You are on page 1of 14

ĐỘ CO GIÃN

1. Hàm cầu của sản phẩm X cho bởi: PX  25  0.005Q  0.15PY , trong đó PX tính bằng đô la/sản
phẩm, Q tính bằng kg sản phẩm X bán mỗi tuần, PY là giá của mặt hàng Y, tính bằng đô la/sản
phẩm. Hàm cung sản phẩm X cho bởi PX  5  0.004Q .

a. Cho PY  $10 , xác định giá và lượng cân bằng của sản phẩm X.

b. Hai mặt hàng X và Y là mặt hàng bổ sung hay thay thế? Giải thích.
2. Doanh nghiệp A vừa đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Cầu của sản phẩm này cho bởi phương
trình: Q  240  P .
a. Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0 tại mức giá nào?
b. Tại mức giá nào, độ co giãn của cầu theo giá sẽ co giãn hoàn toàn?
c. Độ co giãn của cầu theo giá bằng 1 tại mức giá nào?
d. Nếu giá bán của sản phẩm này là $40, độ co giãn của cầu theo giá sẽ bằng bao nhiêu?
3. Hàm cầu cho lúa mì cho bởi phương trình Q D  3550  266P . Tại mức giá $3.46/thùng, tính độ
co giãn của cầu theo giá. Nếu giá lúa mì giảm chỉ còn $3.27/thùng, doanh thu lúa mì sẽ thay đổi
như thế nào?
4. Cầu cho vé xem đua xe Daytona 500 NASCAR cho bởi phương trình: Q D  350.000  800P .
Cung được số ghế trong sân đua là 150.000 ghế. Xác định giá cân bằng. Tính độ co giãn của cung
và của cầu tại mức giá cân bằng.
5. Doanh nghiệp A cung cấp 80 sản phẩm X mỗi ngày cho thị trường với giá bán mỗi sản phẩm là
$500. Giả sử độ co giãn của cầu theo giá là 0.4 và độ co giãn của cung theo giá là 1.5. Xác định
phương trình đường cung và cầu của sản phẩm X.
6. Một doanh nghiệp đưa mức giá $12/sản phẩm. Với mức giá này, doanh nghiệp có thể bán được
12.000 sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tăng giá thành $15/sản phẩm, doanh nghiệp bán được 11.053
sản phẩm. Tại mức giá $12, độ co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu? Nếu đường cầu là đường
thẳng, xác định phương trình đường cầu.
7. Độ co giãn của cung theo giá của sản phẩm X là 1.7, độ co giãn của cầu theo giá là 0.85 , giá và
lượng cân bằng lần lượt là $41 và 1.207 sản phẩm. Ước lượng đường cung và cầu của sản phẩm
X.
8. Hệ số co giãn của cầu sản phẩm X theo giá là 4 . Nếu cầu của sản phẩm X cho bởi phương trình
Q  120  P . Tính giá của sản phẩm X.
9. Thị trường vàng được đặt tại hai địa điểm: New York và Zurich. Với giá vàng hiện tại là
$400/ounce, cầu về vàng của thế giới là 10,000 ounces. Nếu hệ số co giãn của cầu theo giá của

1
New York và Zurich lần lượt là 3 và 2 , và nếu độ dốc của đường cầu ở cả hai thị trường này
là như nhau, khi đó, lượng cầu tại Zurich sẽ là bao nhiêu?
10. Đường cầu về vàng tại New York và Zurich có thể được biểu diễn bằng đường thẳng với độ dốc
là  b . Khi giá vàng bằng 0, cầu vàng ở New York cao hơn cầu vàng ở Zurich một lượng x. Với
giá vàng hiện tại, hệ số co giãn của cầu theo giá tại New York và Zurich lần lượt là 3 và 4 .
Tìm giá trị của x tính theo lượng cầu tại New York.
11. Khi hệ số co giãn của cầu theo giá của một mặt hàng là không co giãn, khi đó, doanh thu của doanh
nghiệp sẽ tăng hay giảm khi doanh nghiệp tăng giá bán?
12. Trên tờ báo mới đây, các nhà kinh tế ước lượng khi giá bán tăng 37,5% từ việc chính phủ tăng
$0.75 từ thuế sẽ dẫn đến việc hút thuốc của các sinh viên sẽ giảm 30%. Từ thông tin trên, bạn có
thể kết luận thế nào về độ co giãn của cầu thuốc lá của các sinh viên? (Co giãn nhiều hay ít?).
13. Giả sử cầu của hàng X được cho bởi: Q x  200  4P .

