You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI CỦA HỒ HÀM


NGHI QUA CÁC CHỈ SỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ THỰC VẬT PHÙ DU
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Học phần: Sinh vật phù du trong quan trắc môi trường

Giảng viên phụ trách : Ts. Trịnh Đăng Mậu

Sinh viên thực hiện : Phan Hoàng Tú Nguyên

Lớp : 20CTM

Mã phách : …………………………
0
MỤC LỤC

I. Mở đầu............................................................................................................................ 2
II. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................2
III. Phương pháp nghiên cứu và định danh các loài thực vật phù du..................................2
1. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................2
2. Định danh các loài thực vật phù du:.......................................................................3
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật phù du...............5
V. Kết luận......................................................................................................................... 6
VI. Tài liệu tham khảo.......................................................................................................6

1
I. Mở đầu
Thực vật phù du được gọi là “Phytoplankton”. Trong đó, “phyto” có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp có nghĩa là “thực vật”, còn “plankton” bắt nguồn từ “planktos” có nghĩa là
“lang thang” hoặc “vật bị trôi dạt”. Thực vật phù du là những sinh vật phù du sống tự
dưỡng, dị dưỡng và hỗn hợp, chúng sống thành một tập hợp. Hầu hết thực vật phù du quá
nhỏ để có thể nhìn thấy từng cá thể bằng mắt thường nên chúng còn được gọi là “vi tảo”
(micro-algae). Tuy nhiên, khi số cá thể đủ nhiều, chúng thể hiện rất rõ khi tạo màu xanh
cho nước do chất diệp lục có trong chúng. Chúng có rất nhiều loài khác nhau với hình
dạng khác nhau. Thực vật phù du là nguồn thức ăn chủ yếu cho các động vật phù du, ấu
trùng giáp xác, động vật thân mềm, và các loài ăn lọc khác. Vì vậy, chúng là mắt xích
không thể thiếu trong lưới thức ăn của thủy vực. Trong quá trình sinh trưởng và phát
triển, thực vật phù du chịu tác động bởi các yếu tố như động lực, thủy văn, và môi trường
như hàm lượng muối dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, cũng như các yếu tố sinh học khác
nên chúng còn được xem là những sinh vật chỉ thị của môi trường. Ngoài ra, những tác
động của yếu tố tự nhiên, những tương tác của hoạt động dân sinh hay cộng hưởng các
tác động của con người và tự nhiên lên hệ sinh thái thủy vực. Vì vậy, hiểu biết về thực
vật phù du trong một vùng địa lý cụ thể sẽ là cơ sở khoa học trong việc đánh giá các đặc
trưng sinh thái khu vực.
Vì vậy, nhóm muốn nghiên cứu thành phần loài và mật độ phân bố của thực vật phù
du (Phytoplankton) ở đây nhằm mục đích đánh giá đa dạng loài, sinh vật lượng, các chỉ
số sinh học của thực vật phù du và làm cơ sở cho việc chỉ thị chất lượng nước của hồ
Hàm Nghi.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Đinh danh được thành phần loài thực vật phù du có trong thủy vực hồ Hàm Nghi. Đánh
giá được trạng thái của hồ từ đó kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến thực vật phù
du.
III. Phương pháp nghiên cứu và định danh các loài thực vật phù du
1. Phương pháp nghiên cứu:
1.1 Thời gian nghiên cứu:
Đề tài đã được thực hiện từ 1/1-14/1/2023
1.2 Địa điểm nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu thuộc Hồ Hàm Nghi
Tọa độ: 16.06373014695721, 108.21044622394595

2
Hình 1: Hồ Hàm Nghi

1.3. Phương pháp thực hiện


1.3.1. Phương pháp thu và phân tích mẫu thực vật phù du
1.3.1.1. Phương pháp thu
Thu mẫu định tính: Dùng lưới 25 m thu mẫu định tính. Không xác định lượng nước
mẫu đi qua lưới nhưng lượng nước thu được càng nhiều càng tốt. Sau khi lọc nước, mẫu
thu được cho vào lọ 100 ml rồi cố định bằng Formol 2-4%.
Thu mẫu định lượng: Dùng xô lấy 200 lít nước, lọc qua lưới 25 m, phần còn lại cho
vào lọ 60 ml rồi dùng formol 2-4% cố định mẫu.
Ngoài ra, các thông số môi trường nước như nhiệt độ, pH, DO, BOD5, COD, TDS,
TSS cũng được thu mẫu và phân tích theo phương pháp hiện hành tại phòng thí nghiệm
của Khoa Sinh – Môi Trường, Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.
1.3.1.2. Phương pháp phân tích
Mẫu định tính: Dùng ống nhỏ giọt hút lấy phần lắng của mẫu đã thu cho vào lame 1-2
giọt, dùng lamelle đậy lại và quan sát dưới kính hiển vi.
Mẫu định lượng: Dùng Pipet lấy 1ml có chứa mẫu cho lên trên buồng đếm và quan
sát ở độ phóng đại 10x, 40x. Đếm số cá thể được phân theo từng nhóm ngành bằng cách
di chuyển buồng đếm theo tọa độ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

