You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1.

KINH TẾ HỌC

1.1. CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1. Khái niệm kinh tế học


“Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài
nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành
viên trong xã hội”
Nói cách khác, “Kinh tế học tìm cách giải thích xã hội giải quyết như thế nào 3
vấn đề kinh tế cơ bản: 1) Sản xuất cái gì? 2) Sản xuất như thế nào? 3) Sản xuất cho ai?
1.1.2. Đặc trưng
• Nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu cầu kinh tế
xã hội
• Tính hợp lý: Thể hiện khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nào đó, cần
phải dựa trên những giả thiết nhất định (hợp lý) về diễn biến của sự kiện kinh tế này.
VD. Khi phân tích người tiêu dùng muốn mua thứ gì và với số lượng bao nhiêu, kinh tế
học đưa ra giả định là họ tìm cách mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ nhất với thu nhập
có hạn của mình.
• Kinh tế học là một bộ môn nghiên cứu mặt lượng: Việc thể hiện các kết quả
nghiên cứu kinh tế bằng những con số có tầm quan trọng đặc biệt.
• Tính toàn diện và tính tổng hợp: Khi xem xét các sự kiện hoặc hoạt động kinh tế
phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động/sự kiện khác trên phương diện một nước
hoặc trên phương diện nền Kinh tế thế giới.
VD. Để chống lạm phát, ngân hàng Trung ương giảm mức cung tiền
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp trừu tượng hóa, bóc tách các nhân tố không định nghiên cứu (cố
định những nhân tố này) để xem xét mối quan hệ kinh tế giữa những biến số cơ bản
• Phương pháp thống kê
• Đối chiếu với thực tế để phát hiện ra những điểm bất hợp lý, đề ra các giả thiết
mới. Rồi lại kiểm nghiệm bằng thực tế để rút ra kết luận sát với thực tế hơn.
1.1.4. Các bộ phận của kinh tế học
a. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
 Kinh tế vi mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các bộ phận hợp thành, các tế bào của một nền kinh tế.
Cụ thể, kinh tế học vi mô nghiên cứu:
- Mục tiêu của các thành viên kinh tế (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ)
- Các giới hạn của các thành viên trong nền kinh tế
- Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên trong nền kinh tế
 Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của môt nền kinh tế như các
vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cung tiền, cầu tiền…
b. Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng
 Kinh tế học chuẩn tắc
Nhằm mục tiêu đưa ra các chỉ dẫn hoặc khuyến nghị theo tiêu chuẩn của những cá
nhân (theo ý kiến chủ quan của người phát biểu).
 Kinh tế học thực chứng
Giải thích một cách khác quan (không phụ thuộc vào tiêu chuẩn cá nhân đánh giá)
xã hội quyết đinh như thế nào về các vấn đề sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản
xuất cho ai?
Nghĩa là, kinh tế học thực chứng giải thích một cách khoa học về hoạt động của
nền kinh tế, nên luôn đặt ra những vấn đề hay giả thuyết để suy luận các mối quan hệ
nhân quả.
VD. Vì sao có hiện tượng này? Nếu hiện tượng này thay đổi, thì sẽ gây ra hậu quả
gì cho nền kinh tế?

1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC


1.2.1. Sự khan hiếm và sự lựa chọn
Với sự hữu hạn của nguồn lực hiện có, xã hội không thể sản xuất mọi hàng hóa,
dịch vụ một cách vô hạn để thỏa mãn nhu cầu của con người. Do đó, xã hội cần suy tính,
lựa chọn và quyết định phương án sử dụng nguồn lực của nền kinh tế một cách hiệu quả
nhất (sử dụng một cách tiết kiệm nhất để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của mọi người
trong xã hội). Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn.

1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn


Có 2 nguyên tắc trong việc lựa chọn kinh tế tối ưu: (1) tối đa hóa lợi ích khi sử
dụng nguồn lực xác đinh; và (2) tối thiểu hóa chi phí nguồn lực đối với lợi ích xác định.
• Đối với doanh nghiệp:
- Nguồn lực sử dụng xác định => tối đa hóa sản lượng sx
- Sản lượng sx xác định => tối thiểu hóa nguồn lực sử dụng
• Đối với người tiêu dùng:
- Nguồn lực sử dụng xác đinh => tối đa hóa lợi ích tiêu dùng
- Lợi ích tiêu dùng xác định =>Tối thiểu hóa nguồn lực sử dụng
1.2.3. Đường giới hạn khả năng sản xuất
* Là đường đồ thị phương án sản xuất có hiệu quả 2 loại hàng hóa/dịch vụ. Nói cách
khác, nó là các phương án sử dụng triệt để nguồn lực (đầu vào và công nghệ sản xuất)
cho trước để đạt được mức sản lượng tối đa.
* Đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra một ý niệm kinh tế về sự đánh đổi: Khi
nền kinh tế (doanh nghiệp) hoạt động hiệu quả (Phương án sản xuất năm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất), thì chỉ có thể sx nhiều hơn hàng hóa này khi chấp nhận giảm bớt
sản lượng hàng hóa khác. Nghĩa là phải gánh chiu chi phí cơ hội.
 Chi phí cơ hội: Có thể được hiểu là phần thu nhập bị hy sinh từ một cơ hội
(phương án) tốt nhất đã bị bỏ qua.
 Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Quy luật này thường được minh họa qua đường
giới hạn khả năng sản xuất.
Quy luật này cho thấy, để có thêm một lượng hàng hóa bằng nhau, xã hội ngày
càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hóa khác.

