You are on page 1of 11

Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chương 3
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG


(1) Các lý thuyết cơ bản về hành vi của người tiêu dùng bao gồm Lý thuyết lợi ích
đo được, Lý thuyết lợi ích có thể so sánh - phân tích bàng quan ngân sách, Lý thuyết sở thích
bộc lộ; và Cầu theo đặc tính sản phẩm.
(2) Lý thuyết lợi ích đo được là lý thuyết đơn giản nhất (tất nhiên sẽ có nhiều hạn
chế) đề cập tới tiêu dùng cá nhân với đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng hợp lý được
hiểu là Hộ gia đình: Một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết định tiêu
dùng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích với thu nhập nhất định (khan hiếm).
(3) Lợi ích (U) là sự thoả mãn và hài lòng có được khi tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch
vụ.
(4) Tổng lợi ích (TU) được hiểu là toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng khi tiêu dùng một
số lượng nhất định hàng hoá và dịch vụ.
(5) Lợi ích và Tổng lợi ích: là những khái niệm trừu tượng do đó để đo lợi ích người ta
dùng một đơn vị qui ước gọi là Utils.
(6) Lợi ích cận biên (MU): là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng
hoá hoặc dịch vụ nào đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác.
(7) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một
hàng hoá hoặc một dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hoá hoặc
dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên
mức tiêu dùng các hàng hoá khác. Hay nói cách khác mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu
dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó.
(8) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần gắn với tâm lý chủ quan của người tiêu dùng,
nặng về định tính nhưng giải thích được vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía
phải. Khi lợi ích cận biên của hàng hoá đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của
đường lợi ích cận biên. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường
cầu cá nhân.
(9) Thặng dư tiêu dùng (CS) là sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu
dùng một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ nào đó (MU) với chi phí cận biên để thu được lợi ích
đó (MC), tức là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hoá và
giá mà thực tế đã trả khi mua hàng hoá đó. Tổng hợp thặng dư tiêu dùng của từng cá nhân là
thặng dư tiêu dùng dùng chung của thị trường (CS).
(10) Người tiêu dùng đạt được trạng thái cân bằng bằng cách gia tăng mua một sản
phẩm cho đến khi giá trị mà họ gán cho đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với mức giá sản
phẩm đó (MU=MC=P).
(11) Để tối đa lợi ích đo được cần tuân theo nguyên tắc cân bằng tiêu dùng cận
biên: MU1/P1=MU2/P2=MU3/P3=….= MUn/Pn. Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng hợp lý
sẽ mua mỗi loại hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả

29
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn
vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của nó trong
việc phân tích hành vi người tiêu dùng. Cho ví dụ minh họa.
2. Sử dụng quy luật lợi ích cận biên giảm dần, giải thích đường cầu nghiêng
xuống dưới về phía phải và minh họa bằng đồ thị.
3. Phân tích nội dung tối đa hoá lợi ích (giả định lợi ích đo được) của người tiêu
dùng.
4. Hãy giải thích tại sao người tiêu dùng lại khó khăn hơn trọng việc lựa chọn
tiêu dùng tối ưu khi một hàng hoá mà họ mua bị định lượng.
5. Phương pháp lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi biết U, MU, TU
6. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu thông qua đường ngân sách và đường bàng quan.
C.BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Giải thích tại sao để đạt được sự thỏa mãn tối đa lợi ích, tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng
hóa phải bằng tỷ lệ giá cả của hai hàng hóa đó.
2. Giải thích tại sao người tiêu dùng gặp khó khăn hơn khi một sản phẩm mà họ mua bị định
lượng .
3. Giả sử một người dành ngân sách cho trước để mua hai sản phẩm là lương thực thực phẩm
và quần áo. Nếu lương thực thực phẩm là thứ cấp thì có thể kết luận quần áo cũng là thứ cấp
hay thông thường hay không? Tại sao?
4. Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm A. Biết sản phẩm A là hàng
cao cấp vậy nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên doanh nghiệp này cần phải thay đổi
sản lượng bán trên thị trường như thế nào?
5. Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bổ sung với sản phẩm A. Biết sản phẩm A là hàng
cao cấp vậy nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên doanh nghiệp này cần phải thay đổi
sản lượng bán trên thị trường như thế nào?
C. BÀI TẬP
1. Với một phần thu nhập bổ sung hàng tháng 100 nghìn đồng, người tiêu dùng này dùng để
mua bánh mỳ và vé xem phim. Giá bánh mỳ là 2 nghìn đồng/ chiếc. Giá xem phim là 20 ngàn
đồng/chiếc
a) Vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng này.
b) Người bán bánh mỳ giảm giá xuống 1 ngàn đồng/chiếc, hãy vẽ đường ngân sách mới cho
người tiêu dùng này.
2. Bạn có 40 nghìn để chi tiêu cho 2 hàng hóa. Hàng hóa thứ nhất giá 10 nghìn một đơn vị,
hàng hóa thứ 2 giá 5 nghìn một đơn vị.
a) Hãy viết phương trình đường ngân sách của bạn
b) Giả sử giá hàng hóa thứ nhất tăng lên thành 20 nghìn và thu nhập của bạn cung tăng lên
thành 60 nghìn. Hãy vẽ đường ngân sách mới của bạn.