a. Nếu giá hàng X là $10, hãy tính hệ số co giãn của cầu theo giá.
b. Giả sử giá của hàng X tăng nhẹ, doanh thu bán hàng X sẽ tăng hay giảm và lượng hàng X bán
ra sẽ tăng hay giảm?
c. Hệ số co giãn của cầu theo giá sẽ co giãn hoàn toàn tại mức giá nào?
14. Cầu của mặt hàng X cho bởi: Q  240  4Px  2I  Py  A ,

trong đó : Px : giá của mặt hàng X

I: mức thu nhập


Py : giá của mặt hàng Y

A: mức quảng cáo


Giả sử rằng Q  240 , Px  10 , Py  10 và A  2 .

a. Xác định độ co giãn của cầu hàng X theo giá.


b. Hệ số co giãn của cầu theo giá của hàng X là co giãn nhiều hay ít?
c. Giả sử giá hàng X tăng nhẹ, điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp cung cấp
hàng X như thế nào (tăng hay giảm)?
d. Mặt hàng X là mặt hàng gì? (hàng thông thường hay hàng thứ cấp)
e. Hàng X và hàng Y có mối liên hệ thế nào với nhau?
15. Hệ số co giãn của cầu hàng X theo giá là 1 / 2 . Giá hàng X tăng từ $1.00 lên thành $1.10. Lượng
cầu hàng X sẽ thay đổi như thế nào?

2
SỞ THÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG CẦU

16. Trong lý thuyết sở thích người tiêu dùng, giả định sở thích đầy đủ (hoàn chỉnh) có ý nghĩa gì?
17. Nếu một người không phân biệt giữa việc có thêm một trái bưởi hay hai trái cam. Nếu cam được
đặt trên trục hoành, khi đó, độ dốc đường bàng quan (đường đẳng ích) sẽ là bao nhiêu?
18. Người tiêu dùng có thu nhập là $100, dùng để tiêu dùng cho mặt hàng A và B với giá của hai mặt
hàng A và B lần lượt là $7 và $15.
a. Nếu mặt hàng A nằm trên trục hoành, độ dốc của đường ngân sách của người tiêu dùng này
sẽ là bao nhiêu?
b. Nếu giá của hai mặt hàng này đột nhiên tăng gấp 2 lần, hãy cho biết độ dốc của đường ngân
sách khi đó sẽ thay đổi thế nào?
c. Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng gấp 2, khi đó độ dốc của đường ngân sách sẽ thay đổi
thế nào?
19. Sinh viên A có thu nhập $500 cho mỗi học kỳ để mua sách và ăn bánh. Giá của sách và bánh lần
lượt là $50 và $10. Vẽ đường ngân sách của sinh viên A. Giả sử bây giờ, cha mẹ của sinh viên A
cho anh ta thêm $300 mỗi học kỳ chỉ dùng để mua sách, hãy vẽ đường ngân sách mới của sinh
viên A.
20. Giá của một cây viết chì là 1.000 đồng, giá của một cây bút máy là 5.000 đồng. Giả sử sở thích
của anh A thỏa đầy đủ các giả định và anh ta mua 5 cây bút máy, 1 cây viết chì cho mỗi học kỳ.
Ứng với gói hàng này, tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) giữa viết chì ứng với bút máy của anh A là
3. Anh A có tối đa hóa hữu dụng của mình với gói hàng này hay chưa? Giải thích.
21. Anh A xem hai mặt hàng X và Y là hai mặt hàng bổ sung hoàn hảo cho nhau (nghĩa là một sản
phẩm X sẽ được tiêu thụ với một sản phẩm Y). Giả sử giá mặt hàng X là $3/sản phẩm và giá mặt
hàng Y là $3/sản phẩm. Với thu nhập của anh A là $48/tháng.
a. Gói hàng tối ưu anh A sẽ chọn mỗi tháng là bao nhiêu sản phẩm X và Y?
b. Lựa chọn tối ưu của anh A sẽ thay đổi như thế nào nếu giá sản phẩm X bây giờ tăng thành
$5/sản phẩm. Giả sử các yếu tố khác không đổi.
22. Nếu tiêu hết thu nhập của mình, anh A sẽ mua 5 lon Pepsi và 3 bánh hamburger mỗi tuần. Giá của
Pepsi là $1/lon và giá của bánh hamburger là $2/bánh. Hữu dụng biên từ việc tiêu thụ Pepsi là 4
trong khi hữu dụng biên của bánh hamburger là 6. Anh A có tối đa hữu dụng của mình khi tiêu
thụ gói hàng trên hay chưa? Nếu chưa, anh nên thay đổi thế nào để có thể tối đa hữu dụng của
mình?
23. Trên một hòn đảo chỉ có hai loại thức ăn là khóm và dừa. Có 5 loại người (A, B, C, D và E) sống
trên hòn đảo này với sở thích mỗi nhóm được cho như sau:
A: Thích cả hai loại trái cây nhưng thích khóm nhiều hơn dừa.
3
B: Thích cả hai loại trái cây nhưng thích dừa nhiều hơn khóm.
C: Thích dừa nhưng không quan tâm đến khóm (không gán một giá trị nào cho khóm)
D: Thích khóm nhưng không quan tâm đến dừa (không gán một giá trị nào cho dừa)
E: Chỉ tiêu thụ hai loại trái cây này theo tỷ lệ cố định: 1 khóm/1 dừa.
Hãy vẽ các đường đẳng ích của các nhóm người này với khóm nằm trên trục tung và dừa trên trục
hoành. Chỉ rõ hướng tăng của tổng hữu dụng.
24. Anh A có hàm hữu dụng: U  X,Y   5XY , với X và Y là hai loại hàng. Nếu anh A tiêu thụ 10 sản
phẩm X và có tổng hữu dụng là 250, anh A tiêu thụ bao nhiêu mặt hàng Y? Nếu anh A được lựa
chọn giữa gói hàng trên và gói gồm 15 sản phẩm X và 3 sản phẩm Y, anh sẽ chọn gói nào? Giải
thích.
25. Hãy nêu ra các giả định trong lý thuyết sở thích người tiêu dùng. Minh họa các giả định này bằng
đồ thị (sử dụng các đường đẳng ích).
26. Trong lý thuyết về sở thích người tiêu dùng, có giả định dẫn đến việc các đường đẳng ích sẽ không
cắt (giao) nhau. Giả định này là gì? Sử dụng đồ thị và giải thích tại sao hai đường đẳng ích không
thể cắt nhau.

