You are on page 1of 6

BÀI TẬP LÀM THÊM KINH TẾ VI MÔ

Câu 1: Các kết hợp hàng hóa nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế XYZ trong năm 2010
được cho như sau:

Quần áo 20 18 16 13 9 4 0
(triệu tá bộ)
Lương thực 0 4 6 8 10 12 13
(triệu tấn)
a. Cho biết nền kinh tế XYZ có thể sản xuất các kết hợp đầu ra dưới đây hay không, nếu được thì nguồn
lực đã được sử dụng hết và hiệu quả chưa:
+ 20 triệu tá bộ quần áo và 13 triệu tấn lương thực
+ 2 triệu tá bộ quần áo và 12 triệu tấn lương thực
+ 13 triệu tá bộ quần áo và 6 triệu tấn lương thực
+ 4 triệu tá bộ quần áo và 12 triệu tấn lương thực
b. Hãy xác định chi phí cơ hội để sản xuất các đơn vị hàng hóa dưới đây:
+ Đơn vị quần áo thứ 12 (tức là triệu tá bộ quần áo thứ 12)
+ Đơn vị quần áo thứ 7 (tức là triệu tá bộ quần áo thứ 7)
+ Đơn vị lương thực thứ 5 (tức là triệu tấn lương thực thứ 5)
+ Đơn vị lương thực thứ 10 (tức là triệu tấn lương thực thứ 10)
c. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế XYZ của năm 2010
d. Giả định kỹ nghệ sản xuất quần áo của nền kinh tế XYZ trong năm 2014 tiến bộ làm hiệu năng sử dụng
nguồn lực tăng gấp đôi so với năm 2010 (sử dụng nguồn lực bằng như năm 2010 thì năm 2014 sẽ sản
xuất được lượng quần áo gấp đôi năm 2010), trong khi đó kỹ nghệ sản xuất lương thực không thay đổi
và nguồn lực quốc gia không thay đổi. Hãy vẽ lại đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế
XYZ của năm 2014, sau đó xác định lại chi phí cơ hội để sản xuất các đơn vị hàng hóa trên câu (b).
e. Giả định năm 2014, nguồn vốn tích lũy cũng như nguồn nhân lực của quốc gia đều tăng lên so với năm
2010. Hãy phác thảo đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế XYZ của năm 2014 so với năm
2010.

Câu 2: Một thị trường cạnh tranh có hàm số cung và cầu như sau
(S): Q = 4P – 80 và (D): Q = 720 – 12P
Đơn vị tính của P là $/chiếc, của Q là ngàn chiếc/tuần
1. Hãy xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của thị trường
2. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất khi thị trường cân bằng
3. Giả định có những thay đổi trên thị trường như sau:
a. Giả định ngành này tìm được thị trường xuất khẩu, và lượng hàng xuất khẩu là 80 ngàn
chiếc/tuần. Hãy xác định hàm cung thị trường nội địa (sau khi xuất khẩu), kết hợp với hàm số
cầu được cho tìm giá cân bằng và lượng cân bằng mới trên thị trường nội địa. Sau đó xác định
tổng lượng hàng các nhà sản xuất trong nước sản xuất để vừa xuất khẩu vừa bán trên thị trường
nội địa.
b. Giả định cung thị trường tăng 100% (nghĩa là nếu giá như cũ, lượng cung mới sẽ gấp đôi lượng
cung cũ) và cầu không thay đổi, hãy viết lại hàm số cung, sau đó xác định lại giá cân bằng và
lượng cân bằng mới trên thị trường.
c. Giả định cầu giảm 50% (nghĩa là nếu giá như cũ, lượng cầu mới sẽ bằng phân nửa lượng cầu cũ)
và cung không thay đổi, hãy viết lại hàm số cầu, sau đó xác định lại giá cân bằng và lượng cân
bằng mới trên thị trường.
Câu 3: 

1
Một thị trường cạnh tranh có hàm số cung và cầu như sau
            (S): P = Q/2 + 30          và (D): P = -Q/4 + 150
            Đơn vị tính của P là $/chiếc, của Q là ngàn chiếc/tuần

