You are on page 1of 33

Mục lục

Chương 1: Tổng quan giới thiệu về vi tảo, tảo, vi khuẩn.........................................2


1.1. Tổng quan vai trò của tảo,vi tảo, vi khuẩn trong đời sống...............................2
1.2. Đặc điểm của vi tảo, tảo, vi khuẩn...................................................................3
1.3. Điều kiện sinh trưởng của vi tảo, tảo, vi khuẩn................................................4
1.3.1. Điều kiện sinh trưởng của tảo và vi tảo.....................................................4
1.3.2. Điều kiện sinh trưởng của vi khuẩn..............................................................6
Chương 2. Khả năng xử lý và ứng dụng của vi tảo và vi khuẩn:............................7
2.1. Ứng dụng của tảo và vi tảo:................................................................................7
2.1.1. Ứng dụng trong lương thực, thực phẩm:.......................................................7
2.2.2. Ứng dụng trong công nghiệp:.......................................................................8
2.2.3. Ứng dụng trong xử lý môi trường:................................................................9
Chương 3: Vật liệu, phương pháp...........................................................................11
3.1. Vật liệu.............................................................................................................11
3.1.1. Môi trường dinh dưỡng nuôi cấy:...............................................................11
4. Mô hình nuôi cấy:.................................................................................................17
5.Sự khác nhau của các phương thức hoạt động trong chạy mô hình thí nghiệm
(Benvenuti et al., 2016)..............................................................................................21
6.Nuôi cấy bán liên tục vi tảo lục Chlorella vulgaris trong xử lý nước thải
(Salgueiro, Pérez, Maceiras, Sánchez, & Cancela, 2018).......................................22
7. Nuôi cấy bán liên tục Chlorella vulgaris để xử lý phân bò sữa đã ủ tự hoại và
phân chưa tự hoại. (Wang, Wang, Chen, & Ruan, 2010).......................................25
8. Tỷ lệ N/P đối với sự phát triển của tảo, vi tảo.....................................................26
Tài liệu tham khảo....................................................................................................28

1
ỨNG DỤNG CỦA TẢO ( Algae) HOẶC VI TẢO ( Microalgae),
VI KHUẨN ( Bacteria)
Chương 1: Tổng quan giới thiệu về vi tảo, tảo, vi khuẩn
1.1. Tổng quan vai trò của tảo,vi tảo, vi khuẩn trong đời sống
Vi tảo là các loài sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực có khả năng quang hợp và tồn
tại ở hầu hết các hệ sinh thái trên trái đất. Được phát hiện lần đầu tiên tại Trung
Quốc, hiện nay ước tính có hơn 50.000 loài vi tảo đã được xác định trên sinh
giới, trong đó chỉ có 60% các loài được nghiên cứu và phân tích. Đáng chú ý,
hầu hết các loài vi tảo sinh trưởng chủ yếu theo cơ chế quang tự dưỡng và dị
dưỡng. Đến những năm 1970 tại Hoa Kỳ, các công nghệ môi trường nhằm cải
thiện chất lượng nước thải và quá trình lên men sinh khối thành metan đã được
thực hiện . Việc sử dụng vi tảo để tạo ra các nguồn năng lượng tái tạo đã gây ra
sự quan tâm ngày càng cao trong cuộc khủng hoảng năng lượng (Pulz và cộng
sự 1998, Chaumont và cộng sự 1993).
Đến nay, nhiều loài vi tảo đã được phân lập thành công và sử dụng rộng rãi
trong đời sống. Phải kể đến đầu tiên là tảo Spirulina - một chi thuộc ngành
Glaucophyta. Tảo Spirulina có màu xanh lục với sắc tố chính là phycocyanin.
Vi tảo thuộc chi Spirulina có thành phần dinh dưỡng rất cao (protein ~70%
trọng lượng khô, carotenoid ~4.000 mg/kg, acid béo không bão hòa như omega-
3, omega-6, γ-linolenic acid, giàu vitamin và các khoáng chất (Ambati và cs
(2018)), vì vậy, Spirulina được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp
thực phẩm, dược phẩm, nuôi trồng thủy sản, thú y và chăn nuôi (Roomiani
(2016)), (Ambati và cs (2018)). Tiếp theo, Chlorella là một chi thuộc ngành
Chlorophyta (tảo lục) đơn bào. Các loài thuộc chi này có tiềm năng lớn trong
sản xuất nhiên liệu sinh học, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng và xử
lý môi trường(Saavedra và cs , Zhou và cs, Adamakis và cs (2018),
Rabinowitch và cs (1983) . Hai đại diện khác thuộc ngành tảo lục cũng nhận
được nhiều sự quan tâm là Dunaliella và Haematococcus. Trong đó, chi
Haematococcus bao gồm 8 loài khác nhau, được biết đến nhiều nhất là vi tảo
đơn bào nước ngọt (Haematococcus pluvialis) với khả năng tích lũy chất chống
oxy hóa astaxanthin. Cho nên , vi tảo vẫn đang được nghiên cứu, khai thác mọi
chức năng nhằm ứng dụng rộng rãi và hiệu quả hơn nữa trong tương lai, phục
vụ đời sống của con người và bảo vệ môi trường.
1.2. Đặc điểm của vi tảo, tảo, vi khuẩn
Tảo: tương tự như thực vật có khả năng quang hợp để tự tổng hợp ra chất hữu cơ ( tự
dưỡng quang hợp) nhờ hàm lượng Chlorophyll trong tế bào cao, có cấu trúc đơn bào
( vi tảo) hoặc đa bào ( tảo vĩ mô).
2
Tự dưỡng quang hợp : dưới ánh sáng mặt trời tảo sử dụng CO 2/bicacbonat cùng với
các nguồn dinh dưỡng ( C,N,P...) tổng hợp tạo thành tế bào mới và giải phóng O2.

Hình ảnh một số loại tảo đơn bào

Hình ảnh một số loại tảo đa bào


Vi tảo: sinh vật có kích thước hiển vi, sinh trưởng theo cơ chế quang tự dưỡng (giống
như tảo lấy các chất dinh dưỡng tổng hợp thành sinh khối nhờ ánh sáng) hoặc dị
dưỡng ( trao đổi chất không thông qua quá trình quang hợp, pha tối sử dụng cacbon
hữu cơ hoà tan để tạo năng lượng và sử dụng cho các quá trình trao đổi chất) hay sinh
trưởng hỗn hợp ( tự dưỡng và dị dưỡng).
Vi khuẩn: là sinh vật nhân sơ,có cấu trúc đơn giản, là các vi khuẩn có khả năng quang
tự dưỡng vô cơ ( photolithoautrotroph) như nhóm Purple sulfur bacteria hay quang dị
dưỡng hữu cơ ( photoorganoheteretrophs) như loài Nonsulfure purple bacteria
Quang tự dưỡng vô cơ ( photolithoautrotroph) dưới tác động của năng lượng mặt trời
vi khuẩn sử dụng H2, H2S, S hay CO2, H2O để cung cấp điện tử.
Quang dị dưỡng hữu cơ ( photoorganoheteretrophs) dưới tác động của năng lượng mặt
trời vi khuẩn sử dụng chất hữu cơ làm nguồn cacbon cho chất điện tử.
1.3. Điều kiện sinh trưởng của vi tảo, tảo, vi khuẩn
1.3.1. Điều kiện sinh trưởng của tảo và vi tảo
Các điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, pH, CO2, trộn, độ mặn đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của tảo và vi tảo.
 Nhiệt độ: 16 0C đến 35 0C ( Pachiappan và cs, 2015). Theo một nghiên cứu
nhiệt độ cho sự phát triển tối ưu của Chlorella vulgaris được báo cáo là từ