27. Anh A tiêu thụ hai sản phẩm X và Y. Hàm hữu dụng của anh A được cho bởi U  X,Y   3XY2 .
Giá của hai mặt hàng X và Y lần lượt là $10 và $5. Thu nhập của anh A là $500.
a. Hãy vẽ hai đường đẳng ích bất kỳ của anh A với hàng X nằm trên trục hoành và hàng Y nằm
trên trục tung.
b. Viết phương trình đường ngân sách. Vẽ đường ngân sách trên đồ thị của câu a và xác định độ
dốc của đường ngân sách.
c. Xác định phối hợp tối ưu của anh A. Chỉ rõ phối hợp này trên đồ thị.
d. Nếu giá của sản phẩm X tăng thành $15/sản phẩm X, điều này ảnh hưởng thế nào đến tiêu
dùng của anh A. Tổng hữu dụng của anh A sẽ thay đổi thế nào trong trường hợp này.
28. Hàm hữu dụng của anh A như sau: U  X,Y   3XY , với giá của sản phẩm X và Y lần lượt là $2
và $1.
a. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) giữa X và Y của anh A là bao nhiêu?
b. Phối hợp tối ưu giữa hai mặt hàng X và Y có mối quan hệ như thế nào?
c. Nếu anh A có thu nhập là $20 mỗi tuần dùng để tiêu thụ hai mặt hàng X và Y, tìm phối hợp
tối ưu của anh A.
29. Hàm hữu dụng của anh A như sau: U  X,Y   0.5XY , với giá của sản phẩm X và Y lần lượt là
$3 và $2.
4
a. Hãy viết phương trình đường ngân sách.
b. Xác định phối hợp tối ưu của anh A.
c. Tổng hữu dụng khi anh A tiêu dùng gói hàng trong câu b là bao nhiêu?

30. Anh A tiêu thụ hai mặt hàng X và Y. Hàm hữu dụng của anh A cho bởi: U  X, Y   4X0.5Y0.5 .
Giá của hai mặt hàng X và Y lần lượt là $25 và $50. Thu nhập của anh A là $750 trên một đơn vị
thời gian.
a. Hãy viết phương trình đường ngân sách.
b. Xác định phối hợp tối ưu của anh A. Vẽ đồ thị.
c. Nếu chính phủ đưa ra mức giới hạn trên sản phẩm X và anh A chỉ được phép mua tối đa 10
sản phẩm X trong một đơn vị thời gian. Giả sử anh A sử dụng hết thu nhập của mình, anh A
sẽ tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm Y? Vẽ đồ thị đường ngân sách cho thấy phần giới hạn sản
phẩm X. Tính mức ảnh hưởng của việc giới hạn này trên tổng hữu dụng của anh A.
MU A MU B
31. Nếu  và người tiêu dùng tiêu thụ cả hai mặt hàng A và B, người tiêu dùng này có
PA PB
tối ưu thỏa dụng của mình hay không? Giải thích.
32. Anh A tiêu thụ hai mặt hàng X và Y với hàm hữu dụng là U  X,Y   XY . Giá của hai mặt hàng
X và Y lần lượt là $9 và $12.
a. Viết biểu thức tỷ lệ thay thế cận biên ( MRSXY ).

b. Xác định tỷ lệ tối ưu giữa hai mặt hàng X và Y trong phối hợp tối ưu của anh A.
c. Anh A đang tiêu thụ 15 mặt hàng X và 10 mặt hàng Y, đây có phải là tỷ lệ tối ưu hay không?

