You are on page 1of 10

CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC

Thị trường đôi lúc hoạt động kém hiệu quả, nó đem lại mức giá và sản lượng không giống như xã hội
mong muốn, gây ra tổn thất PLXH, khi đó ngừoi ta gọi các hiện tượng đó là thất bại của thị trường. Các
thất bại thị trường bao gồm: Độc quyền (ĐQ thuần túy, ĐQ nhóm), Ngoại ứng, Hàng hóa công cộng,
Thông tin không đối xứng.

Khi đó đòi hỏi Chính phủ phải can thiệp vào thị trường để phân bổ lại nguồn lực để nâng cao PLXH.

I. Độc quyền (ĐQ)


1. Khái niệm (ở môn học này chúng ta chỉ phân tích ĐQ bán, không phân tích về ĐQ mua)

Là việc trên thị trường chỉ xuất hiện 1 hoặc 1 nhóm người sản xuất và bán hàng dẫn đến việc họ có thể
kiểm soát được mức giá cả và sản lượng của thị trường.

2. Nguyên nhân

Độc quyền hình thành chủ yếu do 4 nguyên nhân sau:

+ Nhà nước giao quyền.

+ Kết quả của quá trình cạnh tranh.

+ Sở hữu nguồn lực đặc biệt.

+ Sở hữu phát minh, sáng chế, bản quyền.

3. Đặc điểm

Do hành vi tối đa hóa lợi nhuận của nhà ĐQ tại MR = MC nên giá và sản lượng của thị trường sẽ khác
biệt so với mức tối ưu xã hội (P = MC).

+ Về sản lượng: sản xuất ít hơn mức xã hội mong muốn

+ Về giá: bán giá cao hơn mức xã hội mong muốn

Vì vậy nhà ĐQ sẽ có lợi nhuận siêu ngạch (lợi nhuận lớn hơn nhiều so với trong điều kiện cạnh tranh).
Tuy nhiên sự khác biệt này lại gây ra tổn thất PLXH

 Nhà nước cần phải can thiệp để điều tiết ĐQ để giảm tổn thất PLXH.

4. Phân loại

ĐQ gồm 2 loại là ĐQ thường và ĐQ tự nhiên.

+ ĐQ thường: MC dốc lên, ATC có hình chữ U, MC cắt ATC tại điểm ATCmin.

+ ĐQ tự nhiên: MC và ATC đều dốc xuống về bên phải, MC luôn thấp hơn ATC tại mọi mức sản lượng.
(ĐQ tự nhiên sinh ra do 1 quá trình cạnh tranh bằng giá nhờ ưu thế chi phí thấp khi mở rộng sản lượng).
1
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC
5. Điều tiết ĐQ

- Tại sao không thể xóa bỏ ĐQ mà chỉ nên điều tiết ĐQ:

Nếu xóa bỏ độc quyền thì sẽ xóa bỏ 1 ngành nghề, 1 lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì lý do trên nên Nhà
nước chỉ có thể điều tiết nó để nâng cao phúc lợi xã hội.

a, Điều tiết ĐQ thường

+ Dùng pháp luật chống ĐQ: Dùng các đạo luật chống việc mua bán, sáp nhập, thâu tóm các doanh
nghiệp, chống cartel và cấu kết,…

+ Thực hiện sở hữu Nhà nước với ĐQ: đây là biện pháp cứng nhắc, tuy nhiên được sử dụng để qua đó
Nhà nước có thể điều tiết việc sản xuất các mặt hàng chủ đạo.

+ Đánh thuế: Đây là 1 biện pháp điều tiết ĐQ có thể nói là phi hiệu quả nhưng đôi lúc phải sử dụng.Việc
đánh thuế t trên 1 đơn vị sẽ khiến chi phí biên của nhà ĐQ gia tăng dẫn đến Q(Q*Qt), P(P*Pt),
, W (SABC  SA’B’C’)

+ Đặt giá trần: Việc đặt giá trần có tác dụng hạ giá bán, tăng sản lượng và qua đó giảm tổn thất PLXH.
Đây được coi là biện pháp phổ biến nhất, dễ sử dụng nhất và cũng hợp lý, hiệu quả nhất.

