You are on page 1of 10

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 2

(KHÍ QUYỂN VÀ THỦY QUYỂN)


LỜI NÓI ĐẦU
Đào tạo đại học trong những năm vừa qua đã có những thay đổi đáng kể về phương
pháp, và nội dung. Từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ với yêu cầu người
học không những phải học trên lớp mà phải có một lượng thời gian gấp đôi trên lớp để tự
học ở nhà. Về nội dung kiến thức, đã có một số thay đổi về quan điểm, đã có những vấn đề
địa lý nổi cộm cần đề cập đến trong các chương trình như vấn đề môi trường, vấn đề phát
triển bền vững, vấn đề biến đổi khí hậu.
Đáp ứng nhu cầu trên, chúng tôi biên soạn giáo trình địa lý tự nhiên đại cương II
làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên khoa Địa lí các trường Đại học Sư phạm.
Mục tiêu của giáo trình nhằm giúp sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về thành phần
cấu trúc cũng như các quy luật cơ bản trong khí quyển và thủy quyển. Giáo trình cũng cập
nhập những số liệu, những nội dung mới nhất phù hợp với yêu cầu về kiến thức hiện nay.
Ngoài ra giáo trình còn giúp sinh viên nắm được các kỹ năng trong việc vẽ và sử dụng các
biểu đồ, bản đồ khí hậu, bản đồ Synop, đồ thị thủy văn, bản đồ các dòng biển các bản đồ
phân vùng khí hậu và thủy văn.
Giáo trình có hai phần: khí quyển và thủy quyển
Phần khí quyển gồm 5 chương
Phần thủy quyển gồm 4 chương
Sau mỗi chương có phần tổng kết chương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến
thức nền tảng, cô đọng, giúp cho sinh viên nắm được kiến thức một cách bao quát. Sau
phần tổng kết chương là các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận và bài tập thực hành. Các
câu hỏi này giúp học sinh rèn luyện, trau rồi các kiến thức đã học và kỹ năng. Cuối mỗi
phần , giáo trình cung cấp một ví dụ điển hình về phương pháp giảng dạy.
Giáo trình được biên soạn chắc chắn sẽ không trách khỏi những thiếu sót. Tác giả
rất thángng nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các nhà khoa học, các dồng
nghiệp và hy vọng rằng những ý kiến dóng góp quý báu đó sẽ giúp cho giáo trình được
hoàn thiện thêm.
Tác giả
Đào Ngọc Hùng
Mục tiêu học phần khí quyển
Mục tiêu về kiến thức
Hiểu được các kiến thức cơ bản về thành phần cấu trúc cũng như các quy luật cơ
bản trong khí quyển trong mối quan hệ quy định lẫn nhau với các thành phần địa lý tự
nhiên khác.
Mục tiêu về kỹ năng
- Kỹ năng trong việc vẽ và sử dụng các biểu đồ, bản đồ khí hậu, bản đồ Synop, bản
đồ phân vùng khí hậu.
- Kỹ năng giảng dạy học phần khí quyển
Mục tiêu về tình cảm thái độ
Yêu thiên nhiên, đất nước và có ý thức bảo vệ môi trường không khí
Mục tiêu về năng lực
..................................................................................................................................
Khí
quyển

Sinh Địa lý Thủy


quyển tự nhiên quyển

Thạch
quyển
Phần 1-KHÍ QUYỂN
Khi các nhà du hành vũ trụ trên quỹ đạo nhìn về bề mặt Trái Đất, điều gây cho họ
chú ý nhất, đấy là một dải mỏng mầu xanh phân cách Trái Đất với khoảng không vũ trụ
mà chúng ta gọi là khí quyển. Nếu như toàn bộ Trái Đất có kích cỡ như quả táo, thì khí
quyển chỉ mỏng manh như vỏ quả táo nhưng khí quyển có khả năng bảo vệ Trái Đất1 , tạo
điều kiện cho sự sống trên Trái Đất hình thành, tồn tại và phát triển phồn thịnh. Phần rất
mỏng manh này của Trái Đất tuy có khối lượng rất nhỏ so với Trái Đất và hầu như không
nhìn thấy được, nhưng lại giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với Trái Đất, đối với lớp
vỏ địa lý mà chúng ta đang sống- đó chính là khí quyển.

