You are on page 1of 29

Chương 1

MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA


KINH TẾ HỌC

thunguyen@ueh.edu.vn
NỘI DUNG

Kinh tế học trả lời những câu hỏi nào?

Con người ra quyết định như thế nào?

Con người tương tác với nhau như thế nào?

Nền kinh tế vận hành như thế nào?


Kinh tế học …
• Khan hiếm (Scarcity) bản chất nguồn lực xã hội
có giới hạn

• Kinh tế học (Economics) nghiên cứu cách thức


xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm, bao gồm
• Con người ra quyết định như thế nào: làm việc bao
lâu, tiết kiệm và tiêu dùng bao nhiêu, mua cái gì
• Doanh nghiệp ra quyết định như thế nào: sản xuất
bao nhiêu, thuê lao động bao nhiêu
• Xã hội ra quyết định như thế nào: phân chia nguồn
lực giữa quốc phòng, hàng tiêu dùng, bảo vệ môi
trường và những nhu cầu khác
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

•Ra quyết định là vấn đề trung tâm của


kinh tế học

•4 nguyên lý đầu tiên liên hệ với việc con


người ra quyết định như thế nào?
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Các quyết định luôn có sự đánh đổi.

Ví dụ:

• Đi dự tiệc buổi tối trước buổi kiểm tra giữa kỳ sẽ làm


cho bạn ít có thời gian để học bài.

• Để có nhiều tiền mua đồ, bạn phải làm nhiều giờ hơn,
nên còn ít giờ để nghỉ ngơi.

• Bảo vệ môi trường sử dụng những nguồn tài nguyên


có thể sử dụng để sản xuất hàng tiêu dùng.
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
• Xã hội đối mặt với sự đánh đổi quan trọng:
hiệu quả với bình đẳng
• Hiệu quả (efficiency): nhận được nhiều nhất từ
nguồn lực khan hiếm
• Bình đẳng (equity): phân phối sự thịnh vượng kinh
tế một cách đồng đều giữa các thành viên của xã hội

• Đánh đổi: Để tăng bình đẳng, có thể tái phân phối thu
nhập từ người giàu sang người nghèo. Dẫn đến có thể
giảm động cơ làm việc và sản xuất, và làm nhỏ “chiếc
bánh” kinh tế.
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà


bạn từ bỏ để có được nó

•Ra quyết định đòi hỏi so sánh chi phí và lợi ích của
các phương án hành động khác nhau.

•Chi phí cơ hội (opportunity cost) của một thứ


là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.

•Đó là chi phí liên quan đến việc đưa ra quyết định
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà
bạn từ bỏ để có được nó

Chi phí cơ hội của……

…đi học đại học một năm

…đi xem phim

không chỉ là tiền học phí, sách vở và lệ phí mà còn


là tiền lương bị mất đi.
không chỉ là giá vé xem phim, mà còn là giá trị của
khoản thời gian bạn ở rạp chiếu phim.
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại
điểm cận biên

• Con người duy lý (rational people) nếu họ hành


động tốt nhất, một cách có hệ thống và mục đích để
đạt mục tiêu

• Ra quyết định bằng cách đánh giá những chi phí và


lợi ích của thay đổi cận biên (marginal changes) –
điều chỉnh nhỏ so với kế hoạch hành động hiện tại.
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại


điểm cận biên
Sinh viên đang xem xét tiếp tục học thêm 1 năm nữa hay
không,
bằng cách so sánh học phí và tiền lương mất đi với
thu nhập tăng thêm sau khi học thêm một năm.

Một doanh nghiệp xem xét có nên tăng sản lượng không,

bằng cách so sánh chi phí để mua nguyên vật liệu và thuê
thêm lao động cần thiết với doanh thu tăng thêm
CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các
động cơ khuyến khích
• Động cơ khuyến khích (incentive): một yếu tố thôi
thúc con người hành động, nghĩa là khả năng được
khen thưởng hay bị trừng phạt.
• Con người duy lý phản ứng với các động cơ
khuyến khích vì họ đưa ra quyết định bằng cách so
sánh giữa chi phí và lợi ích. Ví dụ:
• Phản ứng với giá xăng tăng, doanh số bán xe, doanh số
bán xe tiết kiệm nhiên liệu tăng.
• Phản ứng với thuế đánh vào thuốc lá tăng, nhóm người
trẻ hút thuốc lá giảm.
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ
THẾ NÀO?

•Một “nền kinh tế” chỉ là


một nhóm người tương
tác với nhau.
•Ba nguyên lý tiếp theo
liên quan đến cách thức
mà con người tương tác
với nhau
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi


người đều được lợi
• Thay vì tự cung tự cấp, người ta có thể chuyên môn
hoá sản xuất hàng hoá – dịch vụ và sau đó đem đi
trao đổi.

