You are on page 1of 27

Chương I : Những vấn đề cơ bản về kinh tế vĩ mô

Intro
• Thuật ngữ nền kinh tế ( economy ) bắt nguồn từ Hy Lạp oikonomos = " người quản
gia "

↳ Hộ gia đình và nền kinh tế có nhiều sự tương đồng.

↳ Một hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định. Nó phải quyết định các thành
viên trong hộ gia đình làm những nhiệm vụ gì? ⇒ các hộ gia đình phải phân bổ nguồn
lực khan hiếm của mình tuỳ theo khả năng, nỗ lực và mong muốn của mỗi thành
viên.

↳ Cũng như xã hội phải quyết định cần phải làm gì và ai sẽ làm công việc đó.
VD: một số người sản xuất quần áo, người khác sản xuất thực phẩm,...

Xã hội cũng cần phải phân bố sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó sản xuất ra.
VD: ai sẽ ăn cá, ai sẽ ăn khoai tây và ai sẽ đi xe ô tô, ai sẽ đi xe buýt.

• Kinh tế học vi mô : nghiên cứu quy trình đưa ra quyết định của các hộ gia đình và
các doanh nghiệp, và tương tác của các quyết định trên thị trường

VD: Giá xăng tăng lên khiến nhiều người chuyển qua sử dụng phương tiện công cộng

• Kinh tế vĩ mô : nghiên cứu hiện tượng tống quát nền kinh tế, bao gồm lạm phát,
thất nghiệp tăng trưởng kinh tế.

• Kinh tế học : nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm.

* Khan hiếm: nguồn lực của xã hội hạn chế và không thể đáp ứng mọi mong muốn
của mọi người.

10 nguyên lý cơ bản về nền kinh tế

1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi : chính doanh nghiệp, người tiêu dùng

• Mọi nguồn lực đều khan hiếm, để đạt được mục tiêu này phải hy sinh mục tiêu
khác để đạt được

↳ Thời gian - cô sinh viên có thể dùng toàn bộ thời gian để học môn A or toàn bộ thời
gian để học môn B hay phân chia thời gian để học 2 môn. Để thêm 1h học môn này,
cô phải từ bỏ 1h học môn kia. Hoặc để tăng thêm giờ cho mỗi môn học, cô phải từ bỏ
thời gian cho giấc ngủ ngắn, đạp xe hoặc xem TV.

↳ " Súng và bơ " - xã hội chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều để bảo vệ đất nước, thì
phải chi tiêu ít đi cho hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân.

2. Mọi người đều có chi phí cơ hội

• Một người duy lý ( dựa trên tư duy và lý trí ) sẽ cân nhắc đến lợi ích khi đưa ra
quyết định

• Chi phí cơ hội: tất cả những thứ phải mất đi để có được một thứ khác.

VD: việc đi học đại học - lợi ích có thêm kiến thức và có thêm cơ hội việc làm nhưng
chi phí của nó là số tiền chi tiêu cho học phí, sách vở bên cạnh đó chi phí lớn nhất
cho việc học là thời gian. Thời gian để mình nghe giảng, đọc sách và viết luận thì
không thể dành thời gian đó cho công việc khác.

3. Con người duy lý tư duy tại điểm cận biên

• Các công ty phải quyết định thuê bao nhiêu lao động, sản xuất và bán bao nhiêu
sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận.

• Thuật ngữ thay đổi cận biên: điều chỉnh ở vùng lân cận của cái mà bạn đang làm.

↳ Một hãng hàng không có 100.000 / 200 chỗ ⇒ 500 đô cho 1 chỗ. Nếu máy bay sắp
cất cánh nhưng còn dư chỗ và có 1 hành khách dự phòng sẵn sàng trả 300 đô cho 1
chỗ thì hãng sẵn sàng bán vé → sự thay đổi cận biên và chi phí cận biên mà anh ta
phải trả chỉ có 300 đô.

• Lợi ích cận biên phụ thuộc vào bao nhiêu đơn vị mà một người đã có.
↳ Nước là cần thiết nhưng lợi ích cận biên của nó là nhỏ vì nước nhiều, còn kim
cương không cần thiết nhưng lợi ích cận biên của nó lớn vì hiếm.

• Một người duy lý thực hiện hành động khi và chỉ khi lợi ích cận biên > chi phí cận
biên.

4. Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích

• Động cơ khuyến khích là thôi thúc cá nhân hành động bằng khả năng bị trừng phạt
or được khen thưởng.

↳ Khi giá táo tăng, mọi người sẽ ăn ít táo hơn và người sản xuất sẽ thuê thêm công
nhân và thu hoạch táo nhiều hơn ⇒ mức giá cao hơn khuyến khích người nông dân
sản xuất nhiều hơn và khuyến khích người mua ít hơn.

• Các nhà hoạch định chính sách không bao giờ quên động cơ khuyến khích, vì nhiều
chính sách làm thay đổi lợi ích or chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm
thay đổi hành vi của họ.