Hoàng hôn trên Trái Đất và khí quyển là dải mầu xanh mầu xanh
Nguồn: Ảnh chụp ngày 23 tháng 11 năm 2009 từ Trạm không gian quốc tế

1
Mặt Trăng không có khí quyển nên bề mặt Mặt Trăng có khoảng nửa triệu hố va chạm với đường kính hơn 1
km. Ban ngày trên Mặt Trăng, nhiệt độ trung bình là 107°C, còn ban đêm nhiệt độ là -153°C
Chương 1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ KHÍ QUYỂN

Sống trên bề mặt Trái Đất, chúng ta đã thích nghi hoàn toàn với môi trường không
khí đến nỗi đôi khi chúng ta quên mất sự hiện diện của nó. Mặc dù không khí không mùi,
không vị và hầu như không nhìn thấy được, nhưng lại là phần không thể thiếu của cuộc
sống. Khí quyển có vai trò bảo vệ sự sống trên Trái Đất bằng cách ngăn chặn các tia tử
ngoại, các khối thiên thạch từ không gian vũ trụ rơi xuống Trái Đất và cung cấp hỗn hợp
không khí phù hợp để sự sống tồn tại và phát triển trên Trái Đất. Điểm nổi bật nhất của khí
quyển là hình thành nên thời tiết và khí hậu. Tất cả những nội dung trong chương này cung
cấp các kiến thức khái quát về khí quyển, và vai trò của khí quyển đối với lớp vỏ địa lý.

1.1 Một số khái niệm chung về khí quyển


Trái Đất là một hành tinh và điều đặc biệt của hành tinh này là tồn tại sự sống. Sự
sống phát sinh và phát triển được nhờ thành phần cấu trúc và các quá trình xảy ra trong các
quyển: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Khoa học nghiên cứu đặc điểm,
các quá trình vật lý và hóa học xảy ra trong các quyển trên được gọi chung là các khoa học
Trái Đất.
Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh Trái Đất (hình 1-1). Do lực hấp dẫn, khí quyển
được giữ lại ở Trái Đất, độ dày của lớp vỏ khí này khoảng 500 km trên mực nước biển, tuy
nhiên độ dày này luôn thay đổi theo không gian và thời gian.
Khí tượng là khoa học nghiên cứu các quá trình vật lý, các hiện tượng trong khí
quyển Trái Đất trong mối tương tác với bề mặt đất và vũ trụ. Như vậy đối tượng nghiên
cứu của khí tượng là khí quyển. Tuy nhiên, hầu hết các hiện tượng, các quá trình vật lý xảy
ra trong khí quyển đều chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của năng lượng bức xạ Mặt
trời và các đặc điểm cũng như quá trình xảy ra ở bề mặt đệm (mặt đất, mặt nước, lớp phủ
bề mặt, địa hình bề mặt đệm…). Vì vậy khí tượng còn nghiên cứu các quá trình trao đổi
năng lượng và vật chất giữa khí quyển và bề mặt đệm.
Mục đích nghiên cứu của khí tượng học nhằm nắm được quy luật diễn biến của khí
quyển để phục vụ cho lợi ích của con người.
Để nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của khí quyển, người ta đưa ra khái
niệm các yếu tố khí tượng, đặc trưng cho trạng thái khí quyển. Các yếu tố khí tượng chính
gồm có nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió và hướng gió, lượng mây, độ cao mây và độ
dày mây, cường độ mưa, dạng mưa, tầm nhìn ngang, các hiện tượng thời tiết như thủy hiện
tượng, thạch hiện tượng, điện hiện tượng, quang hiện tượng... Trạng thái của khí quyển
biến đổi liên tục theo thời gian và không gian dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khí tượng,
các hiện tượng thời tiết. Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định
bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng (luật KTTV 2015). Thời tiết có tính chất thất thường. Để khái

quát trạng thái của khí quyển trong một thời gian dài, ở một khu vực nào đấy người ta đưa
ra khái niệm khí hậu. Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc trưng bởi các đại
lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại khu vực đó. Trị số thống kê dài hạn để đảm bảo độ

tin cậy phải có độ dài từ 30 năm trở lên. Khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi.