3
250C-300C (Chinnasamy và cs ,2009). Một phân tích trên tốc độ phát triển của
tảo Phaeodactylum tricormutum cao nhất là ở 160C-260C, Minutocellus
polymorphus cho thấy sự phát triển cao nhất ở 31 0C (Sigaud và Aidar, 1993).
Dunaliella chịu được nhiệt độ từ 00C-400C, tối ưu là 220C (Wu và cộng sự,
2016).
 Ánh sáng: trong một thử nghiệm, người ta quan sát thấy sự phát triển tối đa của
tế bào tảo Chlorella vulgaris dưới 3960 lux (Gong và cộng sự, 2014). Hiệu ứng
chiếu sáng đối với Scenedesmus obliquus cho thấy mức tăng trưởng cao nhất ở
11100 lux (Sforza và cộng sự, 2014). Trường hợp của Scenedesmus almeriensis
không có dấu hiệu ức chế quang ngay cả ở bức xạ 102250 lux, và cho sinh khối
tối đa tại bức xạ này (Sánchez và cộng sự, 2008a).
 pH: khoảng pH để quá trình quang hợp xảy ra ở hầu hết các vi tảo là từ 6 đến
10 ( Rastogi và cs, 2017). Loài Chlorella vulgaris phát triển giảm ở cả pH kiềm
(8.3-9) và axit (3-6.2), tuy nhiên tối ưu ở pH (7.5-8) (Rachlin và Grosso, 1991).
Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của Dunaliella bardawil và Chlorella
ellipsoidea trong phạm vi từ 4-11, pH lý tưởng tương ứng cho từng loài theo
thứ tự là 7.5 và 10 (Khalil và cộng sự, 2010).
 CO2: một nghiên cứu về ảnh hưởng của các nồng độ CO 2 lên sự phát triển của
tảo Chlorella gracilis cho thấy số lượng tế bào tăng khi nồng độ CO 2 358 ppm
(Khairy và cs, 2014). Một nghiên cứu khác trên tảo Chlorella vulgaris ARC1,
tăng sinh khối được ghi nhận tại nồng độ CO 2 cao 60.000 ppm ( 6%).
Scenedesmus obliquus cho thấy khối lượng sinh học tăng lên ở mức 150.000
ppm (15%) (Singh và Singh, 2014). Kết quả của một nghiên cứu cho thấy tại
20.000 ppm sự phát triển của chủng Botryococcus braunii LB-572 là mạnh nhất
(Ranga Rao và cs, 2007).
 Trộn: là một phương pháp đảm bảo sự tiếp xúc ánh sáng, nhiệt độ cho vi tảo
(Rocha và cs, 2003) bằng việc trộn khí ( Ren, 2014). Bằng việc trộn liên tục
trong môi trường nuôi cấy Chlorella sp làm tăng đáng kể sự phát triển của vi
tảo (Persoone và cs, 1980). Một nghiên cứu về ảnh hưởng việc trộn đối với
Desmodesmus communis đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng và năng suất của vi tảo
tăng lên so với việc không khuấy trộn (Vanags và cs, 2015).
 Độ mặn: trong điều kiện độ mặn khác nhau trong môi trường BG11, khi độ
mặn tăng từ 0 đến 40 ppt thì sinh khối của vi tảo Chlorella sp giảm dần
(Andrulevicˇi- inherit và cs, 2011). Đối với Scenedesmus almeriensis ảnh
hưởng độ mặn được nghiên cứu ở độ mặn của các môi trường nước khác nhau,
nước lợ, nước biển, nước ngọt; số lượng tế bào được tìm thấy cao ở trong nước
ngọt, cho thấy độ mặn càng thấp thì Scenedesmus almeriensis phát triển càng
tốt (Suyono và cs,2015).
 Hàm lượng chất dinh dưỡng: tỷ lệ N/P vượt trên 16 thì cần kiểm soát lại hàm
lượng N. Sự phát triển vi tảo thuận lợi khi hàm lượng photpho bằng 0,02 mg/L
(Redfield, 1963; Ren, 2014). Hạn chế về photpho làm tăng hàm lượng lipid ở
Scenedesmus sp. (Juneja và cs, 2013).

4
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của điều điện môi trường lên một số loài tảo, vi tảo
Yếu tố Sinh vật Điều kiện Tham khảo
Nhiệt độ Chlorella vulgaris 30 C 0
Chinnasamy
và cs (2009)
Phaeodactylum 16-26 0C Sigaud và
tricormutum Aidar, 1993
Minutocellus 31 0C Sigaud và
polymorphus Aidar, 1993
Dunaliella salina 22 0C
Wu và cộng
sự, 2016
Ánh sáng Chlorella vulgaris < 3960 lux Gong và cộng
sự, 2014
Scenedesmus obliquus 11100 lux Sforza và cộng
sự, 2014
Scenedesmus 102,250 lux Sánchez và
almeriensis cộng sự,
2008a
pH Chlorella vulgaris 7.5-8.0 Rachlin và
Grosso, 1991
Chlorella ellipsoidea 10 Khalil và cộng
sự, 2010
Dunaliella bardawil 7.5 Khalil và cộng
sự, 2010
CO2 Chlorella vulgaris 6% Chinnasamy
ARC1 và cộng sự,
2009
Scenedesmus obliquus 15% Singh và
Singh, 2014
Botryococcus braunii 2%
Ranga Rao và
LB-572 cộng sự, 2007
Trộn Chlorella sp Trộn liên tục Persoone và
cộng sự, 1980
Desmodesmus Sử dụng máy lắc Vanags và
communis cộng sự, 2015
Độ mặn Chlorella sp 0 ppt Andrulevicˇi-
inherit và cs,
2011
Scenedesmus 5,844 ppt ( khả năng Benavente-
almeriensis chống chịu ) Valde và cộng
sự, 2016

5
1.3.2. Điều kiện sinh trưởng của vi khuẩn
Các điều kiện môi trường như pH, ánh sáng, nhiệt độ, sulfide, độ mặn ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của vi khuẩn.
 pH: loài vi khuẩn tía sinh trưởng và phát triển tối ưu khoảng 6-7 ( Đỗ Thị Liên
và cs , 2008). Loài Rhodoblastus sphagnicola sp phát triển ở pH từ 4.8 đến 7,
tối ưu tại 5.2-5.5 (Kulichevskaya và cs, 2006). Một nghiên cứu về một số
chủng vi khuẩn quang hợp Allochromatium sp; Marichoromatium sp nồng độ
pH để hai chủng này phát triển tối ưu là 6-7.
 Ánh sáng: trong báo cáo của (Zayer và cs, 1987) vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
phát triển mạnh ở môi trường ánh sáng đỏ; vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía
có thể phát triển trong bóng tối và quang dưỡng.
 Nhiệt độ: năm 1980, vi khuẩn tía lưu huỳnh Thermochromatium là một loại vi
khuẩn ưa nhiệt, tối ưu hoá ở 50 0C và tối đa ở 570C (Madigan và cs,1984).
Trong bài nghiên cứu của Đoàn Thị Bắc vi khuẩn Rhodocista centenum ưa
nhiệt nhẹ, tối ưu ở 400C.
 Sulfide: loài Rhodoferax antarcticus có thể chịu được sulfide ở nồng độ hơn
4mM (Jung và cs, 2004). Các chủng vi khuẩn quang hợp hoạt động tốt ở nồng
độ từ 10-20 mg/L như Allochromatium sp, Marichoromatium sp (Nguyễn Văn
Sỹ, 2016).
 Độ mặn: bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Sỹ nồng độ muối để cho
Allochromatium sp, Marichoromatium sp sinh trưởng và phát triển tốt ở 10‰-
20‰. Trong bài nghiên cứu về độ mặn thích hợp cho vi khuẩn không lưu
huỳnh chi Rhodobacter thích nghi với độ mặn từ 0-20‰ ( Mỵ Trần Hương Trà,
2015)
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sinh trưởng của một số vi khuẩn
Yếu tố Sinh vật Điều kiện Tham khảo
Đỗ Thị Liên
và cs, 2008
Purple Bacteria 6–7 Kulichevskaya
Rhodoblastus 5.2 – 5.5 và cs, 2006
pH sphagnicola sp 5-7
Allochromatium sp Nguyễn Văn
Marihoromatium sp 5-7 Sỹ, 2016
Nguyễn Văn
Sỹ, 2016
Purple sulfur Ánh sáng đỏ Zayer và cs,
bacteria 1987
Ánh sáng Quang dưỡng và trong tối
Nonsulfure purple Zeyer và cs,
bacteria 1987
Nhiệt độ Thermochromatium 500C Madigan và
Rhodocista centenum ~ 400C cs,1984
Đoàn Thị Bắc,

6
2020

Rhodoferax Jung và cs,


antarcticus 4mM 2004
Sulfide
Marichoromatium sp 10 – 20 mg/l Nguyễn Văn
Sỹ, 2016
Mỵ Trần Hồng
Rhodobacter 0 – 20 ‰ Hà,2015
Độ mặn 10‰-20‰.
Allochromatium sp Nguyễn Văn
Sỹ, 2016

Chương 2. Khả năng xử lý và ứng dụng của vi tảo và vi khuẩn:


2.1. Ứng dụng của tảo và vi tảo:
2.1.1. Ứng dụng trong lương thực, thực phẩm:
Như đã đề cập, tảo là một nguồn giàu chất dinh dưởng thiết yếu như
carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin do đó tảo là một nguồn thực phẩm chính
hay chất bổ sung dinh dưỡng chính ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc, trong hàng trăm năm. Một số loài vi tảo có liên quan đến tảo
lục (bảng 2.2.1) sử dụng sinh khối như vi tảo Chlorella vulgaris và
Haematococcus pluvialis, để tạo màu nhũ tương ổn định protein đậu trong nước
đã được nghiên cứu (Gouveia và cs (2006)), sinh khối Chlorella vulgaris như
một thành phần tạo màu trong bánh quy bơ truyền thống (Gouveia và cs
(2007)); , Dunaliella salina là nguồn sản xuất β-carotene dùng cho các ứng
dụng màu thực phẩm, chế phẩm có độ hòa tan cao được phân tán trong dầu đậu
nành để bổ sung vào chế độ ăn uống và chiết xuất tảo bột khô làm nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi (Schlipalius, 1991), và tảo lam Spirulina maxima được sử
dụng làm phụ gia thực phẩm, là một loại vi tảo giàu protein và các chất dinh
dưỡng thiết yếu khác. Spirulina chứa axit phenolic, tocopherol và β-carotene
được biết là có đặc tính chống oxy hóa,được thương mại hóa và sử dụng rộng
rãi, chủ yếu là chất bổ sung dinh dưỡng cho con người và làm phụ gia thức ăn
chăn nuôi (Miranda,1998). Spirulina platensis, một loại tảo lam đang trở nên
phổ biến trên toàn thế giới như một loại thực phẩm bổ sung (Saranraj, 2014), là
một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất mà con người biết đến, loài tảo này
được chứng minh là một nguồn protein tuyệt vời (Colla và cộng sự, 2007), axit
béo đa mạch không bão hòa (Sajilata, 2008).
Bảng 2.1. Ứng dụng của vi tảo trong ngành lương thực, thực phẩm

