You are on page 1of 7

CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH

I. Công bằng và bất bình đẳng


1. Công bằng
- Công bằng ngang: là đối xử với các cá nhân như nhau không phân biệt hoàn cảnh.
VD: Mọi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do và quyến mưu cầu hạnh phúc.
- Công bằng dọc: là đối xử với các cá nhân khác nhau dựa trên hoàn cảnh của họ nhằm khắc phục
những khác biệt sẵn có.
VD: Cộng điểm ưu tiên cho thí sinh người dân tộc thiểu số, thí sinh ở vùng sâu vùng xa, nông thôn,
miền núi, biên giới, hải đảo trong kỳ thi THPT.
Công bằng trên góc độ KTCC: là sự bình đẳng trong cơ hội phát triển của các nhân trong xã hội.
Bất bình đẳng xã hội được hiểu là tình trạng không bình đẳng về các cơ hội hoặc trong chia sẻ lợi
ích/chi phí giữa các thành viên trong xã hội.
Công bằng ngang có thể thực hiện bởi cơ chế thị trường, còn công bằng dọc chỉ có thể thực hiện bởi
Chính phủ, vì vậy để thực hiện công bằng xã hội nói chung cần có sự can thiệp của Chính phủ.
2. Bất bình đẳng (BBĐ)
a, Khái niệm
Bất bình đẳng xã hội được hiểu là tình trạng không bình đẳng về các cơ hội phát triển hoặc trong chia
sẻ lợi ích/chi phí giữa các thành viên trong xã hội. Bất bình đẳng chính là khái niệm trái nghĩa với
Công bằng. Bất bình đẳng luôn tồn tại trong xã hội, không thể xóa bỏ được, nhưng có thể giảm nhẹ
được tình trạng đó.
b, Nguyên nhân của BBĐ:
+ Chủ quan: do năng lực và nỗ lực của bản thân: sức khỏe, nghề nghiệp, tính chất công việc, trình độ
chuyên môn, cường độ lao động, kết quả kinh doanh, thừa kế, tích lũy và tiêu dùng,…
+ Khách quan: do sự biến động của thị trường, thiên tai, dịch bệnh, rủi ro, tai nạn, chính sách của Nhà
nước,…
c, Thước đo BBĐ:
- Đường Lorenz: được xây dựng trên cơ sở đường nối các điểm có tọa độ được xác lập bởi tỷ lệ thu
nhập cộng dồn và tỷ lệ dân số cộng dồn của 1 nhóm dân cư sau khi đã chia thành 5 nhóm nhỏ (ngũ
phân vị) có dân số bằng nhau và được sắp xếp theo trật tự từ thấp dến cao. Đường Lorenz có đặc điểm
sau:
+ Các diểm trên đường Loren không bao giờ nằm phía trên đường phân giác do tỷ lệ thu nhập cộng
dồn luôn ≤ tỷ lệ dân số cộng dồn
+ Đường Lorenz càng xa đường phân giác thì mức độ BBĐ càng cao.
+ Các diểm trên đường Loren không bao giờ nằm phía trên đường phân giác do tỷ lệ thu nhập cộng
dồn luôn ≤ tỷ lệ dân số cộng dồn.

1
CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH
- Hệ số GINI: đây là thước đo được tính toán dựa trên đường Lorenz trên đồ thị và sinh ra để khắc
phục tình trạng 2 đường Lorenz cắt nhau khiến không thể so sánh tình trạng bất bình đẳng giữa 2
quốc gia/vùng lãnh thổ.

