You are on page 1of 15

CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC


1, Kinh tế học là gì?
Kinh tế học là môn khoa học, nguyên cứu sự lựa chọn cách sử dụng hợp lý các
nguồn lựu khan hiếm đề sản xuất và phân phối hàng hóa.
2, Kinh tế học vi mô là gì? Kinh tế học vĩ mô là gì?
- Kinh tế vi mô: là 1 bộ phận của kt học, nguyên cứu cách thức ra quyết định
của chủ thể kt tác động vào thị trường, giải quyết những vấn đề kt cơ bản của
các tế bào trong nền kt.
- Kinh tế vĩ mô: là 1 bộ phận của kt học, nguyên cứu, phân tích các vấn đề kinh
tế trên phạm vi tổng thể và hành vi lựa chọn, ra quyết định của cộng đồng nhằm
tối đa hóa phúc lợi xã hội và cộng đồng.
3, Kinh tế học chứng thực là gì? Kinh tế học chuẩn tắc là gì?
- Kinh tế học chứng thực: mô tả phân tích, giải thích hiện tượng kt 1 cách khách
quan, khoa học.
- Kinh tế chuẩn tắc: liên quan đến việc đánh giá theo nguyên lí, nguyên tắc chủ
quan của cá nhân.
4, Chủ thể của nền kinh tế là gì?
Nhà nước: tối đa lợi ích công cộng
Tổ chức, doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận
Cá nhân ( hộ gia đình): tối đa hóa lợi ích
5, Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là gì?
- Sản suất cho ai
- Sản suất như thế nào
- Sản suất cái gì
6, Nguyên tắc lựa chọn của doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc lựa chọn của
người tiêu dùng là gì?
- Nguyên tắc lựa chọn của doanh nghiệp:
+ Nguồn lực sử dụng xác định => tối đa hóa sản lượng sản xuất
+ Sản lượng sản xuất xác định => tối đa hóa nguồn lực sử dụng
- Nguyên tắc lựa chọn của người tiêu dùng:
+ Nguồn lực sử dụng xác định => tối đa hóa lợi ích tiêu dùng
+ Lợi ích tiêu dùng xác định => tối thiểu nguồn lực sử dụng
7, Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì? Khi nào đường giới hạn khả
năng sản xuất là đường thẳng? Khi nào là đường cong? Yếu tố nào làm dịch
chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất? Đường giới hạn khả năng sản
xuất phản ánh cái gì?
- Đường giới hạn khả năng sản xuất: là đường biểu diễn các kết hợp hàng hóa
tối đa mà nền kt doanh nghiệp có thể sản xuất vs các nguồn lực.
- Đường cong: vì độ dốc đường PPF tăng dần ( từ trái qua phải) có xu hướng bị
bẻ cong và mở ra xa phía góc tọa độ.
- Đường thẳng: khi hàm sô có dạng tuyến tính y = ax + b, đường PPF có hệ số
góc không đổi và bằng hằng số a.
- Yếu tố dịch chuyển đường PPF:
+ Sự phát triển công nghiệp sản xuất. Robot tự động, dây chuyền tự động hóa,...
+ Sự gia tăng yếu tố sản xuất. Tăng số lượng máy móc, người lao động,...
+ Có phương pháp sản xuất/ cach tác tiên tiến
- Đường PPF phản ánh quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
8, Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là cơ hội giá trị cao nhất bị bỏ qua khi sản xuất và tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ này mà không sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khác.
9, Lợi ích biên là gì? Người sản xuất/tiêu dùng lựa chọn như thế nào để tối
đa hóa lợi ích?
Lợi ích biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ.
Nguyên tắc lựa chọn của người sản xuất/ tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích ( câu
6).
10, Nền kinh tế hỗn hợp là gì? Ví dụ?
Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế kết hợp giữa cơ chế thị trường và sự can
thiệp của chính phủ để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản. Kết hợp giữa “ bàn
tay vô hình” và “ bàn tay hữu hình”.
VD: Các nước có nền kinh tế hỗn hợp: Đức, Nam Phi, Nhật, Hàn,...
Bài Tập
Bài 1. Giả sử một nền kinh tế đơn giản có 2 ngành sx xe đạp và xe máy. Bảng
dưới thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các nguồn lực
được sử dụng một cách tối ưu.
Sản lượng xe đạp (vạn Sản lượng xe máy (vạn
Các khả năng
chiếc) chiếc)
A 40 0
B 35 4
C 30 6
D 20 8
E 0 10
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sx của nền kinh tế
b. Nền kinh tế này có khả năng sx 27 vạn chiếc xe đạp và 8 vạn chiếc xe máy
không?
c. Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sx tại điểm G (25 vạn chiếc xe đạp và 26
vạn chiếc xe máy)
d. Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất ở các điểm B, C, E là bao
nhiêu?
e. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thẳng hay đường cong? Vì sao?
Bài 2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường thẳng khi nào? Là
đường cong khi nào?
Bài 3. Trên thị trường của sản phẩm X (giá của HH X tính bằng ngàn USD) có
2 người tiêu thụ A và B với hàm số cầu: qA = 1 – 2 P, qB = 5 – P. Nếu giá thị
trường là 1 ngàn USD thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường là bao nhiêu?