1.     Hãy xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của thị trường
2.     Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất khi thị trường cân bằng
3.     Giả định có những thay đổi trên thị trường như sau:
a.      Giả định cung thị trường giảm 50% (nghĩa là nếu giá như cũ, lượng cung mới sẽ bằng 50% lượng
cung cũ) và cầu không thay đổi, hãy viết lại hàm số cung, sau đó xác định lại giá cân bằng và lượng
cân bằng mới trên thị trường.
b.     Giả định cung thị trường tăng 100% (nghĩa là nếu giá như cũ, lượng cung mới sẽ gấp đôi lượng cung
cũ) và cầu không thay đổi, hãy viết lại hàm số cung, sau đó xác định lại giá cân bằng và lượng cân
bằng mới trên thị trường.
c.      Giả định cầu giảm 50% (nghĩa là nếu giá như cũ, lượng cầu mới sẽ bằng phân nửa lượng cầu cũ) và
cung không thay đổi, hãy viết lại hàm số cầu, sau đó xác định lại giá cân bằng và lượng cân bằng mới
trên thị trường.
d. Giả định cung giảm 50% đồng thời cầu giảm 50%, hãy viết lại hàm số cung và hàm số cầu, sau đó xác
định lại giá cân bằng và lượng cân bằng mới trên thị trường.

Câu 4: Một thị trường cạnh tranh có hàm số cung và cầu như sau
(S): Q = 4P – 80 và (D): Q = 720 – 6P
Đơn vị tính của P là $/chiếc, của Q là ngàn chiếc/tuần
1. Hãy xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của thị trường
2. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất khi thị trường cân bằng
3. Tính hệ số co giãn theo giá của cung và cầu tại mức giá cân bằng
4. Giả định Chính phủ đánh thuế lên hàng hóa này với mức thuế 10$/chiếc và qui định người mua chịu
trách nhiệm nộp thuế. Hãy xác định (1)lượng hàng tiêu dùng khi có thuế; (2)giá người mua trả và giá
người bán nhận khi có thuế; (3)tổng tiền thuế người mua chịu và tổng tiền thuế người bán chịu trên
phương diện kinh tế.
5. Làm lại câu (4) với giả định mới là Chính phủ qui định người bán chịu trách nhiệm nộp thuế
6. Cho biết cầu hay cung co giãn hơn và người mua hay người bán chịu thuế nhiều hơn. Tính tỷ trọng tiền
thuế người mua chịu và tỷ trọng tiền thuế người bán chịu.
7. Hãy vẽ đường cung, đường cầu theo đúng hàm số được cho. Trên đồ thị chỉ ra giá cân bằng và lượng
cân bằng của thị trường, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Vẽ thêm vào đồ thị tác động của thuế
lên giá và lượng hàng giao dịch.
8. Hãy xác định thay đổi trong thặng dư tiêu dùng, thay đổi trong thặng dư sản xuất, thay đổi trong Ngân
sách Chính phủ khi Chính Phủ đánh thuế lên hàng hóa này với mức thuế 10$/chiếc. Cho biết phúc lợi xã
hội tăng thêm hay giảm bớt khi có thuế này.

Câu 5: Một thị trường đang cân bằng ở mức giá P = 25 và Q = 50, (biết đơn vị tính của P là $/chiếc, của
Q là ngàn chiếc/tuần). Tại mức giá cân bằng hệ số co giãn theo giá của cung và cầu làn lượt là E S = 4
và ED = - 10.

1. Nếu giá nhích thêm 4% do cung thay đổi, cho biết lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu % và chi tiêu
của người tiêu dùng sẽ tăng hay giảm. Giải thích.

2
2. Nếu giá giảm bớt 5% do cầu thay đổi, cho biết lượng cung thay đổi bao nhiêu % và doanh thu
của người bán tăng hay giảm. Giải thích.
3. Dựa vào thông tin đã cho, với giả định đường cung và đường cầu là đường thẳng (tuyến tính),
hãy viết hàm số cung và hàm số cầu.

Câu 6: Một người tiêu dùng có sở thích biểu lộ qua hàm thỏa dụng: U = x1/2y1/2 , trong đó U là tổng thỏa dụng, x
và y lần lượt là lượng hàng X và Y tiêu dùng.
1. Hãy điền thông tin còn thiếu vào các rổ hàng dưới đây biết chúng nằm trên đường đẳng ích U = 8, và
căn cứ vào thông tin đã điền đủ hãy vẽ đường đẳng ích U = 8

