhiên thuộc
chi Pseudomonas có khả năng phân hủy dầu thô vì nhu cầu cacbon và nhu cầu năng
lượng của chúng. Khi có mặt không khí, chúng tách đồng thời hai nguyên tử cacbon ra
khỏi phân tử lớn của dầu. Đơn vị hai cacbon này có thể được chuyển hóa bên trong tế
bào.

Vì vi khuẩn phân hủy dầu quá chậm nên phải có cách nào đó mới lợi dụng được chúng
để xử lý các vùng bị tràn dầu. Một cách rất đơn giản đã được vận dụng thành công trong
việc xử lý vụ tràn dầu nói trên, mà không cần tới biện pháp cải biến di truyền. Đó chỉ
đơn giản là việc đưa các phân nitơ và photpho vẫn dùng trong nông nghiệp vào nơi cần
xử lý, ở đây chúng được gọi là các chất tăng cường sinh học (bioenhencers). Kết quả
là số lượng các vi khuẩn phân hủy dầu tăng lên rõ rệt so với ở các vùng bờ biển không
được bón phân, và vì thế bãi biển được sạch dầu.

246/261
Còn về ô nhiễm thủy ngân thì có một nhóm vi khuẩn khác có khả năng làm sạch. Thủy
ngân có mặt trong nhiều chất vốn được dùng rộng rãi, như trong sơn thừa đọng ở đáy
hộp đựng quẳng vào bãi rác chẳng hạn. Từ đó nó có thể ngấm vào đất và nước. Một loài
vi khuẩn phân bố rộng, Desulfovibrio desulfuricans, trong thực tế làm cho thủy ngân trở
nên độc hơn, bằng cách gắn thêm nhóm metyl, thành metyl thủy ngân. Trong các thủy
vực, chất này bám vào các cơ thể plankton chẳng hạn, do vậy đi tiếp vào chuỗi dinh
dưỡng tới các thể lớn hơn, sau đó gây ngộ độc cho cá và cuối cùng cho người.

Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể dùng một nhóm vi khuẩn khác, đó là các loài
thuộc chi Pseudomonas. Để tránh bị nhiễm độc, những vi khuẩn này trước hết chuyển
hóa metyl thủy ngân thành ion thủy ngân:

CH3Hg CH4 + Hg2+

Sau đó nhiều vi khuẩn có thể chuyển hóa ion thủy ngân mang điện tích dương thành
dạng nguyên tố tương đối không độc, bằng cách thêm electron mà chúng lấy từ các
nguyên tử hydro:

Hoạt động này của các vi khuẩn nói trên diễn ra quá chậm trong tự nhiên, nên cấn có
các giải pháp kỹ thuật; đó có thể là việc bổ sung các chất nâng cao sinh học, và các kỹ
thuật khác, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.

Không giống như một vài phương pháp làm sạch môi trường khác, theo đó các chất độc
hại được chuyển từ nơi này sang nơi khác, việc làm sạch bằng vi sinh vật có tác dụng
loại bỏ chất độc hại và thường trả lại môi trường một chất không độc hoặc có ích.

Định nghĩa chất thải rắn

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế- xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các
loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa
là: vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi
hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn

247/261
đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm
thu gom và tiêu hủy.

Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh
học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khoẻ người, động vật và cây cỏ.

Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và
nông nghiệp.

Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất có một trong các đặc tính gây nguy
hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe
cộng đồng. Chúng gồm: bông băng, gạc, nẹp, kim tiêm, ống tiêm, các chi thể cắt bỏ, tổ
chức mô cắt bỏ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân; các chất thải có chứa nồng độ cao của:
thủy ngân, chì, catmi, asen, xianua…; các chất thải phóng xạ từ bệnh viện.