30
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

3. Một khách bay thường xuyên của một hãng hàng không được giảm giá vé 25% khi bay
được 25.000 dặm 1 năm, và 50% khi đã bay được 50.000 dăm. Hãy vẽ đường ngân sách cho
người này.
4. Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được cho bởi: U(X,Y) =XY.
a) Giả sử lúc đầu người tiêu dùng dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng
hóa Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để thỏa mãn như
lúc đầu.
b) Người này thích tập hợp nào hơn trong hai tập hợp sau: 3 đơn vị X và 10đơn vị Y; 4 đơn vị
X và 8 đơn vị Y.
c) Hãy xét 2 tập hợp sau: (8,12) và (16,6), người này có bàng quan giữa hại tập hợp này
không?
5. Một người tiêu dùng có mức thu nhập hàng tháng là I = 200 ngàn đồng để phân bố tiêu
dùng 2 hàng hóa X và Y.
a) Giả sử giá hàng hóa X, P X= 4 ngàn đồng một đơn vị sản phẩm, giá sản phẩm Y là P Y = 2
ngàn đồng một đơn vị sản phẩm Y. Hãy vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng này.
b) Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này được cho bởi U(X,Y) = 2X + Y. Người này nên
chọn kết hợp X,Y nào để tối đa hóa lợi ích?
c) Cửa hàng nơi người này thường mua có khuyến khích đặc biệt. Nếu mua 20 đơn vị Y ( ở
giá 2 ngàn) sẽ được thêm 10 đơn vị Y nữa không mất tiền. Điều này chỉ áp dụng cho 20 đơn
vị Y đầu tiên, tất cả các đơn vị sau vẫn phải mua ở mức giá 2 ngàn (trừ số thưởng). Hãy vẽ
đường ngân sách cho người này.
d) Vì cung hàng hóa Y giảm nên giá của nó tăng thành 4 ngàn đồng một đơn vị. Cửa hàng này
không khuyến khích mua như trước nữa. Bây giờ đường ngân sách của người này thay đổi
như thế nào?. Kết hợp X,Y tối đa hóa lợi ích của người đó?
6. Cho đường ngân sách và 3 đường bàng quan của 1 người ở hình dưới đây:

a) Nếu giá của Y là 15$ thì ngân sách của


người tiêu dùng này là bao nhiêu?
Hàng hóa Y
b) Đã biết câu trả lời của câu a, giá của X sẽ
là bao nhiêu?
10 A
c) MRSX/Y ở điểm tiêu dùng tối ưu là bao
nhiêu?
d) Tại sao điểm tối ưu không phải là A, là B? C B
e) Nếu những người tiêu dùng tối đa hóa lợi
ích của một thành phố khác trả một nửa cho
hàng hóa Y và gấp đôi cho hàng hóa X thì
MRSX/Y của họ là bao nhiêu? O 20
Hàng hóa X