x 2 4 8 32
y 10 5 1

2. Nếu người này đang tiêu dùng rổ hàng x= 4 và y = 12 thì tỷ lệ thay thế biên MRSxy là bao nhiêu? Tỷ lệ
này cho biết thông tin gì?
3. Rổ hàng ở câu 2 nằm trên hay bên ngoài hay bên dưới đường dẳng ích U = 8?
4. Giả định người tiêu dùng này dành số tiền chi tiêu hàng tháng là I = 3.600.000 đ để mua X và Y với giá
của chúng lần lượt là Px = 30.000đ và Py = 100.000đ. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này sẽ mua và
cho biết tổng thỏa dụng đạt được của người này.
5. Giả định Chính phủ cho rằng người này có mức sống dưới mức tối thiểu và trợ cấp cho anh ta
600.000đ/tháng. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này sẽ mua và cho biết tổng thỏa dụng đạt được của
người này sau khi nhận trợ cấp. Cho biết anh ta đã mua thêm bao nhiêu X, bao nhiêu Y và tổng thỏa
dụng tăng thêm bao nhiêu sau khi nhận trợ cấp.
6. Hãy vẽ các đường ngân sách của người này trước và sau khi nhận trợ cấp, các đường đẳng ích chứa rổ
hàng tối ưu và chỉ ra trên đồ thị các rổ hàng tối ưu trước và sau khi nhận trợ cấp.

Câu 7: Một người tiêu dùng có sở thích bộc lộ qua hàm thỏa dụng U = (x – 10)y, trong đó U là tổng thỏa dụng,
x và y lần lượt là lượng hàng X và Y tiêu dùng. Người này dành ngân quỹ hàng tháng là I = 2.800.000 đ để mua
X và Y với giá của chúng lần lượt là Px = 40.000đ/c và Py = 50.000đ/c.
1. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này sẽ mua và cho biết tổng thỏa dụng đạt được của người này.
2. Nếu giá X tăng thêm 10.000đ (thành 50.000đ/c) đường ngân sách của người này sẽ thay đổi như thế nào,
người này sẽ thay đổi rổ hàng mình mua thế nào và tổng thỏa dụng tăng/giảm bao nhiêu?
3. Giả định Chính phủ cho rằng sau khi giá hàng X tăng người này cần trợ cấp để cải thiện mức sống một
chút. Chính phủ đang xem xét thực hiện 1 trong 2 chương trình sau: (1)trợ giá hàng X 10.000đ/c cho
người này, tức là người này sẽ được Chính phủ trả dùm 10.000đ trên 1 đơn vị hàng X mình mua; (2)trợ
cấp bằng tiền cho người này với mức trợ cấp bằng đúng số tiền Chính phủ trợ cấp cho người này ở
chương trình 1. Cho biết người nhận trợ cấp thích chương trình 1 hay 2 hơn? Chứng minh điều bạn nói.

Câu 8: Tí có sở thích bộc lộ qua hàm thỏa dụng U = c + p, trong đó U là tổng thỏa dụng, c là số chai Coca và p
là số chai Pepsi Tí uống. Tí dành ngân quỹ hàng tuần là I = 40.000 đ để mua Coca và Pepsi với giá của chúng
lần lượt là Pc = 5.000đ/c và Pp = 4.000đ/c.
1. Hãy vẽ vài đường đẳng ích của Tí và cho biết trường hợp này là thông thường hay đặc biệt
2. Xác định rổ hàng Tí mua để tối đa hóa thỏa dụng

Câu 9:
3
Một nhà sản xuất có hàm sản xuất Q = K0.5L0.5
Biết giá của yếu tố vốn và lao động lần lượt là r = 8 và w = 2.
a. Giả định trong ngắn hạn nhà sản xuất đang sử dụng mức vốn là K = 400, hãy viết hàm năng suất biên
của lao động và cho biết khi lao động được sử dụng tăng dần thì năng suất biên của lao động tăng hay
giảm.
b. Giả định trong ngắn hạn nhà sản xuất đang sử dụng mức vốn là K = 400, hãy xác định số lao động tối
thiểu cần sử dụng và tính chi phí tối thiểu để sản xuất các mức sản lượng Q1 = 600, Q2 = 800, Q3 = 1.000
c. Giả định trong dài hạn nhà sản xuất có thể thay đổi số vốn sử dụng, hãy xác định kết hợp yếu tố tối ưu
để sản xuất các mức sản lượng Q1 = 600, Q2 = 800, Q3 = 1.000 và tính chi phí để sản xuất mức sản lượng
trên.
d. Hãy so sánh chi phí sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn để sản xuất các mức sản lượng trên.
e. Trong dài hạn nếu K tăng 6% thì Q sẽ tăng bao nhiêu phần trăm và nếu L tăng 10% thì Q sẽ tăng bao
nhiêu phần trăm?
f. Căn cứ kết quả câu (b) hãy vẽ các đường đẳng phí và các đường đẳng lượng chứa kết hợp đầu vào nhà
sản xuất sử dụng, chỉ ra các kết hợp đầu vào được sử dụng trên đồ thị. Sau đó vẽ đường mở rộng sản
xuất (đường phát triển sản xuất)
Câu 10:
Cho biết các hàm sản xuất dưới đây mô tả hiện tượng hiệu suất tăng hay giảm hay không đổi theo qui mô?
Chứng minh.
 Q = K0.5L0.5
 Q = 5K0.4L0.4
 Q = K0.7L0.5
 Q = 0.1K.L
 Q = K0.25L0.75
 Q = K0.4L0.6
 Q=K+L
 Q = K + 2L
 Q = 4K + 3L

