You are on page 1of 4

Ủng hộ kiến nghị: “Chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ hoàng gia và chính phủ

Anh quốc trả tiền bồi thường cho các quốc gia thuộc địa cũ.”

I. Nền
1. Bối cảnh:

Hậu quả mà nước Anh để lại cho các nước thuộc địa rất sâu sắc, về nhiều mặt
khác nhau:

● Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, ra sức vơ vét tài sản của
nhân dân, làm nền kinh tế các nước thuộc địa trở nên kiệt quệ, biến
dạng
● Về chính trị - xã hội:
- Những mối quan hệ chính trị ngổn ngang do chính sách “chia để trị”,
mua chuộc tầng lớp,...
- Một nền văn hóa lai căng giữa các yếu tố lai căng với yếu tố bản xứ
- Một xã hội tồn tại nhiều giai cấp, phân biệt chủng tộc, tôn giáo và đẳng
cấp trong xã hội
● Về giáo dục:
- Trình độ dân trí thấp, với các tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa

=> Hệ quả tiêu cực do chế độ thực dân để lại cho các thuộc địa cũ là rất nặng nề

=> Cần phải được bồi thường

* nói về bối cảnh hiện tại - hậu quả tiêu cực

2. Định nghĩa, đối tượng và đặc tính hóa

- Chính phủ hoàng gia và chính phủ Anh quốc: là đại diện tiêu biểu cho
chủ nghĩa thực dân kiểu cũ với nhu cầu phát triển về mặt kinh tế đế quốc. Để
phục vụ mục tiêu này, họ đã khai thác, bóc lột tàn tệ về kinh tế; thực hiện
đồng hóa về văn hóa; hạn chế phát triển giáo dục,…
- Bồi thường: là khoản tiền bù đắp cho những thiệt hại đã gây ra trên đất
nước bị đô hộ để phục hồi lại cơ sở hạ tầng bị hư hại cũng như những mất
mát về mạng người. Lượng tiền này được lấy từ nguồn ngân sách quốc gia
của Anh quốc.
- Các quốc gia thuộc địa cũ: là những quốc gia từng có quá khứ bị đô hộ bởi
đế quốc Anh. Họ bị bóc lột về kinh tế một cách nặng nề, đời sống khổ cực,
nạn đói, nạn dốt xảy ra tràn lan. Những quốc gia này mất rất nhiều năm để
khắc phục những hậu quả mà Anh gây ra (phân hoá sâu sắc về giai cấp,
khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,…), họ đã có thể phát triển nhiều hơn
và hưởng một mức sống tốt hơn nếu không bị Anh đô hộ.
người dân ít bị thiệt hại và chịu nhiều thiệt hại

- Người dân Anh: là những hậu duệ của thế hệ đi bóc lột các nước khác, họ
được thừa hưởng toàn bộ của cải, vật chất mà cha ông họ vơ vét được từ các
nước thuộc địa. Vì vậy, so với hậu duệ của các nước bị đô hộ - đối tượng
phải gánh vác trách nhiệm hồi phục nền kinh tế, ổn định chính trị, xã hội thì
người dân Anh đang được hưởng những điều kiện họ không xứng đáng có
được.

đào sâu hơn về tâm lí, phản ứng

3. Chính sách

- Một tổ chức quốc tế ở phe trung lập (vd: liên hợp quốc) sẽ đứng ra để ước
tính những thiệt hại đế quốc Anh gây ra và những của cải vốn dĩ không
thuộc về họ, đảm bảo tính công bằng, minh bạch
- Khoản tiền bồi thường sẽ được gửi đến các quốc gia thuộc địa cũ của Anh.
Số tiền này sau đó sẽ được trao trả trực tiếp cho hậu duệ của những nô lệ cũ
hoặc để phục vụ mục tiêu phát triển của các nước này (vd: đầu tư vào giáo
dục, phát triển kinh tế,...)

mô tả kĩ hơn về tổ chức ở phe trung lập

4. Thang đo: đảm bảo được sự công bằng cho thuộc địa cũ và sự phát triển toàn
cầu, giảm thiểu hậu quả đế quốc Anh gây ra từ hàng ngàn năm xâm lược các nước
khác

5. Mâu thuẫn:

- Sự công bằng của người dân Anh ở thời điểm hiện tại - những người phải trả
thuế mặc dù không trực tiếp gây ra tội ác
- Liệu việc bồi thường có mang lại lợi ích cho các quốc gia thuộc địa và sự
phát triển bền vững toàn cầu hay không

II. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Bồi thường là việc làm đúng đắn về mặt nguyên tắc