5. Thương mại đều làm cho mọi người có lợi

• Thương mại giữa Nhật và Hoa Kỳ không giống như 1 cuộc thi đấu có người thắng kẻ
thua. Sự thật thương mại giữa hai nước có thể làm cả 2 bên đều có lợi.

↳ Gia đình bạn không thể có lợi hơn nếu tự cô lập với tất cả các gia đình khác vì như
vậy gia đình bạn sẽ phải tự trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà.

• Các nước được lợi từ việc trao đổi với các nước khác. Cho phép các nước chuyên
môn hóa lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và chúng ta hưởng thụ nhiều hàng hóa và dịch
vụ phong phú hơn.

• Người ta chỉ cần tiến hành sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chi phí cơ hội thấp và
ngược lại sẽ làm tăng tổng giá trị quốc dân rất nhiều.

6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
• Các nước cộng sản hoạt động dựa trên tiền đề là các nhà làm kế hoạch trong chính
phủ có thể định hướng hoạt động kinh tế một cách tốt nhất.

↳ Chúng quyết định xã hội sản xuất hàng hóa và dịch vụ nào. Chỉ có chính phủ mới tổ
chức được các hoạt động kinh tế của đất nước.

• Ngày nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế kế hoạch hóa → nền kinh tế thị
trường.

• Quyết định của các nhà làm kế hoạch được thay thế bằng quyết định của các
doanh nghiệp và hộ gia đình.

↳ Các doanh nghiệp quyết định thuê ai và sản xuất cái gì, các hộ gia đình quyết định
làm việc cho doanh nghiệp nào và mua gì = thu nhập của mình. Họ tương tác với
nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và lợi ích riêng định hướng các quyết định của
họ.

• Song cho dù quan tâm tới lợi ích riêng nhưng nền kinh tế thị trường đã chứng tỏ
thành công trong việc tổ chức hoạt động kinh tế.

• Mô hình kinh tế gồm : kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy, kinh tế xanh.

• Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua bán , người bán vô số hàng hóa và dịch
vụ khác nhau và tất cả đều quan tâm đến phúc lợi riêng của họ.

7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường

• Bàn tay vô hình của thị trường kì diệu đến vậy, tại sao lại cần chính phủ?

↳ Bàn tay vô hình chỉ có thể phát huy vai trò của mình khi chính phủ bảo vệ các quy
tắc và duy trì những thể chế quan trọng.

• Điều quan trọng là nền kinh tế thị trường cần các quy định pháp lý để bảo vệ quyền
sở hữu.

↳ Một nông dân sẽ không trồng lúa nếu anh ta nghĩ rằng mùa màng sẽ bị đánh cắp
hoặc một nhà hàng sẽ không phục vụ nếu khách hàng không trả tiền. Tất cả chúng ta
đều dựa vào lực lượng công an và tòa án do chính phủ cung cấp để bảo vệ quyền sở
hữu.

• 2 nguyên nhân để chính phủ can thiệp là: thúc đẩy sự hiệu quả và thúc đẩy sự bình
đẳng.

• Thất bại thị trường - chỉ tình huống mà thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ
nguồn lực một cách có hiệu quả.

↳ Ngoại tác - ô nhiễm - công ty khai thác than có thể không đảm bảo các biện pháp
bảo vệ môi trường, ví dụ như việc xử lý và loại bỏ chất thải, hoặc giảm thiểu khí thải
gây hiệu ứng nhà kính.

↳ Quyền lực thị trường - nếu tất cả mọi người trong thị trấn đều cần nước nhưng chỉ
có 1 cái giếng, và chủ sở hữu cái giếng đó không cần cạnh tranh khốc liệt thì "bàn tay
vô hình" không thể kiểm soát sự theo đuổi lợi ích cá nhân.

• Bình đẳng - nền kinh tế thị trường thưởng công cho mọi người dựa vào năng lực
của họ trong việc sản xuất ra những thứ mà người khác sẵn lòng chi trả.

↳ Vận động viên bóng rổ kiếm được nhiều tiền hơn vđv cờ vua chỉ vì người ta sẵn
sàng trả nhiều tiền hơn để đi xem bóng rổ thay vì cờ vua.

• Chính phủ không phải lúc nào cũng có thể cải thiện kết quả thị trường.

↳ Đôi khi các chính sách được hoạch định chỉ vì lợi ích của những người nắm quyền
lực chính trị hoặc được hoạch định bởi các nhà lãnh đạo có tâm nhưng không có đầy
đủ kiến thức.

8. Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của
nước đó.

• Hầu hết các nước có sự khác biệt quá lớn về mức sống là do sự khác nhau về năng
suất lao động.
↳ Ở những quốc gia mà người lao động sản xuất được một lượng hàng hóa và dịch
vụ lớn hơn trên một đơn vị thời gian thì hưởng thụ được mức sống cao hơn cũng
như tăng thu nhập bình quân so với các nước có năng suất lao động thấp.