Các biện pháp làm giảm lượng phát sinh chất thải rắn

Lợi ích của việc làm giảm lượng phát sinh chất thải rắn:

- Tiết kiệm năng lượng;

- Giảm sự khai thác, xử lý, sử dụng các nguồn gây tác động xấu tới môi trường;

- Tăng yếu tố an toàn cho công nhân trực tiếp xử lý chất thải rắn, cũng như cho toàn xã
hội, do sự giảm phát sinh chất thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại.

- Giảm chi phí quản lý chất thải

- Giảm chi phí xử lý chất thải.

Các phương thức giảm chất thải rắn:

- Tăng mức tiêu thụ

- Xây dựng các quy trình sản xuất mới cho phép sử dụng ít nguyên liệu hơn

- Thiết kế và tạo ra các sản phẩm mới sao cho khi sử dụng chúng ít gây ô nhiễm và ít tạo
ra chất thải

- Loại bỏ sự đóng gói không cần thiết; và đặc biệt quan trọng là:

- Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.

248/261
Bạn có biết?Bạn nghĩ gì? SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Sản xuất sạch hơn (cleaner production) là gì? Đó là khái niệm do chương trình Môi
trường của Liên hợp quốc xây dựng và áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới từ khoảng
năm 1990. Nó cho phép giảm ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của con người,
ngoài ra còn cho phép giảm chi phí của các đơn vị sản xuất.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là nhằm tránh phát sinh ô nhiễm ngay tại nguồn bằng
cách sử dụng tài nguyên và các nguyên liệu có hiệu quả nhất. Nói cách khác, sản xuất
sạch hơn tránh việc một phần nguyên liệu đi vào chất thải, thay vào đó nó được chuyển
thêm vào giá trị sản phẩm. Như vậy sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất
thải và ngăn chặn ô nhiễm.

Sản xuất sạch hơn và các biện pháp xử lý môi trường (xử lý nước thải, xử lý khí thải,
xử lý chất thải rắn) là hai cách tiếp cận khác nhau: Xử lý môi trường, theo cách nói của
các đơn vị sản xuất là “xử lý cuối đường ống”, tuy giúp họ giảm mức độ tác hại của các
chất thải nhưng không tận thu được phần nguyên liệu mất vào các chất thải (gọi chung
là “dòng thải”). Vì vậy xử lý cuối dòng thải đòi hỏi chi phí. Về phần sản xuất sạch hơn,
nó vừa giảm nguy cơ gây ô nhiễm vừa mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Có thể ví
sản xuất sạch hơn tương đương với “phòng bệnh”, còn xử lý cuối đường ống là “chữa
bệnh”. Phòng bệnh và chữa bệnh cho ai chắc chúng ta đều rõ. Và như chúng ta đã biết
phòng bệnh bao giờ cũng đơn giản, đỡ tốn kém và cho sức khỏe tốt hơn so với chữa
bệnh. Vì thế cần luôn ghi nhớ: phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Từ trước đến nay, những tiêu chí hàng đầu để xem xét một quá trình sản xuất là: lợi
nhuận, chất lượng và số lượng sản phẩm. Ngày nay cách nhìn nhận ấy cần thay đổi: với
quan điểm sản xuất sạch hơn thì cần phải xem xét đầu vào, đầu ra, cũng như xem xét vfi
sao có dòng thải phát sinh, không cho nó phát sinh hoặc giảm nó bằng cách nào, cách
tận dụng (tái sử dụng nó) ra sao.

Khái niệm sản xuất sạch hơn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, do vậy chưa được áp dụng
nhiều. Nhằm phổ biến rộng khái niệm này và áp dụng nó nhiều hơn, Tổ chức Phát triển
Công nghệ của Liên hợp quốc (UNIDO) cùng với các cơ quan hữu trách của Việt Nam
đã xây dựng một số cơ sở nghiên cứu để ứng dụng. Một xí nghiệp bia áp dụng phương
thức sản xuất sạch đã giảm được 25% lượng than tiêu dùng nhờ làm giảm tổn thất nhiệt
ở hệ thống cấp hơi. Rõ ràng kết quả đó có tác dụng rất tích cực đến môi trường, và là
một con số không nhỏ góp vào lợi nhuận của xí nghiệp đó. Cũng tại xí nghiệp đó các
biện pháp kĩ thuật nhằm giảm lượng nước tiêu thụ và lượng bia thất thoát cũng có hiệu
quả không kém đối với môi trường và cả đối với lợi nhuận.