33. Anh A tiêu thụ hai mặt hàng X và Y với hàm hữu dụng là U  X,Y   X0.9Y0.1 .

a. Nếu giá của hai mặt hàng X và Y lần lượt là $1 và $30, thu nhập của anh A là $300, xác định
phối hợp X, Y tối ưu của anh A.
b. Giả sử nhà cung cấp mặt hàng Y buộc người tiêu dùng phải tiêu thụ 4 sản phẩm Y hoặc không
tiêu thụ sản phẩm Y nào. Với ràng buộc này và ứng với mức giá và thu nhập như trong câu a,
anh A sẽ tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm X và Y để tối đa hóa hữu dụng.
c. Anh A sẽ thích điều kiện trong câu a hay câu b? Giải thích.
34. Nếu giá của mặt hàng A tăng dẫn đến cầu của mặt hàng B dịch chuyển về phía trái. Ta có thể kết
luận gì về hai mặt hàng A và B?
35. Nhà phân phối sản phẩm X có thông tin cầu từ người đàn ông là Q D  3  0.25P và cầu từ người
đàn bà là Q D  4  0.5P . Thị trường bao gồm 10,000 người đàn ông và 10,000 người đàn bà. Nếu

5
nhà phân phối định giá $6 cho 1 sản phẩm, bao nhiêu sản phẩm họ dự đoán sẽ bán được trên thị
trường?
36. Công ty General Motors dự đoán cầu của dân Mỹ cho sản phẩm mới của họ là
Q US  30,000  0.5P . Cầu xuất khẩu dự kiến là Q EX  25,000  0.5P . Hãy xây dựng đường tổng
cầu của công ty.
37. Tổng cầu cho sản phẩm X được cho bởi cầu trong nước và cầu xuất khẩu:
Cầu trong nước: PD  5  0.005Q D

Cầu xuất khẩu: PF  3  0.00075QF

trong đó, PD và PF được tính bằng đô la trên kg, Q D và Q F là kg trên ngày.

a. Xác định cầu thế giới của sản phẩm X.


b. Xác định mức giá để người mua trong nước và nước ngoài bắt đầu mua (bước vào thị trường).
c. Xác định lượng cầu trong nước và cầu xuất khẩu khi giá P  $2.50 mỗi kg.
38. Thị trường lúa mì của Mỹ là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo với cung và cầu cho bởi
Q D  20.000.000  4.000.000P và QS  7.000.000  2.500.000P ,

trong đó Q D và QS là lượng cầu và lượng cung, đo lường bằng thùng và P là giá mỗi thùng.

a. Xác định thặng dư tiêu dùng tại mức giá và lượng cân bằng.
b. Giả sử chính phủ đặt mức giá sàn là $2.25 mỗi thùng và đồng ý mua hết lượng dư thừa trên
thị trường. Xác định số lượng lúa mì chính phủ phải mua. Xác định thặng dư tiêu dùng ứng
với mức giá sàn này.
39. Cung của viết máy cho bởi phương trình QS  35.000  2.000P . Cầu viết máy được chia thành 2
thành phần. Thành phần thứ nhất là cầu từ sinh viên, cho bởi phương trình Q A  17.000  250P .
Thành phần thứ hai từ những người khác, cho bởi phương trình QO  25.000  2.000P .

a. Xác định tổng cầu của viết máy.


b. Tìm giá và sản lượng cân bằng.
c. Xác định thặng dư tiêu dùng cho mỗi thành phần của cầu.

6
LÝ THUYẾT SẢN XUẤT, CHI PHÍ

40. Điền vào các chổ trống trong bảng sau


Lượng lao động Sản phẩm đầu ra Năng suất lao động biên Năng suất lao động trung bình
0 0 - -
1 50
2 30
3 90
4 24
5 4
6 96
41. Hàm sản xuất của công ty A cho bởi y  K, L   2 KL , trong đó K là lượng máy móc và L là lượng
lao động.
a. Hàm sản xuất trên có hiệu suất theo quy mô như thế nào?
b. Nếu ta cố định lượng máy móc ở mức 4, khi ta tăng lượng lao động, năng suất lao động biên
sẽ tăng, giảm hay không đổi? Giải thích.
42. Công ty A hiện đang có 100 lao động với lương lao động $10/giờ, và 50 đơn vị vốn với chi phí
vốn $21/giờ. Năng suất lao động biên là 3 và năng suất vốn biên là 5. Công ty A đang sản xuất với
chi phí thấp nhất hay không? Giải thích.