• Năng suất là nhân tố chủ yếu nhưng bên cạnh đó những yếu tố khác cũng đóng vai
trò trong việc quyết định mức sống.

↳ Người ta cho rằng nghiệp đoàn or luật về tiền lương tối thiểu có đóng góp trong
việc quyết định mức sống.

• Để nâng cao mức sống, các nhà hoạch định chính sách cần làm tăng năng suất lao
động = công nhân được đào tạo tốt, có đủ các công cụ cần thiết để sản xuất hàng
hoá và dịch vụ và được tiếp cận với các công nghệ tốt nhất.

• Nghiệp đoàn: tổ chức đại diện cho quyền lợi hợp pháp của người lao động.

9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

• Khi chính phủ tạo ra một lượng tiền lớn, giá trị của tiền giảm.

↳ Đầu những năm 1920, khi giá cả ở Đức tăng gấp 3 lần đồng nghĩa với việc lượng
tiền cũng tăng gấp 3 lần.

• Lạm phát cao gây nhiều tổn hại cho kinh tế : sự suy giảm giá trị của đồng tiền nội tệ
so với ngoại tệ, chính vì vậy luôn giữ lạm phát ở mức độ thấp là mục tiêu của các nhà
hoạch định. Lạm phát cao thì làm gia tăng lượng tiền.

• Lạm phát: làm tăng mức giá của hàng hóa và dịch vụ và làm mất giá của tiền tệ
theo thời gian.

10. Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

• Những tác động ngắn hạn của việc bơm tiền:

↳ Tăng số lượng tiền → kích thích mức tổng chi tiêu và kích thích cầu hàng hóa và
dịch vụ.
↳ Cầu cao khuyến khích họ thuê thêm lao động nhiều hơn và sản xuất nhiều hàng
hoa và dịch vụ hơn.

• Các nhà hoạch định chính sách có thể thay đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và
thất nghiệp = thay đổi số tiền mà chính phủ chi tiêu, thu thuế và lượng tiền in ra.

↳ Trong những năm 2008 và 2009, tổng thống Obama đã cắt giảm thuế và tăng chi
tiêu chính phủ đồng thời ngân hàng trung ương tăng cung tiền. Mục tiêu này là giảm
tỉ lệ thất nghiệp nhưng lo ngại rằng theo thời gian có thể dẫn đến một mức độ lạm
phát quá mức.

" Bàn tay vô hình" - Adam Smith

• Thuyết "Bàn tay vô hình" được Adam Smith – nhà kinh tế học người Scotland đưa
ra trong những năm của thế kỉ 18 mà giá trị của nó đến nay vẫn còn được công
nhận.

• "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: "Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia
muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô tình chung đã
thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng."

• Ông dùng thuật ngữ này mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc điều
chỉnh cung cầu trên thị trường. Và ví sức mạnh của cơ chế thị trường như bàn tay vô
hình định hướng người bán và người mua, phân bố nguồn lực kinh tế đạt được hiệu
quả xã hội lớn nhất mà không cần sự can thiệp của chính phủ.

• Nhưng về sau này, khi vấp phải những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc thì những
nhà kinh tế học khác lại kêu gọi đến bàn tay hữu hình của nhà nước để điều chỉnh
kinh tế.

• Để khắc phục những khuyết điểm của cơ chế bàn tay vô hình, nền kinh tế hiện đại
cần được điều hành bởi sự kết hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường với bàn tay
hữu hình của nhà nước thông qua các kênh luật pháp, thuế và nhiều biện pháp kinh
tế, tài chính khác.
Suy nghĩ như một nhà kinh tế

Nhà kinh tế là nhà khoa học

• Họ suy nghĩ về nền kinh tế giống như cách mà nhà vật lý tiếp cận nghiên cứu về vật
chất và một nhà sinh học tiếp cận nghiên cứu về cuộc sống.

↳ Họ xây dựng các học thuyết, thu nhập dữ liệu, và sau đó phân tích những dữ liệu
này để khẳng định hay bác bỏ các học thuyết đó.

* Phương pháp khoa học: quan sát, lý thuyết và quan sát nhiều hơn.

• Sự tương tác giữa lý thuyết và quan sát cũng xuất hiện trong kinh tế học.

↳ Một nhà kinh tế đang sống trong một quốc gia có giá cả tăng nhanh và từ hiện
tượng này xây dựng nên lý thuyết về lạm phát. Và để kiểm chứng thì nhà kinh tế có
thể thu nhập và phân tích số liệu về giá cả và lượng tiền từ nhiều quốc gia.

* Vai trò của các giả định

• Giả định để đơn giản hóa một thế giới đầy phức tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn.