• Quốc gia có thể được lợi khi chuyên môn hoá và


trao đổi:
• Bán mức giá tốt hơn khi bán hàng ra nước ngoài
• Mua hàng hoá rẻ hơn từ nước ngoài so với hàng sản xuất
trong nước
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 6: Thị trường thường là một
phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
• Thị trường (market) là một nhóm người mua
và người bán (Họ không cần ở cùng một vị trí)
• “Tổ chức hoạt động kinh tế” (Organize economic
activity) có nghĩa là quyết định
• Sản xuất cái gì (what goods to produce)
• Sản xuất như thế nào (how to produce them)
• Sản xuất bao nhiêu (how much of each to produce)
• Sản xuất cho ai (who gets them)
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 6: Thị trường thường là một


phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
• Trong nền kinh tế thị trường, quyết định là kết quả của sự
tương tác giữa hộ gia đình và doanh nghiệp.
• Cái nhìn nổi tiếng của Adam Smith trong Nguồn lực của
quốc gia (1776):
Mỗi hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như “được
dẫn dắt bởi bàn tay vô hình” để thúc đẩy tổng thể nền
kinh tế tốt hơn
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 6: Thị trường thường là một


phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
•Bàn tay vô hình hoạt động thông qua hệ thống
giá cả:
• Tương tác giữa người mua và người bán quyết định giá của
sản phẩm và dịch vụ.
• Giá cả phản ánh giá trị hàng hoá đối với người mua và chi
phí để sản xuất hàng hóa.
• Giá cả hướng dẫn hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết
định, trong nhiều trường hợp, làm tối đa hoá phúc lợi xã
hội.
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải


thiện được kết cục thị trường

• Vị trí quan trọng của chính phủ: thực thi


quyền sở hữu (cùng với cảnh sát, toà án)

• Con người ít có động cơ làm việc, sản xuất,


đầu tư hay mua sắm nếu tài sản của họ có
rủi ro lớn bị đánh cắp.
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải
thiện được kết cục thị trường
• Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường để phát
huy hiệu quả
• Thất bại thị trường (market failure), khi thị trường thất
bại trong việc phân phối nguồn lực xã hội một cách có hiệu
quả. Do:
• Ngoại tác (externalities), khi sản xuất hoặc tiêu dùng sản
phẩm ảnh hưởng đến những người xung quanh (như: ô
nhiễm)
• Quyền lực thị trường (market power) một người mua
hoặc người bán có ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường
(như độc quyền bán)
• Trong những trường hợp này, chính sách công có thể gia tăng
hiệu quả
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải


thiện được kết cục thị trường

Chính phủ cũng có thể cải thiện được kết cục thị trường
để phát huy bình đẳng
•Nếu thị trường phân chia phúc lợi kinh tế không như
mong muốn, chính sách thuế hoặc phúc lợi có thể thay
đổi cách thức “cái bánh” kinh tế được chia.
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

• 3 nguyên lý cuối cùng


liên quan đế tổng thể
nền kinh tế.
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc
vào khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của
nước đó.

•Có sự khác biệt lớn trong mức sống giữa các


nước và qua thời gian:
• Thu nhập trung bình của nước giàu cao hơn 10 lần
so với thu nhập trung bình của nước nghèo.
• Mức sống của Mỹ ngày nay tăng lên khoảng 8 lần
trong 100 năm qua.
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ
thuộc vào khả năng sản xuất hàng hoá và
dịch vụ của nước đó.
• Yếu tố quan trọng quyết mức sống: năng suất
(productivity), số lượng hàng hoá và dịch vụ sản
xuất trên một đơn vị lao động .
• Năng suất phụ thuộc vào thiết bị, kỹ năng và công
nghệ sẵn có cho người lao động.
• Các yếu tố khác (như liên đoàn lao động, cạnh tranh
từ ngườc ngoài) ít có ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống.
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên lý 9: Giá tăng khi chính phủ in quá


nhiều tiền.

• Lạm phát (Inflation): gia tăng trong mức giá chung.

• Trong dài hạn, lạm phát thông thường là do sự gia tăng quá
mức số lượng tiền, làm cho giá trị tiền tệ giảm xuống.

• Chính phủ tạo (in) tiền càng nhanh, tỉ lệ lạm phát càng cao.
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi
ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

• Trong ngắn hạn (1-2 năm), những chính sách kinh tế


đẩy lạm phát và thất nghiệp theo hướng ngược
chiều nhau.

• Các yếu tố khác có thể làm cho sự đánh đổi này ít


hay nhiều thuận lợi, nhưng sự đánh đổi luôn xảy ra.
KẾT LUẬN

• Kinh tế học cung cấp những hiểu biết về hành vi


của con người, thị trường và nền kinh tế

• Kinh tế học dựa vào một vài ý tưởng có thể áp


dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
TÓM TẮT

•Nguyên lý của việc ra quyết định:


• Con người đối mặt với sự đánh đổi.
• Chi phí của một hành động nào đó được đo
lường bằng chi phí cơ hội gánh chịu.
• Con người duy lý ra quyết định bằng cách so sánh
giữa chi phí biên và lợi ích biên.
• Con người phản ứng lại với các động cơ khuyến
khích.
TÓM TẮT

•Nguyên lý con người tương tác :


• Thương mại có thể làm cả hai cùng có lợi.
• Thị trường thông thường là cách tốt nhất để
phối hợp thương mại .
• Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị
trường nếu xảy ra thất bại thị trường hoặc kết
cục thị trường không công bằng.
TÓM TẮT

•Nguyên lý của toàn bộ nền kinh tế :


• Năng suất là nguồn gốc căn bản của mức sống
• Tăng trưởng tiền là nguồn gốc căn bản của lạm
phát.
• Xã hội đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp trong ngắn hạn.
Thuật ngữ then chốt
• Sự khan hiếm scarcity
• Kinh tế học Economics
• Hiệu quả Efficiency
• Bình đẳng Equality
• Chi phí cơ hội opportunity cost
• Con người duy lý Rational people
• Thay đổi biên marginal changge
• Động cơ khuyến khích incentive
• Nền kinh tế thị trường market economy
• Quyền sở hữu tài sản property rights
• Thất bại thị trường market failure
• Ngoại tác externality
• Quyền lực thị trường market power
• Năng suất productivity
• Lạm phát inflation
• Chu kỳ kinh tế bussiness cycle

You might also like