249/261
Xử lý nước và xử lý nước thải
Nước sạch là thiết yếu cho sự sống và các hoạt động của con người. Để có nước sạch
ấy, cần phải xử lý nước và nước và nước thải. Trong cả hai trường hợp, việc xử lý nhằm
loại bỏ các vi sinh vật, hóa chất và các chất gây ô nhiễm khác để bảo vệ sức khỏe con
người.

Xử lý nước để uống

Trước hết cần nhấn mạnh rằng nước để uống (potable water) là nước được xem là an
toàn để uống, chứ không có nghĩa là nước đó hoàn toàn không chứa vi sinh vật và hóa
chất. Điếu đó có nghĩa là số lượng vi sinh vật và hàm lượng hóa chất trong nước ấy là
thấp đến mức không gây lo ngại cho sức khỏe con người. Từ đó chúng ta hiểu nước nào
không phải là nước để uống chính là nước ô nhiễm, nghĩa là nó chứa nhiều vi sinh vật
và hóa chất tới quá mức cho phép.

Mức cho phép về vi sinh vật và hóa chất trong một loại nước tùy thuộc vào mỗi quốc
gia, và tất nhiên tùy thuộc vào việc nước đó có được dùng để uống hay không. Theo
tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (Environmental Protection Agency,
EPA) thì chỉ số coliform của nước uống phải là 0, tức không được phép có một coliform
nào trong 100ml nước, và chỉ số đó của nước dùng vào mục đích giải trí là 200 coliform/
ml. Ở đây cần nhắc lại rằng các coliform là những vi khuẩn đường ruột như E. coli chẳng
hạn. Sự có mặt của các coliform trong nước chứng tỏ rằng nước đó đã bị nhiễm phân và
như vậy rất có thể nó cũng nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.

Việc xử lý nước để uống có thể gồm ba giai đoạn (hình 26.8).

Lắng đọng

Trong giai đoạn này, nước được bơm vào các bể chứa, tại đó các vật chất dạng hạt (cát,
sỏi, và chất hữu cơ) lắng xuống. Nước đã được làm trong một phần này sau đó được
bơm sang bể thứ hai để làm kết tụ (flocculation). […] Nước trong ở trên phần lắng đọng
sẽ được bơm sang một bể khác để lọc.

Lọc

Thủ tục lọc có thể làm giảm tới 90% số vi sinh vật có trong nước, trong vòng vài ngày.
Trong một phương pháp lọc người ta dùng cát và các vật liệu khác để vi sinh vật bám
vào đó và tạo thành các biofilm, những màng này giữ lại và loại bỏ các vi sinh vật khác
ra khỏi nước.

Có thể phân biệt kỹ thuật lọc cát chảy nhanh và lọc cát chảy chậm.

250/261
- Lọc cát chảy chậm gồm một lớp cát mịn hoặc đất khuê tảo dày 1m. Nó có công suất
khoảng 3 triệu gallon trên một mẫu anh của bề mặt lọc trên một ngày, do đó thích hợp
cho các đô thị nhỏ.

- Lọc cát chảy nhanh chứa cát lớn hơn và sỏi, và cho phép lọc 200 triệu gallon/ mẫu anh/
ngày, thích hợp cho các đô thị lớn.

Cả hai loại lọc được làm sạch bằng cách phun nước ngược lên trên.