- Sự thịnh vượng mà nước Anh có được ngày nay là nhờ một phần rất lớn đến
từ việc vơ vét, “ăn cắp” tài nguyên của nước khác. Điều đó đồng nghĩa với
việc họ đang sống sung túc trên thành quả lao động của người khác.
+ Anh chiếm độc quyền mua bán ở các nước thuộc địa của mình và biến
thuộc địa trở thành nơi tiêu thụ hầu hết hàng hóa. Tài nguyên của các
nước thuộc địa bị vơ vét sạch để phục vụ cho lợi ích của chính quốc
và cũng chính các nước thuộc địa phải gánh hộ những thiệt hại của
chính quốc.
+ Minh chứng cho điều này là nạn đói năm 1943 ở tỉnh Bengal của Ấn
Độ làm cho khoảng 2,1 đến 3,8 triệu người chết

⇒ Về mặt nguyên tắc, điều này là không công bằng đối với các nước thuộc địa

- Việc yêu cầu nước Anh bồi thường cho các nước thuộc địa cũ là điều công
bằng với người dân Anh vì:
+ Tiền bồi thường có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau chứ không
nhất thiết là từ thuế của người dân. Chính phủ Anh có thể kiếm tiền qua
việc bán đất hoặc đánh thuế các công ty đã từng có quá khứ kiếm tiền
từ thuộc địa => Cách làm này không gây ra bất mãn ở người dân vì họ
không phải đối tượng trực tiếp trả tiền bồi thường
+ Kể cả khi hầu hết những người đang sống không trực tiếp gây ra tội ác
là đối tượng phải chịu hầu hết các khoản thuế thì điều này vẫn công
bằng vì sự phát triển của nước Anh (có được một phần là nhờ bóc lột
mà ra) đều được hưởng bởi tất cả người dân nước này, biểu hiện ở GDP
bình quân đầu người tăng và mức sống tốt. Họ cần ý thức được rằng
điều kiện sống lí tưởng mà họ đang có được và coi dĩ nhiên thuộc về họ
lại thực chất đến từ hàng nghìn năm cha ông họ đi vơ vét của nước
khác. Yêu cầu người dân Anh đóng thuế để bồi thường cho các nước
thuộc địa cũ không đồng nghĩa với việc quy chụp họ là những người
gây ra tội lỗi mà việc làm này có tính chất lấy đi những gì không thuộc
về họ để trả lại cho chủ nhân đúng của nó.
- Bồi thường tiền cho các nước thuộc địa là một hành động thể hiện sự
trách nhiệm của nước Anh đối với hành động tàn ác mà mình đã làm
trong quá khứ ⇒ thúc đẩy văn hóa chịu trách nhiệm ⇒ làm gương
cho các quốc gia thực dân khác ⇒ đem đến cơ hội phát triển cho
nhiêu quốc gia từng bị đô hộ hơn ⇒ thúc đẩy sự phát triển toàn cầu

Luận điểm 2: Cải thiện cuộc sống của người dân các nước thuộc địa qua việc đem
lại cơ hội phát triển công bằng cho các quốc gia này

- Về kinh tế
+ Số tiền bồi thường có thể dùng để đầu tư vào các doanh nghiệp, dự án
giúp phát triển bền vững,... ⇒ tạo nhiều cơ hội việc làm ⇒ giảm tỉ lệ
thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người tăng ⇒ đời sống được cải
thiện ⇒ Các khoản tiền bồi thường giúp các nước thuộc địa phát triển
kinh tế bền vững trong khoảng cách ngắn hạn, qua đó thu hẹp khoảng
cách giàu nghèo
+ Hơn nữa, việc bồi thường giúp nhiều người hơn trên thế giới cải thiện
được cuộc sống của mình so với khi chính sách bồi thường không
được thực thi vì sự giàu có của các nước đế quốc, thực dân nói chung
và Anh quốc nói riêng sẽ được san sẻ, khoản tiền này đối với Anh vừa
không ảnh hưởng nhiều đến người dân nước này vừa có thể giúp
người dân ở các nước thuộc địa có mức sống tốt hơn

⇒ Qua đó bảo vệ được đối tượng dễ tổn thương hơn là những người
lớn lên từ đất nước đã bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm bị nước Anh
bóc lột

- Về chính trị, xã hội


+ Đế quốc Anh trong quá trình đô hộ các nước khác đã tạo ra nhiều giai
cấp xã hội, chia rẽ sâu sắc trong tầng lớp của các thuộc địa để dễ bề
cai quản. Những tầng lớp được coi là thấp nhất, chịu sự áp bức nặng
nề là những đối tượng nghèo, ít có điều kiện kinh tế ⇒ cơ hội tiếp cận
với giáo dục thấp ⇒ dân trí, học vấn thấp ⇒ ít có khả năng được nhận
bởi các công ty/ tổ chức trả lương cao bởi đa số những người này sẽ đi
làm công việc chân tay ⇒ người giàu càng giàu, người nghèo lại càng
nghèo hơn. Do đó, khoản tiền bồi thường sẽ giúp tầng lớp này thoát
nghèo, có cuộc sống tốt hơn

=> Nhiều người hơn ở nhiều quốc gia hơn có cơ hội thoát nghèo => góp phần vào
mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu

(lđ nguyên tắc nên đc để đầu)

You might also like