31
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

7. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 3500 để mua hai sản phẩm X và Y với mức giá
tương ứng là Px =500, Py = 200. Sở thích của người này được biểu thị qua hàm số
TUX= - Q2X + 26QX
TUY = -5/2 Q2Y + 58QY
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng lợi ích tối đa.
8. Giả sử một người tiêu dùng có mức thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai hàng
hoá là là X và Y với giá PX= 3 USD; PY = 1USD. Cho biết hàm tổng lợi ích TU = X.Y.
a) Viết phương trình đường ngân sách
b) Tính MUX, MUY, MRSX/Y.
c) Xác định số lượng hàng hoá X, Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá lợi ích
và mức tổng lợi ích lớn nhất.
9. Một người tiêu dùng có mức thu nhập là I = 24$ dùng để mua hai hàng hoá X và Y, giá sản
phẩm X là PX=3$; giá sản phẩm Y là PY =2,5$. Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản
phẩm X và Y là TUX và TUY cho bởi bằng sau đây.
Tổng lợi ích của việc tiêu dùng hàng hoá X và Y
Hàng hoá X và Y 1 2 3 4 5 6 7
TUX 48 90 126 156 180 198 210
TUY 50 96 138 176 210 240 266
Yêu cầu : Hãy xác định số lượng sản phẩm X và Y mà người tiêu dùng này sẽ mua để tối đa
hoá lợi ích và mức tổng lợi ích lớn nhất.

X MUx MUx/Px Y MUy Muy/Py


1 48 16 1 50 20
2 42 14 2 46 18,4
3 36 12 3 42 16,8

4 30 10 4 38 15,2
5 24 8 5 34 13,6
6 18 6 6 30 12
32
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

7 12 4 7 26 10,4
24 = 3Qx + 2,5Qy TUx,y =126 +240 = 366

BÀI TẬP TỰ GIẢI


1. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 36000 ngàn đồng chi tiêu cho 3 loại sản
phẩm X,X,Z. Đơn giá các sản phẩm
PX = PY = PZ = 3000 ngàn đồng.
Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện thông qua bảng sau
Sản phẩm TUX TUY TUZ
1 75 68 62
2 147 118 116
3 207 155 164
4 252 180 203
5 289 195 239
6 310 205 259
7 320 209 269
a) Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập của mình như thế
nào để tiêu dùng 3 loại sản phẩm ? Tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu ?
b) Thu nhập vẫn là I = 36000 ngàng đồng, nhưng giá sản phẩm thay đổi :
PX = PZ = 3000 đồng/sản phẩm
PY = 6000 đồng/sản phẩm
Vậy người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập của mình như thế nào để tối đa hóa
lợi ích. Mức tổng lợi ích lớn nhất là bao nhiêu ?
c) Vẽ đường cầu cá nhân của các sản phẩm X,Y,Z
2. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.200 ngàn đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và
Y, với PX = 100 ngàn đồng/sản phẩm ; PY = 300 ngàn đồng/ sản phẩm. Mức thỏa mãn của
người tiêu dùng này được biểu hiện qua hàm số sau :
TUX = - 1/3 X2 +10X
TUY = - 1/2 Y2 + 20Y
a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu
b) Tính tổng lợi ích của người tiêu dùng này.