Ngoài ra còn có:

- Kỹ thuật lọc màng (membrane filtration), mà màng lọc của nó có các lỗ với đường
kính 0,2 àm.

- Lọc bằng than hoạt tính, nó cho phép vừa lọc các phần tử lơ lửng, vừa loại bỏ một số
chất hữu cơ.

Sát trùng (disinfection)

Đây là giai đoạn xử lý cuối cùng trước khi nước được đua tới người tiêu dùng. Có thể
dùng các biện pháp sát trùng sau đây:

- Clo hóa: phép xử lý này được dùng phổ biến nhất vì chi phí thấp. Khí clo có thể giết
chết vi khuẩn, tảo, nấm, và động vật nguyên sinh, do làm biến tính protein của chúng
– trong khoảng 30 phút tác dụng. Mức độ clo hóa phụ thuộc số lượng vi sinh vật trong
một đơn vị thể tích nước: số lượng này càng cao thì mức độ clo hóa càng phải cao. Clo
hóa không giết chết mọi vi sinh vật: hầu hết virut không bị clo làm bất hoạt, các nội bào
tử của vi khuẩn và các nang của động vật nguyên sinh nói chung không bị bất kỳ phép
xử lý hóa học nào làm hỏng. Chúng chỉ có thể bị loại trừ hoàn toàn nhờ biện pháp lọc
cơ học.

Hình 26.8. Xử lý nước để uống

a) Một trạm xử lý nước.

b) Các giai đoạn xử lý nước: lắng đọng, lọc, và sát trùng.

Câu hỏi:

- Vì sao xử lý hóa học không thể phá hủy hầu hết virut?

Trả lời:

251/261
- Hầu hết các hóa chất sát trùng được tạo ra nhằm ức chế một hoạt tính trao đổi chất
hoặc làm hỏng một cấu trúc tế bào; vì vậy các hóa chất ấy không làm hỏng các virut
không có cấu trúc tế bào và đang ngừng trao đổi chất.

***

Xét nghiệm chất lượng nước

Việc xét nghiệm chất lượng nước dựa vào sự có mặt của một số sinh vật chỉ thị
(indicator organisms) để chứng tỏ khả năng hiện hữu của các tác nhân gây bệnh trong
nước uống hoặc trong các thủy vực tự nhiên.

Vì phần lớn các bệnh truyền qua nước có nguyên nhân là một sự nhiễm phân, nên sự
có mặt của E. coli (sinh vật chỉ thị được dùng phổ biến nhất) và các coliform dạng phân
khác trong nước chứng tỏ rằng rất có thể các tác nhân gây bệnh cũng có mặt. E. coli hội
đủ các yêu cầu về một vật chỉ thị tốt: nó luôn luôn có mặt trong phân người, có thời gian
sống sót lâu bằng hầu hết các tác nhân gây bệnh trong phân (có thể còn lâu hơn), và dễ
dàng bị phát hiện bằng các kỹ thuật đơn giản.

Sau đây là một số kỹ thuật xét nghiệm chất lượng nước:

- Kỹ thuật nhiều ống nghiệm: kỹ thuật “cồng kềnh” và lâu đời nàydựa trên việc tìm số
lượng có xác suất lớn nhất (most probable number, MPN) (xem hình 6.24); đó là một
phép thử theo phương pháp thống kê, cho phép khẳng định sự nhiễm bẩn.

Hình 6.24. Phương pháp nhiều ống nghiệm để xác định số lượng vi sinh vật trong nước.
Thông thường, cần một dãy 5 ống nghiệm cho mỗi độ pha loãng. Sau khi nuôi, số lượng
ống mà trong đó có sinh trưởng được dùng để tra bảng MPN (xem bảng 6.6.), để biết số
tế bào/ 100ml chất lỏng.

Câu hỏi

- Nếu các kết quả là 5, 3, 1 thì số lượng vi sinh vật có thể sẽ là bao nhiêu?

Trả lời

- MPN là 110.