↳ Để nghiên cứu ảnh hưởng của thương mại quốc tế, chúng ta có thể giả định rằng
cả thế giới chỉ có 2 quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa thì chúng ta
có thể tập trung để suy nghĩ về bản chất của vấn đề.

* Mô hình đầu tiên: Sơ đồ trung chuyển

* Mô hình thứ 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Nhà kinh tế học như là nhà tư vấn chính sách

• Khi các nhà kinh tế cố thay đổi thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách

• Phân tích thực chứng và chuẩn tắc


↳ Kinh tế học thực chứng: mô tả về sự vận hành của thế giới, khẳng định thế giới là
như thế nào và có thể kiểm định bằng cách đối chứng với thực tế.

↳ Kinh tế học chuẩn tắc: trả lời cho câu hỏi thế giới nên cần phải như thế nào, mang
tính chất khuyến nghị

*Các mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô

1. Mục tiêu sản lượng

• Đạt được sản lượng thực tể cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng; tốc độ
tăng trưởng cao, vững chắc vào đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.

• Sản lượng tiềm năng: mức sản lượng tối đa mà một quốc gia đạt được trong đk
toàn dụng nhân công và không gây ra lạm phát.

2. Mục tiêu về việc làm và thất nghiệp

• Tạo được nhiều việc làm tốt, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp ( và duy trì ở mức thất nghiệp
tự nhiên), cơ cấu việc làm có sự phù hợp cả về không gian và thời gian,...

3. Mục tiêu về giá cả và lạm phát

• Duy trì giá cả ổn định trong phạm vi thị trường tự do, kiềm chế lạm phát, duy trì tốc
độ lạm phát ở mức ổn định.

4. Mục tiêu kinh tế đối ngoại

• Ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân thanh toàn quốc tế và mở rộng chính
sách đối ngoại trong ngoại giao với các nước trên thế giới.

• Tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ của một đồng tiền này được tính bằng tiền tệ của
một đồng tiền khác.

• Cán cân thanh toàn quốc tế là báo cáo có hệ thống về tất cả các giao dịch kinh tế
giữa một nước và phần còn lại của thế giới.
Cung - Cầu và cân bằng thị trường

1. Cung

• Là số lượng một loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng
cung ứng với những mức giá khác nhau .

• Các yếu tố làm thay đổi cung:

↳ Công nghệ
↳ Giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào
↳ Số lượng nhà sản xuất thay đổi
↳ Kỳ vọng của nhà sản xuất thay đổi

1.1. Đường cung

• Giá tăng thì lượng tăng


• Khi các nhân tố khác thay đổi làm cho lượng cung giảm thì đường cung dịch chuyển
sang trái.
• Khi các nhân tố khác thay đổi làm cho lượng cung tăng thì đường cung dịchu
chuyển sang phải.

2. Cầu

• là số lượng một loại hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng hay có thể
mua ứng với những mức giá khác nhau.

• Các yếu tố làm thay đổi cầu :

↳ Thay đổi của thu nhập


↳ Giá các hàng hóa liên quan thay đổi
↳ Kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi
↳ Số lượng người tiêu dùng thay đổi
↳ Thị hiếi của người tiêu dùng thay đổi
2.1. Đường cầu

• Giá tăng thì lượng giảm

• Đường cầu dịch chuyển sang trái khi các nhân tố ngoại sinh làm giảm lượng cầu và
ngược lại.

3. Cân bằng cung - cầu

• Điểm cân bằng là điểm mà tại đó lượng cung = lượng cầu xác định mức giá cả
chung, giá cả thị trường.

•Q=Q=Q;P=P=P

• Quá trình cạnh tranh dẫn đến trạng thái cân bằng

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô

GDP - Gross Domestic Products

• Là chỉ tiêu đo lường thu nhập và chi tiêu của một nền kinh tế.

• Được tính bằng giá thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước trong khoảng thời gian nhất định ( 1
năm ).

VD: Nhà xây năm 2022 nhưng được bán vào năm 2023 thì được tính vào GDP năm
2022.

Thu nhập của người VN làm việc ở Nhật được tính vào GDP của Nhật và ngược lại.

• 3 phương pháp tính GDP

↳ Giá trị gia tăng: cộng giá trị gia tăng (value added ) của tất cả các nhà sản xuất
↳ Thu nhập: cộng tất các thu nhập trả cho các yếu tố sản xuất ( lương, lợi nhuận, lãi,
tiền cho thuê,...)

↳ Chi tiêu: cộng tất cả các chi tiêu vào HH và DV Cuối cùng được sản xuất trong nước.

Các thành phần của GDP

1. Consumption : Hộ gia đình mua các HH và DV cuối cùng

↳ Lương thực thực phẩm


↳ Đồ uống
↳ Phương tiện đi lại
↳ Thể thao giải trí
↳ Thuốc và dịch vụ y tế
↳ Dụng cụ và dịch vụ giáo dục
V.V...
( Không bao gồm chi tiêu mua nhà ở, giá trị sản phẩm tự sản tiệc tiêu, giá trị của công
việc nội trợ).