2
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC
Việc đặt giá trần P = P1 < P* sẽ khiến P (P*P1), Q(Q*Q1), , W (SABC  SA’B’C’)

b, Điều tiết ĐQ tự nhiên

Đối với loại hình ĐQ này thì việc điều tiết chỉ thông qua việc đặt giá trần. Chúng ta có 2 mức giá trần hữu
hiệu nhất là đặt giá bằng chi phí trung bình (P = ATC) và đặt giá bằng chi phí biên (P = MC).

+ Đặt giá bằng chi phí trung binh (P = ATC) khiến P( P*P1), Q(Q*Q1),  = 0, W (SABC  SA’B’C’).
Tuy vẫn còn gây tổn thất PLXH do tiêu dùng quá ít nhưng đã giảm xuống rất nhiều nên đây cũng coi là 1
biện pháp tạm chấp nhận được.

+ Đặt giá bằng chi phí biên (P = MC) khiến khiến P( P*P0), Q(Q*Q0),  < 0, W= 0. Đây là biện
pháp đạt hiệu quả tối ưu xã hội, tuy nhiên lại làm nhà ĐQTN bị thua lỗ. Nếu chính phủ không có thêm biện
pháp phụ thì hãng ĐQ này sẽ rời bỏ thị trường.

Song song với việc áp giá nố trên chính phủ có thể sử dụng 2 phương án đi kèm để bù lỗ: thuế khoán (bù lỗ
bằng ngân sách) hoặc định giá 2 phần (1 phần cho thu trước để bù lỗ, phần kia thu theo sản lượng bán ra).

Ví dụ:

+ Ngành điện thường xuyên bị lỗ và nhà nước phải bù bằng ngân sách.

+ Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định thường thu 1 khoản gọi là cước thuê bao cũng để bù lỗ khi giá
cước gọi bị Nhà nước điều tiết.

3
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC

II. Ngoại ứng


1. Khái niệm

Là hiện tượng sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa trên thị trường gây ảnh hưởng đến bên thứ 3 mà ảnh
hưởng đó không được phản ánh trong giá cả thị trường.

2. Phân loại và điều tiết

Phân loại Ngoại ứng tiêu cực Ngoại ứng tích cực
Đồ thị

Lợi ích và Bên bán: MPC (đường cung) – tư nhân Bên bán: MPC (đường cung) - tư nhân
chi phí củaBên mua: MPB (đường cầu) - tư nhân Bên mua: MPB (đường cầu)- tư nhân
các bên Bên thứ 3: MEC Bên thứ 3: MEB
liên quan - Lợi ích XH: MSB = MPB - Lợi ích XH: MSB = MPB + MEB
- Chi phí XH: MSC = MPC + MEC - Chi phí XH: MSC = MPC
Kết quả Qtt > Qxh Qtt < Qxh
Tổn thất PLXH do tiêu dùng/ sản xuất quá nhiều Tổn thất PLXH do tiêu dùng/ sản xuất quá ít so
so với XH mong muốn (SABC) với XH mong muốn (SABC)
Can thiệp - Thuế (đòn bẩy để đưa từ B về A): Trợ cấp (đòn bẩy để đưa từ B về A):
giải quyết + Mức can thiệp /1 đơn vị: t* = MEC(Qxh) + Mức can thiệp /1 đơn vị: t* = MEC(Qxh)
ngoại ứng + Tổng số tiền thuế: T = t * Qxh + Tổng số tiền thuế: T = t * Qxh
- Trợ cấp (không mang tính đòn bẩy): Lưu ý : việc trợ cấp có thể không dùng đến nếu
+ Mức can thiệp /1 đơn vị: t* = MEC(Qxh) quá tốn kém hoặc ngoại ứng không có tác động
+ Tổng số tiền trợ cấp: T = t * (Qtt - Qxh) rõ rệt đến xã hội.
- Đền bù (bên gây hại đền cho bên thứ 3)
+ Mức đền bù /1 đơn vị: t* = MEC(Qxh)
+ Tổng tiền đền bù: t* Qxh
Để đền bù được tiến hành cần xác lập quyền sở
hữu tài sản rõ ràng giữa các bên, chi phí đàm
phán về việc giao quyền sở hữu thấp.
- Sáp nhập: triệt tiêu bên thứ 3 bằng việc mua
bán, góp vốn tài sản.
- Dùng dư luận xã hội, giáo dục, …
4
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC
3. Đặc điểm chung

- Ngoại ứng có thể xảy ra ở bên sản xuất lẫn bên tiêu dùng.

