You are on page 1of 21

Chương 1

Tổng quan về kinh


tế học
Tham khảo: chương 1, giáo
trình Kinh tế học tập 1
Mục tiêu của chương
 Tìm hiểu 10 nguyên lý của kinh tế học.
 Thế nào là tư duy như một nhà kinh tế.
- Nhà kinh tế với tư cách là nhà khoa học
- Nhà kinh tế với tư cách nhà tư vấn chính sách
- Tại sao các nhà kinh tế lại bất đồng?
 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
- Kinh tế học vi mô khác kinh tế học vĩ mô như thế
nào?
- Những vấn đề trọng tâm của kinh tế học vĩ mô.
I. Kinh tế học là gì?
1. Khái niệm
- Kinh tế học là một môn khoa học nghiên
cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân,
doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội
đưa ra khi họ đối mặt với khan hiếm.
1.Khái niệm
 Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con
người hiểu cách thức vận hành của nền kinh
tế nói chung và cách thức ứng xử của từng
thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
 Ba vấn đề kinh tế cơ bản:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?
2. Mười nguyên lý của kinh tế học
 Các cá nhân ra quyết định như thế nào:
Nguyên lý 1: Mọi người đối mặt với sự đánh đổi
“There is no such thing as a free lunch”
(Không có bữa trưa nào là miễn phí)
- Việc ra quyết định lựa chọn một mục tiêu nào đó buộc
mọi người phải đánh đổi bằng một mục tiêu khác.
- Ví dụ:
Thực phẩm và quần áo
Lao động và nghỉ ngơi
Công bằng và hiệu quả
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 2: chi phí cơ hội (Opportunity
Cost)
-Chi phí cơ hội của 1 lựa chọn là giá trị của
phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua.
-Ví dụ:
Đi học hay đi làm?
Ngủ hay làm việc?
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 3: người duy lý luôn suy nghĩ tại
điểm cận biên
-Lợi ích cận biên (MB- marginal benefit)
-Chi phí cận biên (MC- marginal cost)
-Quyết định lựa chọn 1 phương án thay thế
khi MB lớn hơn MC của nó.
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 4: mọi người phản ứng với những
khuyến khích.
- Sự thay đổi trong chi phí cận biên/ lợi ích
cận biên khiến con người điều chỉnh sự lựa
chọn.
10 nguyên lý của kinh tế học
 Mọi người tương tác với nhau như thế
nào.
Nguyên lý 5: thương mại có thể làm cho mọi
người cùng có lợi.
- Thương mại cho phép mọi người, các quốc gia
chuyên môn hóa lĩnh vực thế mạnh của mình và
sử dụng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ với chi phí
thấp hơn.
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 6: thị trường thường là cách thức
tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế.
-Adam Smith: các hộ gia đình và doanh
nghiệp bị dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình” và
vô tình làm lợi cho xã hội.
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 7: đôi khi chính phủ có thể cải thiện
được những thất bại của thị trường.
-Thất bại thị trường: tình huống mà thị trường tự
nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả.
-Nguyên nhân thất bại thị trường:
+ Tác động ngoại hiện
+ Sức mạnh thị trường (độc quyền).
10 nguyên lý của kinh tế học
 Tổng thể nền kinh tế vận hành như thế nào
Nguyên lý 8: mức sống của một quốc gia phụ
thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ
của quốc gia đó.
- Mức sống của con người ở các quốc gia khác
nhau có sự khác biệt là do sự khác biệt về năng
suất.
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 9: giá cả tăng khi chính phủ in
quá nhiều tiền.
- Khi chính phủ in quá nhiều tiền làm cho giá
trị của tiền giảm xuống, gây ra lạm phát.
10 nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 10: trong ngắn hạn, nền kinh tế
đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp.
- Đường Phillips: là một đường cong mô tả
sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
-Trong ngắn hạn, tỉ lệ lạm phát và thất
nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ nghịch.
II. Các nhà kinh tế tư duy như thế
nào?
1. Nhà kinh tế với tư cách là nhà khoa
học:
- Phương pháp khoa học:
+ Quan sát phương thức vận hành của nền kinh tế
+ Phát triển các lý thuyết.
+ Kiểm chứng các lý thuyết.
Các nhà kinh tế tư duy như thế
nào?
2. Nhà kinh tế với tư cách là nhà tư vấn chính
sách.
Phân tích thực chứng và chuẩn tắc
-Nhận định thực chứng: mô tả về sự vận hành của
thế giới, khẳng định thế giới là như thế nào và có
thể kiểm định được.
-Nhận định chuẩn tắc: trả lời cho câu hỏi thế giới
nên cần phải như thế nào, mang tính chất khuyến
nghị.
Các nhà kinh tế tư duy như thế
nào?
3. Tại sao các nhà kinh tế bất đồng?
-Họ có quan điểm khác nhau về phương
pháp khoa học.
-Họ có quan điểm về giá trị khác nhau.
10 điểm mà các nhà kinh tế thường nhất trí nhất
III. Kinh tế học vi mô và kinh tế học
vĩ mô
 Kinh tế học vi mô khác kinh tế học vĩ mô
như thế nào?
- Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và cách
thức ra quyết định của các thành viên kinh tế
cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị
trường cụ thể.
- Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu hoạt động của
tổng thể nền kinh tế.
III. Kinh tế học vi mô và kinh tế học
vĩ mô
 Một số vấn đề vĩ mô then chốt
- Tăng trưởng
- Thất nghiệp
- Lạm phát
- Cán cân thanh toán quốc tế.

You might also like