2. Định danh các loài thực vật phù du:

2.1. Tảo lục

3
Tảo có màu xanh lục thuần khiết do diệp lục a và b đã chiếm ưu thế, trừ một số loài
sống ở các chỗ ẩm có màu vàng hay đỏ do dự trữ nhiều dầu và hematôcrôm. Sản phẩm
đồng hoá là tinh bột, ít khi là dầu.Tảo lục là quần xã tảo không có tính độc, kích cỡ tảo
nhỏ, không gây mùi. Tảo lục sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia tế bào hay bằng
các phần của tản đa bào. Sinh sản vô tính bằng động bào tử hay bất động bào tử, đối với
các loài sống tập đoàn thì tạo tập đoàn mới bên trong một tế bào dinh dưỡng hay từ tế bào
chuyên hoá sinh sản vô tính của tập đoàn. Sinh sản hữu tính ở Tảo lục có thể tìm được tất
cả các kiểu như đẳng giao, dị giao, noãn giao, toàn giao và tiếp hợp. Những đại diện tiến
hoá cơ quan sinh sản hữu tính là đa bào. Giai đoạn chuyển động ở Tảo lục tế bào luôn có
roi đều nhau. Tảo lục phân bố chủ yếu ở nước ngọt, ở nước lợ ít hơn nhưng có các loài
kích thước lớn, ở nước mặn không gặp Tảo lục. Trên đất, đá, thân cây hay tường nhà ẩm
ướt cũng gặp Tảo lục. Một số Tảo lục sống cộng sinh với nấm tạo Địa y.

Hình 2: Scenedesmus dimorphus là một loài tảo lục đơn bào nước ngọt trong lớp
Chlorophyceae

Hình 3: Oocystis là một chi sinh vật phù du chủ yếu là tảo lục nước ngọt thuộc họ
Oocystaceae.
2.2. Tảo Lam
Tảo Lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam): phần lớn dưới dạng tập đoàn hay đa bào hình
sợi, hình chuỗi hạt đơn hay phân nhánh. Đại đa số tế bào tảo lam dạng sợi – chuỗi hạt

4
thường có tế bào dị hình (dị bào). Đối với thủy sản tảo lam được xem là tảo độc hại vì
một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. 
Tảo lam là dạng tảo có kích thước lớn, nhiều loài dài đến vài milimet. Khi xuất hiện
nhiều trong ao nuôi (chiếm ưu thế) quan sát bằng mắt thường nước có màu xanh đậm,
xanh nước sơn, nổi ván xanh trên mặt nước, lúc trời nắng gắt thường nổi thành từng đám
trên mặt nước và phía cuối gió, khi tảo già thì nổi ván xanh ở cuối gió, lúc này có thể
nhận biết được tảo lam dạng hạt hay dạng sợi bằng mắt thường. Tảo lam là loại tảo có
sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đại bộ phận tảo lam sống trong nước ngọt, một số
phân bố trong nước mặn hoặc nước lợ. Đặc tính nổi bậc của tảo lam là khả năng chịu
nhiệt tốt. Tảo phát triển mạnh vào các tháng nóng trong năm (tháng 5). Một số tảo lam có
thể tiến hành quang hợp trong môi trường yếm khí tương tự như vi khuẩn.

Hình 4: Dolichospermum là một chi vi khuẩn lam thuộc họ Nostocaceae.

Hình 5: Gloeocapsa là một chi của vi khuẩn lam.


IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật phù du
Thực vật phù du thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
1.1 Nhiệt độ và pH:
Môi trường nước có ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố của thực vật phù du, trong
nghiên cứu này các yếu tố môi trường nước trong hồ như nhiệt độ nước ghi nhận được
là 220C và pH biến động từ 7.0-7.1 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08 –
MT:2015/BTNMT cột B1. Cho thấy rằng thành phần loài của thực vật nổi có xu hướng

5
giảm khi nhiệt độ nước giảm thấp. Ngoài ra, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến kích cỡ của
thực vật nổi.
Sự phân bố của thực vật phù du bị chi phối bởi độ mặn, nhiệt độ và dinh dưỡng sẵn
có trong môi trường. Nhiệt độ và dinh dưỡng là yếu tố môi trường quan trọng quyết
định sự phong phú và năng suất của thực vật phù du.
1.2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước TSS có sự biến động rất lớn, TSS cao có thể ngăn
cản ánh sáng mặt trời vào trong nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và phát triển
của tảo mà tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi dinh dưỡng từ đó làm ảnh hưởng đến
thành phần loài và mật độ của thực vật phù du.
1.3 Hàm lượng BOD5 và COD:
Hàm lượng BOD5 và COD biến động lần lượt từ 0.3 mg/L và 3,5-7,7 mg/l. Tuy
nhiên, kết quả này cho thấy hàm lượng vật chất hữu cơ ở khu vực khảo sát chỉ ở mức
thấp đến trung bình.
1.4 Hàm lượng oxy hòa tan (CO):
Hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 7.4 mg/L. Hàm lượng oxy hòa tan thấp sẽ ảnh
hưởng đến vòng đời và các chức năng sinh học khác nhau như dinh dưỡng, tăng trưởng
và sinh sản của thực vật nổi. Hàm lượng oxy hòa tan cao làm gia tăng sự ưu thế của thực
vật nổi vì sự ưu thế của thực vật nổi có mối tương quan thuận với hàm lượng oxy hòa
tan trong nước.
1.5 Các yếu tố khác:
Hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao như phosphate và nitrate sẽ làm gia tăng sự
ưu thế của một số loài thực vật nổi trong môi trường thủy sinh. Hàm lượng dinh dưỡng
trong nước giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính đa dạng và mật độ của thực
vật phù du.
V. Kết luận
Do ảnh hưởng của thời tiết (trời lạnh mưa, không có ánh nắng mặt trời) nên số lượng
thực vật phù du thu được khá là ít. Tóm lại, thực vật phù du là thành phần quan trọng và
được sử dụng làm chỉ thị mức độ dinh dưỡng và đánh giá sức khỏe hệ sinh thái. Sự hiện
diện của thực vật phù du, khả năng tồn tại và phản ứng của chúng với những thay đổi của
các điều kiện môi trường khác nhau và vì vậy chúng được sử dụng làm chỉ thị cho các
nghiên cứu về ô nhiễm nước. Ngoài ra còn có thể ứng dụng những hiểu biết về thực vật
phù du và các yếu tố ảnh hưởng lên chung để có thể đưa vào nuôi trồng thủy hải sản đem
lại giá trị kinh tế cao.
VI. Tài liệu tham khảo
[1]http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/dspace/bitstream/123456789/19548/1/Tran%20Thi
%20Tinh%20TCSH%2037-3-2015.pdfWilliam, K. T., and Munger, S. P., 2009. Marine
Phytoplankton. New York: Nova Science Publishers, 382 p.

6
[2] http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/dspace/bitstream/123456789/19874/1/5-Tran%20Thi
%20Le%20Van%20pp%2043-58.pdf
[3]http://tvhdh.vnio.org.vn:8080/dspace/bitstream/
123456789/20112/1/21.%20HuynhThiNgocDuyen.pdf
[4]
https://www.researchgate.net/profile/Hai-Doan-4/publication/315933169_Assessment_on
_trophic_status_of_Nha_Trang_bay_using_environmental_and_phytoplankton_based_in
dices/links/594a021faca272a30c6cc7ab/Assessment-on-trophic-status-of-Nha-Trang-bay-
using-environmental-and-phytoplankton-based-indices.pdf
[5] https://vawr.org.vn/Upload/BaibaoKH/huynh-vu-ngoc-quy-46-2018.pdf
[6] Đánh Giá Chất Lượng Sinh Học Của Nước Vùng Cửa Xả Hồ Dầu Tiếng Qua Thực
Vật Phù Du – Tô Nguyệt Nga (2007)

7
Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận của
Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2 CB nhận bài thi

Trang này sinh viên đóng vào cuối tiểu luận (trang kế bìa sau)

8
9

You might also like