1.2 Yếu tố khí tượng và nhân tố hình thành khí hậu


1.2.1 Các yếu tố khí tượng
Các đại lượng đặc trưng cho trạng thái khí quyển được gọi là những yếu tố khí tượng.
Những yếu tố khí tượng cơ bản bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, gió, mây, mưa, tầm nhìn
ngang và các hiện tượng thời tiết đặc biệtError! Reference source not found..
Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ chuyển động hỗn loạn của phân
tử của các vật, tức là đặc trưng cho động năng của vật. Đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng
thái nóng, lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí.
Đơn vị đo nhiệt độ gồm có:
- Thang nhiệt độ bách phân - Celsius dựa vào điểm sôi và đóng băng của nước
nguyên chất ở điều kiện 760 mmHg, giữa 2 khoảng này người ta chia là làm100 phần, vì
thế người ta còn gọi là nhiệt độ bách phân.
- Thang độ tuyệt đối Kelvin: Theo Charles và Gay-Lussac khi giữ nguyên áp suất
và cho nhiệt độ thay đổi, thu được phương trình như sau: K=273,16-tºC. Theo thang nhiệt
độ này, số 0 tuyệt đối là nhiệt độ thấp nhất, khi đó các nguyên tử của vật chất ngừng dao
động hoàn toàn.
- Thang độ Fahrenheit 0C=5/9(0F-32) hay ºF=32+9/5ºC.
Khí áp tại một mực nào đó là áp suất thủy tĩnh của không khí trên một đơn vị diện
tích (1 cm2) tại mực đó. Nó bằng trọng lượng của cột không khí có tiết diện 1cm2 tính từ
điểm đó đến giới hạn trên của khí quyển. Đơn vị của khí áp: mb, hPa, mmHg
Độ ẩm không khí là là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ tồn tại hơi nước trong không khí..
Có nhiều đại lượng đặc trưng cho độ ẩm không khí.
Gió là chuyển động ngang của khí quyển, so với bề mặt đất. Gió được đặc trưng bởi
tốc độ gió và hướng gió
Tập hợp các sản phẩm ngưng kết với mật độ đủ lớn, có thể nhìn thấy được và ở độ
cao lớn được gọi là mây.
Giáng thủy (mưa) là nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi từ các đám mây hoặc không
khí xuống mặt đất và cảnh vật.
Tầm nhìn ngang là khoảng cách lớn nhất ban ngày có thể phan biệt vật đen tuyệt
đối có kích thước lớn hơn 15 phút góc, in trên nền trời, nếu xa hơn thì lẫn vào nền trời
không trông thấy được
Các hiện tượng thời tiết bao gồm thạch hiện tượng, thủy hiện tượng, quang hiện
tượng, điện hiện tượng. Thủy hiện tượng: mưa, sương mù, sương muối, băng, tuyết. Thạch
hiện tượng: mù khô, lốc bụi, cát. Quang hiện tượng: quầng, tán, ảo ảnh, cầu vồng. Điện
hiện tượng: Dông, Sấm chớp, lửa thần, cực quang
1.2.2 Các nhân tố chính hình thành khí hậu
Có 3 nhân tố hình thành khí hậu: bức xạ mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm và hoàn lưu
khí quyển.
- Bức xạ Mặt Trời

Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chính cung cấp cho các quá trình trong khí
quyển. Bức xạ Mặt Trời có quy luật phân bố địa đới. Cường độ bức xạ Mặt Trời phụ thuộc
vào góc nhập xạ. Vùng nội chí tuyến có lượng bức xạ lớn nhất, vùng ôn đới , hàn đới giảm
đi một cách đáng kể (xem lại phần phân bố bức xạ trên Trái Đất).
- Đặc điểm bề mặt đệm
Do trái đất có hình cầu, nên bức xạ Mặt Trời mà bề mặt nhận được thay đổi theo vĩ
độ. Ở vùng nhiệt đới, góc nhập xạ lớn nên Tổng lượng bức xạ mà một đơn vị diện tích nhận
được nhiều hơn ở các vĩ độ ôn đới và cực đới.
Sự khác nhau về tính chất của mặt đệm, điển hình nhất là sự khác nhau giữa lục địa
và đại dương ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thụ và phát xạ năng lượng. Nhiệt dung
của nước lớn và tính linh động của nước đã giúp biển và đại dương nóng lên và lạnh đi
chậm hơn, chế độ nhiệt trên đại dương điều hòa hơn trên lục địa.
Các dạng địa hình khác nhau tạo nên khả năng thu chi năng lượng khác nhau, ví dụ
ở thung lũng kín, do khả năng lưu không không khí kém, thường mùa hè rất nóng do sự
phản xạ bức xạ bởi sườn núi và sự tù đọng của không khí, ngược lại mùa đông nơi đây rất
lạnh. Hướng sườn, độ cao địa hình, màu sắc lớp phủ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng thu
chi năng lượng của bề mặt. Đặc điểm bề mặt đệm không đồng nhất làm cho năng lượng
phân bố không đồng nhất trên bề mặt Trái Đất.
- Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển có vai trò phân bổ lại năng lượng và vật chất, làm cho khí hậu
điều hòa. Các dòng không khí trong khí quyển, khi chuyển động mang theo năng lượng và
hơi ẩm từ vùng nhiều năng lượng, ẩm đến vùng ít năng lượng, thiếu ẩm. Nhờ hoàn lưu khí
quyển mà khí hậu trên trái đất điều hòa, tạo điều kiện cho sự sống hình thành, tồn tại và
phát triển rực rỡ.
Ba nhân tố hình thành khí hậu trên không tách biệt nhau, mà chúng luôn luôn có
liên hệ chặt chẽ với nhau, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau. Như vậy rõ ràng là ba
nhân tố hình thành khí hậu có quan hệ nhân quả với nhau.