2. Investment : chi tiêu đầu tư của hãng kinh doanh

↳ Mua mới máy móc thiết bị


↳ Xây nhà máy
↳ Đầu tư dự trữ hàng tồn kho
↳ Mua nhà ở của HGĐ

( Không tính giá trị hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất sản phẩm cuối cùng ).

3. Government spending: Chi tiêu của chính phủ chi mua các hàng hóa dịch vụ cuối
cùng.

↳ Y tế
↳ Giáo dục
↳ Quốc phòng
↳ Giao thông vận tải
↳ Ngoại giao
↳ Các hàng hóa và dịch vụ công cộng khác

( không tính giao dịch một chiều như trợ cấp thất nghiệp, viện trợ không hoàn lại của
chính phủ).

4. Xuất khẩu rong ( Net Exports ) : chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

↳ Xuất khẩu ( X- Export) : việc người nước ngoài mua các hàng hóa và dịch vụ trong
nước sản xuất.

↳ Nhập khẩu ( IM - Import) : việc người dân trong nước mua các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ở nước ngoài.

• Đo lường thu nhập của một quốc gia

↳ GDP danh nghĩa và GDP thực tế

↳ Tăng trưởng kinh tế

↳ Chỉ số điều chỉnh GDP

*GDP danh nghĩa và thực

↳ GDP thực ( real GDP ) : giá trị HH và DV cuối cùng sản xuất ra, căn cứ vào giá của
năm cơ sở - base year.

↳ GDP danh nghĩa ( nominal GDP ) : dựa vào giá và lượng năm hiện tại ( current
prices ).

↳ GDP danh nghĩa lớn hơn GDP thực khi nền kinh tế đang lạm phát và ngược lại.

↳ GDP danh nghĩa = GDP thực khi chỉ số giá của năm hiện hành = chỉ số giá của năm
gốc.

• GNP: do công dân 1 nước làm ra dù ở nước ngoài hay trong nước.
• GDP: do lãnh thổ một nước làm ra dù là người trong nước hay nước ngoài làm.

*CPI và GDP - 3 khác biệt cơ bản:

• Giống nhau: cả hai chỉ số này đều biến động về mặt giá cả. Nhìn vào hai chỉ số này
mình biết được giá cả trên thị trường kinh tế thay đổi như thế nào.

CPI GDP
• Giá của HH và DV thiết yếu cơ bản • Giá của toàn bộ HH và DV sản xuất ( hàng tiêu
dùng). ra trong GDP.

• Dựa vào rổ hàng hóa năm gốc. • Dựa vào rổ hàng hóa năm hiện hành.
• Bao gồm biến động giá của nhóm • Không bao gồm biến động giá của hàng nhập
khẩu thuộc rổ hàng thiết yếu nhóm hàng nhập khẩu.
được chọn.

Lạm phát

• Là sự tăng lên liên tục của mức giá chung.

• Thước đo lạm phát được phản ảnh bởi 2 chỉ số giá là:

↳ CPI ( Consumer Price Index )

↳ D ( chỉ số giá điểu chỉnh )

• Tỉ lệ lạm phát thời kỳ t =

*Mục đích của việc dùng CPI:

• Chuyển đổi số tiền ( VNĐ) từ những thời điểm khác nhau.

CT: số tiền hôm nay = số tiền trong năm T x

VD: Mức lương trả 3 năm trước là 15 triệu, mức lương trả 3 năm sau vẫn 15 triệu
đúng hay sai?

→ Sai vì mức giá trong nền kinh tế đã thay đổi vd 3 năm trước 15 triệu mua được
100 củ khoai nhưng 3 năm sau giá khoai tăng lên nên chỉ mua được 50 củ.

• Chỉ số hóa : sự điều chỉnh tự động theo pháp luật hay hợp đồng cho một số tiền
trước tác động của lạm phát.

• Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:

↳ Lãi suất danh nghĩa thường được công bố mà không có sự điều chỉnh tác động của
lạm phát.

↳ Lãi suất thực là lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát.

VD:
• Vay ngân hàng, công ty tài chính, xã hội đen thì đều là lãi suất danh nghĩa.

• Gửi ngân hàng 10 triệu với lãi suất 10% đến năm sau mình nhận được lãi suất là
10%. Giả sử sang năm tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế là 8% thì lãi suất thực mình nhận
được chỉ có 2% mặc dù trên lý thuyết mình nhận được 10% nhưng giá trị 10% trên
thị trường lúc bấy giờ đã bị giảm.

Chương 3 : Sản xuất và tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế

• Là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính
bình quân đầu người qua một thời gian nhất định.