Thông thường chúng ta gặp các bài tập sẽ thấy ngoại ứng tích cực do người tiêu dùng gây ra trong khi
ngoại ứng tiêu cực do bên sản xuất gây ra. Tuy nhiên dù tích cực hay tiêu cực đều có thể xảy ra ở bên
còn lại.

Ví dụ:

+ Ngoại ứng tích cực do bên sản xuất: Nuôi ong lấy mật.

+ Ngoại ừng tiêu cực do bên tiêu dùng: Hút thuốc lá.

- Tính chất tích cực hay tiêu cực của 1 ngoại ứng đôi khi chỉ mang tính chất tương đối.

Ví dụ: Một người bật nhạc Sơn Tùng - MTP trong đêm. Đối với các SKY thì đó là ngoại ứng tích cực,
đối với anti thì là ngoại ứng tiêu cực.

- Việc ai là người gây ra ngoại ứng cho ai đôi khi rất khó xác định.

Ví dụ: Một cái hồ nước đang trong tranh chấp giữa nhà máy hóa chất và hợp tác xã nuôi cá. Việc nuôi
cá trong hồ và xả hóa chất ra hồ đã gây ô nhiễm – ngoại ứng tiêu cực.

+ Nếu cái hồ thuộc sở hữu của HTX thì nhà máy hóa chất là người gây ngoại ứng.

+ Nếu thuộc sở hữu của nhà máy hóa chất, thì HTX là người gây ngoại ứng.

+ Nếu cái hồ không thuộc sở hữu của ai thì rất khó để nói ai là người gây ra ngoại ứng.

- Dù mang tính tích cực hay tiêu cực ngoại ứng luôn gây ra tổn thất PLXH. Ngoại ứng tích cực gây ra
tổn thất PLXH do sản lượng quá ít, ngoại ứng tiêu cực gây ra tổn thất PLXH do sản lượng quá nhiều.

5
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC

III. Hàng hóa công cộng (HHCC)


1. Tính loại trừ và tính cạnh tranh

a, Tính loại trừ: Tồn tại 1 biện pháp để loại bớt 1 người tiêu dùng đang sử dụng hàng hóa ra ngoài.
Người ta thường loại trừ bằng cơ chế giá cả.

b, Tính cạnh tranh: Khi có thêm 1 người tiêu dùng hàng hóa sẽ làm giảm lợi ích của những người đang
sử dụng nó. Tính cạnh tranh xuất hiện do tính chất hữu hạn và khan hiếm của hàng hóa.

2. Hàng hóa cá nhân (HHCN) và hàng hóa công cộng (HHCC)

Loại hàng hóa HHCN HHCC


Khái niệm Là hàng hóa có cả tính cạnh Là hàng hóa bị khuyết đi ít nhất
tranh và tính loại trừ 1 trong 2 thuộc tính cạnh tranh
hoặc loại trừ
Đường cầu tổng hợp Cộng các đường cầu cá nhân Cộng các đường cầu cá nhân
theo chiều ngang: theo chiều dọc:
Giá: P = PA = PB Giá: P = PA + PB
Lượng: Q = QA + QB Lượng: Q = QA = QB
Càng đông người tiêu dùng Càng đông người tiêu dùng
đường cầu càng thoải đường cầu càng dốc.
Người tiêu dùng chi trả để tài Muốn tiêu dùng hàng hóa các cá Chi trả theo lợi ích biên mà họ
trợ cho việc sản xuất và cung nhân phải chi trả số tiền như được thụ hưởng. Do lợi ích của
ứng hàng hóa. nhau cho 1 đơn vị hàng hóa bằng các cá nhân là khác nhau nên
giá của hàng hóa đó. mức chi trả của mỗi cá nhân là
khác nhau. Tổng mức chi trả của
các cá nhân = giá của hàng hóa.
Ví dụ Gạo, vải Sóng vô tuyến, truyền hình cáp,
ghế đá công viên.