33
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

3. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1.200 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y, với P X =
100 ngàn đồng/sản phẩm ; PY = 300 ngàn đồng/ sản phẩm. Mức thỏa mãn của người tiêu dùng
này được biểu hiện qua hàm số sau : TU = X.Y
a) Xác định lợi ích cận biên của sản phẩm X và sản phẩm Y
b) Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích tối đa của người tiêu dùng này.
4. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 300 để chi mua 2 sản phẩm X và Y, với giá
tương ứng PX = 10 ; Py = 20. Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện qua hàm
số sau : TU = X(Y-2).
a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng lợi ích tối đa đạt được.
b) Nếu thu nhập tăng lên I2 = 600, giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu dùng
tối ưu và tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu?
c) Nếu giá sản phẩm Y tăng lên Py = 30, các yếu tố khác không đổi, khi đó người tiêu
dùng này sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X, Y và lợi ích tôi đa đạt được là bao nhiêu ?
E. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Để tối đa hóa lợi ích với thu nhập cho trước, người tiêu dùng phân phối thu nhập để
mua sản phẩm theo nguyên tắc
a) Lợi ích cận biên của các sản phẩm bằng nhau:
MUx = MUY = MUZ =…
b ) Một đơn vị tiền tệ mang lại lợi ích như nhau khi tiêu dùng những hàng hóa khác nhau.
MUx / Px= MUY/PY = MUZ/PZ =…
c) Ưu tiên những sản phẩm có mức giá rẻ
d) Phân chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau
2. Đường tiêu dùng là :
a) Là tập hợp các kết hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả thay đổi, khi các yếu tố khác
không đổi.
b) Tập hợp những tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách khi giá cả và thu
nhập thay đổi
c) Tập hợp những tiếp điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách khi giá cả và thu
nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi.
d) Là tập hợp các kết hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả thay đổi các sản phẩm thay
đổi, khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập không đổi.
3. Điểm phối hợp tối ưu ( đạt TUMax) giữa hai sản phẩm X và Y là :
a) Tiếp điểm của đường lợi ích với đường ngân sách
b) Tiếp điểm của đường lợi ích với đường đồng phí
c) Tiếp điểm của đường đồng lượng với đường đồng phí
d) Tiếp điểm của đường đồng lượng với đường đồng phí.
4. Đường ngân sách có dạng : Y =100 - 2X ; Nếu Py = 10 và
a) Px = 5, I = 100 b) Px = 10, I = 2.000

34
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

c) Px = 20, I = 2.000 d) Px = 20, I = 1.000


5. Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1000 thì đường ngân sách có dạng
a) Y = 200 -1/4X b) Y = 100 + 4X
c) Y = 50 + 1/4X d) Y = 50 -1/4X
6. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và Y
với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện
qua hàm số : TUX = - 1/3 X2 + 10X TUY = -1/2Y2 + 20Y
a) MUX = -1/3X +10 MUY = -1/2Y +20
b) MUX = 2/3X +10 MUY = -Y +20
c) MUX = -2/3X +10 MUY = -Y +20
d) Tất cả điều trên đều sai
7. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và I
với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện
qua hàm số : TUX = - 1/3 X2 + 10X TUY = -1/2Y2 + 20Y
a) X = 3 ; Y = 3 b) X = 6 Y=2
c) X = 9 Y=1 d) Tất cả đều sai
8. Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 1200 ngàn dùng để mua 2 sản phẩm X và Y
với giá PX = 100 ngàn/sản phẩm ; PY = 300 ngàn/sản phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện
qua hàm số : TUX = - 1/3 X2 + 10X TUY = -1/2Y2 + 20Y
a) TUMax = 86 b) TUMax = 82 c) TUMax = 76 d) TUMax = 96
9. Đường ngân sách là :
a) Tập hợp các phân phối có thể có giữa 2 sản phẩm người tiêu dùng có thể mua khi thu
nhập không đổi.
b) Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi thu
nhập thay đổi.
c) Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua khi giá
sản phẩm thay đổi.
d) Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua với
giá sản phẩm cho trước và thu nhập không đổi
10. Đẳng thức nào dưới đây chỉ ra sự tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng
hai hàng hoá X1 và X2
a) MUx1 =MUx2
b) MUx1/X1 = MUx2/X2
c) MUx1/Px1 = MUx2/Px2
d) MUx1/MUx2 =Px1/Px2
e) Cả c và d
11. Độ dôc của đường ngân sách phụ thuộc vào
a) Tỷ lệ giá cả của hai hàng hoá

