You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG

I. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế hổn hợp:
1. Thể chế kinh tế
- Nền kinh tế thị trường tự do thuần túy: Mọi hoạt động kinh tế hoạt động dựa trên tương tác giữa
người mua và người bán. Chính phủ không can thiệp vào các hoạt động kinh tế.
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (nền kinh tế mệnh lệnh): Mọi hoạt động kinh tế do Chính phủ
quyết định và chỉ huy, không tồn tại thị trường.
- Nền kinh tế hỗn hợp: Nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Chính phủ.
2. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
a, Nguyên nhân
Bản thân nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả và đem lại mức phúc lợi
xã hội cao nhất và 1 khi hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến 1 loạt các vấn đề khác như an sinh xã
hội, quốc phòng an ninh,… Do đó cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị
trường khi cần thiết để khắc phục điều đó.
b, Nguyên tắc can thiệp
Chính phủ 1 khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường luôn tuân thủ 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc hỗ trợ:
Chính phủ chỉ can thiệp để thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả hơn của thị trường, chứ không cản trở sự
phát triển của thị trường.
- Nguyên tắc tương hợp:
Lựa chọn hình thức can thiệp hợp lý nhất để không làm méo mó thị trường.
c, Kết quả của việc can thiệp:
Việc can thiệp có thể dẫn đến những kết quả tốt đẹp hơn (E  A) song cũng có thể đem lại sự phi
hiệu quả (E  B) hoặc chỉ mang tính chất phân phối lại (E M hoặc N).

1
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
d, Hạn chế (thất bại) của Chính phủ
Một chính phủ dù tốt đến đâu và luôn tuân thủ 2 nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp nói trên cũng vẫn
có thể can thiệp sai lầm dẫn đến kết cục kém hiệu quả. Đó là do Chính phủ có những hạn chế nhất
định:
- Do Chính phủ bị thiếu thông tin khi can thiệp.
- Do không kiểm soát được phản ứng cá nhân trước các chính sách.
- Do không kiểm soát được bộ máy hành chính.
- Do hạn chế trong quá trình ra quyết định công cộng.
3. Các chức năng của Chính phủ trong nền kinh tế: (SV tự nêu ví dụ)
Chính phủ có 4 chức năng chính:
- Phân bổ lại nguồn lực để đạt hiệu quả xã hội: Cơ chế thị trường đôi lúc có những khuyết tật khiến
thị trường hoạt động không hiệu quả, việc phân bổ nguồn lực không xảy ra như xã hội mong muốn,
gây ra tổn thất PLXH như: Độc quyền, Ngoại ứng, hàng hóa công cộng và thông tin không đối xứng.
Do đó chính phủ cần can thiệp để phân bổ lại nguồn lực để đạt tối ưu theo sự mong muốn của XH.
- Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội: Do sự hoạt động của nền KTTT không đảm
cho việc phân phối lại thu nhập công bằng, do đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề bất bình đẳng xã hội
khác. Vì vậy đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ đề giảm khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo sự công
bằng giữa các cá nhân trong XH.
- Ổn định kinh tế vĩ mô: Nền kinh tế thị trường luôn hoạt động mang tính chu kỳ. Nhiều khi xảy ra
khủng hoàng kinh tế cần phải có sự can thiệp của Chính phủ để khắc phục hiện tượng suy thoái và
khủng hoảng.
- Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế: Các vấn đề quốc tế luôn ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia, do đó Chính phủ cầm quyền phải tham gia các hoạt động ngoại giao để đảm bảo cho lợi ích và
vị thế của đất nước mình trên thế giới.
Ngoài ra Chính phủ còn 1 chức năng nữa là chức năng khuyến dụng sẽ được đề cập ở cuối chương này.
4. Khu vực công (KVC)
- Khái niệm: Khu vực công theo nghĩa rộng bao gồm: bộ máy hành chính – sự nghiệp và các Doanh
nghiệp Nhà nước.
- Vai trò: KVC sinh ra không phải để cạnh tranh với khu vực tư nhân mà để bổ sung và hỗ trợ sự hoạt
động và phát triển của khu vực tư nhân (KVTN).
- Cơ chế hoạt động: Không giống như KVTN chỉ hoạt động theo cơ chế thị trường. KVC hoạt động
theo cả 2 cơ chế thị trường và cơ chế mệnh lệnh từ Chính phủ:
+ KVC cũng tham gia thị trường với tư cách người mua lớn và người bán lớn nên cũng chịu sự tác
động của các quy luật của thị trường.
+ KVC sinh ra bởi Chính phủ nên thực hiện các mệnh lệnh hành chính của Chính phủ để phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

