You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề số 81: “Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu?
Liên hệ thực tiễn”

Sinh viên: NGUYỄN VŨ HOÀNG QUÂN

Lớp: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG-2-1-22(N15)

Mã sinh viên: 22013753

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022


MỞ ĐẦU..............................................................................................................2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................3

1. “Biến đổi khí hậu” trong tự nhiên.............................................................3

1.1. Khái niệm:..............................................................................................3

1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam:...............................................3

2. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu:...................................................4

2.1. Nguyên nhân khách quan:......................................................................4

2.2. Nguyên nhân chủ quan:..........................................................................4

2.3. Kết luận:.................................................................................................4

3. Quy định của pháp luật Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu............4

3.1. Đối với quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân:............................4

3.2. Quy định về quản lý phát thải khí nhà nước:..........................................5

3.3. Quy định về quản lý các chất làm suy giảm tầng ozon:.........................6

3.4. Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu:................6

3.5. Quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc
thực hiện cam kết quốc tế đối với tình hình biến đổi khí hậu và công cuộc
bảo vệ tầng ozon:............................................................................................7

4. Liên hệ thực tiễn:........................................................................................8

KẾT LUẬN........................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................12

1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, biến đổi khí hậu được xem là thách thức nghiêm trọng đối với
nhân loại trong thế kỷ XXI với những tác động tiêu cực, đe dọa sự tồn vong của
các hệ sinh thái và cuộc sống của con người. Đây là vấn đề toàn cầu đòi hỏi nỗ
lực ứng phó của từng quốc gia cũng như sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng
quốc tế. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác
động lớn từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến môi trường
sống cũng như sinh kế của con người.

Các lĩnh vực, khu vực chính bị tác động của biến đổi khí hậu bao gồm: tài
nguyên nước ngọt, hệ sinh thái, sản xuất lương thực và lâm nghiệp, vùng ven
biển và vùng đất thấp, công nghiệp và khu cư dân, sức khỏe con người…
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon - dioxide tăng
nhanh làm suy giảm nguồn tài nguyên nước ngọt, các khu vực bị ảnh hưởng bởi
hạn hán kéo dài. Nhiều hệ sinh thái lớn được dự báo sẽ không thể chống chịu
được các biến động khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên quá 3°C. Sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và suy giảm do thiếu
nước ngọt và các điều kiện khí hậu thay đổi tác động đến cây trồng. Nhiều
ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng, các khu dân cư sẽ bị tổn thương do tác
động của biến đổi khí hậu. Sức khỏe con người cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng do các hiện tượng nắng nóng, lũ lụt và các dịch bệnh phát sinh.

Tất cả các yếu tố trên sẽ dẫn đến thiệt hại trực tiếp về kinh tế, như mùa
màng thất bát, giá cả thực phẩm , nhiên liệu tăng, lợi nhuận từ các ngành du lịch
và công nghiệp giảm sút đáng kể. Xuất phát từ thực tiễn và ý nghĩa trên, cũng
như để có cách nhìn khái quát về vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài: “Tìm hiểu
quy định pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Liên hệ thực tiễn.” làm bài
tiểu luận.

2
Lời cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Phương Thảo đã giảng
dạy và tạo điều kiện để em hoàn thành bài tiểu luận này.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. “Biến đổi khí hậu” trong tự nhiên

1.1. Khái niệm:

1.1.1. Khái niệm khí hậu:


Là định nghĩa phố biến dùng để chỉ thời tiết trung bình trong khoảng thời
gian dài ở một vùng, miền xác định, bao gồm các yếu tố chính như nhiệt độ, độ
ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển cùng các hiện tượng xảy ra trong khí quyển
và nhiều yếu tố khí tượng khác

1.1.2. Khái niệm biến đổi khí hậu:


Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ tổng thể của trái đất,
của khí hậu tự nhiên theo thời gian, làm thay đổi thành phần hóa học của bầu
khí quyển. Nó gây ra những hậu quả, những ảnh hưởng có hại đến hệ sinh thái
tự nhiên, ảnh hưởng đến hoạt động, sức khỏe của con người trong đời sống.
1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam:

- Hiện nay, thực trạng biến đổi khí hậu ở nước ta chuyển biển ngày một
phức tạp hơn các thập niên trước đó. Trong đấy, tình hình ở Cà Mau, Tây
Nguyên và các khu vực thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có những biểu hiện
nặng nề nhất

- Ngoài ra, hiện tượng biến đổi khí hậu ở nước ta còn kèm theo một số biểu
hiện đặc thù như:

+ Mức nhiệt độ nền tăng cao khiến ngày lạnh bị rút ngắn, ngày nắng nóng
kéo dài và các mùa đông – hạ không còn phân biệt rõ rệt như trước.

+ Thời tiết diễn biến thất thường, nạn thiên tai như mưa đá, bão lũ, sạt lở,...
đất xảy ra thường xuyên ở nhiều vùng miền trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực
Tây Nguyên.

3
+ Nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiều vùng bị xâm lấn và hạn hán kéo dài ở
Đồng bằng Sông Cửu Long

2. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu:


Gồm 2 nhóm năng lực chính:

2.1. Nguyên nhân khách quan:

Xuất phát từ sự biến đổi theo thời gian của tự nhiên thông qua những hoạt
động, ví dụ như sự thay đổi của quỹ đạo mặt trời, các dạng hải lưu, sự thay đổi
và lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.

2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Từ tác động của con người, chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động sống của
con người làm gia tăng hiệu ứng nhà kính như khói thải nhiên liệu của các nhà
máy, hoạt động nông nghiệp, chặt phá rừng, rác thải nhựa. Trong đó chính các
khí đốt nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, xăng dầu,.., là những nguyên
liệu khi đốt đã làm gia tăng lượng CO2 trong không khí tạo ra một lớp khói dày
gây ô nhiễm môi trường không khí.