35
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

b) Thu nhập của người tiêu dùng


c) Số lượng người tiêu dùng
d) Hàng hoá đó là thư cấp hay thông thường.
12. Khi hàng hoá là thay thế hoàn toàn cho nhau thì
a) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá giảm dần
b) Các đường bàng quan có dạng tuyến tính
c) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá là hằng số
d) Cả b và c.
13. Thu nhập tăng giá không đổi, khi đó
a) Độ dốc của đường ngân sách thay đổi
b) Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
c) Đường ngân sách trở nên phẳng hơn
d) Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
14. Độ dốc của đường bàng quan phản ánh
a) Sự ưa thích có tính bắc cầu
b) Sự ưa thích là hoàn chỉnh
c) Tỷ lệ thay thế giữa hai hàng hoá
d) Các trường hợp trên đều sai.
15. Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu sẵn sàng trả cho hàng hoá và dịch vụ nào đó với giá
mà người tiêu dùng mua hàng hoá đó gọi là
a) Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hoá đó
b) Độ co giãn của cầu
c) Thặng dư sản xuất
d) Thăng dư tiêu dùng
16. Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là sự lựa chọn thoả mã điều kiện
a) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan
b) Tỷ lệ thay thế biên của hai hàng hoá bằng với tỷ lệ giá của chúng
c) Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
d) Các câu trên đều đúng
17. Khi đạt tối đa hoá lợi ích, thì lợi ích cân biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng của các hàng
hoá phải bằng nhau( MUX=MUY=….MUn)
a) Đúng hay sai tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng
b) Đúng hay sai tuỳ theo thu nhập của người tiêu dùng
c) Đúng khi giá của các hàng hoá bằng nhau
d) Luôn luôn sai.
18. Khi tổng lợi ích giảm, thì lợi ích cận biên sẽ
a) Dương và tăng dần

36
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

b) Âm và giảm dần
c) Dương và giảm dần
d) Âm và tăng dần.
19. Đường bàng quan của hai sản phẩm X và Y thể hiện:
a) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định.
b) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức lợi
ích khác nhau.
c) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức lợi
ích như nhau.
d) Không có câu nào đúng.
20. Lợi ích cận biên đo lường
a) Mức thoả mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các
yếu tố khác không đổi.
b) Độ dốc của đường bàng quan
c) Độ dốc của đường ngân sách
d) Tỷ lệ thay thế biên giữa hai sản phẩm.
21. Giả thuyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích trong lý thuyết về sự
lựa chọn của người tiêu dùng.
a) Sự ưu thích là hoàn chính và nó có thể so sánh được
b) Sở thích có tính bắc cầu
c) Thích nhiều hơn là ít hàng hóa
d) Không đúng câu nào
22. Cho 3 giở hàng hóa sau đây
3 giở hàng hóa Thực phẩm Quần áo
A 15 18
B 14 19
C 13 17
Nếu phối hợp tiêu dùng A và B cùng nằm trên 1 đường bàng quan và sở thích thỏa mãn các
giả thiết về lựa chọn thì:
a. A được thích hơn C
b. B được thích hơn C
c. Cả a và b đều đúng
d. Không câu nào đúng
23 . Nếu MUA = 1/QA; MUB =1/QB, giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập của người
tiêu dùng là 12.000. Để tối đa hóa thỏa mãn người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao
nhiêu?
a) A=120 , B=15 b) A=24, B=27 c) A=48 B=24 d) Không câu nào đúng
37
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