2
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
II. Hoàn thiện Pareto và hiệu quả Pareto
1. Các khái niệm
a, Hoàn thiện Pareto: Nếu còn tồn tại 1 cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất 1 người được
lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kì ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn
thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
b, Hiệu quả Pareto: Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có
cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất 1 người khác được lợi hơn mà không làm thiệt
hại đến bất kì ai khác.
* Lưu ý: Một điểm đạt hiệu quả Pareto chưa chắc đã tốt (hoàn thiện) hơn 1 điểm chưa đạt hiệu quả
Pareto. Chúng ta có thể làm rõ qua ví dụ sau:
Trên đồ thị biểu thị lợi ích của 2 cá nhân A và B trên 2 trục tọa độ. Những điểm nằm bên trên đường
vòng cung màu đỏ là những điểm đạt hiệu quả Pareto còn những điểm nằm trong vòng cung là những
điểm chưa đạt hiệu quả Pareto.
Chúng ta thấy X là điểm đạt hiệu quả Pareto nhưng chưa chắc đã “hoàn thiện” hơn so với 2 điểm
chưa đạt hiệu quả Pareto là M và N vì:
+ Nếu tiến hành 1 hoạt động phân bổ làm cho trạng thái của 2 người này từ M đến X thì sẽ làm A
được lợi còn B bị thiệt.
+ Nếu tiến hành 1 hoạt động phân bổ làm cho trạng thái của 2 người này từ M đến X thì sẽ làm B
được lợi còn A bị thiệt.

c, Điều kiện đạt hiệu quả Pareto (Trong đó A và B là 2 người tiêu dùng, X và Y là 2 ngành sản xuất)
+ Tiêu dùng: MRSA = MRSB
+ Sản xuất: MRTSX = MRTSY
+ Hỗn hợp: MRTXY = MRSAB

3
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
III. Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi:
Trong điều kiện nền kinh tế ổn định, thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn ra sự phân bổ nguồn lực
hiệu quả. Sở dĩ xày ra điều này vì trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì đường cung là đường MC,
đường cầu là đường MB.
Khi thị trường cân bằng thì cũng là lúc MB = MC khi đó PLXH là tối đa (Wmax) và không có tổn thất
PLXH (∆W = 0). Trên hình vẽ ta mô tả nó bằng điểm A có mức giá là P* và sản lượng là Q*, chúng
ta gọi đó là mức giá và sản lượng mà xã hội mong muốn.

Khi thị trường không còn hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh hoàn hảo thì nó sẽ tạo ra mức sản
lượng khác biệt so với mức xã hội mong muốn:
+ Sản lượng thấp hơn mức xã hội mong muốn Q1 < Q* gây ra tổn thất PLXH là ∆W = SAB1 C1

+ Sản lượng cao hơn mức xã hội mong muốn Q2 > Q* gây ra tổn thất PLXH là ∆W = SAB2 C2

Người ta gọi chung 2 trường hợp nói trên là thất bại của thị trường.

IV. Nhận định chuẩn tắc và thực chứng


Chuẩn tắc Thực chứng
Nêu nên việc nên làm, phải làm để giải quyết 1 Chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến số
vấn đề kinh tế
Mang tính chủ quan, cá nhân Dựa trên cơ sở khoa học, khách quan

V. Hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng


- Hàng hóa khuyến dụng là hàng hóa đem lại lợi ích cho người sử dụng tuy nhiên xã hội ít tiêu dùng nó.
Ví dụ: muối i-ốt, vắc xin tiêm chủng,…
- Hàng hóa phi khuyến dụng là hàng hóa gây hại cho người sử dụng nhưng lại được sử dụng tràn lan.
Ví dụ: rượu, bia, thuốc lá,…
 Chức năng của Chính phủ ở đây là khuyến khích người dân sử dụng hàng hóa khuyến dụng và hạn
chế việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa phi khuyến dụng.

You might also like