43. Hàm sản xuất của công ty A cho bởi: Q  4K1/2 L1/2 , trong đó K là lượng vốn và L là lượng lao
động. Chi phí vốn, pK  $18 và chi phí lao động, p L  $2 .

a. Hàm sản xuất của công ty A là hàm gì?


b. Giả sử công ty A nhận được 1 đơn đặt hàng với 60 sản phẩm. Công ty cần thuê bao nhiêu
lượng lao động và vốn cho đơn đặt hàng này để tối thiểu chi phí?

44. Công ty A có hàm sản xuất như sau: Q  4K1/2 L1/2

a. Hiệu suất theo quy mô của hàm sản xuất này như thế nào?
b. Nếu chi phí lao động là $5 và chi phí vốn là $20 trong khi công ty A muốn sản xuất 200 đơn
vị sản phẩm, công ty A cần phải thuê bao nhiêu lao động để tối thiểu chi phí?
c. Tính tổng chi phí khi công ty A sản xuất 200 đơn vị sản phẩm đầu ra.
d. Giả sử công ty quyết định tăng gấp đôi sản lượng đầu ra là 400 sản phẩm. Để thực hiện điều
này, công ty cần phải tăng các yếu tố đầu vào bao nhiêu?

7
45. Điền vào các khoảng trống trong bảng sau
Sản phẩm Tổng chi phí Biến phí Định phí Chi phí biên
0 60
1 10
2 90
3 20
4 80
5 180
6 50
2
46. Tổng chi phí của doanh nghiệp A cho bởi hàm: TC  Q   4000  5Q  10Q .

a. Xác định các hàm: Tổng định phí, Định phí trung bình, Tổng biến phí, Biến phí trung bình,
Chi phí trung bình và Chi phí biên.
b. Xác định sản lượng sao cho chi phí trung bình là tối thiểu.
47. Một nhà hàng hiện đang trả lương lao động là $5/giờ và chi phí thuê thiết bị là $50/giờ. Nhà hàng
hiện đang sử dụng tỷ lệ 7 giờ lao động cho mỗi đơn vị máy. Tỷ lệ giữa năng suất biên của thiết bị
trên năng suất biên của lao động hiện tại là 12. Nhà hàng có tối thiểu chi phí với các thông tin trên
hay không? Nếu không, nhà hàng nên thay đổi như thế nào để có thể tối thiểu chi phí?

48. Công ty A có hàm sản xuất Q  500L0.6 K 0.8 , trong đó Q là lượng sản phẩm sản xuất hàng năm,
tính bằng kg, L là lượng lao động, tính theo giờ lao động, K là giờ máy hoạt động. Lương lao động
của công ty là $15/giờ và chi phí giờ máy là $50/giờ máy hoạt động. Công ty dự báo chi phí trung
bình hàng năm của công ty là $500,000.
a. Với chi phí $500,000, công ty nên thuê bao nhiêu lao động và số giờ máy hoạt động? Tính
lượng sản phẩm tối đa mà công ty có thể sản xuất.
b. Công ty đang thoả thuận lương với hiệp hội lao động và nhà quản trị công ty dự báo lương lao
động có thể tăng lên thành $22.50/giờ với hợp đồng lao động mới. Hãy phân tích tầm ảnh
hưởng khi lương lao động tăng đối với phối hợp các yếu tố đầu vào của công ty. Lượng sản
phẩm sản xuất sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

49. Công ty A có hàm sản xuất Q  0.25K 0.25L0.75 , trong đó Q là số sản phẩm/giờ, K là lượng máy
móc sử dụng trong 1 giờ và L là lượng lao động/giờ. Công ty trả lương lao động $12/giờ và chi phí
thuê máy là $52/giờ. Công ty có ngân sách để sử dụng để trả chi phí là $150,000.
a. Xác định phương trình đường đẳng phí.
b. Tìm phối hợp các yếu tố đầu sao cho lượng sản phẩm đạt được là tối ưu ứng với mức chi phí
$150,000. Lượng sản phẩm tối đa là bao nhiêu?