Câu 11:
Một nhà sản xuất có hàm chi phí trong ngắn hạn như sau: :
VC = Q2 + 20Q
Tại Q = 100, AFC=25
a. Hãy viết các hàm FC, TC, AVC, AFC, AC (ATC), MC theo biến Q
b. Hãy tính AFC, AC, MC tại Q = 100
c. Chứng minh rằng đường MC cắt đường AC tại điểm cực tiểu của đường AC

Câu 12: Một nhà sản xuất có hàm chi phí biên là MC = 8Q + 20. Biết định phí của nhà sản xuất này là
10.000. Đơn vị tính của chi phí biên là $/chiếc và định phí là $/ngày.

1. Hãy tính chi phí để sản xuất thêm đơn vị sản lượng thứ 80.
2. Nếu nhà sản xuất này sản xuất 80 đơn vị sản lượng thì biến phí là bao nhiêu, định phí là bao
nhiêu? Nếu phân bổ cho từng đơn vị sản lượng thì mỗi đơn vị chịu bao nhiêu biến phí, bao nhiêu
định phí?
4
3. Nếu đang sản xuất 80 đơn vị sản lượng mà nhà sản xuất này tăng thêm sản lượng thì chi phí
trung bình sẽ tăng hay sẽ giảm? Giải thích.
4. Chi phí trung bình thấp nhất của nhà sản xuất này là bao nhiêu? Muốn đạt được mức chi phí
thấp nhất đó nhà sản xuất cần sản xuất bao nhiêu đơn vị sản lượng mỗi ngày?

Câu 13: Giả định một nhà đầu tư có 3 phương án để lựa chọn với thông tin như dưới đây:

Phương án A B C

Doanh thu hàng năm 12 tỷ đồng 18 tỷ đồng 29 tỷ đồng


(trên sổ sách kế toán)
Chi phí hàng năm 13 tỷ đồng 15 tỷ đồng 24 tỷ đồng
(trên sổ sách kế toán)

Giả định vốn đầu tư cho 3 phương án bằng nhau và tiền vốn đầu tư này nếu đem gởi Ngân hàng thì tiền
lãi mỗi năm là 1 tỷ.

1. Nếu nhà đầu tư chọn phương án A thì chi phí kinh tế hàng năm là bao nhiêu? Lợi nhuận kế toán
và lợi nhuận kinh tế hàng năm là bao nhiêu?
2. Nếu nhà đầu tư chọn phương án B thì chi phí kinh tế hàng năm là bao nhiêu? Lợi nhuận kế toán
và lợi nhuận kinh tế hàng năm là bao nhiêu?
3. Nếu nhà đầu tư chọn phương án C thì chi phí kinh tế hàng năm là bao nhiêu? Lợi nhuận kế toán
và lợi nhuận kinh tế hàng năm là bao nhiêu?
4. Nhà đầu tư nên chọn phương án nào?

