You are on page 1of 8

Học thuyết về nền kinh tế thị trường – xã hội ở

Cộng hòa Liên bang Đức

1. Hoàn cảnh ra đời


- Sau WWII, các nhà kinh tế học của Đức cho rằng sự điều tiết kinh tế một cách
độc tài, phát xít của nhà nước không mang lại hiệu quả
- Họ phê phán chủ nghĩa độc tài dân tộc, “kinh tế chỉ huy” và ủng hộ mạnh mẽ
quan điểm tự do.
- Sự phát triển kinh tế phải gắn liền với sự phát triển xã hội, trong đó, vị trí trung
tâm là con người.
Các đại biểu là: W.Eauskens, W. Ropke, Erhard, ...

2. Quan điểm về nền kinh tế thị trường


- Xã hội theo các nhà kinh tế học CHLB Đức thể hiện là một chế độ có mục tiêu
trong đó kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên thị trường.
- Nhấn mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường, nhà nước chỉ tác động đến kinh tế
khi thấy cần thiết, nhất là tác động vào các yếu tố xã hội nhằm đảm bảo môi trường
cần thiết cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả
- Nền kinh tế thị trường xã hội biểu hiện qua 6 tiêu chuẩn sau đây
+ Quyền tự do cá nhân. Đây là yêu cầu cần thiết để tạo nên các đơn vị có quyền
quyết định phi tập trung và thị trường hoạt động trôi chảy.
+ Đảm bảo về công bằng xã hội, đảm bảo phân phối thu nhập tương xứng với đóng
góp của mỗi người. Trong cơ chế thị trường cũng phải tính đến các khía cạnh nhân
đạo và xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có các chính sách xã hội phù hợp.
+ Quá trình kinh doanh theo chu kỳ. Nếu để cho thị trường vận động tự do thì
không thể giải quyết được các trường hợp đình trệ kinh tế. Do đó, ngoài cơ cấu
chung của cạnh tranh, chính sách xã hội trong kinh tế thị trường xã hội phải xây
dựng chính sách chống chu kỳ, chính sách cơ cấu và chính sách tăng trưởng kinh
tế.
+ Chính sách cơ cấu: Đây là tiêu chuẩn đặc trưng cho nền kinh tế thị trường xã hội.
Nhà nước cần phải có chính sách cơ cấu thích hợp để giải quyết những vấn đề dài
hạn về điều chỉnh cơ cấu, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế.
+ Chính sách tăng trưởng: cho phép tạo ra khuôn khổ pháp lý về kết cấu hạ tầng
cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế liên tục.
+ Đảm bảo tính tương hợp của thị trường, tức là tính tương hợp của cạnh tranh đối
với những hành vi của chính sách kinh tế.

3. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội


a. Chức năng của cạnh tranh
- Sử dụng tài nguyên một cách tối ưu
- Khuyến khích tiến bộ kĩ thuật
- Về thu nhập: cạnh tranh có hiệu quả sẽ đc lợi nhuận cao hơn => thu nhập cao hơn
- Thỏa mãn nhu cầu của ng tiêu dùng
- Tính linh hoạt của sự điều chỉnh
- Kiểm soát sức mạnh kinh tế
- Kiểm soát sức mạnh chính trị
- Tạo quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân

b. Những nguy cơ đe dọa cạnh tranh


+ Từ chính phủ: có thể hạn chế, bóp méo cạnh tranh, với tư cách người quản lí xã
hội sẽ làm suy yếu cạnh tranh.
+ Từ phía tư nhân: về cơ bản đó là sự hình thành tổ chức độc quyền :gồm những
hạn chế theo chiều ngang và những thảo thuận theo chiều dọc và một số nguy cơ
khác như tẩy chay ….

c. Bảo vệ cạnh tranh


Các nhà kinh tế học Đức cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ cạnh tranh.
+ Yếu tố xã hội trong kinh tế thị trường - xã hội
+ Yếu tố xã hội được quan tâm đặc biệt với nội dung: nâng cao mức sống của các
nhóm dân cư thu nhập thấp, bảo trợ xã hội đồng thời bảo vệ tất cả các thành viên
trong xã hội
Có 2 hình thức xử lý đối với việc hạn chế cạnh tranh là xử lý hành chính và xử lý
hình sự
+ Xử lý hình sự : khi có sự vi phạm một điều khoản trong đạo luật chống của biện
pháp .
+ Xử lý hành chính: được cơ quan chống “các ten“ vận dụng trọng tất cả các
trường hợp khác (cơ quan chống “các ten“ quan trọng nhất ở Đức là cơ quan chống
các ten liên bang).

4. Các yếu tố xã hội


- Mục tiêu cơ bản
+ Nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất.
+ Bảo vệ tất cả các thành viên của xh chống lại những khó khăn về kinh tế và đau
khổ về mặt xh do những rủi ro của cuộc sống gây nên
- Các công cụ để đạt ra mục tiêu về xã hội
+ Tăng cường kinh tế
+ Phân phối thu nhập cân bằng
+ Bảo hiểm xh: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm sức khỏe, bảo
hiểm tai nạn.
+ Phúc lợi xh: trợ cấpxh và trợ cấp về nhà ở
+ Các biện pháp khác của chính sách xh trợ cấp nuôi con