8
50. Công ty A sử dụng 2 yếu tố đầu vào, lượng lao động và máy móc (tính bằng giờ). Hàm sản xuất
cho bởi Q  5KL , trong đó Q là số lượng sản phẩm đầu ra mỗi ngày, tính bằng tấn. Chi phí cho
các yếu tố đầu vào là $150 cho lao động và $1,000 cho máy móc. Xác định phối hợp các yếu tố
đầu vào sao cho chi phí sản xuất 1,000 tấn sản phẩm đầu ra là thấp nhất. Chi phí thấp nhất để sản
xuất 1,000 tấn sản phẩm đầu ra là bao nhiêu?
51. Công ty A sử dụng 2 yếu tố đầu vào, lượng lao động và máy móc (tính bằng giờ). Hàm sản xuất
cho bởi Q  K1/2 L1/2 , trong đó Q là số lượng sản phẩm đầu ra mỗi ngày. Chi phí cho các yếu tố
đầu vào là $2 cho lao động và $8 cho máy móc.
a. Hàm sản xuất của công ty A có dạng gì?
b. Hàm sản xuất của công ty A có hiệu suất theo quy mô như thế nào? Giải thích.
c. Xác định năng suất trung bình của máy móc.
d. Năng suất của máy móc có theo quy luật giảm dần không? Giải thích.
e. Giả sử công ty muốn sản xuất 144 sản phẩm đầu ra, công ty cần phối hợp các yếu tố đầu vào
như thế nào để chi phí sản xuất thấp nhất, xác định chi phí này là bao nhiêu?
f. Như câu (e), nhưng công ty chỉ có thể có lượng máy cố định và bằng 16. Công ty cần phải
thuê bao nhiêu lao động, xác định chi phí này là bao nhiêu?
52. Công ty A sản xuất thùng giấy và bán trên thị trường theo từng gói gồm 1000 thùng. Thị trường
thùng giấy là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với giá bán cho mỗi gói 1000 thùng giấy là $100.
Chi phí sản xuất của công ty A cho bởi: TC  3,000,000  0.001Q2 , trong đó Q được tính theo gói
gồm 1000 thùng giấy, sản xuất mỗi năm.
a. Tìm lượng sản phẩm sao cho lợi nhuận của công ty lớn nhất. Lợi nhuận này là bao nhiêu?
b. Phân tích tình trạng của công ty trong ngắn hạn. Công ty nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa?
53. Một công ty trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo với giá sản phẩm là $0.10/sản phẩm. Hàm chi
phí của công ty là TC  5  0.5Q  0.0001Q 2 .

a. Xác định lượng sản phẩm để công ty có lợi nhuận tối đa hay tối thiểu lỗ trong ngắn hạn.

b. Nếu giá các yếu tố đầu vào tăng, dẫn đến hàm chi phí là TC  5  0.10Q  0.002Q 2 , sản lượng
tối ưu lúc này là bao nhiêu? Lợi nhuận của công ty sẽ thay đổi như thế nào?

9
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

54. Giả sử chính phủ tăng giá cheese trên mức giá cân bằng  P0  bằng cách đặt giá sàn và mua tất cả
lượng sản phẩm dư thừa trên thị trường. Dựa trên đồ thị sau đây (tính trên diện tích của các miền
trong đồ thị)?

a. Thay đổi của thặng dư tiêu dùng như thế nào trước và sau khi chính sách giá sàn được áp
dụng.
b. Sự thay đổi của thặng dư sản xuất như thế nào trước và sau khi chính sách giá sàn được áp
dụng.
c. Chi phí của chính phủ cho chính sách này như thế nào?
d. Tổn thất vô ích của chính sách này như thế nào?
55. Cung và cầu của một loại sản phẩm cho bởi:
Cung: P  4  0.116Q Cầu: P  25  0.1Q

trong đó P là giá bán tính theo đô la và Q là số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm. Xác định thặng
dư tiêu dùng của thị trường sản phẩm này.
56. Ủy ban thành phố đang lo lắng về việc tiền thuê nhà của sinh viên quá cao ở mức hiện tại và dự
kiến sẽ áp dụng chính sách giá trần $350/nhà trọ trong thành phố. Cung và cầu nhà trọ của thành
phố được cho như sau
Cung: QS  500  4P Cầu: Q D  5600  8P

trong đó P là tiền thuê nhà mỗi tháng và Q là số lượng nhà trọ cho thuê. Để đơn giản, ta giả sử
trong bài này các nhà trọ trong thành phố đều như nhau.
10
a. Tính giá và lượng cân bằng khi không có chính sách giá trần. Xác định thặng dư tiêu dùng và
thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng này (Vẽ đồ thị).
b. Khi ủy ban thành phố áp dụng chính sách giá trần, xác định số lượng nhà trọ được cho thuê.
Số nhà trọ dư thừa hay thiếu hụt trên thị trường là bao nhiêu? Thặng dư tiêu dùng và thặng dư
sản xuất sẽ thay đổi như thế nào?
57. Cung và cầu của một loại sản phẩm cho bởi:
Cung: P  4  0.116Q Cầu: P  25  0.1Q

trong đó P là giá bán tính theo đô la và Q là số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm.
Xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
58. Cung và cầu của một loại sản phẩm cho bởi:
Cung: P  5  0.36Q Cầu: P  100  0.04Q

trong đó P là giá bán tính theo đô la và Q là số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm.
a. Xác định giá và lượng cân bằng.
b. Tính tổn thất vô ích nếu chính phủ áp dụng chính sách giá trần ở mức $40/sản phẩm.
59. Cung và cầu của thị trường một loại sản phẩm cho bởi: Q D  200,000  4,000P và
QS  20,000  2,000P .

a. Xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.