• CT đo lường tăng trưởng kinh tế

→ Mức tăng trưởng tuyệt đối: năm sau - năm trước

→ Mức tăng trưởng tương đối: GDP năm nay - GDP năm trước
VD: Muốn biết nền kinh tế VN năm 2023 thì lấy GDP 2023 - GDP 2022

• GDP thực tế bình quân đầu người $ 30,800

• Tuổi thọ trung bình: 78 tuổi


• Tỷ lệ dân số biết đọc, viết: 99%.

• Do tốc độ tăng trưởng khác nhau, thứ hạng của các nước có thể thay đổi theo thời
gian:

↳ Các nước nghèo không nhất thiết phải chịu cảnh mãi là quốc gia nghèo đói.

↳ Các nước giàu có thể bị thay thế bởi những nước nghèo hơn nhưng mà có tốc độ
tăng trưởng cao hơn.

Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế

• Vốn tư bản / vốn vật chất ( K )

• Lao động ( L )

• Vốn con người ( H )

• Tài nguyên thiên nhiên ( N )

• Công nghệ ( A )

Hàm sản xuất

• Là mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch
vụ của quốc gia đó.

• Mô tả mối quan hệ giữa lượng đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất và
lượng đầu ra từ kết quả sản xuất.

• Hàm sản xuất: Y = A F ( L, K, H, N )


• Hàm sản xuất phản ánh công nghệ hiện có.

Đặc trưng của hàm sản xuất

• Lợi suất không đổi theo quy mô:

↳ Khi gia tăng tất cả các nhân tố sản xuất cùng một tỷ lệ thì cũng làm cho sản lượng
tăng một tỷ lệ.

VD: 2 người quét được 1 phòng ⇒ tăng thêm 2 người nữa quét được 2 phòng.

zY = AF ( zL, zK, zH, zN ) với z > 0

• Lợi suất đổi theo quy mô:

↳ Khi gia tăng tất cả các nhân tố sản xuất cùng một tỷ lệ mà làm cho sản lượng tăng
lên 2 tỷ lệ.

VD: 2 người quét được 1 phòng nhưng mà chỉ tăng thêm 1 người thì vẫn chỉ quét
được 1 phòng ⇒ tăng ít nhân tố đầu vào nhưng yếu tố sản lượng tăng nhiều hơn.

Ta có:

Y/L = A F ( 1, K/L, H/L, N/L ) với z = 1/L

Trong đó,

Y/L = năng suất cho mỗi lao động ( Y là GDP )

A = trình độ công nghệ

K/L = lượng tư bản cho mỗi lao động

H/L = lượng vốn nhân lực cho mỗi lao động

N/L = lượng tài nguyên thiên nhiên cho mỗi lao động
Năng suất và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất

CT tính bình quân đầu người : GDP / tổng doanh số của một nước.

• Là số lượng và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động.

• Tầm quan trọng:

↳ Khi người lao động của một quốc gia đạt năng suất cao thì GDP thực tế và thu nhập
của quốc giá đó cũng cao.

↳ Năng suất tăng thì mức sống cũng tăng.

Vốn vật chất (tư bản) trên mỗi công nhân

• Vốn vật chất ( K ) : trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử
dụng để sản xuất HH & DV

• K/L = vốn vật chất trên mỗi công nhân

• Sẽ đạt năng suất cao hơn nếu họ có công cụ làm việc ( máy móc, thiết bị, ...)

• Tăng trong K/L dẫn đến tăng trong Y/L

Vốn nhân lực trên mỗi lao động

• Vốn nhân lực ( H ) : kiến thức và các kỹ năng mà người lao động có được thông qua
giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.

• H/L = vốn nhân lực trung bình trên mỗi lao động.

• Giúp tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của đất nước.

• Tăng H/L dẫn đến tăng Y/L


Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi lao động

• Tài nguyên thiên nhiên ( N ) : các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự
nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản.

• Tăng N/L thì tăng Y/L

• Một số quốc gia giàu có vì họ có tài nguyên thiên nhiên (Ả Rập có dầu mỏ khổng
lồ ). Một số thì không cần nhiều N để giàu ( Nhật nhập khẩu N ).

• Tài nguyên thiên nhiên tái tạo:

• Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo:

Kiến thức công nghệ

• Kiến thức côngp tốt nhất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

• Tiến bộ công nghệ là những kiến thức tiên tiến giúp đẩy mạnh năng suất

• Vốn nhân lực là yếu tố trung chuyển tri thức công nghệ vào quá trình sản xuất dùng
tư bản hiện vật.

III. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công

Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn

↳ Thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư

↳ Thu hút đầu tư nước ngoài

↳ Đầu tư cho giáo dục và đào tạo

↳ Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị

↳ Thúc đẩy tự do thương mại


↳ Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số

↳ Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển

Tiết kiệm và đầu tư

• Khi trữ lượng tư bản tăng thì nền kinh tế có thể sản xuất được nhiều loại hàng hóa
và dịch vụ hơn nữa.

• Đầu tư sản xuất hàng hóa tư bản sẽ tăng năng suất trong tương lai.