- Kỹ thuật lọc màng (membrane filtration): kỹ thuật này được dùng phổ biến hơn (hình
26.9.a), vì dễ thao tác. Rót 100ml nước cần xét nghiệm qua một màng lọc, sau đó đặt
màng này lên đĩa thạch EMB (Eosin methylene blue) và nuôi. Mọi coliform dạng phân
nào sinh trưởng trên đó thì đều có màu xanh lục ánh kim loại rất đặc trưng. Sau đó đếm
số khuẩn lạc này và biểu thị thành số lượng khuẩn lạc/ 100ml.

252/261
Hình 26.9.a. Kỹ thuật lọc màng. Các đường kẻ ô vuông trên màng lọc cho phép đếm dễ
dàng các khuẩn lạc màu xanh ánh kim loại đặc trưng của các coliform dạng phân.

Hình 26.9.b. Kỹ thuật dùng ONPG và MUG. Màu vàng trong chai chứa ONPG cho biết
sự có mặt của các coliform, còn màu huỳnh quang xanh trong chai chứa MUG cho biết
sự có mặt của coliform E. coli, chai không màu là đối chứng âm tính.

- Kỹ thuật dùng ONPG và MUG:

Các mẫu nước được rót vào các chai nhỏ chứa ONPG (O- nitrophenyl-ò- D-
galactopyranoside) và MUG (4- methylumbililliferyl- õ- D- glucouronide) làm nguồn
dinh dưỡng duy nhất. Hầu hết các coliform đều sản sinh õ- galactosidase, một enzyme
phản ứng với ONPG để tạo ra màu vàng, còn coliform dạng phân E. coli thì sinh ra một
enzym khác- õ- glucuronidase- phản ứng với MUG để tạo thành chất phát huỳnh quang
xanh dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng dài (hình 26.9.b). Kỹ thuật này cho phép phát
hiện nhanh, nhưng cũng giống như MPN, nó không co biết con số thật.

- Kỹ thuật fingerprinting

Với hai kỹ thuật trên đây không thể phát hiện các virut và những vi khuẩn gây bệnh
đặc hiệu. Muốn phát hiện chúng cần phải dùng kỹ thuật fingerprinting, theo đó các mẫu
nước cần xét nghiệm phải được làm giàu bằng cách nuôi mọi cơ thể có mặt trong đó.
Sau đó hàm lượng ADN của mẫu đã làm giàu được sàng lọc di truyền để nhận dạng tác
nhân gây bệnh tiềm ẩn. Những xét nghiệm thuộc loại này nói chung chỉ có thể thực hiện
được tại những trung tâm xét nghiệm lớn, nơi có các phòng thí nghiệm đủ khả năng thao
tác chúng.

Xử lý nước thải

Nước thải chứa rất nhiều loại tác nhân gây ô nhiễm khác nhau, bao gồm các chất rắn lơ
long, các chất hữu cơ và vô cơ có khả năng bị phân hủy sinh học, các kim loại độc, và
các tác nhân gây bệnh. Mục đích của xử lý nước thải là loại bỏ hoặc giảm thiểu những
tác nhân gây ô nhiễm này tới mức có thể chấp nhận được.

Vì nước thải chủ yếu là nước (chỉ chứa dưới 1% chất rắn), nên hầu hết các quá trình xử
lý nước thải đều liên quan đến việc loại bỏ các vi sinh vật. Có một thời nước thải không
xử lý được đổ thẳng vào sông hoặc biển nơi gần nhất, với ý nghĩ rằng nước thải ấy sẽ bị
pha loãng tới mức vô hại…

253/261

Một khái niệm then chốt trong xử lý nước thải là làm giảm nhu cầu oxy sinh hóa
(biochemical oxygen demand, BOD) tức là làm giảm lượng oxy mà các vi sinh vật hiếu
khí đòi hỏi để chuyển hóa hoàn toàn chất hữu cơ trong nước thải. Lượng oxy này tỷ lệ
thuận với lượng chất thải trong nước; nồng độ các chất có thể phân hủy được càng cao
thì lượng oxy cần thiết để chuyển hóa chúng càng cao, do đó BOD càng cao. Những
xử lý nước thải có hiệu quả làm giảm BOD tới mức rất thấp, khiến cho vi sinh vật sinh
trưởng kém, do đó các vi sinh vật gây bệnh ít có cơ hội sống sót.