3. HHCC thuần túy và HHCC không thuần túy

Loại hàng hóa HHCC thuần túy HHCC không thuần túy
Không có tính loại trừ Không có tính cạnh tranh
Khái niệm Là hàng hóa bị khuyết Là hàng hóa chỉ có tính Là hàng hóa chỉ có tính loại
cả 2 tính cạnh tranh và cạnh tranh mà không có trừ mà không có tính cạnh
loại trừ tính loại trừ tranh
Ví dụ Hải đăng Ghế đá Truyền hình cáp

4. Các hình thức cung cấp hàng hóa

a, Phân biệt cung cấp cá nhân và cung cấp công cộng

- Cung cấp cá nhân: Là hình thức cung cấp theo cơ chế thị trường (mua – bán dựa trên giá trị của hàng
hóa).

- Cung cấp công cộng: Là hình thức cung cấp theo cơ chế phi thị trường.
6
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC
b, Một số hình thức cung cấp công cộng:

- Việc cung cấp công cộng diễn vì mục đích nhân đạo hoặc việc cung cấp cá nhân quá tốn kém và phi
hiệu quả. Việc cung cấp công cộng thường thể hiện dưới các hình thức sau :

+ Cung cấp miễn phí: người tiêu dùng sẽ được sử dụng tối đa lượng hàng hóa mà họ mong muốn, trong
khi không phải trả 1 chi phí nào cả (P = 0)  gây ra tổn thất PLXH do tiêu dùng quá mức.

+ Định suất đồng đều: Căn cứ vào mức sản lượng tối ưu xã hội để chia đều cho những người tiêu dùng
 vừa gây ra tổn thất PLXH do tiêu dùng quá mức lẫn quá ít do việc cung cấp hàng hóa không dựa trên
nhu cầu thực sự của các cá nhân nên sẽ có người thừa và người thiếu.

+ Xếp hàng: Người tiêu dùng phải xếp thứ tự để được mua hàng theo lượt  những người mua được
hàng trước có thể bán lại cho những người không muốn xếp hàng với giá cao hơn.

Lưu ý : Cần phải phân biệt tính chất của hàng hóa (HHCC/HHCN) và cách thức cung cấp hàng hóa
(CCCN, CCCC) và chủ thể cung cấp (cung cấp bởi KVTN/KVC).

5. HHCC là thất bại thị trường

Do việc sản xuất và cung ứng HHCC thường khó đem lại lợi nhuận cho nhà cung cấp nên khu vực tư
nhân không muốn tham gia cung ứng loại hàng hóa này, dẫn đến việc sản xuất ở mức sản lượng quá thấp
so với nhu cầu của xã hội. Do đó gây ra tổn thất PLXH

6. Điều tiết

Chính phủ có thể giải quyết vấn đề HHCC bằng 2 cách :

+ Sử dụng KVC trực tiếp sản xuất và cung ứng HHCC.

+ Tạo cơ chế thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia sản xuất HHCC và Chính phủ sẽ đóng vai trò cung
ứng: thuê ngoài, hợp tác công - tư PPP (BT, BOT, BTO,...). Phương án này thường được sử dụng trong
bối cảnh Chính phủ thiếu các nguồn lực để sản xuất HHCC trong khi khu vực tư nhân lại có nguồn lực
dồi dào: nhân lực, kĩ thuật,...

7. Các trường hợp của HHCC

a, HHCC không có tính loại trừ

Đối với loại hàng hóa này không có 1 biện pháp nào để thu tiền của người tiêu dùng khi họ sử dụng hàng
hóa.

 Xuất hiện vấn đề kẻ ăn không (những người muốn tiêu dùng hàng hóa nhưng tìm cách né tránh việc
chi trả tiền cho hàng hóa đó).

Để khắc phục hiện tượng này cần phải tiến hành thu tiền trước rồi mới cung cấp hàng hóa.

7
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC
b, HHCC không có tính cạnh tranh

Do không có tính cạnh tranh nên chi phí biên để phục vụ thêm 1 người tiêu dùng = 0 (tuy nhiên chi phí
biên để sản xuất > 0 do vẫn tốn kém nguồn lực). Việc sử dụng hàng hóa này luôn làm cho lợi ích xã hội
lớn hơn lợi ích của cá nhân 1 người sử dụng nên nó là trường hợp của ngoại ứng tích cực.

c, HHCC có khả năng tắc nghẽn

Đây là 1 loại HHCC đặc biệt ở chỗ đặc tính của nó thay đổi theo thời kỳ:

- Lúc thấp điểm nó là HHCC thuần túy. Lúc này, nó không xảy ra tắc nghẽn, chi phí biên phục vụ 1
người tiêu dùng = 0. Do đó không nên thu phí để lượng đi lại là tối đa và đạt hiệu quả xã hội. Nếu thu
phí P > 0 thì sẽ gây tổn thất PLXH do việc tiêu dùng quá ít.