• Khi xã hội đầu tư nhiều cho tư bản thì phải tiêu dùng ít lại và tiết kiệm nhiều

* Tăng trưởng kinh tế và chính sách công

• Tiết kiệm và đầu tư

• Thu hút đầu tư nước ngoài

• Đầu tư cho giáo dục và đào tạo

• Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị

• Thúc đẩy tự do thương mại

• Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số

• Thúc đấy nghiên cứu và phát triển

Chương 5 : Thất nghiệp

1. khái niệm và đo lường về thất nghiệp


2. Khoảng thời gian thất nghiệp
3. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
I. Những vấn đề chung về thất nghiệp

Khái niệm: là những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm.

• Cách tính: tỷ lệ thất nghiệp =

• U: Số người thất nghiệp


L: Lực lượng lao động

• Lực lượng lao động (L) = E + U

• Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động=

1. Sơn mất việc và bắt đầu tìm công việc mới → làm tăng tỉ lệ thất nghiệp vì hiện tại
Sơn không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng mà chưa có việc làm.

2. Không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp vì tỷ lệ thất nghiệp không bao gồm những
lao động nản chí

3. Giảm tỷ lệ thất nghiệp vì Hải vừa mất công việc hiện tại thì ngay lập tức nhận được
công việc bán thời gian tại CGV.

* Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đo lường cái gì?

• Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ không có việc làm trong một dân số or một
nhóm dân số cụ thể , đo lường tác động của thất nghiệp lên kinh tế xã hội.

• Không bao gồm những lao động nản chí

• Không phân biệt công việc toàn thời gian và bán thời gian, hoặc lao động làm
việc bán thời gian vì chưa kiếm được công việc toàn thời gian.

• Một số người được phỏng vấn có thể khai chưa chính xác tình trạng công việc của
họ.
* Thất nghiệp tự nhiên

Thất nghiệp cọ xát

• Xảy ra vì người lao động tốn thời gian để tìm kiểm công việc phù hợp với sở thích
và khả năng của mình.

• Giải thích các đợt thất nghiệp ngắn hạn.

Thất nghiệp cơ cấu

• Xảy ra vì một số thị trường lao động không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những
người tìm việc

• Giải thích các đợt thất nghiệp dài hạn.

* Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

• Tìm việc

• Chính sách công và tìm việc

• Bảo hiểm thất nghiệp

• Luật lương tối thiểu

• Công đoàn

• Lý thuyết tiền lương hiệu quả

Giả sử thị trường vốn vay Eo ( ro, Vo ) khuyến khích tiết kiệm làm tăng nguồn Cung
vốn vay ⇒ đường cung vốn vay dịch chuyển sary phải. (So → S1 )

Làm giảm lãi suất cân bằng từ ro → r 1 làm cho lượng vốn vay cân bằng tăng từ Qo →
Q1
⇒ Với chính sách vốn vay tiết kiệm làm tăng lượng cung ...

2. Giả sử thị trường vốn vay Eo (ro , Vo) khuyến khích đầu tư làm tăng cầu vốn vay ⇒
đường Cầu vốn vay dịch chuyển sang phải ( D 1 → D 2 )

Làm tăng lãi suất cân bằng từ ( r 1 → r 2 ) làm cho lượng vốn vay cân bằng tăng
Q1→Q2

⇒ với chính sách vốn vay đầu tư làm tăng Cầu vốn vay ....

3. Giả sự thị trường vốn Vay Eo ( ro, Qo ) khuyến khích thâm hụt và thăng dư ngân
sách làm giảm tiết kiệm quốc gia và cung vốn vay. ⇒ đường cung dịch chuyển sang
trái ( S 1 → S2 )

Làm tăng Iãi suất cân bằng ( r 1 → r 2 ) làm cho giảm lượng Vốn vay cân bàng (Q 1 →
Q2)

⇒ với chính sách vốn vay thâm hụt và

Phân tích các TH ảnh hưởng đến thị trường vốn vay (phân tích và vẽ hình )

1. Khi người dân bi quan vào tương lai

2. khi chính phủ tăng thuế máy móc thiết bị

3. Khi chính phủ hủy dự án xây dựng đường cao tốc.

Bài tập

1. Giả sử khi thị trường vốn vay tại E ( r , Q )

Khi người dân bi quan vào tương lai sẽ làm giảm


nguồn cung về vốn vay tức là đường cung về
vốn vay dịch chuyển sang trái giảm ( từ S → S )

Từ đó, làm lãi suất cân bằng tăng ( r → r )


và làm cho lượng vốn vay cân bằng giảm ( Q → Q )

⇒ KL: khi người dân bi quan vào tương lai sẽ làm giảm lượng cung về vốn vay, lãi
suất cân bằng tăng và làm lượng vốn vay cân bằng giảm. Vậy TT v/v CB tại điểm