Dưới đây chúng ta xem xét các kiểu xử lý nước thải khác nhau: xử lý nước thải theo
cách truyền thống, được áp dụng trong các hệ thống xử lý cho đô thị, xử lý dùng cho các
vùng nông thôn, xử lý các chất thải nông nghiệp, và xử lý trong đó dùng các đầm lầy
nhân tạo.

Xử lý nước thải đô thị

Ngày nay, các thành phố lớn ở các nước phát triển đều có hệ thống cống rãnh đô thị,
gồm các đường ống dẫn, thu thập nước thải và dẫn nó tới các trạm xử lý nước thải để xử
lý. Việc xử lý nước thải theo cách truyền thống bao gồm bốn giai đoạn (hình 26.10):

Xử lý bậc một

Nước thải được bơm vào các bể lắng, tại đó các vật rắn nhẹ, dầu và mỡ, các vật thể trôi
nổi được vớt bỏ đi, còn các vật thể nặng hơn thì lắng xuống đáy thành bùn. Sau khi bổ
sung phèn là tác nhân gây keo tụ, bùn được loại bỏ, và phần nước đã làm trong một phần
này sẽ được xử lý tiếp. Xử lý bậc một loại bỏ được 25- 35% BOD của nước thải.

Xử lý bậc hai

Hoạt tính sinh học trong giai đoạn này làm giảm BOD tới còn 5- 25% so với ban đầu.
Hầu hết vi sinh vật gây bệnh cũng bị loại trừ. Nước thải được thông khí nhằm thúc đẩy
sinh trưởng của các vi sinh vật hiếu khí, chúng oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan tới CO2
và nước. Trong một hệ thống bùn hoạt tính, nước thải đang được thông khí còn được bổ
sung (cấy) bùn của xử lý bậc một trong đó chứa nhiều vi sinh vật đang có hoạt động oxy
hóa; sự keo tụ cũng xảy ra trong giai đoạn này. Mọi vật chất rắn còn lại đều lắng xuống
và tham gia vào bùn từ xử lý bậc một. Bùn tổng thể ấy được bơm vào các bể chứa kỵ
khí.

Với một vài cộng đồng dân cư nhỏ hơn thì có thể thực hiện xử lý bậc hai nhờ hệ thống
lọc trích (lọc chảy giọt, trickling filter), mà nguyên lý hoạt động giống với của các lọc
cát chảy chem. Dùng trong xử lý nước để uống nhưng kém hiệu quả hơn hệ thống bùn
hoạt tính về mặt làm giảm BOD.

254/261
Xử lý hóa học

Nước từ xử lý bậc hai được sát trùng, thường bằng cách clo hóa, sau đó được thải vào
các thủy vực tự nhiên, hoặc đôi khi được phun tưới cho nông nghiệp hoặc cho các thảm
cỏ ven đường quốc lộ.

Trong những trường hợp khác người ta loại bỏ nitrat, photphat và phần BOD cũng như
các vi sinh vật còn sót lại bằng cách đưa nước qua những lọc cát mịn và/ hoặc qua cá lọc
than hoạt tính. Nitrat được chuyển hóa thành ammoniac và thải vào không khí (nhờ thế
loại bỏ được khoảng 50% lượng nitơ), còn photphat thì được kết tủa bằng vôi hoặc phèn
(do vậy loại bỏ được khoảng 70% lượng photpho). Việc xử lý bậc ba như vậy nói chung
được áp dụng cho những vùng nhậy cảm về môi trường, hoặc những nơi mà nước thải
được thải vào các hệt thống hồ kín.

