You are on page 1of 7

ÔN TẬP 2

CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG


1. Bạn An đang mua bánh và nước ngọt với hữu dụng biên của bánh là 12
và hữu dụng biên của nước là 3. Bánh và nước ngọt có giá tương ứng là
8 và 2. Ta có thể nói rằng bạn An:
A. Đang thất bại trong việc tối đa hóa thỏa mãn
B. Đã sử dụng hợp lý lượng bánh và nước ngọt làm tối đa hóa hữu dụng
C. Sử dụng quá ít bánh và thừa nước ngọt
D. Sử dụng quá nhiều bánh và chưa đủ nước ngọt
2. Để tối đa hoá hữu dụng với một thu nhập cho trước, người tiêu dùng lựa
chọn theo nguyên tắc:
A. Mua sản phẩm nào có giá thấp nhất
B. Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền phải bằng nhau
C. Hữu dụng biên các sản phẩm bằng nhau
D. Tất cả đều đúng
3. Điểm tiêu dùng tối ưu:
A. Nằm trên đường đẳng dụng (đẳng ích) cao nhất
B. Là điểm tiếp xúcgiữa đường ngân sách với đường đẳng dụng (đẳng
ích) cao nhất
C. Là điểm mà đường ngân sách cắt đường đẳng lượng
D. Nằm bên trong đường ngân sách và ở trên một đường đẳng
dụng(đẳng ích)
4. Độ dốc của đường ngân sách được quyết định bởi:
A. Tỷ lệ thay thế biên của hai hàng hóa
B. Giá tương đối của hai loại hàng hóa
C. Mức chênh lệch giá giữa hai loại hàng hóa
D. Ba câu trên đều đúng
5. Đường cầu thị trường là:
A. Tổng lượng cầu của những người tiêu dùng tại mỗi mức giá
B. Tổng các mức giá người tiêu dùng sẵn lòng trả ở một lượng cầu nhất
định nào đó
C. Tổng độ hữu dụng người tiêu dùng có được ở mỗi lượng cầu
D. Cho thấy mức giá tối thiểu người tiêu dùng sẵn lòng trả ở mỗi mức
lượng cầu
6. Đường đẳng dụng (đẳng ích) cho thấy:
A. Các phối hợp tiêu dùng khác nhau có thể mang đến tổng hữu dụng
cao nhất ở những mức thu nhập khác nhau
B. Các phối hợp tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng ưa thích hơn
khi giá của một loại hàng thay đổi, những thứ khác không đổi
C. Các phối hợp tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua
được ở một mức thu nhập nhất định
D. Các phối hợp tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng đạt được cùng
mức độ hữu dụng
7. Đường đẳng dụng (đẳng ích) biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng
giữa hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng:
A. Đạt được mức hữu dụng của hàng hoá này nhiều thì mức hữu dụng
của hàng hoá kia phải ít.
B. Đạt được mức hữu dụng tăng dần
C. Đạt được mức hữu dụng giảm dần
D. Đạt được mức hữu dụng như nhau
8. Đường ngân sách của người tiêu dùng hai loại hàng hóa có độ dốc biểu
thị:
A. Chi phí cơ hội của việc sử dụng thu nhập
B. Tỉ lệ giá của hai loại hàng hóa
C. Mức chênh lệch giá giữa hai loại hàng hóa
D. Tất cả những điều kể trên
9. Đường ngân sách của người tiêu dùng sử dụng hai sản phẩm X và Y sẽ
dịch chuyển sang bên phải và song song với đường cũ khi:
A. Giá hàng X giảm
B. Thu nhập giảm
C. Giá hàng Y tăng
D. Thu nhập tăng
10. Đường ngân sách phụ thuộc vào:
A. Thu nhập và giá cả
B. Sở thích
C. Chỉ phụ thuộc vào thu nhập
D. Chỉ phụ thuộc vào giá cả
11. Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang bên trái khi:
A. Giá 2 mặt hàng tăng cùng tỉ lệ
B. Thu nhập người tiêu dùng giảm
C. Cả hai điều trên đúng
D. Cả hai điều trên đều sai
12. Đường ngân sách có dạng: Y=10 - 2X . Nếu PY = 5 thì đường ngân sách
có thể viết lại như sau:
A. 150= 10X + 5Y
B. 100= 5X + 10Y
C. 50= 10X + 10Y
D. 50= 10X + 5Y
13. Giá hàng X và Y đều là 2 ngàn đồng. Với số lượng mua X và Y hiện tại,
hữu dụng biên nhận được từ hàng hóa X là 40 (MUX=40), hữu dụng biên
nhận được từ hàng hóa Y là 60 (MUY=60). Để tối đa hóa hữu dụng với
thu nhập như cũ, người tiêu dùng nên:
A. Tiêu dùng với một số lượng bằng nhau với cả hai loại hàng hóa.
B. Tiêu dùng nhiều Y hơn và giảm X
C. Tiêu dùng nhiều X hơn và giảm Y
D. Ba câu trên đều sai
14. Giá trị tuyệt đối của độ dốc một đường đẳng dụng (đẳng ích) được tính
bằng:
A. Tích số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
B. Thương số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
C. Tổng số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
D. Hiệu số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
15. Hữu dụng biên (MU) đo lường:
A. Sở thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa
B. Tính có ích của hàng hóa đối với người tiêu dùng
C. Mức gia tăng sự thỏa mãn khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa
D. Các câu trên đều đúng
16. Hữu dụng biên (MU) là:
A. Hữu dụng thay đổi khi tăng hoặc giảm tiêu dùng một đơn vị sản
phẩm
B. Hữu dụng đạt được khi tiêu dùng một đơn vị sản phẩm
C. Hữu dụng tăng thêm khi giảm tiêu dùng một đơn vị sản phẩm
D. Hữu dụng đạt được khi tiêu dùng sản phẩm
17. Lý do nào KHÔNG ĐÚNG để giải thích việc “Một người tiêu dùng
muốn tối đa hóa hữu dụng sẽ chọn sự kết hợp hàng hóa tại đó đường
ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích”:
A. Vì với sự kết hợp bên trái đường ngân sách đều có mức độ hữu dụng
thấp hơn
B. Vì điểm đó phản ánh mức giá được ưa chuộng nhất
C. Vì đó là điểm có hữu dụng cao nhất mà người tiêu dùng có thể đạt
được với ngân sách cho trước
D. Vì tất cả các sự kết hợp hàng hóa nằm bên phải của đường ngân sách
là không thể đạt được, với mức thu nhập cho trước
18. Một người đang muốn tối đa hoá hữu dụng. Giá của hàng hoá A giảm,
anh ta sẽ:
A. Mua nhiều hàng hoá A hơn vì hữu dụng biên của nó tăng
B. Mua nhiều hàng hoá B hơn do tác động thay thế
C. Mua nhiều hàng hoá A hơn vì nó đã rẻ tương đối
D. Mua ít hàng hoá A hơn vì hữu dụng biên của nó giảm
19. Một người tiêu dùng dành 100 ngàn đồng để chi tiêu cho hai sản phẩm
X và Y. Giá của X là 4 ngàn đồng, giá của Y là 6 ngàn đồng. Phương
trình đường ngân sách của người này là:
A. 2X+3Y=50
B. X+3/2Y=25
C. 4X+6Y=100
D. Các câu trên đều đúng
20. Một người tiêu dùng dành một số tiền nhất định để chi tiêu cho hai sản
phẩm X và Y. Khi giá sản phẩm X tăng người này giảm mua sản phẩm
X và số lượng mua sản phẩm Y sẽ:
A. Giảm
B. Không thay đổi vì giá của Y không đổi
C. Tăng
D. Tuỳ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm X
21. Mức độ hài lòng, thỏa mãn hay lợi ích mà người tiêu dùng có được khi
sử dụng hàng hóa dịch vụ được gọi là:
A. Cầu của người tiêu dùng
B. Hữu dụng biên
C. Điểm quân bình của người tiêu dùng
D. Hữu dụng
22. Nếu cả giá cả và thu nhập đều tăng gấp đôi, đường ngân sách sẽ:
A. Xoay ra ngoài
B. Dịch chuyển song song ra ngoài
C. Dịch chuyển song song vào trong
D. Không thay đổi vị trí
23. Nếu đường TU (tổng hữu dụng) là một đường thẳng dốc lên thì đường
MU sẽ là đường:
A. Thẳng đứng
B. Thẳng dốc lên
C. Thẳng dốc xuống
D. Thẳng nằm ngang
24. Nếu thịt heo được biểu thị trên trục tung và thịt bò được biểu diễn trên
trục hoành, việc giảm giá thịt heo sẽ làm cho đường ngân sách đối với
hai loại thịt này:
A. Lài hơn
B. Dịch chuyển ra phía ngoài và song song với đường ngân sách cũ
C. Dốc hơn
D. Dịch chuyển về phía trong và song song với đường ngân sách cũ.
25. Nếu thịt heo được biểu thị trên trục tung và thịt bò được biểu diễn trên
trục hoành, việc giảm giá thịt bò sẽ làm cho đường ngân sách đối với hai
loại thịt này:
A. Lài hơn
B. Dịch chuyển ra phía ngoài và song song với đường ngân sách cũ
C. Dốc hơn
D. Dịch chuyển về phía trong và song song với đường ngân sách cũ.
26. Nếu hai hàng hoá là thay thế hoàn hảo (hoàn toàn) cho nhau, đường
đẳng dụng (đẳng ích) sẽ có dạng là đường thẳng:
A. Dốc xuống 45 độ
B. Chữ L
C. Thẳng đứng
D. Nằm ngang
27. Nếu mật ong được biểu thị trên trục tung và mứt được biểu thị trên trục
hoành, tỷ lệ thay thế biên là tỷ lệ mà người tiêu dùng:
A. Sẵn lòng từ bỏ mật ong để có được nhiều mứt hơn, và mức độ thoả
mãn cao hơn trước đây
B. Phải từ bỏ mật ong nếu muốn mua nhiều mứt hơn, ở một mức giá
cho trước
C. Phải từ bỏ mức nếu muốn mua nhiều mật ong hơn, ở một mức giá
cho trước
D. Sẵn lòng từ bỏ mật ong để có được nhiều mứt hơn, và mức độ thoả
mãn không thay đổi
28. Nếu mứt được biểu thị trên trục tung và mật ong được biểu diễn trên
trục hoành, việc tăng giá mứt sẽ làm cho đường ngân sách đối với hai
loại thức ăn này:
A. Lài hơn (thoải hơn)
B. Dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ ra phía ngoài
C. Dốc hơn
D. Dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ về phía trong
29. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa hữu dụng khi đường ngân sách cắt
đường đẳng lượng
B. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ làm độ dốc của đường
ngân sách thay đổi
C. Đường đẳng ích dốc xuống từ trái sang phải
D. Tất cả các câu trên đều đúng
30. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A. Thu nhập thay đổi làm cho độ dốc của đường ngân sách thay đổi
B. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng để diễn tả người tiêu
dùng thích nhận hiện vật hơn là nhận tiền mặt
C. Đường đẳng ích (đẳng dụng) càng nằm xa gốc toạ độ càng được ưa
chuộng nếu người tiêu dùng thích nhiều hơn ít
D. Người tiêu dùng sẽ tối đa hoá hữu dụng khi đường ngân sách nằm
bên trong đường đẳng ích
31. Tại điểm phối hợp tối ưu của người tiêu dùng, ta có thể kết luận là:
A. Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường đẳng ích
B. Người tiêu dùng đạt được lợi ích tối đa trong giới hạn của ngân sách
C. Tỉ lệ thay thế biên bằng tỉ lệ giá cả của hai sản phẩm
D. Tất cả đều đúng
32. Theo lý thuyết hữu dụng:
A. Tổng hữu dụng luôn tăng khi tiêu dùng nhiều hơn
B. Nếu hữu dụng biên giảm thì tổng hữu dụng sẽ không tăng
C. Hữu dụng biên có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc bằng không
D. Nếu hữu dụng biên giảm thì tổng hữu dụng giảm
33. Thu nhập giảm mà giá của 2 sản phẩm tiêu dùng X và Y không đổi, khi
đó:
A. Đường ngân sách xoay ra ngoài
B. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
C. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
D. Đường ngân sách không thay đổi
34. Trên đồ thị, trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y, trục hoành biểu thị
số lượng sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -2 có nghĩa là:
A. MUX = 2MUY
B. MUY = 2MUX
C. PX = 2 PY
D. PY = 2PX
35. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) được thể hiện trên đồ thị là:
A. Độ dốc của đường đẳng ích (đẳng dụng)
B. Tỷ lệ giá cả của hai loại hàng hóa
C. Độ dốc của đường ngân sách
D. Độ dốc của đường tổng sản lượng.
36. Với hai hàng hóa được sử dụng trong đường ngân sách, độ dốc đường
ngân sách được xác định bởi:
A. Thu nhập của hộ gia đình
B. Tổng giá trị của hai loại hàng hóa
C. Tỉ lệ giá của hai loại hàng hóa
D. Thu nhập và của cải của hộ gia đình
37. X & Y là hai sản phẩm thay thế hoàn toàn và tỷ lệ thay thế biên
MRSXY= -1. Với PX=2 ; PY=4; I=100. Phương án tiêu dùng tối ưu sẽ là:
A. X=0; Y=25
B. X=25; Y=25
C. X=50; Y=25
D. X=50; Y=0

You might also like