2. Giả sự thị trường vốn vay cân bằng tại E ( r , Q )

Khi chính phủ tăng thuế thu nhập khẩu máy móc
thiết bị sẽ làm cho doanh nghiệp giảm đầu tư. Vì vậy,
làm giảm nguồn cầu về vốn vay, tức là đường cầu về
vốn vay dịch chuyển sang trái ( D → D )

Từ đó, làm lãi suất cân bằng giảm ( r → r ) và làm cho


lượng vốn vay cân bằng giảm ( Q → Q )

⇒ KL : khi chính phủ tăng thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ làm giảm lượng cầu về
vốn vay, lãi suất cân bằng giảm và lượng vốn vay cân bằng giảm.

vậy thị trường vốn vay sẽ cân bằng tại điểm mới là

3. Giả sử thị trường vốn vay cân bằng tại E ( r , Q )

Khi chính phủ hủy bỏ dự án đường cao tốc sẽ làm


cho chi tiêu của chính phủ giảm. Vì vậy, sẽ dẫn đến
tiết kiệm chính phủ tăng, làm tăng nguồn cung về
vốn vay, tức là đường cung về vốn vay dịch chuyển
sang phải ( S → S )

Từ đó, làm giảm lãi suất cân bằng ( r → r ) và


làm cho lượng vốn vay cân bằng tăng ( Q → Q )

⇒ KL : Khi chính phủ thặng dư ngân sách sẽ làm tăng


lượng cung về vốn vay , lãi suất cân bằng giảm và
lượng vốn vay cân bàng tăng.

Vậy thị trường vốn vay cân bằng tại điểm mới
4. Giả sử thị trường vốn vay cân bằng tại E ( r , Q )

Khi chính phủ quyết định xây dựng đường cao tốc sẽ
làm cho chi tiêu của chính phủ tăng. Vì vậy, sẽ dẫn
dẫn đến tiết kiệm Chính phủ giảm, làm giảm nguồn
cung về vốn vay tức là đường Cung về vốn vay dịch
chuyển sang trái ( từ S → S )

Từ đó làm lãi suất cân bằng tăng ( từ r → r ) và


làm cho lượng vốn vay cân bằng giảm ( từ Q → Q )

⇒ KL: Khi chính phủ thặng dư ngân sách sẽ làm


giảm lượng cung về vốn vay, lãi suất cân bằng tăng
và lượng vốn vay giảm.

Vậy thị trường vốn vay sẽ cân bằng tại điểm mới E ( r , Q )

Chương 6: Hệ thống tiền tệ

Định nghĩa

• Tiền là một loại tài sản trong nền kinh mà con người thường dùng để mua hàng
hóa và dịch vụ từ người khác.

Chức năng

• Trung gian trao đổi: thứ người mua đưa cho người bán thi họ mua hàng hóa và
dịch vụ.

• Đơn vị tính toán: thước đo con người sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ.

• Lưu giữ giá trị: thứ con người có thể dùng để Chuyển sức mua từ hiện tại sang
tương lai.

Các hình thái tiền tệ


Khối lượng tiền tệ

• Cung tiền ( Khối lượng tiền): là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế

• Tính thanh khoản: là mức độ dễ dàng mà tài sản có thể được chuyển thành phương
tiện thanh toán ( trung gian trao đổi ) trong nền kinh tế.

• Dựa vào tính thanh khoản, có 3 khối lượng tiền chủ yếu:

↳ Tiền

↳ Tiền ( Khối tiền giao dịch) = các khoản tiền gửi có thể viết séc + tiền gửi không kì
hạn

↳ Tiền + các khoản tiết kiệm kỳ hạn ngắn từ 12 tháng trở xuống.

Cơ sở tiền tệ và cung tiền

• Cung tiền (MS) → MS= Cu + D = tiền mặt + tiền gửi

• Cơ sở tiền tệ (B) : lượng tiền do NHTW phát hành


B= Cu+ R = tiền mặt + mức dự trữ của các NHTW

II. Hệ thống ngân hàng

* Hệ thống ngân hàng 2 cấp


NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Các ngân hàng thương mại

Ngân hàng Trung Ương ( NHTW )

• Là một định chế được thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và
điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế.
• NHTW là ngân hàng của chính phủ

↳ Thay mặt chính phủ phát hành tiền


↳ Tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ
↳ Thực hiện chính sách tiền tệ

• NHTW là ngân hàng của các NHTM

↳ Quy định dự trữ bắt buộc


↳ Cho ngân hàng thương mại vay tiền, hưởng lãi suất chiết khấu
• Kiểm soát các hoạt động của thị trường tài chính

Ngân hàng thương mại

• Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ hoạt động theo phương châm
"đi vay để cho vay"

• Nguyên tắc hoạt động: với tổng số vốn huy động được trong mỗi thời kỳ NHTM
phải dự trữ lại 1 phần còn lại cho vay.

III. Hệ thống ngân hàng thương mại và cung tiền

You might also like