STT Vi tảo Ứng dụng Tham khảo


1 Chlorella - Tạo màu nhũ tương ổn Gouveia và cs

7
(2006)
định protein đậu
vulgaris - Tạo màu trong bánh
quy bơ Gouveia và cs
(2007)
- Màu thực phẩm
Dunaliella
2 - Nguyên liệu làm thức Schlipalius, 1991
salina
ăn chăn nuôi
- Phụ gia thực phẩm
Spirulina - Chất chống oxy hoá
3 Miranda,1998
maxima - Nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi
- Thực phẩm bổ sung Colla và cộng sự,
Spirulina protein 2007; Saranraj,
4 2014
platensis - Axit béo đa mạch
không bão hòa Sajilata, 2008

2.2.2. Ứng dụng trong công nghiệp:


Haematococcus pluvialis được coi là nguồn astaxanthin tự nhiên tốt nhất và là
sinh vật sản xuất ra astaxanthin ( Lorenz, 1999 ; Ranga Rao và cộng sự, 2010 )
Astaxanthin có các ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp dinh
dưỡng, mỹ phẩm, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản (tác dụng chống oxy hoá,
chống viêm, giảm đau, tăng cường thị lực và bảo vệ da); Chlorella được sử
dụng trong y tế giúp chống suy thận, thúc đẩy sự phát triển của Lactobacillus
trong đường ruột (Yamaguchi,1996), bảo vệ gan, giảm lượng đường trong máu
(Mata và cs,2010); Clionasterol được phân lập từ Spirulina sp. phòng chống
bệnh tim mạch (Mata và cs,2010), ngoài ra, nó là một nguồn cung cấp vitamin
A (García-González và cs,2005); Tetraselmis tetrathele là một loài vi tảo, có
hàm lượng chất chống oxy hóa cao sử dụng tăng cường sức khoẻ bảo vệ làn da
(Farahin và cs, 2019). Dầu diesel sinh học được sản xuất từ lipid của Chlorella
protothecoides ( Gao và cs,2010)
Bảng 2.2. Ứng dụng vi tảo trong công nghiệp

STT Vi tảo Ứng dụng Tham khảo


- Mỹ phẩm Lorenz, 1999 ;
Haematococcus - Thực phẩm giảm đau, Ranga Rao và
1
pluvialis bảo vệ da, thị lực, cộng sự, 2010
- Nuôi trồng thuỷ sản

8
- Chống suy thận Yamaguchi,1996
- Phát triển vi khuẩn
đường ruột
2 Chlorella
- Bảo vệ an
- Giảm lượng đường Mata và cs,2010
trong máu
- Phòng bệnh về tim Mata và cs,2010
3 Spirulina sp. mạch
García-González và
- Cung cấp vitamin A cs,2005
Tetraselmis - Chất chống oxy hoá Farahin và cs, 2019
4
tetrathele - Bảo vệ làn da

2.2.3. Ứng dụng trong xử lý môi trường:


Vi tảo trong xử lý nước thải lần đầu tiên được William Oswald nghiên cứu vào năm
1957. Các hệ thống mở, bao gồm các hồ chứa tự nhiên (đầm, hồ) và ao (ao mương) là
những hê thống lâu đời nhất được sử dụng trong các quy trình công nghiệp được thiết
kế để sản xuất vi tảo (placzek và cộng sự 2017).Vi tảo có khả năng xử lý các hợp chất
vô cơ, hợp chất hữu cơ, nitơ, phốtpho, kim loại nặng. Khả năng xử lý nước thải của
một số vi tảo thể hiện ở bảng phía dưới đây:
Bảng 2.3.Khả năng xử lý các chất có trong nước thải của vi tảo
Vi tảo Chỉ số Hiệu Loại nước Tham khảo
suất thải
Tetraselmis COD :416 mg/l 83.33%
suiscica N-NO3- :1,421 mg/l 87.72% Nước thải nuôi Le Hung Anh
N-NH4+ :23,7 mg/l 64.37% trồng thuỷ sản và cs, 2016
P-PO43-:2,843 mg/l 89.26%
Platymonas COD ;384 mg/l 88.89%
sp N-NO3- : 1,618mg/l 78.63% Nước thải nuôi Le Hung Anh
N-NH4+: 24,6 mg/l 69.73% trồng thuỷ sản và cs, 2016
P-PO43-:3,826 mg/l 88.69%
Spirulina sp COD: 135 mg/l 74.32%
BOD5 :68.67 mg/l 75. 24% Nước thải sinh Lê Hoàng Việt
TKN: 30.75 mg/l 31.64% hoạt và cs,2016
TP :2.52 mg/l 46.43%
Pseudanabean Giảm Đào Thanh Sơn
mucicola 118 µg Cr/l
71% và cs, 2018

Các phương pháp khử kim loại nặng thông thường như trao đổi ion hoặc kết tủa
bằng vôi thường không hiệu quả hoặc rất tốn kém khi sử dụng để khử kim loại
nặng ở nồng độ rất thấp 10−100 mg / L [10,11] .Các phương pháp khác bao

9
gồm kết tủa hóa học, chiết xuất dung môi và sự hấp phụ đòi hỏi năng lượng đầu
vào cao, đầu tư vốn và chi phí vận hành và có thể không làm giảm đáng kể nồng
độ kim loại nặng [12] và một phương biện pháp thay thế, việc loại bỏ kim loại
nặng bằng vi tảo có tiềm năng rất hiệu quả và kinh tế. Ví dụ về các nghiên cứu
trong bảng 2.2.3.2 đã chứng minh hiệu quả loại bỏ của quá trình xử lý bằng tảo.
Vi tảo có thể cô lập các ion kim loại nặng bằng cơ chế hấp phụ và hấp thụ tương
tự như khối lượng vi sinh vật khác cũng như bằng cách hình thành
phytochelatlns mà chúng tổng hợp để phản ứng với kim loại nặng (Gekeler, et
al., 1988).
Bảng 2.4. Khả năng xử lý kim loại trong nước thải của vi tảo
Điều
STT Kim loại nặng Loài tảo kiện thí Hiệu suất Nguồn
nghiệm
1  1-30 Sargassum sp. pH= 4.5  87 % Jacinto
mg/L (Cu) và cộng
Đồng (II) Mật độ sự 2009
tảo từ
 5-20  Trên
25-500
mg/L 50%
mg/L
Crom trên 100
(VI) ml dung
dịch kim
loại
Chlorococcum pH= 2
sp.  67%
 1-5 mg/L (Cr)
Crom
(VI)  Trên
 1-10 70%
mg/L
Đồng (II)

 1-10 Cladophora Khối  Gần Ji và


mg/L fracta lượng tảo 99% tại cộng sự
Đồng là 0.4 g nồng độ 2011
pH=5 10mg/L
Nhiệt độ
 1-10 180C  85% tại
mg/L nồng độ
Kẽm 10mg/L

10
 0.1-1  97%
mg/L nồng độ
Cadmium 1mg/L
 0.1-1  98%
mg/L nồng độ
Thủy 1mg/L
ngân

Thêm vào đó tảo là một trong những sinh vật chỉ thị quan trọng.
Loài tảo silic Gomphonema parvulum (GPAR) thích nghi với điều kiện sống ô
nhiễm hữu cơ cao (Duong và cs, 2006); (Salomoni và cs, 2008). Fragilaria
capucina FCAP thường có mặt tại nơi có hàm lượng kim loại nặng cao đặc biệt
là Cd và Zn. Cyclotella meneghiniana (CMEN), Nitzschia paleae (NPAL) thích
nghi với môi trường có dinh dưỡng cao...

Chương 3: Vật liệu, phương pháp


3.1. Vật liệu
3.1.1. Môi trường dinh dưỡng nuôi cấy:
Vi tảo cần môi trường nuôi cấy, chẳng hạn như nguồn carbon, vitamin, muối và
chất dinh dưỡng để phát triển . Tối ưu hóa thành phần môi trường là cần thiết để
nâng cao năng suất của vi tảo. Chất dinh dưỡng chính trong môi trường nuôi
cấy là nitơ (N), có sẵn trong chất vô cơ, chẳng hạn như nitrit (NO 2) và nitrat
(NO3), hoặc trong chất hữu cơ, chẳng hạn như amoni (NH 4-). Phốt pho (P) cũng
là chất dinh dưỡng chính để nuôi cấy vi tảo. Chất này được tìm thấy trong phốt
phát vô cơ, chẳng hạn như kali photphat monobasic (KH 2PO4) và kali photphat
dibasic (K2HPO4), nhưng việc sử dụng nó không thể đồng thời với photphat hữu
cơ (Barsanti và cộng sự 2014). Ngoài nitơ và phốt pho, kali là chất dinh dưỡng
chính khác được cung cấp từ oxit kali (K 2O), KH2PO4 và K2HPO4. MỘt số môi
trường được đưa ra như:
 Fariva Green 63 Medium là một loại phân bón nông nghiệp có thể được
sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi tảo. Nó chứa các chất dinh dưỡng đa
lượng, vi lượng và kim loại vi lượng cần thiết cho việc nuôi trồng vi tảo.
Các nguyên tố trong môi trường này là nitơ (N) ở dạng nitrat (NO 3),
photphat (P) ở dạng P2O5, kali (K) ở dạng K2O, canxi (Ca), magie (Mg),
lưu huỳnh. (S) và các nguyên tố vi lượng (B, Mn, Fe, Zn, Mo và Cu) .