Xử lý bùn

Bùn được phân hủy kỵ khí theo ba bước:

- Đầu tiên các vi sinh vật kỵ khí lên men vật chất hữu cơ để sinh ra CO2 và các axit hữu
cơ.

- Sau đó vi sinh vật khử những axit hữu cơ này thành H2 và thành CO2 nữa và những
axit hữu cơ đơn giản hơn như axit axetic chẳng hạn.

- Cuối cùng, các axit hữu cơ đơn giản ấy, H2 và CO2 được chuyển thành khí mêtan.
Phần bùn còn lại được làm khô mang đi chôn lấp hoặc dùng làm phân bón.

Hình 26.10. Xử lý nước thải đô thị. (a) Một trạm xử lý nước thải đô thị. (b) Các giai
đoạn của quá trình xử lý. Sự phân hủy nhờ vi sinh vật trong giai đoạn xử lý bậc hai làm
giảm phần lớn BOD trước khi nước thải được xử lý hóa học. Sau giai đoạn xử lý bùn,
thu được bùn khô, nó được tái tuần hoàn vào đất, còn mêtan sinh ra thì được thu lấy để
làm nhiên liệu.

Xử lý nước thải cho vùng nông thôn

Tại các vùng nông thôn, nơi không có hệ thống đường dẫn nước thải chung nối cá nhà
với nhau để dẫn đến trạm xử lý, có hai loại hình hệ thống xử lý nước thải:

Bể tự hoại

Đây là một hệ thống xử lý ở qui mô hộ gia đình, tương đương với xử lý bậc một (hình
26.11). Nước thải trong nhà chảy vào một bể chứa xây kín và ngầm dưới đất, trong vườn
chẳng hạn. Các chất rắn lắng xuống đáy bể, còn chất lỏng thì chảy ra khỏi bể, vào một
vùng thấm lọc (leach field) ngầm dưới đất, vùng này có tác dụng lọc. Bùn trong bể và

255/261
các chất hữu cơ trong nước bị các vi sinh vật phân hủy. Tuy nhiên vì bể được xây kín,
nên lượng bùn được tích lũy ngày càng nhiều trong bể cần phải được bơm hút ra một
cách định kỳ.

Hình 26.11. Bể tự hoại. Sau khi nước thải trong nhà chảy vào bể tự hoại, các chất rắn
lắng xuống thành bùn, còn chất lỏng được lọc qua đất trong những vùng thấm lọc.

Hố nước thải

Hố này giống với bể tự hoại nhưng nó không được xây kín. Khi nước thải đi vào hệ
thống của các vòng có lỗ được xây chìm dưới đất, nước được giải phóng vào đất xung
quanh; các chất thải rắn được tích tụ ở đáy và được vi sinh vật kỵ khí phân hủy.

Xử lý chất thải nông nghiệp

Nông dân và các chủ trại chăn nuôi thường dùng hệ thống cácao oxy hóa để xử lý chất
thải động vật tích tụ trong các khu chăn nuôi. Các ao này thực hiện chức năng của xử
lý nước thải. Nước thải được bơm vào các ao sâu và được giữ ở đó trong ba tháng; bùn
lắng xuống đáy ao; và các vi sinh vật kỵ khí phân hủy bùn này; phần chất lỏng được
bón sang ao tiếp theo, nông hơn, tại đó sóng trong ao có tác dụng thông khí cho nước.
Các vi sinh vật hiếu khí, nhất là tảo, phân hủy các chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Cuối
cùng các vi sinh vật chết đi, và nước đã trở nên trong được thải vào các thủy vực. Nhược
điểm của các ao oxy hóa là ở chỗ chúng là những hệ thống mở, do đó nếu nước lũ tràn
qua chúng thì sẽ làm phát tán các chất thải động vật chưa xử lý tới những vùng khác ở
rất xa.