b. Nếu chính phủ áp đặt mức giá trần là $15, xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
trong trường hợp này.
60. Cung và cầu của thịt heo cho bởi: QS  800  100P và Q D  2, 000  500P . Để trợ giúp các nhà
sản xuất, chính phủ xem xét việc đặt mức giá sàn $2.25/đơn vị. Nếu chính sách này được áp dụng,
và nếu chính phủ đồng ý mua lượng dư thừa sản phẩm để giữ mức giá tại $2.25. Chính phủ cần
phải chi tiêu bao nhiêu? Thặng dư sản xuất sẽ thay đổi như thế nào?
61. Cung và cầu của thị trường sữa cho bởi: QS  16  3.2P và Q D  58  30.4P . Nếu chính phủ áp
đặt giá sàn là $1.75, tính sự thay đổi của thặng dư sản xuất. Sẽ có bao nhiêu đơn vị sữa dư thừa
trên thị trường? Nếu chính phủ mua hết lượng sữa dư thừa này, chính phủ phải chi tiêu bao nhiêu?
Sự thay đổi thặng dư sản xuất do chính sách giá sàn này có lớn hơn chi tiêu của chính phủ hay
không?

11
62. Thị trường lao động có hàm cung và cầu cho bởi: LS  8000  6000W và L D  32000  4000W ,
trong đó L là lượng lao động (tính bằng triệu giờ/năm) và W là lương lao động (tính bằng đô
la/giờ).
a. Tính giá và lượng cân bằng trên thị trường. Nếu chính phủ áp đặt mức lương tối thiểu phải là
$3.35/giờ, chính sách này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường?
b. Chính phủ dự tính tăng mức lương tối thiểu lên thành $5/giờ. Việc tăng mức lương tối thiểu
này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lượng cung và cầu lao động?
c. Tính thặng dư sản xuất (thặng dư của người lao động) trước và sau khi chính phủ tăng mức
lương tối thiểu.
63. Xét thị trường cạnh tranh hoàn hảo với hàm cung và cầu cho bởi:
Cung: P  5  0.036Q Cầu: P  50  0.04Q ,

trong đó P là giá sản phẩm (tính bằng đô la) và Q là số lượng sản phẩm bán mỗi ngày.
a. Xác định giá và lượng cân bằng.
b. Nếu đây là thị trường lao động, thặng dư tiêu dùng sẽ mất bao nhiêu nếu mức lương tối thiểu
$40/ngày được áp dụng.
c. Thặng dư sản xuất trong câu (b) sẽ tăng hay giảm bao nhiêu?
64. Cung và cầu của bắp cho bởi:
Cung: QS  920  690P Cầu: Q D  3,750  725P

trong đó Q là số lượng (tính bằng triệu thùng) và P là giá bán (tính theo đô la/thùng).
a. Xác định giá và lượng cân bằng.
b. Chính phủ đưa chính sách hỗ trợ giá (support price) ở mức $2.50. Lượng bắp chính phủ phải
mua trên thị trường là bao nhiêu?
c. Với chính sách hỗ trợ giá trong câu (b), xác định sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng.
65. Thị trường giầy da của Mỹ bao gồm các nhà sản xuất trong nước (U.S.) và nước ngoài (F). Các
nhà sản xuất trong nước lo ngại việc thị trường giầy da của Mỹ có quá nhiều giầy nhập khẩu từ các
nhà sản xuất nước ngoài. Do đó, Quốc hội Mỹ đang xem xét việc cấm bán giầy da ngoại trong thị
trường nội địa của Mỹ. Hàm cung và cầu cho thị trường giầy da của Mỹ được cho như sau:
Q D  50, 000  500P , Q US  6000  150P và Q F  2000  50P , trong đó, Q là sản lượng (tính
bằng ngàn đôi giày mỗi năm) và P là giá mỗi đôi giày.
a. Tính giá và lượng cân bằng khi chính phủ Mỹ chưa can thiệp vào thị trường.

12
b. Tính giá và lượng cân bằng khi chính phủ Mỹ áp dụng chính sách trên.
c. Vẽ đồ thị và phân tích ảnh hưởng của chính sách trên tới thị trường giầy da của Mỹ như thế
nào.