11
Phương tiện này có giá cả phải chăng và dễ kiếm trên thị trường phân bón
(Zheng 2015).
 Bold’s Basal Medium (BBM) là môi trường được sử dụng nhiều nhất để
nuôi cấy phân chia tảo lục [8], với nước ngọt. Nó sử dụng hai nguồn nitơ,
tức là natri nitrat và amoni molybdat. Nguồn phân lân và kali được cung
cấp từ kali photphat monobasic (KH2PO4) và kali photphat dibasic
(K2HPO4) (Barsanti và cộng sự 2014)..
 Thoriq Eko Arief (TEA) là môi trường nuôi cấy tảo tự tạo bằng cách sửa
đổi môi trường Walne’s và BBM làm môi trường nuôi cấy tảo thông
thường. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ làm tăng tốc độ phát triển của vi
tảo và năng suất sinh khối (Wahyuni 2016).
Trong nghiên cứu về nuôi cấy vi tảo Arthrospira maxima and Glagah
Consortium (Wahyu và cộng sự 2018) chỉ ra rằng nồng độ trọng lượng khô cao
nhất là vi tảo được nuôi trồng ở Farosystem, tiếp theo là BBM và TEA Medium.
Nồng độ trọng lượng khô của vi tảo ở Farosystem cao hơn đáng kể so với BBM
và TEA Medium. Tuy nhiên môi trường BBM là môi trường tốt nhất để tổng
hợp carbohydrate trong vi tảo, nhưng nó hơi khác với Farosystem. Nồng độ
carbohydrate cao nhất của vi tảo được nuôi trong BBM là 0,1353 mg / ml, tiếp
theo là Farosystem (0,1290 mg / ml) và TEA Medium (0,760 mg / ml). do tỷ lệ
nitơphospho (tỷ lệ N / P) cao trong môi trường nuôi cấy dẫn đến sản xuất nhiều
carbohydrate hơn và ít lipid hơn trong vi tảo, và BBM là môi trường nuôi vi tảo
tốt nhất để làm nguyên liệu sản xuất cồn sinh học vì tỷ lệ carbohydrate-khô cao
nhất so với các môi trường khác.
Đối với riêng Chlorella Vulgaris (C. Vulgaris) cho thấy môi trường cơ bản
Bold’s Basal được quan sát thấy năng suất sinh khối cao nhất (114,20 ± 0,850
mg L-1 ngày-1) vào ngày 12 (Wong và cs, 2017)
Thành phần môi trường Bold’s Basal Medium (BBM) (Bold,1949; Bischoff &
Bold, 1963)
Thành phần dinh dưỡng Nồng độ
Chất dinh dưỡng đa lượng (g/L)
NaNO3 0.25
CaCl2.2H2O 0.025
MgSO4.7H2O 0.075
K2HPO4 0.075
KH2PO4 0.175
NaCl 0.025
Chất dinh dưỡng vi lượng (mg/L)
EDTA khan 50

12
KOH 31
FeSO4.7H2O 4.98
H2SO4 1mL
H3BO3 11.42
ZnSO4.7H2O 8.82
MnCl2.4H2O 1.44
MoO3 0.71
CuSO4.5H2O 1.57
Co(NO3)2.6H2O 0.49
Tảo được nuôi trong môi trường BBM ở nhiệt độ 26-28 C, sục khí liên tục, ở
0

độ mặn 25 ‰. Ở điều kiện dị dưỡng, tảo sử dụng năng lượng từ nguồn cacbon
hữu cơ và hàm lượng glucose 10g/L được che tối hoàn toàn ( Tran Suong Ngoc,
2017).
Trong nghiên cứu nuôi cấy Chlorella sorokiniana (Dagon và cộng sự 2009). Nó
chỉ ra môi trường nuôi cấy bằng phân NPK có thể là một lựa chọn tốt cho sản
xuất vi tảo với chi phí thấp vì mức độ phát triển tối ưu (µ max) trong môi trường
NPK gần bằng BBM, mặc dù nồng độ tế bào sinh khối chỉ bằng thu được với
NPK chỉ bằng một nửa so với Bold Basal và pha suy suy giảm cũng sớm hơn
(24 ngày đối với NPK và 27 ngày đối với BMM) do môi trường Bold Basal ở
đây có thể được coi là môi trường hoàn chỉnh nhất về chất dinh dưỡng, cho quá
trình sinh trưởng. Qua đó sự kết hợp môi trường hỗn bao gồm 50% Bold Basal,
50% NPK cộng với 1 g L-1 glucose, kết hợp của hai nguồn dinh dưỡng: Bold
Basal (giàu nhất) và NPK (nghèo nhất) đã được nghiên cứu. Xét rằng tất cả các
đường cong tăng trưởng của C. sorokiniana thu được đối với mỗi môi trường
đều đạt được pha tĩnh từ 23 đến 27 ngày (Hình 1; Bảng 1), và sự nảy mầm của
hạt được đánh giá với môi trường nuôi cấy 27 ngày, theo quan sát, sự nảy mầm
của hạt ở ba nghiệm thức với nồng độ khác nhau của C. sorokiniana, thu được
từ cùng một môi trường Bold Basal được nuôi cấy không thay đổi đáng kể.
Trong nghiên cứu nuôi cấy Chlorella vulgaris BCAC 76 người ta thấy sự kết
hợp môi trường Bold với dịch chiết đất và vitamin ( B1 - thiamine and B12 –
cyanocobalamin) đặt trong các điều kiện: 25 ° C, một thiết bị khuấy ở tốc độ
100 vòng / phút , dưới ánh sáng ban ngày. Phương pháp này có thể được sử
dụng để tạo thuốc trừ sâu sinh học và các chất kích thích sinh trưởng trên cơ sở
sinh khối Chlorella (Allaguvatova và cs, 2019).
Trong nghiên cứu của (Wong và cs, 2017), tảo Chlorella vulgaris CCAP
211/11B được nuôi trong các môi trường Bold basal, M-8, Modified BG-11,
Modified Spirulina, N-8, sau khi đo mật độ quang OD 683 tốc độ tăng trưởng thể
hiện bằng đường chuẩn ( đường cong tăng trưởng) Hình 1 ở trong môi trường
Bold basal là cao nhất, tiếp theo là M-8, Modified BG-11, Modified Spirulina

13
và môi trường N-8, tốc độ tăng trưởng trong môi trường Bold basal là lớn nhất
0.278±0.001 và nhỏ nhất là môi trường N-8 0.223±0.000 Bảng 1.
Bảng 3.1. Bảng chỉ số mật độ quang (ngày 12) và tốc độ tăng trưởng cụ thể của
trong các môi trường.

Hình 3.1. Đường cong tăng trưởng của các môi trường

Tảo Chlorella vulgaris CCAP 211/11B được nuôi trong các môi trường Bold
basal, M-8, Modified BG-11, Modified Spirulina, N-8, sau khi xác định trọng
lượng sinh khối khô thì môi trường Bold basal cho trọng lượng khô tế bào vi tảo
lớn nhất tại ngày 12 cụ thể là 1420.500± 10.200a và giảm dần theo thứ tự M-8,
Modified BG-11, Modified Spirulina, N-8 thể hiện trong bảng 2 và hình 2.
Bảng 3.2 Sự thay đổi khối lượng sinh khối khô C.vulgaris (như nồng độ) của
các môi trường

14
Hình 3.2 Trọng lượng khô sinh khối trong các môi trường tăng trưởng khác
nhau.

So sánh các thành phần dinh dưỡng trong các môi trường sinh trưởng này, bổ
sung hoặc thiếu chất dinh dưỡng đa lượng (nitơ, phốt pho và carbon) và vi chất
dinh dưỡng (magiê, lưu huỳnh và sắt) có thể ảnh hưởng đến khả năng nuôi
dưỡng C. vulgaris. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là:
 Các hợp chất nitơ rất quan trọng đối với protein và sản xuất Chl-a, Chl-b.
Nitơ là chất dinh dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh khối tăng
trưởng và tích tụ lipid. Khi nitơ bị hạn chế, giảm đáng kể tốc độ phân chia
tế bào và mật độ quang học thấp

15
 Sắt đóng vai trò là chất xúc tác oxy hóa khử trong quang hợp và nitơ
đồng hóa và tham gia vào các phản ứng vận chuyển điện tử ở sinh vật
quang hợp.
 Magie sự thiếu hụt của nó sẽ làm gián đoạn quá trình phân chia tế bào ở
tảo
 Bổ sung hợp chất lưu huỳnh trong M-8 và Modified BG-11 thúc đẩy sự
phát triển của C. vulgaris bằng cách tăng số lượng các enzym trong quá
trình oxy hóa khử và năng lượng được tạo ra. Lưu huỳnh quan trọng
trong quá trình phân chia tế bào, protein chuyển hóa và tổng hợp axit béo.
 Phốt pho rất quan trọng trong sản xuất các thành phần tế bào như
phospholipid, nucleotit và axit nucleic, sinh khối vi tảo là được tạo ra bởi
sự sản xuất ATP và Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate
(NADPH) trong quá trình quang hợp, trong khi ADP và NADP + là các
phân tử nhận. Dư hàm lượng phốt pho thúc đẩy sự phát triển của vi tảo
tích tụ lipid. Nếu C. vulgaris bị thiếu phốt pho, sẽ dẫn đến thiếu tổng hợp
ATP và gây ra tăng tốc độ sinh khối.
 Thu hoạch sinh khối: gồm 2 bước
Bước 1. Làm dày: bằng phương pháp keo tụ sinh học
Bioflocculation liên quan đến keo tụ vi khuẩn gây ra bởi các chất ngoại
bào sinh học được tiết ra, đặc biệt là bởi EPS [65]. Chất keo tụ được sản
xuất bởi vi khuẩn có thể là một bước kinh tế quan trọng đối với sản xuất
nhiên liệu sinh học dựa trên vi khuẩn bền vững.
Keo tụ vi sinh vật phụ thuộc vào việc sản xuất EPS của vi khuẩn ở nồng
độ cao và khả năng của vi tảo bám vào chúng để tạo thành flocs.
Vi tảo Chlorella Vulgaris với vi khuẩn Aspergillus oryzae trong điều kiện
dị dưỡng, môi trường bổ sung BG-11;CS = 10gL -1 glucose ; nuôi trong
tối; nồng độ bào tử = 1,1.104ml-1 bào tử, nhiệt độ = 25oC ;pH = 4,5-7; thời
gian = 3 ngày
Bước 2. Tách nước: bằng phương pháp ly tâm
Mẫu được ly tâm bằng máy ly tâm Hettich ZENTRIFUGEN với tốc độ
6.000 vòng/phút, trong 10 phút. Sau khi ly tâm, mẫu được sấy khô ở 500C
đến khối lượng không đổi