1.2.4. Phân tích cận biên – Phương pháp lựa chọn tối ưu
Phân tích cận biên cho phép chúng ta hiểu được bản chất tối ưu của các quyết định
kinh tế vì các chủ thể trong nền kinh tế có mục tiêu khác nhau:
- Người tiêu dung: Tối đa hóa lợi ích tiêu dùng
- Doanh nghiệp: Tối đa hóa lợi nhuận
- Chính phủ: Tối đa hóa phúc lợi công cộng
Tuy nhiên, các thành viên trong nền kinh tế đều có chung một giới hạn. Đó là sự
ràng buộc về ngân sách.
Bất cứ sự lựa chọn nào cũng liên quan đến chi phí và lợi ích của sự lựa chọn. Mọi
thành viên mong muốn tối đa hóa lợi ích ròng
Lợi ích ròng = Tổng lợi ích - Tổng chi phí

Người tiêu dùng: So sánh chi phí mà họ phải trả với lợi ích mà họ có thể thu được =>
xác định mức tiêu dùng tối ưu.

Nhà sản xuất: So sánh giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra => xác định mức sản
lượng cần thiết để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Giả sử:
Hàm tổng lợi ích khi sản xuất hoặc tiêu dùng Q đơn vị hàng hóa được viết là TB = f(Q)
Hàm tổng chi phí là TC = g(Q)
Lợi ích ròng (NB) = TB – TC = f(Q) – g(Q)
NB đạt cực đại khi (NB)’ (Q) = 0 => (NB)’ (Q) = TB’(Q) – TC’(Q) = 0
=> MB = MC = 0 => MB = MC

- MB: Lợi ích biên là lợi ích thu được khi khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm 1 đơn vị
hàng hóa.
- MC: Chi phí biên là chi phí phải bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng
hóa.
 Bản chất phương pháp phân tích biên:
• MB > MC => Mở rộng quy mô hoạt động
• MB = MC => Quy mô hoạt động là tối ưu
• MB < MC => Thu hẹp quy mô hoạt động

1.3. MÔ HÌNH KINH TẾ


1.3.1. Mô hình kinh tế chỉ huy (Kế hoạch hóa tập trung)
* Giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản do Nhà nước thực hiện theo phương thức kế
hoạch hóa tập trung thống nhất.
• Đặc trưng
- Không chấp nhận sự tồn tại của thị trường và sự chi phối của quy luật thị trường
như cạnh tranh, giá cả, cung cầu… trong nền kinh tế.
- Lựa chọn phương án giải quyết 3 vấn đề kt cơ bản cũng như của các cơ sở sản
xuất do nhà nước thực hiện, can thiệp trực tiếp và toàn diện vào hđ sx và tiêu dùng trong
xã hội.
- Nhà nước quản lý tập trung theo kế hoạch thống nhất
- Giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có mối liên hệ mật thiết vì người
sản xuất thực hiện sản xuất và nộp sản phẩm cho Nhà nước theo kế hoạch.
- Người tiêu dùng không được tự do lựa chọn mà tiêu dùng theo sự phân phối của
Nhà nước
Ưu điểm:
- Giải quyết nhu cầu công cộng của xã hội
- Hạn chế phân bố giàu nghèo, bất công trong xã hội
Hạn chế:
- Không thúc đẩy và kích thích sản xuất và tiêu dùng vì mọi người ỷ lại trông chờ
vào Nhà nước
- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu quả
- Phân phối bình quân dẫn đến trì chệ và bất công xã hội.
1.3.2. Mô hình kinh tế thị trường
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hay nền kt tự điều chỉnh bằng các quy
luật kt khách quan của thị trương (quy luật cạnh tranh, giá cả, cung – cầu….) không có sự
can thiệp của Nhà nước.
• Đặc trưng
- Giải quyết các vấn đề kt cơ bản thông qua quan hệ giá cả, cung – cầu, cạnh tranh =>
lợi nhuận tối đa
- Động cơ lợi nhuận thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, phát triển công nghệ, quản lý, sx
để sx và phân phối hiệu quả các nguồn lực.
Hạn chế:
Nhiều vấn đề xã hội không được giải quyết một cách thỏa đáng như ô nhiễm môi
trường, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, yêu cầu về an ninh, quốc phòng và các vấn
đề xã hội khác.
1.3.3. Mô hình kinh tế hỗn hợp
* Là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước để giải quyết ba vấn đề kinh
tế cơ bản.
1.4. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ
• Chức năng hiệu quả:
- Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách điều tiết kinh tế để tạo ra môi trường
pháp lý thuận lợi và an toàn cho sự phát triển hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội.
• Chức năng công bằng:
- Bằng các chính sách thuế khóa và chi tiêu của Chính phủ, Chính phủ có thể điều
tiết vấn đề phân phối sp trong xã hội, đảm bảo sự công bằng.
• Chức năng ổn định:
- Bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa để tác
động vào sản lượng, việc làm và lạm phát để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
* Ngoài ra:
- Vai trò của Chính phủ còn thông qua tổ chức và sử dụng kinh tế nhà nước để điều
tiết nền kinh tế (Kiểm soát một số ngành thông qua sở hữu nhà nước).
- Khắc phục những khuyết tật của KT thị trường (thông qua các doanh nghiệp nhà
nước để đảm bảo các mặt hàng/dịch vụ công cộng như quốc phòng, an ninh, y tế, giáo
dục, các dịch vụ doanh nghiệp tư nhân không muốn đầu tư sx do không có hoặc ít khả
năng thu lợi nhuận cao….)

You might also like