You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ - QUẦN THỂ - QUẦN XÃ SINH VẬT


MÔN SINH HỌC 12
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


1. Môi trường sống
Là khoảng không gian bao quanh sinh vật bao gồm các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới
sự tồn tại và phát triển của sinh vật
Phân loại:
+ Môi trường đất: giun, dế..
+ Môi trường trên cạn: gồm bề mặt đất và khí quyển
+ Môi trường nước.
Đây là các môi trường vô sinh
+ Môi trường hữu sinh (môi trường sinh vật): cơ thể các loài sinh vật (thực vật, đv, con người): giun đũa, ve
2. Nhân tố sinh thái
Nhân tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Phân loại:
+ Nhân tố vô sinh: bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học trong môi trường tạo thành các đặc điểm khí hậu, địa hình
của môi trường
+ Nhân tố hữu sinh: Các yếu tố hữu cơ, (các loài sinh vật); mối quan hệ của các sinh vật
Con người có ảnh hưởng tới nhiều sinh vật
Dựa vào sự phụ thuộc mật độ chia ra:
+ Nhân tố phụ thuộc mật độ: nhân tố hữu sinh
+ Nhân tố không phụ thuộc mật độ: nhân tố vô sinh
Các nhân tố không tác động riêng rẽ mà tác động tổng hợp tạo thành các tổ hợp sinh thái tác động đến sinh vật theo
các quy tắc
+ SV cùng lúc phản ứng lại với tổ hợp sinh thái
+ Các loài khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau với tác động của 1 nhân tố ở một mức độ
+ Đối với cùng 1 cơ thể, ở các giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau
+ Các nhân tố có thể thúc đẩy nhau hoặc tác động trái ngược nhau.
Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào
+ Đặc điểm của các nhân tố sinh thái
+ Cường độ tác động

1 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
+ Liều lượng tác động
+ Mức tác động
+ Thời gian tác động
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI
1. giới hạn sinh thái
- Là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng này sinh vật có thể tồn tại phát triển ổn định
theo thời gian.
VD: Nhiệt độ sống của cá rô phi: 5,6 – 42oC; phát triển mạnh ở 20oC -30oC

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các
chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Điểm giới hạn: quá điểm đó sinh vật sẽ chết
Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 oC đến 42 oC. Nhiệt độ 5,6 oC gọi là giới hạn dưới, 42 oC gọi là
giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 35 oC. Khoảng nhiệt độ
chống chịu là từ 5,6 oC đến 20 oC và từ 35 oC đến 42 oC.
Một sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì sẽ phân bố rộng và ngược lại.
2. Ổ sinh thái
Ổ sinh thái riêng: giới hạn sinh thái của 1 nhân tố
Ổ sinh thái chung: tập hợp của tất cả giới hạn sinh thái
=> Ổ sinh thái: là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi
trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
Chú ý: Ổ sinh thái khác với nơi ở
+ Nơi ở: Nơi cư trú của sinh vật
+ Ổ sinh thái là cách sinh vật sinh sống
VD: Các tầng cây rừng
Ổ sinh thái → cách ly sinh thái → các loài có thể sống cùng nhau
Sự trùng lặp về ổ sinh thái càng lớn → cạnh tranh càng khốc liệt

2 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG
1. Thích nghi với ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, do :
- Ánh sáng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi nhân tố khác của môi trường.
- Cường độ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến cực Trái Đất, từ mặt nước đến đáy sâu và biến đổi tuần hoàn
theo ngày đêm và theo mùa.
- Thành phần của phổ ánh sáng có tác dụng lên đời sống sinh vật ở nhiều mặt:
Thực vật: chia thành 3 nhóm: ưa bóng, ưa sáng, chịu bóng
Động vật: chi thành 2 nhóm: Hoạt động ban ngày và hoạt động vào ban đêm.
2. thích nghi của sinh vật đối với nhiệt độ
Chia thành 2 nhóm:
+ SV biến nhiệt: vi khuẩn, thực vật, cá, lưỡng cư, bò sát, đv không xương sống
+ SV hằng nhiệt: chim, thú: có phảm vi phân bố rộng và khả năng thích ứng tốt
+ Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh)
thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt
đới ấm áp. Ví dụ như voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấy ở vùng nhiệt đới.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
+ Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi
và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, các chi... của động vật ở vùng nóng. Ví dụ, thỏ ở vùng ôn đới lạnh có tai, đuôi
nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.
Với loài hằng nhiệt, 2 quy tắc này làm cho tỷ số S/V (cơ thể ở vùng lạnh) < S/V (ở vùng ấm)
→ giảm sự mất nhiệt của cơ thể.
3. Độ ẩm
Thực vật: chia thành nhóm thực vật ưa ẩm; chịu hạn; ưa ẩm vừa
ĐV: ưa ẩm, chịu hạn
Các điều kiện thay đổi theo nhịp độ → nhịp điệu sinh học của SV
Chú ý: Sinh vật cũng tác động ngược trở lại môi trường làm biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho sinh vật.
Sinh vật ở tổ chức càng cao (quần thể,q uần xã) thì tác động tới môi trường càng lớn.

3 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

You might also like