4. Mô hình nuôi cấy:


Các mô hình nuôi cấy được thiết kế hoạt động sao cho phù hợp Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của vi tảo bao gồm [35]: các yếu tố phi sinh học, chẳng
hạn như cường độ và số lượng ánh sáng, nhiệt độ, O 2, CO2, pH, độ mặn và chất
dinh dưỡng (N, P, K, v.v.); các yếu tố sinh học, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm,
vi rút và sự cạnh tranh về các vấn đề phi sinh học của các loài vi tảo; các yếu tố

16
hoạt động, chẳng hạn như mức độ trộn và khuấy, chiều rộng và chiều sâu, tỷ lệ
pha loãng, tần suất thu hoạch và bổ sung bicarbonate.
Vi tảo có thể được trồng ở ao, máy phản ứng quang và th Fermeter. Những lợi
thế để sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi tảo bao gồm dễ thích nghi với điều kiện
môi trường, hiệu suất quang hợp cao, tăng năng suốt sinh khối tảo cao.
Các ao mở là hệ thống truyền thống nhất và đơn giản nhất để nuôi vi tảo và
thường được thiết lập ở ao nông có tường để nuôi vi tảo ngoài trời. Nước và
chất dinh dưỡng mà vi tảo cần có thể dễ dàng được bổ sung hoặc cung cấp bằng
dòng chảy nước từ các vùng đất lân cận hoặc nước thải từ công nghiệp hoặc
sinh hoạt và CO2 do khí đốt từ nhà máy thải ra. Khi hệ thống được vận hành,
nước, chất dinh dưỡng và CO 2 liên tục được cấp vào các ao, và sinh khối là thu
hoạch ở đầu kia. Hai loại ao trong thực tế là ao mương và ao hình tròn.
Photobioreactors (PBR) được sử dụng rộng rãi kể từ khi sử dụng chúng có thể
khắc phục một số vấn đề mà ao mở, chẳng hạn như ô nhiễm tiềm ẩn, tính nhạy
cảm với điều kiện môi trường, mất nước do bay hơi, sự phù hợp với các chủng
hạn chế và chiếm dụng diện tích đất lớn. Thông thường, PBR là các loại bể hoặc
hệ thống khép kín nơi nuôi cấy vi tảo. Một số loại PBR, chẳng hạn như PBR
hình ống, cột bong bóng kết hợp và PBR hình ống nghiêng, PBR xoắn và PBR
tấm phẳng. Vi tảo nuôi trong PBR có thể nuôi trong nhà, cung cấp ánh sáng
nhân tạo hoặc ánh sáng trực tiếp ngoài trời, tất cả các chất dinh dưỡng sẽ theo
một dòng nước đưa vào hệ thống.
Mặc dù hầu hết các loài vi tảo phát triển quang dưỡng, một số có thể sử dụng
chất nền hữu cơ (glucose, axetat, fructoza, xitrat, v.v.) làm nguồn cacbon và
năng lượng duy nhất. So với quá trình quang dưỡng của vi tảo, sinh trưởng dị
dưỡng có một số điểm mạnh, bao gồm cả cơ sở kiến thức công nghệ lên men,
mức độ kiểm soát cao của quá trình, không cần ánh sáng, độc lập điều kiện khí
hậu và chi phí thu hoạch thấp hơn. Máy lên men để nuôi cấy vi tảo đã được sử
dụng nhiều hiện nay.
Sự khác nhau của các thiết bị nuôi cấy sẽ thể hiện rõ trongn bảng sau:
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm của ao mở, thiết bị phản ứng quang học và thiết bị
lên men (Zhu et al., 2014))

Bể phản ứng
Thông số Ao mở quang sinh học Fermeter
(PBR)
Yêu cầu diện tích Cao Biến động Thấp
đất
17
Rất cao, có thể Thấp và có thể Thấp
gây ra kết tủa cao nếu sử dụng
Hao phí nước
muối nước để phun làm
mát
Thuỷ động lực học Rất thấp Thấp-Cao Không xác định
trên tảo
Kiểm soát chuyển Thấp Cao Cao
khí
Cao, tuỳ thuộc Thấp Không cần CO2
Mất CO2
vào độ sâu
Thấp vì liên tục Cao O2 phải được Cần cung cấp đủ
Sự ức chế O2 thoát khí tự phát loại bỏ để ngăn ức O2
chế quang hợp
Thay dổi cao Thường xuyên Cần kiểm soát ở
Nhiệt độ
phải làm mát một vài cấp độ
Khởi động 6-8 tuần 2-4 tuần 2-4 tuần
Chi phí xây dựng Cao Rất cao Thấp
Chi phí vận hành Thấp Rất cao Rất cao
Yếu tố cần giới Ánh sáng Ánh sáng O2
hạn cho sự phát
triển
Kiểm soát các Thấp Trung bình Rất cao
thông số
Cơ sở công nghệ Sẳn sàng Đang phát triển Sẳn sàng
Kiểm soát loài Khó Dễ Dễ
Phụ thuộc vào Cao Trung bình Thấp
thời tiết
Bảo trì Dễ Khó Khó
Dễ lau chùi Dễ Khó Khó
Nhạy cảm với Thấp Cao Không xác định
nhiệt
Nhạy cảm với các Thấp Cao Không xác định
cấp độ của O2
Mật độ tế bào Thấp Trung bình Cao
trong nuôi cấy
Tỷ lệ diện tích bề Cao Rất cao Không áp dụng
mặt trên thể tích
Khả năng áp dụng Thấp Cao Thấp
cho các loài khác
nhau
Dễ dàng mở rộng Cao Biến động Cao
quy mô

18
Trong case study của (Sarker & Salam, 2019) đã chỉ ra rằng cường độ ánh sáng
không đủ ảnh hưởng tiêu cực đến tảo phát triển nhiều hơn cường độ ánh sáng
thừa. Mật độ sinh khối tối đa, tốc độ tăng trưởng cụ thể, và năng suất của C.
vulgaris đạt được trong (PBR3) ở điều kiện ánh sáng thừa, có kiểm soát pH tốt.
Tối đa mật độ sinh khối, tốc độ tăng trưởng cụ thể và năng suất của C. vulgaris
thu được tương ứng trong là 0.384 g / l, 0.25 1 / d và 0.096 g / l / d. Maximum
mật độ sinh khối đã đạt được vào ngày thứ 4 và giảm dần sau hôm đó. Đối với
điều kiện thiếu ánh sáng (PBR1) lần lượt là 0.131 g / l, 0.1 1 / d và 0.0131 g / l /
d. Mật độ sinh khối tối đa đạt được vào ngày thứ 10. Sau khi đạt maximum mật
độ sinh khối đến ngày thứ 12 và sau đó, mật độ sinh khối bắt đầu giảm dần. Xu
hướng phát triển của C. vulgaris trong PBR1, PBR2, PBR3 và PBR4 thể hiện
trong hình 4.1.

Hình 4.1. Xu hướng phát triển của tảo trong các cấu hình nuôi cấy
Sự khác biệt tăng trưởng giữa PBR1 và PBR2 và giữa PBR3 và PBR4 chứng tỏ
hiệu quả của việc kiểm soát pH.
Hiệu quả xử lý sinh học chỉ được ước tính đối với nước thải được sử dụng trong
hệ thống ngoài trời vì hệ thống ngoài trời vượt trội hơn hệ thống trong nhà về
mặt năng suất, tiêu thụ năng lượng và chi phí.
Bảng dưới đây thể hiện việc tiêu thụ năng lượng và phân tích chi phí hoạt động
của PBR trong nhà và ngoài trời.
Thông số PBR trong nhà PBR ngoài trời
Tên của các PBR1 PBR2 PBR3 PBR4
PBR
19
Số ngày hoạt 10 10 4 6
động của một
chu kỳ hoàn
chỉnh (ngày)
Bơm không 18 18 18 18
khí
(Wh/ngày)
Ánh sáng 668.8 668.8 – –
(Wh/ngày)
Kiểm soát 3498.5 3498.5 – –
nhiệt độ
(Wh/ngày)
Kiểm soát pH 662.0 – – –
(Wh/ngày)
Tổng năng 4847.3 4185.3 18.0 18.0
lượng tiêu thụ
(Wh / ngày)
Tổng chi phí 193.89 167.41 0.29 0.43
năng lượng
(THB)
Chi phí viên 100.00 0.00 40.00 0.00
NaOH (THB)
CO2 (THB) 32.25 32.25 12.90 19.35
Tổng chi phí 336.14 199.66 53.19 19.78
hoạt động
(THB)

5.Sự khác nhau của các phương thức hoạt động trong chạy mô
hình thí nghiệm (Benvenuti et al., 2016)
Tuy nồng độ ánh ngoài trời là thích hợp với việc tăng sinh khối nhất, tuy nhiên
với trong sản xuất triglycerides (TAGs) của vi tảo trong bể phản ứng quang sinh
học trong quy mô phòng thí nghiệm và ngoài trời đã chỉ ra ngược lại được
nghiên cứu qua phương thức hoạt động :bán liên tục (semi-continuous) (tức là
với tần suất thu hoạch cố định), liên tục (continuous cultivations), mẻ (batch).
Bảng 5.1. Năng suất sinh khối thể tích trung bình theo thời gian (P x, vol, chu kỳ(t)) và
TAG (P TAG, vol, chu kỳ (t)), sinh khối trung bình theo thời gian (Y x, ph, chu kỳ (t)) và TAG
(Y TAG, ph, chu kỳ (t)) tạo ra trên mỗi mol photon qua chu kỳ và hàm lượng TAG (fTAG)

20
cho chạy lô quy mô phòng thí nghiệm và bán liên tục.