Công thức tính hệ số GINI: g = A/(A + B) = 2A = 1 - 2B


Trong đó A là diện tích nằm giữa đường phân giác và đường Lorenz và B là diện tích giữa đườn gấp
khúc với đường Lorenz.
Đặc điểm của hệ số GINI:
+ 0 < g < 1 và g càng lớn thì mức độ BBĐ càng cao.
+ Không thể phân tách hệ số Gini theo các phân nhóm (chẳng hạn như nông thôn, thành thị hay các
vùng trog một nước) rồi sau đó "tổng hợp lại" để rút ra hệ số Gini quốc gia.
- Chỉ số Kuznets: phản ảnh chênh lệch về thu nhập giữa 2 nhóm dân số giàu nhất và nghèo nhất
Công thức tính tỷ số Kuznets:
𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒙% 𝒅â𝒏 𝒔ố 𝒈𝒊à𝒖 𝒏𝒉ấ𝒕
k= (Trong đó 0< x; y< 100)
𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒚% 𝒅â𝒏 𝒔ố 𝒏𝒈𝒉è𝒐 𝒏𝒉ấ𝒕
Đặc điểm của tỷ số Kuznets:
+ k càng lớn thì mức độ BBĐ càng cao.
+ Không phản ánh được mức độ BBĐ ở tầng lớp trung gian.
- Chỉ số Theil L:

𝒏 𝒀
Công thức tính Theil L: L = ∑𝒊=𝟏 𝒍𝒏( )
𝒚𝒊 ∗𝑵
Trong đó Y là tổng thu nhập của nên kinh tế, N là dân số, yi là thu nhập của 1 cá nhân.
Đặc điểm của Chỉ số Theil L:

2
CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH
+ L > 0 và L càng lớn thì mức độ BBĐ càng cao.
+ Cho phép tách sự bất bình đẳng chung thành bất bình đẳng trong từng nhóm nhỏ. Cho phép xem
xét các yếu tố dẫn tới sự thay đổi trong sự bất bình đẳng ở cấp quốc gia.
3. Mỗi quan hệ giữa công bằng và hiệu quả:
Công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất của xã hội loài ngƣời, dù thị trường hoạt động hiệu
quả đến đâu cũng không thể tác động để xã hội công bằng hơn. Có 2 quan điểm về mối quan hệ giữa
công bằng và hiệu quả:
Quan điểm Công bằng và hiệu quả có sự mâu Công bằng và hiệu quả không nhất
thuẫn thiết có sự mâu thuẫn
Lý do + Giảm động cơ tiết kiệm thiếu tích + Tiết kiệm của người giàu không chắc đã
lũy cho đầu tư dài hạn được đầu tư vào sản xuất mà vào hàng xa
+ Giảm động cơ làm việc: thuế cao xỉ
đánh vào người có hiệu suất lao động + Nghèo đói => dinh dưỡng, học vấn thấp
cao => năng suất thấp => hiệu quả thấp
+ Phân phối lại làm tăng chi phí hành + Nghèo đói làm giảm cầu => không kích
chính để quản lý hệ thống phân phối thích sản xuất
lại + Công bằng có tác động ngoại ứng tích
+ Gây chia rẽ xã hội: chăm thì bất cực
mãn, lười thì ỷ lại

* Mô hình chiếc xô thủng của Okun:

Okun cho rằng công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn bằng việc chỉ ra việc phân phối lại thu nhập
từ nhóm nhân dân có thu nhập cao sang nhóm có thu nhập thâp luôn xảy ra thất thoát dẫn tới kết cục
phi hiệu quả. Để minh họa cho quan điểm của mình, Okun nêu ví dụ: cứ $1 thuế thu đƣợc từ người
giàu, khi đến tay người nghèo còn lại 50 cent.
Trên hình vẽ, đường kahr năng thu nhập là AE trong khi đường thu nhập thực tế khi tái phân phối thu
nhập là ABZ.

3
CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH
III. Phân phối lại thu nhập
1. Khái niệm, mục đích và đặc điểm:
- Khái niệm: Là việc chuyển giao thu nhập/của cải từ người này sang người khác mà không làm thay
đổi tổng thu nhập/của cải của xã hội.
- Đặc điểm: Phân phối lại thu nhập tuy không làm tăng mức của cải chung của xã hội nhưng nó có
khả năng làm tăng mức phúc lợi xã hội.
- Mục đích: giảm tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đồng thời động viên giúp đỡ người nghèo có
cơ hội vươn lên, giải tỏa tâm lý bất mãn, giảm bớt tệ nạn xã hội qua đó thúc đẩy 1 xã hội phát triển
ổn định, bền vững vài hài hóa.
2. Các thuyết phân phối lại thu nhập
a, Các khái niệm
- Hàm phúc lợi xã hội: Là một hàm toán học biểu thị mối quan hệ giữa mức PLXH và độ thỏa dụng
(lợi ích ròng) của từng cá nhân trong xã hội.
- Đường bàng quan xã hội Là quỹ tích của tất cả các điểm kết hợp giữa độ thỏa dụng của mọi thành
viên trong xã hội mà những điểm đó mang lại mức PLXH bằng nhau. Đường bàng quan xã hội có
đặc điểm sau:
+ Các điểm trên cùng một đường bàng quan mang lại một mức PLXH nhƣ nhau.
+ Điểm trên đường bàng quan cao hơn phản ánh mức PLXH cao hơn.

