You are on page 1of 3

I. Biến đổi khí hậu là gì?

- Khái niệm: BĐKH là sự thay đổi tiêu cực của khí hậu do tác động chủ yếu của con
người, làm thay đổi thành phần của khí quyển. Sự thay đổi này kết hợp với các biến
động của tự nhiên dẫn tới sự biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ.

- Nguyên nhân: Có 2 nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan.

● Nguyên nhân khách quan: sự thay đổi trong nội tại của tự nhiên: sự thay đổi của quỹ
đạo Trái Đất, sự dịch chuyển của các châu lục…

● Nguyên nhân chủ quan: hoạt động của con người (1 số tác nhân ⬇️)
+ Sản xuất năng lượng: Hiện nay, chỉ ¼ lượng điện toàn cầu được sản xuất từ
năng lượng tái tạo, gây ra lượng lớn khí nhà kính như CO2, N2O…

+ Sản xuất hàng hóa: Các ngành công nghiệp tạo khí thải từ việc đốt nhiên liệu
hóa thạch để sản sinh năng lượng nhằm sản xuất các mặt hàng.

+ Chặt phá rừng: Phá rừng và các hoạt động sử dụng đất khác gây ra ¼ lượng
khí nhà kính toàn cầu.

+ Giao thông: Do sử dụng sản phẩm có gốc dầu mỏ như xăng…, giao thông vận
tải chiếm ¼ lượng khí thải CO2 toàn cầu liên quan đến năng lượng

- Ảnh hưởng: Nhiệt độ tăng làm thay đổi hiện tượng thời tiết và phá vỡ sự cân bằng
vốn có, ảnh hưởng đến đời sống của tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất.

● Hệ sinh thái: Cháy rừng, động vật tuyệt chủng là một số hệ quả. Cháy rừng năm 2020
tại Australia đã thiêu rụi hơn 14 triệu ha đất và làm chết khoảng 3 tỷ động vật, thiệt
hại khoảng 485 triệu USD.

● Nguồn nước: Nước trở nên khan hiếm tại nhiều khu vực, gây ra hạn hán, bão cát và di
chuyển hàng tỷ tấn cát qua các lục địa. Sa mạc ngày càng mở rộng, làm giảm diện
tích đất trồng.

● Mực nước biển: Đại dương hấp thụ nhiệt từ sự nóng lên toàn cầu làm băng tan, tác
động đến vùng ven biển và hải đảo. Hà Lan là một ví dụ tiêu biểu, nước này được dự
đoán là có thể bị nhấn chìm bởi nước biển trong tương lai.

● Con người: Các bệnh lý về nhiệt gia tăng, nhiều người cũng rơi vào tình trạng đói
nghèo. Thiên tai cùng BĐKH ảnh hưởng đến chỗ ở và sinh kế của người dân. Theo
thống kê, các thảm họa tự nhiên khiến 23 triệu người phải di cư mỗi năm.
II. Thích ứng với biến đổi khí hậu
- Việt Nam là một quốc gia phải chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. Thống kê
cho thấy, số người bị ảnh hưởng bình quân mỗi năm là 500 người. Thích ứng với
BĐKH là biện pháp sống còn và được xem là nhiệm vụ ưu tiên nhằm giảm mức độ
thương tổn.

- Các biện pháp thích ứng:

● Trong công nghiệp và nông nghiệp

1. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay
thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là một trong những tác nhân gây
nên hiệu ứng nhà kính. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng
thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt…

2. Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí
hậu, sinh thái mới:

+ Các doanh nghiệp triển khai mô hình công nghệ sản xuất sạch vào quy trình
sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm.

+ Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ gieo cấy, ngành nông nghiệp đã
cho sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu mặn cao và các giống
ngắn ngày tránh lũ. Tại Thái Bình, mô hình sản xuất lúa bền vững và giảm phát
thải khí nhà kính cũng được triển khai. Mô hình sử dụng giống lúa chất lượng,
ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến - SRI nhằm hạn chế tiêu cực của BĐKH
được đưa vào sử dụng trong sản xuất lúa tại các huyện Chợ Đồn, Bạch
Thông…

3. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố
không thể thiếu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Theo thống kê,
nạn phá rừng là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm. Trong giai
đoạn 2021-2030, Việt Nam đặt nhiều mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do BĐKH
bằng các nhiệm vụ cụ thể, như nâng độ che phủ rừng lên 45%, trồng rừng
ngập mặn thêm 20.000 - 50.000ha.

● Trong dịch vụ

1. Phát triển các loại hình giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử
dụng các phương tiện công cộng. Việc sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà
kính vào khí quyển như CO2, NH4, khí Metan…

+ Tại Hà Nội, tính đến tháng 10/2022, có 220 xe buýt năng lượng xanh đã và
đang được đưa vào sử dụng, chiếm 11% tổng số xe.
+ TP HCM có khoảng 500 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch. Dự kiến, từ năm
2025, 100% xe buýt sẽ sử dụng năng lượng xanh. Từ năm 2030, tỉ lệ phương
tiện sử dụng điện đạt tối thiểu 50%.

2. Điều chỉnh các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện và tác động của biến
đổi khí hậu. Xây dựng, cải tạo nhằm nâng cao mức độ an toàn cho hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch.

+ Tiến hành nghiên cứu về tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du
lịch để có thể xây dựng những chính sách và biện pháp khả thi nhằm thích
ứng với tác động của BĐKH trong du lịch.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và có được sự giúp
đỡ quốc tế về ứng phó với tác động của BĐKH trong lĩnh vực du lịch ở Việt
Nam.

● Trong đời sống

1. Sử dụng hiệu quả, cắt giảm và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than
củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng
sản…). Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ gia đình dùng điện, chỉ
cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung
bình mỗi hộ sẽ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được khoảng 90MW
điện vào các khung giờ cao điểm.

2. Cải tạo và nâng cấp hạ tầng. Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn,
xây dựng các loại nhà thân thiện môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên
liệu và giảm phát thải khí nhà kính. Tại Singapore, những tòa nhà lớn phải có
không gian cho cây xanh mới được cấp phép xây dựng. Do vậy, các cao ốc ở
Singapore đều được thiết kế để có không gian cho cây xanh phát triển. Điều
này đã giúp Singapore có tỷ lệ cây xanh phủ bóng tới 50% diện tích đô thị và
trở thành một trong những quốc gia có độ phủ xanh cao nhất thế giới.

3. Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho người dân,
đặc biệt là các cộng đồng, nhóm người dễ bị ảnh hưởng. Một số các dự án, tổ
chức được thành lập nhằm nâng cao và truyền bá kiến thức liên quan đến
biến đổi khí hậu như IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu), UNEP
(Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc), UfU - Independent Institute for
Environmental Issues…

You might also like