So sánh phương thức sản xuất TAG mẻ với bán liên tục ở quy mô phòng thí
nghiệm
Năng suất TAG thu được với chu kỳ bán liên tục (SC1; 0,21 g L − 1 ngày − 1)
tương tự như năng suất TAG tối đa của quy trình mẻ (tức là thời gian thu hoạch
tối ưu cho lô; 0,23 g L − 1 ngày − 1), hàm lượng TAG SC1 thấp hơn (0,22 g g − 1)
so với mẻ (0,34 g g − 1).
So sánh phương thức sản xuất TAG mẻ so với bán liên tục ngoài trời
Hình 5.1. Hàm lượng TAG (fTAG) và năng suất TAG trung bình theo thời gian
trên mặt bằng (P TAG, mặt đất) của lô ngoài trời (B1a, B1b, B2, B3a, B3b) và canh
tác bán liên tục (SC1, SC2, SC3). Để so sánh quy trình, P TAG, mặt bằng được tính
toán trong cùng thời kỳ (22, 9 hoặc 26 ngày) cho cả hai quy trình hoạt động.

Năng suất TAG thu được với chạy mẻ điều kiện ngoài trời chênh lệch lớn hơn
bán liên tục ngoài trời nhiều, ví dụ như năng suất TAG thu ở (B1a 2.46 g L-
1
ngày-1 ), trong khi (SC1 là 0.85 g L-1ngày-1 ). Hàm lượng TAG canh tác mẻ cao

21
hơn hẳn bán liên tục khi cùng ở điều kiện ngoài trời ví dụ như tại B1a là 0.21 g
g-1 thì SC1 chỉ 0.1 ± 0.05 g g -1.

6.Nuôi cấy bán liên tục vi tảo lục Chlorella vulgaris trong xử lý nước thải
(Salgueiro, Pérez, Maceiras, Sánchez, & Cancela, 2018)
Nghiên cứu này sử dụng Chlorella vulgaris xử lý nước thải ở ba nồng độ tương
ứng ba môi trường nước X1( mùa xuân/thu), X2 (mùa khô), X1/2 (mùa đông)
và ảnh hưởng của tỷ lệ thay nước khác nhau (25, 50, 75, 90 và 90%) lên xử lý
nước thải trong 15 ngày nuôi cấy.

Hình 6.1. Sự thay đổi nồng độ photphat theo thời gian canh tác.
Kết quả cho thấy lượng photpho trong 4 ngày đầu nuôi cấy thì tỷ lệ loại bỏ ở
X1/2 tối ưu 100% nhưng hàm lượng nhỏ ( 1.5 mg/L còn 0 mg/L). Ở X1, X2 thì
loại bỏ photpho hơn 98% với hàm lượng cao hơn ( 2.63 mg/L đến 4.53 mg/L).
Khi tỷ lệ thay nước là 25% thì hàm lượng photpho trong X1/2, X2 tương đương
nhau (0.12 mg/L) khả năng xử lý photpho thấp dưới 60%, còn X1 0.09 mg/L xử
lý photpho đạt 66.7%.
Khi tăng tỷ lệ thay nước lên cao hơn ( 50%, 75%, 90%) thì ta thấy hàm lượng
photphat càng lớn sự loại bỏ càng lâu, nhưng nồng độ nước thải cao, lượng phốt
phát được loại bỏ bởi vi tảo cao hơn.

22
Hình 6.2. Sự thay đổi của nồng độ COD trong quá trình thí nghiệm đối với các
loại nước thải khác nhau.
Trong 4 ngày đầu tiên, phần trăm tỷ lệ việc loại bỏ 28.9%, 52.9% và 68.8% cho
X1 / 2, X1 và X2. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng loại bỏ
COD của C. vulgaris, trong ba loại nước thải được nghiên cứu là giống nhau
mặc dù có sự khác biệt nồng độ giữa chúng. Ở hàm lượng COD cao thì tỷ lệ
phần trăm loại bỏ cao khoảng 60% đến 80%.

Hình 6.3. Sự phát triển của tế bào Chlorella vulgaris trong các loại nước thải
khác nhau

23
Hình 6.4 Sự phát triển của Chlorella vulgaris khi đo mật độ quang học ở bước
sóng 680 nm
Sự phát triển của tế bào Chlorella vulgaris trong các loại nước thải khác nhau
được đo bằng phương pháp đếm bằng buồng đếm hồng cầu Neubauer, và đo
mật độ quang học, kết quả cho thấy rằng tỷ lệ thay nước 50% tại X2 thì đường
cong tăng trưởng và mật độ tế bào ( hơn 15000 tế bào/mL đối với X2) là tối ưu
nhất.

7. Nuôi cấy bán liên tục Chlorella vulgaris để xử lý phân bò sữa đã ủ tự hoại
và phân chưa tự hoại. (Wang, Wang, Chen, & Ruan, 2010)
Trong nghiên cứu này, vi tảo Chlorella vulgaris đã được sử dụng để xử lý phân
bò sữa chưa ủ tự hoại và đã tự hoại để so sánh về các yêu cầu của thời gian lưu
nước (HRT), hiệu quả loại bỏ nitơ, phốt pho và nhu cầu oxy hóa học (COD),
năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ CO2.
Bảng 7.1. Trung bình hiệu quả loại bỏ đối với N-NH4+, TN, TP và COD trong
ba điều kiện khác nhau.

a Bảy mẫu được lấy trong thời gian chạy ổn định


b Bốn mẫu được lấy trong thời gian chạy ổn định
c Ba mẫu được lấy trong thời gian chạy ổn định

24
Theo kết quả nghiên cứu từ bảng 7.1, phân bò sữa chưa ủ tự hoại loại bỏ N-
NH4+ (99.7%), TN (89.5%), TP (92%) và COD ( 75.5%) tối ưu hơn khi HTR chỉ
là 5 ngày. Đối với dùng phân bò sữa đã ủ tự hoại rồi thì khả năng loại bỏ N-
NH4+ (100%), TN (93.6%) thì tối ưu hơn hẳn khi dùng phân bón chưa ủ tự hoại
nhưng HTR phải ở điều kiện 20 ngày.
Bảng 7.2. Tính toán lượng CO2 bị hấp thụ ( đơn vị mg).

Điểm đặc biệt của vi tảo so với VSV là khả năng hấp thụ C, trong nghiên cứu
này người ta sẽ quy về tính theo hàm lượng C để đảm bảo loại các thông số làm
ảnh hưởng kết quả. Kết quả bảng 7.2 hàm lượng sinh khối tảo sinh ra tính theo
C khi dùng phân bò sữa chưa ủ tự hoại là 1857.6mg, lượng C được loại bỏ
trong COD là 842 mg, lượng CO2 thêm vào là 1015.6 mg để thúc đẩy sự phát
triển của vi tảo và ổn định pH của môi trường và khi dùng phân bò chưa ủ tự
hoại thì lượng CO2 mà tảo đã hấp thụ (3723.9 mg) cao hơn khi dùng phân bò đã
ủ tự hoại (2275.9 mg).

8. Tỷ lệ N/P đối với sự phát triển của tảo, vi tảo


Nghiên cứu của (Yusoff, Law, & Soon, 2003) chỉ ra rằng, hàm lượng chất dinh
dưỡng quá cao, chủ yếu là hàm lượng phospho hòa tan, ammonia và nitrate khi
ở mức cao, nguồn chất dinh dưỡng này thúc đẩy sự phát triển của thực vật thủy
sinh, dẫn đến sự phát triển quá mức của các nhóm thực vật nổi, hiện tượng nở
hoa của tảo làm thay đổi cơ bản khu hệ thủy sinh vật (Thủy et al., 2010). Khi P
tổng số cao (N/P < 5) sẽ tạo điều kiện cho tảo phát triển, nhất là nhóm tảo và tảo
mắt, với mật độ tổng tảo cao nhất là 8.628.200 cá thể/lít (nguyên và Môi, Tuấn,
Tuấn, Trí, & Vũ, 2015).
Xét sự biến động mật độ của loài Anabaena sp. Môi trường kém thuận lợi nhất
cho sự phát triển của loài Anabaena sp. trong nghiên cứu này là tỷ lệ N/P = 2/1
và 4/1.
Bảng 8.1. Mật độ trung bình Anabaena sp. trong môi trường có tỷ lệ N/P
Tỷ lệ N/P Mật độ trung bình ( x 103 tế bào/ ml)
2/1 1.535,96
4/1 1.570,45

25
6/1 1.773,74
8/1 2.050,00

Loài Lyngbya sp nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm theo ngày thu mẫu, mật độ
cao nhất đạt được ở nghiệm thức có tỷ lệ N/P = 8/1, tỷ lệ phát triển của Lyngbya
sp tỷ lệ thuận với tỷ lệ N/P trong giới hạn cho phép.