2.3. Kết luận:

Qua đó cho thấy nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu từ tự nhiên chỉ là
một phần nhỏ không đáng kể so với những tác động mà con người gây ra và thải
ra ngoài môi trường tự nhiên. Hiện tượng “biến đổi khí hậu” bắt đầu rõ rệt hơn
khi lượng khí CO2 thải vào khí quyển nhiều hơn do các cuộc cách mạng công
nghiệp ngày càng phát triển, từ đó khiến nhiệt độ Trái Đất ngày một nóng lên
trong suốt thế kỷ qua.

4
3. Quy định của pháp luật Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu

3.1. Đối với quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân:

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định mọi hoạt động bảo vệ
môi trường phải gắn kết hài hòa với ứng phó biến đổi khí hậu.

- Về quyền: Pháp luật quy định cộng động có quyền được cung cấp và yêu
cầu cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu, trừ các thông tin thuộc danh mục bí
mật nhà nước.

- Về nghĩa vụ: Cộng đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động ứng phó
với biến đổi khí hậu. Cơ quan quản lý về biến đổi khí hậu có trách nhiệm cung
cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều
kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí
hậu.

3.2. Quy định về quản lý phát thải khí nhà nước:

Căn cứ theo Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, giảm nhẹ phát
thải khí nhà nước được quy định như sau:

- Các tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhe phát thải khí nhà kính và hấp
thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù
hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

- Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan.

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính.

- Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5
- Tổ chức và phát triển thị trường cacbon trong nước.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan
chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm kê khí nhà kính, xây
dựng báo cáo quốc gia về quản lý phát thải khí nhà kính phù hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.3. Quy định về quản lý các chất làm suy giảm tầng ozon:

Căn cứ theo Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nội dung bảo vệ
tầng ozon bao gồm:

- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các
chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong
khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm
suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ
tầng ozon trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm
suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu.

=> Bảo vệ tầng ozon là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm
ngăn chặn suy giảm tầng ozon và hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím
từ mặt trời.

3.4. Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu:

Căn cứ theo Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

- Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên
môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon.

6
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái,
điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

- Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát
thải khí nhà kính.

- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí
hậu.

- Bảo vệ tầng ozon và quản lý các chất làm suy giảm tầng ozon.

- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia .

- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ.

- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến
đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon.

- Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ
tầng ozon.

3.5. Quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong việc thực hiện cam kết quốc tế đối với tình hình biến đổi khí
hậu và công cuộc bảo vệ tầng ozon:

Căn cứ theo Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm sau:

- Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo
vệ tầng ozon theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện đóng góp do quốc gia tự
quyết định, báo cáo minh bạch 02 năm một lần và các báo cáo quốc gia khác về
biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon theo quy định của điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động và quản lý nguồn lực để thực hiện
đóng góp do quốc gia tự quyết định, những cam kết của Việt Nam đối với quốc
tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon theo quy định của điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Liên hệ thực tiễn:


- Một là, về tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành về vấn đề biến đổi khí hậu và hình thành quyết tâm, hành động mạnh mẽ
trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Tổ chức hoạt động tình nguyện viên đạp xe tuyên truyền Ngày Môi
trường Thế giới

8
Sở Thông tin truyền thông tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi văn nghệ
tuyên truyền

- Hai là, chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các hầm
biogas cải tiện, hầm cầu tự hoại để ngăn chặn chất thải xả trực tiếp ra môi
trường làm gây hiệu ứng nhà kính.

Mô hình chuyển đổi sang trồng dưa hấu trên diện tích lúa thiếu nước
Quảng Trị

- Ba là, hợp tác quốc tế.

9
Buổi làm việc giữa Bộ trưởng và Đại sứ Anh về các nội dung ứng phó
biến đổi khí hậu toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID

=> Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thực hiện đúng các cam kết
quốc tế không chỉ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, mà còn là
đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển chung của nhân loại, vì cuộc sống
tốt đẹp của chúng ta và các thế hệ mai sau.

10
KẾT LUẬN
“Biến đổi khí hậu” là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại, sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm
vi toàn cầu. “Biến đổi khí hậu” đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc
quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã
hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.
Vì vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, tạo hành lang
pháp lý đủ mạnh, tăng cường và phát huy được mọi nguồn lực, tiềm lực của đất
nước trong ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển là yêu cầu
cấp thiết hiện nay

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Khoa
học Biến đổi khí hậu “Hoàn thành chính sách, pháp luật nhằm ứng phó hiệu
quả với biến đổi khí hậu”, số 1 – tháng 3/2017.”

[2] Nguyễn Ngọc Hùng – Học viện Ngoại giao, Bài báo Việt Nam ứng phó với
biến đổi khí hậu “Nỗ lực vì mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế”, tạp chí
cộng sản ngày 03/06/2022 (Link).

[3] Báo điện tử ĐCSVN, Chuyển đổi cơ cấu cây trống thích ứng với nắng hạn,
ngày 24/07/2020 (Link)

[4] Bộ Tài Nguyên và Môi trường Cục Biến đổi Khí hậu, Tăng cường hợp tác
quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới, ngày 14/04/2021 (Link)

[5] Bài báo “Hội thảo Tuyên truyền về biến đổi khí hậu” (Link)

[6] Bài báo Người lao động, Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách
(Link)
[7] Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm
nghiệp “Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong
sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển”, số 1 – năm 2015 (Link)
[8] Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật TP HP, Một số quy định về ứng
phó với biến đổi khí hậu, ngày 23/11/2022 (Link)

12
13

You might also like