5. Vai trò của Chính Phủ


a. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ
Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các
chức năng kinh tế chủ yếu sau:
· Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết
Chính phủ đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về
quyền sở hữu tài sản và họat động của thị trường. Chính phủ cũng như chính quyền
các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết...nhằm tạo
nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả
của các họat động kinh tế.
· Ổn định và cải thiện các họat động kinh tế
Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như : Kiểm soát thuế khóa, kiểm
soát số lượng tiền trong nền kinh tế...mà cố gắng làm dịu những dao động lên
xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ.
· Tác động việc phân bổ các nguồn lực
Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động
đến sản xuất “cái gì”, qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống pháp luật, tác
động đến khâu phân phối “cho ai” qua thuế và các khoản chuyển nhượng. Chính
phủ cũng có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực một cách gián tiếp thông qua
thuế, trợ cấp đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất.
· Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng
Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh
tế - xã hội đất nước. Tầm quan trọng, quy mô của nó đòi hỏi Nhà oóc phải là
người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức phộihơp đầu tư xây dựng và
quản lý sử dụng.
Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu
nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội; thông thường đó là các chương trình kinh tế
- xã hội, chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các công trình phúc lợi.
b. Phương pháp khắc phục của Chính phủ
· Sử dụng các công cụ để tiết chế và khắc phục những thất bại
- Hệ thống pháp luật
- Công cụ tài chính: thuế, trợ giá, bảo hiểm, đầu tư...
- Công cụ tín dụng: bảo đảm lưu thông tiền tệ lành mạnh, xác định lãi suất tiền gửi
và tiền vay ngân hàng hợp lý...
- Tổ chức, sử dụng và đổi mới hệ thống kinh tế chính phủ để thực sự là công cụ
đắc lực định hướng phát triển kinh tế, khắc phục các khuyết tật và trục trặc của
kinh tế thị trường.
· Điều tiết độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là một doanh nghiệp cung ứng toàn bộ hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường, có sức mạnh thị trường. Độc quyền tự nhiên hình thành do 3
nguyên nhân: Phát minh sáng chế, kiểm soát đầu vào, qui định của Chính phủ và
có đặc điểm chủ yếu là đường AC không uốn cong thành hình chữ U mà dốc thoải
xuống trục hoành và tiệm cận với trục hoành, đường MC luôn nằm dưới đường AC
và không bao gờ cắt đường AC ở điểm cực tiểu. Nếu không điều tiết độc quyền tự
nhiên thì độc quyền tự nhiên sẽ lũng đoạn toàn ngành và gây ra những trục trặc
nhất định là tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội.
- Có 2 phương pháp điều tiết:
+ Điều tiết qua giá: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức giá tối đa (giá
trần) .
+ Điều tiết qua sản lượng: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức sản
lượng tối thiểu.
Phương pháp điều tiết qua sản lượng dễ được chấp nhận nhất, vì đó là phương
pháp thỏa thuận và thương lượng. Các loại chi phí cho điều tiết thường gồm : chi
phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí bắt buộc khác.

Câu hỏi TN
9.2.1:Tiêu chí nhận diện nền kinh tế thị trường xã hội đức là ?
A.Tự do cá nhân
B.Tăng trưởng kinh tế chống biến động chu kỳ
C.Công bằng xã hội sự tương hợp giữa chính sách nhà nước với thị trường
D.Cả a, b và c
9.2.2: Mô hình kinh tế thị trường xã hội đức được hình thành dựa trên nguyên tắc
nào dưới đây
A.Chấp nhận sự tham gia của độc quyền
B.Đảm bảo sự bền vững sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
C.Cần sự can thiệp dù sai của nhà nước vào kinh tế
D.Không chấp nhận tự do tiêu dùng
9.2.3.1: Đâu không phải chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã
hội
A. Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.
B. Tính linh hoạt của sự điều chỉnh.
C. Kiểm soát sức mạnh khoa học-kỹ thuật.
D. Quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân.
9.2.4: Đâu không phải công cụ cần sử dụng để đạt được những mục tiêu mà các
yếu tố xã hội thể hiện?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Các biện pháp của chính phủ.
C. Bảo hiểm xã hội.
D. Phân phối thu nhập phân biệt.
9.2.5 Nguyên tắc tương hợp với thị trường không được thực hiện qua chính sách
nào?
A. Chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ.
B. Chính sách chính trị.
C. Chính sách thương mại.
D. Chính sách chống chu kì.
Câu hỏi TL:
Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tự do mới được thể hiện như thế nào
trong lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội của cộng hòa Liên bang Đức?
Câu 2: Nguyên tắc nào giữ vai trò chỉ đạo khi giải quyết vấn đề nhà nước can thiệp
hay không can thiệp và can thiệp đến mức nào, đồng thời bảo vệ và khuyến khích
các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội?
Đáp án
9.2.1: D
9.2.2: B
9.2.3.1:C
9.2.4:D
9.2.5:B

Câu 1: Học thuyết về nền kinh tế tập thể xã hội ở công hoà liên bang Đức:
- Theo các nhà kinh tế học công hoà liên băng Đức, nền kinh tế tập thể xã hội
không phải là sự kết hợp giữa nền kinh tế tập thể hoạt động theo phương thức cũ
của chủ nghĩa tư bản trước đây và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch thành
một thể thống nhất. Nó là nền kinh tế tập thể, theo như cách diễn đạt của Muller-
Armack thể hiện một chế độ có mục tiêu “kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc
công bằng xã hội trên thị trường".
- Nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội được kết hợp một cách chặt chẽ
trong khuôn khổ mục tiêu của nền kinh tế tập thể xã hội. Mục tiêu thể hiện ở chỗ,
một mặt khuyến khích và động viên những động lực do sáng kiến cá nhân để đảm
bảo lợi ích của nền kinh tế, mặt khác nó cố gắng loại trừ những hiện tượng tiêu cực
khi điều kiện cho phép, vận dụng sự nghèo khổ của một số tầng lớp dân cư, lạm
phát, thất nghiệp.
Câu 2: Nguyên tắc hỗ trợ.

You might also like