Hình 8.1. Mật độ trung bình loài Lyngbya sp. trong môi trường có tỷ lệ N/P và
độ mặn khác nhau.
Ngoài ra, tính đa dạng về thành phần loài tảo ở ao thường thấp hơn các thủy vực
tự nhiên và bị chi phối bởi quy luật ưu thế, khi ao nghèo dinh dưỡng thường có
thành phần loài phong phú nhưng số lượng cá thể trong một loài thì ít, khi đó
mật độ tảo trong ao tương đối ổn định, ngược lại ở ao giàu dinh dưỡng thì một
số loài phát triển ưu thế về số lượng sẽ lấn át các loài khác nên thành phần loài
trong ao kém phong phú, lúc này hiện tượng nở hoa sẽ xảy ra, đặt biệt là tảo lam
và tảo mắt..
 Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát, đây là nhóm tảo có giá trị
dinh dưỡng cao. Tảo silic có thể phát triển tốt khi hàm lượng chất dinh
dưỡng trong ao nuôi ở mức thấp, tỉ lệ N/P lớn hơn 15/1.
 Tảo lục là quần xã tảo không có tính độc, kích cỡ tảo nhỏ, không gây mùi
cho ao nuôi. Đồng thời Chlorella sp. có khả năng sản sinh ra được chất
ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp.. Điều kiện cho nhóm tảo
này phát triển là hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng muối dinh dưỡng
ở mức trung bình, tỉ lệ N/P là từ 7 – 14/1 là điều kiện lý tưởng cho chúng
phát triển bền vững.
 Tảo Lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam): Đối với thủy sản tảo lam được
xem là tảo độc hại vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường
gây hiện tượng nở hoa trong nước. Trong ao nuôi, khi hàm lượng muối

26
dinh dưỡng cao là điều kiện lý tưởng cho nhóm tảo lam phát triển, tỉ lệ
N/P là từ 3 – 5/1 thì tảo lam sẽ phát triển chiếm ưu thế.
Sự mất cân bằng hàm lượng N/P là nguyên nhân gây biến đổi thành phần loài
tảo trong ao. Khi tỷ lệ N/P từ 5/1 xuống 2/1 là điều kiện thuận lợi cho tảo độc
phát triển cụ thể tảo lam, tảo giáp, tảo mắt được gọi là tảo có hại vì khi chúng
phát triển quá nhiều (chiếm ưu thế) trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa, làm
nước nhờn, sản sinh nhiều chất độc trong nước ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm
hoặc làm ức chế sự hô hấp của sinh vật thuỷ sinh.

Tài liệu tham khảo


Allaguvatova, Rezeda, et al. "A simple method for the cultivation of algae
Chlorella vulgaris Bejerinck." IOP Conference Series: Earth and Environmental
Science. Vol. 390. No. 1. IOP Publishing, 2019.
Andrulevicˇi ute, V., Skorupskait _ e, V., and Kasperovic _ ˇiene, J. _(2011).
Cultivation of microalgae Chlorella sp. and Scenedesmus sp. as a potentional
biofuel feedstock. Environ. Res.Eng. Man. 57, 21.

27
Barsanti L and Gualtieri P 2014 Algae Anatomy, Biochemistry, and
Biotechnology(Pisa,Italy:CRCPress)
Bischoff, H.W., Bold, H.C. 1963. Phycological Studies IV. Some soil algae
from
Bold, H.C. 1949. The morphology of Chlamydomonas chlamy- dogama sp. nov.
Bull.Torrey Bot. Club. , 76, 101–8
Colla, L.M. Reinehr, C.O. Reichert, C. and Costa, J.A.V. 2007 Production of
biomass and nutraceutical compounds by Spirulina platensis under different
temperature and nitrogen regimes. Bioresour. Technol. 98 (7): 1489–1493.
Chinnasamy, S., Ramakrishnan, B., Bhatnagar, A., and Das,K.C. (2009).
Biomass production potential of a wastewater alga Chlorella vulgaris ARC 1
under elevated levels of CO2 and temperature. Int. J. Mol. Sci. 10, 518.
Dagon Manoel Ribeiro, Géssica Tais Zanetti, Maria Heloisa Moreno Julião,
Tathiana Elisa Masetto, Jane Mary Lafayette Neves Gelinski, Gustavo Graciano
Fonseca (2019). Effect of different culture media on growth of Chlorella
sorokiniana and the influence of microalgal effluents on the germination of
lettuce seeds. Journal of Applied Biology & Biotechnology Vol. 7(01), pp 006-
010
Đỗ Thị Liên, Đỗ Thị Tố Uyên, Trần Văn Nhị (2008), Một số đặc điểm sinh học
của chủng vi khuẩn quang hợp tía thuộc chi Rhodobacter có khả năng loại bỏ
sulfide phân lập từ vùng biển Quảng Ninh, Tạp chí khoa học công nghệ số
6/2008.
Farahin, A. W., Yusoff, F. M., Basri, M., Nagao, N., & Shariff, M. (2019). Use
of microalgae: Tetraselmis tetrathele extract in formulation of nanoemulsions
for cosmeceutical application. Journal of Applied Phycology, 31(3), 1743-1752.
Gagneux-Moreaux, S.; Cosson, R. P.; Bustamante, P.; Moreau, C. Growth and
metal uptake of microalgae produced using salt groundwaters from the bay of
bourgneuf. Aquat. Living Resour. 2006, 19 (3), 247−55.
Gao, C., Zhai, Y., Ding, Y., & Wu, Q. (2010). Ứng dụng cao lương ngọt để sản
xuất diesel sinh học bằng vi sinh vật dị dưỡng Chlorella protothecoides. Năng
lượng Ứng dụng , 87 (3), 756-761.
Gerhardt, M. B.; Green, F. B.; Newman, R. D.; Lundquist, T. J.; Tresan, R. B.;
Oswald, W. J. Removal of selenium using a novel algalbacterial process. Res J.
Water Pollut. Control Fed. 1991, 63 (5), 799− 805.

28
Gong, Q., Feng, Y., Kang, L., Luo, M., and Yang, J. (2014). Effects of light and
pH on cell density of Chlorella Vulgaris. Energy Procedia. 61, 2012
Gouveia, L., Batista, A. P., Miranda, A., Empis, J., & Raymundo, A. (2007).
Chlorella vulgaris biomass used as colouring source in traditional butter
cookies. Innovative food science & emerging technologies, 8(3), 433-436.
Gouveia, L., Raymundo, A., Batista, A. P., Sousa, I., & Empis, J. (2006).
Chlorella vulgaris and Haematococcus pluvialis biomass as colouring and
antioxidant in food emulsions. European Food Research and Technology,
222(3-4), 362.
H.D. Rabinowitch, et al. (1983), "Positive correlation between superoxide
dismutase and resistance to paraquat toxicity in the green alga Chlorella
sorokiniana", Arch. Biochem. Biophys., 225(2), pp.640-648
I.D. Adamakis, et al. (2018), “Cultivation, characterization, and properties of
Chlorella vulgaris microalgae with different lipid contents and effect on fast
pyrolysis oil composition”, Environ. Sci. Pollut. Res. Int., 25(23), pp.23018-
23032.
Jacinto, M. L. J. A. J.; David, C. P. C.; Perez, T. R.; De Jesus, B. R.
Comparative efficiency of algal biofilters in the removal of chromium and
copper from wastewater. Ecol. Eng. 2009, 35 (5), 856−60.
Jacinto, Maria Lourdes JAJ, et al. "Comparative efficiency of algal biofilters in
the removal of chromium and copper from wastewater." Ecological Engineering
35.5 (2009): 856-860.
Ji, L.; Xie, S.; Feng, J.; Li, Y.; Chen, L. Heavy metal uptake capacities by the
common freshwater green alga Cladophora fracta. J. Applied Phycol. 2012, 24,
979−983
Ji, Li, et al. "Heavy metal uptake capacities by the common freshwater green
alga Cladophora fracta." Journal of applied phycology 24.4 (2012): 979-983.
Juneja, A., Ceballos, R.M., and Murthy, G.S. (2013). Effects of environmental
factors and nutrient availability on the biochemical composition of algae for
biofuels production: A review. Energies 6, 4607.
Khairy, H.M., Shaltout, N.A., El-Naggar, M.F., and El-Naggar, N.A.(2014).
Impact of elevated CO2 concentrations on the growth and ultrastructure of non-
calcifying marine diatom (Chaetoceros gracilis F.Schu¨tt). Egy. J. Aquat. Res.
40, 243.