b, Thuyết vị lợi
- Quan điểm: PLXH bằng tổng độ thỏa dụng (lợi ích ròng) của các thành viên trong xã hội.
- Hám PLXH: W = U1 + U2 + U3 + ... + Un
- Điều kiện tối đa hoa hóa PLXH: Wmax  MU1 = MU2 = ... = MUn (độ thỏa dụng biên của mỗi
thành viên bằng nhau)
- Giả định:

4
CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH
+ Coi lợi ích của người giàu và người nghèo có trọng số như nhau.
+ Hàm thoả dụng của các cá nhân là như nhau.
+ Các cá nhân đều tuân theo qui luật độ thoả dụng biên giảm dần.
+ Tổng thu nhập không thay đổi trong quá trình phân phối lại.
- Đặc điểm:
+ Thuyết vị lợi chỉ quan tâm đến tổng lợi ích ròng của tất cả các thành viên trong xã hội chứ không
quan tâm đến lợi ích của từng thành viên.
+ Đường bàng quan xã hội theo thuyết này là đường tuyến tính (độ dốc = -1 ) dốc xuống về phía
bên phải do lợi ích của người giàu và người nghèo có trọng số như nhau.
c, Thuyết cực đại thấp nhất (thuyết Rawls)
- Quan điểm: PLXH chỉ phụ thuộc vào lợi ích của ngƣời nghèo nhất. Vì vậy, muốn tối đa hóa PLXH,
phân phối lại cần tối đa hóa lợi ích của những người có thu nhập ở đáy xã hội.
- Hàm PLXH: W = minimum (U1 , U2 ,…, Un )
- Điều kiện tối đa hoa hóa PLXH: Wmax  U1 = U2 = ... = Un = W (tổng độ thỏa dụng của các
thành viên bằng nhau)
- Giả định: Đặt trọng số bằng 1 đối với người có mức độ thỏa dụng thấp nhất, và 0 đối với những
người khác.
- Đặc điểm:
+ Thuyết này chỉ quan tâm đến lợi ích của người yếu thế nhất trong xã hội nên được coi là thuyết
bênh người nghèo.
- Thuyết này dễ dẫn đến chủ nghĩa bình quân (cào bằng) làm giảm động lực phấn đấu ở nhóm người
nghèo và giảm động cơ làm việc ở nhóm người có năng lực, tuy nhiên chấp nhận một mức độ phân
hóa thu nhập trong xã hội miễn nó còn có thể làm tăng phúc lợi của nhóm người nghèo.
+ Đường bàng quan xã hội theo thuyết này có hình thước thợ (hình chữ L).

IV. Nghèo đói


1. Khái niệm
Nghèo đói là tình trạng một nhóm người trong xã hội không có khả năng được đáp ứng 1 nhu cầu nào
đó ở mức độ tối thiểu cần thiết. Có 3 quan điểm về nghèo đói, theo mức độ mở rộng dần:
Quan điểm Trường phái phúc lợi Trường phái nhu cầu Trường phải năng
cơ bản lực
Khái niệm Là tình trạng cá nhân Là tình trạng cá nhân Là tình trạng cá nhân
không có được 1 mức không có hưởng và thiếu cơ hội phát triển
phúc lợi cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu năng lực của bản thân
đáp ứng được các nhu cơ bản nhất của xã hội
cầu thiết yếu nhất của
cuộc sống.

5
CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH
Ví dụ Thiếu ăn, thiếu mặc, Thiếu được giáo dục, Thiếu tiếng nói, thiếu
thiếu nhà ở,... chăm sóc y tế,... quyền lực, thiếu việc
làm,...