66. Thị trường xe nhập khẩu có hàm cung và cầu cho bởi QS  14 1 P  225,000 và
6
Q D  800, 000  5P . Chính phủ Mỹ đang xem xét việc đánh thuế nhập khẩu $2,000/xe để giúp các
nhà sản xuất trong nước.
a. Nếu chính sách thuế này được áp dụng, tính thiệt hại của thặng dư sản xuất. Xác định số lượng
xe nhập khẩu.
b. Giả sử thay vì chính phủ áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, các nhà sản xuất nước ngoài
đồng ý giảm mức nhập khẩu tới số lượng trong câu (a). Nếu họ giữ lời hứa và chính phủ không
áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, tính thặng dư sản xuất trong trường hợp này.
c. Theo bạn, các nhà sản xuất nước ngoài sẽ ưa chuộng chính sách nào hơn: thuế nhập khẩu hay
hạn ngạch nhập khẩu?
67. Thị trường thuốc lá tại một quốc gia đang được chính phủ xem xét việc đánh thuế $0.40/gói thuốc.
Các chuyên gia phân tích ước lượng cung và cầu thuốc lá tại quốc gia này như sau:
Cung: QS  20,000  75, 000P và cầu: Q D  140,000  25,000P ,

trong đó Q là số gói thuốc bán ra mỗi ngày và P là giá mỗi gói thuốc.
a. Khi chính phủ chưa đánh thuế, giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
b. Khi chính sách thuế được áp dụng, tính giá và lượng cân bằng mới. Phần thuế mà người sử
dụng cũng như nhà sản suất phải gánh chịu là bao nhiêu?
c. Tính thiệt hại vô ích từ chính sách thuế này.
68. Giá dầu thế giới là $31/thùng. Cung nội địa cho bởi QS  0.15P  2.7 . Các nhà sản xuất trong nước
có thể bán tất cả sản lượng theo mức giá thế giới.
a. Xác định thặng dư sản xuất của các nhà sản xuất dầu trong nước.
b. Bây giờ, để có thể tăng lượng sản xuất dầu trong nước, chính phủ đang xem xét trợ cấp
(subsidy) các nhà sản xuất trong nước $2/thùng dầu sản xuất. Xác định thặng dư sản xuất mới.
Tính số tiền chính phủ trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước theo chính sách trợ cấp này.
c. Sự thay đổi trong thặng dư sản xuất có lớn hơn số tiền mà chính phủ trợ cấp hay không? Cũng
với số tiền mà chính phủ chi tiêu như trong câu (b), nếu chính phủ không thực hiện chính sách
trợ cấp mà trả trực tiếp số tiền này đến các nhà sản xuất trong nước, việc làm này có tốt hơn
cho các nhà sản xuất trong nước hay không?

13
69. Cung và cầu của một loại bánh mì cho bởi: QS  2,500  15,000 và Q D  15,000  1,500P .

a. Xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.


b. Giả sử chính phủ đánh thuế $1/bánh mì. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất sẽ thay đổi
như thế nào? Số tiền thuế mà chính phủ thu được có bù đắp sự mất mát của thặng dư của tiêu
dùng và sản xuất hay không?
70. Ủy ban thành phố đang xem xét 2 phương án để thu vốn xây dựng một trung tâm. Phương án thứ
nhất là đánh thuế $2.46 trên mỗi bữa ăn của các nhà hàng trong thành phố. Cung và cầu các bữa
ăn nhà hàng cho bởi: QS  14,500P  225,000 và Q D  800,000  6,000P . Tính thặng dư tiêu
dùng và thặng dư sản xuất ứng với mức thuế trên. Phương án thứ hai được xem xét là đánh thuế
thu nhập (chính phủ cũng vẫn thu được một lượng thuế như trong phương án thứ nhất). Nếu chịu
thuế thu nhập, đường cầu các bữa ăn nhà hàng dự kiến sẽ là: Q'D  794,875  6,000P . Tính thặng
dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong trường hợp có chính sách thuế thu nhập. Phương án nào
sẽ làm giảm tổng thặng dư của xã hội ít nhất?
71. Cung và cầu một loại kem đánh răng cho bởi: QS  3.8P  4 và Q D  12  0.04P .

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Xác định độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
Tính thặng dư tiêu dùng.
b. Giả sử chính phủ đánh thuế $0.25/sản phẩm. Tính số tiền thuế chính phủ thu được. Thặng dư
tiêu dùng thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế sản phẩm? Người tiêu dùng phải gánh
chịu bao nhiêu phần trăm của mức thuế?
72. Cung và cầu một loại sản phẩm cho bởi: QS  0.01P  2 và Q D  12  0.04P .

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Xác định độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
Tính thặng dư tiêu dùng.
b. Giả sử chính phủ đánh thuế $25/sản phẩm. Tính số tiền thuế chính phủ thu được. Thặng dư
tiêu dùng thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế sản phẩm? Người tiêu dùng phải gánh
chịu bao nhiêu phần trăm của mức thuế?
73. Cung và cầu một loại sản phẩm cho bởi: QS  3.8P  2 và Q D  10  0.04P .

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Xác định độ co giãn của cung theo giá tại điểm cân bằng.
Tính thặng dư sản xuất.
b. Giả sử chính phủ đánh thuế $0.75/sản phẩm. Tính số tiền thuế chính phủ thu được. Thặng dư
sản xuất thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế sản phẩm? Nhà sản xuất phải gánh chịu
bao nhiêu phần trăm của mức thuế?

14

You might also like