Các đầm lầy nhân tạo

Từ những năm 1970, các cộng đồng dân cư nhỏ và một số nhà máy đã xây dựng các
đầm lầy nhân tạo để xử lý nước thải. Các đầm lầy này sử dụng các quá trình tự nhiên
để phân hủy chất thải và loại bỏ vi sinh vật và các hóa chất ra khỏi nước trước khi thải
nó ra ngoài tự nhiên. Không cần đến các bể tự hoại, mà thay vào đó, nước thải chảy vào
các ao kế tiếp nhau- nơi xảy ra sự phân hủy vi sinh vật (hình 26.12). Ao đầu tiên của hệ
thống được thông khí để thúc đẩy sự phân hủy hiếu khí chất thải trong nước; sự phân
hủy kỵ khí diễn ra trong bùn ở đáy ao. Sau đó nước chảy qua đầm lầy, tại đó chất hữu
cơ bị phân hủy tiếp nhờ vi sinh vật đất. Một ao thứ hai, ao tĩnh và chứa tảo, sẽ loại bỏ
tiếp chất hữu cơ, sau đó nước chảy qua một mảnh đất sình lầy mở, tại đó cỏ và cây sẽ
giữ lại các chất gây ô nhiễm. Dần dần, nước đi tới ao cuối cùng, khi ấy hầu hết BOD và
vi sinh vật được loại bỏ, và nước có thể được thải ra ngoài hệ thống cho các mục đích
tưới tiêu và giải trí . Nhược điểm của hệ thống này là ở chỗ, nó cần diện tích rộng, ví dụ
tới 50 mẫu anh hoặc hơn nữa, chỉ để phục vụ cho một cộng đồng nhỏ.

256/261
Hình 26.12. Xử lý nước thải nhờ một hệ thống đầm lầy nhân tạo. Phần lớn BOD được
loại bỏ do hoạt động vi sinh vật trong ao đầu tiên; sự lọc tự nhiên do cây và đất thì loại
bỏ các chất ô nhiễm và phần còn lại của BOD.

Câu hỏi

- Tại sao hệ thống đầm lầy nhân tạo không khả thi đối với các vùng tập trung dân cư
lớn?

Trả lời

- Vì các vùng tập trung dân cư lớn thải ra quá nhiều chất thải và có quá ít diện tích cho
việc xây dựng hệ thống này sao cho nó hoạt động tốt.

257/261
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Vi sinh vật học môi trường
Biên tập bởi: Ngô Tự Thành
URL: http://voer.edu.vn/c/f65b4f19
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Vi sinh vật trong tự nhiên, trong đời sống, sản xuất của con người
Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/c89e62a1
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Cấu trúc và chức năng của tế bào Procaryot


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/e9cd10a0
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Dinh dưỡng của vi sinh vật


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/62b89076
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các chu trình sinh địa hóa


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/56b95878
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Một số nhóm vi khuẩn


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/112d7119
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Một số khái niệm căn bản về xử lý sinh học môi trường ô nhiễm
Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/fb1ec563

258/261
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Khả năng của vi sinh vật phân hủy một số nhóm chất
Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/3e9bcf9e
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Sự phân hủy sinh học một số chất đặc biệt


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/6b544b84
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hủy sinh học
Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/9dbe8355
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Xử lý In situ đối với nước ngầm


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/47d326be
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Phục hồi sinh học pha bùn


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/87c380e0
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Phục hồi sinh học pha rắn


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/0f9931c4
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Xử lý sinh học pha khí


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/54066004
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

259/261
Module: Xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ
Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/a4752d70
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Xử lý nước và xử lý nước thải


Các tác giả: Ngô Tự Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/5ae8989d
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

260/261
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam

Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.

Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.

Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.

Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.

261/261

You might also like