Nhìn chung, biểu hiện của đói nghèo thể hiện thông qua các phương diện sau:
+ Sự khốn cùng về vật chất: thu nhập hay tiêu dùng thấp hơn mức tối thiểu (theo quy định của từng
nước).
+ Sự hưởng thụ thiếu thốn về các dịch vụ thiết yếu cơ bản: về y tế, giáo dục
+ Có nguy cơ bị tổn thương cao: dễ gặp rủi ro trong cuộc sống
+ Không có tiếng nói và không có quyền lực.
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra nghèo đói tương tự như nguyên nhân gây BBĐ về thu nhập. Vì vấn đề nghèo
đói chính là 1 mặt khác của vấn đề BBĐ thu nhập.
3. Thước đo đói nghèo
a, Đo lường đói nghèo
Người ta có thể đo lường đói nghèo thông qua thu nhập hoặc chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình.
Tuy nhiên mỗi cách có những ưu nhược điểm riêng.
Đo bằng chi tiêu Đo bằng thu nhập
Chi tiêu gắn liền với lợi ích hơn thu nhập nên Cho phép tách biệt các nguồn thu và dễ dàng so
đảm bảo tính chính xác cao hơn. sánh các cá nhân, hộ gia đình với nhau.

b, Ngưỡng nghèo:
- Ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo): là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia đình nằm dưới mức đó sẽ bị
coi là nghèo.
Ngưỡng nghèo Tuyệt đối Tương đối
Khái niệm Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn Ngưỡng nghèo tương đối: phản ánh tình
tuyệt đối về mức sống được coi là tối trạng của bộ phận dân cư sống dưới mức
thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ trung bình của cộng đồng theo 1 tỷ lệ dân
gia đình có thể tồn tại mạnh khỏe. số nhất định.
Ví dụ Chính phủ quy định ngưỡng nghèo Chính phủ quy định tỷ lệ nghèo là 10%
là 5 triệu/tháng thì những ai có mức dân số thì 10% dân số có thu nhập thấp
thu nhập dưới mức này được gọi là nhất trên cả nước được gọi là người
người nghèo. Người có thu nhập nghèo
bằng đúng 5 triệu/tháng vẫn chưa
được tính là người nghèo.

Đối với ngưỡng nghèo tuyệt đối, người ta còn chia thành 2 loại căn cứ vào mức độ tiêu dùng:

+ Chuẩn nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm.

+ Chuẩn nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách
ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.

6
CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CBXH
c, Các thước đo đói nghèo
𝟏 𝒛−𝒚𝒊 𝜶
Công thức chung: Pα = ∑𝒎
𝒊=𝟏( )
𝑵 𝒛
Trong đó: - yi : mức chi tiêu (thu nhập) tính trên đầu người, tính cho người thứ i;
- z : ngưỡng nghèo;
- N: tổng dân số;
- M: Số người nghèo;
- α: đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo.
Với  = 0; 1; 2 ta lần lượt có các thước đo đói nghèo vật chất sau:
𝐦
- Khi  = 0, ta có thước đo: Tỷ lệ đói nghèo là P0 =
𝐍
Tỷ lệ này còn được gọi là tỷ lệ đếm đầu, tức là tỷ lệ giữa số lượng người nghèo trên tổng dân số cả
nước  Thước đo phản ánh độ rộng của đói nghèo.
𝟏 𝐳−𝐲𝐢
- Khi  = 1, ta có thước đo: Khoảng nghèo là P1 = ∑𝐦
𝐢=𝟏( )
𝐍 𝐳
Khoảng nghèo phản ánh sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo  Thước
đo phản ánh độ sâu của đói nghèo.
𝟏 𝐳−𝐲𝐢 𝟐
- Khi  = 2, ta có thước đo: Bình phương khoảng nghèo là P2 = ∑𝐦
𝐢=𝟏( )
𝐍 𝐳
Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của đói nghèo vì nó đã làm tăng thêm trọng
số cho những nhóm người có khoảng nghèo lớn hơn trong số những người nghèo.
4. Giải quyết tình trạng đói nghèo.
Ba mũi tấn công đói nghèo trong chiến lược của Ngân hàng thế giới đề xuất là:
- Mở rộng cơ hội cho người nghèo
- Tăng cường quyền lực cho người nghèo
- Tăng cường an sinh xã hội

You might also like