Câu 14: Một hãng cạnh tranh có hàm chi phí như sau: TC = 4q2 + 40q + 1600.
1.Giả định hàm chi phí trên là của ngắn hạn
a. Giả định hãng đang sản xuất 40 đơn vị sản lượng. Hãy tính AFC, MC, AVC
b. Hãy xác định mục tiêu, sản lượng đạt mục tiêu trong ngắn hạn và lợi nhuận của hãng khi giá bán lần
lượt là P1=240, P2=120, P1=30
c. Hãy tìm ngưỡng sinh lời và ngưỡng đóng cửa của hãng này
d. Giả định ngành gồm 400 hãng giống hệt nhau, hãy viết hàm cung của hãng và hàm cung của ngành
trong ngắn hạn
e. Nếu Chính phủ đánh thuế lên hàng này với mức thuế 8 đơn vị tiền/đơn vị sản lượng thì hàm chi phí
(gồm cả thuế) của nhà sản xuất thay đổi thành thế nào? Khi đó để tối đa hóa lợi ích hãng sẽ sản xuất bao
nhiêu và kiếm lời/chịu lỗ bao nhiêu nếu giá là 240
2. Giả định hàm chi phí trung bình dài hạn là LAC = 4q + 40 + 1600/q
a. Cho biết nếu giá trên thị trường đang là 240 thì trong dài hạn giá sẽ thay đổi theo chiều hướng nào, giải
thích
b. Cho biết ngành này sẽ đạt cân bằng tại mức giá nào với giả định các hãng trong ngành giống hệt nhau

Câu 15:
Một nhà độc quyền có đường chi phí và đường cầu như sau:
5
TC = 30Q + 600 và (D): P = 90 – Q
a. Hãy xác định giá bán nhà độc quyền cần định để đạt mục tiêu tối đa hóa doanh thu và tính doanh thu, lợi
nhuận của nhà độc quyền
b. Hãy xác định giá bán nhà độc quyền cần định để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tính lợi nhuận tối
đa của nhà độc quyền
c. Hãy tính mất mát vô ích (tổn thất phúc lợi xã hội) do độc quyền
d. Hãy vẽ đường doanh thu trung bình, đường doanh thu biên và đường chi phí biên của nhà độc quyền.
Chỉ ra mất mát vô ích (tổn thất phúc lợi xã hội) do độc quyền trên đồ thị.
e. Hãy xác định giá bán nhà độc quyền cần định để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tính lợi nhuận tối
đa của nhà độc quyền khi bị Chính phủ đánh thuế cố định T = 200
f. Hãy xác định giá bán nhà độc quyền cần định để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tính lợi nhuận tối
đa của nhà độc quyền khi bị Chính phủ đánh thuế đơn vị với mức thuế t = 10
g. Hãy xác định giá tối đa Chính phủ cần định để đạt mục tiêu hiệu quả (DWL = 0). Lúc này để nhà độc
quyền sản xuất hàng hóa Chính phủ cần bù lỗ cho nhà độc quyền bao nhiêu?
h. Hãy xác định giá tối đa Chính phủ cần định để đạt mục tiêu mất mát vô ích ít nhất mà Chính phủ không
cần bù lỗ

Câu 16: Giả định một nhà độc quyền đang sản xuất hàng XYZ với chi phí biên không đổi là MC = 20$/c. Nhà
độc quyền này ước lượng hệ số co giãn của cầu của hàng hóa mình bán là ED = - 5.

1. Để tối đa hóa lợi nhuận nhà độc quyền này nên định giá bán là bao nhiêu?
2. Giả định do công nghệ thay đổi chi phí biên giảm 20%, bây giờ bán giá cũ có tối đa hóa lợi nhuận
không? Nếu không, nên tăng hay giảm giá và tăng/giảm cụ thể bao nhiêu?
3. Giả định thị hiếu tiêu dùng thay đổi và hệ số co giãn của cầu của hàng hóa do nhà độc quyền bán là ED
= - 8. Giả định MC = 8, cho biết nhà độc quyền nên tăng hay giảm giá bán so với khi ED = - 5, và
tăng/giảm cụ thể bao nhiêu?
4. Hãy tính thế lực độc quyền theo 2 thang đo là hệ số định giá và hệ số Lerner của nhà độc quyền này khi
ED = - 5. Cho biết ý nghĩa kinh tế của từng thang đo.

Một người tiêu dùng có sở thích biểu lộ qua hàm thỏa dụng: U = x1/2y1/2 , trong đó U là tổng thỏa dụng, x và y
lần lượt là lượng hàng X và Y tiêu dùng. Giả định người tiêu dùng này dành số tiền chi tiêu hàng tháng là I =
240$ để mua X và Y với giá của chúng lần lượt là Px = 4$ và Py = 6$.
a. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này sẽ mua và cho biết tổng thỏa dụng đạt được của người này.
b. Hãy vẽ đường Ngân sách của người này và chỉ ra rổ hàng tối ưu trên đường ngân sách, vẽ thêm đường
đẳng ích chứa rổ hàng tối ưu vào đồ thị

You might also like