CHƯƠNG 2. CUNG CẦU, THỊ TRƯỜNG


1, CUNG
● Cung là gì? Hàm cung là gì? Lượng cung là gì? Phương trình đường
cung? Luật cung là gì?
Cung là số hàng hóa, dịch vụ mà người sản suất muốn bán và có khả năng bán
ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
- Hàm cung: Qs = f(Px, Pi, N, T, E, Cp)
(Qs: là lượng cung, Px: giá hàng hóa x, Pi: giá của các yếu tố đầu vào, N: số
lượng người sản xuất, T: công nghệ, thiết bị, máy móc, E: kỳ vọng của nhà sản
xuất, Cp: cơ chế chính sách của chính phủ)
- Lượng cung: là số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại 1 mức giá đã cho
vs các yếu tố khác ko đổi.
- Đường cung: là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả trên 1
trục tọa độ, trục tung biểu thị giá, trục hoành biểu thị lượng cung.
- Luật cung: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, lượng cung về 1 loại
hàng hóa điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hóa này tăng lên và
ngược lại.
● Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung?
- Giá cả của đầu vào ( nguyên liệu, đất đai, lai động)
- Công nghệ
- Chính sách của chính phủ
- Số lượng sản xuất
- Kỳ vọng
● Sự co giãn của cung
Là mức độ biến đổi lượng của 1 hàng hóa cung ứng ra thị trường trước mức độ
biến đổi của giá cả hàng hóa đó.
2, CẦU
• Cầu là gì? Hàm cầu là gì? Biểu cầu là gì? Lượng cầu là gì? Luật cầu là gì?
Cầu là 1 loại hàng hóa biểu thị những khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng
mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng vs các mức khác nhau trong phạm vi
không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác ko thay đổi.
- Hàm cầu: QD = f ( P; I; P( x,y); N; E; T )
( QD: lượng cầu hàng hóa, P: giá cả, I: thu nhập người tiêu dùng, P( x,y): giá cả
hàng hóa liên quan đến P( x,y), N: số lượng người mua, E: kì vọng người tiêu
dùng, T: thị hiếu ( sở thích) người tiêu dùng)
- Biểu cầu là 1 bản trình bày trực quan dữ liệu về nhu cầu về giá cả đối hàng
hóa hoặc dịch vụ.
- Lượng cầu là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua hay còn gọi là
mức cầu về hàng hóa. Lượng cầu gắn vs 1 mức giá cụ thể.
- Luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu
về 1 loại hàng hóa điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hóa này hạ
xuống và ngược lại.
● Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu?
- Thu nhập
- Sở thích/thị hiếu của người tiêu dùng
- Giá cả của hàng hóa có liên quan (hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung)
- Số lượng người mua
- Kỳ vọng của người tiêu dùng
- Các yếu tố khác ( sự lạc quan/bi quan của người tiêu dùng, sự thay đổi của
khối tài sản/của cải, chính sách của chính phủ)
● Sự co dãn của cầu (theo giá, theo thu nhập, theo giá chéo)
- Theo giá: là % biến đổi của lượng cầu so với % biến đổi của giá cả hàng hóa.
- Theo thu nhập: là % biến đổi của cầu so với % biến đổi của thu nhập ( các yếu
tố không đổi).
- Theo giá chéo: là % biến đổi của 1 mặt hàng so với % biến đổi của giá cả mặt
hàng khác có liên hệ.
3, THUẾ
- Người tiêu dùng chịu mức thuế Ttd = P2 – P1 = ΔP
- Người sản xuất chịu mức thuế Tsx = T – ΔP = T – (P2 – P1)
- Giá trần -> Thiếu hụt hàng hóa (dư cầu)
- Giá sàn -> Dư thừa hàng hóa (dư cung)
- Lợi ích người sản xuất: Là phần diện tích trên cung và dưới giá
- Lợi ích người tiêu dùng: là phần diện tích dưới cầu và trên giá
Bài Tập
Bài 1. Nếu 2 HH X và Y có mối quan hệ được thể hiện như sau: Qx = 20 – 4
Py. Ta có thể kết luận X và Y là hai HH có mối quan hệ như thế nào?
Bài 2. Nếu hai hàng hóa (X và Y) có mối quan hệ như sau: Exy = -2, thì ta có
thể kết luận gì?
Bài 3. Giả sư giá thịt lợn tăng từ 120 ngàn/kg lên 135 ngàn/kg. Xác định lượng
cầu thịt lợn giảm bao nhiêu phần trăm biết độ co dãn của cầu theo giá là 0,5?
Bài 4. Giả sử giá bánh mỳ tăng từ 2000 đồng/cái lên 2500 đồng/cái. Xác định
lượng cung đã tăng lên bao nhiêu phần trăm biết độ co dãn của cung theo giá là
0,7?
Bài 5. Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các lượng cầu và các lượng cung
(một năm) ở các mức giá khác nhau như sau:
Lượng cung (triệu đơn
Giá (ngàn đồng) Lượng cầu (triệu đơn vị)
vị)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a. Tính độ co dãn của cầu ở mức giá 80 ngàn đồng và ở mức giá 100 ngàn đồng.
b. Tính độ co dãn của cung ở mức giá 80 ngàn đồng và ở mức giá 100 ngàn
đồng.
c. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
d. Giả sử Chính phủ đặt giá trần là 80 ngàn đồng, liệu có thiếu hụt không? Nếu
có, thì thiếu hụt là bao nhiêu?