1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của khí tượng học


Khí tượng học là một ngành khoa học có lịch sử phát triển rất sớm. Từ thời kỳ cổ
Hy Lạp cách đây hơn 2200 năm các nhà thiên văn đã đưa ra khái niệm khí hậu. Theo tiếng
Hy Lạp, khí hậu nghĩa là góc nghiêng, để chỉ góc nghiêng của tia nắng Mặt Trời so với bề
mặt đất, nó thay đổi từ xích đạo về hai cực. Các nhà bác học khi đấy cho rằng nguyên nhân
tạo lên sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng vĩ độ thấp và vĩ độ cao là so góc nghiêng
của tia nắng Mặt Trời.
Tuy nhiên chỉ đến thế kỷ thứ XVI, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các máy
móc khí tượng ra đời và các yếu tố khí tượng được đo đạc ghi chép, khí tượng học đã có
những số liệu để phân tích và trở thành một ngành khoa học thật sự. Ngày nay nhờ hệ thống
các trạm quan trắc khí tượng hiện đại, đa dạng cùng với các công nghệ viễn thám, công
nghệ thông tin đã giúp khí tượng có những bước tiến lớn.
Để nghiên cứu khí quyển, cần các số liệu đo đạc tại các đài trạm. Do các quá trình
trong khí quyển xảy ra trong không gian rộng lớn và luôn biến động, nên mạng lưới quan
trắc được xây dựng theo quy phạm thống nhất trên toàn thế giới. Các số liệu cũng phải
thống nhất về thời gian, đo đạc tại cùng một thời điểm và được chuyển ngay cho các trung
tâm dự báo thời tiết và có thể được phát báo quốc tế. Tại đây các nhà khí tượng sẽ phân
tích các số liệu để phục vụ mục đích nghiên cứu, tìm ra các quy luật khí hậu hay dự báo
thời tiết. Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học, các nhà khoa học
dựa trên cơ sở các định luật vật lý và toán học hiện đại đã xây dựng các mô hình thủy nhiệt
động lực học trong nghiên cứu cứu khí quyển và sự báo thời tiết với độ chính xác cao. Có
thể ví dụ ở nước ta, tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương sử dụng mô
hình HRM, tại Viện Khí tượng Thủy văn sử dụng mô hình MM5 để dự báo thời tiết.
1.3.1 Dự báo thời tiết
Để dự báo thời tiết người ta dùng:
1. Bản đồ thời tiết
2. Các giản đồ
3. Ảnh vệ tinh
4. Các phương tiện hỗ trợ khác, như các thước đo, các bảng tra….
Dự báo thời tiết gồm có dự báo synop và dự bão số trị.
Bản đồ synop: bản đồ địa lý, mà trên đó được số hoá và ký hiệu hoá các kết quả
quan trắc trên mạng lưới trạm khí tượng trong một thời gian xác định. Bản đồ này được sử
dụng thường xuyên một ngày vài lần; việc phân tích nó là một trong các bước quan trọng
để dự báo thời tiết. Bản đồ synop có thể bao gồm cả hành tinh, nửa Bán cầu hoặc một vùng
không lớn cỡ tỷ lệ 1:30 triệu đên 1:2,5 triệu, trên mẫu bản đồ thường in đất liền, biển và
các địa hình đặc biệt với 1 hoặc 2 mầu. Bản đồ synop bao gồm bản đồ mặt đất, trên cao,và
phụ trợ khác.
Khí tượng synop: Bộ môn khí tượng, hình thành vào giữa thế kỷ 19; phân tích về
các quá trình vĩ mô trong khí quyển và dự báo thời tiết từ các nghiên cứu đó. Các quá trình
này bao gồm sự xuất hiện, phát triển và di chuyển của xoáy thuận, xoáy nghịch với sự liên
quan chặt chẽ với sự xuất hiện, phát triển và di chuyển của các khối khí và front. Nghiên
cứu các quá trình synop với sự trợ giúp của các bản đồ synop, mặt cắt thẳng đứng, giản đồ
thiên khí và các phụ trợ khác.
Dự báo số trị là phương pháp dự báo bằng cách sử lý số liệu bằng các phương trình
thủy nhiệt động dưới sự hỗ trợ của máy tính. Người ta xây dựng các mô hình dự báo như
HRM đang sử dụng ở TTDB KTTV QG, mô hình MM5 đang sử dụng ở viện KTTV.

You might also like