24. Các đường bàng quan của một người tiêu dùng A với 2 loại hàng hóa X và Y được biểu
hiện bằng đồ thị sau:

Y Dựa trên đồ thị này chúng ta có thể kết luận


a) Người A coi hàng hóa Y là tốt nhất
b) Người A coi hàng hóa X là tốt nhất
c) Người A coi hai hàng hóa này là
hoàn toàn thay thế cho nhau
d) Người a coi hai hàng hóa này là bổ
sung cho nhau
0 X
25. Một người dành thu nhập 210 đvt để mua hai sản phẩm X và Y với P X =30đvt/sản phẩm;
PY =10đvt, lợi ích cận biên của người này được cho bởi bảng sau?
Số lượng 1 2 3 4 5 6 7
MUX 20 18 16 14 12 10 8
MUY 9 8 7 6 5 4 2
Tổng lợi ích lớn nhất mà người tiêu dùng này đạt được là:
a) 119 b) 150 c) 170 d) 185

26. Tìm câu trả lời sai trong những câu sau đây.
a) Đường bàng quan thể hiện tất các cách kết hợp khác nhau về sự lựa chọn hàng hóa
tiêu dùng cho cùng một mức lợi ích.
b) Tỷ lệ thay thế biên thể hiện tỷ lệ đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa tổng mức lợi ích là
không đổi.
c) Các đường bàng quan không cắt nhau
d) Đường bàng quan luôn có độ dốc bằng với tỷ số giá của hai loại hàng hóa.
27. Phân phối tối ưu của người tiêu dùng là phân phối thỏa mãn điều kiện:
a) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan
b) Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ số giá của chúng
c) Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
d) Các câu trên đều đúng.
28. Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập để mua hai hàng hóa X và Y. Nếu giá hàng
hóa X và Y đều tăng gấp đôi, đồng thời thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp 2 thì
đường ngân sách của người tiêu dùng này sẽ:
a) Dịch chuyển song song sang phải
b) Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải

38
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

c) Không thay đổi


d) Dịch chuyển song song sang trái
29.Giả sử người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua 2 sản phẩm X và Y. Khi
giá X tăng lên ( các yếu tố khác không đổi) thì người này mua sản phẩm Y nhiều hơn, chúng
ta có thể kết luận về tính chất co dãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này là:
a) Co dãn đơn vị b) Co dãn ít c) Không thể xác định được d) Co dãn nhiều
30. Trên đồ thị trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng
của sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -3, có nghĩa là:
a) MUX = 3MUY b) MUY = 3MUX c) PX = 1/3PX d) PX = 3PY
31. Khi giá cả của hàng hóa bình thường giảm, người tiêu dùng mua hàng hóa này nhiều
hơn, đó là hệ quả của:
a) Tác động thay thế hoặc tác động thu nhập
b) Tác động thu nhập
c) Tác động thay thế và tác động thu nhập
d) Tác động thay thế.
32. Nếu (MUX/PX) > (MUY/PY) thì
a) Hàng hóa X đắt hơn hàng hóa Y
b) Giảm chi tiêu 1 đồng cho hàng hóa Y và chuyển sang chi tiêu cho hàng hóa X sẽ làm
tăng tổng lợi ích.
c) Hàng hóa X rẻ hơn hàng hóa Y
d) Giảm chi tiêu 1 đồng cho hàng hóa X và chuyển sang chi tiêu cho hàng hóa Y thì tổng
lợi ích sẽ tăng.
33. Đường bàng quan của 2 sản phẩm X và Y thể hiện
a) Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định
b) Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau
c) Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cũng tạo ra mức hữu dụng giống
nhau.
d) Không có câu nào đúng.
34. Sự thay đổi lượng cầu của một hàng hóa do giá cả hàng hóa liên quan thay đổi, mà vẫn
giữ nguyên được mức thỏa mãn được gọi là tác động.
a) Thu nhập b) Thay thế c) Giá cả d) Không có câu nào đúng
35. Đối với hàng hóa cấp thấp, tác động ( hiệu ứng) thu nhập và tác động thay thế
a) Cùng chiều với nhau
b) Ngược chiều nhau
c) Có thể cùng chiều hoặc ngược chiều tùy mỗi tình huống
d) Loại trừ nhau

39

You might also like