- Lúc cao điểm, tính cạnh tranh xuất hiện, sẽ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn nên chi phí phí biên để vụ 1
người tiêu dùng > 0. Do đó việc thu phí là cần thiết để hạn chế việc tiêu dùng quá mức. Tuy nhiên phải
cân nhắc việc thu phí hay không vì việc thu phí có thể cũng gây ra tổn thất PLXH không kém so với việc
không thu phí.

8
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC

IV. Thông tin không đối xứng (Thông tin không hoàn hảo)
1. Khái niệm

Thông tin không đối xứng là hiện tượng người bán hay người mua có được nhiều thông tin chính xác về
hàng hóa mà họ giao dịch hơn người còn lại.

2. Đặc điểm

Người bán hoặc người mua do thiếu thông tin hoặc nhận được những thông tin sai lệch về sản phẩm
khiến họ có những sai lầm trong việc phản ứng trên thị trường. Vì vậy lúc này cung hoặc cầu sẽ thay đổi
để tạo ra mức sản lượng cao hơn hoặc thấp hơn xã hội mong muốn.

3. Nguyên nhân

Thông tin có tính cạnh tranh trong sử dụng do nó không làm cho những người cùng có được nó xưng đột
về mặt lợi ích, vì vậy nó là HHCC. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng thông
tin không đối xứng.

9
CHƯƠNG 2: PHÂN BỔ LẠI NGUỒN LỰC
Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

- Do bản thân hàng hóa: thuốc, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tín dụng,…

- Do ít đi mua sắm: Càng ít mua sắm thì người mua càng có thông tin về sản phẩm

- Do quan hệ tương đồng giữa giá cả - chất lượng: Người dân luôn cho rằng giá cả đi đôi với chất lượng
tuy nhiên thực tế có thể không phải như vậy.

- Do chi phí thẩm định hàng hóa: Chi phí thẩm định hàng hóa càng cao, người tiêu dùng càng ngại thẩm
định và hiện tượng thông tin không đối xứng càng dễ diễn ra.

Về việc thẩm định hàng hóa trong quá trình mua và tiêu dùng, chúng ta có thể chia hàng hóa thành 3
loại với mức độ nghiêm trọng về hiện tượng thông tin không đối xứng tăng dần như sau:

+ Hàng hóa có thể thẩm định trước khi dùng: quần áo, giày dép,…

+ Hàng hóa chỉ có thể thẩm định khi dùng: thực phẩm, đồ ăn uống, khóa học tiếng Anh,...

+ Hàng hóa không thể thẩm định được khi dùng: Thuốc, thực phẩm chức năng,…

Hàng hóa không thể thẩm định được khi dùng gây ra hiện tượng thông tin không đối xứng nghiêm trọng
nhất vì đã rất tốn kém mà vẫn không xác định được chất lượng của hàng hóa.

4. Các giải pháp

- Người mua: Tăng cường mua sắm và tiến hành thẩm định hàng hóa.

- Người bán:

+ Thực hiện các dịch vụ hậu mãi như bảo hành sản phẩm để đảm bảo cho người mua chắc chắn mua
được sản phẩm có chất lượng tốt như cam kết.

+ Tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm để giúp khách hàng có thêm thông tin về sản
phẩm. Cần phải lưu ý, nếu doanh nghiệp cố tình đưa những thông tin sai lệch về sản phẩm khi quảng
cáo có thể làm hiện tượng thông tin không đối xứng tăng lên.

- Chính phủ:

+ Ra các quy định về cung cấp thông tin về sản phẩm và người sản xuất sản phẩm như quảng cáo, tem
chống giá, tem kiểm dịch, bao bì, nhãn mác, giấy tờ về nguồn gốc hàng hóa, chứng chỉ nghề nghiệp, giấy
phép hành nghề,...

+ Xử phạt các doanh nghiệp có hành vi lừa dối khách hàng.

10

You might also like