CHƯƠNG 3. LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG


1, Lợi ích: dùng để chỉ sự như ý, hài lòng, sự thích thú, hay thỏa mãn chủ quan
nào đó của người tiêu dùng khi họ tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ
2, Tổng lợi ích (TU): là toàn bộ sự như ý, hài lòng, thích thú hay sự thỏa mãn
chủ quan nào đó của người tiêu dùng khi sử dụng một số lượng hàng hóa/dịch
vụ trong một đơn vị thời gian nào đó
TU = Tux + Tuy
3, Lợi ích biên (MU): Mux = (TU)’x
Lợi ích biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ.
4, Điều kiện tối đa hóa lợi ích
Muốn tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng phải chọn hàng hóa có lợi ích cận biên
tối đa trên 1 đồng chi mua.
Điều kiện: lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi mua của hàng hóa này phải
bằng lợi ích cận biên tính trên 1 đồng mua chi của hàng hóa khác.
5, Đường bàng quan thể hiện tổng lợi ích
+ Đường bàng quan là đường cong
+ Đường bàng quan là đường thẳng: hàng hóa thay thế hoàn toàn cho nhau
+ Đường bàng quan chữ L: hàng hóa bổ sung cho nhau (vd: đường và chè
lipton)
6, Tỷ suất thay thế cận biên
(MRTSxy) = ∆K/ ∆L ( vs 1 mức Q cố định)
( ∆K, ∆L là mức thay đổi về vốn và lao động dọc theo đường đồng lượng ( Q)).
Là tỷ lệ lợi ích cận biên giữa 2 sản phẩm được tính bằng độ dốc của đường
bàng quan của người tiêu dùng khi lựa chọn 2 sản phẩm đó.
7, Đường ngân sách (I) = X.Px + Y.Py + Z.Pz…
+ Đường ngân sách dịch chuyển song song khi thu nhập thay đổi và các yếu tố
khác giữ quyền
+ Đường ngân sách xoay giá khi giá cả của hàng hóa thay đổi và các yếu tố
khác giữu nguyên
• Lựa chọn của người tiêu dùng tại điểm đường ngân sách tiếp xúc với
đường bàng quan
Bài Tập
Bài 1. Một người tiêu dùng có ngân sách I = 800.000 đồng để mua hai hàng hoá
X và Y. Biết rằng giá hai hàng hoá PX= 40.000 đồng/đơn vị sản phẩm và PY =
20.000 đồng/đơn vị sản phẩm. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là TU(x,y)
= X2 .Y2
Yêu cầu:
1. Viết phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng và biểu diễn trên đồ
thị?
2. Tính MUX và MUY và tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) giữa hai hàng hoá?
3. Xác định lượng hàng hoá X, Y mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hoá lợi
ích? Tính tổng lợi ích tối đa đó? Vẽ đồ thị minh hoạ?
4. Giả sử thu nhập của nguời tiêu dùng và giá hàng hoá X không đổi, còn giá
hàng hoá Y tăng thêm 5.000 đồng/đơn vị sản phẩm thì đường ngân sách của
người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Khi đó người tiêu dùng sẽ mua bao nhiêu
hàng hoá X, Y để tối đa hoá lợi ích? Vẽ đồ thị minh hoạ?
Bài 2. Bạn có 40 nghìn để chi tiêu cho 2 hàng hóa. Hàng hóa thứ nhất giá 10
nghìn một đơn vị, hàng hóa thứ hai giá 5 ngàn một đơn vị.
Yêu cầu:
a) Hãy viết phương trình đường ngân sách của bạn.
b) Giả sử hàng hóa thứ nhất tăng lên thành 20 nghìn và thu nhập của bạn cũng
tăng lên thành 60 nghìn một đơn vị, hàng hóa thứ hai giá 5 ngàn một đơn vị.