29
Khalil, Z.I., Asker, M.M., El-Sayed, S., and Kobbia, I.A.(2010). Effect of pH on
growth and biochemical responses of Dunaliella bardawil and Chlorella
ellipsoidea. World J. Microbiol. Biotechnol. 26, 1225.
Le, Hung Anh, et al. "Effects of microalgae on nutrient removal from
mariculture wastewater in Can Gio District, Ho Chi Minh City, Vietnam."
Journal of Vietnamese Environment 8.2 (2016): 114-120.
Liang, S., Xueming, L., Chen, F., and Chen, Z.: Current microalgal health food
R&D activities in China. Hydrobiologia, 512, 45–48 (2004).
Lorenz, R. T. (1999). A Technical Review of Haematococcus Algae.
NatuRose™ Technical Bulletin #060 (Kailua-Kona, HI: Cyanotech
Corporation).
M.G.L. Roomiani (2016), “Review for application and medicine effects of
Spirulina, Spirulina platensis microalgae”, J. Adv. Agri. Technol., 3(2), pp.114-
117.
Madigan MT (1988). Microbiology, physiology, and ecology of phototrophic
bacteria. In: AJB Zehnder (ed), Biology of Anaerobic Microorganisms, John
Wiley & Sons, New York, pp 35 – 100.
Mata TM, Martins AA, Caetano NS. Microalgae for biodiesel production and
other applications: a review. Renew Sust Energ Rev 2010; 14: 217-32.
García-González M, Moreno J, Manzano JC, Florencio FJ, Guerrero MG.
Production of Dunaliella salina biomass rich in 9-cis-[beta]-carotene and lutein
in a closed tubular photobioreactor. J Biotechnol 2005; 115: 81-90.
Miranda, M. S., Cintra, R. G., Barros, S. D. M., & Mancini-Filho, J. (1998).
Antioxidant activity of the microalga Spirulina maxima. Brazilian Journal of
Medical and biological research, 31(8), 1075-1079.
Nguyễn Văn Sỹ (2016) “Phân lập một số chủng vi khuẩn quang hợp từ các ao
nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone, 1931) tại tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
Pachiappan, P., Prasath, B.B., Perumal, S., Ananth, S., Devi,A.S., Kumar, S.D.,
and Jeyanthi, S. (2015). Isolation and culture of microalgae. In S. Perumal, A.R.
Thirunavukkarasar, and P. Pachiappan, Eds., Advances in Marine and
Brackishwater Aquaculture. New Delhi, India: Springer, p. 1.
Persoone, G., Morales, J., Verlet, H., and De Pauw, N. (1980).Air-lift pumps
and the effect of mixing on algal growth. Algal Biomass 11, 505–522.

30
Placzek, M., Patyna, A., Witczak, S. 2017. Technical evaluation of
photobioreactors for microalgae cultivation. E3S Web of Conferences 19,
02032
R. Saavedra, et al. (2018), “Comparative uptake study of arsenic, boron, copper,
manganese and zinc from water by different green microalgae”, Bioresour.
Technol., 263, pp.49-57.
R.R. Ambati, et al. (2018), “Industrial potential of carotenoid pigments from
microalgae: Current trends and future prospects”, Crit. Rev. Food Sci. Nutr.,
pp.1-22.
Rachlin, J.W., and Grosso, A. (1991). The effects of pH on the growth of
Chlorella vulgaris and its interactions with cadmium toxicity. Arch. Environ.
Cont. Toxicol. 20, 505.
Ranga Rao, A., Harshvardhan Reddy, A., and Aradhya, S. M. (2010).
Antibacterial properties of Spirulina platensis, Haematococcus pluvialis,
Botryococcus braunii micro algal extracts. Curr. Trends Biotechnol. Pharm. 4,
809–819.
Ranga Rao, A., Sarada, R., and Ravishankar, G.A. (2007). Influence of CO2 on
growth and hydrocarbon production in Botryococcus braunii. J. Microbiol.
Biotech. 17, 414.
Rastogi, R.P., Madamwar, D., and Pandey, A. (2017). Algal Green Chemistry:
Recent Progress in Biotechnology. Netherlands:Elsevier
Redfield, A.C. (1963). The influence of organisms on the composition of
seawater. Sea 2, 26–77.
Reitan, K. I., Rainuzzo, J. R., Øie, G., and Olsen, Y.: A review of the nutritional
effects of algae in marine fish larvae. Aquaculture, 155, 207–221 (1997)
Ren, T. (2014). Primary Factors Affecting Growth of Microalgae Optimal Light
Exposure Duration and Frequency. Thesis.Iowa State University.
Rocha, J.M., Garcia, J.E., and Henriques, M.H. (2003). Growth aspects of the
marine microalga Nannochloropsis gaditana. Biomol. Eng. 20, 237.
Sa´nchez, J., Ferna´ndez-Sevilla, J., Acie´n, F., Cero´n, M., Pe´rezParra, J., and
Molina-Grima, E. (2008a). Biomass and lutein productivity of Scenedesmus
almeriensis: Influence of irradiance, dilution rate and temperature.Appl.
Microbiol. Biotechnol.79, 719.

31
Sajilata, M. G., Singhal, R. S., & Kamat, M. Y. (2008). Fractionation of lipids
and purification of γ-linolenic acid (GLA) from Spirulina platensis. Food
Chemistry, 109(3), 580-586.
Sajilata, M.G. Singhal, R.S. and Kamat, M.Y. 2008 Fractionation of lipids and
purification of ã-linolenicacid (GLA) from Spirulina platensis. Food Chem.
109(3): 580– 586.
Salgueiro, J. L., Pérez, L., Maceiras, R., Sánchez, Á., & Cancela, Á.
(2018).Semicontinuous culture of chlorella vulgaris microalgae for wastewater
treatment. International Journal of Environmental Research, 12(6), 765-772.
Saranraj, P., & Sivasakthi, S. (2014). Spirulina platensis–food for future: a
review. Asian Journal of Pharmaceutical Science and Technology, 4(1), 26-33.
Schlipalius, L. (1991). The extensive commercial cultivation of Dunaliella
salina. Bioresource technology, 38(2-3), 241-243.
Sforza, E., Gris, B., de Farias Silva, C., Morosinotto, T., and Bertucco, A.
(2014). Effects of light on cultivation of Scenedesmus obliquus in batch and
continuous flat plate photobioreactor. Chem. Eng. 38, 211.
Sigaud, T.C.S., and Aidar, E. (1993). Salinity and temperature effects on the
growth and chlorophyll-a content of some planktonic aigae. Boletim do Instituto
Oceanogra´fico. 41, 95.
Singh, S., and Singh P. (2014). Effect of CO 2 concentration on algal growth: A
review. Renew. Sustain. Energy Rev. 38, 172.
Suyono, E.A., Haryadi, W., Zusron, M., Nuhamunda, M., Rahayu,S., and
Nugroho, A.P. (2015). The effect of salinity on growth, dry weight and lipid
content of the mixed microalgae culture isolated from glagah as biodiesel
substrate. J. Life Sci. 9, 229.
Trần, Sương Ngọc, and Thị Ngọc Hiền Huỳnh. "Khả năng phát triển của tảo
Chlorella sp. trong điều kiện dị dưỡng." (2017).
Vanags, J., Kunga, L., Dubencovs, K., Galvanauskas, V, Balode,M., and Grigs,
O. (2015). The effect of shaking, CO2 concentration and light intensity on
biomass growth of green microalgae Desmodesmus communis. Environ. Res.
Eng. Manage. 70, 73–79.
W. Zhou, et al. (2018), “Cultivation of microalgae Chlorella zofingiensis on
municipal wastewater and biogas slurry towards bioenergy”,
Wahyu Prihastuti Yuarrina, Yano Surya Pradana, Arief Budiman, Akmal Irfan
Majid, Indartoand Eko Agus Suyono (2018) Study of cultivation and growth

32
rate kinetic for mixed cultures of local microalgae as third generation (G-3)
bioethanol feedstock in thin layer photobioreactor, Journal of Physics: Conf.
Series 1022 (2018) 012051
Wahyuni N E 2016 Produktivitas Biomassa Dan Lipid Mikroalga Kultur
Campuran Konsorsium Glagah Dan Arthrospira maxima Pada Thin-Layer
Photobioreactor (Universitas Gadjah Mada)
Wong, Y. K., et al. "Growth medium screening for Chlorella vulgaris growth
and lipid production." J. Aquac. Mar. Biol 6.1 (2017): 00143.
Wu, Z., Duangmanee, P., Zhao, P., Juntawong, N., and Ma, C. (2016). The
effects of light, temperature, and nutrition on growth and pigment accumulation
of three Dunaliella salina strains isolated from saline soil. Jund. J. Microbiol. 9,
1.
Yamaguchi K. Recent advances in microalgal bioscience in Japan, with special
reference to utilization of biomass and metabolites: a review. J. Appl. Phyc
1996; 8: 487-502.
Yamaguchi, K.: Recent advances in microalgal bioscience in Japan, with special
reference to utilization of biomass and metabolites: a review. J. Appl. Phycol.,
8, 487–502 (1997).
YK Wong, YH HO, KC Ho, HM Leung, KKL Yung, Growth Medium
Screening for Chlorella vulgaris Growth and Lipid Production: Journal of
Aquaculture & Marine Biology 2017
Zeyer J, Eicher P, Wakeham SG and Schwarzenbach RP (1987), Oxidation of
Sulfide to Dimetyl Sulfoxide by Phototrophic Purple Bacteria. Appl Environ
Microbiol 53(9): 2026–2032.
Zheng C 2015 The Influence of Media Ingredients and Ph on the Growth of
Chloromonasrosaevar.psychrophila (University of Kentucky).

Wang, L., Wang, Y., Chen, P., & Ruan, R. (2010). Semi-continuous cultivation
of Chlorella vulgaris for treating undigested and digested dairy manures.
Applied biochemistry and biotechnology, 162(8), 2324-2332.

33

You might also like