CHƯƠNG 4. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT


1, Công thức hàm sản xuất: Q = f(X1, X2, …Xn)
2, Công thức hàm Cobb Douglas: Q = f(K, L) = a Kα Lβ
+ Nếu α + β > 1 (hoặc tăng 2 lần yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng trên 2 lần) =>
Hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô
+ Nếu α + β < 1 (hoặc tăng 2 lần yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng dưới 2 lần) =>
Hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô
+ Nếu α + β = 1 (hoặc tăng 2 lần yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng đúng 2 lần) =>
Hiệu suất kinh tế không thay đổi theo quy mô
- Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào cố định
- Dài hạn là khoảng thời gian trong đó hãng có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu
vào sử dụng trong quá trình sản xuất
- Sản phẩm trung bình (AP)
+ APL =
+ APK =
- Sản phẩm cận biên
+ MPL =
+ MPK =
• Lựa chọn trong ngắn hạn MPL = 0, thì Q đạt cực đại
- Sản xuất trong dài hạn
+ Đường đồng lượng cho biết các kết hợp đầu vào khác nhau nhưng cho cùng
một mức sản lượng
+ Đường đồng phí (TC) = r.K + w.L
+ Phương pháp lựa chọn tối ưu trong dài hạn khi TCmin.
Bài Tập
Bài 1. Một doanh nghiệp có đường cầu sản phẩm của mình là:
P = 100 – 0,01Q
Hàm tổng chi phí là: TC = 50Q + 30.000
a. Viết phương trình biểu diễn đường tổng doanh thu
b. Xác định mức sản lượng và giá để doanh nghiệp có tổng doanh thu tối đa
c. Xác định mức sản lượng và giá để doanh nghiệp có lợi nhuận tối đa
Bài 2. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q
+100. (TC tính bằng $)
a. Viết phương trình biểu diễn các loại chi phí: FC, VC, AFC, AVC, ATC và
MC? Minh hoạ các loại chi phí đó lên đồ thị?
b. Xác định các mức giá: hòa vốn, đóng cửa và có nguy cơ phá sản của doanh
nghiệp? Khi giá bán sản phẩm trên thị trường là 5$, doanh nghiệp nên tiếp tục
sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
c. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 39$, doanh nghiệp nên sản xuất bao nhiêu
sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa đó?
d. Viết phương trình đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp và biểu diễn lên
đồ thị?
Bài 3. Một hãng sx với chi phí bình quân là ATC = 300 + 97.500/Q và có
đường cầu P = 1100 – Q. Trong đó, giá của một đơn vị sản phẩm được tính
bằng $ và Q là sản lượng.
a. Quyết định của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận lớn
nhất đó?
b. Hãng sẽ đặt mức giá nào để tối đa hóa doanh thu? Khi bán được nhiều sản
phẩm nhất, doanh nghiệp có bị lỗ không?
c. Xác định mức giá và sản lượng tại điểm hòa vốn của doanh nghiệp
d. Xác định mức giá và sản lượng tại điểm đóng cửa
Bài 4. Biết được hàm cầu và hàm tổng chi phí của một hãng như sau:
P = 12 – 0,4 Q
TC = 0,6Q2 + 4Q + 5
Hãy xác định sản lượng tối ưu Q, giá cả P, tổng lợi nhuận và tổng doanh thu
a. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
b. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu
c. Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu có điều kiện ràng buộc về
lợi nhuận phải đạt là 10

CHƯƠNG 5. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG


1, Thị trường là gì?
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hóa và dịch vụ. Thị
trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu. Gồm 2 đối tượng:
- Đối tượng lưu thông.
- Hoạt động lưu thông.
2, Vai trò của thị trường là gì?
- Là nơi nhà nước có thể tác động các chính sách kt vĩ mô để điều tiết hoạt động
sản xuất và tiêu dùng.
- Là nơi quyết định giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
- Là nơi kiểm nghiệm đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1 cách chính xác nhất.
3, Xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, thì thị trường được chia thành
các loại nào?
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
- Thị trường cạnh tranh độc quyền.
- Thị trường độc quyền hoàn toàn.
- Thị trường độc quyền nhóm.
4, Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Đặc điểm của cạnh tranh hoàn
hảo?
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mô hình kt lí tưởng, trong đó giá cả và hàng
hóa được quyết định bởi cung, cầu thay vì quyết định chủ quan của người mua
và người bán.
Đặc điểm:
- Có vô số người mua và người bán.
- Sản phẩm đồng nhất.
- Tham gia và rút khỏi thị trường 1 cách tự do.
- Có sự phân biệt giữa đường cầu của thị trường và đường cầu doanh nghiệp.
5, Thị trường độc quyền là gì?
Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có 1 người bán duy nhất, bán ra 1 loại
sản phẩm duy nhất – ko có sản phẩm khác thay thế.
6, Vì sao có sự độc quyền
- Do chính phủ tạo ra.
- Do bằng sáng chế, phát minh.
- Độc quyền tự nhiên.
- Kiểm soát được yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất.
7, Đặc điểm của thị trường độc quyền
- Đường cầu của thị trường là đường cầu của hãng độc quyền
- Đường cầu dốc xuống tuân theo quy luật cầu (Chỉ có thể bán thêm sản phẩm
khi hạ giá)
- Đường cầu chính là đường doanh thu bình quân (AR) của doanh nghiệp
+ Giá và Doanh thu bình quân (AR) luôn luôn > MR vì tất cả các đơn vị hàng
hóa đều bán ở một mức giá
+ Nói cách khác đường MR nằm dưới đường cầu D (chính là đường AR)
8, Giá, sản lượng và lợi nhuận của nhà độc quyền
- Nhà độc quyền sẽ chọn sản lượng (Q*) tại đó MR = MC
- Mức giá tại mức sản lượng Q* kéo thẳng lên và cát đường cầu (D)
- Lợi nhuận = TR – TC
- Tối đa hóa lợi nhuận khi MR = MC
9, Sức mạnh độc quyền
Chỉ số Lerner: L = (P – MC)/P 0 <= L <=1 Nhà độc quyền không có
đường cung vì viết giá không thể suy ra lượng cung ( Trừ khi biết đường cầu
(D) và đương doanh thu cận biên (MR))
Bài Tập
Bài 1. Một hãng cạnh tranh có đường cung sản phẩm ngắn hạn như sau:
Q = 0,5 (P-1) (q > 0)
Hãng có chi phí cố định (FC) = 100 $
a. Viết phương trình biểu diễn các đường TC, ATC, VC, AVC, MC của hãng
b. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng.
c. Nếu giá bán trên thị trường là 39$/sản phẩm, thì hãng sx bao nhiêu để tối đa
hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận đó.
d. Ở mức giá là 7 $, quyết định cần thiết của hãng là gì? Vì sao lại lựa chọn như
vậy.
Bài 2. Một nhà độc quyền bán gặp đường cầu là P = 11- Q Trong đó: P được
tính bằng $/sản phẩm và Q được tính bằng nghìn sản phẩm. Nhà độc quyền này
có chi phí bình quân không đổi ATC = 7$
a. Hãy xác định phương trình đường doanh thu cận biên và đường chi phí biên
của doanh nghiệp?
b. Xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp? Tính mức
lợi nhuận đó và chỉ số Lerner (L) thể hiện mức độ độc quyền của doanh
nghiệp?
c. Mức giá và sản lượng tối ưu đối với xã hội là bao nhiêu? Tính phần mất
(DWL) do hãng độc quyền này gây ra?
Bài 3. Một nhà độc quyền có đường cầu được cho bởi: P = 12 – Q và hàm tổng
chi phí là ($): TC = Q2
Yêu cầu:
a. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu?
b. Giả sử Chính phủ quyết định đánh thuế nhà độc quyền này 2$ trên một đơn vị
sản phẩm bán ra. Khi đó sản lượng của nhà độc quyền tăng, giảm bao nhiêu?
c. Giả sử Chính phủ đánh một khoản thuế cố định (1 lần) là T vào lợi nhuận của
nhà độc quyền này. Sản lượng của hãng sẽ là bao nhiêu? Lợi nhuận của hãng
thay đổi như thế nào?

CHƯƠNG 6. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ


● GNP = GDP + NIA : GNP – Tổng thu nhập quốc dân
GDP – Tổng thu nhập quốc nội
NIA – Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
● NNP = GNP – De : NNP – sản phẩm quốc dân ròng
De – khấu hao
● Thu nhập quốc dân (Y) = sản phẩm quốc dân ròng (NNP) = W + i + r + Pro
●Y = GNP – De – Ti (thuế gián thu) hay Y = NNP – Ti
● YD (thu nhập khả dụng) = Y- TD (thuế trực thu) + Tr (trợ cấp)
Bài Tập
Bài 1. Trong năm 2021 có các chỉ tiêu thống kê của một quốc gia như sau:
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ 200
gia đình
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của 100
chính phủ
Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25
Tiền thuê đất 30 Thuế gián thu 50
Lợi nhuận 60 Thu nhập yếu tố -50
ròng
Xuất khẩu 100 Chỉ số giá tiêu 100
dùng 2019
Nhập khẩu 50 Chỉ số giá tiêu 125
dùng 2020
Yêu cầu: Hãy tính GDP danh nghĩa năm 2020 theo giá thị trường bằng phương
pháp tiếp cận luồng sản phẩm cuối cùng và GNP danh nghĩa năm 2020.
Bài 2. Nếu CPI của năm 2021 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2021 là 6,5%,
thì CPI của năm 2020 là bao nhiêu %?
Bài 3. Hãy xem xet một nền kinh tế sx và tiêu dùng bánh mỳ và ô tô với số liệu
như sau:
Đơn vị Năm 2015 Năm 2020
Giá ô tô( nghìn đồng) 50.000 60.000
Giá bánh mỳ ( nghìn 10 20
đồng)
Lượng ô tô sản xuất 100 120
( cái)
Lượng bánh mỳ sx 50.000 40.000
( chiếc)
a. Hãy dùng năm 2015 làm năm cơ sở để tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế,
chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá CPI
b. Giá cả tăng bao nhiêu trong khoảng thời gian 2015 và 2020?
Bài tập 4. Một người nông dân trồng tre và bán một 1 cây tre cho người thợ thủ
công với giá 500 ngàn đồng. Người thợ này đan được 10 chiếc rổ và bán mỗi
chiếc rổ với giá 150 ngàn đồng cho đại lý bán đồ gia dụng. Đại lý bán đồ gia
dụng bán cho người tiêu dùng là 170 ngàn đồng một cái. Mỗi người trong chuỗi
các giao dịch này tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng? GDP trong trường hợp này
bằng bao nhiêu?
Bài tập 5. Giả sử một nữ giám đốc trẻ lấy một người phục vụ trong gia đình
mình. Sau khi cưới, chồng cô vẫn phục vụ cô như trước và cô ta vẫn tiếp tục
nuôi anh ta với số tiền như trước (nhưng với tư cách là chồng, chứ không phải
là người làm công ăn lương như trước). Theo bạn, cuộc hôn nhân này có ảnh
hưởng tới GDP không. Nếu có, nó tác động tới GDP như thế nào?
Bài tập 6. Vào ngày 1/12/2022, anh Lâm làm nghề chạy xe grab kiếm được
800.000 đồng. Trong ngày hôm đó, tiền xăng và hao mòn xe máy của Anh Lâm
giá trị là 200.000 đồng. Trong 600.000 đồng còn lại, anh Lâm chuyển 30.000
cho Chính phủ dưới dạng thuế doanh thu và 100.000 đồng giữ lại để mua thiết
bị mới cho tương lai. Phần thu nhập còn lại là 470.000 đồng anh phải nộp thuế
thu nhập 40.000 đồng và chỉ mang về nhà thu nhập sau khi đã nộp thuế. Dựa
vào thông tin trên, hãy tính đóng góp của anh Lâm vào những chỉ tiêu thu nhập
sau:
a. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
b. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
c. Thu nhập quốc dân
d. Thu nhập cá nhân
e. Thu nhập khả dụng
Bài tập 7. Trung Quốc có GDP thực tế bằng 1700 tỷ USD vào năm 2021 và tỷ
lệ tăng trường hàng năm là 5%. Trong năm đó, GDP thực tế đã tăng bao nhiêu?

You might also like